TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)
THỦY ĐIỆN MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN QUAN TÂM CỦA NGƯỜI DÂN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD)
THỦY ĐIỆN MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN QUAN TÂM CỦA NGƯỜI DÂN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Huế, 2014 1
2
Lời nói đầu Năng lượng điện, trong đó thủy điện đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đồng thời nó cũng đem lại bộ mặt mới cho nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để từ đó giúp người dân có được cuộc sống hiện đại, tiện nghi và thuận lợi hơn. Trong những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách liên quan đến việc phát triển thủy điện nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của nhiều ngành và lĩnh vực của cả nước. Chính vì vậy mà rất nhiều địa phương đã mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp năng lượng này bằng việc phê duyệt các quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển thủy điện ở cả cấp trung ương lẫn địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và thiếu đánh giá tác động của các dự án thủy điện đối với môi trường, cảnh quan và xã hội một cách thấu đáo cũng như những bất cập trong quy trình vận hành đã và đang gây ra những hệ lụy cho cả tự nhiên lẫn con người. Trong những năm qua, giới truyền thông đã có nhiều phản ánh về các ảnh hưởng tiêu cực do thủy điện gây ra cho môi trường và các cộng đồng bị ảnh hưởng ở những vùng tái định cư và khu vực ở hạ du. Với mong muốn góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về những tác động của thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) – tổ chức điều phối Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) ở miền Trung đã chủ trì tiến hành nhiều nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau với các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuyển tập nghiên cứu “Thủy điện miền Trung, Tây Nguyên - Quan tâm của người dân và trách nhiệm của các bên liên quan” là tập hợp kết quả ban đầu của các nghiên cứu đó. Để có kết quả như ngày hôm nay, chúng tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ các chuyên gia tư vấn, các thành viên của VRN, Nhóm Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (SEIA) và các NGOs khác như Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước (Warecod), Trung tâm Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM), Trung tâm Tư vấn Phát triển Tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC), cơ quan chức năng thuộc khối nhà nước và các cộng đồng bị ảnh hưởng ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình đã đồng hành cũng chúng tôi trong các hoạt động này. Đặc biệt chúng tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến các tổ chức Oxfam, Rosa Luxemburg, Tagaki, APWLD và ICCO đã tài trợ nguồn kinh phí để chúng tôi có thể thực hiện các nghiên cứu. Trân trọng!
Lâm Thị Thu Sửu - Giám đốc CSRD
3
4
PHẦN I CÁC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5
6
SÔNG NGÒI MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN VÀ QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN Lê Anh Tuấn Vùng Miền Trung - Tây Nguyên có sự chênh lệnh cao độ đáng kể và lưu lượng dòng chảy mùa lũ khá lớn. Lưu vực sông của khu vực này được xem là nơi có mật độ các dự án thuỷ điện cao nhất nước. Các dự án thuỷ điện đã phát triển thời gian qua đã đóng góp gia tăng một phần năng lượng quốc gia và khu vực nhưng cũng đã gây nhiều tranh cãi, đặc biệt trong khoảng 5 năm qua do xuất hiện ngày các nhiều các hệ luỵ tiêu cực về mặt môi trường và xã hội tác động đến cộng đồng dân cư sống ở vùng Miền Trung - Tây Nguyên. Rất nhiều bài báo và diễn đàn đã phản ánh các sự cố vận hành thuỷ điện và rủi ro môi trường - xã hội ở miền Trung và Tây Nguyên. Nghiên cứu bàn giấy này xem xét các vấn đề về quy hoạch thủy điện ở khu vực này và các hệ lụy của các quy hoạch thủy điện đó nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về vấn đề phát triển thủy điện ở Miền Trung – Tây Nguyên. 1. DẪN NHẬP – SÔNG NGÒI MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN Việt Nam, nếu phân chia dựa theo yếu tố khí tượng - thuỷ văn, có 8 vùng lưu vực sông lớn (Hình 1), trong đó Miền Trung - Tây Nguyên là tên gọi chung để chỉ dải đất hẹp nằm giới hạn phía Bắc giáp với vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng trung du miền Tây Bắc, phía Tây giáp giới với Lào và Campuchia, phía Đông nhìn ra Thái Bình Dương và phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng đất phương Nam. Chia theo tiểu vùng sinh thái - khí hậu, miền Trung bao gồm vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Bảng 1 cho số liệu cơ bản diện tích và dân số của vùng Miền Trung - Tây Nguyên, và cũng như tên các lưu vực sông chính đã có các dự án làm đập nước và nhà máy thuỷ điện.
Hình 1. Bản đồ hình thể Miền Trung - Tây Nguyên Nếu so sánh tổng quát với vùng đồng bằng miền Bắc và miền Nam của Việt Nam, vùng Miền Trung - Tây Nguyên là vùng đất có chung đặc điểm là khu vực hẹp, đất đai nghèo dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ sạt lở và thường bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông ngắn. Các khu vực ven biển của 7
miền Trung thường xuyên bị hiện tượng bão lốc, gió nóng, khô hạn, mưa lớn bất thường, tình trạng xâm nhập mặn và xâm thực biển ngày càng tạo ra những đe doạ liên tục cho sinh kế và cư trú của người dân. Sự khác biệt về lượng mưa trong mùa mưa và mùa khô trên lưu vực khác biệt khá lớn (từ 2 - 4 lần).Có 3 đặc điểm chính liên quan đến vai trò và sử dụng nguồn nước ở Miền Trung - Tây Nguyên: (1) Về mặt tập quán và sinh kế, hầu hết cư dân vùng Miền Trung - Tây Nguyên phần lớn sống ở vùng đồng bằng nông thôn, vùng đồi núi và vùng ven biển ở miền Trung dựa vào phần lớn nguồn nước sông suối. Từ xa xưa, sông suối là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa, nguồn cá, nguồn nước sinh hoạt, và giao thông thuỷ; (2) Trong khu vực này, tài nguyên rừng - tài nguyên nước - tài nguyên đất đai là 3 tài sản lớn nhất gắn kết với hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn của vùng đất miền Trung trong đối phó thiên tai và phát triển bền vững. Sông ngòi còn góp phần cân bằng vi khí hậu đối với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung; (3) Bên cạnh đó, tính liên lục của dòng chảy sông ngòi và nhịp dòng chảy là một phần của thi ca, văn hóa và tập quán của cộng đồng của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Bảng 1. Các thông tin cơ bản về địa lý và lưu vực sông Miền Trung - Tây Nguyên Tiểu vùng
Bắc Trung Bộ
Tỉnh
11.131,9
3.412.600
Nghệ An
16.493,7
2.942.900
Hà Tĩnh
5.997,2
1.229.300
23.622.8
7.584.800
Quảng Bình
8.065,3
853.000
Quảng Trị
4.739,8
604.700
Thừa Thiên – Huế
5.033,2
1.115.523
17.838.3
2.573.223
1.285,4
973.800
Quảng Nam
10.438,4
1.435.000
Quảng Ngãi
5.153,0
1.221.600
Bình Định
6.050,6
1.501.800
Phú Yên
5.060,6
871.900
Khánh Hoà
5.217,7
1.174.100
Ninh Thuận
3.358,3
569.000
Bình Thuận
7.812,9
1.201.200
Tổng:
44.376.9
8.948.400
Gia Lai
15.536,9
1.322.000
9.689,6
453.200
13.125,4
1.796.700
Lâm Đồng
9.773,5
1.218.700
Dak Nông
6.515,6
516.300
54.641,0
5.306.900
Tổng: Đà Nẵng
Nam Trung Bộ
Kom Tum Tây Nguyên
Dân số (2012) (Người)
Thanh Hoá
Tổng: Trung Trung Bộ
Diện tích (km2)
Dak Lak
Tổng:
Lưu vực sông chính có dự án đập / thuỷ điện Lưu vực Sông Mã - Sông Cả
Lưu vực Sông Gianh - Nhật Lệ Sông Thạch Hãn Sông Hương
Lưu vực Sông Vu Gia – Thu Bồn Sông Trà Khúc Sông Kôn Sông Ba
Lưu vực Sông Sê San Sông Srê Pôk
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê (2012, 2013) 8
2. QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN Ở MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN Liên quan đến quy hoạch thuỷ điện, Bộ Công Thương (2012) cũng ban hành “Quy định về Quản lý Quy hoạch, Đầu tư Xây dựng Dự án Thủy điện và Vận hành Khai thác Công trình Thủy điện”. Bộ Công Thương đã giao Viện Năng lượng thực hiện nghiên cứu Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn tiếp theo, giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐVII), tại văn bản số 11693/BCT-NL ngày 09/12/2008 về việc lập đề cương dự toán đề án Quy hoạch điện VII. Văn bản yêu cầu nội dung của Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia phải được tuân thủ theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BCN ngày 30/12/2005 về Nội dung, trình tự, thủ tục và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực (Bộ Công Thương, 2011).Theo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, sẽ đưa tổng công suất nguồn thủy điện từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW năm 2020, chiếm chừng 23% tổng lượng điện quốc gia. Đến năm 2030, thuỷ điện sẽ có tổng công suất là khoảng 18.000 MW (12% tổng lượng điện). Các dự án thuỷ điện có công suất lắp máy trên 30 MW (được xem là dự án thuỷ điện vừa và lớn) sẽ do cấp Bộ đầu tư và quản lý, còn những dự án thuỷ điện nhỏ hơn 30 MW sẽ được cấp Tỉnh quyết định và quản lý. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) được Thủ tướng Chính phủ về việc giao thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dòng sông nhỏ không thuộc dự án nghiên cứu Quy hoạch thủy điện Quốc gia (Công văn số 923/CP-CN ký ngày 06/8/2002). Bảng 2 và Bảng 3 lần lượt liệt kê các dự án thuỷ điện lớn, với công suất lắp máy theo lý thuyết trên 100 MW, và các dự án thuỷ điện có công suất lắp máy lớn hơn 50 MW ở Miền Trung - Tây Nguyên. Qua đây cho thấy, gần như hầu hết các thuỷ điện có công suất trên 100 MW đã đưa vào vận hành hoặc đang xây dựng. Hình 2 là sơ đồ bố trí mạng lưới điện quốc gia bao gồm tuyến đường dây 500 KV, vị trí các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện.
Hình 2. Sơ đồ hệ thống điện quốc gia Miền Trung - Tây Nguyên (Nguồn: Cắt trích từ bản đồ điện của Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương (2011) 9
Bảng 2. Các dự án thuỷ điện lớn (công suất lắp máy >100 MW) ở Miền Trung – Tây Nguyên TT
Tên
Công suất lắp máy (MW)
Tỉnh
Quy hoạch X
Vận hành
Xây dựng
1
Bác Ái
1050
Ninh Thuận
2
Yali
720
Gia Lai
X
3
Sêsan 4
330
Gia Lai
X
4
Hàm Thuận
300
Lâm Đồng
X
5
Đại Ninh
300
Lâm Đồng
X
6
Buôn Kuôp
280
Đắc Lắc
X
7
Đồng Nai 4
270
Lâm Đồng
X
8
Sêsan 3
260
Gia Lai
X
9
Thượng Kontum
260
Kontum
10
Đồng Nai 3
240
Lâm Đồng
X
11
Sông Ba Hạ
220
Phú Yên
X
12
Srêpok 3
220
Đắc Lắc
X
13
A Vương
210
Quảng Nam
X
14
Đakmi 1
200
Quảng Nam
15
Sông Tranh 2
190
Quảng Nam
X
16
Đa Mi
175
Hàm Thuận
X
17
Kanak-An Khê
173
Gia Lai
X
18
Đa Nhim
160
Lâm Đồng
X
19
A Sap
150
Thừa Thiên Huế
X
20
Sông Bung 4
145
Quảng Nam
X
21
Đakmi 4
140
Quảng Nam
X
22
Plei Krông
110
Kontum
X
23
Sông Bung 2
100
Quảng Nam
X
X
X
(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều tài liệu: Thủ tướng Chính phủ (2011); Bộ Công Thương (2011)) Bảng 3. Thống kê dự án thủy điện miền Trung (công suất > 50 MW) và diện tích chiếm đất TT 1 2 3 4 5 6 10
Tên dự án Ka Nak Sông Hinh Pleikrông Buôn Tua Srah Hương Điền Krông Hnăng
Công suất (MW) 13 70 100 86 81 64
Diện tích chiếm đất (ha) 2,267.30 5,935.10 5,328.00 4,097.10 3,655.00 2,584.50
Diện tích /công suất (ha/MW) 174.41 84.79 53.28 47.64 45.12 40.38
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đồng Nai 3 Sông Ba Hạ Vĩnh Sơn Sê San 4 Đăk Rtih Quảng Trị Sông Tranh 2 Srêpốk 3 A Lưới Đại Ninh Sê San 3A Srêpốk 4 Đắk Mi 4 Sông Côn 2 An Khê Ialy Đồng Nai 4 A Vương Sông Bung 5 Buôn Kuop Sê San 3 Sê San 4A Tổng =
180 220 66 360 144 64 190 220 170 300 108 80 190 63 160 720 340 210 57 280 260 63 4.859
6,116.00 4,508.70 1,270.00 5,258.80 2,060.90 861.00 2,343.20 2,276.80 1,690.00 2,863.00 882.40 606.70 1,438.00 447.40 1,042.80 4,567.30 1,578.70 941.60 219.50 1,037.30 347.10 34.90 66.259.1
33.98 20.49 19.24 14.61 14.31 13.45 12.33 10.35 9.94 9.54 8.17 7.58 7.57 7.10 6.52 6.34 4.64 4.48 3.85 3.70 1.34 0.55 13.64
3. HỆ LỤY TỪ THUỶ ĐIỆN LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI THỜI GIAN QUA Vùng Miền Trung - Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa nhờ có sự chênh lệnh cao độ đáng kể và lưu lượng dòng chảy mùa lũ khá lớn. Lưu vực sông của khu vực này được xem là nơi có mật độ các dự án thuỷ điện cao nhất nước. Các dự án thuỷ điện đã phát triển thời gian qua đã đóng góp gia tăng một phần năng lượng quốc gia và khu vực nhưng cũng đã gây nhiều tranh cãi, đặc biệt trong khoảng 5 năm qua, do xuất hiện ngày các nhiều các hệ luỵ tiêu cực về mặt môi trường và xã hội tác động đến cộng đồng dân cư sống ở vùng Miền Trung - Tây Nguyên. Rất nhiều bài báo và diễn đàn đã phản ánh các sự cố vận hành thuỷ điện và rủi ro môi trường - xã hội ở miền Trung và Tây Nguyên (Dao Trong Tu et al., 2013; Le Anh Tuan, Lam Thi Thu Suu, 2013; Lê Anh Tuấn et al., 2014), có thể tóm tắt như Bảng 4. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải các hệ luỵ này, nổi bật nhất là do tình trạng ồ ạt xây dựng thuỷ điện trong hơn 10 năm qua, trong khi khâu khảo sát, thiết kế, đánh giá tác động môi trường và xã hội, và phê duyệt chưa chặt chẽ, đôi lúc rất hình thức. Chủ đầu tư không có nhiều chuyên môn trong thi công và vận hành thuỷ điện, hoặc đầu tư không đúng mức, đặc biệt xem nhẹ các yếu tố môi trường và xã hội mà người dân là đối tượng chịu nhiều thiệt hại và tổn thương nhất. Nhiều cam kết trong đánh giá tác động môi trường đã không thực thi đúng mức mà thiếu các biện pháp giám sát và chế tài. Chính vì quá nhiều hệ quả đã xảy ra từ thuỷ điện nên trong Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, sáng 27/11, với tỷ lệ rất cao 88,96% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về “Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện”. Nghị quyết đã loại khỏi quy hoạch 424 dự án, đồng thời nhấn mạnh: “Việc rà soát tổng thể quy hoạch thủy điện theo Nghị quyết của Quốc hội đã được Chính phủ triển khai nghiêm túc, đưa ra khỏi quy hoạch 424 dự án, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, không xem xét đưa vào 11
quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Qua rà soát cho thấy, công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện còn nhiều hạn chế. Chất lượng quy hoạch và quyết định đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy điện, nhất là các công trình vừa và nhỏ chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước và hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch, dự án, công trình thủy điện vừa và nhỏ chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng chưa cao. Tại một số công trình thủy điện, việc quản lý chất lượng xây dựng, bảo đảm an toàn vận hành khai thác, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, điều tiết nước chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, gây tác động tiêu cực. Đời sống người dân tái định cư còn gặp nhiều khó khăn.Rừng, đất rừng được chuyển đổi mục đích phục vụ công trình thủy điện chưa được quản lý chặt chẽ, có nơi còn hiện tượng lợi dụng khai quang rừng với quy mô lớn hơn so với yêu cầu, khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép. Diện tích rừng trồng thay thế tại các công trình thủy điện rất thấp; nghĩa vụ nộp phí dịch vụ môi trường rừng chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định.” Quốc Hội (2013) Bảng 4. Phân nhóm rủi ro từ hoạt động của thuỷ điện TT
Nhóm rủi ro
Tác động
Trường hợp điển hình
1
Rủi ro vận hành trong mùa mưa bão: xả lũ không hợp lý, hồ chứa không có/không đủ dung tích phòng lũ, gây ngập lũ nghiêm trọng vùng hạ du
Tạo những trận lũ dữ bất thường cho vùng hạ du, gây thiệt hại cho con người, cuốn trôi hoa màu, gia súc, sạt lở bờ sông, hư hại công trình giao thông, gián đoạn sinh hoạt
Thuỷ điện A Vương (Quảng Nam) tháng 9/2009 Thuỷ điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) tháng 10/2013 Thuỷ điện An Khê – Kanat (Bình Định) tháng 5/2010
Rủi do vận hành trong mùa khô: do chuyển nước sang dòng chảy khác, xả nước về hạ du ít, không đảm bảo dòng chảy tối thiểu
Gây khô hạn nghiêm trọng vùng hạ du, tình trạng thiếu nước sinh hoạt phổ biến, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, không đủ nước tưới làm nhiều cánh đồng không canh tác được hoặc năng suất kém. Ô nhiễm môi trường gia tăng.
Thủy điện Đắk My 4 (Quảng Nam) từ 2012 đến nay. Thuỷ điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) năm 2013. Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh Thuỷ điện Thượng KonTum
Rủi ro từ công trình thuỷ điện: nứt – rò rỉ nước thân đập, vỡ đập, động đất, lún sụt đất vùng lân cận
Gây hoang mang cho người dân và giảm hiệu quả phát điện, hư hại công trình lân cận. Ảnh hưởng đến sinh hoạt và an ninh – an toàn khu vực.
Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) từ 2012 đến nay. Thuỷ điện Đắk Mek 3 (Kon Tum) vỡ tường đập năm 2012 Thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai) vỡ đập 2 lần Thủy điện Đạm Bol (Lâm Đồng) bị vỡ đường ống tháng 6/2011
2
3
12
TT
Nhóm rủi ro
Tác động Giảm lượng cá tự nhiên, giảm phù sa về hạ du, mất đất rừng nghiêm trọng, ô nhiễm nước, ảnh hưởng hệ sinh thái sông, đe doạ động vật hoang dã,…
Hầu hết ở các hệ thống sông có công trình thuỷ điện
4
Suy giảm môi trường sông: do nước và phù sa bị giữ lại ở hồ chứa, công trình đập ngăn dòng chảy sông ngòi tự nhiên, hồ chứa làm mất đất rừng Các vấn đề xã hội: liên quan đến vấn đề đền bù, tái định cư, bất công xã hội…
Người dân bị buộc phải di dời, đến nơi mới bất lợi hơn, đền bù không hợp lý, mất nguồn sinh kế, mai một các tập quán, sinh hoạt cộng đồng, …
Hầu hết ở các vùng có công trình thuỷ điện
5
Trường hợp điển hình
4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Công trình nhân tạo nào khi can thiệp vào thiên nhiên cũng gây ra 2 tác động trái ngược, cả tích cực lẫn tiêu cực. Riêng các dự án thuỷ điện thì có nhiều vấn đề, nếu xem xét cũng có mặt được và mất như trình bày ở Bảng 5. Bảng 5. Đánh giá 2 mặt được và mất từ các dự án thuỷ điện Những tác động tích cực
Những tác động tiêu cực
• Tạo ra nguồn điện để phát triển công nghiệp và dân dụng • Kiểm soát lũ (nếu có dung tích phòng lũ và kế hoạch phòng lũ tốt) • Tạo nguồn cấp nước, nuôi cá lòng hồ và tưới (nếu là công trình đa mục tiêu) • Có thể giảm phát thải surfur và nitrogen oxides (nếu phải dùng nhiệt điện) • Có thể tạo nơi du lịch nghỉ dưỡng chung quanh hồ chứa nước
• Mất nhiều diện tích rừng và làm suy giảm đa dạng sinh học khu vực • Nguy cơ vỡ đập là thảm họa hủy diệt nhiều nhân mạng và tài sản • Tạo nhiều cơ hội ô nhiễm nguồn nước (sinh học, hóa học và vật lý) • Giảm phù sa, tăng xói lở ở hạ lưu. • Gây lầy hóa ở các vùng ven hồ chứa. • Gia tăng sự phát sinh lớn nguồn metan gây hiệu ứng nhà kính • Làm giảm nguồn cá di cư và nguồn cung cấp chất vi dinh dưỡng cho cá • Tạo vấn đề di dân, gia tăng bất công xã hội , đe dọa các di sản văn hóa – lịch sử • Ngăn cản giao thông thủy, hạn chế vận tải hàng hóa. Chúng ta không hoàn toàn phản đối thủy điện nhưng khuyến cáo cần có thêm nhiều thận trọng và trách nhiệm trong quyết định xây dựng các đập thủy điện. Câu hỏi đặt ra là “Giải pháp nào để tạo sự phát triển năng lượng cho quốc gia đồng thời hạn chế tối đa các tổn hại đến môi trường và sinh kế của người dân?” Câu trả lời hợp lý nhất là cần tạo một chiến lược đồng thuận trong hợp tác và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các giải pháp sau có thể thực hiện trong công tác quy hoạch năng lượng: Xây dựng cơ chế quản lý nguồn nước tổng hợp trên cơ sở lưu vực, trong đó cần coi trọng vai trò và quyền lợi chung của cộng đồng. Đảm bảo được các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng phải được giảm thiểu tối đa, nếu không thì hậu quả sẽ bội phần và quá sức chịu đựng của thiên nhiên và con người. 13
Thúc đẩy phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện gió, điện mặt trời, điện sinh học. Cần thêm nghiên cứu về chia sẻ lợi ích kinh tế và đầu tư ưu đãi cho các dự án năng lượng tái tạo, ít ô nhiễm và thúc đẩy các dự án tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng nếu không cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công Thương (2011). Báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược của Dự án Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 (QHĐ VII). Bộ Công Thương (2012). Quy định về Quản lý Quy hoạch, Đầu tư Xây dựng Dự án Thủy điện và Vận hành Khai thác Công trình Thủy điện. Công văn số 43/2012/TT-BCT, ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2012. Dao Trong Tu, Le Anh Tuan, Le Kim Thai, Tran Dinh Sinh, Lam Thi Thu Suu and Nguy Thi Khanh, 2013. Analysis of environmental and social costs and risks of hydropower dams, with a case study of Song Tranh 2 hydropower plant. Final research report of Green Innovation and Development Centre (GreenID) to United Nations Development Programme (UNDP), Hanoi. 67p. Quốc Hội (2013). Nghị quyết về Tăng cường Công tác Quản lý Quy hoạch, Đầu tư Xây dựng, Vận hành Khai thác Công trình Thủy điện. Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 27 tháng 11 năm 2013. Le Anh Tuan, Lam Thi Thu Suu, Ho Vinh Hoa, Pham Mau Tai, Phan Thi Ngoc Thuy, Le Thi My Hanh, Le Quang Tien (2013). Comparison of the approval process detailed in government regulations with the actual approval and planning process for hydropower plant development.Research report on case study on the Vu Gia - Thu Bon River basin in Quang Nam Provinceand Long Dai River basin in Quang Binh Province. Project Code: 96 11 130. Submitted to Vietnam Rivers Network and Rosa Luxemburg Stiftung, 52p. Lê Anh Tuấn, Trần Bá Quốc, Nguyễn Bắc Giang, Trần Mai Hương, Phan Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Lê Vân Phương, Trà Tiến (2014). Xem xét việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và tác động môi trường của thủy điện Dak Mi 4. Báo cáo kỹ thuật, dự án giữa CSRD và Rosa Luxemburg Stiftung, 58p. Tổng cục Thống kê (2012, 2013).Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo địa phương. Website: http://www.gso.gov.vn/ Thủ tướng Chính phủ (2011);Quyết định Phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ban hành ngày 21 tháng 7 năm 2011.
14
TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA THỦY ĐIỆN A LƯỚI ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Nguyễn Quý Hạnh, Lê Thị Nguyện, Bùi Phước Chương, Nguyễn Văn Quế và Nguyễn Lê Vân Phương Thủy điện A Lưới, công trình thủy điện lớn nhất hiện nay tại Thừa Thiên Huế, được khởi công từ 6/2007 và đến tháng 6/2012 đã hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại. Thủy điện A Lưới được xây dựng trên dòng sông A Sáp, phụ lưu cấp 3 của sông Mekông, thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 70 km. Thủy điện A Lưới có ảnh hưởng trên 1.890 hecta thuộc phạm vi 7 xã trên toàn huyện với 1381 hộ dân, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số. Có đến 205 hộ bị thu hồi đất hoàn toàn, trong đó 106 hộ được đưa về tái định cư ở thôn Cân Tôm, và 99 hộ tự tìm nơi ở mới. Đã gần 2 năm từ khi công trình thủy điện A Lưới đã hoàn tất xây dựng và vận hành thương mại, tuy vậy tính “thời sự” của vấn đề từ góc độ cộng đồng địa phương vẫn còn giữ nguyên, nếu như không nói là tăng lên, nhất là liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại và những vấn đề mới nảy sinh như ngập mới hoặc tái di cư tự do. Bài viết này trình bày nỗ lực hệ thống hóa các tác động xã hội ở các cấp độ tác động khác nhau và đưa ra các giải pháp giảm thiểu và kiến nghị phát triển thủy điện bền vững trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng đồng của người dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới. 1. Thuỷ điện A Lưới Được đầu tư gần 3.235 tỉ đồng, công trình thuỷ điện A Lưới được khởi công từ 6/2007 và đến tháng 6/2012 đã hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại. Thủy điện A Lưới được xây dựng trên dòng sông A Sáp, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế1. Sông A Sáp là phụ lưu cấp 3 của sông Me-kông, gồm nhiều hợp lưu của sông suối lớn nhỏ, trong đó có hai nhánh lớn là sông Tà Rình và sông A Sáp. Chiều dài lòng sông chính đến tuyến đập thủy điện là 43 km, diện tích lưu vực là 331km2. Các hạng mục chính của công trình thủy điện A Lưới bao gồm (xem Hình 1): • Đập chính: bằng bê-tông đầm lăng, dài 206 m, chiều cao lớn nhất đạt 49,5 m, trong đó cao trình đập là 555,5 m. Cao trình MNDBT là 553 m, cao trình MNC là 549 m, cao trình mực nước lũ thiết kế (p = 1%) là 553,01 m, cao trình ứng với lũ kiểm tra (p = 0,2%) là 555,10 m. Dung tích toàn bộ là 60,2 triệu m3 và dung tích hữu ích là 24,04 m3. • Đập tràn: loại bê-tông, cao trình đỉnh tràn 555 m, có 3 cửa van 14 m x 14,5 m đóng mở bằng xi-lanh thủy lực. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế p (1%) = 4276 m3/s, lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra p (0,2%) = 5756 m3/s. • Nhà máy: gồm 2 tổ máy, tổng công suất phát điện 170 MW. Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax = 43,3 m3/s.
Phần lớn số liệu trình bày trong phần này được cung cấp bởi Chi cục Thủy lợi và Phòng chống bão lụt, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, tại Phỏng vấn Chuyên gia ngày 04/11/2013. 1
15
Hình 1. Mô hình công trình thủy điện A Lưới Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung (www.chp.vn) Thủy điện A Lưới là thủy điện đường dẫn, được đánh giá là ưu việt vì là công trình thủy điện lợi dụng thế năng, có đường hầm dài 12 km từ xã Hồng Thượng xuống xã Hồng Hạ, với độ chênh lệch cột nước gần 500m. Do đó, dù với lượng nước xả qua tua-bon để phát điện tương đối nhỏ, Qmax = 43,3 m3/, nhưng công suất phát điện của nhà máy rất lớn 170 MW. Điện lượng trung bình năm là 686,5 triệu kWh, là nguồn điện đáng kể cho hệ thống điện quốc gia, góp phần chủ động về an ninh năng lượng. Những đặc điểm thuận lợi khác của thủy điện A Lưới còn có thể kể đến vị trí công trình nằm xa vùng hạ du, nên trong trường hợp xấu nhất như vỡ đập thì sẽ ít ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của dân cư đông đúc vùng hạ du. Thêm nữa, do dòng chảy qua tua-bin phát điện lại chảy về sông Bồ nên góp phần bổ sung nguồn nước cho sông Bồ, làm tăng năng suất cũng như điện năng cho nhà máy thủy điện Hương Điền. Thủy điện A Lưới, theo báo cáo của huyện, đã ảnh hưởng trên 1.890 hecta thuộc phạm vi 7 xã trên toàn huyện với 1.381 hộ dân. Về đời sống người dân địa phương, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, có 205 hộ bị thu hồi đất hoàn toàn, trong đó 106 hộ được đưa về tái định cư ở thôn Cân Tôm, còn 99 hộ tự tìm nơi ở mới. Tuy vậy, tác động, kể cả tích cực và tiêu cực đến cộng đồng dân cư địa phương trực tiếp bị ảnh hưởng bởi công trình thủy điện lớn nhất hiện nay tại Thừa Thiên Huế vẫn chưa được phân tích và tổng hợp đầy đủ và đa chiều. 2. Đánh giá tác động xã hội: Sự cần thiết và phương pháp “Đánh giá tác động xã hội bao gồm các quá trình phân tích, giám sát và quản lý các hệ quả xã hội có chủ ý và không chủ ý, cả tích cực lẫn tiêu cực, của các can thiệp được hoạch định (như chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án) và bất kỳ quá trình nào liên quan đến thay đổi xã hội do các can thiệp này tạo nên. Mục tiêu chính của đánh giá tác động xã hội là nhằm đem lại một môi trường lý sinh và môi trường con người bền vững và công bằng hơn” (IAIA 2003:2). Đánh giá tác động xã hội ở Việt Nam thường không là yêu cầu bắt buộc như đối với đánh giá tác động môi trường, bất chấp đó là các dự án cơ sở hạ tầng lớn hay khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong rất nhiều trường hợp, đánh giá tác động xã hội trở thành một phần phụ, và bị che mờ đi, trong các báo cáo tác động môi trường yêu cầu phải có. Chính vì lý do đó, đánh giá tác động xã hội ở Việt Nam thiên về đánh giá ngược thời gian hoặc hồi quy (ex-poste). Đánh giá tác động xã hội là một công cụ giá trị vì nó được thực hiện trước và giúp định hướng cho việc triển khai quyết định hoặc quy hoạch (Burdge 2003). Tuy nhiên, đánh giá tác động hồi quy cũng có ý nghĩa rất lớn, tiếp tục giúp điều chỉnh các chương trình và chính sách phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng nếu các dự án đầu tư đó có phạm vi không gian và thời gian ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài nên chưa thể đo lường và dự báo hết trước mọi tác động. Bài viết này dựa trên kết quả Báo cáo đánh giá tác động xã hội được xây dựng và thực hiện sau gần 2 năm từ khi công trình thuỷ điện A Lưới đã hoàn tất xây dựng và vận hành thương mại. Tuy vậy tính “thời sự” của vấn đề từ góc độ cộng đồng địa phương vẫn còn giữ nguyên, nếu như không nói là tăng lên, nhất là liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại và những vấn đề mới nảy sinh như ngập mới hoặc tái di cư tự do. 16
Nghiên cứu này được phát triển theo quy trình nghiên cứu thực địa dựa trên 3 phương pháp nghiên cứu chính: Phỏng vấn chuyên gia Delphi, tham vấn cộng đồng theo nhóm và điều tra cộng đồng từ tháng 10/2013 đến 1/2014. Trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2013, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia. Các chuyên gia được lựa chọn dựa trên đánh giá của chúng tôi về sự hiểu biết thủy điện nói chung cũng như thủy điện A Lưới nói riêng trên cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Tổng cộng có 22 cuộc phỏng vấn chuyên gia đã được thực hiện (xem Bảng 1). Các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi hướng dẫn trong phiếu hỏi. Bảng 1. Thống kê chi tiết về thông tin chuyên gia tham gia phỏng vấn Tiêu chí Giới
Ngành nghề
Lĩnh vực hoạt động
N = 22
%
Nam
21
95.45
Nữ
1
4.55
Cán bộ cấp tỉnh
10
45.45
Cán bộ cấp xã
9
40.91
Doanh nghiệp
1
4.55
Nghiên cứu
2
9.09
Nông nghiệp nông thôn (Nông nghiệp, khuyến nông, thủy lợi…)
5
22.73
Tài nguyên môi trường
3
13.64
Công thương, Kế hoạch đầu tư
5
22.73
Dân tộc, Lao động-thương binh-xã hội, Giáo dục đào tạo
6
27.27
Quản lý chung
2
9.09
Dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia đã quyết định chọn 3 xã để tập trung tham vấn cộng đồng bao gồm xã Hồng Thượng (khu tái định cư Cân Tôm), Nhâm và Sơn Thủy. Tổng cộng có 6 nhóm tham vấn với sự tham gia của 62 người dân bị ảnh hưởng của thủy điện A Lưới. Tiếp đó, chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn các hộ trực tiếp để có kết quả điều tra cộng đồng với sự tham gia rộng rãi hơn từ cộng đồng. Bảng hỏi gồm 10 câu hỏi chính. Tổng cộng số phiếu hợp lệ sử dụng cho phân tích là 144, được phỏng vấn ở 4 xã: Hồng Thượng (khu tái định cư Cân Tôm) (41 phiếu), Sơn Thủy (39 phiếu), Nhâm (35 phiếu) và Hồng Thái (29 phiếu). Kết quả tổng điều tra cho thấy có sự cân bằng tương đối giữa tỷ lệ nam (58%), nữ (42%) tham gia phỏng vấn. Độ tuổi số người tham gia phỏng vấn chủ yếu từ 25-50 tuổi. Nhìn chung, tỷ lệ không đi học của nhóm dân số điều tra tương đối cao (22%), đặc biệt ở Nhâm lên đến 37%. Tỷ lệ thành phần dân tộc của người tham gia phỏng vấn thể hiện đặc điểm dân số của thôn và xã đó. Trong khi người Tà Ôi chiếm đa phần ở Nhâm và Hồng Thái, 100% người tham gia từ Sơn Thủy là người Kinh. Vùng tái định cư Cân Tôm có sự tham gia của cả 4 thành phần dân tộc, trong đó Pa Cô và Tà Ôi chiếm phần lớn. 3. Mối quan hệ giữa phát triển thủy điện và phát triển cộng đồng địa phương Phân tích các nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện chính ở Việt Nam, từ thủy điện đầu tiên như Thác Bà, hay lớn như Sơn La, hoặc gần đây và mang tính chất địa phương nhiều hơn là thủy điện Bình Điền ở tỉnh Thừa Thiên Huế (xem Bảng 2), các nghiên cứu có chung một nhận định rằng cộng đồng địa phương bị di dời là nhóm bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều và lâu nhất. Đền bù và ổn định cuộc sống và canh tác trên vùng tái định cư là hai nhóm yếu tố được nhấn mạnh trong phân tích các tác động của thủy điện. Khi mà nhóm bị ảnh hưởng là đồng bào dân tộc thiểu số thì các vấn đề về thông tin, sự tham gia và các yếu tố về văn hóa và bản địa cần đặc biệt được chú ý. 17
Bảng 2. Tác động của thủy điện ở Việt Nam tổng hợp từ các nghiên cứu STT
Công trình/dự án
1
Phát triển thủy điện ở vùng hợp sông 3S (sông Sesan, Srepok và Sekong)
2
Thủy điện H’Chan, tỉnh Gia Lai
3
Thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La
4
Thủy điện A Vương, tỉnh Quảng Nam
5
Thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An
6
Thủy điện Pleikrong, tỉnh Kon Tum
7
Thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái (sau 32 năm)
8
Dự án hồ Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế
9
Thủy điện Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác động - Đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất là cộng đồng tái định cư có nhận được hỗ trợ từ dự án - Tác động còn mở rộng đến các cộng đồng đầu nguồn và hạ lưu như cộng đồng làm nông dọc sông hoặc dân cư phụ thuộc và nguồn thủy sản. Những người này thường không được hỗ trợ gì từ dự án. - Lòng hồ lấy mất 10,6 ha đất canh tác, sản xuất nông nghiệp cũng như nguồn lợi từ rừng bị thu hẹp - Cơ sở hạ tầng phát triển, tạo điều kiện tốt để người dân địa phương giao lưu buôn bán, giao lưu văn hóa và tiếp cận các dịch vụ xã hội - Dẫn đến di dân 100.000 người, tỷ lệ người tái định cư có thể phát triển tốt cuộc sống nơi ở mới rất khiêm tốn, giai đoạn hỗ trợ không đủ dài cho người dân tái định cư. - Ở nhiều vùng tái định cư, dân đã quay trở về nơi ở trước đó. - Điều phối giữa các bên không được hiệu quả. - Quy trình tái định cư không thực sự tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, công tác đền bù không công bằng và đồng nhất. - Mắc lỗi cơ bản trong chọn địa điểm và thiết kế nhà, đất vườn, đất canh tác. - Các yếu tố văn hóa và cộng đồng có thể bị thay đổi, nảy sinh tệ nạn xã hội - Ảnh hưởng trực tiếp đến người dân ở 34 thôn, hầu hết là người dân tộc thiểu số, khoảng 27,000 người tái định cư - Đền bù không tương xứng, nơi ở mới không có các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục… - Tái định cư đã phá vỡ cộng đồng về mặt vật lý và sau đó là các khía cạnh văn hóa - Di dời 5851 người, thiếu đất để ở và sản xuất, các mô hình sản xuất mới, trồng lúa bị vô hiệu do không có thủy lợi - Sử dụng tiền đền bù không hiệu quả - Nạn chặt phá rừng diễn ra ở khu vực hồ thủy điện - Thay đổi cuộc sống của hơn 8.000 hộ (40.000 người dân) - Người dân sau 30 năm sống tái định cư mới bắt đầu ổn định cuộc sống - Sinh kế không đảm bảo dẫn đến tình trạng phá rừng và tỷ lệ trẻ em bỏ học cao - Di dời hơn 4.000 người, bồi thường không đủ, sinh kế nơi tái định cư đi xuống, các dịch vụ cơ bản không được đáp ứng hoặc chất lượng kém - Thiếu việc làm, đất sản xuất vừa thiếu vừa kém chất lượng, thiếu nước cho cả sinh hoạt và canh tác - Các giá trị văn hóa dân tộc bị mai một dần, nghĩa là đời sống tinh thần ngàn đời của họ gần như bị “tước đoạt” bởi sự tắc trách, vô cảm của các chủ đầu tư và cuối cùng là nguy cơ bị lề hóa khỏi quá trình phát triển…
Nguồn: Phát triển dựa trên Tung Nguyen và Thuong Nguyen (nd.), Trần Văn Đức và ctv 2007, Lê Thị Nguyện và ctv 2012 18
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay có 21 dự án thủy điện được phê duyệt quy hoạch 2 với tổng công suất 357MW, trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động bao gồm thủy điện Bình Điền, Hương Điền và A Lưới. Trong báo cáo rà soát quy hoạch và đầu tư các dự án thủy điện tỉnh Thừa Thiên Huế gửi Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị vẫn đưa 11 dự án thủy điện vào quy hoạch: - Đối với 11 dự án thủy điện đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và chủ trương đầu tư nêu trên và dự án thủy điện Sông Bồ 1: Các dự án trên đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1864/QĐ-BCT ngày 14/4/2009, đồng thời xét thấy hiệu quả kinh tế của từng dự án đã được đề cập phần trước, cũng như các tác động ảnh hưởng, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị vẫn đưa vào quy hoạch. Trường hợp tiến độ triển khai các dự án của các nhà đầu tư chậm vi phạm cam kết, không có khả năng triển khai UBND tỉnh sẽ thu hồi, kêu gọi các nhà đầu tư khác thực hiện trong từng giai đoạn hợp lý. - Đối với 06 dự án còn lại gồm Ta Li (2 MW), Vi Linh (2,8 MW), Rào La (6 MW), Ô Lâu 1 (1,5 MW), Ô Lâu 2 (1 MW), Ô Lâu 3 (2,5 MW): Thuộc các dự án tiềm năng, chưa có doanh nghiệp đăng ký đầu tư, công suất nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, hạ tầng giao thông kết nối không thuận lợi, đồng thời về đấu nối đến nay các dự án này chưa được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch đấu nối. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị không đưa vào quy hoạch trong thời kỳ tới. (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2012). Theo đánh giá tác động của các nhà hoạch định và kêu gọi đầu tư này, tác động tích cực của các dự án thủy điện là rất lớn trên cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (Bảng 3) mà ít quan tâm đến các tác động tiêu cực lên cộng đồng địa phương như đã được trình bày rộng rãi ở nhiều nghiên cứu như đã nêu ở Bảng 2. Bảng 3. Đánh giá tác động của thủy điện trên địa bàn dưới góc độ quy hoạch và đầu tư của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Tác động tích cực - Hạ tầng giao thông, cầu , đường, thông tin liên lạc, cơ sở y tế, trường học ở các vùng xa có dự án được đầu tư quan tâm, làm thay đổi bộ mặt đáng kể ở nông thôn miền núi liên kết với khu vực trung tâm.
Kinh tế
- Việc di dân, tái định canh, định cư được chú trọng đã đảm bảo tốt đời sống lâu dài cho bà con, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống bằng du canh. - Nhiều ngành nghề mới đã xuất hiện ở vùng dự án như du lịch sinh thái, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. - Việc hình thành các hồ chứa nước đã giúp địa phương chủ động trong tưới tiêu nông lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng và quan trọng là làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.
Tác động tiêu cực
- Các dự án tích nước lòng hồ, đi vào hoạt động phát sinh hiện tượng chặt phá rừng trái phép, gây khó khăn cho việc quản lý rừng.
- Phát triển trồng rừng do hoán đổi diện tích của các dự án thủy điện.
Xã hội
Công tác đền bù, di dân tái định cư: Các dự án có di dân lập khu tái định cư: Bình Điền 48 hộ tại thôn Bồ Hòn xã Bình Thành; A Lưới 193 hộ tại thôn Com Tum xã Hồng Thượng; Hương Điền 20 hộ tại thôn 2, xã Hồng Tiến; A Lin B1 là 47 hộ đã hoàn thành xây dựng các khu tái định cư Hồng Trung và đền bù thiệt hại cho dân (trên địa bàn không có khiếu kiện, khiếu nại về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng).
2
Trong đó, quy hoạch thuỷ điện bậc thang Sông Hương theo Quyết định số 1646/QĐ-NLDK ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Công nghiệp gồm 04 dự án với tổng công suất khoảng 232MW; quy hoạch thuỷ điện nhỏ toàn quốc theo Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Công nghiệp gồm 05 dự án với tổng công suất 19,5MW; quy hoạch thuỷ điện nhỏ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1666/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh gồm 12 dự án với tổng công suất 105,8MW (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2012).
19
- Các công trình thủy điện ở Thừa Thiên Huế ngoài nhiệm vụ phát điện, còn góp phần điều tiết nước, đẩy mặn vào mùa khô và phòng chống lụt cho vùng hạ du vào mùa mưa lũ. - Mùa lũ các năm 2009, 2010, 2011 hai đập thủy điện Bình Điền và Hương Điền thực hiện tốt quy trình vận hành hồ chứa được Bộ Công Thương phê duyệt và đã có tác dụng tích cực điều tiết lũ về hạ du lưu vực sông Hương và sông Bồ, đặc biệt là giảm được đỉnh lũ, giảm ngập lụt đã được nhận dạng rõ nét.
Môi trường
- Các dự án đều bắt buộc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường thể hiện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề môi trường cần thiết phải có đánh giá lâu dài, khoa học của cơ quan chuyên môn và các nhà kinh tế xã hội nhằm tìm giải pháp giải quyết bài toán nghịch lý của sự phát triển tìm kiếm các phương án bù đắp hoặc hoán trả qua các chính sách, cơ chế bắt buộc đảm bảo hài hòa lợi ích. Bài toán giải quyết đến môi trường sinh thái cần có sự điều phối chung của đất nước và các quan hệ quốc tế qua các Hiệp định về môi trường giữa các nước giàu - nghèo; - Các dự án đã tìm kiếm chương trình hợp đồng mua - bán khí thải (CDM) của Liên hợp quốc về cơ chế sản xuất năng lượng sạch, cải thiện môi trường.
- Trong 1 đến 2 năm đầu, các hồ thủy điện tích nước, phân hủy động thực vật dưới lòng hồ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và một lượng khí thải CO2 giảm O2 trong nước ảnh hưởng tới việc nuôi trồng thủy sản; sẽ giảm dần và ổn định bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi (cụ thể hồ Bình Điền từ năm 2009 đến nay đã tương đối ổn định). - Thời gian ngâm nước hạ lưu có lâu hơn do nước vẫn được điều tiết về hạ du để đón lũ và mưa diện rộng.
Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2012 Các dự án thủy điện không thể chỉ được xem là những dự án kinh tế đơn thuần, được xây dựng trên các báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội thiếu sự tham gia của người dân địa phương, trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án. Những tác động tiêu cực về xã hội mà thủy điện đem lại sẽ trở nên khó giải quyết theo thời gian nếu không được nghiên cứu và có phương án giải quyết hợp lý ngay từ đầu. Bởi các dự án phát triển thủy điện trước hết cần phải là những dự án phát triển, coi trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của những cộng đồng thiệt thòi bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất từ dự án. 4. Sự không đồng nhất của các cộng đồng chịu ảnh huởng của thủy điện A Lưới Dân số trung bình năm 2012 của toàn huyện A Lưới là 45.926 người với mật độ dân số 38 người/km2 và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5. Tỷ lệ dân số phân theo nữ giới thường từ 49-50%. Phần lớn dân cư tập trung ở nông thôn (85% giai đoạn 2008-2012), chỉ số dân ở thị trấn A Lưới (7,025 người) được xếp vào dân cư thành thị. Khoảng 45% dân số nằm trong độ tuổi lao động, với 55% là lao động nữ. Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao (từ 21,28% năm 2011 xuống 16,88% năm 2002). Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2012) bao gồm Hồng Thủy (32,49%), A Đớt (29,52%) và Hồng Quảng (28,54%), trong khi Hương Phong, Sơn Thủy và Phú Vinh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, lần lượt là 0,76%, 3,41% và 5,63%. Toàn huyện có hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Pa Cô (37,5%), Tà Ôi (37,2%), Ka Tu (10,5%) và Pa Hy (10,5%). Theo khảo sát của Nguyễn Thị Mỹ Vân (2013), trong khi tỷ lệ nghèo của hộ người Kinh chỉ có 5,9%, tỷ lệ nghèo chung ở ba nhóm dân tộc thiểu số là 45,1%, cụ thể các hộ người Pa Cô có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn hẳn, chiếm đến 59,3%, so với dân tộc Tà Ôi (34,6%) và Cơ Tu (31%). Các dân tộc trải qua lịch sử lâu đời sống bên cạnh dãy Trường Sơn đã xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa riêng có của từng tộc người từ tiếng nói đến ăn, ở, mặc, phong tục, tập quán v.v. cần phát huy trong công cuộc phát triển hiện nay. A Lưới nổi tiếng với hệ thống nhà dài của người Tà Ôi, Pa Cô được thiết kế nghệ thuật, chạm khắc, trang trí tài tình, mang đậm bản sắc dân tộc. Nghề dệt Zèng của dân tộc Tà Ôi cũng như của các dân tộc thiểu số khác tạo nên sản 20
phẩm văn hóa hết sức độc đáo mang đậm nét vùng cao A Lưới. Cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên còn hoang dã, các nét bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch A Lưới. Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện A Lưới, có 2.745 hộ (11.667 người) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thủy điện A Lưới trong năm 2011, trong đó khoảng 22% là các hộ nghèo; tỷ lệ này ở các xã Hồng Thái và Hồng Quảng là trên 30%. Năm 2012, số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thủy điện A Lưới có giảm, tuy nhiên số khẩu nghèo vẫn không thay đổi (2.041 người). Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2011 đã tiến hành điều tra 974 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 50% (Hình 2.1). Thêm nữa, hơn 57% số hộ bị ảnh hưởng trực tiếp lại là các hộ đang hưởng các chính sách xã hội khác nhau. Các hộ thuộc nhóm hộ nghèo và chính sách xã hội thường dễ bị tổn thương trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa kể đến các khía cạnh khác về tinh thần. Đáng chú ý là ảnh hưởng của thủy điện A Lưới đã dẫn đến đa số người dân (88%) bị mất toàn bộ hoặc còn rất ít đất sản xuất (Hình 2). Điều này đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực cấp hộ gia đình cũng như công tác xóa đói giảm nghèo bền vững của cả cộng đồng. Thêm nữa, gần 50% hộ dân bị mất đất trồng rừng do thủy điện A Lưới, kể cả đất cà phê, đã hạn chế cơ hội phát triển sinh kế dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, càng đe dọa đến đời sống vật chất và tinh thần của những hộ di dời bị thu hồi đất hoặc di dời do phát triển thủy điện A Lưới.
Hình 2. (a, trái) Tỷ lệ thu hồi đất sản xuất hàng năm của các hộ bị ảnh hưởng bởi thủy điện; (b,phải) Tỷ lệ thu hồi đất trồng cây lâu năm của các hộ bị ảnh hưởng bởi thủy điện Chúng tôi chú trọng đến những khác biệt tương đối rõ nét trong tác động của thủy điện đối với các cộng đồng khác nhau. Do đó, trong phân tích của chúng tôi cũng sẽ phân biệt giữa vùng tái định cư Cân Tôm (xã Hồng Thượng) và vùng quanh lòng hồ thủy điện. Thêm nữa, vùng quanh lòng hồ thủy điện không phải là một vùng đồng nhất dưới tác động của thủy điện mà có các đặc điểm riêng biệt, báo cáo cũng sẽ cố gắng thể hiện vùng quanh lòng hồ thủy điện trên 3 xã là Sơn Thủy, Nhâm và Hồng Thái. 5. Các tác động tích cực của thủy điện A Lưới Nghiên cứu chúng tôi xác định sáu tác động tích cực của thủy điện A Lưới bao gồm: 1. Cung cấp điện phục vụ phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2. Đóng góp ngân sách cho Huyện và Tỉnh, tăng đầu tư phát triển hạ tầng, thay đổi diện mạo quê hương 3. Một số người khó khăn có cơ hội phát triển do có tiền đền bù hoặc di dân với hy vọng được thay đổi cuộc sống tốt hơn 4. Cung cấp sản lượng cá cho người dân ở vùng lòng hồ thủy điện 5. Phát triển du lịch lòng hồ trong tương lai 6. Cung cấp nguồn nước cho thủy điện Hương Điền và hệ thống sông Bồ vào mùa hè, chống lũ cho vùng hạ lưu và điều hòa khí hậu khu vực quanh lòng hồ 21
Kết quả điều tra cho thấy: dù ý thức rất rõ tầm quan trọng của các tác động tích cực do thủy điện A Lưới mang lại, bao gồm (1) cung cấp điện phục vụ phát triển xã hội và (2) đóng góp vào ngân sách và phát triển hạ tầng địa phương, sự ảnh hưởng của các tác động này trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân địa phương là không nhiều (Hình 3). Ngoài ra, các tác động tích cực khác chỉ có giá trị đối với một nhóm nhỏ dân cư địa phương hoặc chưa được phát triển đầy đủ/gắn liền với hiểu biết và cuộc sống của người dân để cộng đồng địa phương có thể cảm nhận và đánh giá. Sự chênh lệch trong đánh giá tầm quan trọng của các tác động tích cực giữa hai cộng đồng so sánh là không đáng kể. (3a) Kết quả tổng điều tra
(3b) Kết quả khu tái định cư Cân Tôm
(3c) Kết quả vùng quanh lòng hồ thủy điện
Hình 3. Kết quả điều tra đối với các tác động tích cực của thủy điện A Lưới 6. Phân tích các tác động tiêu cực của thủy điện A Lưới Chúng tôi tập trung phân tích các tác động tiêu cực của thủy điện A Lưới đến các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng. Có 22 tác động được xác định bao gồm: 1. Mất rừng. 2. Đất xấu không thể trồng trọt. 3. Thiếu đất sản xuất. 4. Mất đất. 5. Suy giảm đa dạng sinh học. 22
6. Phụ nữ bị lạm dụng tình dục bởi các công nhân xây dựng công trình thủy điện. 7. Chính sách đền bù không đồng nhất. 8. Đền bù không thỏa đáng. 9. Thiếu nước sinh hoạt. 10. Nước sinh hoạt bị ô nhiễm. 11. Thiếu nước sản xuất. 12. Nhà ở xuống cấp. 13. Khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính do chưa thành lập thôn. 14. Bất an khi có mưa, lũ. 15. Nguy cơ đuối nước ở lòng hồ, nhất là đối với trẻ em. 16. Khó khăn trong việc đi lại từ nơi ở đến nơi sản xuất (quá xa). 17. Tâm lý hoang mang/ bị động trong lập kế hoạch sản xuất do không có thông tin về đền bù đất ngập mới. 18. Bị lan tỏa tâm lý trong vấn đề tìm việc ở các thành phố lớn, như TP Hồ Chí Minh. 19. Giảm mối quan hệ họ hàng với các gia đình vẫn còn ở lại nơi ở cũ. 20. Giảm tính cố kết trong cộng đồng tái định cư do thiết kế khu tái định cư không tính đến các yếu tố truyền thống văn hóa. 21. Bị động, phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước. 22. Phát sinh các nhiệm vụ mới trong giải quyết khiếu nại, bảo vệ tài nguyên và phát triển các vùng dân mới. Các tác động này có các mức độ ảnh hưởng khác nhau, ở cấp hộ gia đình (ký hiệu là H), cộng đồng (ký hiệu là C) và tổ chức (ký hiệu là T). Thêm nữa, chúng tôi phân biệt 2 cộng đồng có sự tác động khác biệt rõ rệt của thủy điện A Lưới, bao gồm: - Cấp hộ gia đình: + Hộ gia đình ở khu tái định cư tập trung Cân Tôm (ký hiệu là H1) + Hộ gia đình định cư ven lòng hồ thủy điện, bao gồm xã Nhâm, Sơn Thủy và xã Hồng Thái (ký hiệu là H2) - Cấp cộng đồng: + Cộng đồng ở khu tái định cư tập trung Cân Tôm (C1) + Cộng đồng định cư ven lòng hồ thủy điện (C2) Từ đó, chúng tôi xác định cấp độ tác động của các tác động trên như trong bảng dưới đây: Bảng 4. Phân tích cấp độ của các tác động của thủy điện A Lưới STT
Tác động của thủy điện A Lưới
1
Mất rừng
2
Đất xấu không thể trồng trọt
3
Thiếu đất sản xuất
4
Mất đất
5
Suy giảm đa dạng sinh học
6
Phụ nữ bị lạm dụng tình dục bởi các công nhân xây dựng công trình thủy điện
7
Chính sách đền bù không đồng nhất
8
Đền bù không thỏa đáng
Cấp độ tác động H1
H2
C1
C2
T
23
9
Thiếu nước sinh hoạt
10
Nước sinh hoạt bị ô nhiễm
11
Thiếu nước sản xuất
12
Nhà ở xuống cấp
13
Khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính do chưa thành lập thôn
14
Bất an khi có mưa, lũ
15
Nguy cơ đuối nước ở lòng hồ, nhất là đối với trẻ em
16
Khó khăn trong việc đi lại từ nơi ở đến nơi sản xuất (quá xa)
17
Tâm lý hoang mang/bị động trong lập kế hoạch sản xuất do không có thông tin về đền bù đất ngập mới
18
Bị lan tỏa tâm lý tìm việc ở các thành phố lớn, như TP. HCM
19
Giảm mối quan hệ họ hàng với các gia đình ở lại nơi ở cũ
20
Giảm tính cố kết trong cộng đồng tái định cư do thiết kế khu tái định cư không tính đến các yếu tố truyền thống văn hóa
21
Bị động, phụ thuộc, trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước
22
Phát sinh các nhiệm vụ mới trong giải quyết khiếu nại, bảo vệ tài nguyên và phát triển các vùng dân mới
Khi các tác động này giao thoa với nhau, chúng có thể tạo nên những tác động mới, sâu hơn, xa hơn. 7. Xây dựng các kịch bản Từ các phân tích trên, chúng tôi xây dựng các kịch bản dưới đây đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp và hàng ngày của thủy điện A Lưới. Các kịch bản bao gồm kịch bản gốc (hiện tại), ngắn hạn (1-5 năm tới) và dài hạn (trên 5 năm tới). Thêm vào đó, có những yếu tố quan trọng, mà theo chúng tôi, nếu được triển khai thực hiện sẽ có thay đổi to lớn so với các kịch bản đã nêu ra, theo đó, chúng tôi sẽ xây dựng các phiên bản khác nhau của các kịch bản trong ngắn hạn và dài hạn. Kịch bản gốc (hiện tại) (K0): Tại thời điểm nghiên cứu, các cộng đồng bị ảnh hưởng tiêu cực của thủy điện A Lưới đang ở trong tình trạng khủng hoảng sinh kế. Sự mất đất sản xuất, được đền bù bằng tiền nhưng lại không được tái đầu tư vào mở rộng sản xuất hoặc được đền bù bằng đất có chất lượng xấu hoặc không thể canh tác được, làm cho các cộng đồng ven hồ thủy điện cũng như tái định cư rơi vào tình trạng bất ổn an ninh lương thực cấp hộ gia đình. Không trồng trọt gì được, không có gì ăn là nguyên nhân mấu chốt của những hộ gia đình tái định cư phải tự di dời một lần nữa. Đối với các cộng đồng ven hồ thủy điện, qua nhiều năm khai khẩn đất nông nghiệp và trồng rừng, bắt đầu có của ăn của để, nay nhà máy thủy điện xuất hiện, không trồng trọt được, do mất đất làm hồ thủy điện và số đất còn lại đang tiếp tục bị nước thủy điện gây ngập cục bộ theo mùa, nên quay lại nỗi lo tiền gạo. Ở khu tái định cư, việc triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế do chính sự bất hợp lý của cơ sở hạ tầng sản xuất, từ đất đến hệ thống tưới tiêu, thực hiện không đồng bộ và không nhằm chuyển đổi sinh kế trong điều kiện mới. Trong khi đó, ở các vùng ven hồ thủy điện, mọi thiệt hại về đất và sản xuất nông nghiệp đều được quy đổi thành tiền đền bù, bất chấp những khó khăn của người dân trong thích ứng với sinh kế thay thế, hoặc nông nghiệp hoặc phi nông 24
nghiệp, trong bối cảnh đất nông nghiệp thu hẹp (một lần hoặc dần dần do nước dâng thêm) hoặc mất tất cả. Thêm nữa, không có nước sinh hoạt, hoặc bị nhiễm phèn do nước thủy điện dâng hoặc hệ thống cấp nước bị hư hỏng, làm cho sinh hoạt hằng ngày của người dân càng thêm khó khăn. Ngoài ra, công tác đền bù không nhất quán cộng với việc thông tin và giải trình về đền bù không tường tận đã gây ra nhiều nghi vấn trong người dân. Việc đền bù trên những diện tích trồng cây công nghiệp hoặc đất bị ngập mới chưa được thực thi, cũng đã gây bức xúc trong cộng đồng. Quan trọng nữa là người dân rất bất an với công tác xả lũ, cách thức tính mực nước dềnh gây ngập lụt cho cộng đồng ven hồ thủy điện, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân. Ở khu tái định cư, một số hộ cũng bị ngập lụt, điều mà trước đây họ chưa bao giờ trải qua, càng gây lo lắng cho họ nhất là mùa mưa bão. Kết quả là người dân đã bắt đầu di dân tự do, trước hết là vì mục đích mưu sinh. Di dân từ khu tái định cư thường mang tính địa phương, đến những nơi thuận tiện hơn để canh tác, như về nơi ở cũ, nơi có gia đình lớn, có bà con hoặc những vùng đất màu mỡ ở xã Nhâm. Trong khi đó, ở khu ven hồ của người Kinh, thường có xu hướng là giới trẻ, di dân đến các thành phố lớn để tìm việc. Tóm lại, đời sống người dân qua nhiều thế hệ canh tác nông nghiệp (chỉ riêng người Kinh ở Sơn Thủy cũng đã chuyển sang thế hệ thứ 3), sinh kế từng bước ổn định, các kết cấu xã hội và các nét văn hóa được gìn giữ và lưu truyền, đã bị phá vỡ nghiêm trọng, ở cả cộng đồng cũ và cộng đồng tái định cư, vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính cấp thôn. Kịch bản trong tương lai gần (1-5 năm) từ kịch bản gốc (K1a): Nếu kịch bản gốc tiếp tục diễn ra trong 1-5 năm tới, đói nghèo đối với các cộng đồng này là có thể thấy được rõ khi mà các chương trình trợ cấp lương thực đã kết thúc, tiền đền bù cũng đã chi tiêu nhiều trong khi đi làm thuê bấp bênh trở thành nguồn thu nhập chính. Các làn sóng di dân tự phát sẽ tăng lên, kéo theo nạn phá rừng diễn ra ở mức độ cao. Đối với sự di cư đến các thành phố lớn, trẻ em và người lớn tuổi là nhóm ở lại, thiếu thốn vật chất và tinh thần, tạo một gánh nặng về an sinh cho xã hội. Kịch bản này cũng rất có khả năng xảy ra dù đền bù được thực hiện đầy đủ. Kịch bản trong tương lai gần (1-5 năm) dựa trên phát triển sinh kế thay thế (K1b): Trong trường hợp một chiến lược về phát triển sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp được xây dựng và triển khai, rất có thể kịch bản K1a có thể thay đổi hoàn toàn. Những việc có thể làm ngay là cải tạo căn bản vùng đất canh tác của khu tái định cư và thực hiện đầy đủ các nội dung phát triển nông nghiệp của vùng tái định cư đã phê duyệt hiện nay. Các chương trình khuyến nông cũng cần được đẩy mạnh ở các vùng bị ảnh hưởng ven hồ thủy điện. Đất canh tác là yếu tố quan trọng nhất đối với ổn định sản xuất của người dân địa phương. Có thể xem xét di dân (các hộ bị ngập lụt hiện nay) đến các vùng đất có nhiều đất sản xuất. Giao đất giao rừng là một biện pháp cần được chú trọng, kết hợp nông-lâm nghiệp. Khuyến nông cũng cần tập trung đẩy mạnh các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện mới. Ngoài ra, đào tạo nghề nông thôn cũng cần được xúc tiến mạnh, kết hợp nghề truyền thống cũng như các ngành nghề công nghiệp khác hoặc dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch nguồn lao động phi nông nghiệp. Khi sinh kế đã ổn định, cấu trúc cộng đồng sẽ dần bền vững hơn và tài nguyên thiên nhiên sẽ được bảo tồn và khai thác hiệu quả hơn, nhất là tài nguyên rừng. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng cần được thúc đẩy để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các thành viên cộng đồng. Kịch bản trong tương lai xa hơn (trên 5 năm) từ kịch bản gốc (K2a): Xa hơn trong hơn 5 năm nữa, nếu không có các can thiệp phát triển mang tính chuyển đổi sinh kế và cố kết cộng đồng, kinh tế các hộ gia đình thật sự suy sụp, đói nghèo sẽ tăng lên đáng kể, kéo theo nhiều hệ lụy về giáo dục và sức khỏe. Với các luồn di cư lớn, các cộng đồng bị ảnh hưởng chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Trẻ em, nhất là trẻ em gái, suy dinh dưỡng, không được đầu tư học hành, không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Kết quả là nguồn nhân lực suy giảm chất lượng. Các nét văn hóa bị mất đi, phát triển của cộng đồng bị đóng băng, chuẩn bị cho sự tàn lụi cả về cơ sở vật chất, đời sống kinh tế và tinh thần của các cộng đồng bị ảnh hưởng. 25
Kịch bản trong tương lai xa hơn (trên 5 năm) dựa trên phát triển sinh kế thay thế (K2b): Thật ra kịch bản này bao gồm nhiều phiên bản kịch bản khác nhau phụ thuộc vào mức độ can thiệp phát triển sinh kế thay thế ở những năm trước đó được triển khai. Có thể sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp, hoặc chỉ một trong hai phương thức, được phát triển ổn định, giúp kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển. Hoặc kinh tế hộ gia đình phát triển nhưng các hoạt động xã hội và văn hóa của cộng đồng chưa được chú trọng. Tuy vậy, các kịch bản này có điểm chung là sinh kế dần ổn định, cộng đồng ngày một gắn bó, phát huy các nỗ lực tập thể vì sự phát triển chung của mỗi gia đình và toàn cộng đồng. 8. Chiến lược giảm thiểu Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng chiến lược giảm thiểu theo bảng dưới đây :
Bồi thường
Ngắn hạn
Dài hạn
Nhà nước và nhà máy thủy điện hoàn tất việc đền bù cho những hộ trong diện bồi thường, bao gồm cả các bồi thường chưa hoàn tất lẫn diện tích đất ngập mới
Duy trì các kênh đối thoại, minh bạch hóa quá trình đền bù Gắn đến bù với phát triển sinh kế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Đo đạc và đền bù diện tích đất chưa đền bù, mới ngập Các bên liên quan, nhất là nhà máy thủy điện có các buổi gặp và trao đổi với người dân Hỗ trợ cải tạo đất sản xuất, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Cải tạo lại khu vực quy hoạch đất trồng lúa, nghiên cứu vấn đề thổ nhưỡng của vùng đất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng (khu TĐC)
Ổn định sinh kế
Cấp thêm đất sản xuất có thể canh tác được Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi Tập huấn chuyển đổi nghề nghiệp Mở lớp dạy nghề nông thôn Cung cấp ưu tiên cho các hộ dân bị ảnh hưởng dịch vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tiến hành giao đất, giao rừng để người dân tự tổ chức bảo vệ rừng, nâng cao độ đa dạng sinh học và các giá trị khác của rừng.
26
Nghiên cứu và phát huy vai trò kiến thức bản địa của người dân để áp dụng vào phương thức chăn nuôi, trồng trọt một số cây bản địa…. Cần phải thực hiện các biện pháp canh tác theo mô hình đất dốc, tránh tình trạng bị rửa trôi và thoái hóa đất Phát triển dịch vụ du lịch dựa vào cộng đồng
Nghiên cứu mực nước dềnh đầu nguồn, xác định cao trình để người dân an tâm sản xuất
Vận hành nhà máy thủy điện
Để đảm bảo an toàn cho dân cư địa phương cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về việc xả lũ, phải thông báo kịp thời để có thể hạn chế tối đa các thiệt hại về người và của có thể xảy ra.
Xem xét cơ chế người dân đóng góp đất đai như là cổ đông của nhà máy, trong đó lãnh đạo huyện có thể đại diện cho tất cả các hộ dân bị thiệt hại
Chương trình giám sát và quản lý môi trường phải được thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và vận hành hồ. Trong trường hợp xả lũ làm thiệt hại đến hoa màu hoặc cơ sở vật chất thì bên chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường
Cơ sở hạ tầng
Sửa chữa lại hệ thống cung cấp nước ở khu TĐC và xây dựng hệ thống cung cấp nước cho các vùng ven hồ bị ô nhiễm nguồn nước giếng Làm cầu qua sông suối để thuận lợi canh tác
Tham khảo ý kiến của người dân địa phương trong thiết kế và xây dựng các công trình dân sinh Gắn người dân với bảo quản công trình
Làm hàng rào quanh lòng hồ để đảm bảo tính mạng cho trẻ em
Ổn định cuộc sống
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Di dời dân đến những nơi không ngập lụt
Xem xét phát triển khu tái định cư xã Nhâm vì đã có đường vào thủy điện
Thành lập thôn (khu TĐC Cân Tôm) càng sớm càng tốt Cần phải có biện pháp khai thác và quản lý phù hợp để phát triển bền vững, phải thường xuyên kiểm tra theo dõi diễn biến rừng, phối hợp giữa kiểm lâm và người dân sở tại để bảo vệ rừng
Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho dân tái định cư Tìm các biện pháp bảo vệ các loài bản địa Xem xét thu dịch vụ môi trường rừng (PES) để hỗ trợ các hộ nhận rừng và bảo vệ rừng
27
An sinh xã hội
Hỗ trợ y tế, phun thuốc diệt muỗi, bổ sung kinh phí mua thuốc dự phòng, chữa các loại bệnh phổ biến như sốt rét, tiêu chảy…nhằm đảm bảo đời sống ổn định lâu dài.
Chú trọng các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, phát triển giới, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương
Đưa vào sử dụng trạm y tế và có chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục, đảm bảo chất lượng dạy và họcở khu TĐC
Văn hóa
Đền bù xây dựng lại nhà truyền thống, ao cá cộng đồng
Phát huy các giá trị truyền thống, làng nghề, lễ hội văn hóa, gắn kết cộng đồng
Kênh đối thoại
Các kênh đối thoại giữa các bên, đặc biệt là công ty thủy điện, cần được duy trì nhằm ghi nhận những phản ánh và đề xuất từ phía cộng đồng và địa phương
Tiếp tục duy trì và phát huy hoạt động của các kênh đối thoại
9. Kết luận và kiến nghị Nghiên cứu này chỉ ra rằng xây dựng và vận hành công trình thủy điện A Lưới là tác nhân chính dẫn đến bất ổn sinh kế cấp hộ gia đình, bất an hoạch định và sản xuất của người dân và lũ lụt mùa mưa bão và bất bình trong công tác đền bù, cả các nội dung cũ lẫn diện tích mới bị ngập ở các cộng đồng nghiên cứu. Sự ổn định tương đối về kinh tế và xã hội của các cộng đồng bị phá vỡ nghiêm trọng trong khi đền bù chỉ nghiêng về tài chính, thiếu sự giải trình cần thiết và các kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật mang tính ngắn hạn và đơn lẻ. Trong tương lai gần, các làn sóng di dân tự do để tìm sinh kế mới là có thể thấy được, kéo theo sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và an sinh xã hội. Về lâu dài, đói nghèo, nguồn nhân lực suy giảm chất lượng, các nét văn hóa bị mất đi, dẫn đến phát triển của cộng đồng bị đóng băng, chuẩn bị cho sự tàn lụi cả cơ sở vật chất, đời sống kinh tế và tinh thần của các cộng đồng bị ảnh hưởng, mà ngay từ đầu được hoạch định là có cuộc sống tốt đẹp, hiện đại hơn từ phát triển những công trình mang lại lợi ích lớn cho xã hội như thủy điện A Lưới. Phân tích của chúng tôi cũng nêu rõ, chỉ có thể từ việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sinh kế thay thế trước mắt cũng như chiến lược lâu dài với sự tham gia của nhiều bên, nhiều cơ quan ban ngành, từ các cấp khác nhau trong sự tham vấn và tham gia của các cộng đồng bị ảnh hưởng mới có thể tạo ra sự thay đổi thực sự, giúp người dân ổn định và phát triển cuộc sống vật chất và tinh thần của họ. Có như vậy, dự án thủy điện A Lưới mới thật sự đem lại «ánh sáng» cho các cộng đồng bị ảnh hưởng, là mô hình mẫu cho các dự án thủy điện khác trong tương lai. Sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển bền vững của các dự án thủy điện. Để đảm bảo tính bền vững của phát triển thủy điện A Lưới nói riêng và các dự án thủy điện nói chung, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh các kiến nghị sau : Kiến nghị 1:Dự án thủy điện A Lưới, có thể khái quát đối với các dự án thủy điện, không thể chỉ được xem là dự án đầu tư kinh tế đơn thuần bởi tác động của nó đối với cộng đồng địa phương là trực tiếp và toàn diện trên mọi khía cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa. Quan trọng hơn nữa, khi các cộng đồng này là các nhóm dễ bị tổn thương, như đồng bào dân tộc thiểu số hay các vùng khó khăn 28
nhất của Việt Nam. Họ không thể bị đẩy vào một tình trạng khó khăn hơn, trong cả ngắn hạn và dài hạn bởi bất kỳ dự án nào dưới danh nghĩa vì mục tiêu phát triển chung của toàn xã hội. Các dự án phát triển thủy điện trước hết cần phải là những dự án phát triển, coi trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của những cộng đồng thiệt thòi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ dự án. Kiến nghị 2:Các dự án thủy điện, bao gồm thủy điện A Lưới phải được xây dựng trên cơ sở xem xét thấu đáo các báo cáo đánh giá tác động môi trường và xã hội có sự tham gia của người dân địa phương, trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án trước khi dự án được bắt đầu. Ở Việt Nam, đánh giá tác động xã hội là một phần của đánh giá tác động môi trường. Đối với các dự án có ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư, đánh giá tác động xã hội cần bắt buộc. Bởi lẽ, những tác động tiêu cực về xã hội mà thủy điện đem lại sẽ không được biết đến/bỏ qua trong quy hoạch xã hội và sẽ trở nên khó giải quyết theo thời gian nếu không được nghiên cứu và có phương án giải quyết hợp lý ngay từ đầu. Kiến nghị 3:Người dân của các cộng đồng ảnh hưởng phải được tham gia vào quá trình hoạch định cuộc sống của họ liên quan đến các thay đổi, di dời do thủy điện A Lưới gây ra. Người dân cần được thông tin đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ về bồi thường và chính sách liên quan khác. Hơn nữa, kinh nghiệm, tri thức và văn hóa bản địa cần được tôn trọng và phát huy trong mọi can thiệp nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của họ và cộng đồng của họ. Sự khác biệt giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng đòi hỏi những phương thức tiếp cận phù hợp khác nhau. Kiến nghị 4:Các hoạt động di dân, đền bù, hỗ trợ sinh kế, phát triển cộng đồng đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thủy điện A Lưới cần được hoạch định và thực thi trong cả ngắn hạn và dài hạn cũng như liên kết tổng hợp các can thiệp khác nhau để tạo ra thay đổi thực sự. Kiến nghị 5:Các kênh đối thoại giữa các bên, đặc biệt là công ty thủy điện, cần được duy trì nhằm ghi nhận những phản ánh và đề xuất từ phía cộng đồng và địa phương. Các kênh đối thoại này rất quan trọng. Một mặt, thủy điện và các cơ quan chức năng có thể nắm được nhu cầu và đánh giá hiệu quả của các can thiệp đến cộng đồng địa phương. Mặt khác, kênh đối thoại cũng giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh mới chưa dự đoán được khi lập dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO Becker, Henk A. 2001. Social impact assessment. European Journal of Operational Research 128(2): 311-321. Burdge, Rabel J. 2003. The practice of social impact assessment - background. Impact Assessment and Project Appraisal 21(2): 84-88. Dawkins, Zoë. 2007. ‘The Social impact of People-Oriented Conservation on Cat Ba Island, Viet Nam.’ Canberra: Australian National University, Research School of Pacific and Asian Studies, Resource Management in Asia-Pacific Program (Working Paper 68). Lê Thị Nguyện và ctv. 2012. Những tác động từ công trình thủy điện Thừa Thiên Huế đến cuộc sống của cộng đồng cư dân ở các khu tái định cư: Trường hợp nghiên cứu điển hình ở Khu tái định cư của thủy điện Bình Điền. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội. Huế. Niên giám thống kê huyện A Lưới. 2013. Nguyễn Thị Mỹ Vân. 2013. Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Chuyên đề NCS Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyen, Tung, and Thuong Nguyen. Nd. Review of resettlement policies and research. Institute for Studies of Society, Economics and Environment. Hanoi. TrầnVăn Đức, Nguyễn Đức Huấn, và Lâm Thị Sâm. 2007. Đánh giá chất lượng cuộc sống và tiềm năng phát triển kinh tế của người dân vùng hồ thủy điện H’Chan xã Đê Ar, huyện Mang Yang, 29
tỉnh Gia Lai. Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam. Hà Nội. Trí Dũng. 2010. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững ở A Lưới. Bản tin Chương trình 135, Số 7/2010. [http://chuongtrinh135.vn/tin-tuc-su-kien/tin-giam-ngheo/Mot-so-giai-phap-giamngheo-ben-vung-o-A-Luoi_153_1276_21.aspx]. UBND huyện A Lưới. Báo cáo năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 2012. Báo cáo rà soát quy hoạch và đầu tư các dự án thủy điện tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo số 20 /UBND-BC gửi Bộ Công Thương. Vanclay, Frank. Conceptualising social impacts. Environmental Impact Assessment Review 22(2002):183-211.
30
NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN THỦY LỢI THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN Ở CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ Lê Thị Nguyện và các thành viên nhóm SEIA3 Báo cáo phân tích những tác động của việc di dời các hộ dân của các công trình thủy điện trên địa bàn xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư (bao gồm công trình thủy điện Hương Điền, công trình thủy điện Bình Điền, và công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch). Kết quả điều tra cho thấy ngoài những tác động tích cực như hệ thống đường sá, trạm y tế và mạng lưới điện thắp sáng được nâng cấp, việc di dời đã có những tác động khá tiêu cực đến cuộc sống của người dân nơi đây. Cụ thể người dân phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, đất sản xuất vừa thiếu vừa kém, thiếu nước cho sinh hoạt và canh tác và trên hết là sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống của người dân các dân tộc thiểu số. 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khi đất nước đang thiếu điện trầm trọng, trách nhiệm của các tỉnh miền Trung vốn có lợi thế thủy điện là phải góp phần bảo đảm năng lượng cho đất nước phát triển. Bên cạnh đó, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến các dạng nhiễu động thời tiết ở miền Trung cũng rất phức tạp, đặc biệt là hiện tượng mưa, nắng thất thường đã gây ra tình trạng hạn hán và ngập úng khắp nơi. Có lẽ vì thế mà các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã, đang và sẽ xây dựng gần 150 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ và nhiều công trình thủy lợi đi cùng để vừa sản xuất điện, vừa điều tiết lượng nước trong khu vực. Tuy nhiên, việc xây dựng tràn lan các nhà máy thủy điện – thủy lợi đã để lại những hiểm họa khôn lường. Những cánh rừng bị phá hủy khiến lũ ngày càng hung hãn, hiện tượng “lũ chồng lũ” xuất hiện, môi trường sinh thái thay đổi làm biến mất nhiều loài động, thực vật, chất lượng nguồn nước trên các sông bị biến đổi, nguồn lợi thủy sản nhiều nơi bị cạn kiệt nghiêm trọng… Điều này đã dẫn đến cuộc sống của người dân ở những khu vực này bị đảo lộn, nhiều vùng đất sản xuất bị biến mất... Đặc biệt cuộc sống của người dân ở nhiều khu tái định cư thủy điện - thủy lợi hiện đang là những vấn đề bức xúc do quá trình thực hiện các chính sách tái định cư chưa được nghiêm túc, nhất là đối với dân tộc thiểu số, cuộc sống của họ ở các khu tái định cư càng khốn đốn hơn. Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 5.062,59 km2, bao gồm 06 đơn vị hành chính cấp huyện, 01 thành phố trực thuộc Tỉnh và 02 thị xã. Với dân số khoảng 1,15 triệu người, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 96% và gần 4% là các dân tộc ít người (chủ yếu là dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Pahy, Bru – Vân Kiều, Pa Kôh,..). Thừa Thiên Huế là một lãnh thổ có nhiều lợi thế để phát triển hệ thống thủy điện và công trình thủy lợi. Trong quá trình đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện và đập thủy lợi, nhiều cộng đồng dân cư phải di dời đến định cư ở những vùng đất mới. Tại các khu tái định cư này, không phải cuộc sống của mọi người dân đều được ổn định như các chính sách tái định cư đã đưa ra, mà thực tế nhiều nơi đang là vấn đề bức xúc do cuộc sống của họ gặp rất nhiều trở ngại so với nơi định cư cũ. 3
Nhóm Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (SEIA). SEIA là một tổ chức trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 11/ 2011/QĐ–LHH ngày 27/07/2011
31
Rõ ràng sự xuất hiện các công trình thủy lợi – thủy điện không những tác động trực tiếp đến môi trường tự nhiên mà còn tác động đến môi trường xã hội rất trầm trọng. Hiện nay trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 thôn TĐC, trong đó có 5 thôn TĐC từ các dự án thủy điện, bao gồm thôn Hòa Bình, Hòa Thành, Bình Dương là những khu TĐC thuộc công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch, khu TĐC thôn Năm thuộc công trình thủy điện Hương Điền và khu TĐC thôn Bồ Hòn thuộc công trình thủy điện Bình Điền. Vấn đề thiếu đất sản xuất, đất xấu, thiếu công ăn việc làm là tình trạng chung của các khu TĐC, những người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm cho đời sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sinh kế của họ. Nhằm góp phần giúp người dân TĐC trên địa bàn thị xã Hương Trà giải quyết những khó khăn trên, nhóm Đánh giá tác động môi trường xã hội (SEIA) thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) đã xây dựng chương trình nghiên cứu về những tác động của các công trình thủy lợi - thủy điện đến cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư thuộc thị xã Hương Trà. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng đồng thời các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu, thông tin Phương pháp điều tra, phỏng vấn Phương pháp chuyên gia Phương pháp thảo luận nhóm 2. SỰ HÌNH THÀNH CÁC KHU TĐC Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 2.1. Sự phát triển các công trình thủy điện - thủy lợi liên quan đến sự hình thành các khu TĐC ở thị xã Hương Trà Trên địa bàn thị xã Hương Trà có hai sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế chảy qua là sông Hương và sông Bồ. Đồng thời, khu vực phía Tây của huyện là khu vực có đồi núi nên ở đây có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Hương Trà có 2 công trình thủy điện đang được xây dựng và đã đi vào hoạt động là công trình thủy điện Hương Điền và công trình thủy điện Bình Điền. 2.1.1. Công trình thủy điện Hương Điền - Công trình thủy điện Hương Điền với tên gọi trước đây là Cổ Bi nằm trên sông Bồ thuộc địa phận xã Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 20 km về hướng Tây. - Nhà máy thủy điện Hương Điền có tổng vốn đầu tư hơn 1.620 tỷ đồng, công suất lắp máy 81 MW gồm 3 tổ máy, khi phát điện sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia sản lượng điện bình quân hơn 300 triệu KWh/năm. - Các thông số cơ bản của công trình gồm: Cao trình đập cao 61,50m; chiều cao đập lớn nhất là 82,50 m. Dung tích toàn bộ của hồ chứa là 820 triệu mét khối, với mặt bằng khu vực công trình chính khoảng 100 ha4. - Ngày 10/10/2010, thủy điện Hương Điền đưa vào vận hành tổ máy số 1 và đúng 1 tháng sau, tổ máy số 2 cũng được đưa vào vận hành. Trong 4 tháng đầu năm 2011, ngoài việc tiếp tục thi công xây dựng và chuẩn bị lắp đặt tổ máy thứ 3, TĐ Hương Điền vẫn vận hành phát điện lên lưới điện quốc gia 2 tổ máy đã lắp đặt với sản lượng ước đạt 42,5 triệu KWh, doanh thu ước khoảng 32 tỷ đồng. 2.1.2. Công trình thủy điện Bình Điền Công trình thủy điện Bình Điền do Công ty Cổ phần thủy điện Bình Điền (Tổng công ty Sông Đà góp vốn đầu tư) đầu tư xây dựng theo hình thức BOO (Xây dựng, sở hữu và kinh doanh). Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 15/01/2005 và hoàn thành ngày 16/4/2009. - Công trình thủy điện Bình Điền là công trình cấp II với công suất lắp máy là 44 MW, điện
32
lượng trung bình hàng năm là 181,65 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư là 1071 tỷ đồng. - Công trình được xây dựng tại xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công trình bao gồm các hạng mục chính như sau: + Đập dâng kết cấu bằng bê tông trọng lực RCC, chiều dài toàn bộ đập dâng bờ phải và bờ trái 362,8 m, chiều cao lớn nhất 64 m, chiều rộng mặt đập 7 m. + Đập tràn kết cấu bằng bê tông trọng lực RCC, cao độ ngưỡng tràn 73 m, kích thước cửa van cung 10x12,57 m. + Kênh dẫn nước chiều rộng đáy kênh 12 m, chiều dài 30 m. + Đường ống áp lực bằng thép dày 12÷26 mm, chiều dài 280 m, đường kính trong 4,5 m. + Nhà máy kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, kích thước nhà máy 18,25x32,1 m. Nhà máy có 02 tổ máy tuabine Francis trục đứng. 2.1.3. Công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch Công trình hồ thủy lợi Tả Trạch thuộc xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên sông Tả Trạch là dòng chảy chính của sông Hương. Công trình này được xây dựng với tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.000 tỷ đồng (từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ) do Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 thi công. Các nhiệm vụ chính của công trình như: 1-Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương, trong đó có TP. Huế và Quần thể di tích cố đô Huế; 2- Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng 173 m3/ngày đêm; 3 -Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 35 ngàn ha đất canh tác thuộc vùng đồng bằng sông Hương, bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ du nhằm đẩy mặn, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản; 4-Ngoài ra, công trình còn tận dụng phát điện với công suất 19.5 MW. - Các thông số cơ bản của công trình gồm: Diện tích lưu vực 717 km2, chiều cao đập lớn nhất là 56 m, chiều dài đỉnh đập 1.112 m, có dung tích phòng lũ là 509,8 triệu m3. - Các hạng mục công trình chính: + Đập không tràn: gồm 1 đập chính và 4 đập phụ Đập chính: Tuyến đập: Tuyến IIb, cao trình đỉnh đập 55 m, cao trình đỉnh tường chắn sóng 56m, chiều cao lớn nhất của đập 60 m, chiều dài đỉnh đập 1.187 m, chiều rộng mặt đập 10 m, hình thức kết cấu dập đất đá hỗn hợp. + Tràn xả lũ: Cao trình ngưỡng xả mặt 37,0 m, cao trình ngưỡng xả đá 16 m, kích thước cửa xả mặt 5 cửa (9x10) m, kích thước cửa xả đáy 5 cửa (4x3,2) m + Tuy nen lấy nước kết hợp dẫn dòng thi công và xả lũ: Tổng chiều dài toàn tuyến 354,76 m, trong đó đoạn cửa nhận nước dài 29 m, đoạn chuyển tiếp dài 47,76 m, đoạn thân dài 260 m và đoạn cửa ra dài 18 m. + Nhà máy thủy điện: Vị trí ở sau đập chính, bên trái cửa ra tuy nen, số tổ máy 3, công suất lắp máy 19,5 MW, điện lượng trung bình hàng năm 80,4 x 106 KWh, số giờ làm việc 4.123h. 2.2. Sự hình thành các khu tái định cư ở thị xã Hương Trà Việc xây dựng các nhà máy thủy điện - thủy lợi sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là về kinh tế, nhưng nó cũng kéo theo nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là tái định cư cho người dân vùng lòng hồ thủy điện. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Hương Trà có 8 thôn tái định cư thuộc 3 xã: thôn Năm thuộc xã Hồng Tiến, thôn Bồ Hòn, Bình Dương, Hòa Thành, Hòa Bình thuộc xã Bình Thành và thôn Lim, Chầm, Thọ Khương thuộc xã Hương Hồ. Trong đó, khu TĐC thôn Năm được hình thành từ công trình thủy điện Hương Điền, khu TĐC thôn Hòa Bình, Hòa Thành và Bình Dương được hình thành từ công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch và khu TĐC thôn Bồ Hòn được hình thành từ công trình thủy điện Bình Điền, còn các thôn thuộc xã Hương Hồ được hình thành từ các dự án giãn dân của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong 8 thôn này, có hai thôn thuộc khu vực đồng bằng là thôn Thọ Khương và thôn Chầm còn 6 thôn còn lại thuộc khu vực đồi núi phía Tây huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 33
Bảng 1. Lịch sử hình thành các khu TĐC và một số thông tin liên quan Thôn
Năm TL
Nơi đi
Từ dự án
Số dân
Dân tộc
Hòa Thành
2004
Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy
Lòng Hồ Tả Trạch
279
Kinh
Bình Dương
2004
Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy
Lòng Hồ Tả Trạch
362
Kinh
Hòa Bình
2004
Xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy
Lòng Hồ Tả Trạch
386
Kinh
Bồ Hòn
2006
Huyện A Lưới
Thủy điện Bình Điền
225
96% Cơtu, 4% Kinh
Xã Hương Vân, thị xã Thủy điện Hương 108 Vân Kiều Hương Trà Điền 2.3. Đặc điểm chung các khu TĐC huyện Hương Trà Qua những lần nhóm SEIA tiến hành khảo sát ở các khu TĐC vào những tháng đầu năm 2012, có thể hệ thống một số đặc điểm chung ở các khu TĐC như sau: - Về cơ sở hạ tầng: Được sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền và các dự án thủy điện, các khu TĐC đều được đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản như điện, đường, trường, trạm… rất thuận lợi cho sinh hoạt của người dân. Hầu hết các hệ thống đường sá ở các khu TĐC đều được đổ nhựa hoặc bê tông hóa. Điện - nước hầu hết đã được đưa đến từng nhà. Xã đã có trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng. Nhờ vậy mà các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội trong thôn cũng như giao lưu với bên ngoài sẽ có nhiều thuận lợi. Đối với điều kiện học tập, phần lớn việc học của con em trong các khu TĐC đều gặp nhiều thuận tiện hơn. - Công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường được tăng cường. Các chương trình y tế của quốc tế và quốc gia thường xuyên được thực hiện, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời, ý thức tự phòng chống bệnh tật của người dân được nâng cao. Thêm vào đó, hiện nay ý thức vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan được nâng cao, từ đó đã hạn chế dịch bệnh xảy ra. - Hàng năm, các hoạt động VH - TDTT thường được tổ chức trong các ngày lễ lớn của quốc gia và các ngày lễ hội của người dân địa phương. Các hoạt động này không những là món ăn tinh thần cho người dân sau những ngày lao động vất vả mà còn là cách thức lưu giữ truyền thống văn hóa của người dân địa phương từ đời này qua đời khác. - Hoạt động của các hội, đoàn trong khu TĐC có phần phát triển. So với trước đây khi còn ở nơi cũ không có các hội đoàn thì hiện nay, trong thôn đã thành lập hội Phụ nữ, hội Nông dân, đoàn Thanh niên. Đây là nơi người dân có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong hoạt động cuộc sống hàng ngày, là nơi chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau và đồng thời thông qua các tổ chức này người dân đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các cấp, ngành khác. Nhìn chung, các hoạt động văn hóa – xã hội cũng như cơ sở hạ tầng của người dân đang có sự phát triển tốt. Bên cạnh những yếu tố tích cực trên thì có một hiện thực không thể phủ nhận là hiện nay trên địa bàn các thôn TĐC người dân không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bình quân đầu người thấp, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn... nghĩa là các điều kiện sinh kế của người dân không được bảo đảm. 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN – THỦY LỢI ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN Ở CÁC KHU TĐC THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 3.1. Đối với khu tái định cư của công trình thủy điện Bình Điền Năm 2006 để giải phóng lòng hồ phục vụ cho việc thi công công trình thủy điện Bình Điền phải Thôn 5
34
2009
di dời 46 hộ, 225 khẩu đến khu TĐC ở thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà. Số dân di dời này chủ yếu là dân tộc thiểu số. Sau hơn 6 năm định cư, số hộ ở khu TĐC thôn Bồ Hòn tính đến đầu năm 2012 là 54 hộ, 275 khẩu. Trong đó có đến 27 hộ nghèo. Số hộ được khảo sát, phỏng vấn là 48 hộ (88,9%), tương ứng 228 khẩu. Trong đó số dân thuộc độ tuổi lao động là 150 người (L). 3.1.1. Tình hình đền bù, hỗ trợ người dân trong quá trình di dời: a. Hỗ trợ và đền bù kinh phí trong quá trình di dời Trước khi di dời đến khu TĐC Bồ Hòn, đây là số dân từ Hương Nguyên ở huyện A Lưới di dời đến nên họ chưa được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thế họ hoàn toàn không được đền bù khi tiếp tục di dời đến nơi ở mới mà chỉ nhận được tiền hỗ trợ và cấp đất mà thôi. Số tiền được hỗ trợ trung bình mỗi người là 7.672.368 đồng và số tiền hỗ trợ cho mỗi hộ được tính tùy theo số lượng nhân khẩu trong gia đình. b. Hỗ trợ về lương thực, thực phẩm Vì người dân ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số nên hầu hết các hộ khi di dời đến KTĐC đều được hỗ trợ lương thực nhằm giải quyết cuộc sống tạm thời trước mắt và mang tính thời điểm đối với những hộ thuộc diện nghèo đói. Số lương thực được cấp chủ yếu là gạo, mì tôm. Về gạo số lượng được cấp thấp nhất là 0,5kg/ người và số tháng hỗ trợ gồm nhiều loại, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc có hộ đến 1 năm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Ngoài ra, trong dịp Tết cổ truyền mỗi hộ cũng được cấp 10kg gạo. c. Hỗ trợ về giống cây trồng và chăn nuôi Trong số mẫu khảo sát, có 23 hộ ở khu TĐC được hỗ trợ giống cây trồng. Chủ yếu là cây ăn quả, như bưởi, thanh trà, quýt, chuối, măng cụt… Trung bình mỗi hộ từ 10 đến 20 cây con. Tuy nhiên, phần lớn cây trồng đều không hiệu quả (chiếm 69,6%) vì đất quá xấu, thiếu nước tưới. Số hộ còn lại thì cây trồng phát triển cũng rất chậm và chưa cho thu hoạch gì đáng kể. Ngoài ra nhiều hộ còn được hỗ trợ giống cây lồ ô, cây keo và một số giống sắn, nhưng cũng do không có tiền để đầu tư phân bón nên nhìn chung cũng không có hiệu quả. Về giống để chăn nuôi: Qua số mẫu được khảo sát, có 39 hộ được hỗ trợ giống để chăn nuôi. Chủ yếu là giống gà, vịt, lợn, dê và bò. Trung bình mỗi hộ được cấp trên dưới 10 con gà, nhưng phần lớn người dân nuôi không có hiệu quả vì không có đủ thức ăn, đất thì quá xấu nên không thể trồng rau màu cho gia súc, gia cầm được. d. Tình hình vay vốn Do số tiền hỗ trợ ít ỏi nên để tạo điều kiện cho người dân có vốn hoạt động kinh tế, canh tác, nhiều tổ chức đã cho người dân nơi đây vay vốn. Vốn vay này từ chương trình 135, từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ Hội Phụ nữ và một số tổ chức của Tỉnh và Huyện. Trong số mẫu khảo sát, 48 hộ thì có đến 39 hộ phải vay vốn. Số tiền trung bình những hộ được vay thấp nhất là 5.000.000đ và có nhiều hộ vay vài chục triệu đồng. e. Tình hình đào tạo nghề Qua khảo sát, cộng đồng dân cư ở KTĐC Bồ Hòn chưa được tiếp cận với bất kỳ lớp tập huấn hay dạy nghề nào. 3.1.2.Những tác động 1. Tác động đến sinh kế * Đất đai Khi chuyển tới nơi định cư, vấn đề đền bù đất đai của người dân như sau: Theo ý kiến của trưởng Thôn và qua thảo luận nhóm đều nhận định rằng “Ban Quản lý Dự án và UB xã đã hứa trước khi di dời về nơi ở mới sẽ cấp cho mỗi hộ là 1ha đất, nhưng bây giờ trung bình mỗi hộ chỉ được 2 - 3 sào, tức là 1000m2”. Qua số mẫu được khảo sát, quy mô diện tích đất và loại hình sử dụng đất mà Dự án cấp cho người dân được xác định như sau: 35
Bảng 2. Diện tích đất được cấp cho mỗi hộ Trung bình/ hộ (sào của Trung bộ)
Max
Min
3 sào
5 sào
1 sào
Đất rừng
0.3 sào
3 sào
0 sào
Đất ruộng
0
0
0
Loại đất sử dụng Đất ở và đất vườn
Khi xác định mức độ hài lòng về việc cấp đất, kết quả nhận định như sau: - Hài lòng: 2.08% tổng số đánh giá - Không hài lòng: 83.34% - Bình thường: 14.58% So với nơi định cư cũ, diện tích đất canh tác được người dân đánh giá như sau: + Diện tích đất được cấp nhiều hơn: 4.17% + Như nhau: 0% + Ít hơn: 95.83% Về chất lượng đất canh tác ở khu TĐC so với nơi cũ: 100% ý kiến của người dân đều khẳng định chất lượng đất ở khu TĐC xấu hơn nhiều so với nơi ở cũ. Điều này được xác định qua sự phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng. * Tình hình việc làm Cơ cấu nghề nghiệp: Qua khảo sát, sự phân hóa nghề nghiệp đối với số người trong và trên độ tuổi lao động được xác định như sau: - Làm ruộng kết hợp với chăn nuôi: 42% (so với L) - Nghề tự do: 35.33% - Học sinh - Sinh viên: 17.34% - Ở nhà, nội trợ: 3.33% - Thợ may: 0.67% - Thợ nề: 1.33% * Về mức thu nhập So với nơi ở cũ, mức thu nhập của người dân ở khu TĐC được xác định như sau: + Thấp hơn: 89.59% + Như nơi ở cũ: 8,33% + Cao hơn nơi ở cũ: 2,08% 2. Tác động đến văn hóa – xã hội *Về hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng Sự thay đổi nơi định cư rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động cộng đồng, đặc biệt những phong tục tập quán ít nhiều cũng bị tác động. * Niềm tin vào cuộc sống trong tương lai “Đất đai không có, lại quá xấu nên canh tác không hiệu quả, không có việc làm, phải đi làm thuê, làm mướn, không làm ra tiền như trước đây, thu nhập thấp, cuộc sống càng lúc càng khó khăn hơn...”. Đây là những tâm sự của người dân ở khu TĐC Bồ Hòn về cuộc sống hiện tại của họ. Chính vì vậy khi tìm hiểu niềm tin của người dân vào cuộc sống thì tỷ lệ “chán nản cuộc sống hiện tại và chưa có niềm tin trong tương lai” chiếm trên 50%. Tuy nhiên, có nhiều hộ họ vẫn nuôi hy vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại, bởi họ tin tưởng sẽ được tiếp tục cấp đất để canh tác, 45% số hộ được phỏng vấn là có niềm tin như vậy. Cụ thể như sau: + Niềm tin có cuộc sống tốt hơn: 45% + Bình thường: 4.17% 36
+ Không có niềm tin, chán nản hơn: 50,83% * Việc duy trì, tổ chức các lễ hội truyền thống Qua khảo sát 48 hộ, khoản 50% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc tổ chức lễ hội truyền thống ở khu TĐC là thuận lợi hơn nơi ở cũ. Thuận lợi hơn nhờ có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, nên việc đi lại được dễ dàng, tạo điều kiện cho việc mua sắm các lễ vật được nhanh hơn và đầy đủ hơn. Có khoảng 45% ý kiến cho rằng ở khu TĐC việc tổ chức lễ hội lại khó khăn hơn, nguyên nhân do không có tiền làm hạn chế việc mua sắm lễ vật và chỉ 4.17% ý kiến cho là không có thay đổi so với nơi ở cũ. Cụ thể: + Việc tổ chức lễ hội ở khu TĐC thuận lợi hơn nơi ở cũ: 50% + Bình thường: 4.17% + Khó khăn hơn: 45,83% Tuy cuộc sống không được như ý muốn và đời sống không được nâng cao so với nơi ở cũ, nhưng người dân trong thôn vẫn cố gắng duy trì các hoạt động truyền thông, như cũng lễ đầu năm, phải cố gắng cúng một con heo (80-100kg), còn cúng làng thì 10 – 15 năm mới tổ chức một lần. Cũng do kinh phí của làng hạn hẹp và tầng lớp thanh niên ngày nay chạy theo lối sống mới nên một số lễ hội hiện nay không được duy trì nữa như lễ hội “Đâm trâu”, “Chọi gà”. * Đối với việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, hội Nông dân… ở khu TĐC Bồ Hòn hầu như vẫn được duy trì như nơi ở cũ, nhất là sinh hoạt hội phụ nữ với mục đích gây quỹ để hoạt động và giúp đỡ những chị em gặp khó khăn.. Kết quả điều tra thu được những ý kiến sau: Nhiều hơn: 39.59% Bình thường: 45.83% Ít hơn: 14.58% * Về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa Bao gồm các dịch vụ như internet, karaoke, quán cà phê, khu vui chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng… Trong đó dịch vụ quán cà phê là loại hình phổ biến nhất. Kết quả khảo sát và thu được ý kiến của cộng đồng về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa so với nơi ở cũ như sau: + Tốt hơn nơi ở cũ: 45.83% + Bình thường: 35.42% + Khó hơn: 14.58% Số ý kiến cho là “khó khăn” hơn thường rơi vào các hộ quá nghèo, nên họ không có tiền để tiếp cận các dịch vụ đó * Các vấn đề xã hội khác + Trộm cắp: Nhiều hơn: 20.83% Ít hơn: 12.5% Không có: 66.67% + Cờ bạc: Nhiều hơn: 6.25% Ít hơn: 14.58% Không có: 79.17% + Mại dâm: Nhiều hơn: 4.17% Ít hơn: 0% Không có: 95.83% + Ăn nhậu say sưa: Nhiều hơn: 27.08% Ít hơn: 27.08% Không có: 45.84% + Đánh nhau, gây mất trật tự xã hội: Nhiều hơn:8.33% Ít hơn: 8.33% Không có: 81.25% +Ma túy: Nhiều hơn: 0% Ít hơn:0% Không có: 100% 3. Tác động đến giáo dục * Cơ cấu trình độ học vấn (>15 tuổi): Qua khảo sát thực tế, cơ cấu về trình độ học vấn của người dân thuộc độ tuổi lao động ở khu TĐC Bồ Hòn được xác định như sau: Toàn thôn chỉ có 04 người có trình độ học vấn ở bậc cao đẳng, trung cấp và đại học. Tỉ lệ mù chữ chiếm rất cao, 37.38%, bậc tiểu học cũng chiếm đến 30.66%. Còn trình độ ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông rất thấp, chỉ 2.66 và 2.00% * Theo phát biểu của ông Trưởng thôn: “Hiện tại trong thôn có nhà mẫu giáo nhưng đã bị hư nên các cháu phải qua thôn khác học. Đồng thời học phí mỗi cháu mỗi tháng là 200.000đ đối với người dân nơi đây là cao quá, nên không phải gia đình nào cũng cho con em đi học mẫu giáo được.” 37
- Trong thôn có 1 trường cấp 1, 12 phòng nhưng chỉ dạy từ lớp 1 đến lớp 4 - Học sinh cấp 2 phải sang xã Bình Thành để học - Học sinh cấp 3 phải đến xã Bình Điền học - Tỉ lệ học sinh đến trường khoảng 75% - Trong Thôn không có giáo viên dạy học nên để có giáo viên dạy Xã phải cử giáo viên từ các Thôn khác sang - Hầu hết các giáo viên không biết tiếng dân tộc nên đã hạn chế rất nhiều trong quá trình giảng dạy, truyền đạc kiến thức cho học sinh. Bảng 3. Ý kiến của người dân về các vấn đề giáo dục ở khu TĐC STT
Ý kiến đánh giá (%)
Nội dung
A
B
C
1
Chất lượng đường từ nhà đến trường
100
0
0
2
Khoảng cách từ nhà đến Trường
6,25
89,58
4,17
3
Chất lượng trường, lớp
91,66
4,17
4,17
4
Dụng cụ phục vụ học tập
93,75
2,08
4,17
5
Tình trạng học sinh bỏ học
29,17
20,38
50,45
6
Sự quan tâm của Nhà nước
64,58
22,92
12,50
4. Tác động đến sức khỏe Bảng 4. Ý kiến của người dân về những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng ở khu TĐC so với nơi ở cũ TT
Các vấn đề liên quan sức khỏe người dân
Ý kiến người dân (%) A
B
C
1
Khoảng cách từ nhà đến trạm xá
89,58
4,17
6,25
2
Chất lượng trạm xá (thuốc, dụng cụ khám, chữa bệnh
70,83
25,00
4,17
3
Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi
85,42
12,50
2,08
4
Tình trạng xuất hiện các dịch bệnh
41,67
27,08
31,25
- Toàn bộ người dân ở khu TĐC sẽ được dự án 135 hỗ trợ cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, do sự hỗ trợ của dự án 135 nên năm 2013 thôn Bồ Hòn không được xếp vào “thôn nghèo” của Xã và trong Thôn không có hộ thuộc “diện nghèo”. Điều này hoàn toàn trái với quy định của Bộ LĐTB & XH. Tuy được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhưng do mức thu nhập thấp nên mỗi khi đau ốm, phần lớn người dân đều rất lo lắng vì họ không có tiền để lo cho việc khám và chữa bệnh. - Trong Thôn không có trạm xá, việc khám - chữa bệnh đều phải đến trạm xá của Xã hoặc đi khám ngoài. - Hiện tượng dịch bệnh diễn ra trong Thôn là vào khoảng tháng 2 hàng năm, không rõ lý do gì mà chó và gà, vịt chết hàng loạt. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong Thôn rất nhiều. 3.1.3.Tình hình nhà ở, đường sá, điện, nước - Về hệ thống điện, đường giao thông: Mặc dù thời gian mới đến khu TĐC không có điện và đến năm 2010 mới có điện, nhưng nhìn chung hiện nay hệ thống điện, đường sá rất thuận tiện cho 38
bà con đi lại. Đường đã được bê tông hóa, có xây cầu “chống lụt” nên bà con yên tâm đi lại trong mùa lụt, bão. - Nước sinh hoạt: Trong Thôn chưa có nước máy sạch, chủ yếu là nước tự chảy. Vì thế nước hay bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu, ngoài ra ở phía đầu nguồn dân thả trâu và trâu hay ngâm mình trong nước nên thật sự không yên tâm khi sử dụng nguồn nước này trong sinh hoạt hằng ngày. Đến nay trong Thôn vẫn chưa có quyết định về kế hoạch xây dựng đường ống nước máy để phục vụ cho bà con vì yêu cầu dân phải đóng 50% chi phí đường ống và giá nước khi sử dụng là từ 3500 – 4000 đồng/ m3 là cao quá so với thu nhập của người dân nơi đây. - Về nhà ở: Nhìn chung mọi người dân trong thôn đều có nhà ở (cấp 4) được xây dựng như nhau về kiến trúc và diện tích trung bình mỗi căn nhà là 120 m2. Tuy nhiên do kiến trúc giống nhau nên thời gian đầu cứ hay xảy ra tình trạng “vào nhầm nhà” rất là phiền phức. Về chất lượng nhà thì đến nay phần lớn đã bị xuống cấp. 3.1.4. Mong muốn của người dân hiện nay ở khu TĐC Qua phỏng vấn trực tiếp 46 hộ gia đình, những mong muốn hiện nay của người dân được xác định như sau: - Cấp thêm đất sản xuất, đặc biệt là đất để trồng cây tràm. - Cấp các giống cây trồng, vật nuôi và đồng thời tạo điều kiện cho người dân tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi sao cho hiệu quả. - Giảm học phí cho con em có điều kiện đi học. - Cho vay vốn không lãi hoặc lãi suất thấp để làm ăn, như mua giống cây trồng, vật nuôi, mua thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. - Sớm được cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ về các dịch vụ y tế - Đào tạo nghề và tạo điều kiện để được hành nghề để hạn chế thanh niên ở Thôn đang “đua nhau” vào TP Hồ Chí Minh làm thuê, chủ yếu là nghề may. 3.1.5. Ý kiến của gia đình về sự xuất hiện các đập thủy điện, thủy lợi - Những mặt tích cực từ các công trình thủy điện - thủy lợi: + Bổ sung điện cho Quốc gia + Hệ thống điện, đường, trường, trạm nơi ở mới nhìn chung tốt hơn. + Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục nhìn chung được thuận lợi hơn. + Nhờ có tiền đền bù ban đầu nên phần lớn nhiều gia đình đã sắm sửa được vật dụng bằng điện trong nhà (nhưng chỉ ban đầu). - Những hạn chế: + Thiếu công ăn việc làm do thiếu đất sản xuất, đất lại quá xấu nên canh tác kém hiệu quả, nước tưới mùa hè cũng không đủ, còn mùa mưa lũ thì dễ gây ngập úng, + Phần lớn người dân phải đi làm thuê (làm te) nên thu nhập không ổn định và thấp hơn nơi ở cũ, kinh tế gia đình trở nên khó khăn, thiếu thốn. + Mùa mưa lũ đi lại trong vùng khó khăn hơn vì nước ngập lớn, sợ bị sạt lở, lũ cuốn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. + Khi xả nước thủy điện thường gây mùi hôi, ô nhiễm không khí. + Nước sinh hoạt quá bẩn, kém chất lượng + Ngập úng đất canh tác. 3.2. Đối với khu tái định cư của công trình thủy điện Hương Điền Khu TĐC của công trình thủy điện Hương Điền thuộc thôn 5, xã Hồng Tiến. Số hộ ban đầu được di dời đến khu TĐC là 24 hộ, tương ứng 108 khẩu. Số hộ được điều tra, phỏng vấn là 20 hộ chiếm 83.33%, tương ứng 89 khẩu. Trong đó số dân thuộc độ tuổi lao động là 49 người (L). 39
3.2.1. Tình hình đến bù, hỗ trợ người dân trong quá trình di dời a. Kinh phí được hỗ trợ và đền bù trong quá trình di dời Có 9 hộ trong tổng số 20 hộ dân khảo sát được đền bù tiền khi chuyển tới nơi TĐC, như vậy trung bình mỗi người là 3.700.000 đồng và số tiền hỗ trợ cho mỗi hộ được tính tùy theo số lượng nhân khẩu trong gia đình. b. Hỗ trợ về lương thực, thực phẩm Trong tổng số 20 hộ dân được khảo sát, chỉ có 6 hộ (chiếm 30%) cho biết họ đã được hỗ trợ lương thực, thục phẩm lúc đầu khi chuyển tới đây. Số lương thực được cấp chủ yếu là gạo, mì tôm. Về gạo số lượng trung bình được cấp là 7kg/ người và số tháng hỗ trợ gồm nhiều loại, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc có hộ đến 1 năm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. c. Hỗ trợ về giống cây trồng và chăn nuôi Qua khảo sát thì hầu hết người dân ở KTĐC Thôn 5 đều không được hỗ trợ giống cây trồng. Về giống để chăn nuôi: Có 13 hộ được hỗ trợ giống để chăn nuôi, chiếm 65%. Chủ yếu là giống gà, vịt, lợn, dê và bò. Trung bình mỗi hộ được cấp trên dưới 10 con gà. Nhưng chỉ có khoảng 55.6% là nuôi có hiệu quả, còn lại thì không đạt được hiệu quả do gặp phải nhiều khó khăn trong chăn nuôi. d. Tình hình vay vốn Trong tổng số 20 hộ được khảo sát, có 14 hộ có vay vốn chiếm 70%. Trung bình mỗi hộ được cho vay khoảng 15.000.000 đồng. Nguồn vốn vay chủ yếu từ Hội phụ nữ, Hội nông dân và một số tổ chức khác của Huyện, Tỉnh. e. Đào tạo nghề Qua khảo sát, chỉ có 10% số hộ dân được tiếp cận với các lớp tập huấn, dạy nghề. Ngành nghề được đào tạo chính là nghề chăn nuôi thú y. 3.2.2. Những tác động 1. Tác động đến sinh kế *Đất đai Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu của người dân sống ở khu vực này. Qua số mẫu được khảo sát, quy mô diện tích đất và loại hình sử dụng đất mà Dự án cấp cho người dân được xác định như sau: Bảng 5. Diện tích đất được cấp cho mỗi hộ Trung bình/ hộ (sào của Trung bộ)
Max
Min
Đất ở và đất vườn
2.3 sào
5.6 sào
1 sào
Đất rừng
2.1 sào
5.4 sào
2 sào
Đất ruộng
0.8 sào
2 sào
1 sào
Loại đất sử dụng
Khi xác định mức độ hài lòng về việc cấp đất, kết quả nhận định như sau: + Hài lòng: 10% tổng số đánh giá + Không hài lòng: 90% + Bình thường: 0% So với nơi định cư cũ, diện tích đất canh tác được người dân đánh giá như sau: + Diện tích đất được cấp nhiều hơn: 0 % + Như nhau: 0 % + Ít hơn: 100 % Về chất lượng đất canh tác ở KTĐC so với nơi cũ: 100% ý kiến của người dân đều khẳng định chất lượng đất ở KTĐC xấu hơn nhiều so với nơi ở cũ. Điều này được xác định qua sự phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng. 40
* Tình hình việc làm Về cơ cấu nghề nghiệp: Qua khảo sát, sự phân hóa nghề nghiệp đối với số người trong và trên độ tuổi lao động được xác định như sau: - Làm ruộng kết hợp với chăn nuôi: 51.14% (so với L) - Nghề tự do: 4% - Học sinh – Sinh viên: 42.86% - Buôn bán: 2% Đối với người dân sinh sống ở Thôn 5 của KTĐC công trình thủy điện Hương Điền thì hoạt dộng nông nghiệp vẫn là nghề chủ yếu của họ. Trên cơ sở đất đai được cấp, người dân vẫn tiếp tục công việc trồng trọt và chăn nuôi để làm kế sinh nhai cho gia đình. Còn lại tham gia vào một số công việc khác chiếm số lượng rất ít. Qua khảo sát 20 hộ gia đình thì có 75% ý kiến cho rằng công việc nơi khu TĐC là khó kiếm hơn so với nới ở cũ, nghĩa là công việc ở đây không phong phú. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân. Cụ thể qua đánh giá từ người dân về mức độ phong phú của công việc ở khu TĐC so với ở cũ như sau: + Phong phú hơn: 0% + Bình thường: 25% + Ít hơn: 75% Chính vì thế để kiếm được việc làm, giải quyết kế sinh nhai đối với người dân nơi đây cực kì khó khăn. Có đến 80% ý kiến xác định họ khó kiếm được việc và chỉ có 20% ý kiến cho rằng nơi ở mới hay nơi ở cũ đều có thể kiếm việc được. * Về mức thu nhập So với nơi ở cũ, thì tất cả người dân được phỏng vấn đều khẳng định mức thu nhập của người dân ở KTĐC đều thấp hơn nơi ở cũ. (100% thấp hơn). 2. Tác động đến hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng * Niềm tin vào cuộc sống trong tương lai Khi chuyển đến nơi TĐC mới, thì điều kiện cuộc sống có sự thay đổi so với nơi ở cũ. Do đó, niềm tin vào cuộc sống người dân nơi đây cũng có sự thay đổi. Cụ thể như sau: + Niềm tin có cuộc sống tốt hơn: 55% + Bình thường: 25% + Không có niềm tin, chán nản hơn: 20% Việc không có đất để sản xuất, ít việc làm và thu nhập thấp… là những nguyên nhân làm cho người dân ở đây cảm thấy chán nản hơn so với nơi ở cũ trước đây. * Việc duy trì, tổ chức các lễ hội truyền thống Qua khảo sát 20 hộ, khoản 45% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc tổ chức lễ hội truyền thống ở KTĐC là thuận lợi hơn nơi ở cũ. Khi chuyển tới đây sinh sống thì cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, việc đi lại được dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho việc mua sắm các lễ vật được nhanh hơn và đầy đủ hơn. Cụ thể: + Việc tổ chức lễ hội ở KTĐC thuận lợi hơn nơi ở cũ: 45% + Bình thường: 40% + Khó khăn hơn: 15% * Đối với việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân… ở KTĐC Thôn 5 hầu như vẫn được duy trì như nơi ở cũ. Kết quả điều tra thu được những ý kiến sau: Nhiều hơn: 80% Bình thường: 20% Ít hơn: 0% * Về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa Bao gồm các dịch vụ như internet, karaoke, quán cà phê, khu vui chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng… Trong đó dịch vụ quán cà phê là loại hình phổ biến nhất. Kết quả khảo sát và thu được 41
ý kiến của cộng đồng về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa so với nơi ở cũ như sau: + Tốt hơn nơi ở cũ: 70% + Bình thường: 30% + Khó hơn: 0% * Các vấn đề xã hội khác + Trộm cắp: Nhiều hơn: 40% Ít hơn: 20% Không có: 40% + Cờ bạc: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 10% Không có: 90% + Mại dâm: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 0% Không có: 100% + Ăn nhậu say sưa: Nhiều hơn: 10% Ít hơn: 90% Không có: 0% + Đánh lộn, gây mất trật tự xã hội: Nhiều hơn: 10% Ít hơn: 25% Không có: 65% + Ma túy: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 0% Không có: 100% 3. Tác động đến giáo dục * Cơ cấu trình độ học vấn (>15 tuổi): Qua khảo sát thực tế, cơ cấu về trình độ học vấn của người dân thuộc độ tuổi lao động ở khu TĐC Thôn 5 được xác định như sau: Bảng 6. Tỉ lệ cơ cấu dân số theo trình độ học vấn STT
Trình độ học vấn
Tỉ lệ % so với *
1
Mù chữ
24 %
2
Biết chữ (1 - 4)
32 %
3
Cấp 1 (5 – 8)
36 %
4
Cấp II (9 – 11)
2.7 %
5
Cấp III (12)
2.7 %
6
CĐ - THCN - ĐH
2.6 %
7
Sau đại học
0%
* Theo khảo sát và tìm hiểu thì đối với Thôn 5: - Trong thôn có 1 trường mẫu giáo và 1 trường tiểu học. - Đối với học sinh tương ứng ở các cấp đều đã được đến trường. Trong đó cấp 1 có tỷ lệ học sinh là cao nhất. - Phần lớn học sinh thường bỏ học ngang cấp 2, không học hết cấp 3. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho học tập và giảng dạy được đầu tư xây dựng và cải tạo tương đối tốt hơn so với lúc trước. - Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các cấp tương đối đầy đủ, và luôn hăng hái và nhiệt tình trong công việc giảng dạy của mình. Bảng 7. Ý kiến của người dân về các vấn đề giáo dục ở khu TĐC
42
STT
Nội dung
1
Ý kiến đánh giá (%) A
B
C
Chất lượng đường từ nhà đến trường
100
0
0
2
Khoảng cách từ nhà đến trường
85
0
15
3
Chất lượng trường, lớp
100
0
0
4
Dụng cụ phục vụ học tập
90
5
5
5
Tình trạng học sinh bỏ học
5
55
40
6 Sự quan tâm của Nhà nước 25 40 35 4. Tác động đến sức khỏe Bảng 8. Ý kiến của người dân về những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng ở khu TĐC so với nơi ở cũ TT
Các vấn đề liên quan sức khỏe người dân
Ý kiến người dân (%) A
B
C
1
Khoảng cách từ nhà đến trạm xá
100
0
0
2
Chất lượng trạm xá (thuốc, dụng cụ khám, chữa bệnh)
70
25
5
3
Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi
50
50
0
4
Tình trạng xuất hiện các dịch bệnh
40
35
25
- Toàn bộ người dân trong Thôn đều được Nhà nước cấp bảo hiểm y tế. - Trong thôn có trạm xá tuy nhiên vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân thường phải đến Trạm y tế của Xã vì điều kiện trong Thôn không có đủ khả năng để khám và chữa bệnh. 3.2.3. Tình hình nhà ở, đường sá, điện nước - Về hệ thống điện, đường giao thông: Tại khu TĐC 100 % các hộ gia đình đều sử dụng điện, giá cả của điện được người dân tương đối hài lòng. Đối với hệ thống giao thông do khi xây dựng các khu TĐC được đầu tư cải tạo nâng cấp nên đã được thuận tiện hơn. Theo đánh giá của người dân thì chất lượng đường sá ở đây tốt hơn nơi ở trước rất nhều. - Nước sinh hoạt: Người dân sinh sống trong khu TĐC chủ yếu sử dụng nguồn nước được lấy từ trên nguồn. Nước sinnh hoạt thiếu trầm trọng đặc biệt là vào những tháng mùa hè. Hiện nay, bà con đang được sử dụng nước với giá 2000 đồng/m3. - Về nhà ở: Nhìn chung, đối với bà con sinh sống ở khu TĐC đều có nhà ở cấp 4. Nhà ở nơi đây được dự án thủy điện xây dựng tiện nghi hơn so với chỗ ở cũ nên được người dân hài lòng hơn. 3.2.4. Mong muốn của người dân hiện nay ở khu TĐC Qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, những mong muốn hiện nay của người được xác định như sau: + Mong muốn được hỗ trợ thêm vốn để đầu tư phát triển sản xuất + Cấp thêm đất sản xuất cho người dân + Nhà nước quan tâm tạo thêm việc làm, các cơ sở sản xuất để người dân tham gia. + Hỗ trợ thêm giống vật nuôi, cây trồng cho người dân phát triển sản xuất. + Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho lĩnh vực giáo dục, giúp đỡ con em người dân được đến trường. 3.2.5. Ý kiến của gia đình về sự xuất hiện các đập thủy điện, thủy lợi - Những tác động tích cực từ công trình: Phần lớn người dân không có ý kiến, một số người dân cho rằng nhờ có công trình mà họ được đến nơi TĐC mới có cơ sở hạ tầng tốt hơn. - Những hạn chế của công trình: + Đời sống người dân tại nơi ở mới khó khăn hơn + Mất diện tích đất canh tác. 3.3. Các khu tái định cư từ công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch 3.3.1. Khu tái định cư Hòa Thành Khu TĐC Hòa Thành thuộc hệ thống các khu TĐC của công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch nằm ở xã Bình Thành. Số hộ ban đầu được di dời đến khu TĐC là 63 hộ, tương ứng 284 khẩu. 43
Số hộ được điều tra, phỏng vấn là 40 hộ chiếm 63.49%, tương ứng 182 khẩu. Trong đó số dân thuộc độ tuổi lao động là 117 người (L). 1. Tình hình đền bù, hỗ trợ người dân trong quá trình di dời a. Kinh phí: 100 % hộ dân khi chuyển tới nơi TĐC mới đều được hỗ trợ tiền, trung bình mỗi người là 9.200.000 đồng và số tiền hỗ trợ cho mỗi hộ được tính tùy theo số lượng nhân khẩu trong gia đình. b. Hỗ trợ về lương thực, thực phẩm Hầu hết các hộ khi di dời đến khu TĐC đều được hỗ trợ lương thực nhằm giải quyết cuộc sống tạm thời trước mắt và mang tính thời điểm đối với những hộ thuộc diện nghèo đói (55% số hộ được hỗ trợ). Số lương thực được cấp chủ yếu là gạo, mì tôm. Về gạo số lượng trung bình được cấp là 7kg/ người và số tháng hỗ trợ gồm nhiều loại, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc có hộ đến 1 năm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. c. Hỗ trợ về giống cây trồng và chăn nuôi Trong số mẫu khảo sát, tất cả các hộ ở khu TĐC đều được hỗ trợ giống cây trồng. Chủ yếu là cây ăn quả, như bưởi, thanh trà, quýt, chuối, măng cụt… Trung bình mỗi hộ từ 10 đến 20 cây con. Tuy nhiên, phần lớn cây trồng đều không hiệu quả (chiếm 94.3%) vì đất quá xấu, thiếu nước tưới. Số hộ còn lại thì cây trồng phát triển cũng rất chậm và chưa cho thu hoạch gì đáng kể. Về giống để chăn nuôi: Có 38 hộ được hỗ trợ giống để chăn nuôi, chiếm 95%. Chủ yếu là giống gà, vịt, lợn, dê và bò. Trung bình mỗi hộ được cấp trên dưới 10 con gà. Nhưng chỉ có khoảng 52.7% là nuôi có hệu quả, còn lại thì không đạt được hiệu quả do gặp phải nhiều khó khăn trong chăn nuôi. d. Tình hình vay vốn Trong tổng số 40 hộ được khảo sát, có 21 hộ có vay vốn chiếm 52.5%. Trung bình mỗi hộ được cho vay khoảng 11.860.000 đồng. Nguồn vốn vay chủ yếu từ hội Phụ nữ và một số tổ chức khác của Huyện, Tỉnh. e. Đào tạo nghề Qua khảo sát, 20% số hộ dân được tiếp cận với các lớp tập huấn, dạy nghề. Một số ngành nghề được đào tạo là nghề chầm nón và nghề may. 2. Những tác động từ công trình a. Tác động đến sinh kế * Đất đai Qua số mẫu được khảo sát, quy mô diện tích đất và loại hình sử dụng đất mà Dự án cấp cho người dân được xác định như sau: Bảng 9. Diện tích đất được cấp cho mỗi hộ Loại đất sử dụng Đất ở và đất vườn
Trung bình/ hộ (sào của Trung bộ)
Max
Min
2 sào
3 sào
0.8 sào
Đất rừng Đất ruộng Khi xác định mức độ hài lòng về việc cấp đất, kết quả nhận định như sau: - Hài lòng: 2.5% tổng số đánh giá - Không hài lòng: 85% - Bình thường: 12.5% Đất đai là nhu cầu thiết yếu đối với người dân sinh sống ở các khu tái định cư. Khi tiến hành điều tra, thì vấn đề về diện tích đất canh tác được người dân phản ánh như sau: + Diện tích đất được cấp nhiều hơn: 2.5% 44
+ Như nhau: 10% + Ít hơn: 87.5% Về chất lượng đất canh tác ở KTĐC so với nơi cũ: 100% ý kiến của người dân đều khẳng định chất lượng đất ở KTĐC xấu hơn nhiều so với nơi ở cũ. Điều này được xác định qua sự phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng. * Tình hình việc làm Cơ cấu nghề nghiệp: Qua khảo sát, sự phân hóa nghề nghiệp đối với số người trong và trên độ tuổi lao động được xác định như sau: - Làm ruộng kết hợp với chăn nuôi: 25.64 % (so với L) - Nghề tự do: 35.01% - Học sinh - Sinh viên: 36.75% - Buôn bán: 2.6 % Người dân sống nơi đây vẫn tiếp tục phát triển trồng trọt và chăn nuôi (25.64%) nhưng do diện tích đất ít, chất lượng đất lại xấu, người dân không thể phát triển nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi như trước kia. Đa phần người dân phải đi làm thuê để kiếm sống qua ngày nên tỉ lệ số dân làm nghề tự do chiếm tỉ lệ cao 35.01%. - Đối với vấn đề việc làm ở khu TĐC Hòa Thành, kết quả khảo sát có 60% ý kiến nhận định công việc ở nơi đây ít hơn so với nơi ở cũ. Như vậy có thể nói vấn đề việc làm là một trong những khó khăn lớn nhất của người dân sinh sống ở khu TĐC. Cụ thể qua đánh giá từ người dân về mức độ phong phú của công việc ở khu TĐC so với ở cũ như sau: + Phong phú hơn: 17.5% + Bình thường: 22.5% + Ít hơn: 60% Chính vì thế để kiếm được việc làm, giải quyết kế sinh nhai đối với người dân nơi đây cực kì khó khăn. Có đến 60% ý kiến xác định họ khó kiếm được việc, chỉ có 12.5% ý kiến cho rằng nơi ở mới dễ kiếm việc hơn và 27.5% là nơi ở mới và cũ đều có thể kiếm việc được như nhau. * Về mức thu nhập So với nơi ở cũ, mức thu nhập của người dân ở khu TĐC được xác định như sau: + Thấp hơn: 65% + Như nơi ở cũ: 20% + Cao hơn nơi ở cũ: 15% b. Tác động đến hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng * Niềm tin vào cuộc sống trong tương lai Khi rời khỏi nơi ở cũ đến khu TĐC, người dân ở thôn Hòa Thành gặp phải một số vấn đề khó khăn như: thiếu đất để sản xuất, việc làm không ổn định nên thu nhập trở nên bấp bênh hơn. Tuy nhiên, đa số người dân sống ở đây đều cho rằng niềm tin vào cuộc sống của họ vẫn như nơi ở cũ. Tỷ lệ đánh giá đối với chỉ tiêu này như sau: + Niềm tin có cuộc sống tốt hơn: 17.5% + Bình thường: 60 % + Không có niềm tin, chán nản hơn: 22.5% * Việc duy trì, tổ chức các lễ hội truyền thống Khi tiến hành khảo sát 40 hộ gia đình sinh sống ở đây thì có 40% hộ gia đình cho biết việc tổ chức lễ hội của thôn được thuận lợi hơn so với nơi ở cũ. Đa số người dân cho rằng dù ở nơi ở cũ hay là sang nơi TĐC mới thì vấn đề lễ hội của Thôn vẫn được duy trì. Cụ thể các ý kiến của người dân: + Việc tổ chức lễ hội ở khu TĐC thuận lợi hơn nơi ở cũ: 40% + Bình thường: 57.5% + Khó khăn hơn: 2.5% 45
* Đối với việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân… ở KTĐC vẫn được duy trì đều đặn tạo điều kiện cho bà con có nơi để sinh hoạt văn hóa, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm... Kết quả điều tra thu được những ý kiến sau: Nhiều hơn: 22.5% Bình thường: 65% Ít hơn: 12.5% * Về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa Bao gồm các dịch vụ như internet, karaoke, quán cà phê, khu vui chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng… Đối với người dân thì khi đến nơi ở mới này, họ có thể tiếp cận với các thông tin cũng như các dịch vụ tương đối thuận lơi so với trước đây. Kết quả khảo sát và thu được ý kiến của cộng đồng về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa so với nơi ở cũ như sau: + Tốt hơn nơi ở cũ: 82.5% + Bình thường: 15% + Khó hơn: 2.5% * Các vấn đề xã hội khác + Trộm cắp: Nhiều hơn: 7.5% Ít hơn: 22.5% Không có: 70% + Cờ bạc: Nhiều hơn: 10% Ít hơn: 12.5% Không có: 77.5% + Mại dâm: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 0% Không có: 100% + Ăn nhậu say sưa: Nhiều hơn: 7.5% Ít hơn: 42.5% Không có: 50% + Đánh lộn, gây mất trật tự xã hội: Nhiều hơn: 5% Ít hơn: 3.25% Không có: 62.5% + Ma túy: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 0% Không có: 100% c. Tác động đến giáo dục * Cơ cấu trình độ học vấn (>15 tuổi): Qua khảo sát thực tế, cơ cấu về trình độ học vấn của người dân thuộc độ tuổi lao động ở khu TĐC Hòa Thành được xác định như sau: Bảng 10. Tỉ lệ cơ cấu dân số theo trình độ học vấn STT
Trình độ học vấn
Tỉ lệ % so với *
1
Mù chữ
20.37 %
2
Biết chữ (1 - 4)
40.74 %
3
Cấp 1 (5 – 8)
18.59 %
4
Cấp II (9 – 11)
18.59 %
5
Cấp III (12)
1.71 %
6
CĐ – THCN – ĐH
0%
7
Sau đại học
0%
Toàn thôn không có người có trình độ học vấn ở bậc cao đẳng, trung cấp và đại học. Tỉ lệ mù chữ khá cao, 20.37%, đa số người dân biết chữ chiếm đến 40.74%. Còn trình độ ở trung học phổ thông rất thấp, chỉ 1.71%. * Qua khảo sát ở Thôn Hòa Thành - Tỷ lệ học sinh cấp 1 bỏ học thấp 5% - 10%, nguyên nhân chủ yếu do hoàn cảnh gia đình và trường học ở xa nhà nên không thể tự đi học được. - Tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp 2 là 15 – 20% - Tỷ lệ học sinh cấp 3 bỏ học chiếm khoảng 10%. Phần lớn các học sinh ở độ tuổi này thường theo học nghề chứ không học tiếp phổ thông. 46
Bảng 11. Ý kiến của người dân về các vấn đề giáo dục ở khu TĐC so với nơi ở cũ STT
Nội dung
Ý kiến đánh giá (%) A
B
C
1
Chất lượng đường từ nhà đến trường
100
0
0
2
Khoảng cách từ nhà đến trường
12.5
7.5
80
3
Chất lượng trường, lớp
82.5
15
2.5
4
Dụng cụ phục vụ học tập
77.5
22.5
0
5
Tình trạng học sinh bỏ học
20
35
45
6
Sự quan tâm của Nhà nước
50
45
5
d. Tác động đến sức khỏe Bảng 12. Ý kiến của người dân về những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng ở khu TĐC so với nơi ở cũ TT
Các vấn đề liên quan sức khỏe người dân
Ý kiến người dân (%) A
B
C
15
15
70
1
Khoảng cách từ nhà đến trạm xá
2
Chất lượng trạm xá (thuốc, dụng cụ khám, chữa bệnh)
92.5
5
2.5
3
Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi
77.5
22.5
0
4 Tình trạng xuất hiện các dịch bệnh 84 15 1 - Trong thôn có 1 trạm xá với 1 y sĩ và 1 hộ sinh. - Các vấn đề về khám chữa bệnh và cấp, bán bảo hiểm y tế đều được thông tin đến người dân biết rõ. 3. Tình hình nhà ở, đường sá, điện nước - Về hệ thống điện, đường giao thông: Trong khu TĐC 100% các hộ gia đình đều đã sử dụng điện theo giá cả quy định của Sở Điện lực. Về hệ thống giao thông trong thôn chủ yếu là đường tráng nhựa, người dân đi lại tương đối thuận tiện. Tuy nhiên, một số đường trong thôn đang có dấu hiệu hư hỏng, bị xuống cấp. - Nước sinh hoạt: Đa số người dân trong khu TĐC sử dùng nước máy được lấy từ sông Hữu Trạch nên chất lượng tương đối được đảm bảo. Giá nước sử dụng được tính theo quy định của công ty cấp nước. - Về nhà ở: Nhà ở của người dân nơi đây chủ yếu là nhà cấp 4, được họ tự xây dựng bằng tiền đền bù TĐC. Một số ít hộ nghèo không có tiền để xây dựng thì đã được Nhà nước và Ban dự án Tỉnh hỗ trợ xây dựng các nhà tình thương. Nhìn chung nhà ở của bà con khá thuận tiện hơn so với nơi ở trước kia. 4. Mong muốn của người dân hiện nay ở khu TĐC Qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ gia đình, những mong muốn hiện nay của người dân được xác định như sau: + Quan tâm cấp thêm đất để canh tác + Tạo công ăn việc làm + Hỗ trợ cho vay thêm vốn 5. Ý kiến của gia đình về sự xuất hiện các đập thủy điện, thủy lợi - Những mặt tích cực từ các công trình thủy điện - thủy lợi + Hạn chế được lũ lụt xảy ra 47
+ Cung cấp điện và nước phục vụ tưới tiêu tốt hơn - Những mặt hạn chế từ các công trình thủy điện - thủy lợi + Thiếu đất để canh tác + Mất diện tích rừng + Đời sống khó khăn hơn 3.3.2. Khu tái định cư Bình Dương Khu TĐC Bình Dương thuộc hệ thống các KTĐC của công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch nằm ở xã Bình Thành. Số hộ ban đầu được di dời đến khu TĐC là 86 hộ, tương ứng 388 khẩu. Số hộ được khảo sát phỏng vấn là 48 hộ chiếm 55.81 %, tương ứng 213 khẩu. Trong đó số dân thuộc độ tuổi lao động là 158 người (L). 1. Tình hình đền bù, hỗ trợ người dân trong quá trình di dời a. Kinh phí được hổ trợ và đền bù trong quá trình di dời Có 43 trên tổng số 48 hộ dân được khảo sát (chiếm 89.58 %) được hỗ trợ tiền khi di chuyển tới thôn Bình Dương định cư. Trung bình mỗi người được hỗ trợ là 6.800.000 đồng. b. Hỗ trợ về lương thực, thực phẩm 96.83% (46 hộ) được hỗ trợ về lương thực, thực phẩm khi dời tới nơi TĐC mới. Số lương thực được cấp chủ yếu là gạo, mì tôm. Về gạo số lượng trung bình được cấp là 2.49 kg/ người và số tháng hỗ trợ gồm nhiều loại, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc có hộ đến 1 năm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. c. Hỗ trợ về giống cây trồng và chăn nuôi Trong số mẫu khảo sát, có 43 hộ ở khu TĐC đều được hỗ trợ giống cây trồng chiếm 89.58%. Chủ yếu là cây ăn quả, như bưởi, thanh trà, quýt, chuối, măng cụt… Trung bình mỗi hộ từ 10 đến 20 cây con. Tuy nhiên, phần lớn cây trồng đều không hiệu quả (chiếm 79.1%) vì đất quá xấu, thiếu nước tưới. Số hộ còn lại thì cây trồng phát triển cũng rất chậm và chưa cho thu hoạch gì đáng kể. Về giống để chăn nuôi: Có 42 hộ được hỗ trợ giống để chăn nuôi, chiếm 95%. Chủ yếu là giống gà, vịt, lợn, dê và bò. Trung bình mỗi hộ được cấp trên dưới 10 con gà. Nhìn chung, đối với người dân, số vật nuôi này được chăn nuoii khá hiệu quả chiếm 73.81%, số còn lại 26.19% cho rằng chăn nuôi không có hiệu quả. d. Tình hình vay vốn Trong tổng số 48hộ được khảo sát, có 29 hộ có vay vốn chiếm 60.42 %. Nguồn vốn vay chủ yếu từ Hội phụ nữ, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xã Bình Điền. e. Đào tạo nghề Qua khảo sát, 27.08% số hộ dân được tiếp cận với các lớp tập huấn, dạy nghề. Một số ngành nghề được đào tạo là nghề chầm nón và nghề may, chăn nuôi. 2. Những tác động a. Tác động đến sinh kế * Đất đai Qua số mẫu được khảo sát, quy mô diện tích đất và loại hình sử dụng đất mà Dự án cấp cho người dân được xác định như sau: Bảng 13. Diện tích đất được cấp cho mỗi hộ Loại đất sử dụng Đất ở và đất vườn Đất rừng Đất ruộng 48
Trung bình/ hộ (sào của Trung bộ)
Max
Min
10 sào
0.8 sào
Khi xác định mức độ hài lòng về việc cấp đất, kết quả nhận định như sau: - Hài lòng: 2.08 % tổng số đánh giá - Không hài lòng: 83.34% - Bình thường: 14.58% Theo kết quả đánh giá về diện tích đất canh tác cho mỗi hộ gia đình tại thôn Bình Dương thì hầu hết đều có diện tích đất ít hơn so với nơi ở cũ. Đây là khó khăn chính của người dân. Không có đất để canh tác nên đời sông người dân rất hạn chế. So với nơi định cư cũ, diện tích đất canh tác được người dân đánh giá như sau: + Diện tích đất được cấp nhiều hơn: 4.17% + Như nhau: 4.17% + Ít hơn: 91.66% Về chất lượng đất canh tác ở KTĐC so với nơi cũ: chỉ có 2.08 % người dân cho rằng đất ở đây có chất lượng tương đương với khu vực cũ còn đến 97.92% ý kiến của người dân khẳng định chất lượng đất ở KTĐC xấu hơn nhiều so với nơi ở cũ. Điều này được xác định qua sự phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng. * Tình hình việc làm Cơ cấu nghề nghiệp: Qua khảo sát, sự phân hóa nghề nghiệp đối với số người trong và trên độ tuổi lao động được xác định như sau: - Làm ruộng kết hợp với chăn nuôi: 24.05% (so với L) - Nghề tự do: 29.73% - Học sinh – Sinh viên: 32.28% - Ở nhà: 12.67 % - Buôn bán: 1.27 % Nhìn chung so với nơi ở cũ việc làm của người dân ở KTĐC Bình Dương có phần khó khăn hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sinh kế của người dân. Cụ thể qua đánh giá từ người dân về mức độ phong phú của công việc ở KTC so với ở cũ như sau: + Phong phú hơn: 8.33% + Bình thường: 31.25 % + Ít hơn: 64.42% Mức độ phong phú của công việc có phần hạn chế nên khả năng để tìm kiếm công việc của người dân cũng tương đối trở ngại. Chỉ có 12.5 % người dân được phong vấn có thể tìm kiếm việc dễ dàng hơn, 14.58 % ý kiến là tìm việc làm vẫn bình thường và có đến 72.92% người dân là gặp phải khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm. * Về mức thu nhập So với nơi ở cũ, mức thu nhập của người dân ở khu TĐC được xác định như sau: + Thấp hơn: 56.25% + Như nơi ở cũ: 33,33% + Cao hơn nơi ở cũ: 10.42% b. Tác động đến hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng * Niềm tin vào cuộc sống trong tương lai Đối với người dân ở KTĐC Bình Dương thì do cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên nhìn chung niềm tin vào cuộc sống của họ có phần giảm hơn so với trước đây. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi chuyển tới đây sống họ gặp phải một số vấn đề như: cuộc sống khó khăn hơn lúc trước, đất đai canh tác không có hiệu quả, phải đi làm thuê... Cụ thể mức độ phản ánh của người dân : + Niềm tin có cuộc sống tốt hơn: 12.5% + Bình thường: 37.5% + Không có niềm tin, chán nản hơn: 50% 49
* Việc duy trì, tổ chức các lễ hội truyền thống Nhìn chung, khi tới KTĐC Bình Dương, do có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, đi lại cũng dễ dàng nên vấn đề tổ chức lễ hội của người dân cũng có phần được cải thiện. Các hoạt động tổ chức lễ hội của người dân cũng thuận lợi hơn. Cụ thể : + Việc tổ chức lễ hội ở KTĐC thuận lợi hơn nơi ở cũ: 62.5% + Bình thường: 37.5% + Khó khăn hơn: 0% * Đối với việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân… ở KTĐC Bình Dương đã được quan tâm và chú trọng. Các buổi sinh hoạt của các hội được tổ chức thường xuyên tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt, học tập tốt hơn. Kết quả điều tra thu được những ý kiến sau: Nhiều hơn: 72.92% Bình thường: 27.08% Ít hơn: 0% * Về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa Bao gồm các dịch vụ như internet, karaoke, quán cà phê, khu vui chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng… Đây là một vấn đề tương đối thuận lợi hơn rất nhiều cho người dân so với khi họ còn sống ở nơi ở cũ. Kết quả khảo sát và thu được ý kiến của cộng đồng về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa so với nơi ở cũ như sau: + Tốt hơn nơi ở cũ: 56.25% + Bình thường: 22.92% + Khó hơn: 20.83% * Các vấn đề xã hội khác + Trộm cắp: Nhiều hơn: 12.5% Ít hơn: 12.5% Không có: 75% + Cờ bạc: Nhiều hơn: 4.17% Ít hơn: 12.5% Không có: 83.33% + Mại dâm: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 2.08% Không có: 97.92% + Ăn nhậu say sưa: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 25% Không có: 75% + Đánh lộn, gây mất trật tự xã hội: Nhiều hơn: 10% Ít hơn: 16.67% Không có: 83.33% + Ma túy: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 0% Không có: 100% c. Tác động đến giáo dục * Cơ cấu trình độ học vấn (>15 tuổi) Qua khảo sát thực tế, cơ cấu về trình độ học vấn của người dân thuộc độ tuổi lao động ở khu TĐC Bình Dương được xác định như sau: Bảng 14. Tỉ lệ cơ cấu dân số theo trình độ học vấn STT
Trình độ học vấn
Tỉ lệ % so với *
1
Mù chữ
13.92 %
2
Biết chữ (1 - 4)
29.75 %
3
Cấp 1 (5 – 8)
24.05 %
4
Cấp II (9 – 11)
22.15 %
5
Cấp III (12)
8.86 %
6
CĐ – THCN - ĐH
1.27 %
7
Sau đại học
0%
Tỷ lệ số dân có trình độ cao đẳng, đại học rất thấp chỉ chiếm 1.27 %, phần lớn người dân có trình độ học vấn ngang mức biết chữ (29.75 %) và ở cấp tiểu học (24.05 %) hoặc trung học cơ sở (22.15 %). 50
- Số trường học và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của trường lớp tương đối đầy đủ. - Nhà nước đã có những chính sách, dự án hỗ trợ cho con em những hộ khó khăn về mặt kinh tế. Ngoài ra, học sinh còn được hỗ trợ thêm sách vở, áo quần để đi học. Bảng 15. Ý kiến của người dân về các vấn đề giáo dục ở KTĐC so với nơi ở cũ STT
Nội dung
Ý kiến đánh giá (%) A
B
C
1
Chất lượng đường từ nhà đến trường
93.75
6.25
0
2
Khoảng cách từ nhà đến trường
58.33
11.58
27.09
3
Chất lượng trường, lớp
95.84
2.08
2.08
4
Dụng cụ phục vụ học tập
93,75
4.18
2.08
5
Tình trạng học sinh bỏ học
45.83
27,08
27.09
6
Sự quan tâm của Nhà nước
45.83
43.75
10.42
d. Tác động đến sức khỏe Bảng 16. Ý kiến của người dân về những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng ở khu TĐC so với nơi ở cũ TT
Các vấn đề liên quan sức khỏe người dân
Ý kiến người dân (%) A
B
C
1
Khoảng cách từ nhà đến trạm xá
22.92
27.08
50
2
Chất lượng trạm xá (thuốc, dụng cụ khám, chữa bệnh)
79.17
18.75
2.08
3
Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi
68.75
31.25
0
4
Tình trạng xuất hiện các dịch bệnh
31.25
54.17
14.58
- Trong thôn có trạm xá với 1 bác sĩ và 2 y sĩ, việc khám chữa bệnh cho bà con luôn được quan tâm tận tình. - Đối với người dân sinh sống ở khu vực này thường ít xảy ra các dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trong thôn chỉ xảy ra bệnh sốt rét là chủ yếu. - Người dân trong thôn luôn được quan tâm từ chính quyền địa phương cũng như các dự án hỗ trợ trong vấn đề chăm sóc và phòng chống bệnh tật như hỗ trợ phun thuốc chống muỗi, và các dịch bệnh khác. - Vấn đề bảo hiểm y tế của người dân khá được quan tâm. Bà con sinh sống nơi đây được cấp và bán bảo hiểm đầy đủ. 3. Tình hình nhà ở, đường sá, điện nước - Về hệ thống điện, đường giao thông: Tất cả các hộ gia đình ở trong thôn đều đã sử dụng điện với giá cả tương đối hợp lý cho người dân. Hệ thống giao thông đã được đầu tư xây dựng và cải tạo nên chất lượng khá tốt, tương đối thuận tiện cho bà con đi lại. - Về nước sinh hoạt: Người dân đã được sử dụng nguồn nước sinh hoạt là nước máy nên nguồn nước sạch và khá an toàn, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng của bà con. - Về nhà ở: Các hộ gia đình sinh sống trong thôn Bình Dương đều đã có nhà ở chủ yếu là nhà cấp 4. Do được xây dựng mới nên nhìn chungg nhà của bà con khá kiên cố, thuận tiện. Một số hộ nghèo, kinh tế khó khăn không có tiền để xây nhà thì đã được chính quyền hỗ trợ và cấp các nhà tình thương. 51
4 .Mong muốn của người dân hiện nay ở khu TĐC Qua phỏng vấn trực tiếp 48 hộ gia đình, những mong muốn hiện nay của người được xác định như sau: + Mong muốn được cấp thêm đất cho người dân canh tác + Nhà nước hỗ trợ cho người dân vay thêm vốn để đầu tư phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. + Tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. + Hỗ trợ cung cấp thêm giống vật nuôi và cây trồng cho người dân + Nhà nước trợ cấp thêm tiền hàng tháng cho người dân ổn định cuộc sống, đặc biệt hỗ trợ cho người già yếu. 5.Ý kiến của gia đình về sự xuất hiện các đập thủy điện, thủy lợi - Những mặt tích cực từ công trình: + Nhờ xây dựng công trình đã góp phần hạn chế lũ lụt xảy ra + Nơi ở mới được thông thoáng, thuận tiện hơn cho người dân - Những mặt hạn chế từ công trình + Cuộc sống người dân khi chuyển tới nơi TĐC mới khó khăn hơn + Nước Thủy Điện xả xuống có mùi khó chịu ảnh hưởng đến người dân. + Mất đất để sản xuất canh tác. 3.3.3. Khu tái định cư Hòa Bình Khu TĐC Bình Dương thuộc hệ thống các KTĐC của công trình thủy lợi lòng hồ Tả Trạch nằm ở xã Bình Thành. Số hộ ban đầu được di dời đến khu TĐC là 81 hộ, tương ứng 372 khẩu. Số hộ được khảo sát phỏng vấn là 44 hộ chiếm 54.32%, tương ứng 206 khẩu. Trong đó số dân thuộc độ tuổi lao động là 157 người (L) 1. Tình hình đền bù, hỗ trợ người dân trong quá trình di dời a. Kinh phí được hỗ trợ và đền bù trong quá trình di dời 100 % hộ dân khi chuyển tới nơi TĐC mới đều được hỗ trợ đền bù tiền, trung bình mỗi người là 5.986.000 đồng và số tiền hỗ trợ cho mỗi hộ được tính tùy theo số lượng nhân khẩu trong gia đình. b. Hỗ trợ về lương thực, thực phẩm Có 37 hộ dân được hỗ trợ lương thực, thực phẩm khi chuyển tới KTĐC Hòa Bình chiếm 84.1% trong tổng số hộ được điều tra khảo sát. Số lương thực được cấp chủ yếu là gạo, mì tôm. Về gạo số lượng trung bình được cấp là 8.9kg/ người và số tháng hỗ trợ gồm nhiều loại, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc có hộ đến 1 năm, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. c. Hỗ trợ về giống cây trồng và chăn nuôi Trong số mẫu khảo sát, chỉ có khoảng 44 % số hộ được hỗ trợ giống cây trồng. Chủ yếu là cây ăn quả, như bưởi, thanh trà, quýt, chuối, măng cụt… Trung bình mỗi hộ 25 cây con. Tuy nhiên, phần lớn cây trồng đều không hiệu quả (chiếm 77.3%) vì đất quá xấu, thiếu nước tưới. Số hộ còn lại thì cây trồng phát triển cũng rất chậm và chưa cho thu hoạch gì đáng kể. Về giống để chăn nuôi: Chỉ có 39% số hộ được hỗ trợ giống để chăn nuôi. Chủ yếu là giống gà, vịt, lợn, dê và bò. Trung bình mỗi hộ được cấp trên dưới 10 con gà. Nhìn chung, người dân sử dụng số giống này tương đối hiệu quả (có tới 92.3 % ý kiến). d. Tình hình vay vốn Trong tổng số 44 hộ được khảo sát, có 29 hộ có vay vốn chiếm 66 %. Trung bình mỗi hộ được cho vay khoảng 17.450.000 đồng. Nguồn vốn vay chủ yếu từ Hội phụ nữ và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. e. Đào tạo nghề Qua khảo sát, 36.4% số hộ dân tham gia vào các lớp tập huấn, dạy nghề. Một số ngành nghề chủ yếu được đào tạo là nghề chầm nón và nghề may, trồng keo. 52
2. Những tác động a. Tác động đến sinh kế * Đất đai Qua số mẫu được khảo sát, quy mô diện tích đất và loại hình sử dụng đất mà Dự án cấp cho người dân được xác định như sau: Bảng 17. Diện tích đất được cấp cho mỗi hộ Trung bình/ hộ (sào của Trung bộ)
Max
Min
Đất ở và đất vườn
4.2 sào
10 sào
0.2 sào
Đất rừng
0.46 sào
12 sào
0.1 sào
Loại đất sử dụng
Đất ruộng Khi xác định mức độ hài lòng về việc cấp đất, kết quả nhận định như sau: - Hài lòng: 13.6% tổng số đánh giá - Không hài lòng: 65.9% - Bình thường: 20.5% Cũng như các khu TĐC khác, đất đai là một vấn đề lớn nhất đối với người dân nơi đây. Diện tích đất canh tác của người dân ít hơn so với trước đây. Tình trạng đất đai khan hiếm là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống khó khăn cho người dân sống ở các khu TĐC. So với nơi định cư cũ, diện tích đất canh tác được người dân đánh giá như sau: + Diện tích đất được cấp nhiều hơn: 11.4% + Như nhau: 9% + Ít hơn: 79.6% Đất đai hạn chế để canh tác, thêm vào đó chất lượng của đất có thể canh tác lại kém hơn rất nhiều so với trước đây. Khi được khảo sát, người dân địa phương đã phản ánh như sau: + Chất lượng đất tốt hơn so với trước đây: 4.5% + Như cũ: 2.3% + Đất xấu hơn so với trước đây: 93.2% * Tình hình việc làm Cơ cấu nghề nghiệp: Qua khảo sát, sự phân hóa nghề nghiệp đối với số người trong và trên độ tuổi lao động được xác định như sau: - Làm ruộng kết hợp với chăn nuôi: 24.2 % (so với L) - Nghề tự do: 31.53% - Học sinh – Sinh viên: 29.3% - Buôn bán: 2.55% - Công nhân: 2.55 % - Giáo viên: 1.27% - Ở nhà: 8.6 % Có thể nói, đối với các khu TĐC việc làm là một vấn đề nổi cộm nhất hiện nay. Việc làm tại các khu TĐC khá khan hiếm. Đối với KTĐC Hòa Bình, thì số việc làm được phản ánh như sau : + Phong phú hơn: 27.3% + Bình thường: 9% + Ít hơn: 63.7% Số việc làm ít, do đó khả năng của người dân có thể tìm kiếm một công việc ổn định nhằm đảm bảo cho cuộc sống của mình cũng trở nên khó khăn hơn. Khả năng tìm kiếm việc làm của người dân Hòa Bình như sau : 53
+ Công việc dễ kiếm hơn : 18.2% + Bình thường : 9% + Công việc khó kiếm hơn : 72.8% * Mức thu nhập Đất đai không có để canh tác, việc làm gặp nhiều khó khăn nên so với nơi ở cũ, mức thu nhập của người dân ở KTĐC Hòa Bình thấp hơn so với trước đây. Cụ thể được xác định như sau: + Thấp hơn: 36.4% + Như nơi ở cũ: 15.9% + Cao hơn nơi ở cũ: 20.5% b. Tác động đến hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng * Niềm tin vào cuộc sống trong tương lai Đối với người dân ở Thôn Hòa Bình thì so với nơi ở cũ trước đây khi chuyển tới nơi ở mới hiện nay thì niềm tin của họ vào cuộc sống vẫn bình thường. Chỉ có một bộ phận nhỏ người dân cảm thấy chán nản hơn với cuộc sống hiện tại. Một số nguyên nhân của tình trạng đó là do họ thiếu việc làm để chu cấp cho cuộc sống của mình, đất đai ít lại xấu nên khó khăn trong canh tác… Cụ thể, niềm tin vào cuộc sống của người dân được phản ánh như sau: + Niềm tin có cuộc sống tốt hơn: 34.1% + Bình thường: 56.8% + Không có niềm tin, chán nản hơn: 9.1% * Việc duy trì, tổ chức các lễ hội truyền thống Ở KTĐC Hòa Bình, việc tổ chức các lễ hội tương đối được thuận lợi hơn trước. Điều này được phản ánh qua ý kiến của người dân khi được phỏng vấn: + Việc tổ chức lễ hội ở KTĐC thuận lợi hơn nơi ở cũ: 65.9% + Bình thường: 34.1% + Khó khăn hơn: 0% * Đối với việc tổ chức các sinh hoạt cộng đồng như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân... tương đối tốt và có điều kiện thuận lợi hơn so với nơi sinh sống trước đây. Kết quả điều tra thu được những ý kiến sau: Nhiều hơn: 65.9% Bình thường: 34.1% Ít hơn: 0% * Về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa Bao gồm các dịch vụ như internet, karaoke, quán cà phê, khu vui chơi trẻ em, nhà sinh hoạt cộng đồng… Kết quả khảo sát và thu được ý kiến của cộng đồng về khả năng tiếp cận các dịch vụ văn hóa so với nơi ở cũ như sau: + Tốt hơn nơi ở cũ: 90.9% + Bình thường: 4.55% + Khó hơn: 4.55% * Các vấn đề xã hội khác: + Trộm cắp: Nhiều hơn: 77.3% Ít hơn: 9% Không có: 13.7% + Cờ bạc: Nhiều hơn: 36.4% Ít hơn: 47.7% Không có: 15.9% + Mại dâm: Nhiều hơn: 2.3% Ít hơn: 2.3% Không có: 95.4% + Ăn nhậu say sưa: Nhiều hơn: 20.5% Ít hơn: 54.5% Không có: 25% + Đánh nhau, gây mất trật tự xã hội: Nhiều hơn: 15.9% Ít hơn: 43.2% Không có: 40.9% + Ma túy: Nhiều hơn: 0% Ít hơn: 0% Không có: 100% c. Tác động đến giáo dục * Cơ cấu trình độ học vấn (>15 tuổi) Qua khảo sát thực tế, cơ cấu về trình độ học vấn của người dân thuộc độ tuổi lao động ở khu 54
TĐC Hòa Bình được xác định như sau: Bảng 18. Tỉ lệ cơ cấu dân số theo trình độ học vấn STT Trình độ học vấn Tỉ lệ % so với * 1
Mù chữ
17.2 %
2
Biết chữ (1 - 4)
27.39 %
3
Cấp 1 (5 – 8)
21.66 %
4
Cấp II (9 – 11)
22.93 %
5
Cấp III (12)
8.92 %
6
CĐ – THCN – ĐH
1.91 %
7 Sau đại học 0% Cũng gần giống như các thôn khác, thì người dân sống ở KTĐC Thôn Hòa Bình có trình độ học vấn tương đối thấp. Tỷ lệ người dân theo học ở các bậc giáo dục cao như trung học phổ thông, cao đẳng, đại học rất thấp. Đa phần người dân biết chữ, hoặc học ở tiểu học và trung học phổ thông chiếm số lượng khá lớn. Bảng 19. Ý kiến của người dân về các vấn đề giáo dục ở KTĐC so với nơi ở cũ STT
Nội dung
Ý kiến đánh giá (%) A
B
C
1
Chất lượng đường từ nhà đến trường
100
0
0
2
Khoảng cách từ nhà đến trường
25
18.2
56.8
3
Chất lượng trường, lớp
70.5
29.5
0
4
Dụng cụ phục vụ học tập
75
25
0
5
Tình trạng học sinh bỏ học
56.8
34.1
9.1
6
Sự quan tâm của Nhà nước
56.8
36.4
6.8
d. Tác động đến sức khỏe Bảng 20. Ý kiến của người dân về những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng ở khu TĐC so với nơi ở cũ TT
Các vấn đề liên quan sức khỏe người dân
Ý kiến người dân (%) A
B
C
1
Khoảng cách từ nhà đến trạm xá
63.6
34.1
2.3
2
Chất lượng trạm xá (thuốc, dụng cụ khám, chữa bệnh)
20.5
9
70.5
3
Tình hình tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi
68.2
20.5
11.3
4 Tình trạng xuất hiện các dịch bệnh 56.8 20.5 22.7 - Theo khảo sát ở Thôn Hòa Bình thì trong Thôn đã có trạm y tế, tuy nhiên vẫn chưa có y bác sĩ đầy đủ. Do đó, vấn đề khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân còn khá hạn chế. - Tình hình cấp/bán bảo hiểm y tế cho người dân tương đối tốt. Hàng năm, trong Thôn thường cấp bảo hiểm y tế cho các gia đình hộ nghèo, những người tật nguyền, chất độc da cam và những người già 80 tuổi trở lên. 3. Tình hình nhà ở, đường sá, điện nước - Về hệ thống điện, giao thông: 100 % hộ gia đình của thôn Hòa Bình đều đã được sử dụng điện theo giá cả quy định. Nhìn chung, theo đánh giá của bà con thì giá cả này là vừa phải, thích hợp 55
với khả năng của họ. Hệ thống giao thông trong thôn rất thuận tiện cho quá trình di chuyển, đi lại của bà con. Đường sá được xây dựng cách đây 7 năm nhưng nhìn chung cho đến nay vẫn còn tốt, chất lượng khá đảm bảo. - Về nước sinh hoạt: Người dân nơi đây sử dụng nước sinh hoạt từ nước máy lấy từ sông Hữu Trạch nên chất lượng rất tốt, hợp vệ sinh. Đồng thời nước được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng của người dân. - Về nhà ở: Hầu hết các hộ gia đình TĐC ở thôn Hòa bình đều đã có nhà ở, nhà chủ yếu là nhà cấp 4 do người dân tự xây dựng từ tiền đền bù TĐC. Nhà cửa được xây dựng theo ý muốn của mình nên tương đối thuận tiện cho họ. Một số hộ nghèo không xây dựng được nhà thì được chính quyền quan tâm cấp các nhà tình thương để sinh sống. 4. Mong muốn của người dân hiện nay ở khu TĐC Qua phỏng vấn trực tiếp 44 hộ gia đình, những mong muốn hiện nay của người được xác định như sau: + Cấp thêm đất cho người dân, đặc biệt cấp thêm đất để trồng rừng. + Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ổn định cuộc sống + Hỗ trợ cho người dân vay thêm vốn đề đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế + Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi 5. Ý kiến của gia đình về sự xuất hiện các đập thủy điện, thủy lợi - Những mặt tích cực từ các công trình thủy điện - thủy lợi: + Nhờ xây dựng đập thủy lợi đảm bảo cung cấp nước tốt hơn + Giảm được lụt lội + Đến nơi ở mới cao hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, thuận tiện hơn. - Những mặt hạn chế từ các công trình thủy điện - thủy lợi: + Mất nhiều diện tích đất đai để canh tác + Đến nơi TĐC cuộc sống người dân khó khăn hơn, khó kiếm việc hơn 4. KẾT LUẬN Trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện - thủy lợi, để đảm bảo cuộc sống và quyền lợi của người dân bị di dời, Nhà nước đã có những chính sách quy định về thu hồi đất đai, TĐC như Nghị định 90/1994/NĐ- CP, Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và một số nghị định bổ sung như Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và gần đây là Quyết định số 34/QĐ-TTg của Thủ tướng “Quy định về bồi thường, TĐC trong các dự án thủy lợi, thủy điện”. Khẳng định chung trong những văn bản này là phải đảm bảo cuộc sống của người dân sau khi TĐC phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu và bài báo phản ánh thực trạng cuộc sống vô cùng khó khăn của người dân ở nhiều vùng TĐC trên cả nước do các chính sách, quy định về công tác quản lý và tổ chức thực hiện di dời TĐC vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống của người dân. Các khu TĐC thủy điện - thủy lợi ở thị xã Hương Trà cũng trong hoàn cảnh đó. Phần lớn các cộng đồng cư dân ở khu vực nghiên cứu luôn bị rơi vào tình trạng thiếu việc làm, đất sản xuất vừa thiếu vừa kém chất lượng, thiếu nước cho cả sinh hoạt và canh tác, nghĩa là điều kiện sinh kế không bảo đảm, các giá trị văn hóa dân tộc bị mai một, đặc biệt là những bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số, nghĩa là đời sống tinh thần ngàn đời của họ bị “tước đoạt” bởi sự tất trách, vô cảm của các chủ đầu tư và cuối cùng là nguy cơ bị lề hóa khỏi quá trình phát triển… Những bất cập này không chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở một vài khu TĐC thủy điện - thủy lợi ở thị xã Hương Trà mà là tình trạng phổ biến chung của hầu hết các dự án di dân TĐC thủy điện trong Tỉnh. Đã đến lúc cần phải dóng lên những hồi chuông báo động về thực trạng cuộc sống của cư dân ở các khu TĐC thủy điện - thủy lợi đề các cơ quan có liên quan, các nhà quản lý, các chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm triển khai và thực hiện các chính sách TĐC nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội và cuộc sống của người dân bị di dời như chủ trương của Nhà nước đã đề ra. 56
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN BÌNH ĐIỀN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN NÀY SAU HƠN 3 NĂM ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG Trần Bá Quốc và các thành viên nhóm SEIA5
Công trình Thuỷ điện Bình Điền (TĐBĐ) được khởi công xây dựng ngày 29/01/2005 tại xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa vào tích nước ngày 01/08/2008 và hòa vào lưới điện quốc gia ngày 20/05/2009. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TĐBĐ đã có một số tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Nghiên cứu này chỉ ra rằng từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TĐBĐ đã góp phần vào việc cắt lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ cho lưu vực sông Hương và tính đến thời điểm tháng 06/2012, thủy điện này đã hòa vào lưới điện Quốc gia 553 triệu kW. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho thấy từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TĐBĐ đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường như đã cam kết trong “Đánh giá tác động môi trường công trình TĐBĐ (ĐTM)”, trong đó đáng chú ý: Công ty TĐBĐ thực hiện công tác vệ sinh lòng hồ và xử lý chất thải chưa tốt; chưa quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng; số lượng các thông số được quan trắc, thực tế ít hơn so với cam kết trong ĐTM; Số lượng các điểm được quan trắc môi trường nước thực tế ít hơn so với đề nghị của ĐTM; Số lượng các thông số chất lượng nước được quan trắc thực tế tại hồ ít hơn so với cam kết trong ĐTM và ít hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; các biện pháp giảm thiểu tác động tới thủy sinh vật, nghề cá chưa tốt; chưa thực hiện việc giám sát môi trường sinh thái như đã cam kết trong ĐTM. Việc không thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường như cam kết trong ĐTM của TĐBĐ đã gây ra một số tác động đến môi trường, trong đó đáng chú ý là: làm giảm nguồn cung cấp cát sạn xây dựng và tác động đến thủy sinh vật và nghề cá trên sông Hương; làm giảm 50 - 70 % sản lượng cá đánh bắt được trong thời gian gần đây (2011, 2012) so với thời gian trước khi xây đập, trong đó có một số loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Xanh, cá Lấu, cá Chình đã giảm đi hơn 90 % so với trước năm 2009; năm 2009, 100 % các lòng cá nuôi trên sông Hương đều bị chết và đến nay hầu hết hoạt động nuôi cá lòng trên sông Hương không còn nữa. I. Giới thiệu I.1. Tính cấp thiết của đề tài Công trình TĐBĐ được khởi công xây dựng ngày 29/01/2005 tại xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa vào tích nước ngày 01/08/2008 và hòa vào lưới điện quốc gia ngày 20/05/2009. Đây là công trình thủy điện cấp II với công suất lắp máy là 48 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 179,884 triệu kWh/năm, tạo dung tích hữu ích hồ chứa 344,4 triệu m3 nước để tạo nguồn phát điện [1]. Được sự quan tâm nghiên cứu và học tập kinh nghiệm những công trình thuỷ điện khác, nên khi xây dựng công trình Thuỷ điện Bình Điền đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến môi trường như xây dựng hồ có dung tích phòng lũ, thu dọn lòng hồ trước khi chứa nước và công tác quản lý vận hành hồ chứa nhằm giảm bớt những tác động đến môi trường khi nhà máy hoạt động… Sau 3 năm hoạt động, môi trường khu vực lòng hồ Thuỷ điện Bình Điền đã khá ổn định với việc hình thành một hệ sinh thái mới - hệ sinh thái hồ chứa.
Nhóm Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (SEIA). SEIA là một tổ chức trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 11/ 2011/QĐ–LHH ngày 27/07/2011 5
57
Nhưng bên cạnh đó, việc xây dựng TĐBĐ cũng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống sinh kế của người dân sống ở khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường. Theo ý kiến người dân nơi đây, từ ngày thủy điện được xây dựng đến nay đã làm giảm số lượng một số loài cá, gây mùi hôi thối vào mùa hè, giảm hàm lượng phù sa bồi đắp ở hạ nguồn, giảm nguồn cát sạn trên hạ nguồn sông Hương… Chính từ thực tế đó việc tìm hiểu “Những tác động môi trường của TĐBĐ và Thực tế của việc thực hiện các cam kết giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của thủy điện này sau hơn 3 năm hoạt động” có ý nghĩa lớn lao trong việc cung cấp các thông tin cho các cơ quan quản lý để họ có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến môi trường của TĐBĐ nói riêng và làm cơ sở quản lý các dự án thủy điện khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này là bài học kinh nghiệm về việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án thủy điện. I.2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu I.2.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực lòng hồ thủy điện Bình Điền và dọc lưu vực sông Hương – đoạn từ đập thủy điện Bình Điền đến chùa Thiên Mụ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung vào 3 nội dung: 1) Thực tế của việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của dự án thủy điện Bình Điền sau 3 năm đi vào hoạt động. 2) Một số tác động đến môi trường của thủy điện Bình Điền sau hơn 3 năm hoạt động.
Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu các tác động của TĐBĐ sau 3 năm hoạt động
I.2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phỏng vấn sâu, các đối tượng phỏng vấn bao gồm: Ban chỉ huy PCLB Thừa Thiên Huế, sở KH&CN Thừa Thiên Huế, Công ty cấp thoát nước Huế Waco, khoa Địa lý - Địa chất, trường ĐHKH Huế, Khoa Sinh, trường ĐHKH Huế, Viện TNMT&CNSH Thừa Thiên Huế, Trung tâm KTTV Thừa Thiên Huế, Công ty thủy điện Bình Điền và các hộ dân sống dọc sông Hương. 2. Thảo luận nhóm, các nhóm thảo luận bao gồm: - Nhóm người dân khai thác cát sạn và nhóm nuôi trồng, đánh bắt thủy sản phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nhóm người dân sản xuất nông nghiệp và nhóm người dân nuôi trồng thủy sản xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Quan sát tham dự: Quan sát môi trường sông Hương từ chùa Thiên Mụ đến lòng hồ thủy điện Bình Điền. 4. Nghiên cứu trong phòng: thu thập, phân tích và xử lý thông tin. II. Kết quả nghiên cứu và thảo luận II.1. Thực tế của việc thực hiện các biện giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của dự án thủy điện Bình Điền sau 3 năm đi vào hoạt động Trên cơ sở đánh giá và dự đoán những tác động của việc xây dựng nhà máy TĐBĐ đến môi trường, bản báo cáo ĐTM của công ty thủy điện Bình Điền đã đề ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thi công và vận hành thủy điện này. Trên lý thuyết, các biện pháp này phù hợp và đáp ứng được việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi 58
trường của TĐBĐ. Tuy nhiên, trong thực tế có một số biện pháp được đưa ra nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.Kết quả nghiên cứu dưới đây sẽ chỉ ra một số điểm hạn chế của công ty TĐBĐ trong việc thực hiện “Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của TĐBĐ sau hơn 3 năm hoạt động”. - Công ty TĐBĐ chưa quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng theo cam kết trong ĐTM. Theo ĐTM, công ty TĐBĐ cam kết thiết lập một trạm quan trắc khí tượng thủy văn và môi trường tại khu vực hồ. Trạm này có trách nhiệm quan trắc các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, các thông số về chất lượng nước, lương lượng và tốc độ dòng chảy… Nhưng trong thực tế thì TĐBĐ chỉ có trạm quan trắc thủy văn đặt tại đồn 367 - đầu nguồn nhánh Hữu Trạch của sông Hương, trạm này chỉ có chức năng đo lượng mưa và lượng nước về lòng hồ TĐ BĐ và một trạm đo lượng mưa tại đập. Điều này có thể sẽ gây khó khăn và hạn chế trong công tác dự báo khí tượng thủy văn đặc biệt là thiên tai, lũ lụt, hạn hán và động đất như trong báo cáo ĐTM đã đưa ra dự báo. - Số lượng các thông số được quan trắc thực tế ít hơn so với cam kết trong ĐTM. Theo cam kết trong ĐTM thì công ty TĐBĐ phải thực hiện “Chương trình quan trắc môi trường và đánh giá tổng thể dự án TĐ BĐ hàng năm thông qua đề tài, dự án nghiên cứu và phát triển. Kinh phí thực hiện dựa vào ngân sách, nguồn tài chính của cơ quan quản lý công trình TĐ BĐ và của các nguồn tài trợ khác. Công ty TĐ BĐ cam kết sẽ quan trắc 15 thông số [1], nhưng thực tế thì Công ty TĐ BĐ chỉ thực hiện được 03 thông số [2]. Bảng 1. Các thông số được công ty TĐBĐ cam kết quan trắc và thực tế của việc thực hiện STT
Cam kết trong ĐTM
Thực tế
1
Lượng mưa
Có
2
Lượng nước dự trữ trong hồ chứa
Có
3
Lượng trầm tích hàng năm được chuyển tới hồ chứa
4
Chất lượng nước tại thượng lưu, trong hồ và hạ lưu đập
5
Lưu lượng dòng chảy của sông ở hạ lưu
Không
6
Lượng nước được dùng bởi các mục đích khác nhau tại hồ chứa và hạ lưu
Không
7
Thành phần thực vật nổi, động vật đáy và sinh vật khối hồ
Không
8
Quần thể cá sống trong hồ chứa và trên sông
Không
9
Động vật hoang dại khu vực (loài, phân bố, số lượng)
Không
10
Thú nuôi (loài, số lượng, điều kiện phân bố)
Không
11
Sự thay đổi thảm thực vật (che phủ, thành phần loài, tốc độ tăng trưởng, sinh Không khối) ở đầu nguồn, vùng hồ chứa và các khu vực hạ lưu
12
Các tác động lên đất hoang, các loài hoặc quần xã có ý nghĩa sinh thái đặc biệt Không
13
Sức khỏe cộng đồng và vecto truyền bệnh
Không
14
Nhập cư đến và di cư ra khỏi khu vực
Không
15
Các thay đổi về tình trạng kinh tế xã hội của dân tái định cư và dân còn ở lại Không lưu vực sông.
Không Có
- Số lượng các điểm quan trắc môi trường nước thực tế ít hơn so với đề nghị của ĐTM Theo ĐTM, công ty TĐBĐ cam kết quan trắc môi trường nước tại 8 địa điểm khác nhau [1, trang 5-52], nhưng thực tế thì Công ty cổ phần TĐBĐ chỉ thực hiện tại 3 điểm [2]. 59
Bảng 2. Số lượng các điểm quan trắc môi trường nước thực tế so với đề nghị của ĐTM STT
Cam kết trong ĐTM
Thực tế
1
Thượng lưu hồ tại huyện A Lưới
Có
2
Giữa hồ
Có
3
Ven hồ phía Nam
Không
4
Ven hồ phía Bắc
Không
5
Thượng lưu đập tại vị trí khe Cù Mông
Không
6
Trên đập trước kênh xả lũ
Không
7
Hạ lưu đập tại khe Mỏ Cáo
Có
8 Sông Hương tại ngã Ba Tuần Không - Số lượng các thông số chất lượng nước được quan trắc thực tế tại hồ TĐBĐ ít hơn so với cam kết trong ĐTM và ít hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Theo ĐTM, TĐ BĐ cam kết quan trắc 26 thông số chất lượng nước theo tần suất 6 tháng/lần và 17 thông số theo tần suất 3 tháng/lần [1, trang 5-52]. Nhưng thực tế TĐ BĐ chỉ có quan trắc 12 thông số theo tần suất 6 tháng/lần [2]. Theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì “Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt bao gồm 32 thông số và Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm là 26 thông số.” Bảng 3. Các thông số chất lượng nước được ĐTM kiến nghị cty TĐBĐ quan trắc và thực tế thực hiện Cam kết trong ĐTM Thứ tự
Chương trình quan trắc Các thông số
Thực tế
3 tháng/lần
6 tháng/lần
6 tháng/ lần
Các thông số vật lý và hóa lý cơ bản đặc trưng chất lượng nước 1
Nhiệt độ
+
+
Không
2
Độ màu
+
+
Không
3
Độ đục
+
+
Không
4
Độ dẫn điện
+
+
Không
5
Tổng chất rắn hòa tan
+
+
Không
6
Hàm lượng cặn lơ lửng
+
+
Không
7
pH
+
+
Có
8
Oxy hòa tan
+
+
Không
9
BOD5
+
+
Có
Các chỉ tiêu hóa học liên quan đến ô nhiễm hữu cơ trong nước
60
10
COD Bicromat
11
COD Permanganat
+
+
Có Có
Các chỉ tiêu về chất dinh dưỡng 12
N-NH4
+
+
Có
13
N-NO3
+
+
Có
14
TN
+
Không
15
P-PO4
+
Có
16
TP
+
Không
+
Các chỉ tiêu về thành phần hóa học nước 17
Độ kiềm
+
+
Không
18
Clorua
+
+
Không
19
Sunphat
+
Không
20
Tổng Fe
21
Sunphua hydro (S2)
+
Không
22
Kim loại nặng (Pb, Cd,As…)
+ (Pb, Cd và các kim loại khác)
Không
23
Hóa chất bảo vệ thực vật
+
Không
24
Coliform
+
Có
25
Thực vật phù du
+
Không
26
Động vật đáy
+
Không
+
Có
Các chỉ tiêu ô nhiễm nước do các nguồn khác nhau + (Pb, Cd)
Các chỉ tiêu vi sinh vật.
- Công ty TĐ BĐ thực hiện chưa tốt công tác vệ sinh lòng hồ và xử lý chất thải.Công ty TĐBĐ cam kết sẽ vệ sinh sạch các thực vật trong lòng hồ thủy điện trước khi tích nước. Đồng thời, hàng năm công ty này sẽ vệ sinh lồng hồ khi mực nước trong hồ hạ. Nhưng theo kết quả khảo sát của nhóm Tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội (SEIA) ngày 26/07/2012 thì lồng hồ TĐBĐ vẫn còn rất nhiều xác thực vật chưa bị phân hủy hết mặc dù TĐBĐ đã tích nước gần 4 năm (01/08/2008). Bên cạnh đó, theo kết quả phỏng vấn ông Lê Văn Huy - Trưởng phòng kỹ thuật công ty TĐBĐ thì từ khi tích nước cho đến nay cơ quan này chưa thực hiện vệ sinh lòng hồ lần nào. Việc thực hiện vệ sinh lòng hồ không tốt đã dẫn đến làm ô nhiễm nước sông Hương. Điều này được phản ánh qua kết quả khảo sát người dân sống hai bên bờ sông Hương và Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xây dựng và Cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế. + Theo kết quả khảo sát ý kiến của 50 người dân sinh sống hai bên sông Hương thì kết quả của cả 50 phiếu điều tra này cho biết: Vào mùa hè năm 2009 và 2010, sông Hương thường có mùi hôi thối của xác thực vật bị phân hủy. 61
+ Theo kết quả phỏng vấn ngày 19/4/2012 với bà Trần Thị Minh Tâm, Trưởng phòng quản lý chất lượng nước, Công ty cấp thoát nước Huế Waco cho biết“Sau khi nhà máy TĐBĐ xây dựng các thông số về Mn, Fe, pH, độ đục, COD đều tăng, đặc biệt năm 2009 – 2010 các thông số này tăng một cách đột biến. Từ năm 2010 đến nay, các thông số này có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn cao hơn năm 2008. Riêng đối với thông số độ đục thì đã giảm hơn năm 2008, đặc biệt là vào mùa mưa.” Các chất thải độc hại của công ty TĐBĐ chưa được xử lý. Năm 2011, công ty TĐBĐ có khoảng 200 kg giẻ dính dầu, 1500 kg dầu tua bin lẫn nước và hơn 5 kg bóng típ được thu gom và lưu giữ lại mà chưa có biện pháp xử lý [2]. - Công ty TĐ BĐ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tới thủy sinh vật, nghề cá chưa tốt. Khi hồ chứa hình thành, có một số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến thảm thực vật, hệ động vật. Báo cáo ĐTM nhà máy TĐ BĐ đã phân tích và đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực nhằm, đạt được cả hai mục đích kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế, kể từ khi công trình nhà máy TĐBĐ đi vào vận hành, một số biện pháp đã không được thực hiện như trong báo cáo ĐTM. Theo báo cáo ĐTM dự án công trình TĐBĐ cam kết thực hiện một số biện pháp giảm thiểu tác động tới thủy sinh vật và nghề cá như sau: Trong giai đoạn xây dựng, cần thu dọn sạch lòng hồ tối đa trước khi hồ tích nước để đảm bảo vệ sinh nguồn nước, thuận lợi cho khai thác thủy sản và để giảm ô nhiễm môi trường sau này. Trong giai đoạn vận hành, quản lý và phát triển nghề cá hồ chứa bao gồm nghề khai thác cá tự nhiên và nghề nuôi; hình thành trạm giám sát môi trường nước và thủy sinh nghề cá dưới góc độ thủy lý hóa và sinh học[1, trang 5 – 20]. Trong giai đoạn vận hành hướng dẫn cho nhân dân địa phương khai thác đánh bắt cá với các phương pháp thích hợp, thời gian phù hợp với chế độ thủy văn và nguồn lợi, đặc biệt là chế độ khai thác đàn cá di cư đẻ trứng theo mùa [1, trang 5-20]. Xây dựng âu tàu để các loài cá có thể di chuyển từ thượng lưu về hạ lưu và ngược lại [1, trang 5 – 20]. Trên thực tế, TĐBĐ chỉ có thực hiện vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước, nhưng việc thu dọn lòng hồ thực hiện chưa được tốt khi còn một lượng lớn thực vật chưa được thu dọn. Bên cạnh đó, theo kết quả phỏng vấn Lê Văn Huy, Trưởng phòng kỹ thuật công ty TĐBĐ vào ngày 26/07/2012 thì TĐBĐ cũng chưa tính đến việc hình thành trạm giám sát môi trường nước và thủy sinh nghề cá như trong báo cáo ĐTM đã đưa ra, còn việc xây dựng âu thuyền để tạo đường di chuyển cho các loài cá từ hạ lưu lên thượng lưu và ngược lại thì chưa có kế hoạch. Đồng thời, từ khi đi vào vận hành đến nay, công ty TĐBĐ chưa có lần nào hướng dẫn cho người dân cách đánh bắt cá. - Công ty thủy điện Bình Điền chưa thực hiện việc giám sát môi trường sinh thái như đã cam kết trong ĐTM.ĐTM đã đưa ra những cảnh báo về những tác động của việc xây dựng nhà máy TĐBĐ đến môi trường sinh thái. Qua đó cho thấy việc xây dựng TĐBĐ có nguy cơ xâm hại đến rừng và động vật rừng tại thượng lưu, hạ lưu và khu vực lòng hồ. Qua những đánh giá đó, ĐTM đã đưa ra các cam kết về việc giám sát môi trường sinh thái như sau: “Tiến hành khảo sát định kỳ 6 tháng/lần về cá và thủy sinh trong vùng lòng hồ và khu vực hạ du (sau đập và sau nhà máy) nhằm phát hiện thay đổi thành phần loài và sự phát triển của chúng. Công ty cổ phần TĐBĐ sẽ ký hợp đồng thuê các chuyên gia về cá và thủy sinh thực hiện công việc này. Thời gian là 10 năm”[1, trang 5-56]. Nhưng thực tế qua những tài liệu chúng tôi thu thập được cùng với kết quả phỏng vấn ông Lê Văn Huy - Trưởng phòng kinh tế và kỹ thuật TĐ BĐ vào ngày 26/07/2012 cho thấy: Từ trước đến nay, TĐ BĐ chưa có chương trình giám sát môi trường sinh thái trong khu vực lòng hồ và hạ du. II.2. Một số tác động của TĐ BĐ kể từ khi vận hành đến nay Hầu hết các dự án phát triển đều có những tác động theo hai mặt “tích cực và tiêu cực”. Việc xác định được các tác động tiêu cực và tích cực của dự án sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực, từ đó nâng cao lợi ích chung của một dự án. 62
Thủy điện Bình Điền cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, từ khi đi vào hoạt động đến nay, nó đã có nhiều tác động tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần xem xét. Kết quả nghiên cứu dưới đây sẽ chỉ ra một số tác động tích cực và tiêu cực của thủy điện Bình Điền kể từ khi nó đi vào hoạt động cho đến nay. a. Một số tác động tích cực của TĐBĐ sau 3 năm đi vào hoạt động - Phát điện: Tính đến thời điểm tháng 06/2012, thủy điện đã hòa vào lưới điện Quốc gia 553 triệu kW, trung bình mỗi năm TĐBĐ sản xuất 181 triệu kW điện. Qua đây có thể thấy, việc xây dựng TĐBĐ đã bổ sung một lượng điện đáng kể cho lưới điện Quốc gia. - Cắt lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ: Với dung tích phòng lũ 70 triệu m3, kết hợp với quá trình vận hành đập hợp lý, TĐ BĐ đã góp phần rất lớn trong việc cắt lũ tiểu mãn và giảm lũ chính vụ cho vùng hạ du. Theo báo cáo “Đặc điểm khí tượng thủy văn tại thành phố Huế từ 2006 -2011” cho thấy: +Lượng mưa trên lưu vực sông Hương từ năm 2006 đến năm 2011 có sự dao động không đáng kể. Lượng mưa trung bình trên lưu vực sông Hương trong 6 năm này đạt 4.199,5 mm, trong đó lượng mưa đạt đỉnh cao nhất vào năm 2007 với mức 5.708,6 mm và đạt đỉnh thấp nhất vào năm 2010 với mức 3.539 mm [3]. + Số lượng lụt tiểu mãn từ năm 2009 đến nay không còn nữa, bên cạnh đó số lượng cơn lụt cũng giảm so với những năm từ 2009 trở về trước đó. Trong đó, số lượng cơn lụt từ báo động 2 trở xuống có xu hướng ngày càng tăng, còn số lượng cơn lụt báo động 3 có xu hướng giảm [3]. Biểu đồ 1. Biến động lượng mưa trên lưu vực sông Hương từ 2006 - 2011
Biểu đồ 2. Biến động các cơn lụt trên sông Hương từ 2006 – 2011
63
b. Một số tác động tiêu cực của TĐ BĐ sau 3 năm đi vào hoạt động * Tác động đến giá nước sinh hoạt Theo kết quả phỏng vấn ngày 19/4/2012 với bà Trần Thị Minh Tâm, Trưởng phòng quản lý chất lượng nước, Công ty cấp thoát nước Huế Waco cho biết“Sau khi TĐBĐ đi vào hoạt động (5/2009), có nhiều thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép, do đó Cty Huế Waco phải đầu tư thêm các trang thiết bị và thay đổi một số phương pháp xử lý chất lượng nước để đảm bảo các tiêu chuẩn của Bộ y tế đưa ra. Điều này đã làm cho Huế Waco tốn rất nhiều kinh phí trong việc xử lý nước cấp cho tiêu thụ (hơn 5,1 tỷ đồng để đầu tư năm 2009). Không những thế, do độ đục của sông Hương tăng lên nhanh nên đã làm cho các đường ống dẫn nước bị hư hại, Cty phải đầu tư để súc rửa đường ống. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến giá thành sử dụng nước sinh hoạt tăng lên đáng kể sau thời gian này.” * Tác động của TĐ BĐ đến nguồn cung cấp cát sạn xây dựng Theo tính toán thủy văn của Công ty TVXD Sông Đà, tổng dung tích bùn cát qua Bình Điền dự tính 204.600 m3/năm, tồn tại 95% tổng lượng hay 194.370 m3/năm. Ước tính thời gian hoạt động của đập TĐBĐ là 50 năm. Với thời gian này thì tổng lượng phù sa bị lắng đọng tại lòng hồ TĐ BĐ là 11,36 triệu tấn và dung tích bùn cát là 8,74 triệu tấn. Với việc hàm lượng phù sa và bùn cát bị giữ lại trên long hồ TĐ BĐ đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp cát sạn xây dựng cho phía hạ lưu của đập. Theo kết quả khảo sát 30 hộ gia đình khai thác cát sạn trên sông Hương ở phường Hương Hồ và Hương Thọ, thị xã Hương Trà cùng với kết quả thảo luận nhóm với người dân thôn Thọ Khương, phường Hương Hồ (thôn có hơn 90 lao động làm nghề khai thác cát sạn) vào ngày 16/05/2012 cho thấy: - Hiện nay lượng cát sạn trên sông Hương từ khu vực chùa Thiên Mụ đến đập TĐBĐ đã giảm đến 50 % so với thời điểm trước năm 2009. Theo ông Võ Văn Lẹt, người dân thôn Thọ Khương, phường Hương Hồ cho biết “Trước đây, với 6 lao động có thể khai thác đầy một thuyền trong vòng 4 tiếng đồng hồ, nhưng bây giờ phải mất đến 6 tiếng vì phải lặn xuống sâu hơn và tầng dày của cát sạn bây giờ cũng đã bị mỏng đi”. - Càng ngày, người dân phải di chuyển dần lên phía thượng nguồn để khai thác cát sạn. Trước đây, người dân ở phường Hương Hồ chỉ cần khai thác cát sạn ngay đoạn sông Hương chảy qua địa phận phường mình, nhưng từ năm 2011 đến 2012 người dân phải di chuyển lên thượng nguồn, đoạn sông Hương chảy qua phường Hương Thọ mới có cát sạn để khai thác. * Tác động của TĐ BĐ đến thủy sinh vật và nghề cá - Làm giảm lượng rong trên sông Hương, đoạn từ chùa Thiên Mụ đến đập TĐBĐ hơn 90 %. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy TĐ BĐ tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của Cỏ thủy sinh sống chìm (rong) từ đó ảnh hưởng đến các loài sinh vật thủy sinh khác. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do nguồn dinh dưỡng cung cấp cho rong bị giảm (sau khi đập TĐBĐ xây dựng, 95 % lượng phù sa bị giữ lại trên lòng hồ thủy điện này). Theo ông Lương Quang Đốc, giảng viên trường đại học Khoa học Huế cho biết “Sự sinh trưởng và phát triển của rong phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: 1) Chất đáy phù hợp, 2) Dòng chảy không quá mạnh, 3) Dinh dưỡng. Khi đập thủy điện xây dựng thì sẽ làm giảm nguồn dinh dưỡng cung cấp cho rong ở khu vực hạ lưu.” Việc lượng rong bị giảm lớn dẫn đến nhiều tác động đối với hệ sinh thái trên sông Hương. Trong hệ sinh thái thủy sinh sông Hương, rong có 3 vai trò chính đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài tôm cá: 1) Giá thể (bãi đẻ) cho các loài tôm cá, 2) Cung cấp thức ăn cho các loài tôm cá, 3) Nơi trú ẩn của các loài tôm cá. Vì vậy, khi trữ lượng rong bị giảm đã tác động tiêu cực đến tôm, cá trên sông Hương. - Ngăn chặn đường di chuyển của một số loài. Quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài tôm cá trên sông Hương phụ thuộc rất nhiều vào việc di chuyển, như loài cá chình sinh sống và phát triển ở khu vực thượng nguồn và sinh sản ở khu vực nước mặn. Vì vậy, khi đập thủy điện chặn đường di chuyển của các loài cá tôm thì sẽ làm giảm khả năng phát triển của các loài này. - Địa mạo lòng sông bị thay đổi đã làm thu hẹp nơi trú ẩn, giá thể của các loài tôm cá. Sông 64
Hương là một trong những nơi cung cấp cát sạn chính cho các hoạt động xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng năm, hàng triệu m3 cát sạn được khai thác từ sông Hương. Nhưng việc lượng cát sạn cung cấp cho lòng sông khu vực hạ nguồn thủy điện bị chặn lại ở thượng nguồn đã làm thay đổi địa mạo lòng sông, việc này dẫn đến thu hẹp nơi trú ẩn, giá thể của nhiều loài tôm cá. Những tác động của TĐ BĐ đến thủy sinh vật trên sông Hương đã góp phần dẫn đến những tác động tiêu cực đối với những người dân sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt và nuôi tôm cá trên sông Hương. Nghiên cứu này đã thực hiện điều tra bảng hỏi 30 hộ gia đình và thực hiện 2 cuộc thảo luận nhóm (tại thôn Bình Tân, xã Bình Điền vào ngày 07/03/2012 và tại Thôn Thọ Khương, P. Hương Hồ vào ngày 16/05/2012) đối với những đánh bắt và nuôi tôm, cá trên sông Hương, kết quả cho thấy như sau: - Từ khi TĐBĐ đi vào hoạt động thì sản lượng tôm, cá đánh bắt được giảm hẳn, có nhiều loài biến mất. Sản lượng cá đánh bắt được trong thời gian gần đây (2011, 2012) đã giảm từ 50 - 70 % so với thời điểm trước 2009. Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như cá Xanh, cá Lấu, cá Chình đã giảm đi hơn 90 % so với trước năm 2009. - Thủy điện Bình Điền tác động đến nuôi trồng thủy sản trên sông Hương. Có thể nói, tác động của việc xây dựng TĐBĐ đến môi trường nước được thể hiện rõ nhất qua những thiệt hại của những người nuôi trồng thủy sản trên sông Hương. Hiện tượng cá chết hàng loạt, các lồng nuôi cá làm củi đun là những trường hợp rất phổ biến kể từ khi TĐBĐ đi vào hoạt động. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: ● Tại thôn Thọ Khương, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, trước năm 2009, toàn thôn có 50 lồng nuôi cá, ếch trên sông Hương, nhưng nay chỉ còn 7 lồng đang bỏ trống, còn những lồng khác người dân đã làm củi đun hoặc để trôi trên sông Hương. Qua tìm hiểu chủ của 7 lồng nuôi tôm cá trên sông Hương đang bỏ trống các lồng này cho biết: từ khi TĐ BĐ xây dựng cho đến nay họ vẫn tiếp tục nuôi cá, ếch trên các lồng này nhưng đều thất bại. ● Thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, trước năm 2009, có hơn 30 lồng nuôi cá, nhưng nay chỉ còn 3 hộ nuôi với tổng cộng 4 lồng cá. Nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp, ban đầu mỗi lồng thả hơn 500 con, nhưng hiện tại chỉ còn 60 - 70 con. Theo người dân, từ khi có đập thủy điện, việc nuôi cá trở nên khó khăn hơn, cá chết nhiều hơn. Một trong những nguyên nhân được người dân đưa ra là nước xi măng trong quá trình xây dựng đập chảy về. ● Tại trị trấn Bình Điền, trước năm 2009, có 5 hộ làm lồng nuôi cá Chình. Trong những năm trước đây, họ đã thu lại được nhiều lợi nhuận từ việc nuôi cá Chình nhờ vào nguồn nước trong sạch, các chỉ số môi trường nước ổn định và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Nhưng ngay sau khi TĐBĐ đi vào hoạt động, các hộ này phải dừng việc nuôi cá chình do nước ô nhiễm làm cá chết hết. III. Kết luận - Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TĐBĐ đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường như đã cam kết trong ĐTM, trong đó đáng chú ý: Công ty TĐBĐ thực hiện công tác vệ sinh lòng hồ và xử lý chất thải chưa tốt; Chưa quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng; Số lượng các thông số được quan trắc thực tế ít hơn so với cam kết trong ĐTM; Số lượng các điểm được quan trắc môi trường nước thực tế ít hơn so với đề nghị của ĐTM; Số lượng các thông số chất lượng nước được quan trắc thực tế tại hồ ít hơn so với cam kết trong ĐTM và ít hơn so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Các biện pháp giảm thiểu tác động tới thủy sinh vật, nghề cá chưa tốt; Chưa thực hiện việc giám sát môi trường sinh thái như đã cam kết trong ĐTM. - Tính đến thời điểm tháng 06/2012, TĐBĐ đã hòa vào lưới điện Quốc gia 553 triệu kW, trung bình mỗi năm TĐBĐ sản xuất 181 triệu kW điện. Đồng thời, TĐBĐ đã giúp cắt lụt tiểu mãn từ năm 2009 đến nay và làm giảm số lượng cơn lụt so với những năm từ 2009 trở về trước đó. Trong đó tăng số lượng cơn lụt từ báo động 2 trở xuống và giảm số cơ lụt từ báo động 3 trở lên. - Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TĐBĐ đã gây ra một số tác động đến môi trường, trong đó 65
đáng chú ý là nó đã làm nguồn cung cấp cát sạn xây dựng và tác động đến thủy sinh vật và nghề cá trên sông Hương. Sản lượng cá đánh bắt được trong thời gian gần đây (2011, 2012) đã giảm từ 50 70 % so với thời điểm trước 2009. Trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như cá Xanh, cá Lấu, cá Chình đã giảm đi hơn 90 % so với trước năm 2009. Trong năm 2009, sau khi TĐBĐ đi vào hoạt động, 100 % các lồng cá nuôi trên sông Hương đều bị chết, đến nay hầu hết hoạt động nuôi cá lòng trên sông Hương không còn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền, Báo cáo “Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án công trình thủy điện Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Hà Nội, năm 2004. Công ty cổ phần thủy điện Bình Điền, Báo cáo “Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường”, Huế, năm 2011. Trung tâm Khí tượng Thủy Văn, Báo cáo “Đặc điểm khí tượng thủy văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thừa Thiên Huế, năm 2006, 2007, 2008, 2008, 2009, 2010, 2011. Ton That Phap, “Study on fish fauna in Huong river and Tam Giang – Cau Hai lagoon”, College of Sciences University of Hue, 2003.
66
CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 Trần Bá Quốc , Nguyễn Bắc Giang, Trần Mai Hương, Lê Anh Tuấn, Phan Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Lê Vân Phương, Trà Tiến Báo cáo phân tích kết quả điều tra, khảo sát, và đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và các tác động của thủy điện Đăk Mi trong quá trình hoạt động. Kết quả cho thấy trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Đăk Mi, chủ dự án (công ty Cổ phần thủy điện Đăk Mi) đã thực hiện những nội dung của các biện pháp giảm thiểu và chương trình giám sát môi trường. Tuy nhiên, đối với các biện pháp giảm thiểu, mức độ thực hiện chưa được đầy đủ trong các biện pháp đảm bảo lưu lượng nước vào mùa khô; đảm bảo diện tích đất sản xuất cho người dân ở khu tái định cư; và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái. Đối với chương trình giám sát môi trường, việc thực hiện không đầy đủ trong một số giai đoạn thi công. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà máy thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia cũng như làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh trên hai con sông này và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước, tác động đến việc sản xuất nông nghiệp, đi lại của người dân sống hai bên sông. I. GIỚI THIỆU I.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN Việc phát triển kinh tế ở Việt Nam trong hơn hai thập niên qua đã và đang làm gia tăng nhu cầu năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng này, Chính phủ Việt Nam (GOV) tiến hành phát triển nền công nghiệp thủy điện với mong muốn cung cấp hai phần ba nguồn năng lượng cho quốc gia. Tại khu vực miền Trung Việt Nam trong hơn 20 năm qua, nhiều dự án thủy điện với nhiều quy mô và công suất khác nhau đã và đang được lập kế hoạch và thi công, đặc biệt là khu vực từ các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên và Tây Nguyên. Nhìn chung, thủy điện hiện nay đang đóng góp khoảng 35% đến 40% nguồn năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các nhà máy thủy điện ở miền Trung Việt Nam đang tạo nhiều hệ luỵ về môi trường và xã hội và chính người dân địa phương đang phải đối mặt với nhiều hậu quả bất lợi đến sự phát triển bền vững trong toàn bộ khu vực. Chính phủ Việt Nam đã có các công văn quy định rằng môi trường tự nhiên cần được bảo vệ khỏi những tác động tiêu cực từ việc phát triển công nghiệp một cách tràn lan và không được kiểm soát bao gồm Nghị định 29/2011/ND-CP và thông tư 26/2011_TT-BTNMT. Tuy nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) nhận thấy có những lỗ hổng đáng kể và không nhất quán giữa các quá trình đã được thực hiện trên thực tế trong thời gian qua và quá trình được quy định bởi Chính phủ. Để nâng cao nhận thức của các bên liên quan về những sự khác biệt giữa hai quy trình này, vào năm 2013, CSRD đã cung cấp một báo cáo đối lập giữa quá trình phê duyệt và cam kết của Chính phủ về phúc lợi môi trường với kế hoạch phát triển thủy điện cho các lưu vực sông ở Quảng Nam và Quảng Bình, và chúng tôi đã trình bày những phát hiện đó cho các bên liên quan. Trong dự án nghiên cứu năm 2013, điều nhận thấy là vấn đề phát triển thủy điện ở tỉnh Quảng Nam cũng như mật độ của các dự án thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là rất cao và cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM đã không được thực hiện đầy đủ. Trong khi đó, hướng dẫn hiện hành của chính phủ ở cấp quốc gia và cấp tỉnh quy định rõ ràng rằng các hoạt động bảo vệ môi trường cần được kiểm tra và nếu có bất kỳ sự sai phạm nào khác nào sẽ 67
bị chế tài. Đáng chú ý là các cộng đồng địa phương có thể được huy động tham gia vào quá trình thẩm tra. Do đó, trong năm 2014, dự án mong muốn tập trung đánh giá việc thực hiện và giám sát các cam kết bảo vệ môi trường được chi tiết trong báo cáo ĐTM, cụ thể cho các nhà máy thủy điện. Bằng cách thiết lập một danh sách kiểm tra và hướng dẫn rõ ràng để hỗ trợ giám sát tác động môi trường đang diễn ra, hướng tới việc đảm bảo các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở thời điểm hiện tại được thường xuyên theo dõi tác động môi trường. Dự án cũng có kế hoạch nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan nhằm khuyến khích tăng cường hành động hướng vào việc thực thi và giám sát một cách có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường. I.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là nhằm có được thông tin về mức độ thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 cũng như các tác động và mức độ giải quyết những tác động tiêu cực đến môi trường và sinh kế của người dân khu vực của thủy điện Đăk Mi 4 sau khi công trình đi vào vận hành. I.3. Nội dung nghiên cứu (1) Đánh giá việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đến môi trường trong giai đoạn xây dựng và sau khi nhà máy thủy điện vận hành; (2) Đánh giá chất lượng môi trường nước trước và sau khi nhà máy thủy điện vận hành; (3) Đánh giá các tác động đến môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 sau khi vận hành. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đánh giá các nội dung cam kết bảo vệ môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 được thể hiện ở bảng 1 Bảng 1. Nội dung đánh giá các cam kết bảo vệ môi trường Hoạt động
Nội dung đánh giá
Thời gian
1/ Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp giảm thiểu sau khi nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vận hành
Biện pháp giảm thiểu: a/ Ô nhiễm nguồn nước: thu dọn sinh khối b/ Tác động đến chế độ dòng chảy: đảm bảo dòng chảy kiệt ở hạ lưu đạt 2 m3/s [1] c/ Tác động đến lĩnh vực kinh tế-xã hội: sinh kế và thu nhập của người dân, tái định cư, hệ thống cơ sở hạ tầng tương ứng, hệ thống cấp nước, thoát nước d/ Tác động đến hệ sinh thái: phủ kín diện tích đất bị mất
- Sau 2 - Khu vực lòng hồ thủy năm thủy điện Đăk Mi4 điện vận hành - Khoảng cách từ đập chính đến hạ lưu khoảng 40 km (Thạnh Mỹ) -Khu vực tái định cư
2/ Đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát môi trường khi dự án đi vào thực hiện
- Nội dung của chương trình giám sát - Mức độ thực hiện so với nội dung báo cáo đã xây dựng/đề xuất chương trình giám sát
- Sau 2 năm thủy điện vận hành
68
Không gian
- Khu vực lòng hồ và các sông chính sau đập - Khoảng cách từ đập chính đến hạ lưu khoảng 40 km
Hoạt động
Nội dung đánh giá
Thời gian
- Sau 2 2/ Đánh giá Các thông số chất lượng nước: chất lượng môi - pH, TSS, BOD5, COD, Tổng N, năm thủy điện vận trường nước Tổng P, E.Coli, T.Coliform hành trước và sau khi dự án đi vào vận hành
Không gian - Khu vực lòng hồ và các sông chính sau đập (Thạnh Mỹ đến huyện Đại Lộc) - Khoảng cách từ đập chính đến hạ lưu khoảng 40 km
I.5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi kết hợp các phương pháp sau đây: thu thập thông tin thứ cấp, thảo luận nhóm và phỏng vấn bảng hỏi với người dân và phương pháp thống kê. II. HỆ THỐNG SÔNG NGÒI TỈNH QUẢNG NAM VÀ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 Sông Thu Bồn là con sông nội địa có diện tích lưu vực lớn nằm phía sườn Đông dãy Trường Sơn, toàn lưu vực rộng đến 10.350 km2. Sông Vu Gia, có diện tích lưu vực khoảng 5.500 km2, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, bao gồm các nhánh sông Cái, sông Bung, sông Côn, chảy qua các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Đại Hòa ở phía Tây Đại Lộc thì chia ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hợp lưu với sông Cầu Đỏ, còn lại là sông Quảng Huế đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn. Sông Vu Gia hợp với sông Thu Bồn tại điểm hợp lưu Đại Lộc, qua sông Quảng Huế, tạo thành hệ thống sông lớn Vu Gia - Thu Bồn. Lưu lượng bình quân nhiều năm của dòng chảy hệ thống Vu Gia - Thu Bồn là 400 m3/s; vào mùa khô 40-50 m3/s, mùa lũ đến 27.000 m3/s. Mùa lũ trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn xảy ra hàng năm từ tháng 10 - 12, nhưng biến động khá lớn, có nhiều năm lũ sớm xảy ra từ tháng 9 và lũ muộn sang tháng 1 của năm sau. Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào nửa cuối tháng 10 và 11. Lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra dồn dập trong thời gian không dài và các trận lũ thường là lũ kép từ 2 đỉnh trở lên. Đặc điểm lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên nhanh, xuống nhanh với biên độ và cường suất lũ lớn ở thượng và trung lưu, lũ lên tương đối nhanh nhưng rút chậm ở hạ lưu. Dự án thủy điện Đăk Mi 4 do Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi quản lý, Tập đoàn BITEXCO (tỷ lệ góp vốn 66%), Tổng công ty phát triển hạ tầng và đô thị IDICO (tỷ lệ góp vốn 26%) và một cổ đông khác (tỷ lệ góp vốn 8%) làm chủ đầu tư, được xây dựng tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam (IDICO là tổng thầu xây dựng). Công trình Thủy điện Đăk Mi 4 có công suất 208 MW được xây dựng trên thượng nguồn sông Vu Gia, thuộc xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Sản lượng điện bình quân hàng năm cung cấp cho lưới điện Quốc gia là 833 triệu kWh. Đây là dự án nằm trong danh mục nguồn điện theo “Tổng sơ đồ VI” đã được Chính phủ phê duyệt. Công trình này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và phát lệnh khởi công ngày 21/4/2007. Qua hơn 4 năm thi công xây dựng, ngày 10/5/2012, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đã được khánh thành và tổ máy cuối cùng chính thức hòa lưới điện Quốc gia. Công trình thủy điện Đăk Mi 4 nằm trên dòng Đăk Mi thuộc huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Công trình được khai thác theo sơ đồ 3 bậc: bậc trên Đăk Mi 4A sử dụng nguồn nước của sông Đăk Mi để tạo thành hồ chính trên sông Đăk Mi và một đường hầm chuyển nước sang ngọn Thu Bồn, Đăk Mi 4B và 4C tận dụng lại nguồn nước sau nhà máy Đăk Mi 4A và phụ lưu của sông ngọn Thu Bồn để phát điện. Các mốc thời gian thực hiện công trình thủy điện Đăk Mi 4 liên quan đến việc đánh giá các biện 69
pháp giảm thiểu: - Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua và ban hành quyết định vào ngày 08/12/2005. - Khởi công xây dựng công trình vào ngày 21/4/2007 - Chặn dòng lần thứ nhất tháng 2 năm 2008 - Tích nước hồ chứa vào tháng 4 năm 2011 - Chạy thử nghiệm và phát điện thương mại vào tháng 5, tháng 6 năm 2011 - Hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình vào quý 3 năm 2011 - Phát điện tổ máy cuối cùng vào tháng 4 năm 2012 III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG III.1. CÁC CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Nội dung các biện pháp giảm thiểu các tác động của nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. III.1.1. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng III.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Kết quả điều tra người dân ở cộng đồng thôn Nước Lang vào tháng 6 năm 2014 cho thấy người dân không được hỗ trợ kinh phí cho việc thu dọn sinh khối tại khu vực sinh sống trước khi di dời về khu tái định cư. Công việc thu dọn tại khu vực người dân sinh sống trước đây được chủ đầu tư thực hiện. III.1.1.2. Biện pháp phòng chống sạt lở, bồi lắng Kết quả điều tra cho thấy chủ dự án phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc cắm mốc không cho người dân tái định cư tại khu vực hạ lưu đập. Chủ dự án phối hợp với Chi cục kiểm lâm quy hoạch, thiết kế trồng lại phần diện tích rừng bị ảnh hưởng như khu rừng tập trung tái định canh, tái định cư dọc theo quốc lộ 14 E. III.1.1.3. Giảm thiểu tác động đến chế độ dòng chảy (khu vực hạ lưu đập chính) Các kết quả kiểm tra thực tế tại hiện trường và kết hợp phỏng vấn trực tiếp với các đơn vị: Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4, Ban phòng chống lụt bão, chi cục Bảo vệ Môi trường … vào tháng 6 năm 2014 cho thấy: - Thủy điện Đăk Mi 4 đã xây dựng hai cống xả sâu bằng thép với đường kính 1,2 m nhằm mục đích duy trì dòng chảy kiệt cho sông Đăk Mi. - Nhà máy thủy điện sẽ thực hiện xả nước theo nhu cầu địa phương thông qua đại diện là sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam. Hiện tại, thủy điện đang thực hiện chạy 4 ngày và nghỉ 6 ngày. - Cơ chế xả lũ của nhà máy thủy điện kết hợp dựa trên việc dự báo và yêu cầu của tỉnh thông qua các hình thức điện thoại, fax, mail và gởi công văn. Những nội dung vẫn còn tồn tại chưa được giải quyết so với các nội dung đã đề xuất cam kết thực hiện: - Nhà máy không thực hiện xây dựng hồ chứa nhỏ trên các sông, suối hai bên bờ sông Đăk Mi - Hầu hết các đoạn sông Đăk Mi sau đập ngăn, đặc biệt đoạn sông qua huyện Nam Giang sông trơ đáy không đảm bảo lượng nước như đã đề xuất 2 m3/s vào mùa khô. - Kết quả đo đạc mực nước ở trạm thủy văn trên sông Đăk Mi đều hạ thấp hơn so với khi chưa có công trình thủy điện. III.1.1.4. Biện pháp giảm thiểu đến lĩnh vực kinh tế-xã hội Để giảm thiểu các tác động đến kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện dự án thủy điện, báo cáo ĐTM đã xây dựng các biện pháp giảm thiểu bao gồm: - Bố trí ăn ở cho những người tái định cư; - Cải tạo đồng ruộng khoảng 77 ha; 70
- Bố trí đất với các điều kiện: điều kiện thổ nhưỡng thích hợp; có nguồn nước; xây dựng công trình cấp nước đảm bảo sản xuất hai vụ/năm; hỗ trợ người dân sản xuất thông qua khuyến nông, khuyến lâm: giống, phương thức canh tác; đào tạo nghề cho các hộ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại cộng đồng người dân thôn Nước Lang và được người dân phản ánh về đời sống sinh hoạt và sản xuất như sau: + Nước sinh hoạt: Mặc dù chủ dự án đã đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân với dung tích bể chứa 10m3, nhưng hệ thống này hoạt động không ổn định, đặc biệt vào mùa khô người dân phải tự đi gánh nước ở các khe suối cách nơi sinh sống khoảng 200 m. + Đào tạo nghề: Chủ dự án có lập danh sách người dân để đào tạo nghề tại cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh với số lượng đem đi học bổ túc 73 người, trong đó học cao đẳng điện ở Hội An có 3 người nhưng hiện tại chỉ có 1 người dân của thôn Nước Lang làm việc cho nhà máy thủy điện. + Tập huấn khuyến nông: Chủ dự án chưa thực hiện bất kỳ một lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến ngư cho người dân của khu tái định cư, do đó đa số người dân làm rẫy, làm rừng đều dựa trên kinh nghiệm tự có. + Bố trí đất sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý + Đường nội bộ đến nơi canh tác: từ năm 2007-2013 đường đi lại từ khu tái định cư đến khu vực canh tác rất khó khăn, từ năm 2014 chủ dự án mới đầu tư làm đường do đó việc đi lại cho người dân đi lại đến nơi canh tác được thuận lợi. Người dân ở khu tái định cư đã quen với cuộc sống ở khu vực mới, nhưng đời sống của người dân vẫn trong tình trạng thiếu ăn do thiếu đất sản xuất. III.1.1.5. Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái Nội dung giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái được đề xuất trong báo cáo ĐTM bao gồm: - Phủ kín đất rừng bị mất với diện tích 92 ha tại khu vực tái định canh Phước Chánh và dọc quốc lộ 14 E - Thực hiện việc giáo dục ý thức người về bảo vệ các loài thú hoang dã Trên cơ sở các tài liệu do nhà máy thủy điện công bố (báo cáo giám sát môi trường) và phỏng vấn trực tiếp Chi cục kiểm lâm cho thấy: - Thủy điện Đăk Mi đã vận hành từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất phương án trồng rừng bổ sung. Tình trạng này được lý giải dự án thủy điện Đăk Mi được phê duyệt trước khi có điều chỉnh về chính sách trồng bù rừng (theo thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp). Các dự án hoàn thành trước năm 2006 thì không phải theo chính sách này cũng như chưa có quy phạm pháp luật về trồng rừng trong thời gian thực hiện. Việc trồng rừng đối với các dự án thường mang tính tình nguyện như hỗ trợ địa phương trong việc bảo vệ rừng. Đối với thủy điện Đăk Mi cơ quan quản lý không có chế tài xử phạt (thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp) nên bắt buộc phải trồng rừng bù nhưng không có ràng buộc về mặt thời gian dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc thống nhất các phương án trồng rừng. Thông qua việc trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với Chi cục kiểm lâm vào tháng 6 năm 2014 được biết, hiện nay Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam không thống nhất con số 92 ha diện tích rừng trồng bổ sung để trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến trong năm 2014 sẽ thống nhất diện tích, phương án trồng rừng thay thế thực hiện theo thông tư 24 của Bộ Nông nghiệp về việc trồng bù lại rừng. - Khu vực tái định canh dọc quốc lộ 14E là rừng trồng của các hộ gia đình phục vụ mục đích kinh tế, không thuộc diện trồng bù rừng do thủy điện. Chủ dự án chưa tiến hành hỗ trợ cho người dân trồng rừng tại khu vực này Ngoài ra công tác truyền thông, tuyên truyền bảo vệ các loài hoang dã được Chi cục kiểm lâm thực hiện, chủ dự án vẫn chưa có nhiều hình thức hỗ trợ cho hoạt động này. 71
III.1.2. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành Việc thực hiện đánh giá các biện pháp giảm thiểu được thực hiện thông qua báo cáo giám sát môi trường hàng năm và biên bản kiểm tra việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam (1) Xử lý nước thải sinh hoạt [13]: các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt được nhà máy cam kết thực hiện theo đúng các nội dung đã đề xuất trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường. (2) Biện pháp xử lý chất thải nguy hại: Mặc dù nội dung xử lý chất thải nguy hại không được đề cập trong báo cáo ĐTM của dự án (được phê duyệt vào năm 2005) nhưng công tác này hiện vẫn được chủ đầu tư thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành cụ thể là Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. (3) Duy trì dòng chảy tối thiểu sau hạ lưu đập: Việc chủ đầu tư xây dựng các cống xả sâu để đảm bảo cung cấp bổ sung nước trong suốt mùa khô cho dòng chảy cho thấy chủ đầu tư cam kết theo đúng các nội dung đã đề xuất về giảm thiểu tác động đến dòng chảy sau đập được nêu trong báo cáo ĐTM. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế vào tháng 6 năm 2014 (tương ứng với mùa khô của khu vực) dòng chảy sông Vu Gia ở một số đoạn không đảm lưu lượng dòng chảy như đã cam kết và sự thiếu hụt nguồn nước đã gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hôi. Các tác động này được thể hiện ở Chương 4 của báo cáo này. (4) Giải pháp bồi lắp lòng hồ và xả phù sa cho hạ du Như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn xây dựng, việc thu dọn lòng hồ được chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy trình và đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu và xác nhận trước khi tích nước hồ chứa. Các thông tin được phía chủ đầu tư cung cấp đối với các giải pháp bồi lấp lòng hồ và xả phù sa cho hạ du bao gồm: chủ đầu tư đang phối hợp với dân phương tăng cường công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn để giảm sự cố sạt lở đất gây bồi lắng lòng hồ. Bên cạnh đó chủ đầu tư đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và hình thành thói quen sinh hoạt hợp vệ sinh trong một số bộ phận người dân bản địa. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế vào tháng 6 năm 2014 cho thấy, nhiều đoạn sông không được cung cấp phù sa mà chủ yếu là cát gây bồi lấp các khu vực sản xuất nông nghiệp của người dân (xem chi tiết các tác động ở chương 4). III.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG III.2.1. Đánh giá việc thực hiện các nội dung chương trình giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng Căn cứ vào nội dung cam kết thực hiện chương trình giám sát môi trường trong báo cáo ĐTM và số lần thực hiện các đợt giám sát môi trường trong các năm từ 2009 đến 2012 (xem bảng 2) cho thấy, năm 2009 chủ dự án chỉ thực hiện 1 đợt giám sát môi trường, năm 2010 thực hiện 2 đợt giám sát và trong năm 2011, năm 2012 thực hiện 1 đợt giám sát cho mỗi năm, do đó việc đề xuất giám sát môi trường nước, không khí, chế độ khí hậu với tần suất 4 lần/năm trong giai đoạn thi công không đảm bảo đúng nội dung cam kết giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo ĐTM. Các thành phần môi trường giám sát bao gồm: Chất lượng nước; chất lượng không khí; thủy văn dòng chảy; chế độ khí hậu; dân sinh kinh tế xã hội; đền bù tái định cư; hệ động thực vật; hệ thủy sinh cá. So sánh nội dung chương trình giám sát trong báo cáo ĐTM với nội dung báo cáo giám sát môi trường được chủ dự án thực hiện lần đầu vào năm 2009 thì các thành phần môi trường chưa được thực hiện gồm: chất lượng môi trường không khí; hệ động thực vật; hệ thủy sinh (cá). Trong năm 2010 các thành phần môi trường được giám sát gồm : chất lượng môi trường không khí (xung quanh, khí thải, nước sản xuất); Chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm; Vi khí hậu; thủy 72
văn công trình (mực nước) và các thành phần môi trường được giám sát trong năm 2011 tương tự năm 2010. Tần suất giám sát môi trường: các thành phần môi trường được thực hiện với tần suất giám sát hai lần một năm chỉ có thủy văn dòng chảy. So với nội dung đã đề xuất trong báo cáo ĐTM thì chủ dự án đã tuân thủ đúng quy định đối với các nội dung giám sát thủy văn dòng chảy, dân sinh kinh tế - xã hội, trong khi đó các thành phần môi trường được đề xuất quan trắc 4 lần/năm như: Chất lượng nước, chất lượng không khí; chế độ khí hậu chỉ thực hiện được mỗi năm 2 lần cho các năm 2010 và năm 2011. Các thông số giám sát: các thông số giám sát môi trường trong quá trình xây dựng có sự khác biệt so với nội dung được đề xuất, cụ thể như sau: + Chất lượng nước : có 4 thông số không được thực hiện vào năm 2009 gồm (Tổng N, Tổng P, E.Coli, tổng Coliform), năm 2011 (đợt 2) có các thông số không được thực hiện như Tổng N, Tổng P, E.Coli và được thay bằng các thông số NO3-, NH4+, Hg, As, Zn. Việc thay đổi các thông số giám sát môi trường phải có văn bản đề xuất và được cơ quan chủ quản đồng ý, tuy nhiên tại thời khảo sát nhóm thực hiện chưa tìm kiếm được văn bản này nên chưa thể kết luận về mức độ tuân thủ các quy định như đề xuất trong báo cáo ĐTM. + Chất lượng môi trường không khí: chủ dự án thực hiện việc giám sát chất lượng không khí vào các năm 2010, năm 2011, không thực hiện nội dung giám sát chất lượng môi trường khí vào đợt 1, và đợt 2 năm 2009. + Thủy văn dòng chảy: chủ dự án đã tiến hành quan thủy văn tại khu vực thực hiện dự án từ tháng 6/2007 đến 06 năm 2009 tiến hành quan trắc mực nước. Tần suất đo mực nước 3 lần/ngày (7 giờ, 11 giờ, 17 giờ), tần suất đo lượng mưa 2 lần/ngày (7 giờ, 17 giờ). + Chế độ khí hậu: chủ dự án thực hiện quan trắc lượng mưa trong khu vực thực hiện dự án. III.2.2. Đánh giá việc thực hiện chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành - Nhà máy thủy điện Đăk Mi đã tuân thủ thực hiện chương trình giám sát liên tục từ giai đoạn xây dựng (chủ dự án thực hiện từ năm 2009) đến giai đoạn vận hành dự án (tích nước và phát điện vào năm 2012). - Các thành phần môi trường được giám sát: Chủ dự án đã thực hiện việc giám sát hầu hết các thành phần trong giai đoạn vận hành. Trong số các thành phần môi trường chưa được giám sát bao gồm: hệ động thực vật trên cạn và dưới nước. - Tần suất giám sát: các thành phần môi trường nước và không khí, vi khí hậu được Chủ dự án thực hiện với tần suất 3 lần/năm. - Vị trí giám sát: các vị trí giám sát đều thực hiện theo đúng chương trình giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo ĐTM, tuy nhiên vị trí giám sát môi trường nước tăng thêm một vị trí so với chương trình giám sát đã đề xuất trong báo cáo ĐTM. III.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU KHI DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH Kết quả điều tra cho thấy tất cả các thông số chất lượng nước đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 5942:1995, nghĩa là nguồn nước đáp ứng được cho các mục đích bảo vệ đời sống thủy sinh và cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải qua xử lý. Điều này cho phép khẳng định, nguồn nước tại vị trí giám sát trước khi thực hiện dự án (công trình thủy điện Đăk Mi) chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Chất lượng nước mặt sau khi hồ chứa vận hành Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các thông số chất lượng nước đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, nghĩa là nguồn nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học Các thông số chất lượng nước của điều tra còn cho thấy: 73
- Chất lượng nước trước và sau khi dự án vận hành vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2008/BTNMT - Chất lượng nước có xu hướng giảm dần vào thời điểm cuối năm (đợt 3) - Giá trị các thông số chất lượng nước của các sông trong giai đoạn vận hành cao hơn trong giai đoạn xây dựng từ 1-3 lần đối với các thông số BOD5, COD. IV. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 IV.1. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY SÔNG ĐĂK MI VÀ SÔNG VU GIA Cũng như sự phân phối mưa, dòng chảy trên các sông Vu Gia - Thu Bồn chia làm hai mùa rõ rệt - mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ bắt đầu từ trung tuần tháng IX, đến hết đầu tháng X và kết thúc vào thượng tuần tháng I. Lượng nước mùa lũ chiếm 62,5 - 69,2%, mùa cạn 26,5 - 30,9% lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước nhỏ nhất là tháng IV, chỉ đạt 2,1 - 2,6% lượng nước cả năm. Phân phối dòng chảy theo thời gian của các sông tương đối đồng nhất, đặc biệt tại các năm nước trung bình và năm nước lớn. IV.1.1. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY KIỆT SÔNG ĐĂK MI VÀ SÔNG VU GIA IV.1.1.1. Một số nội dung liên quan dòng chảy kiệt được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 ĐTM Đăk Mi 4 đã đưa ra một số dự báo về việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 sẽ gây ra một số tác động đến chế độ dòng chảy tự nhiên của các sông Đăk Mi, Vu Gia và Thu Bồn. Đối với phần hạ lưu sông Đăk Mi và Vu Gia, thủy điện này sẽ làm giảm 90 % dòng chảy kiệt trên đoạn sông Đăk Mi đoạn cách đập 40 km về phía hạ lưu (khoảng từ đập đến thị trấn Thạnh Mỹ), và tác động đến dòng chảy kiệt của sông Vu Gia (không có ước tính chính xác). Đối với đoạn từ đập Đak Mi đến Thạnh Mỹ, việc xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không gây ra tình trạng thiếu nước đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Đồng thời, hệ thủy sinh trên khu vực này không phát hiện có loài quý hiếm nào nên không có tác động nào đáng lo ngại. (đoạn thứ nhất, trang 54 ĐTM). Riêng đối với sông Vu Gia thì ĐTM Đăk Mi 4 đưa ra kết luận rằng việc phát triển các công trình thủy lợi nhỏ, thủy điện A Vương và thủy điện Đăk Mi 4 sẽ giải quyết vấn đề thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia, và công trình thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không những không gây ảnh hưởng, mà còn có tác động tích cực đến việc cung cấp nước cho hạ lưu sông này, cũng như cải thiện vấn đề cung cấp nước cho thành phố Đà Nẵng. Đối với vấn đề tác động đến hệ sinh thái sông Đăk Mi và Vu Gia, ĐTM Đăk Mi 4 chỉ đưa ra một số dự báo tác động đến hệ sinh thái trên sông Đăk Mi với nội dung chính là thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không có tác động nào đáng kể đối với hệ sinh thái trên sông và hai bên bờ sông Đăk Mi, do trên sông Đăk Mi không thấy loài động vật nào quý hiếm, còn hệ thực vật hai bên bờ sông do không sử dụng nguồn nước trực tiếp từ sông này nên không bị ảnh hưởng. Còn đối với hệ sinh thái trên sông Vu Gia, con sông nằm ở hạ nguồn sông Đăk Mi thì ĐTM Đăk Mi 4 không đưa ra bất kỳ dự báo nào. Về phần các giải pháp nhằm hạn chế những tác động do thủy điện ảnh hưởng đến dòng chảy kiệt, ĐTM Đăk Mi 4 đã đưa ra giải pháp xây dựng thêm hai hồ giữ và cấp nước sản xuất cho vùng hạ lưu. Hai đập này sẽ được chủ đầu tư phối hợp với địa phương để khảo sát, xây dựng trên các con suối hai bên bờ sông Đăk Mi, đoạn sau đập (Cho đến thời điểm tháng 06/2014 hai đập này vẫn chưa được xây dựng). IV.1.1.2. Biến đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia Việc đánh giá những biến đổi dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia được thực hiện dựa trên 3 cơ sở: 1) Các ý kiến và số liệu từ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam; phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc; phòng Nông nghiệp thị trấn Thạnh Mỹ và ủy ban nhân 74
dân xã Cà Dy; 2) Thảo luận với 3 nhóm cộng đồng sống hai bên sông Đăk Mi và Vu Gia (1. Người dân ở thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn - cộng đồng sống cách chân đập thủy điện Đăk Mi 7 km; 2. Người dân ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang - cộng đồng sống ở hạ lưu sông Đăk Mi; 3. Người dân thôn Đông Phước và Dục Tịnh, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc - cộng đồng sống ở trung lưu sông Vu Gia); và 3) Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa của người dân ở thôn Nước Lang, thôn Đông Phước và người dân ở thôn Dục Tịnh và cuối cùng là dựa trên quá trình điều tra, quan sát thực địa của nhóm nghiên cứu. a. Biến động dòng chảy kiệt của sông Đăk Mi Theo điều tra của chúng tôi, thủy điện Đăk Mi 4 đã làm thay đổi chế độ dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi khi làm thay đổi thời gian bắt đầu dòng chảy kiệt trong năm sớm hơn trước đây (tháng 1 thay vì tháng 3 trước đây) và làm giảm lưu lượng nước của dòng chảy kiệt gần như 100 %. b.Biến động dòng chảy kiệt của sông Vu Gia Sông Vu Gia không những bị tác động của thủy điện Đăk Mi 4, mà còn chịu tác động của các thủy điện khác trên sông Giằng, như thủy điện A Vương, sông Bung 2, sông Bung 4 và sông Côn 2. Trong 10 năm trở lại đây, dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có nhiều biến động, nó không chỉ có biến động về mực nước theo mùa như trường hợp sông Đăk Mi, mà còn biến động về mực nước theo ngày đêm. Dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có hai thời điểm biến động lớn đó là năm 2008 và năm 2012. Như vậy, có thể khẳng định rằng thủy điện Đăk Mi 4 đã góp phần làm thay đổi chế độ dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia. Cụ thể, nó đã làm giảm lưu lượng nước trên sông, làm cho dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn. IV.1.1.3. Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động a.Tác động đến môi trường và đời sống người dân do biến động dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi - Tác động đến hệ sinh thái thủy sinh. Trước năm 2011, hệ sinh thái thủy sinh trên sông Đăk Mi là hệ sinh thái thủy sinh môi trường nước chảy thường xuyên. Trên sông có nhiều loài động vật ưa sống trong môi trường nước chảy, trong sạch. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi chặn dòng tích nước thì nhiều loại động vật thủy sinh ở hạ lưu đập thủy điện Đăk Mi 4 bị giảm dần về số lượng và sản lượng, trong đó có một số loài đã bị biến mất. Cụ thể là trước đây có 22 loài cá thường xuất hiện, bên cạnh đó còn có nhiều loại động vật sống dưới nước khác như tôm, cua, ốc… Trong đó, có một số loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam như cá Chình Hoa (Anguilla marmorata), cá Chiên (Bagarius). Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng tích nước thì số lượng và sản lượng các loài động vật thủy sinh ở khu vực hạ lưu đập thủy điện Đăk Mi 4 bị giảm dần và có nhiều loài biến mất. Tương tự, đoạn sông Đăk Mi ở hạ cũng có nhiều loại động vật thủy sinh vào thời điểm đó. Cụ thể có khoảng 18 loài cá thường xuất hiện, trong đó có 2 loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam là cá Chình (Anguilla marmorata) cá Chiên (Bagarius) và nhiều loại động vật thủy sinh khác như tôm, cua, ba ba, rái cá… Nhưng đến thời điểm hiện tại thì chỉ còn 7 loài cá với khối lượng không đáng kể, các loài động vật khác hầu như đã biến mất. Đặc biệt có một loài động vật mới xuất hiện ở khu vực này, đó là loài đỉa. Đối với các thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi 4, thì trước đây hầu như không có. Tuy nhiên, bây giờ xuất hiện một số rong tảo ở các vũng nước đọng trên sông này. - Làm giảm nguồn nước tưới tiêu và nước sinh hoạt của người dân Trước năm 2011, nguồn nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và cho sinh hoạt của người dân sống hai bên sông Đăk Mi chủ yếu là lấy từ sông Đăk Mi. Tuy nhiên sau khi thủy điện Đak Mi chặn dòng, người dân hầu như không tiếp cận được nguồn nước từ sông Đăk Mi để tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt, vì nguồn nước từ sông Đăk Mi vừa ít, vừa bị ô nhiễm. 75
- Tác động đến việc đi lại, vận chuyển trên sông Với độ sâu trung bình của sông Đăk Mi vào mùa kiệt là 5 m, nên thuyền có thể đi lại một cách thuận tiện trên con sông này vào thời gian chưa có đập thủy điện Đăk Mi 4. Tại thời điểm đó, trên địa bàn xã Cà Dy có trên 150 thuyền thường đi lại, vận chuyển trên sông này. Các thuyền này thường được dùng để để người dân đi lại, vận chuyển các nông phẩm mà người dân sản xuất được từ nương rẫy về nhà, cũng như giao thương trao đổi buôn bán với miền xuôi, hoặc dùng để đi đánh bắt cá dưới sông Đăk Mi. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng thì 100 % các thuyền này không sử dụng được trên sông Đăk mi vào mùa kiệt vì sông hầu như bị trơ đáy. b. Tác động đến môi trường và đời sống người dân do biến động dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia - Tác động đến hệ sinh thái thủy sinh Trước năm 2008, trên sông Vu Gia thường xuất hiện 48 loài cá và nhiều loài khác như tôm, cua, ốc…, trong đó có 2 loại cá nằm trong sách đỏ Việt Nam là cá chình và cá Chiên. Tuy nhiên, số lượng cũng như sản lượng của các loài tôm, cá này giảm một cách nhanh chóng tính từ năm 2008 đến nay. Hiện nay, trên sông Vu Gia chỉ còn xuất hiện 3 loại cá: cá rô phi, cá mảng, cá lưới, với sản lượng rất ít. - Tác động đến việc đi lại, vận chuyển trên sông Trước năm 2009, với độ sâu trung bình của sông Vu Gia vào mùa kiệt là 5 m và từ năm 2009 - 2011 độ sâu trung bình khoảng 2 m, nên thuyền có thể đi lại một cách thuận tiện trên con sông này vào thời gian chưa có đập thủy điện Đăk Mi 4. Tại thời điểm đó, trên địa bàn xã Đại Hồng có trên 120 thuyền thường đi lại, vận chuyển trên sông. Các thuyền này thường được dùng để người dân đi lại, vận chuyển hành khách, cũng như giao thương trao đổi buôn bán, hoặc dùng để đi đánh bắt cá dưới sông Đăk Mi. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 chặn dòng số lượng thuyền được sử dụng trên sông này giảm dần, hiện nay chỉ con khoảng 10 chiếu thuyền còn hoạt động ở đây vì mực nước sông quá thấp, đặc biệt là vào ban ngày. - Tác động đến việc cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt Dọc sông Vu Gia có trên 3000 ha lúa và 2400 ha đất màu, trong đó 100 % diện tích đất trồng lúa và 70 % diện tích đất trồng màu là sử dụng nước tưới từ sông Vu Gia. Trước năm 2008 nguồn nước từ sông Vu Gia thường cung ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân huyện Đại Lộc. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, do mực nước sông Vu Gia vào mùa hè thường xuống thấp nên đã tác động rất nhiều đến việc cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất trong khu vực này, đặc biệt là từ năm 2012. - Tạo điều kiện cho cây Mai Dương phát triển Trước khi có các đập thủy điện trên thượng lưu sông Vu Gia và Đăk Mi, hai bên bờ sông Đăk Mi cũng như sông Vu Gia có rất ít cây Mai Dương vì người dân luôn tận dụng các bãi đất bồi hai bên sông để sản xuất nên cây Mai Dương không có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, sau khi các thủy điện trên thượng nguồn của các con sông này xây dựng đã làm bồi lấp cát sạn lên nhiều bãi bồi hai bên sông nên người dân không sản xuất ở đây được nữa, bên cạnh đó, các bãi đất cát mới cũng được hình thành do lòng sông bị thu hẹp là điều kiện cho cây Mai Dương sinh trưởng và phát triển. IV.1.1.4. So sánh những dự báo tác động đến môi trường trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 với những tác động thực tế Bảng 1. So sánh những dự báo tác động đến môi trường trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 với những tác động thực tế STT
Vấn đề
Dự báo
Thực tế
1
Thay đổi thời gian xảy ra dòng chảy kiệt
Không đưa ra dự báo
Dòng chảy kiệt sông Đăk Mi và sông Vu gia gần như xảy ra quanh năm, trừ thời gian mưa lũ tại khu vực này.
76
STT
Vấn đề
Dự báo
Thực tế
2
Thay đổi lưu lượng dòng chảy kiệt
Thủy điện này sẽ làm giảm 90% dòng chảy kiệt trên đoạn sông Đăk Mi đoạn cách đập 40 km về phía hạ lưu.
Dòng chảy kiệt sông Đăk Mi gần như bị giảm 100 %, còn dòng chảy kiệt của sông Vu Gia bị giảm đáng kể.
3
- 30/35 loài cá và nhiều loại động vật thủy sinh khác bị biến mất, sản Hệ sinh thái thủy sinh trên lượng các loài còn lại giảm đáng kể. sông Đăk Mi không có loài Trong đó có hai loài nằm trong sách quý hiếm nào nên không đáng đỏ Việt Nam (cá chính, cá chiên) đã bị biến mất. Tác động đến hệ lo ngại. - Xuất hiện 1 loài động vật mới (đỉa) sinh thái thủy và một số rong tảo, cây ngoại lai sinh nguy hại. Không đưa ra các dự báo về những tác động đối với hệ sinh thái thủy sinh sông Vu Gia.
4
5
Tác động đến Không đưa ra dự báo chất lượng nước
Tác động đến việc cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt
Góp phần làm biến mất 5 loài cỏ thủy sinh, 39 loài cá trong đó có hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam và các loài tôm cua khác. Nước thường xuyên bị đục và có mùi hôi.
- Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân hai bên sông Đăk Mi không thiếu nước. - Không đưa ra dự báo tác động đến nước sinh hoạt của người dân.
Trước khi chưa có thủy điện Đăk Mi 4, người dân sống hai bên sông Đăk Mi thường sử dụng nước từ sông Đăk Mi để sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, người dân ở đây không thể tiếp cận nguồn nước này do sông không có nước/ nước bị ô nhiễm.
Công trình thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không những không gây ảnh hưởng, mà còn có tác động tích cực đến việc cung cấp nước cho hạ lưu sông Vu Gia.
Kể từ khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, hiện tượng thiếu nước sản xuất ở dọc sông Vu Gia ngày càng nhiều hơn.
IV.1.2. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY LŨ SÔNG ĐĂK MI VÀ SÔNG VU GIA IV.1.2.1 Một số nội dung liên quan đến dòng chảy lũ được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 Trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đăk Mi 4 (ĐTM Đăk Mi 4), nội dung dự báo các tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến chế độ dòng chảy lũ được đề cập đoạn thứ 4 trang 54 - đoạn 1 trang 55 _ĐTM. Theo đó, ĐTM Đăk Mi 4 cho rằng, nhờ tác dụng điều tiết của hồ chứa nên dòng chảy lũ của sông Đăk Mi sẽ được triệt giảm đáng kể. Trong trường hợp các trận lũ có tần suất lớn hơn, nhờ sức chứa của hồ, hiệu quả này là rất rõ rệt. Đối với sông Vu Gia, đoạn thượng lưu (từ ngã ba Thu Bồn trở lên), dòng chảy lũ giảm đáng kể do được giảm khoảng 3000 m3/s dòng chảy lũ từ hướng sông Đăk Mi. 77
Trong ĐTM Đăk Mi 4 không đưa ra bất kỳ dự báo nào về những tác động đến môi trường và cuộc sống người dân khi dòng chảy lũ thay đổi. IV.1.2.2. Biến động dòng chảy lũ trên sông Đăk Mi và Vu Gia Với dòng chảy tự nhiên như trước đây (trước năm 2011) mùa lũ hàng năm trên sông Đăk Mi và Vu Gia từ tháng IX đến tháng I. Lũ được chia làm lũ sớm, lũ muộn và lũ giữa vụ. Tuy nhiên, sau khi có thủy điện Đăk Mi, chế độ dòng chảy lũ có nhiều biến động bất thường, như lũ có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông, nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài, có lúc kéo dài đến 12 giờ (đợt lụt ngày 14/11/2013). [Kết quả thảo luận nhóm ở xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc và xã Cà Dy, huyện Nam Giang]. IV.1.2.3. Một số tác động đến môi trường và đời sống người dân do biến động dòng chảy lũ trên sông Đăk Mi và Vu Gia bị biến động - Gây xói lở bờ, bồi lấp - Làm giảm độ màu mỡ của đất sản xuất nông nghiệp IV.1.2.4. So sánh những tác động thực tế so với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến dòng lũ các sông hạ lưu Bảng 2. So sánh những tác động thực tế so với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến dòng lũ các sông hạ lưu STT
Vấn đề
1
Tốc độ dòng chảy lũ
Dự báo
Thực tế
Giảm đáng kể tốc độ dòng Tốc độ dòng chảy lũ ở sông Đăk Mi chảy lũ trên sông Đăk Mi và và Vu Gia mạnh hơn. sông Vu Gia
2
Gây xói lở, bồi lắng
Không đưa ra dự báo
- Gây xói lở những bờ sông có độ dốc cao, kết cấu chủ yếu là đất hoặc đất đá. - Gây bồi lắng cát, đá trên lòng sông và bên bờ thoải của sông.
3
Tác động đến chất lượng đất nông nghiệp
Không đưa ra dự báo
- Giảm bồi đắp phù sa, tăng bồi đắp cát, đá cho một số đồng ruộng ở hạ lưu.
IV.2. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN ĐỘNG VẬT THỦY SINH IV.2.1. Một số nội dung liên quan đến hệ động vật thủy sinh được đề cập đến trong ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 Báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 chưa đưa ra được đầy đủ các thông tin về hiện trạng động vật thủy sinh ở khu vực lòng hồ, cũng như các khu vực xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng và hoạt động của thủy điện này. Liên quan đến phần hiện trạng môi trường động vật thủy sinh, ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 chỉ đưa ra một số thông tin liên quan đến động vật đáy và được trình bày ở mục 7.3 trang 29, và chỉ ra rằng “Thành phần các loại động vật đáy trong khu vực Đăk Mi phân bố chủ yếu là các nhóm côn trùng nước và thân mềm”. Đối với phần dự báo các tác động của thủy điện đến hệ động vật thủy sinh. Báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 chỉ đưa ra một số dự báo các tác động đến các loài cá sông (ở trang 57 và 58) với nội dung: “Hồ chứa nước là điều kiện thuận lợi cho những loài ưa nước tỉnh phát triển. Trong những năm đầu, các loài sinh vật phù du phát triển mạnh, đây sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài trong họ cá chép phát triển. Các loài cá dữ thuộc bộ cá Nheo, cá Lóc cũng phát triển 78
mạnh.Đối với các loài cá ưa môi trường nước chảy sẽ có khả năng giảm do đường di chuyển từ hạ lưu lên bị cắt đứt và khu vực hồ trở thành môi trường nước tĩnh. Tuy nhiên, tác động này không lớn, do kết quả khảo sát cho thấy trong vùng nguồn thủy sản nói chung và các loài cá nói riêng rất ít và mặt khác vẫn còn có khá nhiều suối xung quanh chảy vào khu vực lòng hồ. Các loài cá này có thể di chuyển lên sống ở đây. Chưa có tài liệu hoặc nghiên cứu chính thức nào tại huyện Phước Sơn về cá Chình, một loài cá ghi trong sách đỏ được công bố. Tuy nhiên theo ý kiến của địa phương tác động này là không đáng kể (nếu có), do trong vùng còn rất nhiều sông suối có điều kiện tự nhiên như điều kiện ở sông Đăk Mi.” Về các giải pháp giảm thiểu tác động của thủy điện đến động vật thủy sinh, ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 đưa ra một vài giải pháp chung chung đối với nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, nội dung của các giải pháp này được nêu ra ở mục V.5.3, trang 78 báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4: “Nguồn lợi thủy sản trong khu vực là khá nghèo nàn, tác động tới vấn đề này của dự án là không đáng kể, song để giảm thiểu có thể vận động nhân dân, chính quyền địa phương tích cực phát triển nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ. Đối với một số loài quý hiếm như cá Chình, nhà nước nói chung và chủ đầu tư nói riêng nên hỗ trợ điều tra, đánh giá và nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống, nuôi và xây dựng quảng bá thương hiệu”. Như vậy, nội dung cả ba phần: hiện trạng, dự báo và các biện pháp giảm thiểu tác động đến động vật thủy sinh trong báo cáo ĐTM đều không nêu đầy đủ và còn chung chung. Giữa ba phần: hiện trạng môi trường đông vật thủy sinh, dự báo tác động của dự án và giải pháp giảm thiểu các tác động lên động vật thủy sinh không có sự trùng khớp. Trong khi phần hiện trạng môi trường chỉ đưa ra một vài thông tin liên quan đến các nhóm côn trùng nước và thân mềm, còn phần dự báo và phần giải pháp giảm thiểu lại đưa ra một vài nội dung chung chung đến các loài cá chứ hoàn toàn không đề cập gì đến nhóm côn trùng nước và thân mềm như đã nêu trong phần hiện trạng môi trường. Trong phần các giải pháp giảm thiểu tác động đến nguồn lợi thủy sản, báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 không nhắc gì đến vai trò và trách nhiệm của thủy điện Đăk Mi 4 trong việc thực hiện các giải pháp này. IV.2.2. Biến động động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia Từ năm 2012 đến năm 2014, có một sự biến động mạnh về số lượng và sản lượng các loại động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi (phần hạ lưu đập thủy điện Đăk Mi 4) và trên sông Vu Gia. Trước khi có thủy điện Đăk Mi 4, đoạn sông Đăk Mi nằm dưới đập Đăk Mi 4 khoảng 5 km có 35 loài động vật thủy sinh thường xuất hiện, nhưng đến nay chỉ còn 5 loài động vật xuất hiện sau khi đập thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ và với sản lượng không đáng kể. Còn phần hạ lưu sông Đăk Mi có khoảng 23 loài động vật thủy sinh thường xuất hiện ở thời điểm trước khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, nhưng sau khi thủy điện tích nước thì chỉ có 9 loài xuất hiện, trong đó có một loài mới đó là loài đỉa. Trên sông Vu Gia, vào thời điểm trước khi có thủy điện có khoảng 48 loài động vật thủy sinh, tuy nhiên số lượng và sản lượng các loài động vật thủy sinh trên sông Vu Gia giảm dần từ năm 2012 và đến năm 2014 chỉ còn khoảng 3 loài với sản lượng không đáng kể. [Số liệu từ kết quả thảo luận nhóm và Nghiên cứu tri thức bản địa của các nhóm cộng đồng đánh bắt cá trên sông Đăk Mi, Vu Gia. Xem chi tiết thông tin ở mục 5.2 và phụ lục II và IV]. IV.2.3. Nguyên nhân biến động số lượng và thành phần động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia Nguyên nhân chính dẫn đến biến động các loài động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia là do thay đổi chế độ dòng chảy trên các con sông này (xem mục 4.1), từ đó dẫn đến những thay đổi môi trường làm ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh trên hai con sông này. Có 3 nguyên nhân trực tiếp làm biến động động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia: 79
1. Không gian sống bị thu hẹp 2. Nguồn thức ăn giảm 3. Môi trường sống bị thay đổi IV.2.4. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia Bảng 3. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến động vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia STT 1
Vấn đề Xác định thành phần và số lượng các loài động vật thủy sinh ở sông Đăk Mi và sông Vu Gia giai đoạn trước khi xây đập thủy điện Đăk Mi 4
Dự báo
Thực tế
Không có bất cứ số liệu, thông tin nào liên quan đến thành phần và số lượng các loài cá khu vực sông Đăk Mi và Vu Gia.
- Sông Đăk Mi có hơn 35 loài động vật thủy sinh, trong đó có hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam. - Sông Đăk Mi có 43 loài động vật thủy sinh, trong đó có hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam.
2
- Trên sông Đăk Mi, đoạn cách đập khoảng 5 km, số lượng động vật thủy sinh giảm từ 35 loài xuống còn loài và các loài này thường xuất hiện sau khi đập thủy điện Đăk Mi 4 xả Không đưa ra dự báo, chỉ lũ. Còn đoạn chảy qua xã Cà Dy thì Tác động đến thành nêu chung chung là “Tác giảm từ 23 loài xuống còn 9 loài, phần các loài động vật động không đáng kể”. trong đó có một loài mới xuất hiện - loài đỉa. - Trên sông Vu Gia, số lượng động vật thủy sinh đã giảm từ 48 loài xuống còn 3 loài.
3
- Trên sông Đăk Mi, sản lượng các loài tôm, cá, ốc còn tồn tại đã giảm gần như 100 %. Trước đây, hàng ngày người dân thường đánh bắt các loại này và luôn luôn đủ cho các hộ gia đình ăn hàng ngày, nhưng bây giờ quanh năm hầu như không Tác động đến sản Không đưa ra dự báo, chỉ đánh bắt được con nào. lượng các loài động nêu chung chung là “Tác - Trên sông Vu Gia, trước đây rất vật thủy sinh động không đáng kể”. nhiều hộ gia đình thực hiện đánh bắt cá để bán hoặc để dùng hàng ngày, nhưng đến nay do sản lượng của các loài tôm cá còn lại đã giảm hơn 90 % so với trước nay nên nhiều hộ làm nghề đánh bắt cá đã chuyển nghề hoặc đi đánh bắt nơi khác.
80
STT 4
Vấn đề
Dự báo
Chưa ghi nhận được loài động vật nào nằm trong danh mục sách đỏ Việt Dự đoán tác động đến Nam. Nếu có cá chình thì các loài động vật thủy việc xây dựng thủy điện sinh nằm trong danh cũng không gây nhiều mục sách đỏ Việt Nam tác động đến loài này do nó có thể sống ở các khe suối sxung quanh.
Thực tế Trước khi thủy điện Đăk Mi 4 xây dựng, trên sông Đăk Mi và Vu Gia có hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam - cá chình và cá chiên. Hiện nay hai loài này đã biến mất trên hai con sông này.
IV.3. TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 ĐẾN THẢM THỰC VẬT THỦY SINH IV.3.1. Một vài nhận xét về nội dung liên quan đến hệ thực vật thủy sinh được đề cập trong báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 Phần dự báo tác động của thủy điện Đăk Mi 4 đến hệ thực vật được đề cập từ trang 55 - 56 của báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4, trong đó có dự báo về một số tác động do việc xây dựng thủy điện này đến thảm thực vật trong khu vực lòng hồ, như làm ngập khoảng 1.100 ha trong khu vực lòng hồ, trong đó chủ yếu là diện tích đất trảng cỏ, nương rẫy và rừng tự nhiên; hình thành một hệ sinh thái mới, hệ sinh thái lòng hồ…Tuy nhiên, bản báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 không đưa ra bất kỳ thông tin nào liên quan đến hiện trạng các loại thực vật thủy sinh ở khu vực hạ lưu đập và những dự báo về các tác động của việc xây dựng đập thủy điện này đến các loại thực vật thủy sinh đó. IV.3.2. Biến động thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia Với đặc điểm đáy lòng sông chủ yếu là đá và nước chảy thường xuyên, nên trước khi thủy điện Đăk Mi xây dựng, sông Đăk Mi không có các loài rong tảo. Nhưng sau khi thủy điện Đăk Mi xây dựng, vào mùa kiệt với sông Đăk Mi hầu như không có nước chảy hình thành một số vũng nước động, đây là điều kiện phát triển một số loài tảo ở các vũng nước này. Như vậy, có thể nói việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đã làm xuất hiện một số loài tảo ở một số vũng nước động trên sông Đăk Mi vào mùa kiệt. Đối với sông Vu Gia, trước năm 2008, trên sông có 5 loài cỏ thủy sinh (theo tên gọi địa phương: rong đuôi chồn, rong đĩa, rong câu, meo và cỏ lùm), các loài cỏ này phân bố đều khắp và chiếm khoảng 90% diện tích lòng sông. Theo người dân địa phương, công dụng chủ yếu của các loài cỏ thủy sinh này là: 1) Thức ăn cho cá, tôm, 2) Nơi sinh sản và trú ẩn cho các loài tôm cá và 3) Nguồn thức ăn cho một số loài gia súc, gia cầm như vịt, heo. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2011, các loài cỏ thủy sinh này giảm dần và gần như biến mất. Như vậy, có thể nói với việc đập thủy điện Đăk Mi 4 bắt đầu tích nước vào năm 2011, lúc các loài cỏ thủy sinh trên sông Vu Gia đã tuyệt chủng thì đập thủy điện hầu như không có bất cứ tác động nào đến thảm thực vật trên sông Vu Gia. IV.3.3. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia. Bảng 4. So sánh giữa những tác động thực tế với những dự báo trong ĐTM của thủy điện Đăk Mi 4 đến của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến thực vật thủy sinh trên sông Đăk Mi và Vu Gia 81
STT
Vấn đề
Dự báo
Thực tế
1
Xác định thành phần và số lượng các loài thực vật thủy sinh ở sông Đăk Mi và sông Vu Gia giai đoạn trước khi xây đập thủy điện Đăk Mi 4
Báo cáo ĐTM thủy điện Đăk Mi 4 không có bất cứ thông tin nào về hiện trạng các loài cỏ thủy sinh trên sông Đăk Mi và sông Vu Gia.
- Trên sông Đăk Mi không có cỏ thủy sinh sống chìm. - Trên sông Vu Gia có 5 loài cỏ thủy sinh sống chìm và phân bố hầu hết trên sông Vu Gia, với khoảng 90 % diện tích sông có các loài cỏ này.
2
Tác động đến thành phần các loài động vật
Không đưa ra dự báo
- Xuất hiện tảo trong các vũng nước đọng trên sông Đăk Mi vào mùa kiệt. - Không gây ra tác động đến cỏ thủy sinh trên sông Đăk Mi.
V. KẾT LUẬN Qua quá trình điều tra, khảo sát, đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường và các tác động của thủy điện Đăk Mi trong quá trình hoạt động có thể rút ra một số kết luận như sau: (1) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu: Trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện Đăk Mi, chủ dự án (công ty Cổ phần thủy điện Đăk Mi) đã thực hiện những nội dung của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM. Tuy nhiên mức độ thực hiện chưa được đầy đủ đối với các biện pháp đảm bảo lưu lượng nước vào mùa khô là 2 m3/s sau cửa xả; đảm bảo diện tích đất sản xuất cho người dân ở khu tái định cư; giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái (2)Thực hiện chương trình giám sát môi trường: Chủ dự án (công ty Cổ phần thủy điện Đăk Mi) đã thực hiện chương trình giám sát môi trường từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn vận hành nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, một số đợt trong các năm của giai đoạn xây dựng không thực hiện chương trình giám sát môi trường. Các giám sát về sinh thái thủy không được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 (3) Các tác động đến dòng chảy của thủy điện Đăk Mi: Thủy điện Đăk Mi 4 đã làm thay đổi chế độ dòng chảy kiệt trên sông Đăk Mi khi làm thay đổi thời gian bắt đầu dòng chảy kiệt trong năm sớm hơn trước đây (tháng 1 thay vì tháng 3 trước đây) và làm giảm lưu lượng nước của dòng chảy kiệt gần như 100 %. Đồng thời, thủy điện này đã góp phần làm thay đổi chế độ dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia. Cụ thể, nó đã làm giảm lưu lượng nước trên sông, làm cho dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn. Bên cạnh đó, thủy điện Đăk Mi 4 còn làm chế độ dòng chảy lũ, như lũ có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông, nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài, có lúc kéo dài đến 12 giờ. (4) Các tác động đến động thực vật thủy sinh: Việc xây dựng và vận hành thủy điện Đăk Mi 4 là một trong những nguyên nhân chính làm thay đổi hệ sinh thái thủy sinh trên sông này và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước, tác động đến việc sản xuất nông nghệp, đi lại của người dân sống hai bên sông Đăk Mi. Và là một trong những nguyên nhân gây ra các tác động tiêu cực tương tự đối với môi trường và cuộc sống người dân sống hai bên sông Vu Gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Đăk Mi 4, tháng 9 năm 2005 [2]. Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy 82
điện Đăk Mi 4. Xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam [3] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 1 năm 2009). Phước Sơn 07/2009 [4] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 2 năm 2009). Phước Sơn 03/2010 [5] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 1 năm 2010). Phước Sơn 07/2010 [6] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 2 năm 2010). Phước Sơn 01/2011 [7] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 1 năm 2011). Phước Sơn 10/2011 [8] Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ (đợt 2 năm 2011). Phước Sơn 01/2012 [9] Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo kết quả giám sát môi trường dự án thủy điện Đăk Mi 4 (đợt tháng 11 năm 2012), Quảng Nam 12/2012 [10] Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đăk Mi 4(đợt 1 năm 2013), Quảng Nam 3/2013 [11] Công ty cổ phần thủy điện Đăk Mi. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đăk Mi 4(đợt 2 năm 2013), Quảng Nam 6/2013 [12] Công ty cổ phần thủy điện Đak Mi. Báo cáo kết quả giám sát môi trường nhà máy thủy điện Đăk Mi 4(đợt 3 năm 2013), Quảng Nam 12/2013 [13] Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4. Báo cáo kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. 12/2013 [14] Biên bản kiểm tra hiện trường sau khai thác tận dụng gỗ lòng hồ công trình thủy điện Đăk Mi 4, ngày 7/12/2009 [15] Văn bản kiểm tra hiện trường ngày 24/5/2011 [16] Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội (CSRD). Báo cáo nghiên cứu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn - Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình.
83
VẬN HÀNH XẢ LŨ VÀ TÍCH NƯỚC HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA – THU BỒN: TỪ SỐ LIỆU MÔ PHỎNG ĐẾN PHẢN ÁNH THỰC TẾ CỦA NGƯỜI DÂN Lê Anh Tuấn, Đào Trọng Tứ, Đặng Ngọc Vinh, Phạm Thị Diệu My, Lâm Thị Thu Sửu Trong hơn hai thập niên vừa qua, hàng loạt dự án thủy điện đã và đang được phát triển nhằm cung cấp nguồn điện năng chính cho sản xuất và dân sinh. Đặc biệt, ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên là vùng có mật độ hồ chứa - nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước do đặc điểm khu vực có địa hình chênh lệch lớn, lượng mưa hằng năm cao tạo nên lưu lượng dòng chảy lớn. Hệ thống lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn là một trong những nơi, so với các lưu vực sông khác của cả nước, có tốc độ xây dựng thuỷ điện cao, số nhà máy thuỷ điện lớn. Tuy nhiên ngoài những lợi thế do thuỷ điện mang lại, trong quá trình hoạt động của hệ thống thuỷ điện, nhiều hệ luỵ tiêu cực về môi trường và xã hội dần dần bộc lộ. Nhiều sự cố xảy ra trong vận hành khai thác, kết hợp với điều kiện thiên tai bất thường như mưa lớn, bão, lũ, động đất, khô hạn, … đã gây ra những tác động bất lợi cho người dân sống ở vùng hạ du. Ngoài ra, việc ngăn dòng chảy đã gây những sự thay đổi về môi trường sông như mất nguồn phù sa, thiếu hụt và suy giảm nguồn cá, thay đổi đặc điểm dòng chảy, hạn chế giao thống thuỷ và mất rừng không khôi phục được, … cùng những vấn đề xã hội khác như di dân, tái định cư, công ăn việc làm, tập quán - văn hoá, … cũng đã thể hiện. Nghiên cứu này lược khảo lại vấn đề mang tính tổng quan, đánh giá lại quy trình xả lũ dựa vào mô hình mô phỏng MIKE 11, qua trường hợp dự án thuỷ điện Đăk Mi, đồng thời tiến hành khảo sát xã hội học bằng biện pháp dùng bảng phỏng vấn bán cấu trúc, kết hợp với quan sát thực địa. Kết quả cho thấy, các nhà máy thuỷ điện đã xả lũ theo lưu lượng và mực nước đổ về các hồ chứa trong thời kỳ mưa lũ. Như vậy, khả năng tích nước, phòng lũ ở các hồ chứa nước đã không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, tạo nên những khó khăn, bất lợi cho người dân vùng hạ du, qua phản ánh của họ ở những buổi phỏng vấn trực tiếp ở cộng đồng. 1. BỐI CẢNH Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy xuống đồng bằng qua vùng núi của Kon Tum; vùng trung du và đồng bằng tỉnh Quảng Nam và đến Đà Nẵng để đổ ra biển Đông (Hình 1). Diện tích lưu vực sông là 10.350 km2, phần lớn nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nhờ có độ dốc cao, lưu lượng mùa mưa lũ lớn nên khu vực Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện. Hiện nay trên sông Vu Gia - Thu Bồn đã có 10 dự án thuỷ điện loại lớn đã vận hành và đang xây dựng với tổng công suất lắp máy là 1.147 MW, sản lượng điện phát ra hằng năm ước tính đến 4,521 tỷ kWh (Bộ Công nghiệp, 2003). Ngoài ra, khu vực còn có nhiều kế hoạch xây dựng những đập thuỷ điện có quy mô nhỏ và vừa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Bảng 1). Bảng này không kể đến, trên tỉnh Quảng Nam còn có 11 dự án thuỷ điện nhỏ và vừa đang trong giai đoạn tư vấn thiết kế và kêu gọi đầu tư với tổng công suất lắp máy là 118.9 MW, 09 dự án trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi với tổng công suất lắp máy dự kiến là 40.56 MW và 2 dự án không được chấp nhận nghiên cứu tiền khả thi. 84
Hình 1. Bản đồ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và các vị trí dự án thuỷ điện đang vận hành Ba công trình thuỷ điện đang vận hành có ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất và sinh kế khu vực là A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2. Về nguyên tắc, phải có một sự phối hợp giữa các hồ thuỷ điện bậc thang trong các quyết định vận hành liên hồ. Tuy nhiên, trong quyết định liên quan (QĐ số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ) lại không quy định rõ có cách thức vận hành liên hồ chứa, dựa vào các tính toán thuỷ lực - thuỷ văn cụ thể, nên việc vận hành thực tế là chưa rõ ràng mà thực chất chỉ dựa vào phán quyết tại chỗ của Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh là người trực tiếp vận hành hồ chứa. Vì sự chủ quan này, người dân và dư luận báo chí có ý kiến cho rằng thủy điện là một trong những nguyên nhân gây ra lũ dưới hạ du. Nghiên cứu này tìm hiểu vấn đề đã xảy ra trong mùa lũ tháng 11/năm 2013. Bảng 1. Liệt kê các dự án thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn TT
Tên dự án thuỷ điện
Công suất dự kiến
Ghi chú
1
A Vương
210 MW
Loại lớn, đã phát điện
2
Sông Côn 2
63 MW
Loại lớn, đã phát điện
3
Sông Tranh 2
190 MW
Loại lớn, đã phát điện
4
Đăk Mi 4
190 MW
Loại lớn, đã phát điện
5
Sông Bung 5
57 MW
Loại lớn, đã phát điện
Tổng
718 MW
6
Sông Bung 5
57 MW
Loại lớn, đang xây dựng
7
Sông Bung 4
156 MW
Loại lớn, đang xây dựng
8
Sông Bung 2
100 MW
Loại lớn, đang xây dựng
9
Đăk Mi 2
98 MW
Loại lớn, đang xây dựng
10
Đăk Mi 3
54 MW
Loại lớn, đang xây dựng
Tổng
465 MW
11
Sông Cung
1.3 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
12
Đại Đồng
0.6 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
13
Khe Diên
9.0 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
14
Za Hung
30 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện 85
15
Trà Linh
7.2 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
16
An Điềm 2
15.6 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
17
Ta Vi
3.0 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
18
Đak Mi 4C
18 MW
Loại nhỏ và vừa, đã phát điện
Tổng
84.7 MW
19
Sông Bung 4A
49 MW
Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
20
Tr’Hy
30 MW
Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
21
Sông Tranh 3
62 MW
Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
22
Sông Tranh 4
48 MW
Loại nhỏ và vừa, đang xây dựng
Tổng
189.0 MW
Những năm gần đây, hàng loạt thủy điện hoạt động đã làm biến đổi dòng chảy. Đặc biệt, việc các thủy điện đồng loạt xả lũ khiến mực nước dâng cao đột ngột, nhiều địa phương ở cấp xã khi nhận được thông báo xả lũ từ tỉnh, huyện thì nước lũ đã về gây hàng ngàn hộ dân đã bị nước nhấn chìm. Trong đợt mưa lũ tháng 11 năm 2013, lũ ở các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng lên nhanh do mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực dân cư trên địa bàn các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, TP. Hội An bị ngập lụt. Tại TP. Hội An, vùng hạ lưu sông Thu Bồn, nước ngập trên đường phố cổ Hội An ở mức 30-40cm. Tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam), nhiều người dân cho biết, lũ trên sông Vu Gia lên nhanh, nước lũ đã ngập vào nhà dân ở thị trấn Ái Nghĩa, Đại Hiệp, Đại Quang, Đại Hồng, Đại Đồng… mực nước trên sông Vu Gia đã ở mức gần 10m (vượt mức báo động 3 gần 0,5m), có khoảng 34.000 hộ bị ngập nặng trên 3m và đã di dời hơn 1.200 hộ dân với khoảng 4.000 khẩu. Tại huyện Duy Xuyên nước lũ ngập lên đến 1m, đã di dời tại chỗ 2.000 hộ với 7.500 người ở các xã trũng thấp tới nơi an toàn tránh lũ. Theo kết quả khảo sát ban đầu, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam cho biết, nguyên nhân ngập nặng hạ lưu được cho là do mưa và các thủy điện tất cả đều xả cùng lúc nên lũ dồn về rất nhanh. Trước đây khi chưa có thủy điện, đến mùa mưa, nước ở thượng nguồn đổ về hạ du một cách tự nhiên nên nước lũ dâng lên từ từ, người dân có thời gian chuẩn bị chống lũ. Bảng 2 cho số liệu đo mực nước đỉnh lũ tại các trạm thuỷ văn trong hệ thống Vu Gia – Thu Bồn trong năm 2013. Bảng 2: Mực nước lớn nhất trận lũ 2013 đo tại các trạm trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn TT Trạm Sông Hmax (cm) Thời gian xuất hiện 1 Ái Nghĩa Vu Gia 1.000 02:00, 16/11/2013 2 Cẩm Lệ Hàn 267 13:00, 16/11/2013 3 Câu Lâu Thu Bồn 455 14:00, 16/11/2013 4 Giao Thủy Thu Bồn 849 03:00, 16/11/2013 5 Hội An Thu Bồn 269 14:00, 16/11/2013 6 Hội Khách Vu Gia 1.695 20:00, 15/11/2013 7 Nông Sơn Thu Bồn 1.648 05:00, 16/11/2013 8 Thành Mỹ Vu Gia 2.578 19:00, 15/11/2013 Về mùa khô, việc xả nước từ hồ chứa thủy điện Đăk Mi 4 thường vào khoảng 2 đến 3 m3/s thì không đủ cho nhu cầu sinh hoạt, tưới và ngăn mặn, đặc biệt cho thành phố Đà Nẵng. Theo Chi Cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Đà Nẵng đã phải bỏ ra 1,777 tỷ đồng để chống hạn cho 500 ha diện tích vụ Đông - Xuân năm 2013. Số tiền bỏ ra để chống hạn 86
cho 1000 ha vụ Hè - Thu năm 2013 là 1,127 tỷ đồng. Ngoài ra, 298 ha diện tích lúa phải bỏ hoang do quá khô hạn. Mặc dầu trước đây có nhiều năm thiếu nước nhưng chưa có hiện tượng bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp như năm 2013 ở Đà Nẵng. Hiện nay vẫn chưa có quy trình vận hành liên hồ trong mùa khô. Dự kiến, nhà máy thuỷ điện xả nước về hạ lưu cho tưới đo ở Trạm Ái Nghĩa ở mức 2,53 m. Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng cho rằng mức nước này sẽ làm khu vực thường xuyên thiếu nước, không thể hài hoà lợi ích các bên, Thành phố Đà Nẵng yêu cầu mực nước khống chế trong mùa cạn là 2.8 m mới hợp lý. Mùa khô năm 2014, người dân thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về nước (Quách Thị Xuân và Hoàng Thanh Hoà, 2014). 2. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu mô hình dòng chảy trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn như mô hình WETSPA và HECRAS mô phỏng, dự báo quá trình lũ (Tạ Thanh Mai, 2010), mô hình HECGEORAS để xây dựng bản đồ ngập lụt cho vùng hạ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Trần Văn Tình, 2013).Để có cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá tác động của quá trình vận hành thuỷ điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, lấy trường hợp thuỷ điện Đăk Mi 4, hai hoạt động nghiên cứu sau được tiến hành song song trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 3 - tháng 9/2014): 1. Mô phỏng quá trình lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn bằng mô hình NAM và MIKE 11. 2. Điều tra thực địa lấy ý kiến của 350 người dân sống ở hạ du liên quan đến tác động của sự vận hành thuỷ điện lên cuộc sống và sinh kế của họ; cả mùa khô và mùa mưa, so sánh trước và sau khi có hoạt động thuỷ điện, nhưng tập trung cho các vấn đề xảy ra năm 2013. Các điều tra và thu thập dữ liệu tập trung ở các địa bàn: Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (gồm Thị trấn Ái Nghĩa, Thôn Dục Tịnh, Thôn Đông Phước, xã Đại Hồng, Thôn Bãi Quả, Hội Khách Đông, xã Đại Sơn, Thôn An Tân xã Đại Hưng), huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (gồm Thôn La Thọ 2, xã Điện Hòa, Thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong và xã Điện Dương), Thanh Hà, thành phố Hội An, và thành phố Đà Nẵng (gồm Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu). Mục tiêu chính của 2 hoạt động này là: Đánh giá tác động xả lũ của thủy điện sông Vu Gia - Thu Bồn đối với vùng hạ du. Đề xuất kiến nghị đối với các bên liên quan các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động. Phương pháp thực hiện nghiên cứu: Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan vấn đề (bản đồ, báo cáo, số liệu thuỷ văn, …) Sử dụng mô hình toán để diễn toán quá trình lũ và xả lũ cho toàn hệ thống: Dựa vào trận lũ tháng 11/2007 là con lũ lịch sử đã xảy ra trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với lưu lượng đỉnh lũ tại Nông Sơn đạt 10.600 m3/s tương ứng với tần suất khoảng 5%, lưu lượng đỉnh lũ tại Thành Mỹ đạt 5.280 m3/s ứng với tần suất khoảng 10%. Như vậy so với con lũ lớn tháng 10/1999, trên nhánh Thu Bồn lũ năm 10/1999 có đỉnh lũ bằng với lũ tháng 11/2007, nhưng trên nhánh Vu Gia thì con lũ tháng 11/2007 là con lũ lớn nhất đã từng xảy ra. Con lũ này đã làm ngập phần lớn hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn. Nhằm lựa chọn bộ thông số thủy lực thích hợp để tính toán cho các phương án chống lũ, nghiên cứu đã mô phỏng cho con lũ tháng 10/1999 và kiểm định lũ tháng 11/2007. Hệ số nhám là thông số chủ yếu đã được thử dần trong quá trình mô phỏng đường quá trình mực nước lũ. Tính toán thủy lực diễn biến trận lũ tháng 11/2013 bằng mô hình MIKE 11 với 3 phương án: (i) Không có hồ thủy điện ở thượng nguồn, (ii) có 3 hồ thủy điện A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, và (iii) có 3 hồ thủy điện vận hành theo kết quả tính toán mô hình lưu lượng đến và xả tràn. Sơ đồ tính toán thuỷ lực trong mô hình MIKE 11 cho như hình 3. Biên trên: Lưu lượng tại Ái Nghĩa = Lưu lượng đến Đăk Mi 4 + Lưu lượng khu giữa. Lưu lượng tại Nông Sơn = Lưu lượng xả từ Sông Tranh 2 + Lưu lượng khu giữa. Biên dưới: Mực nước tại Cửa Hàn và Cửa Đại. 87
Hình 3: Sơ đồ tính toán thủy lực trong MIKE 11 Tổ chức phỏng vấn (cơ quan quản lý liên quan, đơn vị vận hành hệ thống và cộng đồng). Việc điều tra, phỏng vấn và quan sát thực tế được thực hiện tập trung ở Thành phố Đà Nẵng, huyện Đại Lộc, huyện Điện Bàn và phố cổ Hội An. Những người được phỏng vấn là những người đại diện cho các hộ gia đình đã định cư tương đối lâu năm tại các vùng họ đang sống bây giờ. Phân tích thống kê, đánh giá và khuyến cáo. 3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH XẢ LŨ TỪ THUỶ ĐIỆN 3.1. Kết quả mô phỏng lũ tháng 11/2007 Lũ tháng 11/2007 là con lũ lịch sử đã xảy ra trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với lưu lượng đỉnh lũ tại Nông Sơn đạt 10.600 m3/s tương ứng với tần suất khoảng 5%, lưu lượng đỉnh lũ tại Thành Mỹ đạt 5.280 m3/s ứng với tần suất khoảng 10%. Như vậy so với con lũ lớn tháng 10/1999, trên nhánh Thu Bồn lũ năm 10/1999 có đỉnh lũ bằng với lũ tháng 11/2007, nhưng trên nhánh Vu Gia thì con lũ tháng 11/2007 là con lũ lớn nhất đã từng xảy ra. Con lũ này đã làm ngập phần lớn hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn. Qua mô hình MIKE 11, cho thấy sự khác biệt giữa mực nước lớn nhất theo thực đo và mực nước lớn nhất mô phỏng ở các trạm thuỷ văn trong hệ thống khá phù hợp về hình dạng, quá trình lũ lên, quá trình lũ xuống cũng như thời gian xuất hiện đỉnh lũ. Sai số tuyệt đối đỉnh lũ tại các trạm thủy văn và tại các điểm điều tra vết lũ nhỏ hơn 0,13m (Bảng 3). Vì vậy, có thể nói rằng bộ thông số thủy lực đã chọn có thể chấp nhận để chạy cho các phương án tính toán lũ cho trường hợp năm 2013. Bảng 3: Mực nước lũ max tính toán và thực đo tại các trạm trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn TT
88
Trạm thủy văn
Sông
Hthực đo max (m)
Hmô phỏng max (m)
Sai số (m)
1
Thành Mỹ
Vu Gia
23.84
23.97
0.13
2
Hội Khách
Vu Gia
17.74
17.72
0.02
3
Ái Nghĩa
Vu Gia
10.36
10.28
0.08
4
Cẩm Lệ
Vu Gia
3.98
3.96
0.02
5
Nông Sơn
Thu Bồn
18.65
18.59
0.06
6
Giao Thuỷ
Thu Bồn
9.60
9.59
0.01
7
Câu Lâu
Thu Bồn
5.39
5.37
0.02
8
Hội An
Hội An
3.28
3.41
0.13
3.2.Tính toán cho trường hợp 1: Không có các hồ thủy điện ở thường nguồn
Hình 4. So sánh mực nước (max) ở các trạm thuỷ văn tháng 11/2013 cho trường hợp 1 3.3. Tính toán cho trường hợp 2: Có 3 hồ thủy điện vận hành
Hình 5. So sánh mực nước (max) ở các trạm thuỷ văn tháng 11/2013 cho trường hợp 2 89
3.4. Tính toán cho trường hợp 3: Có 3 hồ thủy điện vận hành theo lưu lượng tính toán mô hình lưu lương đến và xả tràn
Hình 6. So sánh mực nước (max) ở các trạm thuỷ văn tháng 11/2013 cho trường hợp 3 Qua số liệu lượng nước đến và lưu lượng xả tràn của các hồ chứa thủy điện cấp cho thấy: Thủy điện Đăk Mi 4: Từ 7 giờ ngày 15-11-2013, lưu lượng đến hồ đạt gần 500 m3/s, lưu lượng xả tràn 140 m3/s, mực nước 256,9 m, và các giờ sau lưu lượng đến tăng liên tục và sau 7 tiếng đến 14 giờ cùng ngày lưu lượng đạt max 4.360 m3/s, lưu lượng xả tràn 3.900 m3/s, mực nước hồ ở mức 258, 28m lớn hơn mực nước dâng bình thường(DBT) 0,28 m. Như vậy, theo quy trình vận hành liên hồ QĐ số 1880, quy định tại Điều 7 (Thủ tướng Chính phủ, 2010), thì hồ thủy điện Đăk Mi 4 vận hành không đúng quy trình. Thủy điện A Vương: Từ 14 giờ ngày 15-11-2013, lưu lượng đến hồ đạt gần 500 m3/s, lưu lượng xả tràn 0 m3/s, mực nước 379,59 m, và các giờ sau lưu lượng đến đều tăng liên tục và sau 6 tiếng đến 20 giờ cùng ngày lưu lượng đạt max 898 m3/s, lưu lượng xả tràn 871,8 m3/s, mực nước hồ ở mức 380,13 m lớn hơn mực nước DBT 0,13m. Như vậy, theo quy trình vận hành liên hồ QĐ số 1880 của TTCP, quy định tại điều 7 thì hồ thủy điện A Vương vận hành không đúng quy trình. Thủy điện Sông Tranh 2 : Khác với hai hồ thủy điện Đăk Mi 4 và A Vương, hồ thủy điện sông Tranh 2 do bị sự cố chưa được phép tích nước, vì vậy đối với trận lũ tháng 11/2013, khi xuất hiện lũ mực nước trong hồ chỉ ở mức 159 m thấp hơn mực nước DBT(175m) là 16 m. Như vậy, hồ thủy điện Sông Tranh 2 đã tham gia cắt giảm lũ cho hạ du, lượng lũ tham gia cắt giảm lũ khoảng 110 triệu m3. 4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI QUA PHẢN ÁNH TỪ NGƯỜI DÂN Nhóm người dân được phỏng vấn là những người sống trên địa bàn, trung bình thời gian sinh sống của hộ tại địa phương là 37 năm, có hộ có thời gian ở đó lâu nhất là 92 năm, hộ mới nhất là 2 năm. 90
Bằng việc lấy mốc thời gian so sánh là từ khi thủy điện A Vương vận hành vào năm 2008, kết quả điều tra cho thấy sông Vu Gia trong 6 năm trở lại đây đã có những thay đổi đáng kể trong mùa khô lẫn mùa mưa. Trong đó đáng chú ý là tình trạng khô hạn đã xảy ra và lũ lụt không còn theo quy luật như trước. Có 65,3% người được hỏi xác nhận rằng tình trạng khô hạn và thiếu nước đã xảy ra vào mùa khô. Những biến động của lũ lụt cũng trở nên khó lường hơn. Cụ thể là 26,69% số người được hỏi cho biết rằng có xuất hiện lũ kép và lũ chồng lũ, 39,23% số người xác nhận có hiện tượng lũ dâng bất thường. Điều mà người dân không thấy xuất hiện trước đây, khi chưa có thủy điện. Bảng 2. Kết quả điều tra về tình hình khô hạn và lũ lụt nói chung Bình thường
Khô hạn
Nhiều nước
Ít lũ tiểu mãn
Lũ bình thường
Lũ kép và chồng lũ
Lũ dâng bất thường
Số người trả lời
14
203
2
29
19
83
122
Tỷ lệ %
4.5
65.27
0.64
9.32
6.11
26.69
39.23
Việc ghi nhận sự thay đổi của khô hạn và lũ lụt tại địa bàn cụ thể cũng khác nhau. Trong đó các địa bàn bị ghi nhận rõ ảnh hưởng nhất là huyện Đại Lộc, huyện Điện Bàn và quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng. Từ kết quả chung ở bảng 2, các câu trả “khô hạn”, “lũ kép và lũ chồng” và “lũ dâng bất thường” được lựa chọn nhiều và hầu hết ở các địa bàn được khảo sát. Về tình trạng khô hạn vào mùa khô, ý kiến được ghi nhận nhiều ở các địa phương theo thứ tự là huyện Đại Lộc, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu thuộc thành phố Đà Nẵng. Tình trạng lũ dâng bất thường được ghi nhận cao tại các địa bàn: thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, quận Cẩm Lệ và thành phố Hội An. Tình trạng lũ chồng và lũ kép cũng được ghi nhận nhiều nhất tại huyện Đại Lộc và thị trấn Ái Nghĩa của huyện Quảng Nam. Như vậy có thể thấy rằng các địa bàn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự vận hành của đập thủy điện là các địa phương huyện Đại Lộc, thị trấn Ái Nghĩa của huyện Quảng Nam và quận Cẩm Lệ của thành phố Đà Nẵng (Hình 7). Ngoài ra, bên cạnh các ý kiến cho thấy rõ các tác động của thủy điện mà người dân phải gánh chịu thì ở một số địa phương khác người dân không biết đến các tác động này đó là quận Hải Châu, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An. Qua thực tế khảo sát và phỏng vấn tiền trạm với chính quyền địa phương thì lý do của việc người dân không biết đến các tác động này là vì nguồn nước tiêu thụ đã được cơ quan chức năng điều tiết trước khi đến tận người dùng và những vùng này tỷ lệ người sống dựa vào nông nghiệp, loại hình sinh kế lệ thuộc vào nguồn nước tự nhiên, là không cao. Việc thủy điện xả lũ đang ngày càng trở nên bức xúc cho người dân hạ du do những thiệt hại mà nó mang lại. Nhiều mất mát tổn thất đã xảy ra cho người và của cũng như hoạt động sản xuất. Xả lũ đã làm cho sự diễn biến của lũ lụt bất thường, nên người dân không có kế hoạch ứng phó kịp thời được. Quy trình vận hành xả lũ bên cạnh tính toán các điều kiện tự nhiên của địa phương mà cụ thể là địa hình và khí tượng thủy văn như đã nêu trên, việc thông tin đến người dân cũng như tham vấn họ để hiểu rõ các thiệt hại, từ đó có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu là rất cần thiết. 91
Hình 7. Các ý kiến về những thay đổi về tình hình lũ lụt và khô hạn trên lưu vực sông Vu Gia Tuy nhiên, không phải đa số người dân đều biết được thông tin về các đập thủy điện ở thượng nguồn. Trong 311 người được phỏng vấn thì có được 63,6% người dân biết là có các công trình thủy điện, còn 36,3% là không biết. Tỷ lệ người dân biết đến thủy điện ở các địa bàn khảo sát khác nhau cũng khác nhau. Những địa bàn chịu tác động và ghi nhận được những thay đổi về những thay đổi của chế độ dòng chảy của sông Vu Gia cũng là những địa bàn có tỷ lệ người biết về thủy điện cao hơn những nơi khác. Cụ thể là huyện Đại Lộc, một trong những nơi mà người dân có sinh kế phụ thuộc rất lớn vào sông Vu Gia như làm nông, vận chuyển đường thủy và đánh bắt thủy sản trên sông, có tới gần 96% người được hỏi là có biết đến thủy điện. Điều đó chứng tỏ những tác động của thủy điện lên chế độ dòng chảy của sông Vu Gia và những hoạt động sinh kế gắn bó mật thiết với người dân đã trở nên mối quan tâm sâu sắc đối với người dân ở đây. Ngược lại, những địa bàn thuộc thành phố, nơi đã có sự tham gia điều tiết của các cơ quan chức năng, sinh kế không phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nước thì người dân ít biết đến đập thủy điện hơn. Ví dụ như ở quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng, chỉ có 6,7% số người được hỏi trả lời là có biết đến các công trình thủy điện ở thượng nguồn (Hình 8).
Hình 8. Tỷ lệ người biết về thủy điện phân theo địa bàn 92
Trong đó không phải công trình thủy điện nào cũng được biết đến. Thủy điện A Vương là được biết đến nhiều nhất, chiếm 52,73%, tiếp theo là Sông Bung với 21,54%. Còn các công trình khác ít được người dân biết đến mặc dù các công trình đó cũng góp phần vào việc xả lũ gây biến đổi quy luật lũ lụt trên hệ thống sông Vu Gia. Bảng 3. Tỷ lệ người biết đến các công trình thủy điện A Vương Số người biết
164
Sông Côn 28
Đăk Mi 34
Sông Bung 67
Tr`Hy
Chal Val
5
9
Khác 81
% 52,73 9 10,93 21,54 1,61 2,89 26,05 Đáng chú ý hơn là quá trình tham vấn người dân trong khi xây dựng, vận hành và thiết lập cơ chế cảnh báo lũ không được thực hiện một cách đầy đủ với người dân, đặc biệt là ở các địa bàn bị ảnh hưởng. Chính vì vậy và thông tin người dân nắm được về thủy điện rất sơ sài. Khi người dân được hỏi về việc được cập nhật thông tin về các hoạt động của thủy điện như thế nào thì có hơn 52% trả lời là “không được cập nhật”, hơn 23% trả lời là “có được cập nhật nhưng không thường xuyên” và chỉ gần 22% số người trả lời là “có được cập nhật”. Bên cạnh đó, trong số người nhận được thông tin xả lũ có mức độ thường xuyên khác nhau: có hơn 43% trả lời là thông tin nhận được theo mùa, và cao nhất là 60% nhận được thông tin khi có sự xả lũ bất ngờ xảy ra. Trong đó đặc biệt là thông tin cảnh báo về xả lũ của các hồ chứa đến các địa bàn hạ lưu. Hầu hết người dân hạ lưu đều đang rất bị động trong việc tiếp nhận thông tin để phục vụ cho công tác ứng phó trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày. Các địa bàn bị thiệt hại nặng như huyện Đại Lộc, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng thì tỷ lệ số người trả lời là “chỉ nhận được thông tin khi có thay đổi đột ngột xảy ra” cao hơn hẳn các hình thức cảnh báo có tính định kỳ như theo mùa hay theo tháng (Hình 9).
Hình 9. Thực tế việc tiếp nhận thông tin cảnh báo xả lũ tại các địa bàn bị ảnh hưởng 93
Chính vì vậy, một bộ phận những người có nhận được thông tin thì cho rằng những thông tin họ nhận được đó không giúp ích gì nhiều. Thời gian từ khi thông báo đến khi xả lũ và nước về đồng bằng không đủ để dân đưa ra các giải pháp ứng phó. Bảng 4. Số người trả lời về hữu ích của thông tin xả lũ mà họ nhận được
Số người trả lời
Tỷ lệ %
Có ích
47
15.11
Không có ích
130
41.8
Không trả lời vì không biết
134
43.09
Tổng 311 100 Hiện tại, các thiệt hại do thủy điện xả lũ là rất rõ nhưng chưa có cơ chế cụ thể để buộc các nhà máy thủy điện phải đền bù thiệt hại cho người dân ở hạ du. Thiệt hại về người, trong đó có người bị chết và bị thương và cả những ảnh hưởng tâm lý của người dân như “cảm giác bất an khi mùa lũ về” gây ra việc không yên tâm để ổn định sinh hoạt và sản xuất. Có tới 45,2% số người được hỏi khẳng định điều này (Bảng 5). Bảng 5. Những thiệt hại chính mà người dân phải gánh chịu do thủy điện xả lũ Tỷ lệ
Thiệt hại
Số người trả lời
Về người
Về cơ sở hạ tầng
Ảnh hưởng tâm lý
121
109
140
45,02 % 38,91 35,05 Thiệt hại về cơ sở hạ tầng, trong đó các công trình giao thông mà cụ thể là đường sá là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do bị ngập lụt bất ngờ và không thể chủ động được thời vụ như trước. Đây là lĩnh vực bị thiệt hại thường xuyên nhất. Người dân còn cho biết thêm thời gian xả lũ không trùng với thời gian tiêu úng nên càng gây ngập nặng, có tới 68,5% người dân được hỏi đã khẳng định điều này. Các hoạt động sản xuất chính bị thiệt hại được người dân liệt kê ra bao gồm: Trồng trọt hoa màu (chiếm 20,3%), làm ruộng (20,9%), chăn nuôi gia súc của hộ gia đình (16,4%) và làm vườn (14,2%). Trong các địa bàn nghiên cứu, huyện Đại Lộc, thành phố Hội An và quận Cẩm Lệ là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong đó đặc biệt là Đại Lộc với hơn 60% số người khẳng định là việc xả lũ có thiệt hại đến người (bao gồm cả người chết và người bị thương), 50% số người được hỏi khẳng định là địa phương bị thiệt hại về cơ sở hạ tầng và trên 70% số người cho biết việc xả lũ bất thường và sự thay đổi của lũ đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân do họ không thể chủ động ứng phó trong cả sản xuất lẫn đời sống hàng ngày(hình 10).
Hình 10. Tỷ lệ người dân phản ánh thiệt hại do thuỷ điện xả lũ, phân theo địa bàn 94
Tính đến nay, một số hoạt động đền bù rất ít được thực hiện và nếu có thì nhưng rất thiếu cơ sở và cơ chế rõ ràng. Trong số 311 người được hỏi thì có đến 94,9% số người trả lời “không có đền bù gì”, chỉ có 5.1% trả lời là “có đền bù”. Một số hoạt động “đền bù” cụ thể đã được tiến hành như sau: o Năm 2006: thủy điện Sông Bung 4 đã tiến hành đền bù 1.000.000VND và 01 thùng mì gói. o Năm 2007: Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 và A Vương hỗ trợ chi phí cho người làm nghề trên sông (người dân không nhớ rõ là bao nhiều và dựa trên tính toán nào). o Năm 2009 những người dân làm nghề cá trên sông Vu Gia được hỗ trợ 5 triệu đồng để dọn dẹp nhà cửa (người dân không nhớ rõ là nhà máy thủy điện nào thực hiện). o Cách đây 2-3 năm bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi 200.000 đ/hộ (không rõ là nhà máy thủy điện nào thực hiện). o Năm 2009: thủy điện Sông Bung có bồi thường cho mỗi hộ dân 150.000 đ. o Năm 2011: nhà máy thủy điện A Vương có 1 lần cấp áo phao. Có thể thấy, các hoạt động trên không thể gọi là “đền bù” mà chủ yếu là các hoạt động mang tính hỗ trợ tức thời và đơn lẻ. Bởi vì đền bù là cần phải có cách tính toán ước tính thiệt hại mà người dân phải gánh chịu cũng như đưa ra cơ chế chi trả từ phía thủy điện cho từng loại thiệt hại đó. Những hoạt động này chưa thể giúp người dân ứng phó với tình trạng lũ lụt thất thường. Bản thân người dân cũng chưa nghĩ đến được quyền được đền bù cho các mất mát của họ. Khi nói đến đền bù thì những người được hỏi cũng chỉ đề cập đến khía cạnh hỗ trợ đơn thuần. Cụ thể như, nhà máy thủy điện nên trang cấp thiết bị phòng chống lũ lụt và cứu hộ cứu nạn cho người dân như: phao cứu sinh, ghe, thuyền, …cho người dân. Trường hợp mùa khô, khi thủy điện tích nước phục vụ cho phát điện mà không xem xét đến các nhu cầu nước ở hạ du hoạt động cần nước nhiều là sản xuất nông nghiệp bị tác động chính. Như ở bảng 6 cho thấy có đến hơn 65% số người được hỏi cho biết là nguồn nước trên sông ngày càng khô hạn hơn. Số liệu điều tra thể hiện việc thiếu nước thường xảy ra vào các tháng 4, 5, 6, 7 là thời điểm mùa hè nên có nhiều nguyên nhân khác nhau. 12,2%các ý kiến cho rằng trong 05 năm trở lại đây là do trời hạn theo quy luật và do thủy điện tích nước và không trả dòng đủ cho hạ du. Việc thiếu nước khiến cho người dân phải mất thêm thời gian đi lấy nước từ nơi khác về cho gia đình và mọi người trong gia đình phải sử dụng nước tiết kiệm hơn vì hiện tại người dân ở những vùng khảo sát vẫn đang phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên rất lớn. Trong đó nguồn nước ngầm là chính, nguồn nước máy cũng được sử dụng nhưng ít hơn. Có 69,8% người dân được hỏi trả lời nguồn nước chính sử dụng ăn uống là từ nguồn nước ngầm, một số người khác sử dụng nước ngầm và thêm nguồn khác như nước sông suối qua lắng lọc. Chỉ có 29,3% số người được hỏi đang sử dụng nguồn nước máy. Bảng 6. Các nguồn nước sử dụng chính của người dân tại các địa bàn khảo sát Nhà máy nước
Trạm cung cấp nước
Hồ Ao
Sông Suối
Kênh rạch /hói
Mạch nước ngầm
Nước mưa
Nước qua xử lý sơ bộ
Khác
Số trả lời
91
1
1
0
0
217
4
11
9
%
29.26
0.32
0.32
0
0
69.77
1.29
3.54
2.89
Đến thời điểm khảo sát thì lượng nước đáp ứng cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt vẫn không thiếu nhưng riêng đối với nguồn nước sản xuất, có nhiều hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng do việc thiếu nước vào mùa khô. Các hoạt động sản xuất chính của các địa bàn phỏng vấn bao gồm: 95
làm ruộng (55%), trồng hoa màu (37,3%) và làm vườn (28,9%) và nuôi gia súc gia cầm (24,4%) (Bảng 8). Bảng 6. Tỷ lệ số người theo ngành nghề (%) Nghề chính
Cẩm Lệ
Điện Bàn
Đại Lộc
Hội An
Hải Châu
Liên Chiểu
Trồng trọt hoa màu
39.6
35.2
45.5
-
-
100
Làm vườn
50
29
32.2
4.8
10
-
Làm ruộng
94.3
76.1
55.4
0
0
0
1.9
-
10.7
-
-
-
Tồng rừng
-
-
8.3
-
-
-
Các sản phẩm gỗ
-
1.4
2.5
-
-
-
Các sản phẩm phi gỗ
-
-
1.7
-
-
-
28.3
29.6
33.1
-
-
-
Nuôi gia súc, gia cầm (hộ gia đình)
-
-
5
-
-
-
Nuôi trồng thủy sản
-
9.9
19.8
4.8
-
-
Đánh bắt thủy sản
1.9
2.8
2.5
57.1
-
-
Nghề thủ công, mỹ nghệ
21.2
43.7
23.1
38.1
93.3
-
Làm rẫy
Nuôi gia súc, gia cầm (trang trại)
Các hoạt động sản xuất chính nói trên, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt hoa màu, làm vườn và chăn nuôi gia súc là đều bị thiếu nước. Theo tính toán của người dân, hoạt động bị tác động nhiều nhất là “làm ruộng” với 25% người được hỏi trả lời là có, tiếp theo là trồng trọt hoa màu với 13,5%. Nếu tìm hiểu sâu hơn thì cho thấy tỷ lệ % thiếu nước đối với các nghề chính trên khá cao, được thể hiện trong bảng dưới đây với tỷ lệ thiếu cao nhất là trồng trọt hoa màu với 68%. Nếu phân theo địa bàn như bảng 9, ta có thể thấy Đại Lộc là địa phương tỷ lệ số người trả lời bị thiếu nước cao nhất trong tất cả các nghề chính được nói trên. Bảng 7. Tỷ lệ số hộ bị thiếu nước phân chia theo nghề và theo địa bàn (%) Cẩm Lệ
Điện Bàn
Đại Lộc
Hội An
Hải Châu
Liên Chiểu
Trồng trọt hoa màu
9.4
11.3
23.1
-
-
6.7
Làm vườn
5.7
1.4
14.0
-
-
-
Làm ruộng
32.1
30.0
33.6
-
-
-
-
-
0.8
-
-
-
5.7
4.2
15.7
-
-
-
Nuôi gia súc gia cầm (trang trại) Nuôi gia súc gia cầm theo hộ
Thời gian thiếu nước thường xảy ra vào các tháng mùa khô 4, 5, 6 và 7. Trong đó 45,7% số người dân cũng cho biết thêm hiện tượng thiếu nước này xảy ra cách đây 05 năm. Có hai nguyên nhân chính cho việc thiếu nước này là đúng vào mùa khô “theo quy luật tự nhiên” và “nước bị chặn ở thượng nguồn”. Có 31,5% người dân trả lời rằng Tác động của thiếu nước là “sản xuất không có hiệu quả” mặc dù họ vẫn cố gắng duy trì mùa vụ. Như vậy, vào mùa khô, khi mà việc chia sẻ nguồn 96
nước công bằng cho các bên sử dụng cần được chú trọng thì thủy điện lại là nhân tố góp phần gây nên thiếu nước ở hạ du.Điều này có thực từ phản ánh của người dân. Bảng 10 cho thấy địa bàn Đại Lộc là nơi luôn chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng khô hạn. Bảng 8. Tỷ lệ số hộ bị thiếu nước phân chia theo nghề và theo địa bàn (%) Cẩm Lệ
Điện Bàn
Đại Lộc
Hội An Hải Châu
Liên Chiểu
Trồng trọt hoa màu
9.4
11.3
23.1
-
-
6.7
Làm vườn
5.7
1.4
14.0
-
-
-
Làm ruộng
32.1
30.0
33.6
-
-
-
-
-
0.8
-
-
-
Nuôi gia súc gia cầm (trang trại)
Nuôi gia súc gia cầm theo 15.7 hộ 5.7 4.2 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận • Qua số liệu mô phỏng và thực đo, cho thấy cả hai nhà máy thuỷ điện Đăk Mi 4 và A Vương đã không thực hiện được nhiệm vụ phòng lũ. Việc xả lũ không đúng với nếu căn cứ vào quy trình vận hành liên hồ QĐ số 1880 của TTCP, quy định tại điều 7. Riêng thuỷ điện Sông Tranh 2 có tham gia cắt lũ, tuy nhiên chính là do đập của hồ chứa này bị sự cố rò rỉ, không được phép tích nước trên mực nước chết nên có được dung tích phòng lũ. Sự cố động đất vùng thuỷ điện Sông Tranh 2 không được đánh giá qua báo cáo này. • Tham vấn người dân ở hạ du trong quá trình xây dựng, vận hành (xả lũ và tích nước) cũng như xây dựng cơ chế cảnh báo lũ chưa được thực hiện đầy đủ và đồng bộ. Người dân ở hạ du hoàn toàn bị động trong sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đối với các ngành nghề và các vùng phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên. • Thiệt hại cho người dân vùng hạ du là khá rõ ràng qua phản ánh từ chính cộng đồng và dư luận thời gian qua. Vấn đề bồi thường chưa thoả đáng nếu so những thiết hại của người dân. Việc bảo đảm nguồn nước về hạ du phía Vu Gia là rất hạn chế. Nghiên cứu này cũng không đề cập các vấn đề xã hội liên quan đến tái định cư, bảo đảm sinh kế, các suy thoái về môi trường cũng không đánh giá (vấn đề này thuộc một đề tài nghiên cứu khác). 5.2 Kiến nghị • Nâng cao chất lượng dự báo: Thực tế lũ trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn lên rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn chỉ từ 6 - 10 giờ. Vì vậy cần phấn đấu để tăng thời gian dự kiến dự báo các yếu tố dự báo lũ là (4 - 6 giờ). • Xây dựng quy trình vận hành liên hồ: Hiện tại lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn đã có quy trình vận hành liên hồ chứa, tuy nhiên quy trình này còn nhiều bất cập như mùa lũ năm 2013 gây bức xúc cho người dân địa phương, vì vậy cần có nghiên cứu quy trình vận hành liên hồ chứa về mùa lũ nhằm hạn chế ngập lụt và thiệt hại tới vùng hạ lưu sông. • Quản lý sử dụng đất và bố trí mùa vụ hợp lý: Vùng ngập lũ hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn cần bố trí thu hoạch xong trước 30/9 - 10/10, còn nửa cuối tháng 10 và tháng 11 bỏ ngỏ không sản xuất nông nghiệp. • Kế hoạch phòng chống thiên tai: Có kế hoạch từng bước chuyển dân khỏi vùng nguy hiểm. Sơ tán dân cần chia ra làm 3 giai đoạn (trước, trong và sau lũ, bão). 97
• Giám sát xây dựng công trình cản trở dòng chảy: Bảo đảm dòng chảy lũ thoát nhanh không gây ngập lụt kéo dài ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Chính quyền địa phương cần có chính sách thích hợp và kiên quyết khi cho phép xây dựng các công trình nằm trong vùng ngập lũ : Không làm cản trở dòng chảy và đặc biệt các công trình trên sông, ven sông. • Trồng và bảo vệ rừng: Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có trên 60% đất lâm nghiệp. Gần 2/3 diện tích nằm ở trung và thượng lưu (chiếm gần hết diện tích rừng toàn lưu vực) do đó mức độ gây ngập lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu phụ thuộc rất lớn vào rừng đầu nguồn của lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn. Do đó, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là hết sức quan trọng. • Tăng cường công tác thông tin giáo dục và nâng cao kiến thức của dân về công tác phòng chống lũ, bão. • Ngoài ra, có thể xem xét các biện pháp công trình:như xây dựng hành lang thoát lũ, mỗi thôn có từ 1 đến 2 nhà kiên cố tránh lũ, bão cho dân vùng bị ngập. • Kiến nghị chính sách liên quan đến phát triển thủy điện:Quy hoạch thủy điện phải gắn với các quy hoạch ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, môi trường..; Hồ chứa thủy điện là hồ đa mục tiêu (chống lũ, cấp nước ha du, phát điện, du lịch, nuôi trồng thủy sản...); Có sự tham gia của cộng đồng: Cả khi quy hoạch và xây dựng công trình phải trưng cầu lấy ý kiến cộng đồng tại khu vực người dân bị ảnh hưởng. • Chia sẻ lợi ích và trách nhiệm. Phải xem hồ chứa thủy điện là công trình đa chức năng ngoài góp phần phát triển kinh tế còn góp phần ổn định xã hội (chống lũ, cấp nước sinh hoạt, tạo công ăn việc làm cho người dân...) vì vậy phần vốn đầu tư tăng thêm do đa mục tiêu Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ. Khi công trình gây nên tổn thất cho hạ lưu cần có cơ chế đền bù thỏa đáng cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công nghiệp (2003). Quy hoạch bậc thang thuỷ điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn. theo quyết định số 875 QĐ-KHĐT do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký phê duyệt ngày 02 tháng 5 năm 2003. Chi Cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng (2013). Báo cáo tổng kết tưới tiêu của Chi Cục Thủy lợi Đà Nẵng. Quách Thị Xuân và Hoàng Thanh Hoà(2014). An ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng. Tạ Thanh Mai (2010), Nghiên cứu ứng dụng mô hình WETSPA và HECRAS mô phỏng, dự báo quá trình lũ trên hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ (2010). Quy trình Vận hành Liên Hồ chứa các hồ: A Vương, Dak Mỹ và Sông Tranh 2 trong mùa lũ. Quyết định số 1880/QĐD-TTg ban hành ngày 13/10/2010. Trần Văn Tình (2013). Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
98
QUÁ TRÌNH PHÊ DUYỆT VÀ THỰC THI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN, TỈNH QUẢNG NAM VÀ SÔNG LONG ĐẠI, TỈNH QUẢNG BÌNH Lâm Thị Thu Sửu, Lê Anh Tuấn, Hồ Vĩnh Hòa, Phạm Mậu Tài, Phan Thị Ngọc Thuý, Lê Thị Mỹ Hạnh, Lê Quang Tiến Báo cáo phân tích các văn bản pháp lý liên quan đến việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Bình, phân tích kết quả khảo sát thực trạng và tiến trình phê duyệt. Nhìn chung các công trình thủy điện tại hai tỉnh nêu trên tuân theo các thủ tục về ĐTM, nhưng hầu như chưa có ĐTM nào tuân thủ nghị định 29 của Chính phủ, công tác kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được tiến hành một cách đầy đủ và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình ĐTM nói riêng là rất mờ nhạt. Bên cạnh đó, việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa, Quyết định của Thủ tướng chỉ dừng ở quy định vận hành mùa lũ, và chỉ mới áp dụng cho một số khu vực. Báo cáo còn cho thấy chưa có quy định rõ ràng và được áp dụng thực tế về duy trì dòng chảy môi trường. Ngoài ra, quy hoạch hiện tại chưa phản ảnh hết các ảnh hưởng của các dự án với dân cư, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nước phía hạ lưu và cũng chưa đưa ra giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án.Chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư là kém, chưa đảm bảo “cuộc sống nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” theo nghị định 197 về di dời, đền bù, hỗ trợ tái định cư do thủy điện. I. GIỚI THIỆU I.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoảng 2 thập niên gần đây ở các khu vực miền Trung, đặc biệt từ các tỉnh Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành và phát triển nhiều dự án thủy điện có quy mô khác nhau về công suất phát điện trên các hệ thống sông, suối. Nhìn chung trên phạm vi cả nước, thủy điện đã đóng góp một phần đáng kể năng lượng quốc gia, khoảng 35 - 40% tổng năng lượng cả nước. Tỷ lệ này có kỳ vọng khả năng vượt 60% đến năm 2015. Tuy nhiên, trong năm 2010, do tình hình hạn hán kéo dài trên một diện rộng ở nhiều địa phương, tỷ lệ này tụt xuống còn khoảng 19% tổng điện năng cả nước (Trịnh Ngọc Duyên, 2010)6. Mùa khô năm 2013 đã cho thấy nhiều hồ chứa thủy điện đã rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nước gây một số mâu thuẫn cho các ngành dùng nước khác, điển hình như các hệ thống ở miền Trung. Điều này chứng tỏ thủy điện ẩn chứa nhiều khả năng thiếu ổn định về công suất phát, đặc biệt với các diễn biến bất thường về thời tiết và các dấu hiệu ngày càng rõ của biến đổi khí hậu. Với sự phát triển quá nhanh về mật độ các nhà máy thủy điện trên những dải đất hẹp của miền Trung trong thời gian qua đã dần bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, đôi khi cả về sự cố kỹ thuật gây nhiều hệ lụy bất lợi cho sự phát triển bền vững cho khu vực. Bộ Công Thương (2012)7 đã cho rà soát lại với 1.237 dự án thủy điện đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) và UBND các tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền, cho 6
Trịnh Ngọc Duyên (2010). Phân tích ngành thuỷ điện. Báo cáo phân tích ngành của HBS (9/11/2010), 12 trang. Bộ Công Thương (2012). Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên cả nước. Báo cáo ngày 24 tháng 4 năm 2013, 22 trang. 7
99
kết quả 338 dự án đã bị loại và 169 vị trí dự án chưa được nhà đầu tư nào quan tâm so với phê duyệt chiếm một tỷ lệ khá cao (trên 40%). Điều này cho thấy việc phê duyệt trước đó thiếu những phân tích kỹ lưỡng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt ở các dự án thủy điện nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung ở miền Trung Việt Nam. I.2. Tiến trình nghiên cứu Để tiếp cận vấn đề này, theo thoả thuận giữa đại diện của CSRD và cán bộ tư vấn của Viện DRAGON, sẽ có 2 hoạt động sẽ tiến hành: Hoạt động 1: Nghiên cứu bàn giấy đối với tài liệu, văn bản về các luật và các quy định liên quan đến quy trình phê duyệt các công trình thủy điện: So sánh quy trình được đưa ra trong các quy định của Nhà nước với quy trình phê duyệt thực tế của các dự án thủy điện ở Quảng Nam và Quảng Bình. Hoạt động 2: Nghiên cứu thực địa tại 2 lưu vực sông để thu thập các bằng chứng thực nghiệm về các quy trình phê duyệt đã được thực hiện đối với các công trình thủy điện vừa hoạt động hoặc chuẩn bị xây dựng. II. THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH II1. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM II.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh Sekong của Lào và phía Đông giáp biển Đông (Hình 1). Tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.438,4 km². Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, với 3 hình thái cảnh quan là vùng núi cao phía Tây, vùng đối núi thấp kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng và đô thị ven biển. Vùng núi và đồi chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên. Do đặc điểm mưa nhiều (tổng lượng mưa trung bình là 2.000 – 2.500 mm/năm) và có hệ thống sông suối khá dày đặc như hệ thống sông Vu Gia (tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2), sông Tam Kỳ (diện tích lưu vực 800 km2) và nhiều sông nhỏ hơn như sông Cu Đê, sông Tuý Loan, sông LiLi… nên tỉnh Quảng Nam có tiềm năng thủy điện lớn. II.1.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Nam Sông Thu Bồn là con sông nội địa có diện tích lưu vực lớn nằm phía sườn Đông dãy Trường Sơn, toàn lưu vực rộng đến 10,350 km2. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng gần Bắc Nam qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn, rồi chảy qua Giao Thủy vào vùng đồng bằng qua các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, và đổ ra biển tại Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành. Sông Vu Gia, có diện tích lưu vực khoảng 5.500 km2, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, bao gồm các nhánh sông Cái, sông Bung, sông Côn, chảy qua các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Phần thượng nguồn lưu vực ở huyện Phước Sơn được gọi là Đăk Mi, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi qua địa bàn phía Đông huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái. Tại đây, nó nhận một chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sông Thanh. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc, sông được gọi là Vu Gia và có dòng chảy theo hướng Đông-Tây. Tại đây, sông tiếp tục nhận hai chi lưu lớn chảy xuống từ phía Bắc là sông Bung 100
và sông Côn. Sông Vu Gia chảy đến địa phận xã Đại Hòa ở phía Tây Đại Lộc thì tách ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía Bắc hợp lưu với sông Cầu Đỏ, còn lại là sông Quảng Huế đi về phía Nam hội lưu với sông Thu Bồn. Sông Vu Gia hợp với sông Thu Bồn tại điểm hợp lưu Đại Lộc, qua sông Quảng Huế, tạo thành hệ thống sông lớn Vu Gia – Thu Bồn (Hình 2). Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có phần lớn diện tích nằm trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi. Phía bắc lưu vực là sông Cu Đê, phía Nam giáp lưu vực sông Sê San, sông Trà Bồng và phía Đông biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ và phía Tây giáp với Lào. Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đông Bắc, và dòng chính sông Thu Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung du và chuyển hướng chảy Tây - Đông ở vùng hạ du lưu vực. Lưu lượng bình quân nhiều năm của dòng chảy hệ thống Vu Gia – Thu Bồn là 400 m3/s; vào mùa khô 40-50 m3/s, mùa lũ đến 27.000 m3/s. Mùa lũ trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn xảy ra hàng năm từ tháng 10 – 12, nhưng biến động khá lớn, có nhiều năm lũ sớm xảy ra từ tháng 9 và lũ muộn sang tháng 1 của năm sau. Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào nửa cuối tháng 10 và 11. Lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra dồn dập trong thời gian không dài và các trận lũ thường là lũ kép từ 2 đỉnh trở lên. Đặc điểm lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên nhanh, xuống nhanh với biên độ và cường suất lũ lớn ở thượng và trung lưu, lũ lên tương đối nhanh nhưng rút chậm ở hạ lưu. II.1.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam Theo báo cáo Quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam8 ngày 25 tháng 9 năm 2012. Sau khi rà soát, điều chỉnh Quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đến quý III năm 2012 có 42 dự án đã được phê duyệt, với tổng công suất 1.587,1 MW, điện lượng bình quân năm 6,282 tỷ kWh/năm. Tính đến ngày 15/9/2012, các dự án thủy điện đã triển khai ở Quảng Nam như sau: Có 10 dự án theo quy hoạch đã được đăng ký đầu tư, tình hình triển khai thực hiện đầu tư tính đến ngày 15/9/2012 cho ở Bảng 3 và các công trình đang xây dựng ở Bảng 4. Bảng 1. Các công trình thủy điện đã hoàn tất và phát điện TT
Dự án thủy điện
Công suất thiết kế (MW)
QĐ và ngày phê duyệt ĐTM
Tháng/ Quý khởi công
Tháng/ Quý hoàn thành
1
A Vương
210
1006/QĐ-BTNMT ngày 10/8/2004
8/2003
12/2008
2
Sông Côn 2
63
71/QĐ-TNMT ngày 17/6/2005
11/2005
8/2009
3
Sông Tranh 2
190
137/QĐ-BTNMT ngày 02/02/2006
quý I/2006
quý IV/2011
4
Ðăk Mi 4
190
2643/QĐ-BTNMT ngày 8/12/2005
quý II/2007
quý I/2012
8
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (2012). Quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Công văn số 148 /BC-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012
101
Bảng 2. Các công trình thủy điện đang xây dựng TT
Dự án thủy điện
Công suất thiết kế (MW)
QĐ và ngày phê duyệt ĐTM
Tháng/ Quý khởi công
Tháng/ Quý dự kiến hoàn thành
1
Sông Bung 4
156
1470/QĐ-BTNMT ngày 27/9/2007
quý II/2010
quý I/2014
2
Sông Bung 2
100
3461/QĐ-UBND ngày 04/12/2006
quý III/2011
quý IV/2014
3
Sông Bung 5
57
267/QĐ-BTNMT ngày 21/2/2008
quý IV/2009
quý IV/2012
4
Sông Bung 6
29
980/QĐ-UBND ngày 30/3/2009
quý III/2010
quý IV/2012
- 02 công trình đã phê duyệt Báo cáo đầu tư, đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự kiến khởi công trong năm 2012: Đăk Mi 2 (98MW), Đăk Mi 3 (54MW). Trong 32 dự án đã phê duyệt quy hoạch, UBND tỉnh đã cho phép nghiên cứu đầu tư 31 dự án với tổng công suất 431,8MW, điện lượng bình quân năm 1.719,27 triệu kWh/năm; tình hình triển khai thực hiện đầu tư đến ngày 15/9/2012 như sau: - 07 công trình đã phát điện với công suất thiết kế 66,7MW bao gồm: Sông Cùng (1,3MW), Đại Đồng (0,6MW), Khe Diên (9,0MW), Za Hung (30MW), Trà Linh (7,2MW), An Điềm 2 (15,6MW) và Tà Vi (3,0MW); - 05 công trình đang xây dựng với công suất thiết kế 207,0MW bao gồm: Đăk Mi 4C (18MW), Sông Bung 4A (49,0MW), Tr’Hy (30 MW), Sông Tranh 3 (62,0MW) và Sông Tranh 4 (48,0MW); - 10 dự án đã tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, công suất theo dự án đầu tư 118,9MW; dự kiến khởi công năm 2012 bao gồm: Đăk Pring, Chà Vàl, Đăk Di 1, Đăk Di 2, A Vương 3, Sông Bung 3A, Nước Biêu, Nước Chè, Đăk Di 4, Sông Bung 3; - 09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư, công suất theo quy hoạch 397,62MW bao gồm: A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Trà Linh 2, Nước Xa, Hà Ra, Đăk Pring 2, Tầm Phục và Đăk Sa. Còn lại 3/34 dự án chưa cho phép nghiên cứu đầu tư, công suất theo quy hoạch 5,8MW bao gồm: A Banh, Bồng Miêu, Ag Rồng. Theo báo cáo địa phương thì tính đến ngày 15/9/2012, đầu tư thủy điện trên địa bàn tỉnh có 41 dự án thủy điện được cho phép nghiên cứu đầu tư (xem ở hình 3), gồm: 11 công trình đã phát điện, tổng công suất 719,7MW; 09 công trình đang xây dựng với tổng công suất 549,0MW; 12 dự án đã được tham gia ý kiến cơ sở, phê duyệt Báo cáo dự án đầu tư với tổng công suất 270,9MW; đang giai đoạn thiết kế kỹ thuật; dự kiến khởi công trong năm 2012; và 09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu, lập dự án đầu tư; công suất theo quy hoạch 39,2MW. II.2. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH II.2.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Quảng Bình, thuộc vùng duyên hải miền Bắc Trung bộ Việt Nam, ở ngay vị trí hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065,3 km², phía Bắc giáp Hà Tĩnh với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên (Hình 4). Đặc điểm địa hình của tỉnh Quảng Bình là hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Hầu hết đất đai của tỉnh là đồi núi, chiếm chừng 85% tổng diện tích tự nhiên, địa hình 102
bị chia cắt rất rõ rệt. Tổng quát, tỉnh Quảng Bình có những vùng sinh thái đặc trưng theo đặc điểm địa hình: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển. Vùng núi cao nằm toàn bộ ở phía Tây của tỉnh, có cao độ 1.000 - 1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m. Vùng đồi và trung du thấp, có dạng như kiểu đồi bát úp. Vùng đồng bằng chạy song song với ven biển có kích thước nhỏ và hẹp. Vùng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc rẻ quạt. II.2.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Bình Quảng Bình có 5 sông chính đổ ra biển, theo thứ tự từ Bắc vào Nam đó là: sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Trong đó, Sông Gianh và Nhật Lệ là 2 con sông lớn nhất, với diện tích lưu vực chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh diện tích lưu vực 4.462 km2, có 3 nhánh lớn là Rào Trổ, Rào Nan và Sông Son hay còn gọi là Sông Tróoc. Sông Nhật Lệ diện tích lưu vực 2.652 km2, có 3 phụ lưu lớn là sông Lệ Kỳ, sông Kiến Giang và sông Long Đại. Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Quảng Bình có khoảng 140 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3. Hầu hết các sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, có độ dốc lớn. Dòng sông chảy quanh co giữa các đồi núi kéo theo phù sa trôi về các vùng hạ lưu theo hướng từ tây sang đông. Sông Long Đại là một trong hai dòng sông lớn chính hợp thành sông Nhật Lệ, chiều dài khoảng 96 km, được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở độ cao chừng 1.000 m và chảy qua địa phận của 6 xã trước khi nhập chung vào sông Nhật Lệ, cách cửa sông Nhật lệ khoảng 18km. Sông Long Đại cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá, giao thông đi lại, khai thác vận chuyển vật liệu xây dựng và mang lại nhiều ý nghĩa tâm linh, thắng cảnh và văn hóa địa phương của 6 xã từ thượng lưu tới hạ lưu, gồm: Kim Thủy, Lâm Thủy, Trường Sơn, Trường Xuân, Hiền Ninh và Hàm Ninh. Ngoài hệ thống hang động, khu vực núi đá vôi Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 3 con sông chính này là sông Chày, sông Son và sông Troóc đều chảy vào sông Gianh, sau đó đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch. Nguồn nước cung cấp cho các con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha. II.2.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Bình Mấy năm trở lại đây, việc xây dựng thủy điện nhỏ bằng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước rộ lên tại nhiều nơi trong cả nước. Tại Quảng Bình với đặc điểm địa hình và sông ngòi như vậy không nằm ngoài bối cảnh đó, thậm chí còn được chú ý nhiều của nhiều doanh nghiệp trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng thủy điện. Để phát huy thế mạnh, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và được Bộ Công thương thỏa thuận với tổng 21 dự án khoảng 2182 tỷ đồng, có tổng công suất lắp máy là 80,8MW. Trong đó tại sông Long Đại là một nhánh sông của sông Nhật Lệ bắt nguồn từ xã miền núi Kim Thủy, Lâm Thủy huyện Lệ Thủy và chảy qua xã Trường Sơn, Trường Xuân huyện Quảng Ninh có 6 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch của tỉnh Quảng Bình, với tổng công suất lắp máy là 37,2MW. Ngày 19/6/2009 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ của đến năm 2020 theo Quyết định số 1448/QĐ-UBND. Trong đó, ở tỉnh Quảng Bình sẽ có 21 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất lắp máy 80,8 MW, tập trung trên 2 lưu vực sông Gianh và Nhật Lệ, trong đó trên lưu vực sông Giang có 6 dự án thủy điện nhỏ và trên lưu vực sông Nhật Lệ có 15 dự án, trong đó có 6 dự án thủy điện trên sông Long Đại (Hình 6), được đặt tên lần lượt là Long Đại 1, Long Đại 2, Long Đại 3, Long Đại 4, Long Đại 5 và Long Đại 6. Tổng công suất lắp máy cho 6 dự án thủy điện này là 32,9 MW. Dự án thủy điện có công suất lớn nhất ở tỉnh Quảng Bình là Long Đại 5, với công suất thiết kế là 11 MW. Công ty Cổ phần Xây dựng điện 2 (PECC2) 103
thực hiện việc lập hồ sơ khảo sát lập dự án từ tháng 3/2010 và Công ty Cổ Phần Thủy điện An KhêKanak làm chủ đầu tư. Các dự án thủy điện khác ở Quảng Bình phần lớn là thủy điện công suất lắp máy nhỏ, hồ chứa hoạt động theo chế độ điều tiết ngày. Danh mục các dự án thủy điện, với vị trí và thông số chính của các dự án thủy điện chi tiết cho ở Bảng 5. Hộp 1: Tình trạng 2 dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Bình • Công trình thủy điện Hố Hô là dự án thuỷ điện đầu tiên của tỉnh Quảng Bình, xây dựng trên địa bàn xã Hướng Hóa, huyện Tuyên Hóa. Dự án này do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Miền mắc 1 (NEDI 1) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng; hoàn thành, phát điện vào tháng 4/2010. Tuy nhiên, 6 tháng sau đó các cửa xả lũ không hoạt động được trong trận lũ lịch sử tháng 10/2010 khiến nhà máy chịu hư hại nặng nề. Dù mới sửa chữa xong nhưng do chất lượng xây dựng không tốt, hiện tượng sạt lở và rò rỉ xảy ra nên gần như hoạt động của nhà máy bị trì trệ. • Công trình thuỷ điện La Trọng có công suất lắp máy 18 MW do Công ty Cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ đầu tư. Công trình nằm trên sông Rào Nậy thuộc thượng nguồn sông Giang, trên địa phận xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Công trình này cũng có làm ĐTM do Chi cục Tiểu chuẩn – Đo lường – Chất lượng tỉnh Quảng Bình thực hiện. Công trình này khởi công ngày 6/5/2007, dự kiến sẽ phát dòng điện đầu tiên vào đầu năm 2009 nhưng do năng lực của chủ đầu tư kém cho nên đến nay công trình bị bỏ dở và chưa biết bao giờ kết thúc việc xây dựng và chuẩn bị vận hành. Bảng 3. Danh mục, vị trí và thông số chính của các dự án thủy điện ở Quảng Bình TT
Công trình
1
Long Đại 1
106038’12” 17000’40” Kim Thủy Lệ Thủy
Long Đại
104,0
6,62
140,0
120,0
1,7
2
Long Đại 2
106038’10” 17002’30” Kim Thủy Lệ Thủy
Long Đại
123,0
7,84
119,0
100,0
1,9
3
Long Đại 3
Lâm Thủy Long 106038’05” 17004’15” và Ngân Lệ Thủy Đại Thủy
169,0
10,84
99,0
80,0
2,6
4
Kinh độ đập
Vĩ độ đập
Long 106030’00” 17009’00” Đại 5A
Xã
Huyện
Sông/ Flv Qo MND MNHL Nlm suối (Km2) (m3/s) (m) (m) (MW)
Trường Sơn
Quảng Ninh
Long Đại
567,0
36,0
62,0
30,75
12,0
1135,0 70,39
17,0
5,0
10,0
5
Long Đại 6
106029’30” 17016’20”
Trường Sơn
Quảng Ninh
Long Đại
6
Lồ Ô
106027’08” 17006’50”
Trường Sơn
Quảng Ninh
Lệ Nghi
78,0
4,86
100,0
50,0
3,2
7
Rào Rào 106029’20” 17001’35” Lâm Thủy Lệ Thủy Reng Reng 1
45,0
2,82
160,0
120,0
1,5
8
Rào Rào 106028’45” 17004’37” Lâm Thủy Lệ Thủy Reng Reng 2
113,0
7,06
110,0
80,0
2,7
9
Khe Đen 4
106024’55” 17020’30”
Trường Sơn
Quảng Ninh
Khe Đen
101,0
5,91
95,0
70,0
1,9
10
Rào Mây
106021’37” 17014’30”
Trường Sơn
Quảng Ninh
Rào Mây
25,5
1,53
160,0
50,0
2,1
104
TT
Công trình
11
Sông Cát
Kinh độ đập
Vĩ độ đập
Xã
Huyện
Sông/ Flv Qo MND MNHL Nlm suối (Km2) (m3/s) (m) (m) (MW)
106024’50” 17013’40”
Trường Sơn
Quảng Ninh
Sông Cát
96,0
5,84
40,0
20,0
1,5
12
Rào 106026’45” 17018’30” Tràng 1
Trường Sơn
Quảng Ninh
Rào Tràng
241,0
14,29
60,0
41,0
3,5
13
Rào 106026’35” 17015’50” Tràng 2
Trường Sơn
Quảng Ninh
Rào Tràng
266,0
15,81
40,0
19,0
4,2
14
Rào Cái 105047’25” 17051’05” Dân Hóa 2
Minh Hóa
Rào Cái
155,0
8,5
100,0
80,0
2,1
15
Ngã Hai 2
105041’40” 17054’05” Dân Hóa
Minh Hóa
Ngã Hai
63,0
3,45
295,0
220,0
3,3
16
Khe Nét
105055’50” 17059’15” Kim Hóa
Tuyên Hóa
Khe Nét
160
9,45
60,0
22,0
4,5
17
Khe Nèng
106006’40” 17053’20”
Tuyên Hóa
Khe Nèng
17,5
1,17
100,0
20,0
1,0
18
Rào Trổ
Mai Hóa 106011’20” 17050’50” và Phong Hóa
Tuyên Hóa
Rào Trổ
550,0
41,61
18,0
4,0
5,2
Thượng 106011’22” 17020’28” Trạch
Thượng Trạch
Bố Trạch
Cà Ròong
106,0
6,18
358,0
300,0
4,2
20 Rào Đá 106035’30” 17013’30”
Trường Xuân
Quảng Ninh
Rào Đá
70,0
4,51
70,0
20,0
2,7
19
Thạch Hóa
Tổng cộng
71,8
(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình, năm 2009 và 2011)
Ghi chú: Flv: Diện tích lưu vực đến tuyến đập. Qo: Lưu lượng bình quân năm. MND: Mực nước dâng bình thường. MNHL: Mực nước hạ lưu nhà máy. Nlm: Công suất lắp máy. III. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH III.1. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM III.1.1 Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ Căn cứ vào Công văn số 923/CP-CN ký ngày 06/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Công nghiệp thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dòng sông nhỏ không thuộc dự án nghiên cứu Quy hoạch thủy điện Quốc gia. Thực hiện chỉ đạo trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tại Quyết định số 875/QĐ-KHĐT ngày 02/5/2003 với 08 dự án, công suất 1.220 MW, điện lượng 4,596 tỷ KWh/năm. Sau các lần điều chỉnh, bổ sung, đến nay quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tỉnh Quảng Nam do Bộ Công Thương phê duyệt có 10 dự án với tổng công suất 1.141,0MW; điện lượng 4,518 tỷ kWh/năm. Theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ dự án thủy điện có dung tích hồ chứa trên 100 triệu m3 nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đánh 105
giá tác động môi trường (ĐTM). Tại tỉnh Quảng Nam đã có 05 dự án được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt ĐTM, bao gồm: thủy điện A Vương, thủy điện Đăk Mi 4, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Sông Bung 4 và thủy điện Sông Bung 5. Việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thực hiện theo Quyết định số 285/2006/ QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy trình vận hành đối với hồ chứa thủy điện có tầm quan trọng đặc biệt; Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, BCH Phòng chống lụt bão Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định và phê duyệt Quy trình vận hành đối với các hồ chứa có dung tích 01 triệu m3 trở lên. Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện của 9 công trình (A Vương, Sông Côn 2, Za Hung, Sông Tranh 3, Sông Bung 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Đăk Mi 4 (A-B) và Đăk Mi 4C). Để vận hành điều tiết lũ tối ưu hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn vào mùa mưa lũ, Chính phủ đã có Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa mưa lũ hằng năm. III.1.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của UBND tỉnh Trên cơ sở nội dung của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX về khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Sở Công Thương đã thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành điện tiến hành khảo sát, lập quy hoạch theo trình tự lập và phê duyệt với sự góp ý của các địa phương, các Sở, Ban, ngành có liên quan của tỉnh và ý kiến thỏa thuận của các Bộ, ngành Trung ương. Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VII thông qua tại kỳ họp thứ 23 và ban hành Nghị quyết số 161/2010/NQ-HĐND ngày 22/4/2010; UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 và số 18/ QĐ-UBND ngày 04/01/2012 bao gồm 34 dự án với tổng công suất quy hoạch là 437,6MW; điện lượng bình quân năm 1,74 tỷ kWh/năm. Theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ dự án thủy điện có dung tích hồ chứa từ 300 nghìn m3 đến dưới 100 triệu m3 do UBND tỉnh phê duyệt; dự án có dung tích hồ chứa nhỏ hơn 300 nghìn m3 thì lập cam kết bảo vệ môi trường do UBND cấp huyện phê duyệt. UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và BCH Phòng chống lụt, bão địa phương thẩm định, phê duyệt Quy trình vận hành đối với các hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 01 triệu m3. Đến nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 16 dự án thủy điện, bao gồm: Tr’Hy, Đăk Mi 3, Đăk Pring, Chà Val, Đăk Mi 4C, Sông Bung 4A, Đăk Mi 2, Trà Linh 3, Sông Côn 2, Sông Bung 6, Sông Tranh 4, Sông Tranh 3, Khe Diên, Sông Bung 2, Sông Bung 3A và Za Hung. III.2. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH III.2.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ Theo Quyết định sô 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 của Bộ Công nghiệp (cũ, nay là Bộ Công thương) về phê duyệt “Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc”, thì có 2 dự án thủy điện thuộc tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, số liệu của báo cáo này còn rất sơ sài nên chưa đủ để triển khai các dự án ở tỉnh. III.2.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Tỉnh Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình đã ký hợp đồng với Viện Năng lượng để thực hiện “Quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. Tài liệu Quy hoạch này đã Viện Năng lượng hoàn tất vào tháng 6/2009 và được trình lên UBND tỉnh xem xét phê duyệt. Ngày 19/6/2009 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quyết định số 1448/QĐ-UBND “Quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” với sự thoả thuận của Bộ Công Thương (công văn số 5424/ BCT-NL ngày 12/6/2009) với tổng số 21 dự án và tổng công suất lắp máy là 80,8 MW. Theo đó, hệ 106
thống bậc thang các thủy điện trên sông chính Long Đại gồm 6 dự án bố trí từ thượng lưu về hạ lưu tương ứng theo thứ tự từ Long Đại 1 đến Long Đại 6. Trên cơ sở phê duyệt của UBND tỉnh, Công ty Cổ phần thủy điện An Khê Ka Nak có hợp đồng với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) nghiên cứu 2 dự án thủy điện Long Đại 4 và Long Đại 5. Sau khi khảo sát, PECC2 nhận thấy 2 dự án thủy điện này sẽ gây ngập sâu đường Hồ Chí Minh ở nhánh phía tây nên đã đề xuất thay tuyến của 2 dự án thủy điện này bằng một tuyến mới, tạm đặt tên là Long Đại 5A để tránh việc gây ngập cho đoạn đường Hồ Chí Minh nơi tuyến cũ. Đến nay, trên lưu vực sông Long Đại vẫn chưa có dự án thủy điện nào được triển khai và chưa có nhà đầu tư nào tiến hành làm báo cáo đánh giá tác động môi trường. IV. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA IV.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG NAM IV.1.1. Kết quả thu được qua trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý • Đại diện của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, đơn vị có chức năng về quản lý nhà nước các quy hoạch và vận hành thủy điện trên địa bàn tỉnh cho rằng hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có nhiều tiềm năng về thủy điện với các thủy vực có độ dốc lớn, chênh lệch địa hình khá cao và lưu lượng dòng chảy mạnh. Mặc dầu sự phát triển của thủy điện ở Quảng Nam chỉ vào khoảng 2 thập niên gần đây, đi sau so với các hệ thống thủy điện ở miền Bắc trên lưu vực sông Hồng và ở miền Đông Nam Bộ trên lưu vực sông Đồng Nai nhưng lại phát triển khá nhanh. Tỉnh đã làm quy hoạch phát triển thủy điện, lúc đầu có 12 thủy điện lớn được đề xuất xây dựng, sau đó xem xét đánh giá lại, tỉnh Quảng Nam quyết định giảm xuống còn 8 công trình thủy điện, rồi bây giờ lại điều chỉnh lần nữa, nâng tổng số dự án thủy điện lớn đến nay là 10 công trình, trong đó 4 dự án đã hoàn tất phần xây dựng và đã vận hành gồm thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Sông Tranh 2 và Ðăk Mi 4 (Sở Công Thương chưa cập nhật về việc công trình Sông Bung 5 và Sông Bung 6 đã hoàn thành và phát điện vào tháng 12/2012). Ngoài ra, Sở Công Thương còn quản lý 32 thủy điện vừa và nhỏ. Đại diện Sở Công Thương khẳng định tất cả các dự án thủy điện đều phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định. Đối với những thủy điện bậc thang, lớn là do Bộ tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) hướng dẫn đánh giá ĐTM và chủ trì thẩm định báo cáo ĐTM. Đối với những thủy điện nhỏ, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) sẽ tham mưu cho Tỉnh về Đánh giá tác động môi trường và Sở Công Thương được mời tham gia trong quá trình tham mưu và thẩm định. Cũng theo đại diện sở Công thương, hiện nay tỉnh không còn đất trồng rừng như mong muốn nên việc trồng bù hoàn rừng mà các báo cáo ĐTM đưa ra hầu như không thực hiện được. Việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa là bắt buộc đối với các chủ nhà máy. Tỉnh Quảng Nam đã nhận quyết định số 1880 của chính phủ chỉ đạo quy trình vận hành đối với thủy điện Sông Tranh 2, Đắc Mi 4 và A Vương. Dưới quy trình đó còn có các quy trình con hướng dẫn thực hiện và được sự tham mưu của Bộ Tài nguyên sau khi tham mưu cấp tỉnh. Sau đó giao cho ban chỉ huy phòng chống lụt bão giám sát, nếu thủy điện nào không thực hiện xem như là vi phạm pháp luật. Theo thông tư 34 của Bộ Công Thương về quản lý an toàn đập là địa phương phải thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra hằng năm trước mùa mưa lũ. Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công an, Bộ đội Biên phòng và các huyện có thủy điện. Đối với dung tích phòng lũ, thì tỉnh cũng đã nhận được quyết định 285 của chính phủ. Do các hồ chứa có dung tích phòng lũ ít nên một số công trình như Sông Tranh 2 và A Vương phải có camera quan trắc để kịp thời thông báo khi có lũ về. Khi các nhà máy thủy điện thực hiện quy trình vận hành liên hồ thì công suất phát điện nói chung sẽ giảm nhưng các chủ đầu tư phải chấp nhận quy trình mà không có ý kiến phản đối (vì hầu hết các chủ đầu tư đều là doanh nghiệp nhà nước, ngoại trù thủy điện Đăk My 4 là công ty cổ phần IDICO 107
đầu tư xây dựng). Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là hiện tại quy trình vận hành hồ chứa chỉ tập trung cách điều tiết nước vào mùa lũ mà chưa đề cập đến cách điều tiết nước vào mùa khô. Vấn đề này đang được nêu ra sau trường hợp của thủy điện Đắc Mi 4 gây khô hạn vừa qua. Tỉnh đã có chủ trương điều tiết nguồn nước là 20% về sông Thu Bồn và 80% về Vu Gia, tính toán phân chia tỉ lệ nguồn nước này dựa trên căn cứ mặt cắt thủy văn và lưu lượng nước. Thế nhưng, Theo Sở Công Thương thì khi không có thủy điện thì mùa lũ nước đến rồi đi, mùa khô thì xâm nhập mặn xảy ra mạnh hơn. Từ khi có thủy điện thì sẽ điều tiết nước mùa lũ cho mùa khô do đó hạn chế được sự xâm nhập mặn. Để khắc phục tình trạng ngập mặn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam có xây dựng một số đập ngăn mặn và đã giải quyết được tình trạng nhiễm mặn ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn. Hằng năm, tỉnh đều có tiến hành nạo vét dòng sông để đẩy mặn. Các chương trình tái định cư (TĐC) do thủy điện cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhiều người dân đã không quen với nơi ở mới do khác biệt giữa nhà gỗ truyền thống và nhà xây hiện đại. Sinh kế sau định cư là khó khăn. Quá trình triển khai các chương trình TĐC cũng đang còn lúng túng. Chủ đầu tư lập phương án tái định cư trên cơ sở trao đổi với tỉnh và huyện. Phương án đền bù tái định cư là do UBND tỉnh phê duyệt. Phương án này được xây dựng từ phía Huyện. Phương án quy hoạch cũng có với sự tham mưu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì nó liên quan đến phát triển sản xuất, sinh kế và của Sở Tài nguyên và Môi trường vì nó liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất… Rút ra được nhiều bài học từ các câu chuyện tái định cư trước đó, chủ đầu tư thường giao trọn gói số tiền cho người dân để họ tự sắp xếp đến nơi định cư mới, nhưng rất trì trệ và bế tắt. Do vậy, để quá trình tái định cư tốt hơn, huyện đề nghị không nên đưa tiền trọn gói cho người dân mà nên hỗ trợ theo nhiều cách khác như quy hoạch đất, hướng dẫn người dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Hộp 2: Một số vấn đề nổi cộm qua trao đổi với đại diện Sở Công Thương Vấn đề trồng lại rừng từ các dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Nam Hiện nay tỉnh không còn đất trồng rừng như mong muốn nên việc trồng bù hoàn rừng mà các báo cáo ĐTM đưa ra hầu như không thực hiện được. Vấn đề điều tiết vận hành hồ chứa thuỷ điện ở tỉnh Quảng Nam Quy trình vận hành hồ chứa chỉ tập trung các hướng dẫn vận hành các nhà máy vào mùa lũ nhưng chưa có quy trình vận hành thuỷ điện dành cho vào mùa khô. Điều này phải được lưu ý vì việc các nhà máy hạn chế xả nước vào mùa khô sẽ gây khô hạn, ô nhiễm và gia tăng xâm nhập mặn phía hạ lưu. Mặc dầu tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương điều tiết nguồn nước là 20% về sông Thu Bồn và 80% về Vu Gia nhưng qua thực tế quan sát thực tế công trình và trao đổi với người dân thì đến ngày 18/5/2013, thuỷ điện Đăk My 4 vẫn chưa thực hiện đúng chủ trương này. • Đại diện từ Chi cục Bảo vệ Môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam Trong số công trình thủy điện do cấp Tỉnh quảng Nam quản lý, một số công trình này có làm ĐTM nhưng không có cái ĐTM nào được thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng đồng vì tất cả được thực hiện trước năm 2011 khi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP chính thức ban hành. Các ĐTM được thực hiện theo Quy trình thủ tục thực hiện ĐTM của các công trình thủy điện như việc tổ chức tiến hành ĐTM, xây dựng báo cáo ĐTM, thành lập hội đồng thẩm định. Trong quá trình thẩm định, các sở ban ngành liên quan được mời tham gia đóng góp ý kiến. Năm 2006, ADB tài trợ 1 triệu USD để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn theo quy hoạch thủy điện cũ. Đây chỉ là một bản báo cáo mang tính chất tham khảo nên không có cơ quan 108
nào phê duyệt. Sau khi báo cáo hoàn thành, đơn vị thực hiện có tổ chức hội thảo để phổ biến đến các cơ quan ban ngành, sau đó gửi văn bản kiến nghị đến Tỉnh, Ví dụ: Đối với ba thủy điện nằm trong khu Bảo tồn Sông Thanh thì đề nghị kiên quyết loại bỏ và một loạt các kiến nghị khác. Hầu hết thủy điện trong tỉnh đều có đầu tư lớn và xây dựng trong thời gian dài nên cần theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy thủy điện một cách thường xuyên. Mỗi khi một dự án đã hoàn thành xây dựng thì phải có chứng nhận là đã thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường khi tiến hành xây dựng. Tuy nhiên hiện nay, hầu như không có công trình thủy điện nào được xác nhận là hoàn thành thủ tục này nhưng các thủy điện vẫn hoạt động phát điện được. Thủy điện Đắc My 4 đã đi vào vận hành nhưng chưa được xác nhận hoàn thành và Sở đã có kiến nghị lên Bộ để cho tiến hành thủ tục này. Công tác hậu kiểm sau khi nhà máy đi vào hoạt động cũng không được tổ chức một cách đầy đủ theo quy định do thiếu nguồn nhân lực và thiếu quyết tâm. Kiểm tra chuyên đề về thủy điện theo thông tư 08 là cần thiết nhưng đến nay Tỉnh vẫn chưa tiến hành được các đợt kiểm tra công tác BVMT riêng đối với các công trình thủy điện. Vừa qua mấy tháng đầu năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho kiểm tra việc thực thi bảo vệ môi trường khoảng 30 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 2 công trình thủy điện. Sự hạn chế này được giải thích là do khối lượng công việc nhiều không thể hoàn thành việc kiểm tra hết. Sở cũng chưa thực hiện kiểm tra chuyên đề về thủy điện mà chỉ mới kết hợp và không theo nguyên tắc nào. Vào năm 2011, Tổng cục Môi trường đã tiến hành kiểm tra chuyên đề về thủy điện nhưng chỉ một số thủy điện mà không phải là tất cả các thủy điện. Về việc thực hiện giám sát bảo tồn đa dạng sinh học như các cam kết bảo vệ môi trường trong các Đánh giá Tác động Môi trường của thủy điện đưa ra là chưa bao giờ được thực hiện và khó mà thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đang có dự án bảo tồn tại dãy Trường Sơn với số vốn tài trợ lớn và thực hiện trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả, như vậy việc bảo tồn đa dạng sinh học của các địa bàn có công trình thủy điện càng khó thực hiện khi các dự án thủy điện đã đi vào vận hành. Quan trắc môi trường nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Việc xử lý số liệu về nguồn nước và chất lượng nước của Sở vẫn còn yếu vì chỉ có một vài thông số cơ bản theo quy định của ngành, thời gian lấy mẫu cũng còn ít và các thông số đó chưa nói lên được điều gì về chất lượng nước một cách toàn diện. Trên địa bàn tỉnh có xây dựng mạng lưới quan trắc tỉnh và được đầu tư 3 tỷ đồng/năm. Các trạm quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh được đặt tại các điểm trên sông và thực hiện quan trắc môi trường mang tính chất định kỳ. Ngoài ra, trạm quan trắc môi trường Quốc gia cũng theo dõi lưu lượng dòng chảy trên sông VGTB nhưng các thông số đo đạc thì không được cung cấp cho Tỉnh để phục vụ cho công tác chuyên môn của ngành. Theo đại diện này thì thủy điện có thể đem lại một số lợi nhuận từ nguồn sản xuất điện và đóng góp vào ngân sách địa phương, nhưng nếu xem xét các tác động tiêu cực về lâu dài thì thiệt hại do mất rừng, ảnh hưởng đối với dòng chảy phía hạ lưu và sinh kế của người dân thì dường như phần mất mát cao hơn phần lợi ích tài chính. Đối với nhà quản lý nhà nước về môi trường, thủy điện không nên là lựa chọn ưu tiên của ngành. Hộp 3: Vấn đề về môi trường của các dự án thuỷ điện tỉnh Quảng Nam Bảo tồn đa dạng sinh học là một việc làm cực kỳ khó thực hiện và khó khả thi đối với các công trình thủy điện Thủy điện gây mất rừng, ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu và gây tác động mạnh mẽ về mặt sinh kế và xã hội Tác động thủy điện đối với nguồn nước được biết là lớn nhưng các số liệu để tính toán cụ thể về tác động của thủy điện đến dòng chảy và nguồn nước thì chưa đầy đủ và chưa được tiếp cận 109
IV.1.2. Kết quả thu được qua trao đổi với với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng • Khu Tái định cư Thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Khu vực thực hiện tái định cử bởi thủy điện Đắc Mi 4 là Thôn 2 với 41 hộ về Khu Tái định cư xã Phước Hòa vào năm 2009. Khoảng 94% là người ở đây là dân tộc Mơ Nong và 100% hộ dân ở đây thuộc diện hộ nghèo với mức thu nhập là dưới 500.000VNĐ/ tháng. Công việc thường ngày của bà con là làm rẫy, trồng cây keo hoặc làm thuê nhưng công việc không thường xuyên. Những hộ có đất rẫy thì tương đối đủ ăn, còn những hộ mới tách hộ thì tình trạng thiếu lương thực luôn xảy ra. Vai trò tham gia và quyền lợi về sinh kế của người dân trong công tác tái định cư là rất mờ nhạt. Một chủ tịch xã cho biết tiến hành chương trình TĐC, Ban quản lý dự án có tiến hành họp dân để người dân lựa chọn mô hình nhà xây nhưng trước đây toàn bộ bà con đâu biết tới nhà xây là như thế nào nên có chọn cũng không có ý nghĩa gì. Trong quá trình xây dựng, xã có tiến hành giám sát thi công và phát hiện là nhà xây không có sắt và xã có phản ánh lên Ban đầu tư nhưng không có phản hồi có kết quả. Sau khi nhận nhà tái định cư người dân chỉ ký vào biên bản bàn giao tài sản nhưng hiện tại người dân không hề có một thứ giấy tờ để chứng minh là nhà của mình. Mặc dù không nằm trong diện tích lòng hồ, nhưng nhiều diện tích đất vườn của dân cũng bị ngập và dân chỉ được thông báo 3 - 4 ngày trước khi xả nước vì vậy nhiều tài sản cây cối trên đất của dân đã không kịp được thu hoạch và thu dọn. Bây giờ khu vực này cây cối đang chết dần gây mất cảnh quan, và trước đây vào mùa mưa thủy điện xã nước cũng gây ngập sâu tại khu vực dân sống bên đường. Người dân bị thu hồi đất và đưa đến một nơi ở mới rất bất lợi cho họ. Ông Chủ tịch xã cho biết, Đến khu TĐC, mỗi hộ gia đình được nhận một diện tích 400 m2 đất ở và vườn, trong đó có một ngôi nhà xây với tổng trị giá là 70 triệu đồng. Điều kiện Nhà TĐC mới thì rất xấu, nhà xây không có cốt thép, thiếu chất lượng, nóng về mùa hè, ẩm về mùa mưa nên hầu như không sử dụng được. Nhiều hộ phải tận dụng các vật liệu được tháo dỡ ở nhà cũ để cất lại một các nhà khác ngay bên cạnh để sinh hoạt. Người dân không được cấp đất sản xuất vì vậy đời sống hết sức khó khăn. Hằng ngày họ phải tự quay lại những khu đất rẫy cũ trước đây để tranh thủ làm được cái gì thì làm. Chăn nuôi thì không thể chăn nuôi được vì đất được cấp quá nhỏ để thực hiện chăn nuôi, buôn bán thì cũng không biết buôn bán với ai. Điều kiện lương thực thì thiếu thường xuyên, đặc biệt đối với những hộ gia đình trẻ mới tách hộ, những hộ này họ không có đất rẫy cũ để làm. Nhà nước có chế độ hỗ trợ cho hộ nghèo để đảm bảo không để tình trạng thiếu ăn xảy ra. Hàng tháng, thôn thống kê các hộ thuộc diện hộ nghèo, già yếu, đau ốm, mồ côi…đưa lên xã để xét và cấp lương thực. Tuy nhiên, nhiều hộ thiếu lương thực không nằm trong diện các hộ già yếu, đau ốm, mồ côi mà đơn giản họ thiếu lương thực vì thiếu đất sản xuất thì thường không được xem xét để hỗ trợ lương thực. Cuộc sống khó khăn và nhiều kiến nghị cũng đã được chủ tịch xã đưa lên các cấp nhưng đến nay vẫn chưa nhận được đáp ứng. Mong muốn lớn nhất của dân là có đất để sản xuất, có thể chỉ cần 1 ha đất cho mỗi hộ nhưng mong muốn này đã nhiều lần được dân, chính quyền và hội đồng nhân xã đưa lên huyện và tỉnh. Các cấp huyện và Tỉnh có gật gừ nhưng đến nay vẫn không có giải pháp nào cụ thể. Chính quyền xã đã chỉ rõ hiện tại quỹ đất trống của xã không có nên có thể lấy những diện tích đất từ chương trình 661 do Lâm Trường đang quản lý. Ngoài ra, để tận dụng diện tích mặt hồ thủy điện, UBND xã cũng đã nhiều lần kiến nghị với nhà máy thủy điện 4B và 4C của thủy điện Đắc My 4 là giao mặt nước cho xã quản lý với mục đích là phát triển nghề nuôi cá lồng. Xã sẽ tiến hành giao bảo vệ lòng hồ, các trường hợp đánh bắt cá phải được sự cho phép của ban bảo vệ xã. Hộp 4: Thay đổi cuộc sống và sinh kế sau khi tái định cư ở Thôn 2, xã Phước Hòa Cuộc sống sau tái định cư do thủy điện DakMi 4 của hơn 40 hộ người dân tộc là hết sức khó khăn. Thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập quá thấp, lương thực không đủ, điều kiện nhà ở mới kém đã khiến người dân đang trong tình trạng bế tắc trong gần 4 năm kể từ TĐC. 110
Mong muốn người dân là có đất sản xuất nhưng không được các cơ quan chức năng giải quyết mặc dù nhiều lần kiến nghị. Nhiều hộ thiếu lương thực không nằm trong diện các hộ già yếu, đau ốm, mồ côi mà đơn giản họ thiếu lương thực vì thiếu đất sản xuất thì thường không được xem xét để hỗ trợ lương thực hàng tháng. • Thôn Tái định cư Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, Quảng Nam Thôn Nước Lang là vùng thực hiện tái định cư từ tháng 8 năm 2007. Toàn thôn có 25 hộ đang ở trong nhà xây tái định cư. Toàn bộ hộ gia đình trong thôn Nước Lang thuộc diện hộ nghèo nên được nhà nước hỗ trợ 180 ngàn đồng tiền điện/năm theo diện hộ nghèo. Bức xúc của người dân ở thôn Nước Lang này được phản ảnh về chất lượng cuộc sống ở nơi ở mới so với nơi ở cũ. Họ cho biết từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Đất rẫy người dân được cấp quá xa và bà con phải leo dốc núi mất 2 tiếng mới tới nơi làm rẫy được. Việc đi làm rẫy xa càng khó khăn và nguy hiểm hơn vào mùa mưa. Vì khó khăn đi lại và con cái thì không ai trông nom nên hầu hết bà con đã từ bỏ việc canh tác trên đất rẫy được cấp. Để kiếm gạo ăn, người dân cũng cố gắng thích nghi bằng việc “chặt đốt rừng làm rẫy hay còn gọi là phát rẫy” ở những khu vực xung quanh gần nhà. Tuy nhiên, việc phá rừng này cũng là việc làm bất đắc dĩ của người dân. Phát rẫy ở xa xa một tí (cách nhà một ngọn đồi) thì sợ heo rừng phá, mà phát gần khu vực dân cư thì bà con lại sợ trâu bò trong thôn xóm ra phá. Ngoài ra, việc làm này là vi phạm luật nên hộ nào bị chính quyền phát hiện thì sẽ bị ghi vào “sổ đen” để theo dõi, nếu vi phạm trong hai năm liên tiếp thì sẽ đi ở tù. Nếu được mùa thì người dân cũng chỉ có lương thực đủ ăn trong 3-4 tháng, nếu mất mùa thì bà con chỉ có gạo ăn trong vòng 1 tháng. Ngoài gạo ra, thì bà con phải chi tiền đi chợ mua các thứ. Tuy nhiên vì không có tiền nên mỗi nhà chỉ có thể chi tiêu 100-200 ngàn/ tháng cho việc đi chợ này. Họ chủ yếu là mua gia vị và mua thịt. Người dân phải đi làm thuê như bóc keo thuê để kiếm tiền, nhưng công việc này cũng không thường xuyên và một tháng chỉ có thể làm từ 5 -6 ngày. Người dân cho biết nơi ở cũ thời tiết rất mát, gần sông suối, thức ăn nhiều và trẻ em có thể ăn cá. Bây giờ, muốn bắt cá hay mò ốc cũng khó vì nước dưới suối gần nhà cũng cạn, đi xa mới có. Tại nơi ở cũ một năm người dân có thể thu được từ 7-8 triệu đồng/1 vụ bắp. Nếu biết trước khó khăn về đời sống thế này từ nhà cửa, cái ăn thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư. Trước tình trạng trên, trong các Đại hội toàn dân người dân luôn phản ánh, kiến nghị mong được sự quan tâm từ dự án. Ban quản lý luôn luôn được mời để người dân có cơ hội phản ánh trực tiếp nhưng họ chỉ tham gia 2 năm đầu, còn 3 năm sau không thấy tham gia. Hộp 5: Các vấn đề về tái định cư ở Thôn Nước Lang - Từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Nếu biết trước khó khăn về đời sống thế này từ nhà cửa, cái ăn thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư. - Một ngôi nhà tái định cư người dân bị trừ 50 triệu đồng gọi là chi phí để xây nhà, nhưng nhà mới còn thua nhà cũ. Về mức hỗ trợ bồi thường tái định cư khoảng từ 20-100 triệu đồng. Trường hợp hộ không đủ tiền đền bù từ tiền đất và nhà thì sẽ được cho mắc nợ (9 hộ) nhưng sau này dân kiện và những hộ đó đã được xóa nợ. - Tình trạng của nhà tái định cư là rất xấu. Vào mùa nắng thì rất nóng, người dân không thể ở trong nhà để nghỉ ngơi, còn vào mùa mưa thì nền nhà thấm nước, mái nhà thì dột, nhiều khi phải đi lui đi tới nhiều trong nhà thì lại bị nước ăn chân. Cửa sổ thì không dám mở vì đang bị rỉ sắt, mở ra sợ không đóng lại được. Ban quản lý nói là nhà sẽ được bảo hành 7 năm nhưng đến nay mới có 5 năm đã hư hỏng nhưng không thấy ai lên xem nhà để sửa chữa. 111
IV.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH IV.2.1. Kết quả thu được qua trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý • Đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình Việc lập quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ là thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở công thương. Căn cứ vào Văn bản số 5429/2009 của Bộ Công Thương về yêu cầu lập quy hoạch thủy điện cho các tỉnh có tiềm năng về thủy điện nhỏ và vừa (có công suất lắp máy nhỏ 30 MW), UBND tỉnh để nghị Sở Công Thương lập đề cương quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh. Sau khi hoàn thành đề cương quy hoạch, UBND tỉnh đứng ra mời các công ty có tư cách pháp nhân để tham gia tiến hành lập quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch và ra báo cáo quy hoạch, sở Công thương đã tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành. Các ý kiến và báo cáo quy hoạch được gửi lên Bộ Công Thương tham khảo và cuối cùng UBND Tỉnh ra quyết định phê duyệt quy hoạch. Theo đại diện của Sở Công Thương, quá trình tham vấn ý kiến của các bên liên quan là một quá trình khá mất thời gian và phức tạp. Tuy nhiên trong giai đoạn quy hoạch này họ chỉ lấy ý kiến tham vấn từ các sở ban ngành như Sở TNMT, Sở NN & PTNT và UBND các huyện chứ không họ không phải lấy là ý kiến của cộng đồng dân cư. Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Bình cũng qua nhiều lần chỉnh sửa. UBND Tỉnh có quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện vào tháng 6 năm 2009. Sau này Bộ có điều chỉnh bản quy hoạch này vào tháng 10/2010. Sau đó, tỉnh Quảng Bình điều chỉnh quy hoạch một lần nữa vào tháng 5/2011. Những nguyên nhân để đưa ra sự điều chỉnh đó là vị trí xây dựng lúc đầu chọn không thích hợp. Quá trình điều chỉnh cũng tuân theo các bước như thực hiện quy hoạch. Gần đây nhất vào tháng 4/2013 Bộ Công thương cũng đã thực hiện rà soát thủy điện ở Quảng Bình và có công văn đề nghị loại bỏ các thủy điện có công suất lắp máy nhỏ hơn 3 MW ở Quảng Bình ra khỏi quy hoạch. Tỉnh vẫn chưa có văn bản chính thức nào để phản hồi công văn đề nghị này của Bộ. Theo sở Công Thương khả năng loại bỏ các công trình ra khỏi quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại là có. Sở công thương cho biết trước đây nhiều nhà đầu tư đã từng đến đặt vấn đề và dự định đầu tư xây dựng các công trình trên lưu vực sông Long Đại. Tuy nhiên những năm gần đây các nhà đầu tư ngừng lại do khó khăn kinh tế, lãi suất ngân hàng cao và khó khăn đầu tư cho đường dây dẫn điện vì hạng mục này do chủ đầu tư tự bỏ ra. Ngoài ra, sự thật là hầu hết các công trình thủy điện nằm trong quy hoạch đã lộ rõ các nguy cơ tác động ảnh hưởng đến khu vực dân cư và đất sản xuất của dân đặc biệt là đất lúa nước và cũng có nguy cơ làm ngập đường Hồ Chí Minh. Trước mắt, Tỉnh sẽ cho tạm dừng thực hiện các dự án này cho đến năm 2015 (mặc dù chưa có văn bản chính thức). Riêng Dự án Long Đại 5 có thể được giữ lại trong quy hoạch và để chờ thời điểm khi kinh tế phát triển trở lại khi các nhà đầu tư mong muốn quay lại đầu tư. Hộp 6: Quy hoạch thuỷ điện ở Quảng Bình. Do nhiều yếu tố bao gồm nguy cơ tác động của thủy điện, khả năng của các nhà đầu tư và kết quả rà soát thủy điện của Bộ Công Thương, khả năng có thể loại bỏ 5/6 dự án nằm trong quy hoạch thủy điện được quy hoạch trên sông Long Đại, tuy nhiên UBND Tỉnh vẫn chưa có văn bản chính thức nào để khẳng định sẽ loại bỏ các dự án ra khỏi quy hoạch. • Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình Quy hoạch thủy điện cũng chỉ để thể hiện về tiềm năng của một tỉnh mà thôi chứ không nhất thiết phải luôn luôn xúc tiến triển khai quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan ban ngành trong tỉnh cũng có tầm ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch. Sở TNMT nhận thấy rằng trong quy hoạch thủy điện chưa đưa vào các yếu tố biến đổi khí hậu nên có nguy cơ cao về môi trường và tài nguyên nước. Sở TNMT cũng cho biết là Sở vừa mới thực hiện quy hoạch tổng thể về tài nguyên nước cho toàn bộ các lưu vực sông ở Quảng Bình tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, sở chưa xác định mối liên hệ giữa quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch thủy điện nên việc thực hiện các quy hoạch này cần 112
phải cẩn trọng và phải có phối hợp tốt giữa các ngành. Về cơ bản mặc dù quy hoạch thủy điện của Tỉnh đã có nhưng hầu hết các ban ngành trong tỉnh không mấy ai ủng hộ việc phát triển thủy điện nên có khả năng là không thực hiện. Ngoài ra, thời điểm này các nhà đầu tư cũng chưa quan tâm nên sẽ không có công trình nào xây mới ít nhất là đến 2015. Nếu xây dựng thủy điện ở Quảng Bình thì việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường như trồng bù rừng ở Tỉnh Quảng Bình sẽ rất khó khăn vì hầu hết diện tích đất trống để trồng rừng đã được quy hoạch trồng rừng và các diện tích đất trống thì đã có chủ. Nên các nhà máy thủy điện sẽ không có quỹ đất để thực hiện công việc này. Hộp 7: Quan điểm của Sở TN và MT tỉnh Quảng Bình về phát triển thuỷ điện. Thủy điện gây ra những hậu quả to lớn như nạn phá rừng làm hồ chứa sẽ thay đổi dòng chảy trên sông; quá trình di dời rất phức tạp, đời sống người dân gặp khó khăn hơn và đặc biệt là hiện tại không thể tìm được quỹ đất cho tái định cư. Do đó không nên đầu tư về thủy điện nữa. • Một người đã từng tham gia công tác và quản lý Chi cục thủy lợi và Phòng chống bão lũ tỉnh Quảng Bình Quá trình lập quy hoạch thủy điện ở tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện từ thời Bình Trị Thiên (gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT Huế) nhưng tại thời điểm đó đã được xác định là tiềm năng về thủy điện của địa bàn Quảng Bình là không nhiều và nếu đầu tư thủy điện ở Quảng Bình sẽ là không hiệu quả và gây tác động mạnh mẽ. Rõ ràng điều kiện tự nhiên ở Quảng Bình không thuận lợi cho đầu tư thủy điện. Nguồn vốn đầu tư sẽ tăng do tốn kém trong giai đoạn đấu kết đường dây dẫn hoặc xây những trạm cột nước. Đầu tư lớn nhưng công suất nhỏ nên hiệu quả sẽ không cao. Trong những năm gần đây do nhu cầu về nguồn điện nên muốn đầu tư tiếp nhưng không được. Theo quy hoạch hiện nay, các thủy điện trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ. Theo ông Xơn các thủy điện này chỉ đủ để cấp điện tại chỗ. Nhưng khu vực này là không có dân cư nên bắt buộc phải đấu nối với điện lưới quốc gia, Nếu là vậy thì lại phải tốn chi phí để đấu nối đường dây. Trong lúc đó tổng công suất đóng góp (theo quy hoạch) chỉ là 21M nhưng thực tế chỉ khoảng 15 M do chưa tính đến công suất đảm bảo. Nếu thủy điện được xây, các hồ chứa sẽ cố tích đủ nước để phát điện vào mùa hè và mùa xuân, và như vậy các đồng ruộng ở Lệ Thủy sẽ thấp hơn mực nước biển và tình trạng ngập mặn sẽ diễn ra. Về lũ lụt, các trạm quy hoạch nhỏ không gây ảnh hưởng lớn nhưng tình trạng úng và ngập mặn ở hạ lưu sẽ lớn hơn. Các tính toán về số liệu thủy văn trong quá trình lập quy hoạch thủy điện ở Quảng Bình là đáng nghi ngại. Số liệu về lượng nước hay dòng chảy trên sông được dự báo sau khi có thủy điện là khá vô lý. Theo quan sát thì mưa ở Quảng Bình tăng dần từ Đông sang Tây và mưa lớn dần từ vùng thấp lên vùng cao. Mưa có dạng như mưa rào nên số liệu không đảm bảo nếu đo đạt lượng mưa. Ngoài ra, các trạm đo đạc cố định không nằm trên khu vực dự kiến xây dựng thủy điện nên sẽ là điều vô lý nếu đưa các số liệu đo đạt này vào trong quá trình tính toán. Đặc biệt, các tính toán này không thể chấp nhận được nếu áp dụng cho tính toán của hệ thống thủy điện bậc thang. Trong các Đánh giá tác động môi trường, các đánh giá về rừng đều chỉ ra là diện tích rừng bị mất là không đáng kể trong khi là thực tế là rất lớn. Nguyên nhân là do chưa tính toán hết các diện tích mất do địa hình, quá trình xây dựng đường giao thông, đường dây dẫn điện và quá trình sạt lở đất sau này, và là nguyên nhân gián tiếp như mở đường cho lâm tặc. Các khu vực này hầu hết là rừng đầu nguồn. Do đó, quan điểm bản thân ông Xơn là nên hạn chế phát triển thủy điện. Nhận thức về các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu cũng đang dần dần được tăng lên đối với cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, với Tỉnh Quảng Bình, phát triển thủy điện cũng dè dặt hơn. Đặc biệt, các bài học thực tế từ Quảng Nam đã giúp cán bộ hiểu hơn về hậu quả và không tha thiết với thủy điện. Phía các nhà quản lý nhà nước đã nhận thức về hiệu quả đầu tư 113
không xứng với mức đầu tư. Vì vậy, quan điểm chung của Tỉnh là không ủng hộ phát triển thủy điện. Hộp 8: Sự thiếu khách quan khi lập quy hoạch ở Quảng Bình Sự tham gia của những người được lấy ý kiến là rất hạn chế và trong phạm vi rất nhỏ. Vì hầu hết các quy hoạch thủy điện hiện nay là chạy theo các nhà đầu tư thay vì ngược lại. • Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình Theo các thông tin mà Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình nắm được thì tỉnh có phê duyệt thủy điện trên sông Long Đại và hiện tại còn giữ lại một cái thủy điện Long Đại 5, đây là thủy điện được ghép lại từ hai thủy điện Long Đại 4 và Long Đại 5 trước đây. Trước đây có đoàn đến thông báo về trường hợp quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại nhưng từ thời gian đó đến nay không còn thấy nữa và cũng ít nghe thông tin thêm. Tuy nhiên, hiện nay chưa thể triển khai này do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư. Về quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ thủy điện thì Phòng cho biết hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa ra quan điểm không khuyến khích phát triển thủy điện. Ở tỉnh Quảng Bình cũng có những bài học về thủy điện như La Trọng, Hố Hô cho thấy sự mức tàn phá của thủy điện là rất lớn. Hiện tại hai thủy điện này đang bị bỏ hoang và đang trong thời gian sửa chữa. Một số lý do cho quan điểm không đồng tình phát triển thủy điện là: o Người dân không đồng tình với quy hoạch thủy điện o Ảnh hưởng đến rừng đầu nguồn, o Quá trình di dân tái định cư rất khó (do không có đất tốt trong quá trình định cư), o Nguồn lợi thủy sản suy giảm do lượng nước chảy trên sông giảm dẫn đến các loại rong rêu và sinh vật phù du suy giảm, đây là nguồn thức ăn chính của tôm, cá. o Thủy điện đã quá nhiều và bây giờ không đến mức thiếu lắm. o Có thể sử dụng những nguồn năng lượng khác như năng lượng gió, năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh. Hộp 9: Các dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng ở tỉnh Quảng Bình o Hiện tại ở xã Hải Ninh đang tiến hành lắp đặt cột đo gió, thời gian sử dụng là trong vòng 50 năm. Theo ý kiến của Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh, mô hình năng lượng gió đang triển khai này có nhiều ưu điểm: (1) không ảnh hưởng đến môi trường; (2) Có điều chỉnh về tốc độ quay nên sẽ giảm tiếng ồn (16 vòng/phút); (3) Ít chiếm dụng đất và người dân có thể sản xuất phía dưới; (4) Có thể phục vụ khu du lịch. o Mô hình điện mặt trời do chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Dự án đang trong giai đoạn triển khai là thành lập bộ máy quản lý. Trong dự án này chính phủ Việt Nam sẽ đối ứng như trả lương cho bộ máy quản lý. Dự án sẽ hỗ trợ cho 10 thôn bản, cung cấp nguồn điện tại chỗ. Thiết bị của năng lượng mặt trời dễ bị hư hỏng và hiểu biết của người dân còn hạn chế nên sẽ cần đến các buổi tập huấn cho người dân về cách sử dụng và bảo quản. • UBND Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Trường Sơn là một xã có diện tích lớn chiếm 2/3 diện tích huyện Quảng Ninh, 2 bên là đồi núi, dân cư tập trung hai bên lòng sông. Trên địa bàn xã có sông Long Đại chảy qua. Hằng năm lũ lụt thường xảy ra. Bên cạnh những thiệt hại do lũ lụt gây ra thì hai bên bờ sông là nơi trồng trọt chính của người dân vẫn được bồi đắp lượng phù sa đáng kể và đây là điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất. Khảo sát về quy hoạch thủy điện tại tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện từ những năm 1975 ngay trong giai đoạn hình thành các trạm thủy văn. Và khoảng trong năm 2007, có các đoàn tới 114
khảo sát địa bàn với mục đích là xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Long Đại với tổng công suất khoảng 50M để hòa vào lưới điện quốc gia. Một trường hợp về khảo sát thủy điện là trước đây tại trạm Tam Lu lúc đầu quy hoạch dự kiến là 15M nhưng sau đó qua khảo sát đã giảm xuống do nhận thấy khu vực ngập sẽ gia tăng và khả năng đền bù thì không thể đáp ứng đủ. Chính quyền và người dân xã Trường Sơn nhận thức được những tác động to lớn đối với người dân nếu thực hiện thủy điện. Và quan điểm của xã về thủy điện là trùng với quan điểm của huyện và tỉnh. Tuy nhiên, nếu xây dựng thủy điện vì quyền lợi của quốc gia thì xã sẽ đồng ý nhưng nếu là quyền lợi của nhóm hay cá nhân thì sẽ nhất quyết phản đối. Nhận thức của người dân về thủy điện được nâng cao nhờ các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về thủy điện ở Quảng Nam và tình hình người dân Tái định cư thủy điện Sơn La đang kêu cứu chính phủ. Xã luôn quán triệt về các trường hợp có tác động xấu đến môi trường. Một số ý kiến về tác động của thủy điện đối với đời sống người dân xã Trường Sơn: o Hiện tại người dân vẫn có điện để sinh hoạt; o Sông Long Đại là tuyến đường giao thông của người dân; o Lo ngại môi trường sinh thái thay đổi; o Nguồn nước và thủy sản giảm. Vào mùa hè sông suối trên địa bàn đã rơi vào tình trạng khô cạn và không biết điều gì xảy ra nếu thủy điện hình thành. Trước đây sông suối là do tạo hóa còn bây giờ như thể con người tạo ra sông suối. IV.2.2. Kết quả khảo sát ở lòng sông Long Đại và trao đổi với người dân Nhóm khảo sát đã thực hiện đi điền dã ở sông Long Đại, nơi chảy qua khu vực xã Trường Sơn, chứng kiến đời sống thường nhật, canh tác, sinh hoạt của người dân trong cộng đồng và gặp gỡ truyện trò với một số người trong họ. Theo quan sát và nhận xét của nhóm khảo sát, sông Long Đại chảy qua một vùng có sinh cảnh rất đẹp, nhiều cánh rừng nguyên sinh còn hiện diện, rải rác hai bên là những núi cao, nhiều cây xanh (hình 8 và hình 9), phía thung lũng là những cánh đồng hẹp và làng mạc. Người dân ở đây trồng hoa màu, đánh cá trên sông và sử dụng nước sông làm nguồn sinh hoạt. Một số sống nhờ khai thác cũi, cây nhỏ trong rừng. Nói chung, cuộc sống vùng này còn nghèo, thiếu một số cơ sở vật chất cần thiết như hệ thống cấp nước sạch, chợ,… nhưng tạm ổn định. Nếu các dự án thủy điện được triển khai ở vùng này thì vấn đề lớn sẽ là làm mất nơi cư trú, nguồn sinh sống các cộng đồng ven sông và làm ngập nhiều vùng đất thấp và tương đối bằng phẳng. Vấn đề tái định cư và ổn định sinh kế - sản xuất là vấn nạn lớn và không dễ dàng giải quyết. Ngoài ra, khả năng phá rừng do việc xây dựng lòng hồ rất lớn. Trao đổi với một số người dân, phần đông đều không muốn thực hiện các dự án thủy điện ở đây vì sẽ làm tương lai của họ bị đe doạ, việc vận hành thủy điện có thể làm ngập lụt các vùng rộng lớn hoặc gây khô hạn nghiêm trọng cho vùng hạ lưu. Quan điểm này đều phù hợp với chủ trương của chính quyền và chi bộ ở địa phương là phản đối các dụ án thủy điện và mong muốn chủ trương xoá bỏ các dự án phải được chính thức phê duyệt. IV.3. ĐÁNH GIÁ VÀ BÌNH LUẬN VỀ QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH Sau khi nghiên cứu bàn giấy qua các tài liệu được cung cấp và thu thập thông tin thực địa, nhóm nghiên cứu có nhận xét như sau - Các bình luận liên quan đến Nghị định 29 và Thông tư 26 1. Các công trình thủy điện tuân theo các thủ tục về ĐTM, nhưng hầu như chưa có ĐTM nào tuân thủ nghị định 29 do hầu hết các dự án thủy điện được phê duyệt đều có trước thời điểm ban hành của Nghị định này (18/4/2011). Cả 2 tỉnh đều không có văn bản nào minh chứng đã làm quy hoạch môi trường chiến lược (ĐMC) theo điều 5 và điều 7 như Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. ĐMC do ADB thực hiện đối với sông Vu Gia - Thu Bồn 2008 tức là sau khi đã có quy hoạch thủy 115
điện bậc thang và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Nam. Nó được dùng như một tài liệu tham khảo và cũng không có giá trị về pháp lý vì không có quyết định phê duyệt ĐMC. 2. Công tác kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được tiến hành một cách đầy đủ. Quy định và cơ chế đã có nhưng vì thiếu kinh phí, thiếu năng lực, nguồn lực và thiếu quyết tâm để làm việc này. Đối với các công trình thủy điện đã được xây dựng thì chưa có công trình nào đã được chứng nhận là hoàn thành cam kết bảo vệ môi trường như đã được đưa ra trong ĐTM. Việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường như được ghi trong các báo cáo ĐTM cũng sẽ khó khả thi ở hai tỉnh, đặc biệt là các cam kết về trồng hoàn bù rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. 3. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình ĐTM nói riêng là rất mờ nhạt. Các quy hoạch phát triển thủy điện chủ yếu là theo ý tưởng chủ quan của ngành điện và chạy theo khuynh hướng của các nhà đầu tư thủy điện. Người dân tham gia vào các quy trình là rất ít, rất nhiều trường hợp người dân tham gia mà không hề hiểu bản chất và nội dung các hoạt động của các chương trình tham vấn. Tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu. - Bình luận liên quan đến các quy định khác 4. Hầu hết các cấp chính quyền và nhà đầu tư đã thực hiện đúng yêu cầu các văn bản pháp quy do Nhà nước ban hành theo thời điểm liên quan đến quy hoạch thủy điện, đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về đầu tư xây dựng. 5. Việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa, Quyết định của Thủ tướng chỉ dừng ở quy định vận hành mùa lũ, và chỉ mới áp dụng cho A Vương, Đăk My 4 và Sông Tranh 2, mà chưa có cho các bậc thang thủy điện khác. Việc thủy điện Đăk My 4 ở Quảng Nam gây khô hạn cho vùng hạ lưu của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trên hệ thống sông Vu Gia cho thấy việc điều tiết vận hành hồ chứa cho mùa khô là quan trọng và cần xem xét. 6. Chưa có quy định rõ ràng và được áp dụng thực tế về duy trì dòng chảy môi trường. Trong lúc đó, các cơ sở dữ liệu và tính toán thủy văn ở cả hai lưu vực sông thì chưa đảm bảo. 7. Các quy hoạch thủy điện đã được tiến hành cho cả tỉnh nói chung và cho sông Vu Gia Thu Bồn và Long Đại nói riêng. Và nó đã được qua chỉnh sửa nhiều lần đối với quy hoạch thủy điện trên Vu Gia Thu Bồn và một vài lần đối với quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại. Tuy nhiên quy hoạch chỉnh sửa của cả hai tỉnh chưa bám theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hiện tại này. Hiện còn nhiều dự án trong quy hoạch và dày đặt trên các lưu vực sông. Các quy hoạch hiện tại của hai Tỉnh chưa đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về quản lý quy hoạch thủy điện. Quy hoạch hiện tại chưa phản ảnh hết các ảnh hưởng của các dự án với dân cư, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nước phía hạ lưu và cũng chưa đưa ra giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án. Quy hoạch chỉnh sửa cũng chưa cân đo đong đếm các tác động của các dự án đã được triển khai, cập nhật và rút ra bài học để rà soát và xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án tiếp theo trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trường - xã hội của từng dự án. 8. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư là kém, chưa đảm bảo “cuộc sống nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” theo nghị định 197 về di dời, đền bù, hỗ trợ tái định cư do thủy điện. Các nhóm cộng đồng bị di dời từ khu vực lòng hồ sang nơi tái định cư đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, an ninh lương thực không đảm bảo ở nơi ở mới. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ V.1. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM • Quy hoạch thủy điện của Tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đợt điều chỉnh, tuy nhiên với con 116
số các công trình trong quy hoạch ở lưu vực Vu Gia Thu Bồn vẫn còn quá lớn với mật độ quá dày đặt trên lưu vực sông này. Chỉ riêng với các công trình hiện tại cũng đã biến nhiều đoạn sông trở nên khô hạn, và đã gây nhiều tác động đến môi trường và xã hội nghiêm trọng. Đặc biệt là các sự cố thủy điện xảy ra trên địa bàn tỉnh vừa qua như rỏ rỉ nước, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, việc xả lũ ở thủy điện A Vương trong mùa lũ, việc thủy điện Đăk My 4 làm chuyển nước gây khô hạn vùng hạ lưu sông Vu Gia và những vấn đề xã hội khác như bất cập trong công tác tái định cư và ổn định đời sống cho người dân vùng bị tác động. Vì vậy chính quyền và nhân dân Tỉnh cần xem xét rút ra các bài học trước và cẩn trọng xem xét các vấn đề sau: - Rà soát lại quy hoạch và tiếp tục điều chỉnh quy hoạch với xu hướng giảm số lượng công trình dự kiến để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương trong thời kỳ này. Quy hoạch thủy điện nên gắn liền quy hoạch năng lượng địa phương ở đó có xem xét các sáng kiến về các nguồn năng lượng khác nhau. Các mô hình năng lượng bền vững phục vụ trực tiếp cho công đồng địa phương, mô hình năng lượng tái tạo với chi phí rủi ro ít hơn có thể áp dụng được. - Cẩn trọng hơn với các công trình (còn lại trong quy hoạch) đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị phê duyệt. Xem xét và quản trị tốt hơn quy trình quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bị ảnh ảnh và các bên liên quan khác. - Đảm bảo được các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng phải được giảm thiểu tối đa, nếu không thì hậu quả sẽ bội phần và quá sức chịu đựng của thiên nhiên và con người. - Các cam kết bảo vệ môi trường chưa được tiến hành đầy đủ theo trong ĐTM. Vì vậy các ngành liên quan như TNMT từ Bộ và Tỉnh cần có quyết tâm và nỗ lực để tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các vụ vi phạm các cam kết BVMT. Việc kiểm tra giám sát này cũng có thể huy động lực lượng cộng đồng cùng tham gia và giám sát. - Trước mắt, tỉnh Quảng Nam không nên cho việc tiếp tục triển khai các dự án thủy điện nào mới, cho đến khi các vấn đề từ các dự án thủy điện hiện có đã giải quyết ổn thoả và hợp lý. V.2. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH • Quy hoạch thủy điện ở Quảng Bình và trên Sông Long Đại tỏ ra không phù hợp với điều kiện địa phương và không được mấy ai ủng hộ. Vì vậy, chính quyền UBND Tỉnh cần sớm có văn bản loại toàn bộ các dự án thủy điện trên sông Long Đại và xóa các quy hoạch hiện tại để hợp với lòng dân, tránh lãng phí và bảo vệ được thiên nhiên môi trường và dòng sông Long Đại nguyên trinh. Đây là con sông còn trinh nguyên về mặt sinh thái, sinh cảnh, thủy học và nhân văn học rất hiếm hoi còn lại ở Việt Nam. • Ở tỉnh Quảng Bình có triển khai các dự án năng lượng tái tạo, đây là một khích lệ. Cần tiếp tục kêu gọi các sáng kiến về năng lượng sạch và lập quy hoạch năng lương địa phương trong đó các sáng kiến về tiết kiệm điện về phát triển các nguồn năng lượng sạch nên được phát huy.
117
118
PHแบฆN II
119
120
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CỘNG ĐỒNG VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG THỦY ĐIỆN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước những tác động tiêu cực của việc phát triển thủy điện, trong những năm gần đây người dân và các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều phản ánh về tình trạng này, cũng như kiến nghị các bên liên quan thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực này. Tuy nhiên, hầu hết các khuyến nghị, phản ánh của người dân vẫn còn chung chung, thiếu các dẫn chứng, thiếu thông tin chi tiết và không đưa ra được các giải pháp giải quyết vấn đề này. Đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều khuyến nghị của người dân không được đáp ứng và cuộc sống của nhiều cộng đồng ngày càng khó khăn do các tác động tiêu cực của việc phát triển thủy điện. Để có các thông tin chi tiết về những ảnh hưởng của thủy điện đến môi trường và cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở những khu vực vùng sâu, vùng xa thì việc khai thác tri thức bản địa của người dân – những người chứng kiến và chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của những tác động này là rất quan trọng và cần thiết. Từ năm 2013 - 2014, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) đã hỗ trợ 5 cộng đồng ở hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế thành lập 5 nhóm nghiên cứu tri thức bản địa (NC TTBĐ) và thúc đẩy họ thực hiện nghiên cứu những biến động trong cuộc sống và môi trường tại địa phương do thủy điện gây ra. Mục tiêu của các nhóm NC TTBĐ này là đưa ra được các thông tin chi tiết về những tác động của thủy điện đến môi trường và cuộc sống của họ, đồng thời đề xuất các biện pháp đến các bên liên quan nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực do thủy điện gây ra. Báo cáo này sẽ cung cấp một cách tổng quan về các phương pháp thực hiện và kết quả nghiên cứu cụ thể của các nhóm NC TTBĐ, cũng như đưa ra những đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan của các nhóm nghiên cứu này.
Hình 1. Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam - Ảnh: Bá Quốc CSRD 121
B. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA Tùy theo đặc điểm của từng cộng đồng, phương pháp và nội dung nghiên cứu có sự khác nhau ở từng địa bàn khác nhau. Nhưng nhìn chung, hoạt động nghiên cứu tri thức bản địa ở các cộng đồng được thực hiện theo 4 bước cơ bản sau: Bước 1: Tìm hiểu, hợp tác và chuẩn bị nghiên cứu 1. Mục tiêu - Cộng đồng hiểu ý nghĩa của hoạt động NC TTBĐ và đồng thuận tham gia, hỗ trợ việc thực hiện hoạt động này. - Xác định được các vấn đề nghiên cứu chính và phương pháp nghiên cứu từng vấn đề. - Xác định thành phần và nhiệm vụ của từng người tham gia trong hoạt động nghiên cứu này và bầu ra nhóm trưởng, nhóm phó của nhóm nghiên cứu. Người nghiên cứu là người dân trong làng, có kiến thức về các chủ đề nghiên cứu như: người làm ngư nghiệp, người làm nông nghiệp, người nội trợ, người cao tuổi… - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu cho các nhóm.
Hình 1: Xác định các vấn đề NC TT BĐ ở thôn Nước Lang - Ảnh: Bá Quốc CSRD 2. Phương pháp Tổ chức một cuộc thảo luận nhỏ ở mỗi cộng đồng. Tại buổi họp, các cộng đồng tự thảo luận và đưa ra sự lựa chọn của mình, cán bộ dự án chỉ đóng vai trò thúc đẩy.
Hình 2: Thảo luận cộng đồng lấy ý kiến đồng thuận về việc NC TTBĐ ở khu TĐC Bến Ván Ảnh: Bá Quốc CSRD Trước khi thực hiện bước 2, cán bộ dự án hỗ trợ các cộng đồng hệ thống hóa các nội dung và phương pháp nghiên cứu mà họ đã đưa ra trong bước 1 thành một bộ công cụ nghiên cứu đơn giản và dễ hiểu đối với các nhóm nghiên cứu cộng đồng. Sau đó hướng dẫn cho tất cả các thành viên trong nhóm nghiên cứu cộng đồng hiểu rõ cách sử dụng bộ công cụ này.
Hình 3: Hướng dẫn thực hiện bộ công cụ NC TTBĐ ở Thôn 2 - Ảnh: Bá Quốc CSRD 122
Bước 2: Thu thập thông tin 1. Mục tiêu: Thu thập được các thông tin theo các nội dung đã đưa ra đồng thời ghi lại các hình ảnh minh họa cho các thông tin đó. 2. Phương pháp: - Họp nhóm nghiên cứu để thu thập các thông tin liên quan từ các thành viên trong nhóm nghiên cứu và xác định nguồn thông tin, phương pháp thu thập các thông tin đó. - Khảo sát thực địa: Chụp ảnh, ghi chép, phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát. - Hoạt động nghiên cứu có thể lồng ghép vào trong các hoạt động sản xuất của người dân hoặc những lúc rảnh rỗi như buổi tối. Trong bước này cán bộ dự án chỉ cần thúc đẩy, hướng dẫn, mọi hoạt động đều do nhóm nghiên cứu tự thực hiện.
Hình 5: Đo biến động mực nước sông ở sông Tả Trạch, đoạn dưới đập thủy điện Tả Trạch 500 m - Ảnh: Bá Quốc CSRD
Hình 4: Các thành viên nhóm NC TTBĐ thôn Nước Lang họp thu thập thông tin Ảnh: Bá Quốc CSRD
Hình 6: Đo biến động mực nước lũ ở xã Đại Hồng - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Hình 7: Ghi lại hình ảnh liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình đi làm rẫy của nhóm NC TTBĐ Nước Lang - Ảnh: Hồ Thị Sữa, nhóm NC TTBĐ Nước Lang 123
Bước 3. Kiểm tra thông tin và viết báo cáo 1. Mục tiêu: Kiểm chứng các thông tin đã thu thập được, bổ sung các thông tin còn thiếu từ đó hệ thống hóa kết quả nghiên cứu thành văn bản cũng như thể hiện các kết quả nghiên cứu đó trên các tranh vẽ. Hình 8. Nhóm NC TTBĐ Thôn 2 kiểm tra các thông tin và mô hình hóa kết quả nghiên cứu lên hình vẽ - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Thôn 2 2. Phương pháp - Tổ chức cuộc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm nghiên cứu để tóm tắt, phân tích và giải thích các thông tin đã thu thập được. Đồng thời xác định các thông tin còn thiếu và lên kế hoạch thu thập bổ sung.
Hình 9. Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng phân tích và giải thích các kết quả nghiên cứu cho nhauẢnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng - Nhóm nghiên cứu thực hiện viết báo cáo và mô hình hóa các kết quả nghiên cứu lên các hình vẽ, bài hát, bản đồ và thơ ca.
Hình 10: Hai chị phụ nữ thuộc nhóm NC TTBĐ Thôn 2 mô hình hóa kết quả nghiên cứu lên hình vẽẢnh: Nhóm NC TTBĐ Thôn 2
124
Hình 11: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa mô hình hóa kết quả nghiên cứu biến động các loài cá trên sông Tả Trạch lên hình vẽ Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
Bước 4. Chia sẻ kết quả nghiên cứu cho cộng đồng 1. Mục tiêu - Cộng đồng biết được những tác động thực sự của thủy điện ở địa phương và có cái nhìn đúng đắn hơn về sự phát triển thủy điện và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ sông ngòi dựa trên các sáng kiến bảo vệ sông ngòi của họ. - Nhóm nghiên cứu nhận được các góp ý bổ sung từ các bên tham gia. - Nâng cao sự kết nối của cộng đồng trong việc đối phó những tác động xấu của thủy điện. 2. Hoạt động Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa tổ chức Hình 12: Sơ đồ tổng quan về nơi ở cũ của khu buổi chia sẻ kết quả nghiên cứu cho cộng TĐC Bến Ván - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván đồng của mình bằng cách trưng bày các tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ và thuyết minh các kết quả nghiên cứu này.
Hình 13: Nhóm NC TTBĐ Nước Lang chia sẻ kết quả nghiên cứu với người dân trong thôn. - Ảnh: nhóm NC TTBĐ Thôn 2
Hình 14: Người dân góp ý kiến cho kết quả nghiên cứu của nhóm NC TTBĐ Dương HòaẢnh: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
Hình 15: Bài thơ miêu tả sông Tả Trạch giữa hai thời điểm trước và sau khi có đập do ông Trương Văn Lô nhóm NC TTBĐ Dương Hòa sáng tác - Ảnh: Bá Quốc CSRD 125
TRƯỜNG HỢP 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ MỘT SỐ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ BẾN VÁN DO TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN – THỦY LỢI TẢ TRẠCH, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Người thực hiện: Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa khu tái định cư Bến Ván Người hỗ trợ và thúc đẩy: Trần Bá Quốc - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội I. Bối cảnh Để phục vụ công trình thủy điện thủy lợi Tả Trạch ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, 224 hộ gia đình từ 4 thôn: Lương Miêu 1, Vinh Hà, Thanh Vân 2 và Hai Nhánh -là những thôn nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện - thủy lợi Tả Trạch đã di dân đến tái định cư tại khu Tái định cư (TĐC) Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 7/2004.
Hình 1. Thành viên nhóm NC TTBĐ Bến Ván Ảnh: Thanh Tâm CSRD Trong quá trình di dân TĐC, người dân của Bến Ván đã nhận được đền bù và những hỗ trợ nhất định từ các bên liên quan như: đền bù nhà cửa, cây trên đất, hỗ trợ xây dựng điện đường và hỗ trợ trong việc phát triển nông nghiệp tại nơi ở mới. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm tái định cư, hầu hết các hộ dân nơi đây đều cho rằng cuộc sống nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ, nhất là vấn đề sinh kế và môi trường. Theo họ, điều kiện sống thực tế sau TĐC còn khác xa so với những cam kết của chính quyền trước khi tiến hành di dời, ví dụ như vấn đề cấp đổi đất, khu TĐC không có hệ thống cung cấp nước sản xuất trong khi khu TĐC được bố trí trên một khu đồi xa các nguồn nước. Do vậy, diện tích đất canh tác tại nơi ở mới ít, điều kiện canh tác khó khăn, chất lượng đất kém và môi trường không khí khắc nghiệt hơn nơi ở cũ. Hiện nay, công việc chính của người dân nơi đây là đi làm thuê với các công việc nặng nhọc và thiếu ổn định như: làm trồng, khai thác và bóc vỏ cây keo (làm Te) và khai thác mật ong; làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người dân. Trước những tồn tại trên của địa phương, người dân khu TĐC Bến Ván đã có nhiều khuyến nghị chính đáng lên các bên liên quan nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn của mình, tuy nhiên hầu hết các khuyến nghị của họ vẫn chưa được đáp ứng. Tháng 03/2014, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội, người dân ở đây đã thành lập “Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa khu TĐC Bến Ván” với sự tham gia của 14 người để nghiên cứu và tập hợp lại những thông tin được nhóm NC xem là bằng chứng về tác động của việc xây dựng thủy điện – thủy lợi Tả Trạch đến môi trường và cuộc sống của họ, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó, từ đó đề xuất với các bên liên quan nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại cho địa phương của mình. 126
II. Kết quả nghiên cứu chính Nhóm NC TTBĐ Bến Ván đã chọn ra 7 vấn đề được cho là bị tác động nhiều nhất do việc xây dựng thủy điện – thủy lợi Tả Trạch, bao gồm: Việc thực hiện các chính sách TĐC, biến động đất đai, biến động chăn nuôi, biến động việc làm, biến động thủy sản, biến động sức khỏe và giáo dục. 1. Đánh giá việc thực hiện chính sách tái định cư cho người dân Bến Ván Tính từ thời điểm di dời đến nơi ở mới vào tháng 7/2004 tại thôn Bến Ván, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, người dân sống trong khu vực lòng hồ Tả Trạch đã nhận được 03 cuốn tài liệu liên quan đến vấn đề di dân tái định cư: (1) Tài liệu Hội thảo cộng đồng bàn về dự án hồ Tả Trạch có sự tham gia của người dân, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 5/2003; (2) Tài liệu hội thảo cộng đồng lần thứ 2, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tháng 08/2003; (3) Tài liệu hội thảo có sự tham gia dự án hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 07 - 10/11/2003.Các tài liệu này nêu lên các phương án đền bù, kế hoạch tái định cư, kế hoạch phục hồi sinh kế.
Hình 2: Ba cuốn tài liệu liên quan đến vấn đề di dân tái định cư người dân Bến Ván nhận được Theo kết quả nghiên cứu của nhóm Nghiên cứu tri thức bản địa Bến Ván cho thấy, nhiều chính sách đưa ra trong các tài liệu này đã được thực hiện tốt, tuy nhiên vẫn còn một số chính sách chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ, cụ thể là: Việc thực hiện đất đổi đất lâm nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ, tính đến ngày 20/04/2011 người dân mới cấp đổi được 50% loại đất này. Việc cấp đổi đất lâm nghiệp được thực hiện chậm (sau 08 năm) và thiếu đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nơi đây. Một vấn đề khác liên quan đến đất đai mà người dân đang thắc mắc là trong chương trình đền bù nêu rõ: “Đảm bảo cho các hộ tái định cư có nhiều đất hơn nơi ở cũ mà không phải trả thêm tiền. Ngoài ra đất lâm nghiệp sẽ được cấp không hạn chế tùy theo khả năng canh tác của người dân”. Nhưng tính đến thời điểm nghiên cứu ¾ số hộ dân tái định cư Bến Ván có ít đất hơn nơi ở cũ rất nhiều, chỉ có ¼ số hộ có nhiều đất hơn nơi ở cũ, hầu hết đây là những hộ làm nghề đánh bắt thủy sản và trước đây ở nơi ở cũ họ có rất ít đất và chưa có hộ nào được cấp đất Lâm nghiệp. Hệ thống nước tưới tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất không hoạt động kể từ thời điểm mới tái định cư nên hiện nay người dân Bến Ván không có nước để sản xuất. Việc tiếp cận các thông tin liên quan đến chương trình đền bù, tái định cư của người dân Bến Ván còn hạn chế về mặt số lượng cũng như chất lượng. Các thông tin dự án chỉ được công bố cho một số đại diện người dân (1-3 người/thôn/hội thảo). Tại một số cuộc hội thảo và người dân chỉ được thông báo đây là dự án xây dựng hồ chứa nước chứ hoàn toàn không biết có chức năng sản xuất điện. Bên cạnh đó, việc giải thích các thắc mắc, khiếu nại của người dân từ chính quyền cấp huyện chưa được thỏa đáng, đặc biệt là sau khi người dân chuyển qua nơi ở mới. 127
2. Biến động về đất đai Đánh giá biến động đất đai ở đây chủ yếu đánh giá biến động diện tích, điều kiện canh tác và chất lượng các loại hình sử dụng đất, bên cạnh đó các loại hình sử dụng trên đất cũng được xem xét. Nhóm nghiên cứu đã chia ra 4 loại hình sử dụng đất để đánh giá bao gồm: Đất vườn, đất màu, đất lâm nghiệp và đất ruộng.
Hình 4. Sơ đồ nơi ở cũ của người dân TĐC Bến Ván - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván
Hình 5. Sơ đồ nơi ở mới của khu TĐC Bến Ván - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván
a. Biến động về đất vườn Đất vườn là nơi để trồng cây ăn quả xung quanh nhà. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất vườn của người dân Bến Ván nơi ở mới ít hơn nơi ở cũ. Tại nơi ở cũ, bình quân mỗi hộ có 5.000m², người dân thường trồng các loại cây mít, thanh trà, chanh, xoài, chuối, thơm, bưởi, cam cho năng suất cao giúp cải thiện thu nhập. Nhưng tại nơi ở mới, mỗi hộ chỉ nhận được 2.500m2 đất nhà ở và 1.200m2/khẩu đối với đất sản xuất thay vì tối thiểu 1 ha đất để ở và làm vườn như họ đã được các bên liên quan hứa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tri thức bản địa Bến Ván cho thấy“chất lượng đất vườn nơi ở mới xấu và điều kiện canh tác khó khăn hơn nơi ở cũ”. Đất vườn nơi ở cũ luôn được bồi đắp phù sa hàng năm sau mỗi trận lũ, người dân có thể đào các kênh nước tự nhiên để tưới tiêu đất vườn quanh năm. Trong khi đó nơi ở mới, đất vườn có đá lẫn trong đất nhiều (30% so với 10% nơi ở cũ) và độ ẩm trong đất thấp, hàng năm đất vườn không được bồi đắp phù sa, thường xuyên bị xói mòn, mùa khô thì cằn, mùa mưa thì nhão nên không thể phục vụ cho sản xuất được. Ở nơi ở mới không có hệ thống nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà việc canh tác trên đất mới đòi hỏi nhiều công sức làm đất, chi phí đầu tư cho nước tưới và phân bón cao nhưng năng suất cây trồng lại thấp, thậm chí đôi lúc không thu hoạch được. 85% hộ dân đã phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ăn trái sang trồng keo (xem thêm thông tin chi tiết tại bảng 1). Bảng 1: Biến động đất vườn ở khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện - thủy lợi Tả Trạch Nơi ở cũ
Nơi ở mới
Thay đổi
Biến động diện tích Bình quân mỗi hộ có 5,000 m2
128
Bình quân mỗi hộ có 2,500 m2 bao gồm đất ở và đất vườn.
Diện tích đất vườn nơi ở mới giảm 50% so với nơi ở cũ
Biến động điều kiện canh tác - Độ dốc khoảng 50 - Khoảng 10% đá lẫn trong đất. - Nguồn nước tưới lấy từ các thủy lợi nhỏ - khe suối do các gia đình tự làm và cây trồng có nước quanh năm - Đất mềm và tơi xốp; đất được bồi đắp phù sa hàng năm vào mùa mưa lụt, ¾ thôn đều bị lụt hàng năm.
- Độ dốc 50. - Khoảng 30% đá sạn lẫn trong đất. - Không có nước tưới cung cấp đến tận nơi sản xuất, người dân phải gánh nước hoặc lấy nước máy để tưới. - Đất cứng, hàng năm đất bị xói mòn dần.
Điều kiện canh tác nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ vì nơi ở cũ: - Đất có nhiều đá sạn lẫn nên tốn nhiều chi phí cho hoạt động làm đất. - Không có nước tưới nên năng suất cây trồng thấp hoặc thậm chí không có. Nếu dùng nước máy để tưới thì chi phí cao.
Biến động chất lượng đất - Đất mềm, tơi xốp và có độ dày sâu; đất được bồi đắp phù sa hàng năm vào mùa mưa lụt (¾ thôn đều bị lụt hàng năm). - Chất lượng đất rất phù hợp với việc trồng các loại cây mít, thanh trà, chanh, xoài, chuối, thơm, bưởi. Vì vậy người dân có nguồn thu nhập đáng kể.
- Đất cứng, hàng năm đất bị xói mòn dần. - Chất lượng đất kém nên không thể trồng các loại cây như trước, 85% hộ phải chuyển sang trồng keo.
Chất lượng đất nơi ở cũ tốt hơn nơi ở mới vì: - Nơi ở cũ đất có độ dày sâu, mùn nhiều, độ ẩm cao. Còn nơi ở mới mùa khô thì cằn, mùa mưa thì nhão không sản xuất được. - Đất ở nơi ở mới tốn nhiều chi phí đầu tư (phân bón, nước) mà năng suất lại thấp.
b. Biến động về đất màu Nơi ở cũ, mỗi hộ gia đình có bình quân 1,5 ha đất màu, đất màu nơi đây là những khu đất gần khe suối dùng để trồng các loại hoa màu (khoai, sắn, đậu, bắp) đất luôn tơi xốp, có độ ẩm cao, đất hầu như không có đá lẫn và được bồi đắp phù sa hàng năm. Còn nơi ở mới, người dân được phân đất màu xung quanh nhà với bình quân 5,600 m2/hộ, đất vườn ở đây toàn sỏi đá, đất có độ dày thấp và thiếu nước tưới tiêu. Lúc mới chuyển sang nơi ở mới, người dân đã trồng các loại rau màu trên loại đất này dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông nhưng không có hiệu quả nên người dân chuyển sang trồng cây keo (xem thông tin chi tiết ở bảng 2). Bảng 2: Biến động đất màu ở khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện- thủy lợi Tả Trạch Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
Biến động diện tích Bình quân mỗi hộ có 1,5 ha, hộ nhiều nhất khoảng 2,5ha, hộ ít nhất là 0,5ha. Đất màu nằm tách biệt với đất vườn.
- Mỗi khẩu được 1,200 m2 (không tính chủ hộ), bình quân 1 hộ có 5 khẩu.
- Diện tích đất màu nơi ở mới ít hơn nơi ở cũ (5.600 m2 so với 15.000m2. 129
Biến động điều kiện canh tác - Đất có độ dốc thấp (<5%). - Có khoảng 5% đá lẫn trong đất. - Nguồn nước lấy từ các thủy lợi nhỏ do các gia đình tự làm, có nước quanh năm. - Đất màu nằm xung quanh nhà và khe suối cách nhà xa nhất là 1km
- Độ dốc < 70 - Đất nhiều sỏi đá (>30%). - Thiếu nước tưới tiêu nên người dân chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp.
Điều kiện canh tác trên đất màu nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ do: đất xấu, không có nước tưới. Vì vậy hiện nay gần như 100% các hộ dân chuyển đất màu qua làm đất lâm nghiệp. Nơi ở cũ không phải tốn chi phí đi lại trong quá trình sản xuất, ít tốn công lao động, ít tốn chi phí vận chuyển về nhà.
Biến động chất lượng đất - Là loại đất bồi phù sa, hàng năm được bồi đắp phù sa sau những trận mưa lụt. - Đất này có độ ẩm cao. - Thường trồng các loại cây họ đậu (đậu phụng, xanh, mè, bắp), dứa, thuốc… - Bình quân sản lượng đậu, bắp hàng năm mỗi hộ gia đình được 1,2 tấn/năm.
- Đất bị xói mòn hàng năm. - Độ dày thấp, đất cứng và khô trong mùa nắng, nhão trong mùa mưa.
- Đất nơi ở mới xấu hơn nơi ở cũ, dẫn đến việc trồng cây ăn quả không có năng suất (cây không có trái) và không thể trồng các loại cây rau màu như trước đây mặc dù đã có sự hỗ trợ kỹ thuật của các cán bộ chuyên môn.
c. Biến động về đất lâm nghiệp “Đất lâm nghiệp nằm trong phân loại đất nông nghiệp, trong đó, đất lâm nghiệp là đất có rừng, trồng hay là tự nhiên, đất để trồng rừng còn chia thành đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ”. Đối với người dân thôn tái định cư Bến Ván, ở nơi ở cũ, đất lâm nghiệp là một trong những nguồn tư liệu sản xuất cho thu nhập chính. Tuy nhiên, khi đến nơi ở mới, họ chỉ được cấp đổi 50% diện tích so với trước đây. Bên cạnh đó, điều kiện canh tác trên đất lâm nghiệp được cấp đổi mới lại khó khăn hơn rất nhiều. Thêm vào đó lại có một số mâu thuẫn nảy sinh do tranh chấp với người dân bản địa (xem thông tin chi tiết ở bảng 3). Bảng 3: Biến động đất lâm nghiệp ở khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện-thủy lợi Tả Trạch Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
Biến động diện tích Bình quân mỗi hộ được 7 ha.
Bình quân mỗi hộ được 7.200 m2 tính cả đất vườn, đất màu và đất nhà ở, và một số hộ được đền bù 50% (53 hộ =136,7 ha). Biến động điều kiện canh tác
130
Diện tích đất lâm nghiệp nơi ở mới ít hơn nhiều so với nơi ở cũ.
- Độ dốc khoảng 300. - Đất lâm nghiệp thường phân bố xung quanh nhà, xa nhất thì khoảng 3km. - Có đường xe vào các khu rừng để khai thác, trồng.
- Đất màu chuyển qua đất lâm nghiệp có độ dốc khoảng 150, còn những đất được đổi thì có độ dốc từ 45 đến 600. - Đường đi lại từ nơi ở đến nơi sản xuất xa (gần nhất 12 km, xa thì khoảng 20km) và khó khăn: đường dốc, nhỏ và phải đi qua đường của người dân bản địa nên xảy ra tranh chấp với người dân bản địa.
Điều kiện canh tác nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ do đất canh tác nơi ở mới có độ dốc lớn hơn, khoảng cách từ nơi ở đến nơi sản xuất xa hơn, nên chi phí sản xuất cao hơn nơi ở cũ.
Biến động chất lượng đất - Độ màu mỡ giống như nơi ở cũ. - Chất lượng không - Đất màu vàng, có sỏi đá lẫn khoảng 30%, màu mỡ. - Năng suất 70 tấn/ha. biến động nhiều, tuy - Loại đất phù hợp với cây nhiên do điều canh tác keo, tràm, bạc hà cho thu khó khăn hơn nên năng suất cây trồng thấp hơn. hoạch với năng suất 100 tấn/ha. d. Biến động về đất ruộng Đất ruộng là khu vực đất bằng nằm sát với các khe suối dùng để trồng lúa. Nơi ở cũ, bình quân mỗi hộ gia đình ở thôn Bến Ván có 2.500 m2 và mỗi năm cho thu hoạch bình quân 5 tạ/hộ gia đình, với lượng thóc này người dân đủ để dùng quanh năm, không cần phải mua. Điều kiện canh tác ruộng nước nơi ở cũ rất thuận lợi khi ruộng chỉ nằm cách xa nhà nhất chỉ 1 km, nước cho đồng ruộng có quanh năm khi người dân tự làm các thủy lợi nhỏ để dẫn nước từ các khe suối vào đồng ruộng. Bên cạnh đó, đất ở các đồng ruộng nơi đây tốt, nhiều mùn, được bồi đắp phù sa hàng năm sau các trận mưa và lụt vì vậy người dân không cần phải bón nhiều phân mà vẫn cho năng suất cao. Tuy nhiên, lúc chuyển sang nơi ở mới, người dân Bến Ván không có ruộng để sản xuất nên phải mua gạo quanh năm. Việc không có lúa còn ảnh hưởng đến các hoạt động chăn nuôi khi không có thức ăn cho gà, vịt, lợn mà người dân thường nuôi (xem chi tiết thông tin ở bảng 4). Bảng 4: Biến động đất ruộng ở khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện- thủy lợi Tả Trạch Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
0 m2
Giảm 100%
Biến động diện tích Bình quân 2,500 2/hộ
Biến động điều kiện canh tác - Bằng phẳng, không có đá lẫn - Có nước quanh năm từ các thủy lợi nhỏ do người dân tự làm. - Ruộng ở quanh nhà hoặc xa nhất khoảng 1km. - Đường đi lại từ nhà đến đồng ruộng thuận tiện cho việc vận chuyển.
Không có ruộng.
- Mất hẳn thu nhập từ việc trồng lúa.
Biến động chất lượng đất 131
- Đất tốt nhiều mùn, được bồi đắp phù sa hàng năm sau các trận mưa và lụt. - Cho thu hoạch bình quân 2,5 tạ/vụ, năm 2 vụ.
Không có ruộng
2. Biến động về chăn nuôi Chăn nuôi cũng được xem là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân thôn Bến Ván ở nơi ở cũ. Các loại vật nuôi thường là: trâu, bò dê, lợn, gà và vịt. Kể từ khi chuyển qua nơi ở mới, số lượng tất cả các loại vật nuôi này đều giảm dần so với nơi ở cũ, cụ thể: trâu giảm 90%, bò giảm 65%. Nguyên nhân là do điều kiện chăn nuôi nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ khi nguồn thức ăn và nơi chăn thả các loài gia súc này ít, chi phí để chăn nuôi nơi ở mới cao hơn ở cũ vì người dân phải tốn công chăn giữ. Bên cạnh đó, năng suất của các loại vật nuôi nơi ở mới cũng thấp hơn nơi ở cũ khi các loại vật nuôi này ở nơi ở mới thường ốm hơn nơi ở cũ.
Hình 6:Nuôi bò theo phương thức chăn giữẢnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván Trước đây, chăn nuôi mang đến nguồn thu nhập chính cho người dân Bến Ván và người dân có nhiều kinh nghiệm trong công việc này, họ mong muốn tiếp tục phát triển hoạt động chăn nuôi tại nơi ở mới, nhưng với việc thiếu nguồn thức ăn đã khiến cho người dân gặp nhiều khó khăn (xem chi tiết thông tin ở bảng 5). Bảng 5: Biến động chăn nuôi ở khu Bến Ván trước và sau khi có thủy điện Tả Trạch Loại vật Trước khi có thủy điện Sau khi có thủy điện Thay đổi nuôi - Thức ăn từ đồng cỏ tự - Nguồn thức ăn từ cỏ trong - Điều kiện chăn nuôi nơi ở nhiên và luôn có đủ cỏ cho rừng trồng và dọc khe suối, mới khó khăn hơn nơi ở cũ nhưng lượng cỏ thiếu so với khi nguồn thức ăn và nơi chăn trâu, bò và dê ăn. thả ít. - Cách thức nuôi là chăn nhu cầu chăn nuôi. - Cách thức nuôi là chăn giữ. - Chi phí để chăn nuôi các loại thả. - Chi phí chỉ gồm: chuồng - Chi phí nuôi bao gồm gia súc này nơi ở mới cao hơn chuồng trại, tiêm phòng, ở cũ vì người dân phải tốn trại và tiêm phòng. - Thu nhập từ chăn nuôi điều trị, công chăn giữ công chăn giữ. - Số lượng giảm: nơi ở mới ít các loại gia súc này chiếm nhiều. Trâu, 40% thu nhập bình quân - Thu nhập từ chăn nuôi các hơn nơi ở cũ: trâu 25/250; bò bò, dê loại gia súc này chiếm 7%/ 210/600, dê 45/120. cho mỗi hộ gia đình. - Năm 2004, 04 thôn Bến tổng số thu nhập của mỗi - Năng suất giảm do điều kiện chăn nuôi khó khăn, vật nuôi Ván có 250 con trâu, 600 hộ. con bò và 120 con dê. Dê - Tính đến tháng 06/2014, bị bệnh tật, nguồn thức ăn và bò được nuôi để lấy thịt, 04 thôn Bến Ván có khoảng không đáp ứng đủ. còn trâu vừa để nuôi lấy 25 con trâu, 210 con bò, và (Dự đoán trong thời gian tới 45 con dê (chủ yếu thuộc sở số lượng sẽ giảm hơn do đồng thịt và vừa để cày. (mỗi năm bán được khoảng hữu của các hộ vẫn còn đất cỏ hạn chế) nơi ở cũ). 30% số lượng đàn). 132
Lợn
Gà vịt
- Nguồn thức ăn tự có (lúa, cám, khoai, sắn, rau xanh). - Thời gian nuôi 1 năm 2 lứa lợn thịt. - Chi phí chỉ có mua giống và tiêm phòng (chi phí 30%/ con). - Thu nhập khoảng 7% /nguồn thu của hộ gia đình. - Lợn 400 con x 2 lứa = 800 con/năm/4 thôn. Trừ hết chi phí còn lãi 70%.
- Nguồn thức ăn phải mua gần như hoàn toàn: bột, cám, rau xanh. - Thời gian nuôi 1 năm 2 lứa lợn thịt. - Chi phí nuôi: giống, thức ăn, tiêm phòng, điều trị hết 80% - 100% chi phí. - Thu nhập hàng năm 0,1%/nguồn thu nhập gia đình. - 95 con x 2 lứa = 190 con/ năm/4 thôn. - Tất cả các vật liệu phải mua.
- Chi phí thức ăn cho lợn nhiều (80%/30%). - Số lượng giảm 190/800 con.
- Nguồn thức ăn tự có: lúa, cám, sắn khoai, ngô, chuối. - Cách thức nuôi hộ gia đình 3 lứa/năm, nuôi chăn thả. - Chi phí nuôi chỉ tốn tiền mua giống ban đầu. - Gà 2.200 con x 3 lứa = 6.600 con/4 thôn. - Vịt 1.200 x 3 lứa = 3.600 con.
- Nguồn thức ăn phải mua: lúa, sắn, khoai, ngô, chỉ có chuối mới đi kiếm được. - Cách thức nuôi hộ gia đình 3 lứa/năm, nuôi trong chuồng không thả được vì thiếu không gian. - Chi phí chăn nuôi cao: giống, thức ăn, chuồng trại (lãi suất < 20%) .Thị trường tiêu thụ thuận lợi. Thu nhập 0.01%. - Gà 1.000 con x 3 lứa = 3.000 con - Vịt 160 con x 3 lứa=480 con
- Nguồn chi phí chăn nuôi cao, tốn nhiều: - Số lượng giảm nhiều. - Dịch bệnh nhiều.
3. Biến động về thủy sản Nơi ở cũ, người dân khu TĐC Bến Ván thường xuyên đánh bắt cá trên sông Tả Trạch, phần lớn họ đánh bắt các thủy sản trên sông này để cải thiện thức ăn hàng ngày, không có gia đình nào phải mua cá, bên cạnh đó có một số hộ đánh bắt cá như nghề nghiệp chính của họ, cá đánh bắt được thường bán cho những người ở miền xuôi. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển qua nơi ở mới thì chỉ có một số hộ đánh bắt cá chuyên nghiệp trước đây vẫn tiếp tục đánh bắt cá trong khu vực lòng hồ Tả Trạch vì khoảng cách từ khu TĐC đến khu vực lòng hồ xa và sản lượng, số lượng nhiều loài cá trong khu vực lòng hồ giảm một cách đáng kể. Theo kết quả của nhóm NC TTBĐ, kể từ khi xây dựng đập thủy điện - thủy lợi Tả Trạch những loài cá có sản lượng giảm/biến mất là Chình (giảm 90%), Bịn (hầu như không có), Xanh (90%), Trèng (90%), Lấu (giảm 90%), Sao (90%), Trê (giảm 50%), Bọp (hầu như không có), Trắm (giảm 40%), Leo (giảm 90%), Tôm (giảm 90%), Ốc khe (giảm 90%), ốc Đá (giảm 90%). Bên cạnh đó cũng có một số loài có sản lượng tăng lên như: cá mương, cá lóc, cá chép, cá diếc, ốc vàng. Nhìn chung, số lượng và sản lượng những loài bị giảm nhiều hơn những loài tăng lên và những loài bị giảm là những loài có giá trị kinh tế cao. 133
Hình 9: Người dân khu TĐC Bến Ván đánh Hình 10: Cá trong lòng hồ thủy điện - thủy lợi bắt cá trong khu vực lòng hồ Tả TrạchTả Trạch bị chết vì môi trường nước thay đổi Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván 4. Biến động về việc làm Theo kết quả nghiên cứu của nhóm NC TTBĐ Bến Ván, giữa nơi ở mới và nơi ở cũ có 13 loại hình công việc mang lại thu nhập cho người dân. Trong đó, khi chuyển qua nơi ở mới có 3 công việc không còn, 6 công việc giảm thu nhập hơn 50%, và xuất hiện 1 công việc mới. Các hoạt động sản xuất cánh tác lúa nước, trồng cây ăn quả và trồng màu bị bỏ hoàn toàn do không có đất lúa và chất lượng đất trồng kém, không cho năng suất. Nghề mới xuất hiện là làm thuê, trong đó chủ yếu là đi làm khai thác và bóc vỏ vây keo (làm te), trồng rừng thuê, vắt mật. Còn các hoạt động chăn nuôi thì giảm hơn 50% sản lượng so với trước đây. Riêng khai thác các lâm sản phụ từ rừng, trồng rừng và chăn nuôi các loại gia súc gia cầm vẫn được duy trì. Cụ thể, khai thác sản phẩm phụ từ rừng vẫn được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 9, trồng rừng được thực hiện vào các tháng 1, 2, 3, 7, 8 và 12 (xem thêm thông tin chi tiết tại bảng 8). Bảng 8: Biến động lịch thời vụ của người dân khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện - thủy lợi Tả Trạch NƠI Ở CŨ Các công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Làm ruộng Làm màu Khai thác các loại lâm sản phụ Trồng cây ăn quả Trồng rừng Làm thuê từ rừng Chăn nuôi trâu 134
NƠI Ở MỚI 11
12
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10
11
12
Chăn nuôi bò
Chăn nuôi dê Chăn nuôi heo Chăn nuôi gà
Chăn nuôi vịt 5. Biến động về sức khỏe Việc thay đổi điều kiện sống và việc làm ở nơi ở mới đã phần nào tác động đến sức khỏe của người dân. Có 5 loại bệnh người dân Bến Ván thường mắc phải nhiều hơn nơi ở cũ, đó là bệnh đau khớp, đau lưng, phụ khoa, rối loạn tiền đình; tai nạn lao động cũng là một vấn đề cần được quan tâm ở đây. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nơi ở mới người dân không có nhiều công việc để lựa chọn, hầu hết phải làm các công việc cực nhọc như phải lao động giữa trời mưa nắng với cường độ cao, bốc vác nặng nhọc, công việc không ổn định và phải phụ thuộc vào người khác, không có nhiều lựa chọn phù hợp sức khỏe, độ tuổi và giới tính như nơi ở cũ. Nơi ở cũ, người dân thường chủ động làm các công việc của mình, không chịu sức ép từ người khác, những lúc mệt nhọc hoặc thời tiết xấu thì người dân có thể nghỉ (chi tiết thông tin xem bảng 6). Bảng 6: Biến động một số loại bệnh ở khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện - thủy lợi Tả Trạch Các loại bệnh
Đau khớp
Ở nơi ở cũ
Ở nơi ở mới
- Hay sưng đau nhức các khớp tay, chân, đầu gối. - Người dân hay đau từ tháng 2 - tháng 8. - Nam nữ mắc bệnh này từ độ tuổi 40 trở lên. - Cách chữa: Nghỉ ngơi, lá cây (lá tướng quân, thân cây lốt, thân rễ cây sung, mật nhân). - Tự chữa trị tại gia đình, không tốn tiền, chỉ tốn công. - Tỷ lệ người mắc bệnh trong thôn khoảng 10%. - Nguyên nhân mắc bệnh là do đi bộ và trèo đèo lội suối nhiều. - Ít ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.
- Hay sưng đau nhức các khớp tay, chân, đầu gối. - Bị quanh năm (do đi làm thuê quanh năm). - Nằm trong độ tuổi > 18. - Chữa bằng cách đi bệnh viện, uống thuốc. Không kiếm được cây thuốc trong tự nhiên do hồ ngập. - Tỷ lệ mắc bệnh trong thôn cao hơn 30%. - Người bị đau vừa tốn chi phí chữa trị, vừa không đi làm được, mất thu nhập, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. - Làm thuê, bốc vác cây rừng nặng nhọc, đi leo đồi.
135
- Độ tuổi thường mắc: > 40. - Do leo đồi, đi bộ, lấy lâm sản phụ. - Thời gian thường bị đau từ tháng 2 tháng 8 - Chữa bệnh bằng cách dùng các loại lá cây rừng.
- Những ai đi làm thuê đều bị đau. - Đau ở xương sống, vai gáy. - Nguyên nhân: do leo đồi bóc vác nặng. - Chữa trị bằng cách uống thuốc và đi bệnh viện. - 35% người trong độ tuổi lao động bị mắc bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống và thu nhập của gia đình.
Phụ khoa
- Khoảng 10% phụ nữ bị bệnh, bị ít vì nước sông suối sạch, người dân chủ động trong công việc của mình, làm ít hơn vào mùa mưa nắng. - Nguyên nhân: do sinh đẻ xa trạm xá.
- Khoảng 35% phụ nữ trong độ tuổi lao động bị mắc bệnh này. - Nguyên nhân do phụ nữ lao động nặng trong mùa mưa nắng, quanh năm.
Rối loạn tiền đình
- Độ tuổi thường mắc bệnh này > 45 tuổi. - Khoảng 10% người trên 45 tuổi mắc bệnh. - Nguyên nhân ít người mắc bệnh: Môi trường sống trong lành, mát mẻ, người dân chủ động trong công việc nên có thể tránh mưa, tránh nắng.
- Độ tuổi mắc bệnh: những người > 18 tuổi đều có thể bị mắc bệnh. - Tỷ lệ mắc bệnh nhiều, 30 - 35%. - Nguyên nhân: Môi trường sống nóng nực vào mùa hè, ẩm ướt vào mùa đông, người dân phải lao động các công việc nặng nhọc dưới trời mưa, trời nắng.
Hầu như không có.
- Cưa cây đứt tay chân, cây đổ đập vào người gây thương tích, có trường hợp N..T H bị chết do gỗ đè.
Đau lưng
Tai nạn lao động
Hình 7: Vết sẹo trên chân người đàn ông do cưa máy cắt lúc đi cưa tràm thuê Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Bến Ván
Hình 8: Ông cụ 92 tuổi ở khu TĐC Bến Ván phải vào rừng kiếm củi bán hàng ngày Ảnh: Trần Bá Quốc CSRD
6. Biến động về giáo dục Các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục nơi ở mới tốt hơn rất nhiều. Các trường học được xây kiên cố ở trong khu tái định cư và đường sá đi lại thuận tiện. Đội ngũ giáo viên có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ đứng lớp. Tỷ lệ trẻ em đi học từ mẫu giáo lên cấp 2 cao hơn nơi ở cũ. Nhưng hiện nay tỷ lệ các em học sinh vào cấp 3 đang giảm dần, khoảng 80% bỏ học do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn (xem chi tiết thông tin ở bảng 7). 136
Bảng 7: Một số biến động trong giáo dục ở khu TĐC Bến Ván giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện - thủy lợi Tả Trạch Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
- Cơ sở hạ tầng: thô sơ, thiếu giáo viên (1 giáo viên dạy 2-3 lớp). - Đường sá đi lại khó khăn, phải đi qua các khe suối. - Trẻ em đúng độ tuổi đi học ít (ai có điều kiện thì đưa về quê - học đến cấp 2, 3, còn không có điều kiện thì không đi học).
- Cơ sở hạ tầng đầy đủ, có trường từ cấp mầm non, cấp 1, cấp 2. - Đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ đầy đủ đứng lớp. - Đường đi lại thuận lợi, gần trường, gần nhà. - Trẻ em trong độ tuổi đi học đầy đủ từ cấp 1 – cấp 2. Lên cấp 3 thì khoảng 80% bỏ học vì kinh tế khó khăn, không đủ cho con đi học xa.
- Nơi ở mới có cơ sở hạ tầng tốt hơn nơi ở cũ (từ mẫu giáo - cấp 2). - Tỷ lệ đi học từ mẫu giáo lên cấp 2 nhiều hơn nơi ở cũ.
III. Thách thức và biện pháp giải quyết vấn đề 1. Thách thức Qua những nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng đời sống người dân khu tái định cư Bến Ván sau khi chuyển sang nơi ở mới gặp nhiều khó khăn trên hầu hết các phương diện. Về đất sản xuất, đất màu, đất lâm nghiệp thì việc chuyển đổi đất chậm kéo dài trong nhiều năm liền, tỷ lệ đền bù cấp đổi không đúng với thực tế trong điều khoản thi hành, chất lượng đất sản xuất không phù hợp cho hoạt động canh tác, sản xuất. Chính vì vậy người dân không có đất để sản xuất canh tác, hoặc chất lượng đất kém, năng suất thu hoạch hạn chế ảnh hưởng rất nhiều đến sinh kế cộng đồng người dân trong đó hậu quả kéo theo là ngành chăn nuôi cũng không phát triển được. Sức khỏe người dân gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là các bệnh về xương khớp vì người dân phải làm các công việc nặng nhọc hơn, thời gian làm việc không còn chủ động như trước đây, phụ thuộc nhiều vào người khác. Thu nhập cộng đồng người dân sống dựa vào hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản bị giảm mạnh do nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao bị biến mất hoặc sản lượng giảm một cách đáng kể (cá chình, cá lấu, cá mẻ và tôm đá) trong khi đó tỷ lệ cá tạp, cá ít giá trị lại xuất hiện nhiều hơn. 2. Biện pháp giải quyết vấn đề Dựa vào thực tế của địa phương, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những khó khăn như sau: • Đề nghị các bên liên quan cấp đổi đủ số đất còn thiếu của bà con (50% đất còn lại cộng với diện tích đất khấu trừ khi cấp 50% đất lần thứ nhất = 1.200 m2/khẩu + 2.500 m2 đất ở + vườn/hộ) trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu có được số đất này, người dân sẽ thực hiện trồng rừng, hoặc trồng cỏ phục vụ hoạt động chăn nuôi. Trong trường hợp không bố trí được đất để cấp đổi cho người dân thì cần đền bù theo quy định của nhà nước. • Đề nghị cấp thêm cho mỗi hộ gia đình ít nhất 01 ha đất lâm nghiệp như đã đưa ra tại trang 33, tài liệu “Hội thảo cộng đồng bàn về dự án hồ Tả Trạch có sự tham gia của người dân”. Hiện tại, khu tái định cư Bến Ván có 170 hộ không có đất lâm nghiệp, nếu các hộ này được cấp hơn 01 ha đất lâm nghiệp thì họ sẽ sử dụng để trồng rừng, hoặc trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Từ đó giúp cải thiện sinh kế cho người dân, giảm đi làm thuê và thay vào đó tự sản xuất trên đất đai của mình, con cái họ có điều kiện để đến trường nhiều hơn. • Được hỗ trợ xây dựng hệ thống nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp để trồng một số loại cây ăn quả, hoa màu và trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi, từ đó cải thiện thu nhập. 137
• Hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đặc biệt là các loài gia súc như trâu, bò và dê. Người dân khu TĐC Bến Ván đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi kể từ khi ở nơi ở cũ, nhưng qua nơi ở mới do không có điều kiện chăn nuôi (nguồn thức ăn, nơi chăn thả) nên họ không phát triển được ngành nghề này. Nếu được cấp đổi đủ đất và được hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, người dân nơi đây sẽ tái phục hồi việc chăn nuôi các loại gia súc, lúc đó người dân nơi đây rất cần được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và giống một số loại gia súc, cũng như giống cỏ làm nguồn thức ăn. • Hỗ trợ người dân Bến Ván hỗ trợ cải tạo chất lượng đất. Tại nơi ở mới, chất lượng đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất xấu nên năng suất sản xuất thấp. Vì vậy, người dân Bến Ván mong muốn được hỗ trợ kỹ thuật trong việc cải tạo chất lượng đất nơi đây theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên cải tạo đất bằng cách sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh. • Hỗ trợ những người dân chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản có điều kiện để đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên khu vực lòng hồ. Hiện nay có một số hộ dân chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản trên khu vực lòng hồ, nhưng với việc môi trường sông Tả Trạch thay đổi từ chế độ sông nước chảy sang hồ nước khiến các ngư lưới cụ của họ không còn phù hợp, bên cạnh đó họ luôn lo lắng rằng việc đánh bắt trong lòng hồ là không hợp pháp nên họ không an tâm trong việc đầu tư cho ngành nghề này. Nếu được cấp phép đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực lòng hồ, cũng như được hỗ trợ các ngư lưới cụ phù hợp thì sẽ giúp không ít người dân ở Bến Ván ổn định đời sống của mình. Ngoài ra, cần hỗ trợ để phục hồi các loài cá quý hiếm đã bị biến mất. • Hỗ trợ xây dựng ở mỗi thôn TĐC Bến Ván 01 vườn thuốc nam. Nơi ở cũ người dân thường sử dụng một số loài cây thuốc nam để chữa trị những căn bệnh thông thường như đau khớp, đau đầu, đau bụng và dạ dày. Nhưng khi qua nơi ở mới không có các loài cây này, trong khi đó ở nơi ở cũ thì đã bị ngập, nên nếu được hỗ trợ xây dựng các vườn thuốc nam ngay tại mỗi thôn thì sẽ giúp người dân tự chữa các bệnh thông thường bằng cách sử dụng các loại cây thuốc nam này. Ngoài ra, đề nghị kiện toàn y tế thôn bản và bố trí ít nhất 01 y tá tại trạm y tế khu TĐC để giúp chữa bệnh cho người dân. Hiện nay tại khu TĐC Bến Ván có 01 trạm y tế nhưng lại không có người trực, nên mỗi lần người dân bị ốm thì không có người chữa trị hay tư vấn ngay tại địa phương mà phải đến bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh. • Đề nghị miễn giảm tiền học phí học cấp 3 cho con em Bến Ván. Hiện nay có hơn 80% con em người dân Bến Ván không thể đến trường cấp 3 do chi phí cao. Vì trường ở xa nên các em phải thuê trọ ở gần trường thay vì ở nhà, trong lúc đó điều kiện kinh tế người dân lại khó khăn và người dân nơi đây không được hưởng chế độ vùng cao, vùng khó khăn. Vì vậy, nếu được hỗ trợ miễn giảm học phí sẽ giảm đi gánh nặng kinh tế cho gia đình các em và các em có điều kiện để đến trường nhiều hơn.
138
TRƯỜNG HỢP 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ MỘT SỐ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG Ở XÃ DƯƠNG HÒA, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DO TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - THỦY ĐIỆN TẢ TRẠCH Người thực hiện: Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa Dương Hòa Người hỗ trợ nghiên cứu: Trần Bá Quốc - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) I. Bối cảnh Xã Dương Hòa thuộc Thị xã Hương Thủy nằm ở vị trí phía Tây cách trung tâm thị xã 12 km với diện tích tự nhiên 26.160,48 ha. Năm 2004, để phục vụ việc xây dựng công trình thủy điện - thủy lợi Tả Trạch, những hộ dân sống trong khu vực lòng hồ phải chuyển đến tái định cư (TĐC) ở những huyện khác (thị xã Hương Trà và huyện Phú Lộc) và một thôn được tái định cư tại xã Dương Hòa - thôn Khe Sòng. Tính đến năm 2014, xã Dương Hòa có 450 hộ với 1783 nhân khẩu bao gồm 5 thôn là thôn Buồng Tằm, thôn Hộ, thôn Hạ, thôn Thanh Vân, và khu Tái định cư Khe Sòng, tất cả các thôn này đều nằm ở hạ lưu đập Tả Trạch. Hình 1: Thành viên nhóm NC TTBĐ Dương Hòa Ảnh: Bá Quốc (CSRD) Kể từ khi hồ Tả Trạch xây dựng cuộc sống của người dân Dương Hòa có những biến động đáng kể. Mức độ biến động cũng như lĩnh vực biến động tùy thuộc vị trí và đặc điểm của từng thôn như: người dân TĐC Khe Sòng thì bị mất đất sản xuất, còn người dân sống hai bên bờ sông Tả Trạch thì chịu cảnh thiếu nước, hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng. Tháng 04/2014, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của cán bộ dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD), người dân Dương Hòa đã thành lập nhóm nghiên cứu Tri thức bản địa Dương Hòa (NC TTBĐ Dương Hòa) để nghiên cứu những tác động của việc xây dựng đập thủy điện - thủy lợi Tả Trạch đến môi trường và cuộc sống người dân nơi đây với mục đích cung cấp cho các bên liên quan một cái nhìn từ chi tiết đến tổng quát những tác động của đập Tả Trạch đến cuộc sống người dân Dương Hòa, đồng thời nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống người dân do đập này gây ra. II. Kết quả nghiên cứu chính Dựa trên tình hình thực tế của địa phương, nhóm NC TTBĐ Dương Hòa đã chọn ra 5 vấn đề được cho bị biến động nhiều nhất do thủy điện - thủy lợi Tả Trạch gây ra, bao gồm: Biến động về thủy sản, biến động về trồng trọt, biến động về chăn nuôi, biến động về khai thác lâm sản phụ, biến động về lịch thời vụ và biến động về nước sinh hoạt. 1. Biến động về thủy sản Việc đánh giá biến động thủy sản tập trung vào 3 nội dung: Thay đổi sản lượng và số lượng loài cá người dân thường đánh bắt được, nguyên nhân của sự thay đổi đó và những tác động của nó 139
đến cuộc sống người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tài nguyên thủy sản trên sông Tả Trạch đã giảm đáng kể so với thời điểm trước khi chưa có đập Tả Trạch cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê của những người dân đánh bắt thủy sản trên sông là trước đây khi thủy điện chưa chặn dòng, có gần 40 loài tôm, cá người dân thường đánh bắt được, trong đó có loài nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam (cá Chình Hoa) và nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá Lấu, cá Xanh, cá Hanh…Nhưng đến năm 2011, sản lượng và số lượng của nhiều loài cá bị biến động mạnh và tính đến tháng 09/2014, có 14 loài cá gần như biến mất hoàn toàn, 8 loại bị giảm hơn 90% và ngược lại có 7 loại có sản lượng tăng, điều đáng nói là những loài cá bị biến mất hoặc giảm mạnh là những loài có giá trị kinh tế cao. Theo những người đánh bắt cá ở đây, nguyên nhân của sự biến động này là do môi trường nước ở đây bị thay đổi từ môi trường nước chảy sang môi trường nước đọng khi xây dựng đập Tả Trạch, những loài cá thích nghi với môi trường nước đọng phát triển, những loài cá thích sống trong môi trường nước chảy, nước sạch bị biến mất hoặc bị giảm đi. Một nguyên nhân khác là do cá không di chuyển từ hạ nguồn lên thượng nguồn và ngược lại được nên ảnh hưởng đến việc sinh sản và phát triển của một số loài, ví dụ như cá Chình - loài cá sinh sống ở thượng nguồn và sinh sản ở hạ nguồn. Việc giảm số lượng cá thể và số lượng các loài thủy sản có giá trị khiến cho người dân thất thu, phải chuyển nghề hoặc chuyển đến nơi khác để đánh bắt. Theo vợ chồng anh M và chị C, những người đã làm nghề đánh bắt cá ở sông Tả Trạch gần 40 năm cho biết “Trước đây, chúng tôi thường đi đánh bắt cá từ 5 giờ chiều, sáng về nhà và mang cá ra chợ bán. Cá tôm lúc đó rất nhiều và có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Nhưng bây giờ những loài cá có giá trị kinh tế cao biến mất hoặc giảm sản lượng đáng kể nên thu nhập của chúng tôi đã giảm hơn trước nhiều. Bên cạnh đó, bây giờ chúng tôi phải đóng cửa nhà và dọn lên lòng hồ ở Hình 2: Đôi vợ chồng làm nghề đánh bắt cá vì đập thủy điện ngăn thuyền chúng tôi không đi qua trên sông Tả Trạch gần 40 năm đập thủy điện được”. Ảnh: Bá Quốc CSRD Bảng 1: Biến động một số loài cá trên lòng hồ Tả Trạch giữa hai thời điểm trước và sau năm 2011 STT
Các loài cá bị biến mất
Các loại cá giảm hơn 50%
Các loài cá có sản lượng bình thường
Các loài cá có sản lượng tăng
Lúi
Mương
1
Hanh
Chình (giảm 90%)
2
Trôi
Leo (giảm 90%)
Rô Đồng
Lát
3
Hồng
Cá Sóc (giảm 70%)
Bóng Mũ
Gáy
4
Tràu Bông
Tôm Đá (Giảm 70%)
Chẽn
5
Bống Móc
Tôm đất (giảm 60%)
Diếc
6
Ông
Ba Ba (giảm 70%)
7
Lơn Bơn
Lấu Gai (giảm 50%)
8
Móm
Lăng (giảm 90%)
140
Rô Phi đơn tính Tràu
Hình 3: Cá Leo, loài cá trên lòng hồ Tả Trạch đã bị giảm hơn 90% sản lượng sau khi xây đập Tả Trạch Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
Hình 4: Cá Diếc, một trong những loài cá có sản lượng tăng sau khi có hồ Tả Trạch Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
2. Biến động về trồng trọt Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất trồng trọt của người dân tái định cư bị giảm. Bên cạnh đó chất lượng đất của các vùng cũng bị ảnh hưởng. Từ năm 2010 trở lại đây không có lụt từ thượng nguồn về nên đất không được bồi đắp phù sa, kém màu mỡ khiến cho người dân phải tốn thêm nhiều chi phí mua phân bón. Về mùa hè, mực nước sông Tả Trạch thấp hơn trước đây hơn 01 mét đã làm cho các loại cây trồng bị thiếu nước, đất đai khô cằn. Trong điều kiện đó, các loại cây trồng trên đất đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, cây Thanh Trà là một loại cây đặc sản của vùng đất nơi đây, tuy nhiên qua thực tế cho thấy rằng hiện tượng cây bị chết tăng lên, năng suất giảm, nguyên nhân được cho là do độ ẩm trong đất thấp và thiếu nước tưới. Năng suất cây lạc sau khi có đập Tả Trạch đã bị giảm đi hơn 15 kg/sào (110 kg/sào so với 95 kg/sào) và hạt bị lép hơn so với trước đó.Việc trồng lúa cũng gặp nhiều khó khăn hơn sau khi có đập Tả Trạch khi không có đủ nước để sản xuất, sâu bọ, chuột nhiều và không có phù sa bồi đắp hàng năm. Vì vậy hiện nay có hơn 50% ruộng lúa nơi đây đang bỏ hoang (Chi tiết thông tin xem bảng 3). Bảng 3: So sánh điều kiện trồng trọt ở xã Dương Hòa giữa hai thời điểm trước và sau năm 2010 Loại cây
Thanh trà
Trước năm 2010
Sau năm 2010
Thay đổi
- Bình quân mỗi hộ có khoảng 800 m2. - Bón phân 2 - 3 kg phân NPK/gốc và 15 - 20 kg phân chuồng/gốc. - Từ năm 2007 2012, năng suất bình quân từ 150 – 200 trái/cây, trọng lượng trái đạt < 2 quả/kg. - Cây luôn luôn phát triển xanh tốt. - Cây ít sâu bệnh, tỷ lệ cây chết bình quân khoảng 5%.
- Tổng diện tích thanh trà khoảng 30 ha. Chủ yếu trồng ở 3 thôn: thôn Hộ, thôn Hạ và Buồm Tằm. Bình quân mỗi hộ có khoảng 500m2, diện tích đất còn lại bị mất do ngập trong lòng hồ. - Bình quân mỗi gốc bón 5 - 7 kg phân NPK và 20 kg phân chuồng/ năm, những hộ không có phân chuồng bón 10 kg NPK/năm. - Năng suất năm 2013 đạt bình quân 100 - 150 kg/cây, năm 2014 đạt 20 quả/cây với trọng lượng 3 4 trái/kg. - Cây bị khô héo/chết tăng hàng năm, tỷ lệ chết khoảng 15%. Nguyên nhân được dự đoán là do thiếu độ ẩm trong đất.
- Hiện tượng cây bị chết tăng lên, nguyên nhân được chuẩn đoán là do độ ẩm trong đất thấp và thiếu nước tưới. - Chi phí phân bón nhiều hơn (15kg - 22 kg/năm) vì đất không được bồi đắp phù sa hàng năm. - Mỗi năm thì mỗi gốc thanh trà cho thu hoạch 1,5 - 2 triệu đối với những năm được mùa, còn những năm bình thường thì được 1 triệu.
141
Lạc
142
- Diện tích bình quân, 1.000 m2/hộ. - Thời gian trồng tháng 1, thu hoạch tháng 4. - Cây sinh trưởng và phát triển tốt nhờ phù sa bồi đắp hàng năm. Cây có chiều cao từ 40 - 50 cm, với 25 - 30 hoa/bụi, mỗi bụi có 20 - 25 trái có hạt chắc. - Được chăm sóc bằng cách làm cỏ, bón phân (10 kg đạm/500 m2/vụ/ năm). - Năng suất 110 kg phơi khô/1 sào. - Chi phí sản xuất cho một sào là 8 công * 120.000 đ + 10 kg phân * 9.000, cày 150.000 đ + 10 kg giống * 25.000 đ = 1,450,000đ - Tổng thu 100 kg * 20.000đ = 2 triệu. Trung bình mỗi sào lãi 500.000 đ.
- Bình quân mỗi hộ có 500 m/hộ. - Cây sinh trưởng và phát triển kém, cụ thể chiều cao của cây khoảng 30 - 35 cm, hoa từ 15 - 20 hoa/bụi, 10 - 15 trái/bụi. - Tốn phân nhiều hơn, từ 20 - 25 kg phân đạm/sào. - Năng suất 1,7 tấn/ha (75 kg/sào). - Công chăm sóc như cũ. - Phân 25 kg * 9.000/sào. - Năm 2014, nhà chị Nguyễn Thị Xê trồng 3 sào lạc và thu hoạch được 2,8 tạ bán với giá 16,000 đ/ kg (được 4,5 triệu) trong lúc đó chi phí lên đến 6,3 triệu chưa tính công chăm sóc (15 công làm đất * 160,000 đ/công + 1,7 triệu tiền giống + 1 triệu tiền máy đánh đất +1,2 triệu tiền phân).
- Diện tích bình quân/ hộ là giảm một nửa (500m2/1,000m2) do một số diện tích bị ngập trong lòng hồ, một số diện tích để lấy đất làm đập. - Lượng phân bón cho việc trồng lạc thời điểm sau năm 2010 nhiều hơn so với trước năm 2010 (25 kg/sào so với 10 kg/sào) do độ màu mỡ của đất giảm khi hàng năm không có phù sa và người dân không có phân chuồng để bón (do không chăn nuôi được). - Năng suất cây năm 2010 đã giảm hơn so với thời điểm trước đó. Trước đây, mỗi sào lạc thu hoạch được khoảng 110 kg lạc khô, nhưng bây giờ chỉ được khoảng 95 kg. Điều này có thể nhìn thấy ở sự khác nhau qua một số đặc điểm của cây đậu: Đặc điểm Trước 2010 Sau 2010 Chiều cao cây 40 – 45 cm 0 – 35 cm Số hoa/cây 25 – 30 20 – 25 Số hạt/cây 20 – 25 10 – 15
Lúa
- Bình quân mỗi hộ được 3 sào, chỉ tính 3 thôn Hộ, Hạ và Buồng Tằm có 22 ha. Toàn bộ diện tích này đều được trồng lúa, nguồn nước lấy từ thiên nhiên bằng cách làm các đập dẫn nước vào, nước luôn luôn cung cấp đủ. - Thời gian trồng từ 10/01- 20/03. Chỉ làm lúa một vụ. - Năng suất 2,5 tạ / 1 sào. - Lúa trồng để ăn và đủ ăn khoảng 6 tháng.
- Toàn xã chỉ còn 6 - 7 ha. Mỗi hộ chỉ có khoảng 500 m2 do nhiều diện tích bị ngập dưới lòng hồ, còn những hộ không di dời thì bỏ hoang hơn 50% diện tích đồng ruộng. Do không có lũ nên chuột sinh sản nhiều phá hoại đồng ruộng và thiếu nước cung cấp cho sản xuất. - Nước sản xuất thiếu. - Năng suất: 1 tạ/sào nên hầu hết phải mua gạo ăn quanh năm.
Hình 5: Người dân Dương Hòa thu hoạch đậu phụng Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
- Nước dùng cho sản xuất lúa không đủ. - Diện tích sản xuất lúa giảm. - Nhiều đồng ruộng bỏ hoang vì không có đủ nước sản xuất. - Năng suất trồng lúa sau khi có đập thấp hơn so với trước đây (1 tạ/sào so với 2,5 tạ/sào).
Hình 6: Cây thanh trà ở thôn Buồng Tằm bị khô héo Ảnh: nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
3. Biến động về chăn nuôi Sau năm 2004, hoạt động chăn nuôi của người dân Dương Hòa gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn thức ăn và diện tích chăn thả tự nhiên giảm. Các loài gia súc, gia cầm thường được chăn nuôi ở đây là trâu, bò, dê, lợn, gà và vịt. Trước năm 2004 người dân thường nuôi các loài gia súc này bằng cách chăn thả trong rừng (khu vực lòng hồ thủy điện Tả Trạch) và bình quân mỗi tuần chỉ cần lên kiểm tra 1 lần, hoặc 1 tháng/lần. Với nguồn thức ăn phong phú nên trâu, bò và dê tăng trưởng rất nhanh. Nhưng kể từ năm 2004 đến nay, khi lòng hồ thủy điện Tả Trạch lấy đi hơn 3,000 ha đất, là nơi chăn thả gia súc. Nay người dân phải chuyển từ hình thức chăn thả qua hình thức chăn giữ vì nếu thả thì gia súc sẽ phá hoại rừng/vườn tược của người khác và phải đền bù. Người dân cũng ít chăn nuôi lợn, gà và vịt do chi phí thức ăn cao trong khi người dân không tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên như trước đây (xem thông tin chi tiết ở bảng 4). 143
Bảng 4: Biến động chăn nuôi ở xã Dương Hòa trước và sau khi có thủy điện Tả Trạch Con
Trước 2004 - Ăn cỏ tự nhiên và luôn có đủ cỏ để ăn. - Chăn thả tại rừng, khoảng 1 tuần 1 tháng vào thăm 1 lần. - Chi phí chủ yếu tốn công lên trông coi trâu bò 1 tháng/lần (12 lần * 120.000 đ= 1,2 triệu /năm). - Số lượng: 1.500 con trâu và 1.000 con bò/5 thôn (có 467 hộ). Trâu, - Bình quân mỗi con bán được 10 bò triệu, mỗi năm nuôi mỗi con trâu lãi 7 triệu. - Trâu ít mắc bệnh. - Số hộ nuôi: 70% hộ nuôi.
Sau 2004 - Ăn cỏ tại địa phương. - Chăn giữ thay vì chăn thả như trước đây. - Toàn xã còn lại 250 con trâu và 350 con bò, nhưng trâu gầy hơn so với trước đây nên bán với giá không được cao. - Trâu phải giữ cả ngày, chi phí bình quân ngày công: 3con/1 hộ * 1 công * 180.000đ. - Phải làm chuồng trại. - Hiện nay chỉ còn khoảng 20% hộ còn nuôi.
- Thức ăn: tận dụng các thức ăn sẵn có như môn rừng, rau lang, bên cạnh đó có một số gia đình bổ sung thêm bột hỗn hợp. - Thời gian chăn nuôi khoảng 4 tháng/lứa heo thịt, bình quân mỗi gia đình nuôi 2 - 3 con heo thịt/lứa và mỗi năm được 3 lứa. - Chi phí nuôi bình quân 300.000 đ / con heo thịt, bao gồm tiền ăn và tiền giống, bán mỗi con được khoảng 500.000 đ (lời 40%) - Bán được 7 triệu/năm/1 hộ. - Số hộ nuôi: 70% số hộ nuôi. - Chăn thả tự nhiên. - Thức ăn: thường tận dụng các nguồn thức ăn tự có như lúa, sắn, bắp… nên hầu như không tốn chi phí gì cho chăn nuôi gà. - Thời gian nuôi từ 4-5tháng / 1 lứa. - Mỗi năm, mỗi gia đình nuôi khoảng 400 con, theo qui mô hộ gia đình. - 100% số hộ nuôi. Ít nuôi
- Nguồn thức ăn chủ yếu là mua (hơn 80%). - Lợn hay dịch bệnh, giá bán thấp trong lúc chi phí cao. - Hiện tại chỉ còn 30% hộ nuôi với khoảng 165 con/xã Dương Hòa.
Lợn
Gà
Vịt
144
- Nguồn thức ăn chủ yếu là mua. - Số hộ nuôi chỉ còn khoảng 80% hộ nuôi.
Rất ít hộ nuôi, số lượng ít, chỉ nuôi để ăn.
Thay đổi - Số lượng trâu giảm từ 1.500 con xuống 250 con và bò giảm từ 1.000 con xuống 350 con - Tốn nhiều công và chi phí nhiều hơn để chăm sóc. - Diện tích đồng cỏ giảm. - Việc chăn nuôi trâu giảm đã ảnh hưởng đến việc cày kéo của người dân, giảm lượng phân bón hữu cơ (từ phân trâu) cho nông nghiệp và giảm thu nhập của người dân. - Mất đi nguồn thức ăn tự nhiên. - Số lượng hộ nuôi và số lượng lợn giảm. - Giảm nguồn phân bón hữu cơ từ nuôi lợn.
- Giảm số lượng vì: + Giảm nguồn thức ăn tự có trong gia đình (bắp, lúa, …). + Người dân đi làm thuê nên không có thời gian để chăm sóc.
4. Biến động về khai thác lâm sản phụ Trước năm 2003, việc vào rừng để tận thu các lâm sản phụ như lá nón, chổi đót, mây và củi là nguồn thu đáng kể của nhiều người dân xã Dương Hòa. Những lúc nhàn rỗi, không có công việc làm người dân thường vào rừng để tận thu các lâm sản phụ này (hơn 70% người trong độ tuổi lao động làm nghề này). Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, số người dân Dương Hòa đi khai thác các lâm sản phụ này giảm đi đáng kể (hàng năm chỉ có khoảng 30 người có sức khỏe tốt làm nghề này, nhưng không thường xuyên). Nguyên nhân chính là do nguồn lâm sản phụ này bị giảm đi vì các loại cây này bị ngập trong lòng hồ và vì phát triển rừng phòng hộ. Một nguyên nhân khác là do đường đi lại khó khăn khi đập thủy điện Tả Trạch chặn dòng nên thuyền không đi lại được (xem thông tin chi tiết tại bảng 2). Bảng 2: Biến động trong việc khai thác lâm sản ngoài gỗ ở xã Dương Hòa giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Tả Trạch Loại LS phụ
Sau năm 2003
Thay đổi
- Mọc ở rừng nằm cách nhà dân khoảng 5 km (Khe Cà De, khe Vịt, khe Rau Rớn). - Người dân thường khai thác về để bán cho buôn lái làm nón. Mỗi tuần 1 người làm được 5.000 đót lá nón và Lá nón bán được với giá 200đ/đót (1 triệu/ tuần). Người dân đi lấy đót bằng thuyền với chi phí đi và về là 20.000đ. - Nghề này làm quanh năm, nhưng mùa hè thì làm nhiều hơn mùa mưa. Khoảng 50% hộ có người đi làm nghề này.
- Người dân phải đi lấy cách nhà hơn 7 km, vì chỗ cũ đã bị thu hồi và nước ngập. - Người dân muốn đi lấy thì phải đi bộ thay vì đi thuyền vì đập ngăn nên thuyền không đi được. Ngày nay chỉ còn rất ít người đi làm (5% hộ đi làm), vì không có lời.
- Đi khó hơn. - Đi xa hơn. - Số lượng người đi làm nghề này giảm (5% so với 50% trước đây) nên thu nhập từ nghề này cũng bị giảm
- Người dân thường lấy ven sông suối, cách nhà khoảng 3 km (Đội 10, khe Mù Mù, khe Vàng). Người dân thường đi thuyền để khai thác. - Bình quân mỗi ngày làm được 50 kg * 3.000đ/kg = 150.000đ/người, chi phí vận chuyển hết 20.000 đ. - Đến mùa (tháng 1 - tháng 3) thì rất nhiều người dân ở xã Dương Hòa đi làm nghề này (70% người trong độ tuổi lao động đi làm). - Người trẻ tuổi cũng như lớn tuổi đều làm được (nghề này nhẹ).
- Diện tích rừng thu hẹp, nước dâng cao làm ngập nên lượng chổi đót giảm. - Đường đi lại khó khăn hơn vì có đập, thuyền không đi được. Người dân đi làm bằng cách đi bộ và gùi về. - Mỗi ngày khoảng 20 kg/ ngày/người và bán với giá 7.000đ/kg. - Bây giờ đến mùa thì cả xã chỉ khoảng 30 người đi làm vì đót ít, và phải đi xa.
Sản lượng đót giảm, đường đi lại khó khăn. Vì vậy, số lượng người đi làm nghề này giảm.
Chổi đót
Trước năm 2003
145
Mây
- Thường đi khai thác ở rừng thượng nguồn cách nhà khoảng 5 km (lên Cửa Nguồn, hoặc Cây De), người dân đi bằng thuyền, khoảng 1,5 - 2 h. - Bình quân, mỗi ngày một người làm được 100 kg * 1.000đ/kg, chi phí vận chuyển bằng thuyền 20.000 đ. - Người dân thường khai thác từ tháng 2 đến tháng 8. - Khoảng 20% người dân đi làm nghề này.
- Phải đi xa hơn cách khoảng 10 km (vùng Đá Dựng), khu vực lúc trước thì đã bị ngập. - Mỗi ngày làm được 30 kg. - Phải vận chuyển bộ, không vận chuyển bằng thuyền được.
- Đi làm xa hơn (10km/7km). - Đi lại, vận chuyển khó khăn - Số người đi làm nghề này giảm.
Làm củi
- Tận thu các cành khô, củi nhánh, nguồn từ cây tự nhiên. Người dân đi thuyền khoảng 2 - 3 km, mỗi thuyền đi 3 người/chuyến/ngày và bán được 300.000đ (thuyền nhà). - Những gia đình không có thuyền thì gánh, mỗi ngày mỗi người được 3 gánh. Củi thường được dùng để bán với giá 25.000 đ/gánh trong năm 2004. Hoặc được dùng làm củi đốt.
Bây giờ người dân đốn củi ở những khu vực rừng trồng, nhưng chỉ có khi các chủ rừng khai thác.
- Người dân đi khai thác dễ hơn. - Không chủ động. - Giá củi rẻ hơn vì củi không tốt bằng củi khai thác tự nhiên trước đây.
5. Biến động về lịch thời vụ Nhìn chung, lịch thời vụ của người dân xã Dương Hòa không có nhiều biến động giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện - thủy lợi Tả Trạch, chỉ có điểm khác là bây giờ người dân không đi vào rừng để tận thu lâm sản phụ, thay vào đó là đi làm thuê. Bảng 7: Biến động lịch thời vụ của người dân Dương Hòa giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện - thủy lợi Tả Trạch Công việc 1 2 3
Trước năm 2004 4
5
6
7
8
9
Từ năm 2004 - 2014 10
11
12
3
4
5
6
7
- Thôn TĐC Khe Sòng không có đất làm
Trồng đậu Trồng Trồng xen kẽ giữa lạc và ngô các loại đậu
146
2
- Thôn TĐC Khe Sòng không có đất làm
Trồng lạc
Trồng Chăm sóc và lúa thu hoạch
1
Thôn Khe Sòng không có đất làm Gieo
8
9 10 11 12
Trồng thanh trà
Thu hoạch
Trồng chuối Trồng keo Nuôi heo
Thức ăn chủ yếu tận dụng ở nhà
Thức ăn mua 100%
Buôn bán
Buôn bán quanh năm thu nhập cao
Buôn bán giảm 50%, thu nhập thấp
Lâm sản phụ
Làm quanh năm, tận dụng những thời gian nhàn rỗi
Làm thuê
6. Biến động về nước sinh hoạt
Trước khi đập Tả Trạch chặn dòng, người dân chủ yếu sử dụng nước sông, một ít hộ sử dụng nước giếng. Nguồn nước đủ quanh năm và sạch. Tuy nhiên từ khi bị chặn dòng, cụ thể là từ năm 2004 - 2014 việc thiếu nước thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Những năm 20042010, nếu dùng nước tiết kiệm thì đủ nhưng càng về những năm sau thì việc thiếu nước càng xảy ra nghiêm trọng hơn. Nước sông cạn và không còn sạch như trước nên người dân phải tự nghĩ ra cách tự xử lý nước trước khi sử dụng. Hình 7: Không có nước giếng, người dân Dương Hòa ra sông tắm, nhưng họ luôn lo sợ mắc các bệnh ngoài da vì nước sông ô nhiễm - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Dương Hòa
Thiếu nước mặt dẫn đến nước ngầm cũng khan hiếm theo. Nước giếng sau này thường đục và có mùi phèn, mực nước trong giếng hạ thấp hơn, nhiều hộ phải đào giếng sâu thêm mới mong có nước để dùng. Để có nước cho sinh hoạt, người dân phải thường xuyên theo dõi mực nước giếng để bơm nước từ giếng hoặc lấy nước bẩn từ sông để dùng. Bảng 5: Biến động nước sinh hoạt của người dân TĐC thôn Khe Sòng, xã Dương Hòa giữa hai thời điểm trước và sau khi tái định cư. Trước tái định cư - Chủ yếu dùng nước sông và nước giếng (tỷ lệ ít). - Người dân thường tắm, giặt trên sông Tả Trạch. - Nước được lấy bằng cách gánh thùng. - Nguồn nước đủ quanh năm và trong sạch.
Sau tái định cư - Người dân chủ yếu sử dụng nước giếng. - Nước thường đục và có mùi phèn. - Từ năm 2004 - 2010, nếu dùng tiết kiệm thì dùng đủ. - Từ 2011 đến 2014, nước thường bị thiếu, đặc biệt là mùa hè.
147
Bảng 6: Biến động nước sinh hoạt của người dân ở xã Dương Hòa, đoạn hạ lưu đập thủy điện, thủy lợi Tả Trạch giữa hai thời điểm trước và sau năm 2010. Trước năm 2010
Từ 2011 – 2014
- Chủ yếu dùng nước sông và nước giếng (tỷ lệ ít). Có một vài giếng do dự án NAV (3 hộ 1 giếng) xây dựng, giếng có nước quanh năm. - Người dân thường tắm, giặt trên sông Tả Trạch. - Nước được lấy bằng cách gánh thùng - Nguồn nước đủ quanh năm và trong sạch
- Từ năm 2011 - 2012 các giếng nước bị khô vào tháng 4 đến tháng 7; - Từ 2013 - 2014 các giếng nước bị khô từ tháng 3 đến tháng 10, kể cả những lúc trời mưa nước giếng cũng không đầy như trước đây. - Từ năm 2010 - 2014 nước sông có mùi hôi và màu xanh đậm. - Người dân phải hạn chế sử dụng nước giếng, trữ thêm nước mưa và lấy nước từ sông để dùng.
Hình 9: Giếng nước nhà chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Thanh Vân Ảnh: Bá Quốc CSRD
Chị N.T.H cho biết: “Trước năm 2010, nguồn nước sinh hoạt ở đây rất thoải mái, nước giếng luôn có đủ để dùng quanh năm, nước sông trong sạch và người dân thường ra đó để tắm giặt. Nhưng kể từ năm 2011 trở lại đây chúng tôi luôn thiếu nước dùng. Ở đây, 3 nhà dùng chung một giếng nước, nhưng chỉ có gia đình nào có người ở nhà cả ngày để chực bơm nước từ giếng mới có đủ nước dùng. Còn tôi mỗi lần đi làm về phải xách thùng đi xin nước từ những nhà bơm nước lên mà còn dư để về nấu ăn, nhưng đôi lúc không có, còn tắm giặt thì chúng tôi thường dùng nước bẩn từ sông. Ngoài ra, nhà tôi luôn phải chuẩn bị sẵn các xô, chậu để hứng nước mưa”. (Độ sâu của giếng: năm 2010 là14 m, năm 2012 đào sâu thêm 2m. Độ sâu mực nước lúc 16h, ngày 18/09: 15 m.) “Trước đây người dân có thể lấy nước trực tiếp từ sông tả Trạch để làm nước sinh hoạt như tắm, giặt, nấu ăn, uống, nhưng kể từ năm 2011 trở lại đây thì người dân phải đào giếng sát bờ sông để lọc nước từ sông trước khi bơm vào nhà, tuy nhiên nước vẫn có mùi hôi”.
Hình 10: Giếng sát bờ sông Tả Trạch, xã Dương Hòa dùng để lọc nước sông trước khi bơm lên để dùng III. Những thách thức và biện pháp giải quyết vấn đề 1. Thách thức Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy việc chặn dòng Tả Trạch đã có tác động đáng kể đến đời sống của người dân xã Dương Hòa, nơi hạ lưu của con đập. Tài nguyên đất, nước và thủy sản nơi đây bị giảm và có những thay đổi tiêu cực khiến cho người dân gặp khó khăn trong phát triển sinh kế. Năng suất cây trồng, vật nuôi và đánh bắt thủy sản bị giảm khiến người dân mất thu nhập. 148
Bên cạnh đó, nguồn nước sinh hoạt từ tự nhiên vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con nay đã cạn kiệt, nhất là về mùa hè. Cả nước sông và nước giếng đều không thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người dân bị nhiễm các bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa. 2. Biện pháp giải quyết vấn đề Dựa vào thực tế của địa phương, nhóm nghiên cứu đã thảo luận và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn như sau: • Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân. Hiện tại, tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt thường xuyên xảy ra đối với hầu hết người dân xã Dương Hòa, đặc biệt là từ tháng 03 đến tháng 10. Nếu được xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, người dân Dương Hòa không phải lo không có nước sạch để dùng, không phải lo mắc những căn bệnh do dùng nước ô nhiễm. • Hỗ trợ xây dựng hệ thống kênh mương cung cấp nước sản xuất. Nếu biện pháp này được thực hiện, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Dương Hòa sẽ thuận tiện hơn hiện tại, người dân không phải lo không có nước để tưới cho Thanh Trà, đồng lúa không phải bỏ hoang vì thiếu nước. • Hỗ trợ nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hiện tại trên địa bàn xã Dương Hòa có nhiều loại cây trồng không đạt hiệu quả kinh tế do bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng đập Tả Trạch, trong đó đáng chú ý là những khu vực đất trồng lúa và trồng màu như đậu và bắp. Vì vậy, việc nghiên cứu để chuyển đổi sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao tại những khu vực này là rất cần thiết cho người dân Dương Hòa. Theo nghiên cứu của nhóm NC TTBĐ Dương Hòa thì việc chuyển đổi sang trồng cây thanh trà hoặc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi là một trong những giải pháp đáng để xem xét. • Tạo điều kiện để có các cơn lũ tự nhiên như trước đây nhằm bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và cây trồng, hạn chế các loại sâu bọ và chuột phá hoại mùa màng. Lúc đó, chi phí đầu tư sản xuất sẽ thấp và năng suất đạt được lại cao. • Cấp đổi đất lâm nghiệp cho người dân Dương Hòa đúng theo như những thỏa thuận trước khi lấy đất của họ phục vụ việc xây dựng hồ Tả Trạch. Hiện nay, nhiều hộ dân tại xã Dương Hòa vẫn chưa nhận được đầy đủ phần đất mà mình đã đồng ý chuyển đổi đất phục vụ cho việc xây dựng hồ Tả Trạch. Vì vậy các bên liên quan cần cấp đổi đầy đủ phần đất này trong thời gian sớm nhất có thể để người dân có đất sản xuất, trong trường hợp không thể bố trí đất để cấp đổi cho người dân thì thực hiện đền bù cho người dân theo như quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các bên liên quan cần hỗ trợ cho người dân những thiệt hại khi trong hơn 10 năm qua người dân không có đất sản xuất. Ngoài ra, đề nghị cấp cho mỗi hộ dân tái định cư thôn Khe Sòng ít nhất 1 ha đất màu như đã hứa tại tài liệu “Hội thảo cộng đồng bàn về dự án hồ Tả Trạch có sự tham gia của người dân”. • Hỗ trợ người dân tái định cư Khe Sòng trong vấn đề làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Hiện nay, bình quân mỗi hộ dân tái định cư Khe Sòng phải tốn khoảng 20 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chi phí này là quá cao so với những thôn tái định cư khác có cùng bối cảnh như thôn TĐC Khe Sòng (TĐC từ việc xây dựng hồ Tả Trạch) như khu TĐC Bến Ván ở huyện Phú Lộc hay TĐC ở Bình Thành, thị xã Hương Trà. Mỗi hộ tại các khu TĐC này chỉ tốn khoảng 1 – 2 triệu đồng/hộ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, đề nghị các bên liên quan xem xét và giảm chi phí làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu TĐC thôn Khe Sòng xuống bằng mức phí mà các thôn tái định cư cùng bối cảnh khác đã được áp dụng. • Hỗ trợ những người dân chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản có điều kiện để đánh bắt, nuôi 149
trồng thủy sản trên khu vực lòng hồ. Hiện nay có một số hộ dân chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản trên khu vực lòng hồ, nhưng với việc môi trường sông Tả Trạch thay đổi từ chế độ sông nước chảy sang hồ nước khiến các ngư lưới cụ của họ không còn phù hợp, bên cạnh đó họ luôn lo lắng rằng việc đánh bắt trong lòng hồ là không hợp pháp nên họ không an tâm trong việc đầu tư cho ngành nghề này. Nếu được cấp phép đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong khu vực lòng hồ, cũng như được hỗ trợ các ngư lưới cụ phù hợp thì sẽ giúp không ít người dân ở Dương Hòa ổn định đời sống của mình. • Quy hoạch khu vực đất trồng cỏ phục vụ hoạt động chăn nuôi. Do diện tích đồng cỏ người dân thường chăn nuôi trước đây đã bị ngập trong khu vực lòng hồ Tả Trạch nên hoạt động chăn nuôi của người dân Dương Hòa giảm dần. Vì vậy nếu được hỗ trợ xây dựng một khu vực trồng cỏ phục vụ chăn nuôi tại địa phương, người dân nơi đây sẽ phát triển lại ngành nghề này để mang lại thu nhập chính.
150
TRƯỜNG HỢP 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ MỘT SỐ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ THÔN NƯỚC LANG DO TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4 Người thực hiện: Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa thôn Nước Lang Người hỗ trợ nghiên cứu:Trần Bá Quốc - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội CSRD I. Bối cảnh Để phục vụ xây dựng công trình thủy điện Đăk Mi 4 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, 25 hộ gia đình trong khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Mi 4 đã di dời tái định cư (TĐC) tại Thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam vào năm 2007.Quá trình di dân TĐC của người dân Nước Lang đã nhận được đền bù và những hỗ trợ nhất định từ các bên liên quan, như đền bù nhà cửa, cây trên đất, hỗ trợ xây dựng điện, đường và hỗ trợ trong việc phát triển nông nghiệp tại nơi ở mới.
Hình 1:Thành viên nhóm NC TTBĐ Nước Lang Ảnh: Thanh Tâm – CSRD
Tuy nhiên, sau hơn 7 năm tái định cư, người dân Nước Lang đều cho rằng cuộc sống nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ vì hoạt động sinh kế nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ và điều kiện môi trường sống nơi ở mới cũng khắc nghiệt hơn nơi ở cũ. Trước những khó khăn đó, người dân nơi đây đã có nhiều kiến nghị lên các bên liên quan nhằm kêu gọi sự hỗ trợ, giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải, nhưng hầu hết các kiến nghị đó chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng. Tháng 03/2014, người dân ở đây đã thành lập “Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa thôn Nước Lang” với 10 người tham gia để nghiên cứu, tập hợp lại thông tin được nhóm NC cho là bằng chứng về các tác động của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4 đến môi trường và cuộc sống của họ, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó, từ đó có thể đề xuất với các bên liên quan để giúp giải quyết những vấn đề tồn tại cho địa phương của mình. Đồng thời, hoạt động nghiên cứu này còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về những tác động của thủy điện và tăng cường tính đoàn kết cộng đồng để cùng nhau giải quyết những khó khăn chung trong cuộc sống. II. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nhóm NC TTBĐ Thôn Nước Lang đã chọn ra 6 vấn đề được cho là chịu tác động nhiều nhất do việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4, bao gồm: Đất đai, động vật thủy sinh, môi trường sức khỏe, giáo dục và việc làm. 1. Biến động đất đai Việc đánh giá biến động đất đai ở đây chủ yếu đánh giá biến động về diện tích, điều kiện canh tác 151
và chất lượng các loại hình sử dụng đất, bên cạnh đó các loại cây trồng trên đất cũng được xem xét. Nhóm nghiên cứu đã chia ra 4 loại hình sử dụng đất để đánh giá, bao gồm đất vườn, đất rẫy, đất rừng và đất ruộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua nơi ở mới người dân có ít đất hơn nơi ở cũ, đất nơi ở mới xấu hơn và điều kiện canh tác khó khăn hơn nơi ở cũ vì đất thường nằm cách xa nơi ở, đường đi lại khó khăn, đất có lẫn nhiều đá và thường thiếu nước tưới. Điều này vừa làm giảm hiệu quả sản xuất của người dân, đồng thời làm tăng số người thất nghiệp trong thôn khi những người già, người có sức khỏe yếu không thể đi làm trên các nương rẫy vì điều kiện đi lại khó khăn. a. Đất vườn Người dân Nước Lang tại nơi ở cũ có diện tích đất vườn bình quân từ 800 -1.500m²/1 hộ, nhưng tại nơi ở mới mỗi hộ chỉ nhận được 400m2 bao gồm đất nhà ở và đất vườn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tri thức bản địa Nước Lang cho thấy rằng: “Chất lượng đất vườn nơi ở mới xấu và điều kiện canh tác khó khăn hơn nơi ở cũ”. Đất vườn nơi ở cũ luôn được bồi đắp phù sa hàng năm sau mỗi trận lũ, người dân có thể đào các kênh nước tự nhiên để tưới tiêu đất vườn quanh năm. Trong khi đó, đất vườn nơi ở mới lại có nhiều đá lẫn và độ ẩm trong đất thấp, hàng năm đất vườn nơi ở mới không những không được bồi đắp phù sa mà còn thường xuyên bị xói mòn, về mùa khô thì đất cứng nên không thể phục vụ cho sản xuất được. Chính vì vậy, việc canh tác trên đất mới tốn nhiều công sức làm đất, chi phí đầu tư phân bón cao nhưng năng suất cây trồng lại thấp, thậm chí đôi lúc không thu hoạch được, nên hiện nay hầu hết đất vườn nơi đây đang bỏ hoang.
Hình 2: Khu tái định cư thôn Nước Lang - Ảnh: Bá Quốc CSRD Bảng 1: Biến động đất vườn ở Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi tái định cư Nơi ở cũ
Nơi ở mới
Thay đổi
Biến động diện tích Từ 800 - 1.500 m2/hộ.
Bình quân mỗi hộ có Diện tích đất vườn nơi ở mới giảm 400 m2 bao gồm đất ở hơn 2 lần so với nơi ở cũ. và đất vườn. Biến động điều kiện canh tác
- Đất ít đá lẫn. - Nguồn nước tưới lấy từ các khe suối do gia đình tự làm và cây trồng có nước quanh năm. - Đất mềm.
152
- Đất có nhiều đá lẫn. - Không có nước tưới, để tưới nước thì phải gánh nước hoặc dùng nước tự chảy. - Đất cứng.
Điều kiện canh tác nơi ở mới xấu hơn nơi ở cũ vì nơi ở mới: - Đất có nhiều đá sạn lẫn nên tốn nhiều chi phí cho hoạt động làm đất. - Không có nước tưới nên năng suất cây trồng thấp thậm chí là không có thu hoạch. - Đất vườn nơi ở mới cứng.
Biến động chất lượng đất - Đất mềm, tơi xốp và có độ dày sâu; đất được bồi đắp phù sa vào mùa mưa lụt hàng năm. - Cây trồng (sắn, rau cải, sả, rau muống, khoai lang, rau lũi, củ gừng, mướp, bí đỏ, thơm, chuối, đu đủ, cà, mít) phát triển tốt và cho thu hoạch.
- Đất cứng, hàng năm đất bị xói mòn dần. - Chủ yếu là trồng keo, ngoài ra có một số cây như sả, cam, quít (phát triển chậm và không có trái).
Đất nơi ở cũ có chất lượng tốt hơn nơi ở mới vì: - Nơi ở cũ đất có độ dày sâu, mùn nhiều, độ ẩm cao. Còn nơi ở mới đất có độ dày mỏng, ít mùn, mùa khô thì cằn, mùa mưa thì nhão và không sản xuất được. - Trước đây thường trồng nhiều loại, nhưng bây giờ hầu hết là trồng keo, hoặc trồng cây ăn quả nhưng năng suất thấp. - Nơi ở mới, đất vườn không được bồi đắp phù sa hàng năm nên tốn nhiều chi phí đầu tư (phân bón, nước) mà năng suất lại thấp.
Hình 3: Diện tích đất nhà + đất vườn nơi ở mới của thôn Nước Lang = 400 m2/hộ, ít hơn 2 lần so với nơi ở cũ Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Nước Lang b. Đất rẫy Đất rẫy là nơi người dân trồng lúa nương, sắn, mía, ớt, đu đủ, thơm, bắp, cà, môn, khoai, ngô, mướp, bầu, dưa leo và chuối, người dân Nước Lang có đất này từ việc đi phát rừng Dế. Ở nơi ở cũ, các hộ gia đình đều có đất rẫy, bình quân mỗi hộ có khoảng 3 ha, nhiều hộ có đến 10 ha, những hộ ít cũng có 1 - 2 ha, còn nơi ở mới người dân Nước Lang không có đất rẫy. Trước đây lúc mới qua tái định cư, mỗi hộ gia đình có 1 ha đất rẫy, nhưng sau 2 năm canh tác không có hiệu quả do đất xấu, người dân đã chuyển sang trồng keo trên diện tích đất này. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, điều kiện canh tác nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ vì đất rẫy nơi ở mới nằm cách xa nơi ở của người dân và đường đi lại từ nơi ở đến đất rẫy dốc và trơn. Bên cạnh đó, chất lượng đất rẫy nơi ở mới cũng xấu hơn nơi ở cũ, bằng chứng là cây trồng trên đất rẫy nơi ở mới cho năng suất thấp và người dân phải chuyển sang trồng keo. 153
Bảng 2: Biến động đất rẫy ở thôn TĐC Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4 Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
Biến động diện tích Bình quân mỗi hộ có 3 ha, hộ nhiều 2 năm đầu mỗi hộ có 1 ha, Diện tích đất rẫy nơi ở nhất khoảng 10 ha, hộ ít nhất là 1 - nhưng sau đó chuyển qua cũ nhiều, còn nơi ở mới 2ha. trồng keo do đất xấu. không có. Biến động điều kiện canh tác Đất rẫy gần nhà, xa nhất là 1 km; Cách xa nơi ở từ 1- 3 km; Đất rẫy nơi ở mới nằm đường đi lại thuận tiện, đi bộ mất đường dốc, người dân đi bộ cách xa nhà hơn và đi lại khó khăn hơn nơi khoảng 10 - 15 phút. mất từ 1 - 1,5 giờ. ở cũ. Biến động chất lượng đất - Chất lượng đất tốt khi đất thường có màu đen, tầng đất dày, ít có đá lẫn và độ ẩm cao. - Trồng lúa trĩa (1 năm/vụ), bắp, cà, ớt, đu đủ, sắn, dưa, bí, củ diềm, củ gừng, rau… Các sản phẩm được dùng để ăn hàng ngày trong gia đình. Người dân không cần mua từ ngoài cũng đủ. - Đất nhiều sỏi, đá lẫn
Trong hai năm đầu trồng lúa Năng suất cây trồng nơi trĩa (1 năm/vụ), bắp, cà, ớt, ở mới thấp hơn nơi ở đu đủ, sắn, dưa, bí, củ diềm, cũ. củ gừng và rau, nhưng do đất xấu, năng suất thấp nên người dân đã chuyển sang trồng keo. - Đất nhiều sỏi, đá lẫn.
Hình 4: Đất rẫy nơi ở mới của thôn Nước Lang nhiều sỏi, đá, đất cứng và nằm cách xa nhà hơn nơi ở cũ Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Nước Lang
b. Đất rừng Đất rừng là nơi người dân Nước Lang trồng các loại cây keo, quế và trồng xen mít. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất rừng của người dân Nước Lang khi qua nơi ở mới ít hơn nơi ở cũ nhiều. Nơi ở cũ, bình quân mỗi hộ gia đình có 7 ha, nhưng qua nơi ở mới chỉ có 2 ha. Bên cạnh đó, điều kiện để canh tác trên đất rừng nơi ở mới khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ vì đất rừng nơi ở mới nằm cách xa nơi ở, đường đi lại khó khăn và tốn nhiều công sức trong việc khai hoang do đất có nhiều đá, sạn lẫn và đất có độ dốc lớn. Ngoài ra, chất lượng đất nơi ở mới cũng xấu hơn nơi ở cũ vì đất rừng nơi ở mới có tầng dày thấp. Tóm lại, qua nơi ở mới người dân có ít đất rừng hơn và điều kiện canh tác trên đất rừng khó khăn hơn nơi ở cũ (xem thông tin chi tiết ở bảng 3). 154
Bảng 3: Biến động đất rừng ở thôn TĐC Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện ĐăkMi 4 Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
Biến động diện tích Gia đình nào cũng có, mỗi hộ Bình quân mỗi hộ được 2 ha. có từ 3-7 ha.
Diện tích ít hơn nhiều.
Biến động điều kiện canh tác - Đất rừng ở gần nhà, từ nhà đến đất rừng khoảng 20 phút đi bộ (1 km), đường bằng phẳng và có thể đi xe được (nằm dọc hai bên đường 14 E). - Tốn ít công sức trong việc đào hố trồng cây do đất không có đá. - Cả nam và nữ, người trẻ và người lớn tuổi đều tham gia sản xuất được.
- Xa nhà, đi bộ từ nhà đến rừng trồng mất hơn 1 giờ đồng hồ. Đường đi lại dốc, chỉ có thể đi bộ, không đi xe được (đường đến đó đang thi công). - Tốn nhiều công sức trong việc đào hố trồng cây vì đào thường gặp đá, các dụng cụ dễ bị hư hỏng. - Người già không đi được vì đường dốc, đi lại khó khăn.
Điều kiện canh tác trên đất rừng nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ vì đất rừng nằm cách xa nơi ở, đường đi lại khó khăn và tốn nhiều công sức trong việc khai hoang vì đất xấu. Bên cạnh đó, nơi ở mới thì chỉ có người có sức khỏe tốt mới đi làm ở các rừng trồng được.
Biến động chất lượng đất - Đất bằng phẳng, đất có độ ẩm cao, ít đá trong đất, tầng đất dày > 50 cm, đất có màu đen. - Chất lượng đất phù hợp với việc trồng keo, quế, mít. Cây phát triển tốt.
- Đất đồi dốc, nhiều đá, tầng canh tác khoảng 10 cm, đất xấu. - Chất lượng đất chỉ phù hợp với việc trồng keo. Người dân trồng keo trên đất rừng, cây phát triển tốt và đã khai thác 1 lần sau 5 năm trồng.
Tầng dày của đất rừng nơi ở mới thấp hơn nơi ở cũ (nơi ở cũ dày > 50cm, nơi ở mới khoảng 10cm). Đất ở nơi ở cũ phù hợp với nhiều loại cây hơn.
c. Đất ruộng Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất ruộng nơi ở mới của người dân Nước Lang là bằng nơi ở cũ với bình quân mỗi hộ có khoảng 700 m2. Tuy nhiên, để canh tác trên đất ruộng nơi ở mới, người dân phải tốn nhiều công hơn nơi ở cũ vì đất ruộng nơi ở mới nằm cách xa nơi ở của người dân (đi bộ mất 1 đến 1,5 giờ), đường đi lại khó khăn, đất có nhiều đá sạn lẫn và không có đủ nước tưới cho ruộng. Trong khi đó năng suất trồng lúa nơi ở cũ lại cao hơn nơi ở mới vì đất tốt và có đủ nước tưới (xem chi tiết thông tin ở bảng 4). Bảng 4: Biến động đất ruộng ở thôn TĐC Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4 Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
Biến động diện tích 20 hộ có đất ruộng, mỗi hộ có 500 1.000 m2
Bình quân mỗi hộ có 700 m 2/hộ.
Diện tích đất ruộng nơi ở mới bằng nơi ở cũ. 155
Biến động điều kiện canh tác - Người dân ít tốn công cho việc đi lại, lấy nước cho ruộng và khai hoang ruộng vì khoảng cách từ nhà đến ruộng gần (đi bộ mất khoảng 5 - 10 phút), đường đi lại bằng phẳng và có thể đi xe máy (đường 14 E), đất mềm, không có đá lẫn và có đủ nước tưới quanh năm. - Tất cả đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ đều có thể đi làm ruộng được.
- Người dân phải tốn nhiều công sức khi canh tác trên đất ruộng nơi ở mới vì ruộng ở cách xa nơi ở (đi bộ mất 1-1,5 giờ), đường đi lại khó khăn (đường dốc, không đi xe máy được), đất cứng có nhiều sỏi đá, đường ống dẫn nước thường bị hư và thường thiếu nước. - Người sức yếu không đi làm được (người già, trẻ em, phụ nữ mang thai).
Qua nơi ở mới, người dân phải tốn nhiều công sức hơn khi canh tác trên đất ruộng và chỉ có những người có sức khỏe mới đi làm ruộng được.
Biến động chất lượng đất - Đất bằng, đất màu đen, ruộng sát khe nên độ ẩm đất đảm bảo canh tác, tầng đất canh tác dày từ 50 cm - 100 cm. Lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao, một sào được khoảng 3 bao.
- Độ ẩm của đất thấp do xa nguồn nước và không có đủ nước tưới (nước lấy từ suối bằng đường ống dẫn nước dài khoảng 700 m), nhưng không đủ vì khe nhỏ và hay bị khô), lớp ở trên màu đen và dày 5 cm và còn lớp dưới là màu đất đỏ. Đất có nhiều đá và sỏi xen lẫn bên trong. - Người dân mới trồng và thu hoạch được 1 vụ vào năm 2013, với năng suất một sào được khoảng 1,5 bao.
Đất ruộng nơi ở cũ có tầng canh tác dày hơn và đất tốt hơn nơi ở mới, năng suất trồng lúa nơi ở cũ cũng nhiều hơn nơi ở mới.
Hình 5: Ruộng nơi ở mới có nhiều sỏi đá, gốc cây và thường thiếu nước; người dân phải làm lán trại để ở lại mỗi khi đi làm ruộng vì ruộng cách xa nơi ở - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Nước Lang 2. Biến động môi trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi tái định cư, lượng nước sinh hoạt cung cấp cho người dân Nước Lang ít hơn và ô nhiễm hơn trước khi tái định cư. Trước đây, người dân Nước Lang luôn có đủ nước sạch để dùng quanh năm, nhưng sau khi qua nơi tái định cư thì người dân thường xuyên thiếu nước sạch để dùng, vào mùa hè thì nước tự chảy thường không có, lúc đó người dân phải xuống các ao hồ xung quanh múc nước bẩn để dùng, còn vào mùa mưa thì nước tự chảy thường có độ đục cao. 156
Về môi trường không khí, người dân phải sống trong điều kiện khắc nghiệt hơn nơi ở cũ khi vào mùa đông thì ẩm ướt, mùa hè thì nóng nực, bên cạnh đó không khí nơi đây còn bị hôi thối mỗi khi đập thủy điện Đăk Mi xả đập. Bảng 5: Biến động môi trường nước sinh hoạt giữa nơi ở mới và nơi ở cũ của người dân Nước Lang Nội dung
Trước tái định cư
Sau tái định cư
Nguồn nước sinh hoạt
Khe, suối
Khe
Cách thức lấy nước sinh hoạt
Ống dẫn từ khe suối đến nhà, ống dẫn ngắn.
- Ống dẫn từ khe suối đến nhà, ống dẫn dài. - Gánh những lúc nước tự chảy không có
Chất lượng nước và lượng nước
Nước sạch và có thường xuyên
Nước bẩn, thiếu nước, trong ống nước có nhiều con sên.
Ảnh hưởng của việc đi lấy nước và Bình thường Đau khớp, đau bụng, bị sốt, dùng nước sinh hoạt đến sức khỏe cảm cúm… 3. Biến động một số loại động vật thủy sinh (tôm, cua và cá) Theo nhóm NC TTBĐ Nước Lang, sản lượng và số lượng các loài tôm các trên sông Đăk Mi giảm rõ rệt kể từ khi có công trình thủy điện Đăk Mi 4. Nguyên nhân chính của tình trạng này là vì không gian sống của chúng bị thu hẹp và sự thay đổi của môi trường nước sông. Trước khi có thủy điện Đăk Mi 4, trên sông Đăk Mi đoạn chảy qua nơi ở cũ của người dân Nước Lang có hơn 36 loài động vật thủy sinh thường xuất hiện (còn một số loài người dân không biết tên nên không đưa ra), trong đó có hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam (cá Chình và cá Chiên). Kể từ khi thủy điện Đăk Mi 4 tích nước, hầu như sông Đăk Mi bị khô quanh năm, chỉ trừ khi đập thủy điện Đăk Mi xả nước, vì vậy trên sông này chỉ thấy xuất hiện một số vũng nước đọng và thỉnh thoảng có các dòng nước nhỏ chảy len dưới các khe đá. Có thể nói rằng, sông Đăk Mi bây giờ đã trở thành con sông chết trong hầu hết cả năm vì không có nước chảy, chỉ ngoại trừ vào thời gian mùa mưa lũ (từ tháng 09 đến tháng 12). Điều đó đã làm mất đi môi trường sinh sống của một số loài cá, tôm. Đến nay đoạn sông Đăk Mi chảy qua nơi ở mới của người dân Nước Lang chỉ còn 8 loài tôm, cá xuất hiện với số lượng ít và thường chỉ xuất hiện sau khi đập thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ với sản lượng không đáng kể và hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ biến mất. Bên cạnh đó, việc xây dựng đập thủy điện Đăk Mi 4 còn làm thay đổi môi trường nước trên sông Đăk Mi. Khi nước trong lòng hồ bị ô nhiễm do thối rữa xác động thực vật được xã về hai con sông này. Một khía cạnh khác gây ô nhiễm môi trường hóa học trên sông Đăk Mi nữa là do hoạt động khai thác vàng trên sông Đăk Mi. Khi sông Đăk Mi thường xuyên bị khô vào mùa kiệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác vàng diễn ra, hoạt động này đã thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường nước trên sông Đăk Mi (Xem chi tiết thông tin ở bảng 6). Bảng 6: Biến động sản lượng và số lượng một số loại động vật trên sông Đăk Mi và Vu Gia Trước năm 2012
Từ năm 2012 - 2014
Có 36 loại động vật thủy sinh, trong đó có 21 loài cá thường xuất hiện (hai loài cá nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam là cá Chình và cá Chiên), 15 các loại động vật thủy sinh khác như rùa, baba, tôm và ốc cua, bên cạnh đó còn có thêm một số loài cá khác nhưng người dân không biết tên. Người dân đánh bắt được các loài này quanh năm với sản lượng luôn luôn đủ để phục vụ các bữa ăn gia đình.
Chỉ có 9 loại động vật thủy sinh xuất hiện, trong đó có 3 loài cá. Sản lượng các loài này rất ít, người dân chỉ thấy và đánh bắt được các loài động vật thủy sinh này sau khi đập thủy điện Đăk Mi 4 xả. 157
Danh sách các loài động vật thủy sinh ghi nhận ở sông Đăk Mi, đoạn nằm dưới đập Đăk Mi 4 khoảng 5 km: 1. Cá chiên 2. Cá chình 3. Cá niên 4. Cá tràu 5. Cá bống 6. Cá rô phi 7. Ca đếp 8. Cá trăng 9. Cá trê 10. Cá bộp 11. Cá xanh 12. Cá lấu 13. Cá mương
14. Cá chép 15. Cá mè 16. Cá mẽ 17. Cá mát 18. Cá Dyếc 19. Cá phát lát 20. Cá bông lau 21. Cá dét 22. Ếch xanh 23. Ếch nháy 24. Ếch chò 25. Ốc nắp
26. Ốc bươu 27. Nóc 28. Rùa đen 29. Ba ba 30. Rùa két 31. Rùa hộp 32. Rùa vàng 33. Tôm 34. Cua 35. Ốc đá 36. Lươn
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.
Cá rô phi Cá chép Cá tràu Cá nhét Tôm Cua Ốc bươu vàng (mới xuất hiện) 8. Ếch, nhái
Hình 6: Loài cá Chình và cá Chiên thường xuất hiện tại sông Đăk Mi, đoạn thượng nguồn đập thủy điện Đăk Mi 4 trước năm 2011- Hình ảnh được người dân thôn Nước Lang xác nhận
4. Biến động việc làm Nơi ở cũ, người dân Nước Lang có 09 công việc có thể mang lại thu nhập cho người dân, còn nơi ở mới chỉ có 07 công việc. Kể từ khi chuyển qua nơi ở mới có 03 công việc mà người dân Nước Lang không còn làm nữa là: Làm rẫy: Nơi ở cũ, làm rẫy là công việc mang lại nguồn lương thực, thực phẩm chính của người dân Nước Lang, các sản phẩm làm được từ nương rẫy luôn đủ để cung cấp cho người dân ăn quanh năm. Nhưng khi chuyển qua nơi ở mới, người dân chỉ làm rẫy trong hai năm đầu, sau đó không làm nữa mà chuyển qua trồng keo vì đất rẫy nơi ở mới xấu nên làm rẫy không có hiệu quả. Hệ quả là người dân Nước Lang luôn thiếu ăn kể từ khi chuyển qua nơi ở mới. Đánh bắt cá: Qua nơi ở mới, hầu như người dân Nước Lang không đi đánh bắt tôm cá nữa vì sau khi xây đập thủy điện Đăk Mi 4, sông Đăk Mi đoạn chảy qua thôn Nước Lang có rất ít cá. Trong khi đó việc đánh bắt cá nơi ở cũ hầu như được người dân thực hiện hàng ngày và lượng tôm cá luôn có đủ và thừa cho họ dùng làm thức ăn hàng ngày. Làm lá nón: Do nơi ở mới không có lá nón nên người dân Nước Lang không làm nghề này từ khi chuyển qua nơi ở mới. Ngược lại, qua nơi ở mới có một công việc mới mà nơi ở cũ không có, đó là làm vàng. Tận dụng sông Đăk Mi, đoạn phía dưới đập thủy điện Đăk Mi 4 bị khô nước, người dân Nước Lang đến đây để đãi vàng vào những lúc rãnh. Tuy nhiên, công việc này chỉ được thực hiện trong vòng hai năm đầu vì thu nhập thấp. Còn lại những công việc khác (như làm lúa rẫy, lúa nước, làm củi, làm bẫy, làm mây và làm thuê) đều được người dân thực hiện cả nơi ở cũ cũng như nơi ở mới. Tuy nhiên, khối lượng công việc của các việc này ở nơi ở mới đều thấp hơn nơi ở cũ, ngọai trừ làm mây. 158
Bảng 7: Lịch thời vụ của người dân Nước Lang nơi ở cũ và nơi ở mới NƠI Ở CŨ Công việc
1
2
Làm lúa rẫy
3 4
5
6
7
NƠI Ở MỚI 8
9
10 11 12
Phát rẫy (15/3 – 15/4), đốt rẫy (từ 1/5 - 20/05), tỉa lúa (từ 20/5 – 15/06), làm cỏ đợt 1 (từ 15/06 – 15/07), làm cỏ đợt 2 ( từ 15/08 – 15/09), thu hoạch (t10 – t11)
Cuốc ruộng (từ 1/1 – 15/01), Cuốc ruộng (từ 15/05 cấy (15/01 – – 15/06), cấy (15/06 – Làm 15/02), sục 30/06), sục bùn (15/07 ruộng bùn (15/02 – 15/08), gặt lúa (từ 15/09 – 30/02), gặt – 30/09) lúa (từ 15/04 – 30/04) Trồng từ 01 – 15/01) Làm rẫy Làm cỏ (từ 15 – 30/02)
Làm củi
Thu hoạch (15 -30/ 05)
Làm cỏ (15 – 30/05) Trồng (từ 01 – 15/06) Làm cỏ (từ 15/06 – 30/06)
Đánh cá, ốc
5
6
7
8
9 10 11 12
Phát rẫy (15/3 – 15/4), đốt rẫy (từ 1/5 – 20/05), tỉa lúa (từ 20/5 – 15/06), làm cỏ đợt 1 (từ 15/06 – 15/07), làm cỏ đợt 2 ( từ 15/08 – 15/09), thu hoạch (t10 – t11) Cuốc ruộng (1/1 – 15/01), cấy (15/01 – 15/02), sục bùn (15/02 – 30/02), gặt lúa (15/04 – 30/04)
Cuốc ruộng (từ 15/05 – 15/06), cấy (15/06 – 30/06), sục bùn (15/07 – 15/08), gặt lúa (từ 15/09 – 30/09)
Trồng không đạt năng suất nên nhiều hộ Làm không trồng nữa. cỏ Chủ yếu là trồng lúa, trồng keo; không trồng được bắp, đậu
Làm củi
Làm củi KHÔNG LÀM NỮA VÌ KHÔNG CÓ LÁ NÓN
Lá nón Làm bãi
Thu hoạch
1 2 3 4
Làm bẫy Đánh bắt quanh năm
Làm bẫy Ít khi đi đánh bắt vì sông rất ít cá
Làm mây Làm vàng
Làm vàng những lúc rãnh rổi
Làm thuê
159
Hình 7: Nơi ở mới, người dân Nước Lang thường ít có công việc để làm hơn nơi ở cũ Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Nước Lang 5. Biến động về sức khỏe Qua nơi ở mới, có 3 căn bệnh mà người dân Nước Lang thường bị mắc phải nhiều hơn nơi ở cũ, đó là bệnh mờ, mù mắt, bệnh đau đầu và bệnh đau khớp. Theo nhóm nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người dân Nước Lang khi chuyển qua nơi ở mới mắc các căn bệnh này nhiều hơn nơi ở cũ. Thứ nhất là do môi trường nơi ở mới ô nhiễm khi người dân luôn phải sống trong hoàn cảnh ẩm ướt trong mùa đông và nóng nực trong mùa hè. Thứ hai, môi trường không khí nơi ở mới cũng bị ô nhiễm vì mùi hôi thối từ sông Đăk Mi mỗi khi đập thủy điện Đăk Mi 4 xả cửa. Thứ bà là nước sinh hoạt của người dân cũng thường bị ô nhiễm; và cuối cùng là do việc đi lại từ nơi ở đến nơi sản xuất xa và khó khăn. Việc mắc những căn bệnh này đã mang đến nhiều hệ lụy xấu đối với người dân nơi đây khi họ vừa không thể đi làm được mỗi khi mắc bệnh, vừa phải tốn công và chi phí chăm sóc và chữa trị cho người bệnh. Bảng 8: Một số thông tin liên quan đến bệnh đau mắt của người dân Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4 Nội dung Nguyên nhân
Trước khi có thủy điện
Nơi ở thông thoáng, có khí hậu - Nơi ở không thông thoáng và không khí bị ô trong lành, không bị ô nhiễm nhiễm. nên bệnh này xảy ra ít - Mỗi lần thủy điện xả nước thì không khí bốc mùi hôi thối Mùa hè, mùa thu
Thời gian mắc bệnh trong năm Đối tượng mắc bệnh
Sau khi có thủy điên
Không có
Một số người mắc bệnh, ví dụ: Đinh Văn Sửu, Hồ Thị Dế, Hồ Văn Tất, Hồ Thị Lành, Hồ Thị Mon, Hồ Văn Tiết, Hồ Thị Tim…
Cách chữa trị
Thuốc nhỏ mắt, hoặc điều trọ bằng các loại thuốc tiêm và uống khác.
Nơi chữa trị
Bệnh viện đa khoa mắt Quảng Nam, Đà Nẵng
Chi phí chữa bệnh
Chi phí chữa trị cao, chi phí đi lại 300.000đ-400.000đ/người
Những hệ lụy
Tốn chi phí chữa bệnh, mất thu nhập vì không đi làm được.
160
Bảng 9: Một số thông tin liên quan đến bệnh đau đầu của người dân Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4 Nội dung
Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điên
Nguyên nhân
- Do mùi hôi của thủy điện - Mùa hè nóng, mùa mưa ẩm ướt
Thời gian mắc bệnh trong năm
Mùa hè, mùa đông
Đối tượng mắc bệnh
Ít người bị mắc bệnh này, không có ai bị thần kinh
Rất nhiều người bị: Sữa, Lành, Hồ Thị Yến, Hồ Văn Teng (bị thần kinh), Hồ Văn Xuyên (bị thần kinh).
Cách chữa trị
Mua thuốc uống, đi bệnh viện.
Nơi chữa trị
Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, Đà Nẵng, Khâm Đức.
Hệ lụy
Tốn chi phí chữa bệnh, mất thu nhập vì không đi làm được. Bảng 10: Một số thông tin liên quan đến bệnh đau khớp của người dân Nước Lang giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4 Nội dung
Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điên
Nguyên nhân
Do đường đi lại từ nơi ở đến nơi sản xuất là khó khăn.
Thời gian mắc bệnh
Từ tháng 01 đến tháng 09
Đối tượng mắc bệnh
Hầu như không có
Hầu hết những ai đi làm nước, làm rẫy, làm rừng đều bị.
Cách chữa trị
Nghỉ ngơi, đi bệnh viện
Nơi chữa trị
Ở nhà, hoặc bệnh viện
Chi phí chữa bệnh
Chi phí mua thuốc, chi phí cho bệnh viện
Hệ lụy
Tốn chi phí chữa bệnh, mất thu nhập vì không đi làm được.
Hình 8: Người phụ nữ ở thôn Nước Lang bị bệnh đau đầu
Hình 9: Người đàn ông ở thôn Nước Lang bị bệnh đau khớp
161
6. Biến động về giáo dục Qua nơi ở mới, con em Nước Lang đi học cấp 1 và cấp 2 thuận tiện hơn nơi ở cũ khi trường học được xây khang trang và gần nơi ở của người dân. Tuy nhiên, tình trạng học ghép vẫn đang diễn ra nên hiệu quả học tập của các em không cao. Đối với những em trong độ tuổi mẫu giáo (10 em tuổi từ 3 - 5 tuổi) thì không có điều kiện đến trường, điều này vừa thiệt thòi cho các em, vừa tốn công của người lớn vì phải chăm giữ các em.
Hình10: Tất cả các em dưới 6 tuổi ở Nước Lang không được đến trường - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Nước Lang III. Thách thức và khuyến nghị 1. Những thách thức • Người dân thôn TĐC Nước Lang đang gặp khó khăn trong việc tự sản xuất lương thực, thực phẩm vì đất vườn của họ vừa ít, vừa xấu, đất làm rẫy thì lại không có và đất trồng lúa thì ở cách xa nơi ở và thường thiếu nước để sản xuất. • Hiện nay, rất nhiều người dân thôn Nước Lang không có công ăn việc làm ổn định, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu. Nguyên nhân là do qua nơi ở mới, người dân có ít đất sản xuất, việc đi lại để sản xuất khó khăn khi đường đi xa và dốc; số lượng công việc nơi ở mới ít. • Qua nơi ở mới, nhiều người dân Nước Lang mắc các căn bệnh đau đầu, đau/mờ mắt và đau khớp. Điều này vừa tốn chi phí khám chữa bệnh, đồng thời người dân mất thêm thu nhập do không đi làm được những lúc đau ốm. • Nguồn thức ăn hàng ngày khai thác từ tự nhiên giảm trầm trọng. Ngày nay, để có cá ăn hầu như toàn bộ người dân Nước Lang phải đi mua thay vì đánh bắt như trước đây. Điều này vừa làm cho người dân tốn kém, vừa không đảm bảo vấn đề sức khỏe cho người dân. • Tất cả các trẻ em dưới 6 tuổi ở thôn Nước Lang đều không có điều kiện đến trường, điều đó có nghĩa các em mất quyền được học hành, đồng thời người dân phải tốn công để chăm giữ các em thay vì đi làm. • Qua nơi ở mới, điều kiện nhà cửa không đảm bảo cho sức khỏe, nóng nực vào mùa hè và ẩm ướt vào mùa đông. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả lao động của người dân. 2. Một số khuyến nghị Để giải quyết những khó khăn trước mắt, theo nhóm NC TTBĐ Nước Lang, người dân nơi đây cần một số hỗ trợ cụ thể sau: 162
1. Hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho người dân ở thôn TĐC Nước Lang như: hỗ trợ trồng cây xanh quanh khu vực sinh sống để tạo bóng mát vào mùa hè; nâng cao mái nhà và làm thêm tấm lợp trần nhà để tránh ẩm ướt vào mùa mưa, giảm nóng nực vào mùa hè; nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt để người dân có đủ nước sạch. Nếu các biện pháp này được thực hiện sẽ góp phần cải thiện vấn đề sức khỏe cho người dân thôn Nước Lang. 2. Hỗ trợ để người dân trồng các loại cây lương thực, thực phẩm như: cấp thêm đất rẫy cho người dân; hướng dẫn người dân cách thức cải tạo đất, như làm phân hữu cơ, phân vi sinh để người dân có thể cải tạo các khu vực đất không được tốt và trồng các loại cây lương thực. Nếu các biện pháp này được thực hiện thì sẽ giúp người dân giải quyết vấn đề lương thực hàng ngày. 3. Tạo điều kiện để các em nhỏ dưới 6 tuổi có thể đến trường để các em được đi học đầy đủ đồng thời bố mẹ của các em có nhiều thời gian hơn để đi làm, có thêm thu nhập. 4. Cấp đất cho những hộ mới tách. Hiện nay, những hộ mới tách không được cấp đất ở cũng như đất sản xuất (có 9 hộ mới tách kể từ khi qua nơi ở mới), vì vậy đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện để các hộ mới tách có đất làm nhà cũng như đất sản xuất. 5. Hỗ trợ người dân tìm hiều nguyên nhân và phương pháp chữa trị các bệnh mà người dân Nước Lang đang gặp phải. Hiện tại, số người dân Nước Lang mắc các bệnh đau mắt, đau đầu, đau khớp ngày một tăng và nặng hơn trước. Nếu được các bên liên quan quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị những căn bệnh này thì người dân Nước Lang không những giảm bớt chi phí khám chữa bệnh mà họ còn có sức khỏe để lao động, cải thiện đời sống. 6. Hỗ trợ người dân Nước Lang cải tạo đồng ruộng. Các đồng ruộng mà người dân Nước Lang được cấp có rất nhiều gốc cây, đá nên rất khó để sản xuất. Bên cạnh đó, việc sản xuất lúa nơi đây gặp nhiều khó khăn do thiếu nước. Vì vậy, đề nghị các bên liên quan hỗ trợ xây dựng hệ thống cấp nước sản xuất cho người dân Nước Lang.
163
TRƯỜNG HỢP 4
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ THÔN 2, XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM DO TÁC ĐỘNG THỦY ĐIỆN ĐĂK MI 4C Người thực hiện: Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa khu tái định cư thôn 2 Người hỗ trợ nghiên cứu: Trần Bá Quốc - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội CSRD I. Bối cảnh
Việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4C đã làm ngập một khu đất, rừng rộng lớn làm cho 41 hộ dân ở đây phải di dân tái định cư (TĐC) đến Khu TĐC thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Khu TĐC này nằm trên ngọn đồi cách khu vực lòng hồ thủy điện này chừng 2 km. Toàn bộ người dân ở đây là người đồng bào dân tộc M’noong (nay gọi dân tộc Giẻ Triêng), cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào canh tác lúa rẫy và chăn nuôi với số hộ nghèo chiếm 85%. Hình 1: Nhà cửa, vườn tược của người dân Thôn 2 bị ngập dưới lòng hồ thuỷ điện Đăk Mi 4 C-Ảnh: Bá Quốc CSRD
Quá trình di dân tái định cư của người dân nơi đây đã được đền bù, hỗ trợ của các bên liên quan, tuy nhiên sau 8 năm tái định cư, toàn bộ các hộ dân thôn 2 đều cho rằng cuộc sống nơi ở mới khó khăn hơn nơi ở cũ, đặc biệt là về mặt sinh kế và môi trường. Trước bối cảnh đó, người dân nơi đây đã có nhiều kiến nghị lên các bên liên quan nhằm kêu gọi sự hỗ trợ giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải, nhưng hầu hết các kiến nghị đó chưa được đáp ứng. Tháng 03/2014, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội, người dân ở đây đã thành lập “Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa thôn 2” (nhóm NC TTBĐ) với 12 thành viên để tìm ra những bằng chứng về các tác động của việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4C đến môi trường và cuộc sống của họ, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn đó, từ đó đề xuất với các bên liên quan nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại cho địa phương mình. Đồng thời, hoạt động nghiên cứu này còn giúp nâng cao nhận thức người dân về những tác động của thủy điện và tăng cường tính đoàn kết cộng đồng để giải quyết những khó khăn chung trong cuộc sống. I. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nhóm NC TTBĐ Thôn 2 đã chọn ra 6 vấn đề được cho là bị tác động nhiều nhất do việc xây dựng thủy điện Đăk Mi 4C, bao gồm: Đất đai, thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, săn bắt và môi trường. 1. Biến động đất đai Đánh giá biến động đất đai ở đây chủ yếu là đánh giá về biến động diện tích các loại hình sử dụng đất, bên cạnh đó các loại hình sử dụng trên đất cũng được xem xét. Theo nhóm nghiên cứu, tại thôn 2 có 05 loại hình sử dụng đất: Đất ở, đất vườn, đất ruộng, đất rẫy và đất rừng. Kết quả nghiên cứu của nhóm NC TTBĐ Thôn 2 cho thấy, diện tích của tất cả các loại hình sử dụng đất nơi 164
ở mới đều giảm so với nơi ở cũ, trong đó đất ruộng và đất vườn giảm 100%, còn các loại đất khác giảm hơn 50% (Xem thông tin ở bảng 1).
Hình 2: Mỗi hộ TĐC thôn 2 có 400 m2 đất ở và đất vườn, hầu hết đất vườn dùng để trồng keo vì đất xấu Ảnh: Bá Quốc CSRD Bảng 1: Biến động đất đai ở thôn 2 giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4C STT Loại đất
1
2
Trước khi có thủy điện
Sau khi có thủy điện
Thay đổi
Đất rừng
- Đất phù hợp với việc trồng quế, keo. - Tổng diện tích đất của 44 hộ TĐC hơn 100 ha. Hộ nhiều nhất có đến 4 ha (nhà anh Việt, anh Chung, anh Sơn, Ý), những hộ này có nhiều đất do cha mẹ để lại, hộ có diện tích ít nhất là 1 ha.
- Trồng keo - Tổng diện tích đất của 44 hộ TĐC gần 50 ha, hộ nhiều nhất có đến 2 ha, hộ có diện tích ít nhất là 500 m2.
Diện tích đất rừng giảm 50%. Loại cây trồng cũng thay đổi theo, cây keo có giá trị kinh tế thấp hơn cây quế
Đất rẫy
- Là các khu đất người dân khai thác từ khu rừng Dế, cây trồng chủ yếu: lúa trỉa, mướp, cà, đu đủ, mía, thơm, chuối, củ diềm, gừng, ớt, khoai lang, bắp, bí đỏ, dưa leo, rau lũi, sắn ăn và sắn bán, cải, rau lang. - Tổng số 44 ha, bình quân 1ha/hộ. - Gần nhà, đi bộ khoảng 30 phút.
- Cây trồng: Ban đầu người dân trồng các loại cây như trước đây, nhưng do năng suất thấp và đi lại khó khăn nên nên giờ chỉ có lúa trỉa, và keo. - Tổng 22 ha, bình quân 0,5 ha. - Xa nhà hơn trước đây, đi bộ mất 1,5 tiếng.
- Giảm 50% diện tích và được đền bù với giá 6.000 vnđ/m2 nếu có lúa, còn nếu như không có lúa thì đền bù 3.000/ m2. - Đất bây giờ xấu hơn và phải đi xa hơn, đường đi khó khăn hơn.
165
3
4
Đất ruộng
Đất nhà + đất vườn
- Bình quân, mỗi hộ 1 sào (20 hộ có ruộng, 24 hộ không có) -Hộ lớn nhất khoảng 1.000 m2. - Đất nhà + vườn: 3,500 4,000 m2. - Trồng nhiều loại cây (hơn 17 loại cây): Sắn ăn, rau cải, sả, rau muống, khoai lang, rau lũi, củ gừng, mướp, bí đỏ, bí xanh, ớt, thơm, chuối, đu đủ, cà, mít, quít, cam, chanh, bưởi, cau… các cây này sinh trưởng và phát triển tốt
- Không có.
- Đất nhà + vườn: 400m2 Chủ yếu là trồng keo, ngoài ra có một số cây như sả, cam, quít (phát triển chậm và không có trái).
- Hoàn toàn không có đất ruộng, diện tích cũ được đền bù giá 12.000 vnđ/m2. - Diện tích giảm hơn 80%. - Giảm số lượng cây trồng, cây phát triển chậm.
2. Biến động thủy sản Việc đánh giá biến động thủy sản tập trung vào 3 nội dung: Thay đổi sản lượng và số lượng loài cá người dân thường đánh bắt được, nguyên nhân của sự thay đổi đó và những tác động đến cuộc sống người dân do sự biến động đó gây ra. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy trước khi có thủy điện Đăk Mi 4C, người dân thường đánh bắt được 18 loài cá ở các con sông gần khu vực họ sinh sống (sông Trường và sông Bờ Laucách nhà 5 - 10 phút đi bộ) với sản lượng hầu như lúc nào cũng đủ cung cấp làm thức ăn hàng ngày của họ. Tuy nhiên, kể từ sau khi có đập thủy điện Đăk Mi 4C, người dân ở đây hầu như không bắt được loài cá nào vì hồ thủy điện Đăk Mi 4C làm ngập nước, người dân không có dụng cụ và kinh nghiệm đánh bắt thủy sản trong môi trường nước sâu, một số loài cá biến mất. Sản lượng và số lượng của nhiều loài cá bị biến động mạnh, có 3 loài cá gần như biến mất hoàn toàn, 3 loại bị giảm hơn 80% và những loại còn lại giảm từ 50% trở lên, có một số loài cá người dân phải đi xa hơn mới bắt được những chất lượng kém hơn trước đây, cá nhỏ hơn. Đặc biệt, những loài cá bị biến mất hoặc giảm mạnh là những loài có giá trị dinh dưỡng cao. Vì vậy, ngày nay để có cá ăn hầu hết người dân nơi đây phải mua thay vì đi đánh bắt như trước đây. Nguyên nhân người dân nơi đây không thể đánh bắt được cá ở các con sông gần nhà là vì thủy điện Đăk Mi 4C làm nước ngập sâu nên người dân không đánh bắt được bằng các phương pháp truyền thống (đắp chòng, câu, thả lưới, mò mò), sản lượng và số lượng của nhiều loài cá giảm là vì môi trường nước bị thay đổi (trước đây trong sạch, bây giờ đục và hôi) và nước không còn chảy tự nhiên như trước đây (Xem thông tin tóm tắt về biến động thủy sản ở bảng 2).
Hình 2: Sơ đồ minh họa các loài thủy sản ở các con sông trước đây người dân Thôn 2 thường đánh bắt được. Ảnh: nhóm NC TTBĐ Thôn 2
166
Hình 4: Sông Trường, nơi trước đây người dân thường đánh bắt cá nay đã bị ngập sâu và nước đục Ảnh: Bá Quốc CSRD
Bảng 2: Biến động một số loài cá giữa hai thời điểm trước và sau khi xây dựng đập thủy điện Đăk Mi 4C STT
Các loài cá hoàn toàn không đánh bắt được
Các loài cá giảm hơn 80%
Các loài cá giảm hơn 50%
1
Chình
Cá Mát
Tràu
2
Rô Phi
Cua
Cá Đếp
3
Cá Lát
Cá Trê
4
Ba Ba
Ốc
5
Cá Diếc
Cá Bóng
6
Cá Chép
Cá Mẽ
7
Cá Trắng
8
Tôm
10
Cá Lấu
3. Biến động chăn nuôi Sau năm 2007, số lượng các loại vật nuôi ở khu TĐC Thôn 2 hầu như giảm 100%, nguyên nhân là do nguồn thức ăn tự nhiên và diện tích để chăn nuôi giảm. Trước đây, người dân thôn 2 thường nuôi các loài gia súc bằng cách chăn thả hai bên sông Bờ Lau và sông Trường, còn lợn và các loài gia cầm như gà, vịt thì nuôi chăn thả quanh vườn. Nhưng sau khi xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 C, khu vực đồng cỏ hai bên sông Trường và sông Bờ Lau bị ngập đã làm mất nguồn thức ăn của các loại gia súc ở khu vực này, đồng thời ngăn cản các loài gia súc đi qua phía bên kia sông Trường kiếm thức ăn. Đến nơi ở mới, người dân thường chăn giữ lợn, gà, vịt ở nhà nhưng với diện tích đất nhà ở + vườn chỉ có 400 m2, cùng với việc nhà dân sống sát nhau nên họ vừa không có đất để làm chuồng trại, vừa không thể thả các loài gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng đến gia đình khác. Bảng 3: Biến động vật nuôi ở khu TĐC Thôn 2, giữa hai thời điểm trước và sau khi có thủy điện Vật nuôi
Trước khi có thủy điện
Thay đổi
Không có chỗ nuôi do thủy điện ngập nên người dân bán hết. - Cả thôn TĐC không có con nào.
- Giảm 100%. - Chỗ cho trâu ăn ít. - Không có chỗ làm chuồng.
Bò
- Ăn cỏ, khoai lang rừng, lá… Thường - Bây giờ có 4 con. được chăn dắt ở khu vực gần nhà, trong khu vực lòng hồ thủy điện. - Bình quân cả 44 hộ TĐC có 10 con.
- Giảm hơn 50%. - Chỗ cho trâu ăn ít. - Không có chỗ làm chuồng.
Heo
- Mỗi hộ có 2 -3 con nuôi thả. - Cho ăn sắn, cám, môn. - Nuôi để bán (400.000 - 500.000 vnđ/ con) hoặc làm thịt ăn.
Giảm 100%. - Không có đất làm chuồng/chăn nuôi.
Trâu
- Ăn cỏ, khoai lang rừng, lá… - Thường được chăn dắt ở khu vực gần nhà, trong khu vực lòng hồ thuỷ điện. Trâu được nuôi để cày ruộng, kéo củi. - Bình quân 1 hộ 2 con.
Sau khi có thủy điện
Không có.
167
Gà
- Bình quân mỗi hộ có khoảng 15 con. - Nuôi gà để vừa bán, vừa ăn, cúng.
- Có nhưng ít, bình quân 2 – 3 con/nhà.
- Không có đất để nuôi. - Gà dịch.
Vịt
- Bình quân mỗi hộ 20 con. - Nuôi để ăn và bán
Không có
- Giảm 100%. - Do không có chuồng, không hồ nước.
4. Biến động trồng trọt Sau khi xây đập thủy điện thì nông sản như lúa, bắp, chuối, sắn giảm gần 100% do diện tích đất ít hơn vì lâm trường lấy đất trồng cây sao đen và thủy điện làm nước ngập nhiều diện tích đất canh tác của người dân cũng như làm cho việc đi lại canh tác khó khăn (trước đây chỉ đi bộ 10 phút là tới nơi sản xuất nhưng bây giờ phải thuê xe hoặc ghe mới tới nơi). Bên cạnh đó, sau khi có thủy điện thì các loại đất dùng để trồng trọt xấu đi do trồng đi trồng lại trên cùng 1 diện tích , thay vì du canh như trước đây (hàng năm phát rừng ở mỗi khu vực diện tích khác nhau).
Hình 5: Muốn đến khu vực canh tác, người dân thôn 2 phải thuê thuyền thay vì đi bộ như trước đây Ảnh: Bá Quốc CSRD Bảng 4: Lịch thời vụ và công việc của người dân thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam trong hai thời kỳ trước và sau khi có thủy điện Đăk Mi 4 C Nơi ở cũ
Tháng Cây
1
2
3
Rau cải Thu hoạch Rau lưỡi
Tỉa lúa
5
Thu hoạch qua 1 năm
Trồng
168
7
8
9
Làm cỏ
Gieo trồng
10
Trồng Làm cỏ
Trồng
Trồng
Làm cỏ
12
Từ háng 1 - 12
Gieo
Làm cỏ
Trồng không lên nên không trồng nữa.
Thu hoạch
Làm cỏ
Tỉa lúa
11
Chăm sóc
Thu hoạch
Bắp
Chuối
6
(trồng ở đất vườn gân nhà) và rẫy
Ớt Dưa leo
4
Nơi ở mới
Phát sơ
Trồng ở đất rẫy xa lại ít Làm cỏ
Thu hoạch
Làm Thu cỏ hoạch Thu hoạch qua 1 năm
Trồng không lên và đất rẫy xa nên không trồng nữa
Trồng ở rẫy xa lại ít Tỉa lúa ở đất rẫy xa nhưng lại ít Bắp trồng ở đất rẫy, đi xa và trồng ít
Chăm sóc
Trồng ở đất rẫy ít lại xa
Sắn Thơm
Chăm sóc và Thu hoạch sau 1 năm Trồng thu hoạch qua 2 năm
Phát rẫy
Mía Đu đủ
Gieo
Cà
Gieo
Mướp
Trồng
Đậu phụng Chặt mây Làm vàng Bắt ốc, cá Chặt lá nón Chặt bồ lời Chăn nuôi
Làm cỏ (2 lần/ năm)
Trồng Thu hoạch
Làm cỏ Làm cỏ
Trồng ở đất rẫy xa, trồng ít
Chăm sóc
Trồng ở đất rẫy
Thu hoạch
Trồng ở đất rẫy
Thu hoạch
Trồng ở đất rẫy xa lại ít Dọn Trồng cỏ
Chặt mây
Không làm vì nước ngập
Bắt ốc, bắt cá
Không làm (nước ngập)
Chặt lá nón
Không làm (nước ngập) Không làm (nước ngập không có đường đi)
Chặt bời lời
Làm thuê
5. Biến động trong việc săn bắt: Trước năm 2007, người dân thôn 2 thường vào rừng để săn bắt một số loại động vật rừng như nai, chồn, heo, khỉ, dọc, chuột và sóc để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng và nguồn thu đáng kể của nhiều người dân. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở lại, số người dân thôn 2 đi bắt các lâm sản này giảm đi. Nguyên nhân chính là do thủy điện làm ngập đường đi lại, người dân không có phương tiện để đi qua sông và không có đường đi vào khu đặt bẫy.
Trồng ở đất rẫy Không có (ít)
Làm vàng
Chăn nuôi heo
Không trồng Không trồng
Thu hoạch
Làm cỏ
Thu hoạch qua năm
Dọn Trồng cỏ
Xuất chuồng
Không làm Làm thuê nhiều hơn (trồng keo, phát keo)
Hình 6: Hình vẽ nơi người dân thôn 2 thường săn bắt động vật Ảnh: nhóm NC TTBĐ thôn 2 169
6. Biến động môi trường Sau khi chuyển qua nơi ở mới, môi trường sống của người dân khu TĐC thôn 2 khắc nghiệt hơn so với nơi ở cũ rất nhiều, trong đó đáng chú ý là vấn đề nước sinh hoạt và thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm giữa các mùa. Trong khi ở nơi ở cũ, người dân chỉ cần đi bộ 5 - 10 phút từ nhà là có thể đến các sông suối để lấy nước sinh hoạt cho gia đình.
Hình 7: Người dân TĐC thôn 2 không muốn ở trong nhà vì nhà bị ẩm ướt - Ảnh: Bá Quốc CSRD
Trước đây nguồn nước sông rất sạch và có đầy đủ cho người dân dùng quanh năm. Sang nơi ở mới, tuy người dân được bắt hệ thống nước tự chảy đến tận nhà nhưng chỉ vào mùa mưa mới có nước nhưng nước lại đục, vì vậy người dân phải đi lấy nước ở các con suối rất xa (những suối gần nhà đã bị thủy điện làm ngập và ô nhiễm). Do khu TĐC thôn 2 được bố trí trên ngọn đồi, xa các sông suối, cùng với chất lượng nhà ở nơi đây kém (nhà thấp, tường nứt nẻ) nên về mùa hè rất nóng còn mùa đông lại lạnh và ẩm ướt. Bảng 5: Biến động nước sinh hoạt giữa hai thời điểm trước và sau khi có đập thủy điện Đăk Mi 4C Trước tái định cư
Sau tái định cư
- Người dân lấy nước tại khe Bờ Lau gần nhà, cách nhà 30m - Múc bằng can rồi xách tay về đổ vào xô - Nước sạch, nhiều, chảy thường xuyên
- Lấy từ đầu nguồn khe nước ra bằng ống dẫn nước dài 6 km, nhưng chỉ có nước dùng trong mùa mưa. Những lúc không nước thì phải lấy xe đi chở từ đầu nguồn khe Bà Lau, đi xe mất 20 phút. Nếu đi bộ thì mất 1 buổi. Điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe người dân như đau lưng, đau tay, đau chân do phải cõng, chở nước từ xa về nhà. Đồng thời cũng tốn chi phí xăng, tốn công để đi lấy.
III. Thách thức và khuyến nghị 1. Thách thức Việc TĐC do xây dựng thủy điện Đăk Mi 4C đã làm mất đi nhiều nguồn sinh kế của người dân Thôn 2, trong đó đáng chú ý là đất sản xuất, các sản phẩm từ đánh bắt thủy sản, săn bắt động vật rừng và điều kiện chăn nuôi trồng trọt đang đặt ra nhiều thách thức cho người dân nơi đây trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, trình độ dân trí người dân thấp và điều kiện khó khăn tại khu vực miền núi. Điều này không những gây áp lực trong việc tìm các nguồn dinh dưỡng và bảo vệ cho cuộc sống hiện tại của người dân nơi đây, mà còn đặt ra những câu hỏi lớn trong việc đầu tư cho việc giáo dục và phát triển thể chất cho các thế hệ trong tương lai của họ. Bên cạnh đó, với việc môi trường khắc nghiệt nơi đây, thiếu nước sinh hoạt, không khí nóng bức vào mùa hè, ẩm ướt vào mùa đông, đang gây nên những tiêu cực đến vấn đề sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già, trẻ em và phụ nữ. 2. Khuyến nghị Để giải quyết những khó khăn trước mắt, theo nhóm NC TTBĐ thôn 2, người dân nơi đây cần một số hỗ trợ cụ thể sau: 170
1. Hỗ trợ sửa chữa cây cầu bắc qua sông Trường và xây dựng cầu bắc qua sông Blau để người dân có thể tiếp cận với diện tích đất rẫy của mình dễ dàng hơn. Ở bên kia sông Blau của khu TĐC thôn 2 là đất rẫy của người dân nơi đây, trước đây họ thường đi bộ qua sông để đến khu sản xuất của mình, nhưng sau khi thủy điện xây dựng làm sông Blau ngập sâu nên người dân muốn đi qua khu đất sản xuất thì phải thuê thuyền và phải tốn một nguồn chi phí lớn. Vì vậy, nếu cầu bắc qua sông trường được xây dựng và có cây cầu bắc qua sông Blau thì vấn đề tự sản xuất lương thực cung cấp cho cuộc sống hàng ngày của người dân được giải quyết phần nào. 2. Hỗ trợ ngư cụ cho người dân đánh bắt thủy sản trong điều kiện nước ngập sâu. Trước đây, người dân luôn đủ tôm cá để ăn bằng cách đánh bắt bằng các phương pháp truyền thống trong điều kiện nước sông cạn, như mò mò (mò bằng tay), đắp chòng, lưới và câu. Nếu được hỗ trợ các ngư cụ đánh bắt phù hợp với điều kiện hiện tại thì người dân vừa đỡ đi một nguồn chi phí mua thức ăn hàng ngày vừa có nguồn thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe của họ. 3. Đầu tư xây dựng/sửa chữa hệ thống nước sinh hoạt sạch. Hiện tại, khu TĐC thôn 2 có hệ thống nước tự chảy đến tận nhà nhưng họ chỉ có nước dùng vào mùa mưa, còn mùa khô họ phải đi lấy nước từ những con suối ở xa để sinh hoạt. Việc này vừa tốn công, chi phí và vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nơi đây, đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy, việc xây dựng/sửa chữa lại hệ thống cung cấp nước sạch nơi đây là cần thiết cho người dân. 4. Cần được đầu tư trong việc sửa chữa nhà cửa. Hầu hết nhà cửa của người dân nơi đây đã bị xuống cấp, tường bị nứt, mái tôn bị thủng nên mùa mưa nhà người dân rất ẩm ướt, mùa hè lại nóng. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân nơi đây. Vì vậy, nếu được đầu tư sửa chữa nhà cửa, người dân TĐC thôn 2 sẽ có một nơi nghỉ ngơi thoải mái hơn. 5. Cấp đất cho những hộ mới tách. Hiện nay, những hộ mới tách không được cấp đất ở cũng như đất sản xuất, vì vậy đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện để các hộ mới tách có đất làm nhà cũng như đất sản xuất.
171
TRƯỜNG HỢP 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ MỘT SỐ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CUỘC SỐNG Ở XÃ ĐẠI HỒNG, HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM DO TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN Người thực hiện: Nhóm nghiên cứu tri thức bản địa xã Đại Hồng Người hỗ trợ nghiên cứu: Trần Bá Quốc - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội CSRD I. Bối cảnh Thôn Đông Phước và Dục Tịnh thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nằm ở trung lưu sông Vu Gia. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây là nông nghiệp với các loại cây trồng chính là sắn, bắp, đậu, dưa hấu, lúa và đánh bắt thủy hải sản với nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất là từ sông Vu Gia. Từ năm 2009 đến nay, cuộc sống của người dân nơi đây có nhiều biến đổi do những thay đổi chế độ dòng chảy của sông Vu Gia, đặc biệt là từ đầu năm 2013 đến nay.
Hình 1: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng xây dựng kế hoạch nghiên cứu những biến động về môi trường và cuộc sống do các thủy điện thượng nguồn gây ra - Ảnh: nhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Việc thay đổi chế độ dòng chảy trên sông Vu Gia đã gây nên những tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, vận chuyển đi lại trên sông, tác động đến nước sinh hoạt và tâm lý người dân. Theo nhận định của người dân nơi đây, việc xây dựng của các thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia (7 thủy điện đã và đang được xây dựng) là nguyên nhân chính làm thay đổi chế độ dòng chảy sông Vu Gia. Từ tháng 04/2014, người dân 2 thôn Đông Phước và Dục Tịnh thành lập nhóm NC TTBĐ với 20 người dân tham gia. Mục đích của nhóm này là nghiên cứu những biến động về cuộc sống và môi trường được cho là do tác động của thủy điện, từ đó đưa ra những thông tin, số liệu chính xác và cụ thể về vấn đề này để các bên liên quan xem xét. Từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm giảm bớt những khó khăn của người dân nơi đây nói riêng và bảo vệ sông Vu Gia nói chung. Sau hơn 6 tháng nghiên cứu, nhóm đã đưa ra những kết quả nhất định, báo cáo này sẽ cung cấp những thông tin và số liệu từ kết quả nghiên cứu của nhóm NC TTBĐ xã Đại Hồng, cũng như những đề xuất của họ trong việc khắc phục những khó khăn hiện tại và giảm thiểu những tác động tiêu cực trong tương lai do việc vận hành các nhà máy thủy điện gây ra. II. Kết quả nghiên cứu chính và thảo luận Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng đã nghiên cứu biến động mực nước sông Vu Gia và những tác động do biến động này gây ra, trong đó tập trung vào nghiên cứu biến động của 5 vấn đề: Đất đai sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, thủy sản, phương tiện đường thủy và tâm lý người dân. 172
Đối với sự biến động của mực nước sông, người dân Đại Hồng nhận thấy rằng, dòng chảy sông Vu Gia ngày nay không những thay đổi theo mùa như trước đây mà còn thay đổi theo ngày đêm. Để có những thông tin chi tiết về biến động dòng chảy theo mùa từ năm 2004 đến 2014, nhóm NC TTBĐ Đại Hồng đã thực hiện 2 phương pháp nghiên cứu: - Thứ nhất: Chọn một điểm mốc trên bờ và đo khoảng cách từ điểm mốc đó ra mép nước trên sông ở các tháng của từng năm. Để có số liệu của những năm trước đây, nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận với những người dân địa phương thường xuyên sống và làm việc trên sông tại khu vực này để xác định những điểm của mép nước sông vào thời gian tương ứng trước đây và sau đó tiến hành đo khoảng cách từ điểm mốc ra mép nước đã xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có nhiều biến động, trong đó có hai thời điểm dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia bị biến động lớn là vào năm 2008 và năm 2012. Trước năm 2008, dòng chảy kiệt của sông Vu Gia xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, nhưng từ năm 2009 đến 2011 dòng chảy kiệt bắt đầu xuất hiện sớm hơn, từ tháng 1 đến tháng 8. Và từ năm 2012 đến nay, thời gian dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia nhiều hơn, nó không chỉ xảy ra từ tháng1 đến tháng 8, mà còn xảy ra một số ngày không có mưa trong các tháng 9 đến tháng 12. Còn về mùa lũ thì những năm trước năm 2009, lũ thường xuất hiện sau khi có mưa lớn kéo dài 3 - 5 ngày, tốc độ dòng chảy lũ không quá lớn nên người dân vẫn có thể đi lại bằng thuyền trên sông, nước lũ dâng lên từ từ và thời gian lụt bình quân 2 giờ/cơn lụt. Tuy nhiên, sau khi có các thủy điện trên thượng lưu sông Vu Gia, chế độ dòng chảy lũ có nhiều biến động bất thường, lũ có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông, nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài có lúc kéo dài đến 12 giờ (đợt lụt ngày 14/11/2013). Số liệu từ biểu đồ trên cho thấy, trước năm 2004 (chưa có thủy điện nào trên thượng nguồn sông Vu Gia) khoảng cách từ điểm mốc ra mép nước lớn nhất là 105 m và bé nhất là 82 m, sự dao động giữa các tháng là không đáng kể. Ở các năm từ 2009 trở về sau, khoảng cách từ bờ ra mép nước xa dần qua các năm và đều dài hơn 110 m ở các tháng từ tháng 01 đến tháng 07.
Biểu đồ 1: Biến động khoảng cách từ một điểm mốc trên bờ ra mép nước trên sông Vu Gia đoạn chảy qua bến đò 14, xã Đại Hồng
- Thứ hai: Phương pháp được nhóm NC TTBĐ Đại Hồng áp dụng để tìm ra những biến động về mực nước sông Vu Gia là quan sát và vẽ lát cắt ngang. Kết quả từ phương pháp này cho thấy, từ năm 2008 trở về trước, độ sâu trung bình của dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia ở bến đò 14, xã Đại Hồng khoảng 2 - 5m, và độ rộng của sông ở đây vào khoảng 200 m và trên sông không thấy bất kỳ cồn cát nào. Nhưng từ năm 2009 - 2011, mực nước sông tại đây giảm đi đáng kể, với độ sâu trung bình chỉ còn 2m và bề rộng của sông chỉ vào khoảng 140m, trên sông đã xuất hiện một số cồn cát. Còn từ năm 2012 đến 2014, mực nước rất thấp, chỉ dưới 1m và độ rộng của sông chưa đến 100m. Từ năm 2009 đến năm 2014, mực nước dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia có nhiều biến động theo ngày đêm, đặc biệt là từ năm 2012 đến nay. Cụ thể, tại bến đò 14, xã Đại Hồng, mực nước vào ban đêm có thể dâng cao lên 2m, nhưng ban ngày thì hạ xuống dưới 1m. 173
Hình 2: Sơ đồ lát cắt ngang sông Vu Gia tại bến đò 14, xã Đại Hồng qua các thời kỳ
Hình 3: Mực nước sông Vu Gia tại bến đò 14 vào ngày 18/10/2013 - Ảnh: Bá Quốc CSRD
* Để biết được mức độ biến động dòng chảy theo ngày đêm, nhóm NC TTBĐ Đại Hồng đã thực hiện đo mực nước lên xuống trên sông Vu Gia, tại bến đò 14, xã Đại Hồng với 7 điểm mốc thời gian/1 ngày (5h, 8h, 11h, 14h, 17h, 20h và 23h) và đo trong vòng 5 ngày liên tiếp (từ 19 23/09/2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy mực nước sông Vu Gia thường giảm vào khoảng thời gian từ 5 h - 14h, từ 14h - 17 h biến động nhẹ và sau đó tăng mạnh đến 23h. Trong 5 ngày khảo sát này, biến động lớn nhất là 80 cm vào lúc 23 h ngày 21 và ngày 23. 174
Hình 4: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng đo biến động mực nước sông tại bến đò 14 Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Biểu đồ 2: Biến động mực nước sông Vu Gia theo ngày
Hình 5: Mực nước sông Vu Gia vào 7 thời điểm ngày 23/09/2014 Ảnh: Đỗ Hữu Lộc-thành viên nhóm NC TTBĐ Đại Hồng Bên cạnh đó, để biết được sự thay đổi độ rộng của mặt nước sông Vu Gia theo ngày, nhóm NC TTBĐ Đại Hồng đã đo khoảng cách các điểm mép nước tương ứng với từng thời gian đo. Kết quả nghiên cứu ngày 23/09/2014 cho thấy khoảng cách từ mép nước cao nhất và mép nước thấp nhất gần 3m.
Biểu đồ 3: Khoảng cách từ mép nước cao nhất và mép nước thấp nhất ngày 23/09/2016
Hình 6: Các cọc mốc đánh dấu sự biến động mực nước sông Vu Gia ngày 23/09/2014 - Ảnh: Bùi Hửu LộcNhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Việc thay đổi chế độ dòng chảy trên sông Vu Gia như lập luận ở trên đã gây ra một số biến động về môi trường và cuộc sống ở một số vấn đề sau: 1. Biến động đất đai sản xuất nông nghiệp Thôn Dục Tịnh và thôn Đông Phước được biết đến với nghề sản xuất nông nghiệp là chính, đất sản xuất nông nghiệp của 2 thôn được bố trí dọc bờ sông Vu Gia và là vùng đất màu mỡ, được bồi đắp phù sa hằng năm của con sông Vu Gia. Nhưng trong những năm gần đây hiện tượng sạt lở và bồi cát ngày càng trở nên nghiêm trọng, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sản 175
xuất của người dân, với diện tích đất sản xuất năm 2010 - 2012 là 445 ha/xã thì giai đoạn từ 2012 2014 diện tích giảm xuống còn 420 ha/xã. Kết quả NC cho thấy, từ năm 2006 - 2010 hiện tượng sạt lở, bồi đắp 2 bên bờ sông chưa xảy ra, nhưng từ năm 2010 - 2012 thôn Đông Phước xói lở 2 ha đất thổ cư ở khu vực Đầu Dòm, 30 hộ sống xung quanh khu vực đó phải di dời đi nơi khác. Ngoài ra, hiện tượng đất bồi cũng đã bắt đầu với diện tích 20 ha đất bồi cát, và có khoảng 80 hộ bị ảnh hưởng, trong khi đó thôn Dục Tịnh bị bồi cát khoảng 30 ha đất ở khu vực Châu Tây và Tế Điền, điều này đã gây thiệt hại cho khoảng 40 hộ gia đình nơi đây.
Hình 8: Đất ruộng của người dân Đại Hồng bị bồi lấp bùn đỏ và sỏi sạn Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng Từ năm 2012 - 2014, hiện tượng bồi cát tiếp tục xảy ra trên địa bàn 2 thôn, thôn Đông Phước bị bồi thêm cát khoảng 30ha khu vực Đam Su làm ảnh hưởng đến sản xuất của 40 hộ dân. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do thủy điện Đăk Mi 4 ngăn dòng và đến mùa mưa thì xả lũ đã làm dòng chảy thất thường với tốc độ dòng chảy lớn hơn bình thường vào mùa mưa gây nên xói mòn và sạt lở, đồng thời lượng cát bị xói mòn dọc 2 bên sông đã bị bồi lên diện tích sản xuất trong thời gian đất nông nghiệp ngập nước. Tính đến thời điểm hiện tại, thủy điện xả lũ làm thiệt hại 20 ha hoa màu vụ 3, gây thiệt hại ước tính lên đến hơn 1,5 tỷ đồng. Hình 7: Đất trồng màu của người dân Đại Hồng bị cát bồi lấp - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Bảng 1: Biến động đất sản xuất nông nghiệp ở Đại Hồng từ năm 2006 - 2014 2006-2010
2010-2012
-Đất sản xuất: 450 -Đất sản xuất: 445 ha/xã ha/xã -Đất thổ cư: 90 ha/xã -Đất thổ cư: 100 -Thôn Đông Phước: Đất sản xuất ha/xã 32 ha; Đất thổ cư - 8 ha -Thôn Đông Diện -Thôn Dục Tịnh: Đất sản xuất tích từng Phước: Đất sản 58 ha; - Đất thổ cư - 13 ha. loại đất xuất - 34 ha; Đất thổ cư - 10 ha -Thôn Dục Tịnh: Đất sản xuất - 58 ha; Đất thổ cư 13 ha
176
2012-2014 -Đất sản xuất 437 ha/ xã -Đất thổ cư 80 ha/xã -Thôn Đông Phước: Đất sản xuất - 32 ha; Đất thổ cư - 8 ha Thôn Dục Tịnh không có biến động nhiều.
Những ảnh hưởng
Chưa có hiện tượng sạt lở bồi lấp
-Thôn Đông Phước xói lở 2 ha đất thổ cư ở khu vực Đầu Dòm, 30 hộ phải dời đi nơi khác. Trong khi đó lại bồi khoảng 20 ha đất cát trên diện tích đất trồng trọt của khoảng 80 hộ.
-Thôn Đông Phước tiếp tục bị bồi cát khoảng 30 ha khu vực Đam Sa ảnh hưởng đến khoảng 40 hộ dân
-Thôn Dục Tịnh bị bồi cát khoảng 30ha đất, khu vực Châu Tây và Tế Điền, khoảng 40 hộ bị thiệt hại.
-Thủy điện xả lũ làm thiệt hại 20 ha hoa màu vụ 3, Những tác động trên ước tính hơn 1,5 tỷ đồng
2. Biến động sản xuất cây trồng Biến động trong trồng trọt ở xã Đại Hồng do vận hành của các công trình thủy điện thể hiện rất rõ nét cả về mùa vụ sản xuất cũng như điều kiện canh tác và chi phí. Trước khi các thủy điện ở thượng lưu đi vào hoạt động người dân Đại Hồng sản xuất 3 vụ/năm: vụ Đông Xuân từ tháng 12, vụ Xuân Hè và Hè Thu từ tháng 5. So với thời điểm hiện tại thì thời gian xuống giống, thu hoạch như nhau. Tuy nhiên, hiện nay với tình hình lũ lụt và ngập nước thất thường do xả lũ từ thủy điện trong mùa mưa lũ người dân đã dần bỏ vụ 3 là vụ mùa được gieo trồng từ tháng 9. Thêm vào đó, vấn đề sạt lở và bồi cát đất sản xuất nông nghiệp và vấn đề thiếu nước tưới cũng ảnh hưởng đến năng suất và chi phí sản xuất các loại cây trồng nơi đây. Trước đây, cây trồng từ lúc xuống vụ đến thu hoạch người dân không cần phải tốn nhiều phân bón, nhưng trong những năm từ 2010 trở lại đây người dân phải tăng lượng phân bón và nước tưới vì đất bị bồi cát nên dinh dưỡng trong đất thấp và nhanh khô nước. Chính vì vậy, chi phí sản xuất tăng lên từ giai đoạn từ 2006 - 2010 so với giai đoạn 2010 - 2014 như lúa 1,4 triệu/sào lên 1,6 triệu/sào; chi phí cho ngô tăng từ 1,3 triệu/sào lên 1,5 - 1,6 triệu/sào và lạc từ 1,5 triệu/sào lên 1,6 triệu/sào.
Hình 9: Cây bắp được trồng tại khu vực không bị bồi lấp cát - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Hình 10: Cây bắp được trồng tại khu vực bị bồi lấp cát - Ảnh: Nhóm NC TTBĐ Đại Hồng
Tăng chi phí phân bón, nước tưới tiêu cùng với bỏ sản xuất vụ mùa thứ 3 đã làm hiệu quả sản xuất nông nghiệp của người dân thôn Dục Tịnh và thôn Đông Phước, xã Đại Hồng ngày càng kém hơn so với trước. Ngoài ra, thời gian sản xuất vụ thứ 3 trước đây giờ bị bỏ đã làm cho một số đông dân cư không có việc làm và thu nhập trong mùa này. Một số dân phải chuyển nghề sang trồng dứa, chăn nuôi bò và một số đi tìm các công việc tạm bợ ở thành phố. 177
Bảng 2: Chi phí và năng suất của một số cây trồng ở xã Đại Hồng từ năm 2006 - 2014 Các loại cây Năng suất
2006-2010
2010-2012
2012-2014
Lúa: 60 tạ/ha
50 tạ/ha
50 tạ/ha
Ngô: 80 tạ/ha
60 tạ/ha
60 tạ/ha
Lạc 30 tạ/ha
20 tạ/ha
20 tạ/ha
Bình quân Chi phí sản xuất
1 sào lúa: 1,4 triệu
1 sào lúa: 1,6 triệu
1 sào Ngô: 1,3 triệu
1 sào ngô: 1,5 triệu
1 sào lạc: 1,5 triệu
1 sào lạc: 1,6 triệu
1 sào lúa: 1,6 triệu 1 sào ngô 1,6 triệu 1 sào lạc: 1,6 triệu
3. Biến động đánh bắt thủy sản Theo thống kê của nhóm NC TTBĐ, trước đây có 48 loài tôm, cua và cá người dân thường đánh bắt được, nhưng kể từ khi xuất hiện các thủy điện ở thượng nguồn thì số lượng cũng như sản lượng các loài cá ở sông Vu Gia giảm một cách đáng kể. Các loài bị giảm có thể thống kê được như: cá chiên 140 kg/năm 2007 so với 10 kg/năm 2014; cá bống các, cá chạc, cá nhắc, cá kẻ 100 kg/năm 2007 sụt xuống 5 kg/năm 2014; cá bống má 10 kg/năm 2007 sụt xuống 2 kg/năm 2014; cá mướng 100 kg/ năm 2007 sụt xuống 7 kg/năm 2014… Đáng kể có thêm số lượng tôm càng xanh và tôm đất sụt giảm lần lượt từ 100 kg/năm 2007 còn 5kg/năm và 2kg/năm trong năm 2014. Bên cạnh đó có một số loài đã biến mất như: cá chình, cá lăm, cá men, cá khóa, cá cam, cá trằn, cá chày, cá dược. Nguyên nhân chính của việc sụt giảm số lượng các loài cá, tôm là do thủy điện ngăn dòng đã làm thay đổi môi trường sống, giảm nguồn thức ăn, ảnh hưởng đến đặc tính di cư, sinh sản của chúng. Ví dụ như, cá chình là loài cá sống ở độ sâu 6-7m ở thượng nguồn và di cư vào mùa lũ về hạ lưu để sinh sản vào tháng 9 và tháng 10, môi trường sống phải là nước sạch và trong, nhưng hiện nay sông cạn chỉ còn độ sâu khoảng từ 0,5 - 1m, nguồn nước bị đục ô nhiễm, thủy điện ngăn dòng nên không thể di cư về phía hạ nguồn. Bảng 3: Biến động sản lượng và số lượng một số loại động vật trên sông Vu Gia Trước năm 2012 Phát hiện 48 loài động vật thủy sinh thường xuất hiện, trong đó có 43 loài cá (hai loài nằm trong sách đỏ Việt Nam) và 5 loài động vật thủy sinh khác như tôm, cua, ốc… Các loài động vật thủy sinh này đã cung cấp một khối lượng tôm cá đáng kể cho người dân. Chỉ tính riêng hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc có khoảng 50 hộ gia đình đánh bắt tôm cá thường xuyên trên sông Vu Gia, đây là nguồn thu nhập chính của họ. Bên cạnh đó, có hàng trăm hộ gia đình khác đánh bắt không thường xuyên, đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng cho cuộc sống hàng ngày của họ.
Từ năm 2012 - 2014 Chỉ còn lại 3 loại cá thường xuất hiện. Nhưng sản lượng của các loài này giảm hơn 90% so với trước nay. Hiện nay, hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc chỉ còn khoảng 25 hộ chuyên đánh bắt cá, nhưng chỉ có 5 hộ đánh bắt ở sông Vu Gia, còn lại đi đánh bắt những nơi khác. Danh sách các loài động vật thủy Danh sách các loài động vật thủy sinh xuất hiện trên sông Vu Gia: sinh xuất hiện trên sông Vu Gia:
178
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.
Cá chiên Cá chình Cá chép Cá rúa Cá leo Cá lăm Cá ngạnh Cá trắm cỏ 9. Cá men 10. Cá lóc 11. Cá khóa 12. Cá lưới tre 13. Cá bống các 14. Cá bống má 15. Cá chạc 16. Cá mướng
17. Cá càm 18. Cá trê 19. Cá cấm 20. Cá nun 21. Cá lát 22. Cá lưới 23. Cá diếc 24. Cá rô đồng 25. Cá rô phi 26. Cá rô thia 27. Cá dung 28. Cá trằn 29. Cá suối 30. Cá nhắc 31. Cá lầm heo 32. Cá chày
33. Cá cầy 34. Cá dềnh 35. Cá mè 36. Cá dược 37. Cá thiểu 38. Cá ngộ 39. Cá kẻ 40. Cá hồng 41. Cá hanh 42. Cá liên 43. Cá dét 44. Lươn 45. Ốc 46. Cua 47. Tôm càng xanh 48. Tôm đất
1. Cá rô phi 2. Cá mương 3. Cá lưới
4. Biến động về phương tiện đường thủy Vận chuyển, đi lại bằng đường thủy trên sông Vu Gia rất phổ biến ở xã Đại Hồng trong thời gian trước đây khi người dân thường sử dụng thuyền để vận chuyển, mua bán hàng hóa từ địa phương mình đến những địa phương khác ở thượng nguồn cũng như hạ nguồn, bên cạnh đó thuyền còn được dùng để đánh bắt cá cũng như đưa đón hành khách qua lại trên sông này. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây số lượng phương tiện vận chuyển trên sông giảm đáng kể, tiêu biểu là thuyền chở nông sản giảm từ 40 chiếc giai đoạn 2004-2010 xuống còn 12 chiếc từ 2010-2014; thuyền vận chuyển chở hành khách giảm từ 120 chiếc giai đoạn 2004-2010 xuống còn 10 chiếc trong năm 2014. Nguyên nhân của việc số lượng thuyền giảm sút là do sông khô cạn nên việc lưu thông thuyền gặp nhiều khó khăn. Mật độ thuyền trên sông giảm một phần cũng do ngày càng ít số lượng thuyền làm nghề hoạt động vì tài nguyên thủy sản giảm đáng kể như đã đề cập ở phần trên.
Hình 11: Nước sông Vu Gia tại bến đò 14, xã Đại Hồng cạn nên thuyền không đi lại được Ảnh: Bá Quốc, CSRD 179
Phương tiện vận chuyển bằng đường thủy giảm sút đã làm giảm thu nhập của người dân địa phương, cũng như giảm nguồn cung cấp thực phẩm từ sông, đặc biệt là những người sống phụ thuộc vào nghề sông nước. Trước năm 2010 thu nhập bình quân các thuyền vận chuyển hành khách trên sông từ 900,000-1,000,000vnd/chuyến thì nay giảm còn 200,000-300,000vnd/chuyến; đối với thuyền chở nông sản giảm từ 800,000-900,000vnd/chuyến còn 200,000-300,000vnd/chuyến; riêng đối với thuyền làm cá giảm từ 300,000-400,000 vnđ/chuyến giảm còn 50,000-100,000vnd/chuyến. Đối với những hộ trồng trọt và vận chuyển bằng đường sông thì nay phải vận chuyển hoa màu sau thu hoạch bằng đường bộ - bằng xe - điều này vừa làm tăng chi phí vận chuyển, vừa tốn công bốc vác vì khoảng cách từ nơi thu hoạch đến địa điểm vận chuyển xa hơn trước đây. Thêm vào đó, với việc vận chuyển bằng xe thì khối lượng mỗi chuyến ít hơn so với vận chuyển bằng thuyền đã làm cho người dân địa phương ngày càng gặp khó khăn trong vận chuyển và đi lại. Bảng 4: Biến động về số lượng thuyền vận chuyển ở xã Đại Hồng và những ảnh hưởng của sự biến động đó Số lượng thuyền Phương tiện
-Thuyền làm cá
-Thuyền chở nông sản
-Thuyền vận chuyển hành khách
2004 – 2010 50
40
120
2010 – 2012 30
12
30
Nguyên nhân
Ảnh hưởng
2012 – 2014 5
12
10
Sông khô cạn, sản -Thu nhập giảm, lượng các loại cá nguồn cung cấp giảm thực phẩm giảm. Dòng sông khô cạn không vận chuyển xa được mà chỉ vận chuyển gần.
-Không tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nếu vận chuyển bằng xe thì vận chuyển được ít hơn và tốn công bốc vác .
Giảm thu nhập, Sông khô cạn gặp khó khăn trong không vận chuyển giao thông đường được. thủy
Thu nhập bình quân/chuyến (Đơn vị: nghìn đồng) -Thuyền vận chuyển hành khác
9001000
500600
-Thuyền vận chuyển nông sản
800-900
600700
200-300
-Thuyền làm cá
300-400
200300
50-100
200-300
5. Ảnh hưởng đến tâm lý người dân Theo kết quả nghiên cứu của nhóm NC TTBĐ Đại Hồng, việc xây dựng và vận hành các dự án thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia đã làm cho tâm lý người dân Đại Hồng ngày càng trở nên lo ngại và bất an trước mùa mưa lũ. Trước năm 2008, người dân thường không quá lo lắng khi mùa mưa lũ đến vì họ nắm bắt được quy luật của lũ nên việc chuẩn bị ứng phó với lũ luôn chủ động. 180
Theo họ, mùa lũ hàng năm trên sông Vu Gia từ tháng 9 đến tháng 1, lũ được chia làm lũ sớm, lũ muộn và lũ giữa vụ. Lũ sớm xuất hiện vào tháng 9 đến hết tháng 10, lũ muộn xuất hiện vào tháng 7 và nửa đầu tháng 1 và lũ giữa mùa (lũ chính vụ) xuất hiện vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Lũ giữa mùa thường là lũ lớn nhất trong năm. Trong thời gian này, lũ thường xuất hiện sau khi có mưa lớn kéo dài 3 - 5 ngày, tốc độ dòng chảy lũ không quá lớn nên người dân vẫn có thể đi lại bằng thuyền trên sông, nước lũ dâng lên từ từ và thời gian lụt bình quân 2 giờ/cơn lụt.
Hình 12: Lụt xuất hiện trên sông Vu Gia lúc trời nắng - Ảnh: Bá Quốc, CSRD
Hình 13: Nước sông dâng nhanh đột ngột khi trời nắng, người dân Đại Lộc lo sợ nên chạy tránh lụt
Ảnh: Bá Quốc, CSRD Tuy nhiên, kể từ sau năm 2009, chế độ dòng chảy lũ có nhiều biến động bất thường, như lũ có thể xuất hiện trong những ngày nắng, tốc độ dòng chảy lớn đến mức tàu thuyền không thể đi lại trên sông, nước lũ dâng lên nhanh và thời gian lũ kéo dài, có lúc kéo dài đến 12 giờ (đợt lụt ngày 14/11/2013), những điều này đã làm cho người dân luôn sống trong cảnh lo âu, hoang mang mỗi khi mùa mưa lũ về. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin những lúc các thủy điện xả đập cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân lo lắng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý như lo lắng, không ngủ được trong mùa mưa, một số nam giới không dám đi làm ăn xa vì lo sợ gia đình không ứng phó được trong mùa mưa lũ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến thu nhập do mất mùa vì người dân không dám làm vụ mùa thứ 3 như trước đây. III. Thách thức và khuyến nghị 1. Thách thức Các thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia đã làm thay đổi chế độ dòng chảy sông Vu Gia, đoạn chảy qua xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, dòng chảy kiệt xuất hiện sớm hơn (tháng 1 thay vì tháng 3) và đôi lúc xuất hiện trong mùa mưa và mực nước sông vào thời gian này thấp hơn rất nhiều so với trước đây. Về mùa lũ, diễn biến của lũ bất thường, lũ có thể xuất hiện trong mùa nắng và tốc độ dòng chảy mạnh, nước dâng nhanh. Bên cạnh thay đổi dòng chảy theo mùa, chế độ dòng chảy sông Vu Gia còn thay đổi theo ngày đêm, nước thường hạ từ 5h đến 17 h, sau đó lại tăng. Những thay đổi này đã gây ra những tác động tiêu cực đến các hoạt động sinh kế người dân, như làm bồi lấp cát, sạn vào đồng ruộng dẫn đến chi phí đầu tư trong sản xuất nông nghiệp cao, hiệu quả kinh tế thấp; làm sản lượng đánh bắt cá giảm, một số loài cá biến mất nên nhiều hộ gia đình phải bỏ nghề đánh bắt cá truyền thống của mình; tàu thuyền không thể đi lại trên sông nên người dân không thể vận chuyển hàng hóa hay vận chuyển hành khách được. Bên cạnh đó, việc chế độ dòng chảy lũ thất thường còn ảnh hưởng đến tâm lý của người dân nơi đây vào mùa mưa lũ. 2. Một số khuyến nghị để khắc phục và giải quyết khó khăn Trước những tác động đó, nhóm nghiên cứu TTBĐ Đại Hồng đề xuất một số biện pháp giải quyết như sau: 181
1) Các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia cần có một quy trình vận hành hợp lý (các thủy điện thượng lưu sông Vu Ga cần xã ít nhất là 50% từ tháng 03 đến tháng 09 hàng năm) nhằm cung cấp nhiều nước hơn cho sông Vu Gia vào mùa kiệt và giảm bớt nước vào mùa lũ. Nếu vấn đề này được thực hiện, thuyền của người dân có thể đi lại trên sông; hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con có thêm nước tưới; tôm cá dưới sông có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 2) Hỗ trợ thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế xói lở và bồi lấp bờ sông. Các biện pháp này có thể bao gồm xây kè hoặc trồng một số loài cây dọc hai bên bờ sông Vu Gia (cây tre, cây sậy) nhằm giảm bớt sự xói lở, cũng như bồi lấp cát sạn vào đồng ruộng của người dân. 3) Xây dựng hệ thống thông báo xả lũ và cảnh báo lũ sao cho người dân thôn Đông Phước và Dục Tịnh đều nghe được một cách kịp thời và hiểu được mức độ nguy hiểm của các đợt xã lũ. Hiện tại, các loa/còi hú thông báo xã lũ từ các thủy điện được đặt ở dọc đường quốc lộ - cách xa nơi ở nên người dân không nghe được các thông báo xã lũ này. Vì vậy, đề nghị các bên liên quan sắp xếp lại vị trí các loa/còi hú thông báo xã lũ sao cho tất cả người dân thôn Đông Phước và Dục Tình đều có thể nghe được. Đồng thời, việc thông báo xã lũ cần thực hiện trước ít nhất là 4 giờ đồng hồ và cần đưa ra các dự báo về mức độ ảnh hưởng của từng đợt xã lũ đến người dân để có những phương án phòng chống phù hợp. 4) Các bên liên quan cần có những đền bù/hỗ trợ chongười dân đối với những thiệt hại gây ra do việc phát triển thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia, đặc biệt là những thiệt hại do lũ gây ra. 5) Hỗ trợ phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu bọ và thuốc diệt chuột cho người dân để giúp người dân giảm bớt chi phí đầu tư cho đồng ruộng vì bị bồi lấp cát và không được bồi lấp phù sa hàng năm; giảm chi phí cho việc đầu tư diệt cỏ, diệt sâu bọ và diệt chuột, các loại này phát triển nhiều khi không có lũ tự nhiên hàng năm. 6) Hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho các hộ có nghề nghiệp chính là đánh bắt thủy sản, vận chuyển hàng hóa trên sông nhằm giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho hơn 50 hộ làm nghề đánh bắt thủy sản hay vận chuyển hàng hóa trên sông Vu Gia tại hai thôn Đông Phước và Dục Tịnh. Việc được hỗ trợ để chăn nuôi bò là phương án phù hợp nhất đối với các hộ dân này.
182
Mục lục Lời nói đầu.................................................................................................................................. 3 Phần I: Các báo cáo nghiên cứu khoa học.................................................................................. 5 Sông ngòi miền Trung - Tây Nguyên và quy hoạch thủy điện................................................... 7 Tác động xã hội của Thủy điện A Lưới đến cộng đồng địa phương......................................... 15 Những tác động từ công trình Thủy điện - Thủy lợi Thừa Thiên Huế đến cuộc sống của cộng đồng cư dân ở các khu tái định cư.................................................................................. 31 Đánh giá việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của Thủy điện Bình Điền và những tác động môi trường của thủy điện này sau hơn 3 năm đi vào hoạt động..................................... 57 Cam kết bảo vệ môi trường và tác động môi trường của Thủy điện Đăk Mi 4........................ 67 Vận hành xả lũ và tích nước hồ chứa thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn: Từ số liệu mô phỏng đến phản ánh thực tế của người dân............................................................ 84 Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam và sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình................................................................... 99 Phần II..................................................................................................................................... 119 Báo cáo nghiên cứu cộng đồng về những tác động của thủy điện.......................................... 121 Trường hợp 1: Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về một số biến động môi trường và cuộc sống ở khu tác định cư Bến Ván do tác động của công trình Thủy điện - Thủy lợi Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................................................................... 126 Trường hợp 2: Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về một số biến động môi trường và cuộc sống ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế do tác động của công trình Thủy lợi - Thủy điện Tả Trạch............................................................................. 139 Trường hợp 3: Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về một số biến động môi trường và cuộc sống ở khu tái định cư thôn Nước Lang do tác động của thủy điện Đăk Mi 4............... 151 Trường hợp 4: Nghiên cứu một số biến động về môi trường và cuộc sống ở khu tái định cư thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam do tác động Thủy điện Đăk Mi 4C.................................................................................................................. 164 Trường hợp 5: Kết quả nghiên cứu tri thức bản địa về một số biến động môi trường và cuộc sống ở xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam do tác động của thủy điện....... 168
183
NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA 33 Chu Văn An - Huế ĐT: 0543.823847 - 3821228 Fax: 0543.848345 Email: nxbthuanhoa@vnn.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. NGUYỄN DUY TỜ Chịu trách nhiệm nội dung: ThS. Lâm Thị Thu Sửu Ban biên soạn: ThS. Lâm Thị Thu Sửu ThS. Trần Bá Quốc - ThS. Phạm Thị Diệu My Biên tập: Nguyễn Công Đoàn Thiết kế bìa: ThS. Phạm Thị Diệu My Sửa bản in: Ngọc Châu - Thanh Nhã
In 300 cuốn, khổ 20,5 x 29,5 cm, tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, 57 Bà Triệu - TP. Huế, Số đăng ký KHXB: 272-2015/CXBIPH/3-13/ThuH. Quyết định xuất bản số: 15/QĐ-XBTH, cấp ngày 11-02-2015. In xong và nộp lưu chiểu Quí I năm 2015. 184
SÁCH KHÔNG BÁN