Mô hình đồng quản lý mặt nước tại hồ Lắk - tỉnh Đắk Lắk - kết quả và bài học kinh nghiệm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)
Tóm tắt Mô hình đồng quản lý trong nghề cá đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem là một phương pháp quản lý triển vọng hơn thay thế cho phương pháp quản lý tập trung kém hiệu quả. Phương pháp này thúc đẩy sự tự chủ trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững của cồng đồng thay vì phụ thuộc vào các giải pháp được đưa ra bởi các cơ quan quản lý. Nó được kỳ vọng là sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo bền vững cho cộng đồng và địa phương. Việc áp dụng mô hình này cũng gặp phải nhiều thách thức về chính sách, thể chế và năng lực cũng như sự sẵn sàng của cộng đồng. Kinh nghiệm từ trường hợp của tỉnh Đắk Lắk và hồ Lắk cho thấy các mô hình này vận hành tốt khi có sự can thiệp của các dự án phát triển. Tuy nhiên, nó sẽ không bền nếu thiếu đi sự can thiệp và hỗ trợ chính thống của nhà nước và cơ quan chức năng thông qua môi trường pháp lý và cơ chế phối hợp quản lý. Năng lực của cộng đồng cũng là điều cần được chú ý một cách nghiêm túc. Nếu họ chưa được trang bị đủ để lĩnh hội và tham gia thì sự thành công của mô hình sẽ không đạt được. 1. Giới thiệu Việt Nam có 4 tỉnh bao gồm Đắc Lắc, Gia Lại, Kon Tum và Đắk Nông ở khu vực Tây Nguyên nằm trong khuôn khổ chương trình Con người bảo vệ hệ sinh thái (People Protecting Their Ecosytems – PEM) do tổ chức Oxfam thực hiện ở khu vực Hạ lưu vực Mê Công. Sông Srepok bắt nguồn từ Vườn quốc gia Chư Yang Sin của tỉnh Đắc Lắc, trong khi sông Sesan khởi nguồn từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum. Sông Sekong có thượng nguồn ở huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế nơi không nằm trên đất Tây Nguyên. Ba con sông này chảy qua Lào và Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông. Cũng giống các con sông khác ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cảnh quan ở các lưu vực sông Srepok ở Việt Nam đã bị thay đổi mạnh do quá trình đầu tư lớn và phát triển các thủy điện, khai mỏ, trồng cây công nghiệp và các hoạt động sử dụng đất mang tính thương mại khác. Tuy vậy, vẫn còn có những thủy vực nội địa có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn và khai thác theo hướng bền vững. Mặc dù có một mạng lưới dày đặc các dòng sông và suối nhưng ở Tây Nguyên không có những cộng đồng sống hoàn toàn độc lập bằng nghề cá. Phần lớn các hoạt động đánh bắt cá mang tính chất không thường xuyên và chỉ nhằm cung cấp thêm nguồn thức ăn cho sử dụng tại địa phương. Với hiện trạng dày đặc hệ thống thủy điện hiện nay trên lưu vực các sông này thì sự đa dạng các loài cá đã bị thay đổi hoặc biến mất. Riêng đối với các thủy vực nội địa thì hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái tài nguyên do khai thác quá mức, khai thác hủy diệt và thiếu một biện pháp quản lý hiệu quả. 1
Mục đích và tiêu dự án Mục đích dự án: Đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống các cộng đồng địa phương một cách bền vững trong lưu vực sông Srepok và Sesan thông qua quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và chia sẻ công bằng các trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các mục tiêu chính của dự án:
Tạo điều kiện cho các cộng đồng địa phương tham gia vào bảo tồn và phục hồi rừng ở khu hành lang giữa VQG Kon Ka Kinh và Khu BTTN Kon Cha Răng tại tỉnh Gia Lai;
Thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa thông qua một mạng lưới quản trị của các cộng đồng ở lưu vực sông Srepok trên các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum;
Nâng cao nhận thức, hiểu biết của công chúng và những nhà hoạch định chính sách thông qua chia sẻ, quảng bá các kinh nghiệm thực tế trong quản trị rừng và sông dựa vào cộng đồng ở cấp quốc gia và khu vực.
Trong dự án này, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) được phân công thự hiện mục tiêu thứ 2 của dự án, tức là “Thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa thông qua một mạng lưới quản trị của các cộng đồng ở lưu vực sông Srepok trên các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Kon Tum”. Một trong những địa bàn mà CSRD lựa chọn để tiến hành hoạt động của dự án đó là thúc đẩy mô hình đồng quản lý mặt nước và khai thác thủy sản tại hồ Lắk, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. 2. Bối cảnh, thực trạng và tính cấp thiết Huyện Lắk là một trong những huyện có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ của tỉnh Đắk Lắk do có nhiều cảnh vật thiên nhiên, tài nguyên du lịch phong phú; địa hình núi và cao nguyên hùng vĩ; mạng lưới sông suối, hồ đầm tự nhiên đa dạng; huyện Lắk là một trong những huyện của tỉnh Đắk Lắk có cộng đồng người M’Nông sinh sống đông nhất với các đặc trưng văn hoá, kiến trúc truyền thống có giá trị cao; ngoài ra, huyện Lắk còn có nét đặc trưng nổi trội là quê hương của các loài voi, của những người săn bắt và thuần dưỡng voi. Đặc biệt, khu vực hồ Lắk với diện tích khoảng 600ha - là hồ tự nhiên lớn nhất trên địa bàn tỉnh, có phong cảnh thiên nhiên rất đẹp, khí hậu ôn hoà, hồ Lắk được xem là một thắng cảnh tuyệt vời trong khu vực Tây nguyên cũng như trên cả nước.
2
Hình 1. Hồ Lắk, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Đây là hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất tỉnh, tiếp giáp bởi thị trấn Liên Sơn, xã Đăk Liêng và xã Yang - Tâo, hồ có tiềm năng thủy sản lớn. Nghề khai thác thủy sản ở đây đã có từ khá lâu. Trong những năm gần đây, do sự gia tăng cường độ khai thác và việc sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt tràn lan nên sản lượng khai thác suy giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó hiện nay ở hồ Lắk có nhiều quy hoạch chồng chéo nên ảnh hưởng lớn nghề khai thác thủy sản cũng như quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học ở đây. Chính vì vậy, việc phân vùng sử dụng mặt nước hồ Lắk một cách hợp lý là nhiệm vụ quan trọng. Đây là cơ sở giúp thực hiện phương án đồng quản lý, nhằm duy trì ổn định nguồn lợi thủy sản và cải thiện đời sống cho cộng động ngư dân đồng thời khai thác sử dụng mặt nước hồ Lắk một cách hợp lý, bền vững. Hiện nay, do nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, việc khai thác sử dụng hồ Lắk đang ngày càng đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết một cách thấu đáo và đảm bảo hài hòa nhu cầu của các ngành. Các hoạt động khai thác chính trên hồ Lắk hiện tại bao gồm đánh bắt thủy sản, du lịch, sử dụng nước cho nông nghiệp (theo mùa) và nước sinh hoạt. Về hoạt động khai thác thủy sản: Hoạt động khai thác thủy sản khu vực hồ Lắk chủ yếu đánh bắt các loài cá tự nhiên phục vụ cho đời sống hàng ngày và đang cần có những thay đổi để hướng đến khai thác bền vững. Hiện nay những người đánh bắt cá ở hồ Lắk chủ yếu là dân sống xung quanh hồ thuộc Thị trấn Liên sơn, xã Yang Tao, xã Đắk Liêng, xã Bông Krang. Hoạt động khai thác thủy sản là nguồn thu nhập của người dân ở đây. Với nhu cầu của dân số ngày càng tăng, hoạt động khai thác tự nhiên ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là phương thức khai thác thiếu bền vững và có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện nay nhiều hộ dân sử dụng các ngư cụ đánh bắt hủy diệt nhằm khai thác triệt để nguồn lợi đang có. Các ngư cụ cấm đánh bắt thuỷ sản hiện vẫn còn nhiều hộ dân đang dùng 3
như: thuốc nổ, xung (kích) điện, chất độc, thuốc BVTV, ngư cụ lưới mắt nhỏ, lưới rùng, đăng đó, lừ (lồng vây bát quái Trung Quốc) để đánh cá...Việc sử dụng một số loại ngư cụ đánh bắt trái phép không đúng kích cỡ quy định làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản. Hiện tại, nguồn lợi thủy sản trên hồ Lắk đang có nguy cơ suy giảm mạnh đặc biệt là một số loài cá có giá trị kinh tế như cá Thát lát, cá lóc, cá chép, cá trê đồng, cá chình, cá chạch... do một số ngư dân khai thác đánh bắt không hợp lý gây ảnh hưởng đến một số loài cá có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng và làm ảnh hưởng đến độ đa dạng nguồn lợi thủy sản. Công tác quản lý nguồn lợi thủy sản trên hồ hiện đã có nhiều nỗ lực tham gia của các bên liên quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu nguồn lực và sự hợp tác đồng bộ từ các cấp. Hàng năm, chi cục Thủy sản và chính quyền địa phương triển khai hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ của các cấp các ngành nên công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có những bước chuyển biến tích cực trên địa bàn huyện. Về công tác chỉ đạo điều hành UBND huyện, xã đã thành lập ban chỉ đạo cấp xã, thành lập các đoàn, tổ kiểm tra lưu động để xử lý vi phạm về khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn hồ Lắk, hiện nay việc sử dụng các ngư cụ đánh bắt thủy sản trái phép của ngư dân đang có chiều hướng giảm dần thuận lợi cho sự phát triển của các loại thủy sản trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có hoạt động thả cá hồ tự nhiên tái tạo nguồn lợi thủy sản bằng việc tổ chức thả các loại giống cá bổ sung nguồn lợi thủy sản cho hồ Lắk. Về phía sự tham gia của cộng đồng, trên địa bàn hồ Lắk có 01 hội nghề cá đó là Hội nghề cá hồ Lắk và một số hộ ngư dân khác khai thác, đánh bắt nguồn lợi thủy sản trên hồ Lắk. Vai trò của Hội là vừa đánh bắt, vừa quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm đánh bắt mang lại hiệu quả và hạn chế suy giảm nguồn lợi. Tuy nhiên sau gần 10 năm hoạt động, do không tự chủ được nguồn kinh phí nên Hội nay hầu như không có hoạt động quản lý mà tiến hành đánh bắt theo hướng tự do. Năm 2016, Hội được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) hỗ trợ tái cơ cấu lại và xây dựng năng lực để chuẩn bị phục hồi hoạt động trong thời gian tới. Các hoạt động khai thác khác Bên cạnh khai thác thủy sản, người dân ở xung quanh hồ Lắk còn tận dụng mặt nước và khai thác các nguồn lợi khác như ngó sen. Vào mùa mưa diện tích mặc nước đạt trên 600ha nhưng vào mùa khô còn khoảng trên 500ha nên người dân quanh hồ tận dụng diện tích lúc mặt nước thấp để canh tác lúa. Trong nhưng năm gần đây, hoạt động du lịch sinh thái cũng phát triển mạnh hơn so với trước đây. và được xem là một định hướng mới trong phát triển sinh kế của địa phương. Hồ Lắk được xác định là một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh. Hồ Lắk có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác có hệ thống và quy mô xứng tầm để gìn giữ một di sản thiên nhiên có giá trị và thu hút đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dự án khu du lịch hồ Lắk được lập năm 1998 đã thực hiện được một số công việc, tuy nhiên do quy mô nghiên cứu của dự án nhỏ lẻ, phương án khai thác thiếu tính hệ thống, chưa đồng bộ nên xuất hiện nhiều điểm chưa hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, có một số các quy hoạch đã được lập cho khu vực này và các chính sahcs liên quan khác, bao gồm: 4
1. Ngày 17 tháng 06 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 87/2009/QĐTTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk thời kỳ đến năm 2020, theo đó định hướng về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, cảnh quan, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch lễ hội,…; phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường. 2. Theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020, ngày 18/11/2008, Bộ NN và PTNT đã có Quyết định 3622/QĐ-BNN-KH giao nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia hồ Lắk. Quyết định này đã thể hiện rõ mức độ cần thiết phải thực hiện quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia hồ Lắk. Năm 2010 đã có báo cáo quy hoạch chi tiết khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp quốc gia hồ Lắk (Đắk Lắk) đến năm 2020. 3. Theo Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 638/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 2200/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định tuyến du lịch theo quốc lộ 27 kết nối Đắk Lắk với Lâm Đồng đi qua trung tâm du lịch dịch vụ thành phố Buôn Ma Thuột và khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Lắk là một trong những tuyến du lịch chính, điểm du lịch hồ Lắk là điểm du lịch nghỉ dưỡng chính, điểm du lịch buôn M’Liêng, buôn Jun là một trong những điểm tham quan tìm hiểu văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện. 4. Thực hiện Quyết định số 3124/QĐ-UBND ngày 01/12/2011 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu du lịch hồ Lắk, UBND huyện Lắk đã phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch trong và ngoài tỉnh cũng như chỉ đạo các đơn vị có liên quan trong huyện lập kế hoạch triển khai theo các định hướng phát triển du lịch xung quanh hồ Lắk và khu vực lân cận. UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 7503/UBND-CN ngày 12/10/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch Hồ Lắk, Công văn số 2954/UBND-CN ngày 22/4/2016 về việc thống nhất danh mục kế hoạch Lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và Thông báo số 25/TB-UBND ngày 23/02/2017 về việc Thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk tại cuộc họp khảo sát về tình hình và khả năng phát triển du lịch tại huyện Lắk. 5. Ngày 22/12/2017 UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 3530/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/1.2000 Khu du lịch hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ vị trí, diện tích, phạm vi nghiên cứu quy hoạch và phương án cụ thể.
5
3. Hoạt động và Kết quả đạt được 3.1.
Các hoạt động đã thực hiện
Trong dự án này, CSRD đã tiến hành các hoạt động chính như sau:
Thu thập thông tin và xác các cộng đồng liên quan ở lưu vực sông Serepok để tham gia hoạt động dự án;
Nâng cao năng lực cho các cộng đồng địa phương, chú trọng các nhóm phụ nữ và thanh niên, trong quản trị lưu vực sông;
Xây dựng mạng lưới học hỏi giữa các cộng đồng này và các bên liên quan khác để chia sẻ các bài học về quản trị tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực sông;
Hỗ trợ những biện pháp đánh bắt cá bền vững và các sáng kiến sinh kế bền vững kết hợp với bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên ở hồ và các khu vực ven sông khác thông qua các quỹ cộng đồng nhỏ;
Tổ chức các cuộc đối thoại giữa các bên liên quan về vai trò của cộng đồng, phụ nữ, thanh niên và các hoạt động sinh kế bền vững trong bối cảnh quản trị lưu vực sông ở cấp xã và cấp huyện.
Riêng tại địa bàn huyện Lắk và đặc biệt liên quan đến hồ Lắk, CSRD đã tiến hành các bước như sau:
1. Làm việc với địa phương để xác định địa bàn
2. Khôi phục CHNC
3. Nâng cao năng lực
4. Xin chủ trương thực hiện khoanh vùng sử dụng mặt nước
5. Lên phương án và xin phê duyệt
6.Tiến hành khoanh vùng trên thực địa
7.Thúc đẩy mô hình đồng quản lý
Hình 2. Các bước thực hiện để thúc đẩy mô hình đồng quản lý tại hồ Lăk Các đơn vị được tham vấn bao gồm Chi cục Thủy sản tỉnh, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và phòng tài Nguyên môi Môi trường huyện Lắk. Thông qua các buổi làm việc này, các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước và thủy sản của địa phương đã được xác định. Đồng thời, thông qua đó, các nhóm cộng đồng cũng được khu trú lại để có kế hoạch phát triển nhóm, chuẩn bị cho việc tham gia gia vào mô hình đồng quản lý. Song song bên cạnh đó, chúng tôi rà soát các chính sách liên quan, và đặc biệt là theo sát tiến trình ban hành Luật Thủy sản sửa đổi trong đó có sự công nhận một cách chính thức mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực thủy sản, và các văn bản dưới Luật, hướng dẫn thực hiện mô hình đồng quản lý ở cấp cộng đồng. 6
3.2.
Các kết quả chính
a) Xác định vấn đề và quan điểm phát triển Trên thực tế, các vấn đề liên quan đến hồ Lắk bao gồm cả vấn đề về tài nguyên nước và thủy sản, đa dạng sinh học, chia sẻ quyền tiếp cận và quyền của các nhóm sử dụng khác nhau. Trên địa bàn chưa có vấn đề gì nghiêm trọng về tài nguyên nước. Nhu cầu bức thiết ở đây là quản lý và sử dụng bền vững hồ Lắk vì những lý do sau đây: -
Hồ Lắk là nơi được chọn để phát triển du lịch nhằm thúc đẩy chuyển đổi kinh tế của địa phương,
-
Đây là nguồn nước ngọt sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau,
-
Hiện tại việc khai thác tài nguyên thủy sản ở đây không bền vững do người dân sử dụng các công cụ hủy diệt và địa phương không thể quản lý được vấn đề này một cách hiệu quả, dẫn đến sự suy kiệt về tài nguyên và có một số,
-
Trước đây có hội nghề cá hoạt động tương đối tốt với hơn 200 hội viên và có nguồn quỹ hỗ trợ cho hoạt động tuần tra để hạn chế khai thác hủy diệt. Hiện tại nguồn kinh phí hết và hội không còn hoạt động từ 2010 đến nay,
-
Nguồn nước hồ Lắk có nguy cơ ô nhiễm do họa hóa chất bảo vệ thực vật từ hoạt động canh tác lúa ven hồ.
Từ những vấn đề nói trên, CSRD nhận thấy rằng cần phải có một phương pháp quản lý tổng hợp hướng đến khai thác bền vững hồ nước tự nhiên có nhiều giá trị này. b) Lựa chọn, phục hồi và nâng cao năng lực cho chi hội nghề các hồ Lắk Cũng như các Chi hội Nghề các hiện còn tồn tại trên địa bàn huyện và tỉnh, Chi hội nghề cá hồ Lắk được thành lập cách đây hơn 10 năm, do dự án của chính phủ Đan Mạch tài trợ. Chi hội thuộc tỉnh quản lý và và quá trình hoạt động có nhiều thăng trầm. Trong thời gian khi mới thành lập, Chi hội được dự án nâng cao năng lực cũng như cấp kinh phí để Ban chấp hành điều hành hoạt động, đồng thời cũng được cấp thêm kinh phí cho việc tuần tra đánh bắt hủy diệt trên hồ. Trong thời gian đó, Chi hội có số thành viên lên tới gần 200 người, hoạt động khá hiệu quả. Cơ chế phối là chủ yếu là kết hợp với chính quyền cấp huyện, xã để quản lý hoạt động đánh bắt, trong đó cụ thể là phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công an huyện và công an các xã liên quan. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, hoạt động của Chi hội lại đi xuống do hai nguyên nhân là nguồn kinh phí tài trợ từ dự án không còn cho việc duy trì để có thể làm cho tất cả các thành viên và các bên liên quan tiếp tục tuân theo các quy chế chung đề ra. Việc lệ thuộc tài chính vào bên ngoài mà không phát huy được nội lực từ chính cộng đồng là điểm then chốt khiến cho hội bị lỏng lẻo dần, mất động lực và giảm tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý nguồn tài nguyên chung. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp, nguồn ngân sách và trách nhiệm của chính quyền chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản hay chính sách liên quan. Chính vì vậy, cơ chế phối hợp yếu dần, dẫn đến tình trạng khai thác qua mức tiếp diễn mạnh mẽ và ngoài tầm kiểm soát.
7
Xuất phát từ thực trạng như vậy, CSRD nhận thấy nhu cầu bức thiết để tái lập lại mô hình đồng quản lý nhằm hướng tới việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý. Dưới sự hỗ trợ của chính quyền và phòng ban cấp huyện, các hoạt động khôi phục và nâng cao năng lực cho Chi hội đã được tiến hành. Trong đó, việc tổ chức đại hội lại, nắm lại con số thành viên và đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực, cập nhật tình hình phát triển sinh kế của các hộ vẫn đang tham gia đánh bắt đã được tiến hành trong suốt thời gian của dự án. Hơn hai năm qua, nhiều hoạt động nâng cao năng lực được thực hiện bao gồm các tập huấn về: tài nguyên và quản trị tài nguyên, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch sản xuất, phổ biến các chính sách liên quan. Một số chuyến tham quan học tập đã được tổ chức nhằm giới thiệu các mô hình đồng quản lý thành công tại các địa phương khác để Chi hội có thể có thêm kinh nghiệm cũng như có thêm động lực duy trì tổ chức của mình. Trong thời gian thực hiện dự án, một điểm thuận lợi tạo điều kiện cho CSRD có thể tiến hành các hoạt động của mình có hiệu quả là việc ban hành Luật Thủy sản sửa đổi với việc công nhận chính thức mô hình đồng quản lý. Điều này giúp cho Chi hội và chính quyền địa phương mạnh dạn hơn trong việc thúc đẩy mô hình và phối hợp với dự án để có được kết quả tốt đẹp. c) Phân vùng mặt nước và thúc đẩy mô hình đồng quản lý Dựa trên kinh nghiệm đã từng thực hiện một số mô hình đồng quản lý trên đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế, CSRD đã mạnh dạn xin chủ trương của UBND huyện Lắk để tiến hành mô hình tương tự cho hồ Lắk trên cơ sở ghi nhận những hạn chế dẫn đến việc không thành công của Chi hội trong thời gian trước. Trình tự thực hiện hoạt động như sau:
Xin chủ trương từ UBND huyện
Khôi phục chi hội nghề cá - nâng cao năng lực- tái cơ cấu- điều chỉnh quy chế
Đại hội/tái cơ cấu/phổ biến chính sách pháp luật
Phê duyệt phân vùng
THÚC ĐẨY CẤP QUYỀN
Phân vùng mặt nước Cắm mốc phân vùng trên thực địa
Hình 3. Các bước thúc đẩy mô hình đồng quản lý hồ Lắk
8
Hình 4. Hiện trạng hồ Lắk
Hình 5. Công văn đồng ý chủ trương của UBND huyên Lắk
9
Hình 6. Phương án khoanh vùng được lựa chọn dựa trên các tiêu chí bền vững cũng như rà soát các chính sách hiện hành
10
Hình 7. Quyết định phê duyệt phương án khoanh vùng
Hình 8. Thực địa chọn điểm cắm mốc phân vùng mặt nước
11
Hình 9. Các hình ảnh hoạt động nâng cao năng lực cho Chi hội Nghề cá hồ Lắk 4. Thảo luận và kiến nghị Từ kinh nghiệm thực hiện dự án liên quan đến quản trị tài nguyên cho thấy mô hình đồng quản lý là một phướng án có nhiều ưu điểm. Khi thực hiện thành công mô hình này, chúng ta có thể đạt được các lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế. Về mặt môi trường chúng ta có thể sử dụng tài nguyên bền vững và khai thác phục vụ con người dài hạn, hình thành được các khu bảo tồn và tạo ra môi trường sống cho các loài thủy sinh. Về xã hội, đồng quan lý sẽ tạo ra một môi trường mở, minh bạch trong quá trình quản lý, giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và tạo ra một xã hội gắn kết được vận hành bởi các quy tắc và luật lệ. Nó cũng tạo ra tính sở hữu và cho phép những người tham gia đánh bắt chịu trách niệm một số khâu trong chức năng quản lý, cho phép cộng động phát triển một cách sáng tạo và linh hoạt các chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu của địa phương. Thông qua phương pháp này, cá nhân và cộng đồng được lớn mạnh hơn nhờ vào việc nâng cao kiến thức, nhận thức và kỹ năng. Đây cũng là phương pháp có thể phát huy tốt các kiến thức bản địa. Về mặt kinh tế, đồng quản lý mang lại hiệu quả hơn so với việc quản lý tập trung, phải chi trả nhiều cho quản lý và phải mất nhiều chi phí cho việc theo dõi giám sát. Một mặt khác, phương pháp này tạo ra nguồn thu và nghề nghiệp ổn định hơn cho cộng đồng. Cụ thể, đối với hồ Lắk, nếu triển khai thành công mô hình đồng quản lý thì sẽ tránh được việc khai thác quá mức bằng các ngư cụ hủy diệt, từ đó tránh được vấn đề cạn kiệt tài nguyên. Bên cạnh đó, một số khu bảo vệ và bãi đẻ được thành lập, giúp có thể duy trì môi trường sống cho các loài đặc trưng như cá bống, thác lác…và tái tạo được nguồn cá trong hồ. Đồng thời, cảnh quan của hồ cũng được bảo vệ để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác. Từ mô hình này, sự mâu thuẫn trong cộng đồng cũng sẽ được giảm do không còn việc một số 12
người đánh bắt hủy diệt làm ảnh hưởng đến sinh kế của những người khác, hay sự chồng chéo ở khu vực đánh bắt với tuyến thuyền du lịch gây hư hại ngư cụ. Khi đã được khoanh vùng và cấp quyền thì các hoạt động khai thác được xác định phạm vi rõ ràng, trách nhiệm các bên liên qua cao hơn để cùng tuân thủ các nguyên tác chung. Đồng quản lý ở đây có thể hướng tới khai thác tổng hợp đa ngành theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số thách thức nhất định. Nó đòi hỏi phải áp dụng linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh của từng cộng đồng, địa phương, không thể áp dụng một cách rập khuôn. Nó cũng yêu cầu khả năng lãnh đạo của cộng đồng và thể chế phải được xây dựng và đôi khi vượt quá năng lực của cộng đồng. Việc phối hợp của các cơ quan chức năng không phải ở đâu cũng được thực hiện tốt. Tại hồ Lắk, đặc điểm của cộng đồng khá phức tạp. Trong đó các nhóm đánh bắt bao gồm cả người kinh và nhóm dân tộc thiểu số. Trong thời gian hoạt động trước đây, một trong những bất cập dẫn đến Hội hoạt động chưa hiệu quả là do thiếu sự đồng thuận giữa người kinh và người dân tộc thiểu số. Nếu như các hộ đánh bắt người kinh tại thị trấn Liên Sơn tham gia và chấp hành đầy đủ các nguyên tắc của Chi hội, thì trong khi đó nhóm còn lại không quan tâm nhiều. Thêm vào đó, sự phối hợp chưa chặt chẽ với chính quyền địa phương cấp xã cộng với thiếu kinh phí cho việc tuần tra giám sát quy chế khiến cho những thành viên chủ chốt mất dần động lực để duy trì hội. Để có thể có một mô hình đồng quản lý thành công nói chung và trường hợp của hồ Lắk nói riêng, các khía cạnh sau đây cần được chú trọng:
Thứ nhất là về mặt chính sách: chúng ta cần có môi trường pháp lý rõ ràng cho mô hình này cũng như các thủ tục quản lý được thực thi một cách hiệu quả. Ở đây, Luật Thủy sản sửa đổi với việc công nhận chính thức mô hình đồng quản lý là một bước tiến trong tiến trình thay đổi cách thức quản lý. Các thông tư hướng dẫn cũng nêu khá cụ thể các bước cần thực hiện, trách nhiệm các bên liên quan cũng như cách thức phối hợp để đạt được mô hình thành công. Với hồ Lắk, Chi cục Thủy sản Tỉnh, UBND huyện, đặc biệt là phòng Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ tích cực để bám sát chính sách này và các bước triển khai cụ thể nhằm có thể cho ra đời mô hình một cách hoàn chỉnh tại địa phương.
Thứ hai, tư cách pháp nhân của nhóm cộng đồng cần được xác định. Như đã nêu ở các phần trên, các chi hội bao gồm hồ Lắk được thành lập bởi dự án nước ngoài trong thời điểm hành lang pháp lý chưa rõ ràng nên tư cách pháp nhân, cơ quan quản lý khác nhau. Đến thời điểm này, khi đã được Luật Thủy sản công nhận thì việc rà soát và điều chỉnh lại là việc làm cần thiết. Từ đó, chúng ta mới xác định được cơ chế phối hợp với các bên liên quan cũng như Chi hội mới có thêm quyền và sự tự tin để có thể tham gia đồng quản lý.
Thứ ba, yếu tố nội lực: Nhóm cộng đồng cần hiểu được vai trò của mình và có sự sẵn sàng để tham gia. Về điểm này, CSRD đã phục hồi và nâng cao năng lực cho Chi hội nghề cá hồ Lắk dựa trên tình thần tự nguyện của các thành viên tích cực còn lại, từ đó mới bắt đầu lan tỏa tinh thần, cộng thêm tác động bằng văn bản của chính quyền địa phương để có thể thúc đẩy tiến trình nhanh hơn. Riêng về tài chính, Chi hội đang thu hội phí trở lại và CSRD đang tìm mô hình sinh kế chung phù hợp để tạo nguồn vốn xoay vòng, sinh lời phục vụ cho sinh hoạt phí. 13
Thứ tư, địa bàn quản lý phải rõ ràng khi cấp quyền cho cộng đồng. Đây là lý do tại sao CSRD đã quyết định thực hiện phân vùng sử dụng mặt nước trước khi thúc đẩy trao quyền cho chi hội nghề cá hồ Lắk.
Cuối cùng là thể chế và quy chế phải rõ ràng và được đồng thuận cao. Trong tiến trình xây dựng lại mô hình của hồ Lắk, CSRD đã cùng làm việc với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện rà soát lại thành viên, tái cơ cấu nhóm tổ, điều chỉnh quy chế và tổ chức lại đại hội để thông qua.
14