Vắn tắt kết quả nghiên cứu Tri thức bản địa

Page 1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA BẢN ĐỊA MỘT SỐ BIẾNTRI ĐỘNG THỨC MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN DO TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN VÙNG HẠ LƯU XÃ ĐẠI HỒNG, HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa (NC TTBĐ) bao gồm thành viên của 2 thôn Dục Tịnh và Đông Phước, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nhóm NC được thành lập từ năm 2014 nhằm NC tác động do các thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia đối với cuộc sống của người dân trong xã. Trong đó nhóm NC tập trung vào 6 vấn đề: Mực nước, đất đai sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, thủy sản, phương tiện đường thủy và tâm lý người dân.

Nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa xã Đại Hồng. Hỗ trợ nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)


2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA

Bối cảnh Thôn Đông Phước và Dục Tịnh thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nằm ở hạ lưu sông Vu Gia. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây là nông nghiệp với các loại cây trồng chính là sắn, bắp, đậu, dưa hấu, lúa và đánh bắt thủy sản. Nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất được lấy từ sông Vu Gia. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều biến đổi do những tác động của các thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia* gây ra.

Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng xây dựng kế hoạch nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của cán bộ dự án đến từ CSRD.

Những kết quả nghiên cứu chính Những biến động về sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân hạ lưu sông Vu Gia đoạn chảy qua xã Đại Hồng do các tác động từ thủy điện vùng thượng nguồn được thể hiện qua 6 vấn đề sau đây.

Về biến động mực nước:  Trong 10 năm trở lại đây, dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có nhiều biến động trong đó có hai

thời điểm dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia là vào năm 2008 và năm 2012. Trước năm 2008, hiện tượng này xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Nhưng từ năm 2009 đến 2011 dòng chảy kiệt bắt đầu xuất hiện sớm hơn, cụ thể là từ tháng 01 đến tháng 08. Tính từ năm 2012 đến nay, thời gian dòng chảy kiệt không chỉ xảy ra từ tháng 01 – 08, mà còn xảy ra một số ngày không có mưa trong các tháng 09 - 12.  Sau khi có các thủy điện được xây dựng trên thượng lưu sông Vu Gia, chế độ dòng chảy lũ có nhiều biến động bất thường. Lũ có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông, nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài có lúc kéo dài đến 12 giờ (đợt lụt ngày 14/11/2013).  Ngoài ra, độ sâu mực nước trên sông Vu Gia giảm dần từ năm 2008 tới nay. Nhiều cồn cát đã bắt đầu xuất hiện trên sông. Không những thế, mực nước sông cũng biến động giữa Biến động khoảng cách từ một điểm ngày và đêm, ban đêm có thể dâng cao hơn 2m nhưng ban mốc trên bờ ra mép nước trên sông Vu Gia đoạn chảy qua bến đò 14, xã Đại ngày thì hạ xuống dưới mức 1m. Hồng. * Thượng nguồn sông Vu Gia –Thu Bồn gồm có 7 thủy điện: A Vương, Đak Mi 4, Sông Bung 2, 4,5,6 và Sông Côn 2


3 Về biến động đất đai sản xuất nông nghiệp Từ năm 2006 - 2010 hiện tượng sạt lở và bồi đắp 2 bên bờ sông chưa xảy ra, nhưng giai đoạn 2010 - 2012 ở thôn Đông Phước đã bị xói lở 2ha đất thổ cư ở khu vực Đầu Dòm. Điều này đã làm 30 hộ sống xung quanh khu vực đó phải di dời đi nơi khác. Ngoài ra, hiện tượng đất bồi cát đã chiếm tới 20 ha và có khoảng 80 hộ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, thôn Dục Tịnh đất bị bồi cát chiếm khoảng 30ha ở khu vực Châu Tây và Tế Điền. Điều này đã gây thiệt hại cho khoảng 40 hộ gia đình nơi đây.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do các thủy điện xã lũ trong mùa mưa một cách đột ngột khiến tốc độ dòng chảy lớn hơn bình thường gây nên xói mòn và sạt lở. Đồng thời, lượng cát bị xói mòn dọc 2 bên sông đã bồi lên diện tích sản xuất trong thời gian đất nông nghiệp ngập nước. Tính đến thời điểm hiện tại, thủy điện xả lũ làm thiệt hại hơn 20ha hoa màu vụ 3. Ước tính thiệt hại lên đến hơn 1,5 tỷ đồng.

Đất sản xuất nông nghiệp của người dân xã Đại Hồng bị bồi lấp bởi cát.

Về biến động sản xuất cây trồng Trước khi các thủy điện ở thượng nguồn dòng Vu Gia đi vào hoạt động, người dân xã Đại Hồng sản xuất 3 vụ/ năm: vụ Đông Xuân từ tháng 12, vụ Xuân hè từ tháng 5 và Hè thu từ tháng 9. Tuy nhiên, hiện nay với tình hình lũ lụt và ngập nước thất thường do xả lũ người dân đã dần bỏ vụ 3 là vụ mùa được gieo trồng từ tháng 9.

Cây bắp được trồng tại khu vực bị cát bồi lấp.

Tình trạng sạt lở, bồi cát, bỏ vụ mùa thứ 3 và vấn đề thiếu nước tưới cũng ảnh hưởng đến năng suất và chi phí sản xuất các loại cây trồng nơi đây. Chi phí sản xuất tăng lên: cụ thể là từ 2006 2010 so với giai đoạn 2010 2014 tăng 1,4 triệu/sào lên 1,6 triệu/sào đối với lúa; từ 1,3 triệu/sào lên 1,5 – 1,6 triệu/sào đối với ngô và từ 1,5 triệu/sào lên 1,6 triệu/sào đối với lạc.

Về biến động nguồn lợi thủy sản

Sản luợng thủy sản đánh bắt giảm sút nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Theo thống kê của nhóm NC, trước đây có 48 loài tôm, cua và cá mà người dân thường đánh bắt được. Nhưng kể từ khi xuất hiện các thủy điện ở thượng nguồn thì số lượng cũng như sản lượng các loài cá ở sông Vu Gia giảm một cách đáng kể, có một số loài cá hầu như bị biến mất như cá Chình và cá Bống. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của những hộ dân sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung cấp protein chính của người dân nơi đây.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA 4 Về biến động phương tiện đường thủy Trước đây người dân xã Đại Hồng thường sử dụng thuyền trên sông Vu Gia để vận chuyển và mua bán trao đổi hàng hóa với các địa phương lân cận. Ngoài ra, thuyền còn được dùng để đánh bắt cá cũng như đưa đón hành khách qua lại trên sông này. Thêm vào đó, thuyền được xem như là phương tiện vận chuyển hoa màu duy nhất tại địa phương. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây số lượng thuyền vận chuyển trên sông giảm đáng kể. Tiêu biểu là thuyền chở nông sản giảm từ 40 chiếc trong giai đoạn 2004 – 2010 xuống còn 12 chiếc; thuyền

Ảnh hưởng đến tâm lý của người dân

chở hành khách giảm từ 120 chiếc giai đoạn 2004-2010 xuống còn 10 chiếc trong năm 2014. Nguyên nhân chính là do mực nước sông xuống thấp nên việc lưu thông thuyền gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, số lượng cá giảm dẫn đến nhiều thuyền đánh cá đã không còn hoạt động được như trước. Phương tiện vận chuyển bằng đường thủy giảm sút đã làm giảm thu nhập của người dân địa phương, đặc biệt là những người sống phụ thuộc vào sông và hạn chế việc lưu thông hàng hóa trên sông.

Kể từ sau năm 2009, chế độ dòng chảy lũ có nhiều biến động bất thường, “lũ” có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông. Nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài đã làm cho người dân luôn sống trong cảnh lo âu và hoang mang. Hầu hết người dân nơi đây trở nên “khiếp sợ” trước mùa mưa lũ.

Người dân hoang mang với tin báo “vỡ đập” trong một ngày nắng ở thôn Đông Phước và Dục Tịnh.

Thách thức và khuyến nghị Thách thức: Các thủy điện ở thượng nguồn sông Vu Gia đã làm thay đổi chế độ dòng chảy của sông và gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các hộ dân vùng hạ lưu xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Những tác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, đánh bắt , thủy sản, đi lại trên sông và sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của đại bộ phận người dân đã và đang sống ở vùng hạ lưu dòng Vu Gia.

Khuyến nghị: Một số khuyến nghị được đề xuất như sau:  Các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia cần có một quy trình vận hành hợp lý và thông báo đến người dân.  Hỗ trợ thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế xói lở và bồi lấp bờ sông.  Xây dựng hệ thống thông báo xả lũ và cảnh báo lũ an toàn. Việc thông báo xã lũ cần thực hiện trước ít nhất là 4 giờ đồng hồ và cần đưa ra các dự báo về mức độ ảnh hưởng của từng đợt xã lũ

đến người dân để có phương án phòng chống phù hợp.  Các bên liên quan cần có những đền bù/hỗ trợ cho người dân đối với những thiệt hại do xả lũ của thủy điện gây ra.  Hỗ trợ phân bón, các loại thuốc diệt cỏ giúp giảm bớt chi phí đầu tư cho đồng ruộng vì bị bồi lấp cát và không được bồi đắp phù sa hàng năm.  Hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho 50 hộ có nghề nghiệp chính là đánh bắt thủy sản và vận chuyển hàng hóa trên sông. Việc được hỗ trợ để chăn nuôi bò là phương án phù hợp nhất đối với các hộ dân này.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) 2/33 Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Huế ĐT: 054.3837714 Web: w.w.w.csrd.vn



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.