Tuyển tập Tranh & Bài viết Từ học sinh 6 trường tham gia dự án Dự án tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI ***
TUYỂN TẬP TRANH VÀ BÀI VIẾT TỪ 6 TRƯỜNG THAM GIA DỰ ÁN TÁI CHẾ RÁC THẢI ĐÔ THỊ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA TRONG THÀNH PHỐ, TRÊN SÔNG VÀ VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, TP Huế | Email: info@csrd.vn | Điện thoại: 0234.3837714 | Fax: 0234.3837714
TUYỂN TẬP TRANH VÀ BÀI VIẾT TỪ 6 TRƯỜNG THAM GIA DỰ ÁN TÁI CHẾ RÁC THẢI ĐÔ THỊ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHẤT THẢI NHỰA TRONG THÀNH PHỐ, TRÊN SÔNG VÀ VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chịu trách nhiệm xuất bản: Phạm Thị Diệu My Trần Mai Hương Trần Thị Thanh Tâm Võ Thị Tố Như Hoàng Thế Vĩnh Cố vấn nội dung/đồ họa: Hoàng Thế Vĩnh
Bản quyền thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế Nhà tài trợ: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Thiết kế và dàn trang: Hoàng Thế Vĩnh Thời gian thực hiện dự án: 2018 - 2019
Lời mở đầu Ô nhiễm chất thải nhựa hiện nay đang là một vấn đề lớn của toàn cầu mà chúng ta cần sự chung tay hỗ trợ và hành động của các cộng đồng quốc tế, các quốc gia và địa phương. Thành phố Huế cũng đã và đang đóng góp một phần vào vấn đề toàn cầu này. Mỗi ngày, thành phố Huế có gần 20 tấn chất thải nhựa và một phần trong số đó đã thải ra sông Hương và trực tiếp trôi ra biển. Với sứ mệnh bảo vệ môi trường mà cụ thể là hướng đến việc giảm thiểu, phân loại và tái chế chất thải nhựa trong và xung quanh thành phố Huế, năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD) đã bắt đầu thực hiện Dự án “Chương trình tái chế rác thải đô thị nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm chất thải nhựa trong thành phố, trên sông và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tài trợ. Dự án đã tiến hành thực hiện chuỗi các hoạt động tại 06 trường, bao gồm 02 trường Trung học Phổ thông là Quốc Học và Bùi Thị Xuân, 04 trường Trung học Cơ sở là trường Trần Cao Vân, Phan Sào Nam, Nguyễn Thị Minh Khai và trường Hoàng Kim Hoán. Tuyển tập Tranh và bài viết từ 06 trường tham gia dự án là ấn phẩm thứ 2 được thực hiện trong khuôn khổ dự án do CSRD tiến hành biên tập, in ấn và phát hành. Tuyển tập với 130 bức tranh và 80 bài viết do các bạn học sinh đến từ 06 trường tham gia dự án thực hiện, các bức tranh và bài viết thể hiện những góc nhìn khác nhau về vấn nạn rác thải gây ô nhiễm môi trường hiện nay, ý thức, hành động hủy hoại môi trường của con người và mong ước về môi trường trong lành với sự chung tay của cộng đồng trong tương lai.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ô nhiễm rác thải nhựa chưa bao giờ đáng lo ngại như lúc này. Do đó việc nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức của cộng đồng nói chung và của các bạn học sinh nói riêng là một việc làm cần thiết và cần có những định hướng lâu dài. Chúng tôi hy vọng cuốn Tuyển tập này sẽ là một tài liệu hữu ích đối với các bạn học sinh, phía nhà trường và các bậc phụ huynh trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc thực hành phân loại rác thải, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã hỗ trợ phía CSRD thực hiện các dự án trong thời gian qua, cũng như hỗ trợ tài chính để hoàn thành và xuất bản tuyển tập này. Xin được gửi lời cám ơn quý các cơ quan ban ngành, quý nhà trường cùng các bạn học sinh đã tham gia và thực hiện tốt các hoạt động trong khuôn khổ dự án.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội
I. Thông điệp
Tranh: Hoàng Anh – THCS Trần Cao Vân
…từ thực tại
nhựa xâm lăng Các loại rác thải nhựa như là túi ni-lông, chai nhựa do con người sản xuất ra để giúp mọi người sử dụng thuận tiện cho nhiều việc. Nhưng chính những loại rác thải nhựa này về sau lại là mối đe dọa làm Trái Đất của chúng ta bị ô nhiễm. Trương Thị Mỹ Trinh – Lớp 7/2, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: N.T. Hải Yến, L.T. Bích HUyền, H. Hương Quỳnh , H.N. Bảo Thịnh, T.L. Nhật Minh – Lớp 10B6, THPT Bùi Thị Xuân
Rác thải
Tranh: Hồ Thị Rơi – Lớp 9/3, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Ý thức ở đâu? Rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường. Xem trên truyền hình em thấy nhiều người xả rác mà rất thản nhiên, không cảm thấy có lỗi gì với ai hay với môi trường. Người lớn làm những việc không tốt thì trẻ con cũng sẽ làm theo như vậy. THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Nguyễn Thị Phượn, Lớp 8/4 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Vấn nạn toàn cầu
Như ta đã biết, rác thải hiện là một vấn nạn lớn của toàn cầu. Nó gây nên nhiều hệ quả như: làm tắc nghẽn ống dẫn nước, ô nhiễm môi trường, ngăn cản sự sống của cây trồng và vật nuôi, ảnh hưởng tới con người… Vì vậy, chúng ta nên có những biện pháp khắc phục để bảo vệ sự sống của chính chúng ta. Dương Thị Hương Nguyên - Lớp 8/2, THCS Hoàn Kim Hoán
Rác thải nhựa khi đem chôn thì làm thay đổi các tính chất của đất, gây ra các hiện tượng như xói mòn, làm cho đất không còn khả năng giữ nước và dinh dưỡng cao, tạo ra các chất độc hại… làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Khi thải xuống nước thì chúng lại được coi là “thần chết” của một số loài sinh vật dưới nước, chẳng hạn như khiến cho các loài cá và rùa biển ăn phải hay bị mắc kẹt đến chết. Vì đặc tính khó phân hủy nên khi thải ra môi trường, đặc biệt là môi trường nước thì chúng tạo thành một khối nhựa lớn tồn tại mãi mãi. Lê Nguyễn Bá Phát – Lớp 7/3, THCS Trần Cao Vân
Tranh: Trần Thị Diệu Linh – Lớp 10 Lý 2, THPT Chuyên Quốc Học
Kẻ hủy diệt
Tranh: Lớp 10 Sử-Địa, THPT Chuyên Quốc Học
Ngày diệt vong Rõ ràng là ai trong chúng ta cũng thấy rằng rác thải đang là vấn nạn của thế giới hiện nay. Ngày ngày, có hàng nghìn tấn rác thải thải ra môi trường. Đặc biệt, các loại rác thải nhựa như túi ni-lông càng gây nhức nhối. Nhiều người vứt túi ni long xuống đường thay vì bỏ vào thùng rác. Nếu cứ như vậy thì môi trường sẽ ngày càng ô nhiễm, chất thải xâm chiếm ao, hồ, sông, biển. Các sinh vật đang chết dần, chết mòn vì rác thải phủ kín mặt nước. Túi nilông ở các cống rãnh gây cản trở dòng nước, nước không thể lưu thông gây ra ngập lụt.
Dự đoán đến năm 2099 rác thải sẽ phủ kín cả thế giới và liệu đến lúc đó con người còn có thể tồn tại hay không? Trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm để hình thành nên Trái đất chẳng lẽ phải kết thúc sự sống chỉ vì sự vô ý thức của con người. Lê Thị Mị – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Lớp 12 Lý, THPT Chuyên Quốc Học
Cuộc đời hộp sữa Hộp sữa tươi được sinh ra mang sứ mệnh cao cả là giúp trẻ em thêm cao lớn, khỏe mạnh. Bản thân nó đã từng nghĩ rằng con người sẽ yêu thương mình, nhưng nào ngờ họ chỉ trân trọng nó cho đến khi họ uống hết lượng sữa ở trong đó. Rồi sau đó, họ vứt nó bừa bãi khắp mọi nơi, nó cảm thấy rất buồn, nó muốn được quay trở về nơi mà mình đã sinh ra. Rồi một ngày nó gặp anh thuốc lá, nó hỏi: - Sao anh lại ở đây? - Anh thuốc lá buồn bã trả lời: - Tôi cũng bị người ta vứt bừa bãi. Nói chuyện với nhau chưa được bao lâu thì lửa bắt đầu bén cháy từ anh thuốc lá sang hộp sữa và làm cháy cả một khu vườn. Cảm giác lo sợ xen lẫn với hụt hẫng, thất vọng. Nếu con người có ý thức thì đáng lẽ ra nó đã được nhặt vào thùng rác, đưa về nhà máy tái chế và lại được yêu thương như ngày nào. Giờ thì sao? Chỉ trong chốc lát nó đã trở thành kẻ tội đồ. Nó giận con người và muốn nói với con người một điều rằng: Hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định, vì có thể chính những hành động nhỏ nhặt ấy sẽ gây nên những tai họa lớn cho chính con người sau này. Nguyễn Thị Vân Phương – Lớp 10 Sinh, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: T. My – Lớp 7/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Hệ sinh thái bị ngộ độc Con người đang thải vào môi trường hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày. Dù bị chôn lấp hay thải ra sông, ra biển, chúng đều đều tác động tiêu cực đến môi trường của chúng ta… … Có rất nhiều động vật biển đã chết vì ăn phải những rác thải này. Thậm chí có một số con cá nhà táng cũng đã phải chết vì ăn phải nhựa. Hệ sinh thái thiên nhiên đang chết dần chết mòn vì hành động vô ý thức của con người. Nguyễn Hoàng Duy – Lớp 7/3, THCS Trần Cao Vân
Loài cá đang kêu cứu Ai đó cứu tôi với, giúp tôi với…”đó là những lời kêu than của rất nhiều bạn cá ở xung quanh tôi và trong đó có tôi nữa. Xung quanh chúng tôi ngày nào cũng có rác thải rồi sinh vật chết, nước sinh hoạt bẩn ồ ạt đổ ra đại dương, làm cho loài cá chúng tôi mắc nhiều bệnh tật, thậm chí còn có thể chết. Lúc này, tôi không biết làm gì để ngăn chặn tình trạng xấu này bởi lẽ tôi chỉ là một chú cá nhỏ, tôi không thể tự mình bơi ngược lại với dòng chảy của đại dương để tìm môi trường sống tốt hơn cho mình. Tôi chỉ biết bám trụ tại nơi này, chờ đón cái chết đang đến gần và chỉ mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của những người bạn của tôi, của những con người tình nguyện, những con người có ý thức bảo vệ môi trường. Chúng tôi đã làm nên tội gì mà phải gánh chịu hậu quả như thế này? Nếu muốn chúng tôi cung cấp những thứ cần thiết cho các bạn thì hãy tạo điều kiện sống cho chúng tôi. Hãy cứu lấy chúng tôi, cứu lấy những gì đã mất dù chỉ là một hành động vô cùng nhỏ. Làm ơn hãy cứu sống chúng tôi!”
Nguyễn Thị Phượng – Lớp 8/4, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tìm lại sự trong lành Bảo vệ môi trường giúp chúng ta có một bầu không khí trong lành, dễ chịu, giảm lượng rác thải thải ra. Mình đã bảo vệ môi trường bằng một số hành động đơn giản như: nhặt rác bỏ vào thùng, phân loại rác, quét dọn sạch sẽ nơi mình ở, nhắc nhở mọi người tham gia bỏ rác vào thùng, tuyên truyền mọi người trồng nhiều cây xanh để có thêm khí oxi giúp không khí dễ chịu hơn. Đó là những việc mình làm còn các bạn thì sao? Các bạn đã làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh mình và làm gì cho Trái Đất của chúng ta? Trà My & Ngân, Lớp 6/3 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai Tranh: Trà My & Ngân, Lớp 6/3 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai
rác thải Chiếc cầu bắc qua một con sông nọ là nơi tập kết rác của thị trấn này. Một người đàn ông 30 tuổi, tay ông ấy cầm theo hai bao rác lớn đi đến nơi đây và cứ vậy vứt chúng xuống sông. Một người phụ nữ tầm 50 tuổi khác cũng thế. Bà ấy đạp chiếc xe ba gác mang theo một đống rác và cứ thế ném chúng xuống chân cầu, những người qua lại trên cầu cũng chẳng ai buồn để ý đến việc đó. Vài tiếng la vọng từ phía dòng sông khi con thuyền nan nhỏ đi qua vướng phải mấy đám bụi cây và rác nhưng người phụ nữ ấy cũng vẫn mặc kệ. Từng bao, từng bao rác một được bà thả xuống dòng sông. Người qua đường chán nản, người dưới lòng sông la lối, người ngồi bên bờ sông lắc đầu, chỉ riêng người phụ nữ kia cần mẫn làm cho xong công việc của mình cho đến khi không còn bao rác nào. Như vừa làm xong một việc “vĩ đại”, người phụ nữ lên chiếc ba gác của và thong thả đạp về trong phố, khuôn mặt không chút ái ngại bỏ mặc những ánh nhìn lại đằng sau. Phía dưới, dòng sông sủi ngầu lên và rác lềnh bềnh trên mặt nước. Người đàn ông trên chiếc thuyền nan chống mái chèo lặng lẽ, hàng quán hai bên bờ sông vẫn tấp nập, ồn ào… Thật là một câu chuyện đáng buồn về ý thức của con người.
Lớp 11 Sử-Địa, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Chiếc cầu
Tranh: Hồ Hữu Minh Nhật – Lớp 8/1, THCS Phan Sào Nam
Đội quân đáng sợ Trong bức vẽ này, em đã nhân hóa rác thải một cách rõ rệt và trông rất sinh động và khá kinh dị một chút. Em tưởng tượng rằng nếu chúng ta không tái chế rác thải đúng cách mà vứt chúng bừa bãi thì những loại rác này sẽ vùng lên và xâm chiếm trái đất chúng ta đang sinh sống. Hồ Hữu Minh Nhật – Lớp 8/1, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Huỳnh Thị Thanh Thúy, Lớp 9/3 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Trăn trở Hiện nay, bầu khí quyển của Trái Đất ngày càng nóng lên, các nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do con người đã tác động quá nhiều đến môi trường và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải ra nhiều khí độc làm cho môi trường mất khả năng tự cân bằng. Tuy nhiên, em nghĩ bây giờ chúng ta nên cùng nhau chung tay giữ gìn môi trường thì không phải là đã quá muộn. Mỗi người chỉ cần thực hiện các việc nhỏ như: bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện, trồng nhiều cây xanh hay hạn chế sử dụng các chất hóa học thì có thể giúp môi trường giảm thiểu một phần ô nhiễm nào đó. Đặng Hoài Thanh Uyên - Lớp 8/2, THCS Hoàn Kim Hoán
Như tất cả chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề mà từ châu Á đến châu Phi, từ nguyên thủ
đến người dân của một quốc gia, không ai là không thấy bức màn tối tăm của nó. Đất ngày càng khô cằn, xói mòn; nước ngày càng ít ỏi và ô nhiễm; không khí ngày càng nhiều khói
bụi, độc hại. Thực trạng ấy khiến cho tất cả mọi người đều phải e sợ trước nguy cơ cả nhân loại diệt vong. Các nhà khoa học đưa
ra một biện pháp dành cho tất cả chúng ta: phân loại và tái chế rác thải. Lớp 9/5 - THCS Phan Sào Nam
Tranh: Lê Thị Phương Thảo, Lớp 9/4 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Sống còn…
Khác biệt Mặc dù trường em đã phát động phong trào bỏ và phân loại rác theo đúng quy định, có rất nhiều thùng rác được bố trí tại trường. Việc bỏ rác vào thùng tưởng chừng rất đơn giản nhưng hiện nay một số bạn vẫn chưa phân loại rác thải được, hay thậm chí nhiều bạn chưa có ý thức phân loại rác để tái chế. Một số bạn học sinh rất hay xả rác bừa bãi như vỏ bánh kẹo ở khu vực sân trường, hai bên lề đường, bờ sông hay đường nước chảy gần đó. Chúng ta đều biết, túi ni-lông, bao bì bánh kẹo là rất khó phân hủy, có khi cần phải mấy trăm năm hoặc hơn thế nữa mới phân hủy hết, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật. Các bạn thấy đấy, chỉ một hành động nhỏ nhưng gây ra những hệ quả rất lớn. Nguyễn Lê Thùy Trang – Lớp 8/2, THCS Hoàn Kim Hoán Tranh: Nguyễn Thị Phương Trình, Lớp 9/4 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Trò chuyện với Tương lai
Sau khi được nghỉ ngơi, anh ta tĩnh tâm hơn và giải bày: - Tôi là người từ tương lai, cách các bạn khoảng 5 thế kỉ. Chúng tôi không sống ở Trái Đất, mà sống ở một phi thuyền trôi dạt trong dải Ngân Hà - anh ta nói.
- Vì sao các bạn lại không sống ở Trái Đất? – Tôi thắc mắc. - Trái Đất đã bị ô nhiễm nặng, chính phủ phải sơ tán mọi người ra khỏi Trái Đất để bảo toàn sự sống. Tôi có nhiệm vụ vượt thời gian, về lại đây để tuyên truyền các bạn cách thức phân loại và giảm thiểu rác thải để có một tương lai mới. Nhưng vì cỗ máy bị hư, tôi bị rớt xuống Trái Đất, khiến các cỗ máy trên đó tưởng tôi là rác và săn lùng. - Không thể ngờ được sẽ có một ngày như thế. Chúng tôi bây giờ, rất ít ai phân loại rác… Mọi người thường dồn lại một đống để vứt đi một cách tiện nhất và dễ dàng nhất. - Vậy thì bạn hãy cùng tôi lên kế hoạch tuyên truyền để mọi người hành động để thay đổi tương lai mù mịt đó nhé! Lê Hoàng Thảo Nguyên – 10 Nhật, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Hiếu & Châu – Lớp 12 Anh 2, THPT Chuyên Quốc Học
“Cốc cốc…cốc cốc” tiếng gõ cửa yếu ớt, đã vậy còn bị lấn át bởi tiếng sủa của hai con chó giữ nhà. Có lẽ tôi đã không mở, vì chó của tôi sủa bậy quá nhiều rồi. Nhưng mùi hôi thối trước cánh cửa nồng nặc xông vào nhà, khiến tôi phải bỏ dở cuốn sách đang đọc và tới mở cửa để tìm xem nguyên nhân. Một con người bẩn thỉu, toàn thân bốc mùi hôi thối đang nằm trước cửa nhà tôi. Anh ta bỗng vùng dậy, như tỉnh khỏi một cơn ác mộng – giằng lấy tôi “cứu, xin hãy cứu tôi, mọi chuyện tôi sẽ giải thích sau…”.
Tranh: Nguyễn Thiên Phú – Lớp 12 Anh 1, THPT Chuyên Quốc Học
Thiên nhiên giận dữ Thế giới đang phải hứng chịu ngày càng nhiều các thiên tai khủng khiếp, ghê gớm như động đất, sóng thần, cháy rừng, bão lũ… Mẹ thiên nhiên đang nổi giận vì sự mất cân bằng sinh thái do chính con người gây ra. Nguyễn Ngọc Như Ý – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Mẹ thiên nhiên đã trao tặng những gì mà tại sao chúng ta lại đáp trả lại như thế? Chắc bạn cũng đã thấy, mẹ thiên nhiên đang rất tức giận biết mấy. Trái đất cũng đang dần nóng lên. Mọi người đã cảm thấy thỏa mãn chưa? Võ Như Quỳnh – Lớp 6/8, THCS Trần Cao Vân
Chuyện về những cái chai Tôi là một chai nước. Cũng như mọi người, nhiệm vụ của tôi là đựng nước. Khi con người mua chúng tôi từ những cửa hàng, uống cạn nước trong tôi thì bọn họ sẽ vứt tôi đi. Họ sẽ vứt tôi ở bất cứ đâu, chỉ cần họ tiện tay. Sau đó tôi sẽ được thu gom và đem đi “làm lại”, rồi lại đưa tôi đến cửa hàng. Cũng có những trường hợp bị “chết” đi, biến mất hoàn toàn. Hôm nay, tôi lại được mua, được sử dụng và “được” vứt ở bên lề đường như mọi khi. Nhưng hôm nay tôi không cô đơn. Bạn nhìn xem, bên cạnh tôi còn có những người khác cũng bị vứt như tôi. Thậm chí còn có người còn bị thương nữa chứ. “Vì sao lại bị như vậy nhỉ?” - tôi thắc mắc. Tôi chưa từng bị thương như thế.
- Cậu ơi, cậu cũng bị vứt như tôi à? - Tôi lân la hỏi chuyện. - Đúng vậy.
- Mà sao cậu lại bị thương thế? - Haizz. Nhắc lại thấy buồn. Sau khi dùng tôi xong, con người không những vứt tôi ở đây mà còn nhẫn tâm bóp nát tôi như thế này đây.
- Số chúng ta thật khổ, đã phải đựng nước cho con người uống rồi mà còn bị vứt thế này nữa. Ít nhất cũng nên để chúng ta trong thùng chứ, sao cứ vứt lênh láng thế này.
chúng ta sẽ thành thứ khác.
- Ừ, số ta khổ thật. Hồi trước còn được đựng ở trong thùng rồi được đem đi. Giờ thì bị vứt ở đây và phải đợi con người tới gom lại.
- Haiz. Chúng ta phục vụ cho con người mà tại sao lại bị đối xử vậy nhỉ?
- Hồi trước muốn được đem về “làm lại” cũng phải đợi con người chia ra, rồi mới được đem đi. Các anh bao bì đi một ngã, chúng ta một nơi. - Mà không phải bữa nay con người mới tạo ra thùng gì đó đựng riêng chúng ta à? - Vậy hả? Tôi không biết. Mà có thì chúng ta cũng không được để trong đó. - Tôi nghe nói là trước đây chỉ có 1 thùng để đựng chung cả chúng ta lẫn các anh bao bì và cả các chị giấy. Nhưng bây giờ có những 3 thùng để đựng. Một thùng đựng chúng ta và các ông kim loại. Một thùng để đựng các chị giấy. Một thùng để đựng các anh bao bì và những người khác. - Họ đã làm ra như vậy rồi tại sao lại không bỏ chúng ta vào cơ chứ? - Cái này tôi cũng thắc mắc. Có tốn bao nhiêu thời gian đâu.
- Trời ơi, tội cậu quá.
- Đúng đấy, hồi trước còn tốn thời gian để chia chúng ta ra. Bây giờ chỉ cần bỏ chúng ta vào đúng thùng là xong rồi.
- Thử hỏi thế này thì làm sao tôi được “làm lại” đây chứ. Kiểu này tôi sẽ “chết” mất thôi. Bọn họ sẽ không chịu “làm lại” tôi mất.
- Con người thật là, lúc nào cũng nói bảo vệ môi trường mà hành động của họ có bảo vệ chút nào đâu.
- Tôi thương cậu quá.
- Chúng ta cũng có rất nhiều công dụng ngoài việc đựng nước đấy chứ, chỉ cần chỉnh sửa một chút là
- Tôi biết điều đó, nhưng con người lại không làm. Nếu họ làm vậy thì chúng ta đã tốt hơn rồi.
- Thử hỏi nếu không có chúng ta thì làm sao bọn họ có thể đựng được nước - thứ họ rất cần cơ chứ. - Mặc dù tôi rất biết ơn vì họ đã tạo ra tôi, nhưng cũng không nên đối xử với tôi như thế này cơ chứ. - Cậu nói đúng đấy, ít nhất thì cũng nên bỏ chúng ta vào thùng đi chứ, ở trong thùng có anh có chị, còn tốt hơn ở ngoài này nhiều. - Có rất nhiều người đi ngang chúng ta đấy, nhưng bọn họ không thèm để ý đến chúng ta thì biết làm sao giờ? Chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào họ. - Cậu ơi, hình như họ tới rồi. - Ừ, tới lúc phải đi rồi. - Bây giờ tôi lại biết ơn những người thu gom chúng ta mỗi ngày. - Tôi cũng vậy, nhờ bọn họ chúng ta mới được thu gom và về đúng nơi có anh chị chúng ta. - Thôi, họ tới rồi. - Đi thôi nào. Thế là tôi, cậu bạn bị thương ấy và cả những người kia đều được đưa đi. Liệu lần này tôi sẽ được “làm lại” hay biến mất hoàn toàn đây? Nếu được “làm lại” chỉ hi vọng con người sẽ không vứt tôi ở ngoài này mà bỏ tôi vào thùng. THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Quỳnh Thy - THPT Chuyên Quốc Học
II. Phân loại rác…
dễ hay khó?
Tranh: Trần Thanh Mỹ Hạnh – Lớp 6/4, THCS Phan Sào Nam
Vì sao cần tái chế? Việc tái chế rác thải không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp cho môi trường sống của chúng ta ngày càng thêm xanh, sạch, đẹp hơn và từ đó cuộc sống của mỗi người được hạnh phúc và mạnh khỏe hơn. Ngoài ra, tái chế rác thải còn mang lại rất nhiều ích lợi… Thông qua tái chế, chúng ta tiết kiệm năng lượng và tài nguyên hơn hơn so với sản xuất nguyên liệu từ các nguồn nguyên chất. Trần Thanh Mỹ Hạnh – Lớp 6/4, THCS Phan Sào Nam
Tái chế giấy Chúng ta ai cũng biết rằng giấy được làm nên bởi rất nhiều thành phần nhưng thành phần chủ yếu chính là gỗ. Vậy nếu như chúng ta tiết kiệm và tái chế rác thải giấy thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang bảo vệ cây cối và tài nguyên rừng.
là cứu lấy cây!
Đỗ Thị Thanh Huyền - Lớp 8/3, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh (từ trái sang): Nguyễn Thị Phương, Lớp 8/4; Lê Thanh Đạt, Lớp 8/3; Đỗ Thị Thanh Huyền, Lớp 8/3 – THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Trần Hồ Nguyên Lý – Lớp 8/3, THCS Phan Sào Nam
4 lợi ích
quan trọng Có 4 lợi ích quan trọng khi chúng ta tái chế rác thải: Thứ nhất, chúng ta có thể bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Khi chúng ta tạo ra một sản phẩm từ nguồn vật liệu đã qua sử dụng, con người chúng ta sẽ bớt nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên.
Thứ hai, chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng: sử dụng nguyên vật liệu tái chế tiết kiệm hơn so với nguyên vật liệu sản xuất mới hoàn toàn, giảm bớt được việc khai thác… Thứ ba, tái chế được coi là người bạn của con người. Do ít tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hạn chế sử dụng năng lượng nên tái chế cũng giúp hạn chế lượng khí thải ra môi trường, đặc biệt là khí thải nhà kính..
Thứ tư, giảm được diện tích và số lượng bãi rác. Hiện nay, số lượng rác vẫn không ngừng gia tăng lên trên toàn thế giới. Trong tình hình “ đất chật người đông” thì không dễ để xây thêm và mở rộng các bãi rác. Vì vậy, việc tái chế rác thải sẽ giúp góp phần giảm tải rác thải từ đó giảm bớt được lượng rác và thu hẹp diện tích các bãi rác. Trần Hồ Nguyên Lý – Lớp 8/3, THCS Phan Sào Nam
Hạn chế Rác thải nhựa ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, sức khỏe con người, hệ sinh thái biển và gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Do đó, cần có nhiều biện pháp để hạn chế việc sản xuất, sử dụng rác thải nhựa cũng như nâng cao ý thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn. Nguyễn Lê Thùy Vân – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán *** Chúng ta phải hạn chế sử dụng các vật dụng làm từ nhựa vì theo các nhà khoa học, các vật dụng làm từ nhựa nếu lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi, cao nguyên. Ngoài ra, một số người vô ý thức còn vứt nó xuống cống làm tắt các đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt của các vùng đô thị về mùa mưa. Sự tắt nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền nhiều bệnh dịch. Nguy hiểm hơn là khi đốt các vật dụng làm từ nhựa, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Lê Thành Đạt - Lớp 8/3, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Lớp 11 Hóa 2, THPT Chuyên Quốc Học
sản phẩm nhựa
Thay đổi Tranh: Bùi Nguyễn Bảo Thy- THCS Trần Cao Vân
thói quen Phân loại, tái chế rác thải là một việc tốt và chúng ta nên chia sẻ cho tất cả người thân trong gia đình. Đặc biệt nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như giảm bớt chi phí mua sắm một số đồ dùng hay giảm bớt chi phí vận chuyển, xử lý cho gia đình hay cho cộng đồng. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng … đều được bỏ chung một túi, thậm chí là nhiều túi mà không biết trong số rác thải sinh hoạt hằng ngày đó cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người. Đoàn Hồ Mỹ Linh – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Nguyễn Thị Hoàn My – THCS Bùi Thị Xuân
Thực hành ở mọi nơi! Việc phân loại rác thải cũng không khó thực hiện đâu. Nếu bạn có ý thức tốt thì bạn sẽ làm được. Tôi đã từng phân loại rác thải ở nhà, ở trường học và ngay cả ở nơi công cộng có rác tôi cũng phân loại. Hồ Văn Thiết – Lớp 7/2, THCS Hoàn Kim Hoán
Câu nói “Rác thải là tài nguyên” rất hợp lý và ý nghĩa đối với thực trạng rác thải hiện nay. Ở nước ta, vấn đề phân loại rác thải đang được coi là một vấn đề nóng, rác thải được thải ra hằng ngày và mỗi lúc một nhiều hơn. Nhưng rác thải không hẳn là thứ hoàn toàn bỏ đi. Chúng sẽ rất có giá trị và còn là một tài nguyên nếu chúng ta biêt khai thác và xử lý một cách hiệu quả, phù hợp. THPT Bùi Thị Xuân
Tranh: N.H. Anh, T.B. Nhi, T.P.P. Uyên, Đ.P.Đ. Huy, T.V. Nhân - THPT Bùi Thị Xuân
là tài nguyên
Tranh: N.H. Anh, T.B. Nhi , T.P.P. Uyên, Đ.P.Đ. Huy, T.V. Nhân – Lớp 10B10, THCS Bùi Thị Xuân
Rác thải
Tranh: Lớp 12B9 – THPT Bùi Thị Xuân
Ngôi làng mơ ước Có một ngôi làng Kamikatsu ở Nhật Bản đã tái chế đến 80% lượng rác thải tiêu dùng và có 20% được tái phân bổ cho đất đai, trồng trọt. Họ làm được là nhờ có hệ thống phân loại rác thải hữu hiệu với 34 thùng rác khác nhau.
Người dân làng đã phải tốn 12 năm để có thể tạo nên được một hệ thống tái chế hoàn thiện. Khi mà chúng ta bắt đầu thực hành với việc phân loại rác với chủ yếu là giấy, nhựa và kim loại, hỗn hợp thì đất nước Nhật Bản làm nhiều hơn thế từ rất lâu rồi. Liệu chúng ta có làm được không, bằng cách học hỏi và bắt đầu thực hành? Huỳnh Thị Anh Thư – Lớp 10 Anh 2, THPT Chuyên Quốc Học
vì cộng đồng
“Bà chỉ vấp vỏ chuối té không sao đâu, nhưng những ổ bánh mì thì làm sao đây?”. Nhưng đâu phải tôi không thấy, nhìn những vết xước rướm máu trên tay bà tôi biết bà đau lắm. Một lúc sau, có một đứa bé nhỏ khoảng chừng 5-6 tuổi lại chỗ bà cụ đó và khóc ứ lên. Đó là đứa cháu của bà, với khuôn mặt lấm lem lúc đó của nó tôi không tài nào quên được. Nghe bảo bà và nó ở với nhau, ba mẹ nó bỏ đi rồi, thằng bé đi bán vé số còn bà bán bánh nương tựa lẫn nhau để sống. Nhìn những giọt nước mắt của bà và cậu bé tôi đang không kìm được cảm xúc của mình. Xấu hổ? Đáng khinh bỉ? Là suy nghĩ của tôi lúc đó!!! Tôi lặng lẽ để mọi người rời đi rồi vội chạy đến xin lỗi bà và đưa hết số tiền mình đang có để đền bù lại số bánh mì đó. Nhưng bà không mắng tôi và không lấy tiền mà chỉ căn dặn tôi lần sau hãy cẩn thận hơn. Có lẽ, cũng từ đó, tôi cảm thấy yêu mình hơn, yêu cái cách mà mình biết sống cùng cộng đồng hơn: CHUNG TAY BỎ RÁC ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH. Lê Thị Mỹ Duyên – Lớp 10 Toán 1, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Dương Thị Hương Nguyên Lớp 8/2 – THCS Hoàn Kim Hoán
Sống
Tôi – một con người có thể nói là khá ich kỉ, bừa bộn và lười nhác thậm chí trong cả việc thay vì tìm một cái thùng rác để vứt rác thì tôi lại ném thẳng ra đường bất cứ lúc nào. Hằng ngày tôi thức dậy, đến trường, học, về nhà, ăn và ngủ. Cuộc sống của tôi cứ thế trôi qua một cách tẻ nhạt như vậy. Nhưng cho đến một ngày, ngày mà tôi bắt đầu sống khác và quyết định thay đổi bản thân mình! Đó là một buổi sáng Chủ nhật, thời điểm để con người dạo phố, mua sắm sau một tuần làm việc mệt mỏi. Cũng giống như họ, tôi cùng đứa bạn thân đi ăn những món ăn hè phố, nhưng chuyện sẽ không có gì nếu như lúc đó tôi không vứt vỏ chuối xuống đường . Các bạn biết sao không? Sau đó đã có một bà cụ bán bánh mì chống gậy đi qua và vấp phải vỏ chuối đó rồi té ngã…Rầm….Hoảng hốt, quay đầu lại, thấy bà đang nằm đó, cùng với những ổ bánh mì nóng hổi đang văng tung tóe bên đường, khuôn mặt bà có vẻ đau đớn lắm. Tôi và mọi người nhanh chân chạy lại đỡ bà dậy,hỏi thăm bà. Lúc đó bà những giọt nước mắt của bà rơi xuống trên khuôn mặt hiền từ, ấy vậy mà bà chỉ bảo:
Tranh: Nguyễn Thảo Nguyên & Phạm Tuệ Tâm – Lớp 10A1, THPT Chuyên Quốc Học
Tư duy thay đổi, cuộc sống đổi thay
Ai trong chúng ta cũng biết, việc giảm thiểu - tái chế - phân loại rác ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của chúng ta. Vậy tại sao người Việt Nam chúng ta lại thờ ơ, vô cảm trước tầm quan trọng của việc phân loại rác thải? Phải chăng là quá lười biếng, thiếu ý thức hay cảm thấy việc này không cần phải để tâm! Chúng ta có đủ thời gian để vứt một túi ni-lông xuống vỉa hè, mạnh tay đôi vô tội vạ những lon nước ngọt xuống đường. Có đôi khi là thùng rác ở ngay trước mặt rồi nhưng vẫn thản nhiên mà vứt xuống...
Các bạn có lẽ đã nghĩ rằng “Chắc chắn là có cô lao công hay nhân viên đô thị sẽ làm những việc đó thôi mà, mình cần gì phải động tay động chân!?” Bạn à, nếu là một người công dân hiện đại sống trong xã hội này, chúng ta cần hiểu và chịu trách nhiệm tới những hành vi mình làm, nếu không làm được điều này, chúng ta không phải là một con người hiện đại mà chỉ là động vật vô tri, vô suy trong cơ thể con người - loài động vật cao quý, bậc nhất của giới tự nhiên! Trần Thùy Mỹ Hạnh – Lớp 10 Nhật, THPT Chuyên Quốc Học
phân loại rác Quá trình phân loại rác thải giúp giảm được lượng rác thải ở trong cộng đồng thải ra ngoài môi trường cũng như tiết kiệm được rất nhiều chi phí để thu gom, vận chuyển và xử lý. Việc phân loại rác thải tại trường giúp giảm ô nhiễm môi trường, duy trì được không gian xanh sạch đẹp cho trường lớp mà không ảnh hưởng tới thời gian làm việc và học tập của cán bộ giáo viên và học sinh, không ảnh hưởng đến kinh tế của nhà trường. Phan Thị Hồng - Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên - Lớp 6/8, THCS Trần Cao Vân
Tranh: Nguyên, Nghị, Hảo, Uyên – Lớp 7/8, THCS Trần Cao Vân
Lợi ích của
hộp xốp Tôi là một chiếc hộp xốp tôi chứa thức ăn cho các bạn như xôi, bánh… Tôi và túi ni long là bạn thân, sau nhiều năm đồng hành chúng tôi đã yêu nhau và kết hôn. Vợ chồng chúng tôi cùng học sinh đến trường với bao bữa ăn sáng, những bữa ăn bên ngoài cùng gia đình, bạn bè… Cuộc sống cứ như vậy, tuần hoàn cho đến một ngày, chúng tôi lạc mất nhau. Hôm đó, như bao ngày, bao bữa sáng vợ chồng chúng tôi được học sinh mang đến trường, vợ tôi bình thường được “vứt” vào thùng rác trước – thùng rác hỗn hợp, còn tôi phải đợi học sinh ăn hết phần thức ăn và rồi một hành động bất cẩn cậu bạn học sinh đã vứt tôi vào thùng thu gom giấy hai vợ chồng tôi đã nằm cách biệt ở 2 thùng. Điều bất ngờ hơn là khi tôi được vứt vào thùng giấy thì tôi không phải là người duy nhất là hộp xốp. Có trên dưới hơn mười hộp xốp như tôi và nhiều loại rác thải hỗn hợp khác. Thùng thu gom giấy nhưng không chỉ mỗi rác thải giấy bị vứt ở đây. Các bạn đã không phân loại rác thải, ý thức về hành động phân loại, bảo vệ môi trường nằm ở đâu rồi các bạn ơi? Lê Văn Nhân Kiệt – Lớp 10 Sinh, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Nguyễn Thị Phượng – Lớp 8/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Chuyện chiếc
Tranh: Nguyễn Thị Cẩm Lý – Lớp 8/3, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Rác cũng “có giá” Thực tế rác là nguồn tài nguyên quý giá nếu ta biết tận dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn kháo nhau rằng “bọn này điên rồi, rác mà quý giá cái chi”. Từ ngày xưa, mình đã luôn ước mơ và cố gắng trồng thêm cái cây, nhân giống dăm ba bụi hoa cho đẹp, cho xanh nhà, đẹp vườn. Với việc trồng cây, mình ý thức về việc phân loại rác khá sớm. Mẹ mình hay đào một cái hố sau vườn để chôn tất cả rác hữu cơ vào đó. Hồi đó cũng chẳng nghe việc lấy rác ủ làm phân hữu cơ đâu, chỉ biết nôm na là chôn lâu dưới đất, rác sẽ biến mất, trở lại thành đất. Điều đó làm mình vui lắm. Ngày nay, một số loại rác thải nguy hại như pin, máy tính hư hỏng…có thể được tập kết tại một số địa điểm hay được các câu lạc bộ tình nguyện xanh thu gom… Chỉ cần chúng ta biết thu gom rác thải và chuyển đến các điểm tiếp nhận thì đó cũng là một hành động hữu ích rồi… Nguyễn Hưng Khánh Duyên – Lớp 11B11, THPH Bùi Thị Xuân
Tranh: Cao Hoàng Minh Châu - Lớp 7/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Việc nhỏ nhưng… tác động to Những việc làm dù rất nhỏ nhưng nếu chúng ta không làm thì không thể thay đổi những điều lớn lao hơn. Mỗi người đều ý thức, chung tay cùng nhau bảo vệ môi trường thì em tin môi trường sẽ ngày càng tốt hơn, tươi đẹp hơn. Cao Hoàng Minh Châu - Lớp 7/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Lớp 9/5, THCS Phan Sào Nam
Lợi cho tài nguyên Tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về mặt kinh tế. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn đang dần cạn kiệt. Nguyễn Thị Phượng – Lớp 8/4, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Lê Quang Nhật Huy – Lớp 9/3, THCS Phan Sào Nam
Đua với thời gian Phân loại rác thải cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nếu chúng ta có ý thức phân loại rác ngay từ đầu thì có thể tiết kiệm thời gian hơn so với việc phân loại từng loại rác thải trong hàng ngàn rác thải bị trộn lẫn với nhau. Đồng thời, điều đó góp phần giúp cho công việc tái chế rác thải được thực hiện dễ dàng hơn, tránh hậu quả của việc tái chế nhầm hay không đúng cách với mỗi loại rác thải. Tranh: T.T.T. Linh, N.L.L. Châu, T.T.D. Quỳnh, V.T.P. Nhi, L.T.P. Nhi – Lớp 10B14, THPT Bùi Thị Xuân
Lê Quang Nhật Huy – Lớp 9/3, THCS Phan Sào Nam
Quan trọng là ý thức!
Chúng ta cần hạn chế sử dụng rác thải nhựa và nếu sử dụng thì nên phân loại cho đúng thùng khi thải ra. Phân loại rác thải là không khó nếu chúng ta ý thức một chút và cần phân loại rác thải ở trường học hay ở mọi nơi khác nếu được. THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Hoàng Thảo Minh - Hoàng Mai Minh Thư – Lớp 7/8, THCS Trần Cao Vân
Hàn gắn với thiên nhiên
Ngược với sự phát triển về kinh tế, môi trường ở nhiều nơi đang bị chìm ngập trong hàng tấn rác thải. Ý thức con người, thay vì tiến bộ cùng xã hội thì lại đang xuống dốc. Người xả rác thì nhiều nhưng đáng buồn thay chẳng mấy ai có ý thức xử lý. Tuy nhiên, vẫn có một số người vẫn giữ sợi dây liên hệ với môi trường tự nhiên, quan tâm đến xã hội bằng cách tự nguyện thu dọn, phân loại rác…Tôi trân trọng họ và cũng muốn mình trở thành như họ. Lê Thị Minh Thùy – Lớp 10 Toán 1, THTP Chuyên Quôc Học
Tranh: T.Lương, V. Minh – Lớp 6/7, THCS Trần Cao Vân
Tranh: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên – Lớp 6/8, THCS Trần Cao Vân
Phân loại rác thật vui! Sau những buổi ngoại khóa bổ ích do trường và dự án tổ chức, chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức và thực hành rất tốt công việc phân loại rác. Thay vì bỏ rác vào thùng thì bây giờ chúng em phải phân ra: nhựa-giấy-hỗn hợp. Nó rất thú vị. Lê Hồng Nhật Lin & Nguyễn Thanh Như – Lớp 7/1, THCS Trần Cao Vân Hạn chế sử dụng, phân loại và tái chế rác thải là một phẩm chất tốt đẹp thể hiện lối sống có văn hóa, tình yêu với thiên nhiên và giúp tiết kiệm sức lao động và tài nguyên của xã hội. Trương Thị Mỹ Trinh – Lớp 7/2, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Tuyết Ly, Minh Tâm, Tường Vy, Thanh Nga – Lớp 7/2, THCS Trần Cao Vân
Thùng nào, rác nấy! Chúng em đã vẽ hình minh họa cho bốn thùng vầ mỗi thùng có một màu sắc và hình vẽ riêng. Thùng đầu tiên có màu xanh lá, thùng này dùng để bỏ rác thải có chất liệu giấy như hộp sữa, hộp carton hay là những tờ giấy vụn. Thùng rác thứ hai có màu xanh dương, có nhiệm vụ nhận các chất liệu nhựa như chai nước đã uống hết, ly nhựa, lon nước ngọt hay vật dụng bằng kim loại mà chúng ta đã dùng xong. Thùng thứ ba là thùng có màu vàng dùng để bỏ những thứ không thể tái chế được như cây bút đã hết mực chẳng hạn. Cuối cùng, vì chúng em là học sinh nên việc ăn quà vặt và còn lại đồ ăn thừa rất nhiều nên nhà trường đã chuẩn bị cho chúng em một thùng rác chứa các thức ăn thừa như những hộp xôi còn thức ăn hay bánh mì. Tuyết Ly, Minh Tâm, Tường Vy, Thanh Nga – Lớp 7/2, THCS Trần Cao Vân
Tranh: Lớp 9/5, THCS Phan Sào Nam
Túi ni-lông là một loại chất dẻo có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi ni-lông, nhiều khi chỉ mất 5 giây để sản xuất, 1 giây để vứt bỏ, song để nó phân hủy hoàn toàn thì cần từ 500-1.000 năm. Đinh Trần Thiên An – Lớp 11 Toán 2, THPT Chuyên Quốc Học
Túi ni-lông hại lắm!
Chỉ thay thế túi ni-lông bằng một chiếc túi giấy, nó cũng khiến môi trường xung quanh bạn trở nên đẹp hơn. Mỗi ngày có bao giờ bạn tự đếm số lượng túi ni-lông mà bạn đã sử dụng? Mỗi buổi sáng, bạn mua hộp xôi ngay cổng trường, những người bán hàng sẽ bỏ chúng vào một chiếc bì ni-lông. Một ngày bạn đi chợ mua thức ăn, mỗi loại thực phẩm được chứa đựng trong những chiếc túi ni-lông khác nhau, hay đơn giản bạn muốn mang một thứ gì đó đi theo, vật dụng mà các bạn thường sử dụng là những chiếc túi ni-lông. Tôi từng nghĩ: Mỗi người đều sử dụng túi nhựa mỗi ngày như vậy thì mỗi ngày sẽ có bao nhiêu chiếc túi ni-lông được thải ra môi trường nhỉ? Lớp 11 Sử-Địa , THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: THPT Chuyên Quốc Học
Vì tài nguyên sắp cạn Thu gom, phân loại rác thải là một chu trình mà chất thải được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau để tiện cho việc xử lý. Phân loại rác thải tại nguồn và tái chế rác thải góp phần tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm sự phụ thuộc của con người vào việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Ngô Lê Thùy Dương – Lớp 6/3, THCS Trần Cao Vân
Tranh: THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Đơn giản thôi mà! Một số việc phân loại rác thải mà em đã làm và thấy khá đơn giản như: ✓ Khi đến lớp thì em thường nhặt những mẫu giấy vụn dưới hộc bàn, dưới đất bỏ vào thùng rác đựng giấy. Em thường vứt những tờ giấy nháp mà em đã qua sử dụng vào thùng rác chứa giấy đó. ✓ Những buổi sáng em đi học thì em thường ăn sáng tại trường và ngay tại chỗ bán để tiết kiệm hộp đựng, bao bì ni lông để mang gói và qua đó giảm lượng rác thải. ✓ Còn về thùng rác nhựa – kim loại thì em thường bỏ vào đó những chai nhựa hay lon nước ngọt bằng kim loại đã dùng xong. ✓ Em bỏ những bao bì vỏ bánh mà em đã ăn trong giờ ra chơi vào thùng rác hỗn hợp. Nguyễn Thị Cẩm Lý – Lớp 8/3, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Chuyện cô
lao công
Tranh: Cao Hoàng Minh Châu - Lớp 7/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Hàng ngày cứ đến độ 4-5h chiều, tôi lại nghe thấy tiếng leng keng quen thuộc của xe thu gom rác, mọi người xách rác tích trữ sau một ngày vứt vào xe rác để những người lao công phân loại rác. Nói thật thì tôi chẳng phải là một người siêng năng đến mức lúc nào cũng phân loại rác. Nhưng hôm đó, sau khi nghe chia sẻ của cô lao công, tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình. Bình thường thì tôi thường đi học buổi chiều nên rất rất ít khi đổ rác, nhưng chiều hôm đó trường cho nghỉ nên khi nghe tiếng kẻng tôi đã đem rác đi đổ giúp mẹ. Thùng rác của tôi gồm rất nhiều thứ từ hộp sữa, hộp xôi, vỏ trái cây, đồ ăn thừa... Chính tôi cũng không dám cầm vào nó mà phải đeo găng tay.
Nhưng đến khi đổ rác, tôi thấy cô lao công đổ hết đống rác đó ra và bắt đầu phân loại mà không hề đắn đo hay sợ bẩn gì cả. Tôi hỏi sao cô không đổ tất vào thì cô nói rằng như thế thì sẽ “… rất có hại cho môi trường. Nhất là loại rác hỗn hợp như thế này lại khó phân hủy nữa cháu ạ!”. Cô cứ phân loại cho đến khi hết đống rác ấy. Tôi nhìn cô và thấy tự xấu hổ về bản thân mình. Bắt đầu từ khi ấy, tôi tập phân loại rác. Thực sự mà nói thì nó rất đơn giản chứ chẳng có gì phức tạp hay mệt nhọc cả. Hôm nay tôi kể câu chuyện này để mong các bạn hãy phân loại rác, nhất là rác hỗn hợp để giúp một phần cho các cô lao công và hơn hết là bảo vệ môi trường các bạn nhé! Hà Mỹ Anh – Lớp 10 Nhật, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Phan Đình Minh Nhật, Võ Thị Như Ý, Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Diệu Huyền & Nguyễn Hữu Nguyên – Lớp 10B7, THPT Bùi Thị Xuân
Để cuộc sống xanh hơn Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ càng hiện đại thì rác thải ngày một nhiều, trở thành mối đe dọa với cuộc sống và sức khỏe của con người. Vì thế phân loại rác là biện pháp tốt để tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe con người…
Có những người nông dân còn biết tận dụng rác thải hữu cơ để làm ra phân bón.
Mỗi gia đình hay trường học nếu ý thức và thực hiện tốt việc phân loại rác thì sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ môi trường được xanh – sạch – đẹp cũng như cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Lớp 11B7, THPH Bùi Thị Xuân
Tranh: Lớp 6/4, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Làm cùng tôi nhé? Để cứu lấy môi trường đang ngày càng suy thoái, một số việc chúng ta có thể cùng nhau làm là: ✓ Không vứt rác bừa bãi. Thu gom, đổ rác đúng nơi quy định ✓ Trồng nhiều cây xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan ✓ Nhắc nhở các bạn cùng lớp bỏ rác vào thùng rác ✓ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ✓ Tiết kiệm nước ✓ Hạn chế sử dụng túi nilon ✓ Vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường Lê Thị Mỹ Huyền – Lớp 7/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Hồ Thanh Việt – Lớp 8/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Sống chung với rác? Ý thức của con người quyết định một phần không nhỏ vào sự tồn vong của môi trường và các sinh vật, kể cả chúng ta. Hầu như mọi người không phân biệt được các loại rác, chỉ nghĩ rằng những thứ đã hỏng, những thứ mình không sử dụng được nữa hay những thứ bị bẩn, ôi thiu gọi chung là rác. Họ vứt chúng vào chung một chỗ, thậm chí còn chẳng vứt vào thùng mà vứt lăn lóc trên các con đường, ngõ phố…Cứ như thế này thì sớm muộn chúng ta sẽ sống chung với rác thải… Nguyễn Gia Uyên Nhi – Lớp 10 Nhật, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Thái Văn Toàn – Lớp 12B6, THPT Bùi Thị Xuân
Tâm thư của giấy Tôi là giấy, được làm từ vụn cây, tôi được làm ra để phục vụ cho công việc của mọi người. Nhưng họ dùng tôi xong rồi vứt tôi lăn lóc. Tôi muốn được dùng nhiều lần, muốn được giúp ích nhiều hơn cho cuộc sống này. Xin đừng vứt tôi vào những đống rác không thể tái chế ấy. Lần cuối cùng tôi muốn nói rằng: HÃY ĐỂ TÔI VÀO THÙNG RÁC TÁI CHẾ, HÃY GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT NHẤT. Cao Thị Mỹ Hảo – Lớp 10 Lý 2, THPT Chuyên Quốc Học
Tái chế là “kém sang”? Hành động phân loại rác của chúng ta tuy nhỏ nhưng cũng là một cách truyền yêu thương, chia sẻ đến mọi người. Điều đó sẽ giúp các cô chú lao công sẽ đỡ vất vả trong việc phân loại và các bác tài đem rác đi xử lý. Họ sẽ đỡ ngửi những mùi hôi thối của các loại rác không được phân loại. Vấn đề thứ hai cũng mang tính thiết thực và không kém phần quan trọng đó là việc tái chế rác thải. Hẳn đa phần ai cũng ngần ngại trong việc dùng lại các vật tái chế vì nó “kém sang” hay sợ không đảm bảo chất lượng…
Nhưng chúng ta đã quên rằng túi ni-lông hay chai nhựa khi thải ra môi trường sẽ mất hàng trăm hay cả ngàn năm mới có thể tiêu hủy được. Nếu chúng ta không tích cực hạn chế và tái chế thì sẽ không ít năm sau chúng ta sẽ ngập trong biển rác do chính mình thải ra. Việc tái chế rác thải là việc văn minh và nên làm để giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ngân sách hay ngăn được dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra. Hồ Thị Rơi - Lớp 8/4, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Hướng đến Tranh: Lớp 11 Hóa, THPT Chuyên Quốc Học
Singapore? Còn rất nhiều người chưa biết phân loại rác sao cho đúng, cũng vì họ chưa thử và nghĩ nó sẽ rất khó để thực hiện. Phân loại rác sẽ rất dễ nếu chúng ta biết cách. Chúng ta nên học hỏi đất nước Singapore. Người dân ở Singapore rất yêu thích sự sạch sẽ và họ cũng rất nghiêm khắc với vệ sinh môi trường. Họ đã tiến hành phân loại rác từ rất lâu và điều đó giúp họ bảo vệ môi trường tốt hơn. Việc giáo dục về phân loại rác được các trường học giảng dạy cho học sinh từ nhỏ nên học sinh rất tự giác và nghiêm túc trong việc phân loại rác thải mỗi ngày.
Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu chiến dịch phân loại rác thải từ các hộ gia đình. Đây là một chính sách đáng để nhân rộng trên khắp cả nước. Đặng Lê Uyển Nhi – Lớp 7/7, THCS Trần Cao Vân
Tranh: Lớp 12B10, THPT Bùi Thị Xuân
Lan tỏa ý thức Em đã chia sẻ, nói chuyện và nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình để họ cũng phân loại rác thải nhựa. Em nói với gia đình em là gia đình ta hãy chung ta góp sức bảo vệ môi trường để có một môi trường xanh, sạch, đẹp nhé. “Con đã học ở trường những điều bổ ích đó và con đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, con muốn nói với cả nhà là mỗi một mảnh rác chúng ta bỏ đúng chỗ là đỡ một nỗi cực nhọc của các cô bác lao công đấy ạ!” Ngô Thị Huyền Trân – Lớp 7/2, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Đặng Hồ Hương Giang – Lớp 10B10, THPT Bùi Thị Xuân
Tận dụng Rác hữu cơ Rác thải hữu cơ cũng có thể tái sử dụng để làm phân bón cho cây, làm thức ăn cho các loài động vật. Ta phân loại rác thải hữu cơ để: ✓ Tự sản xuất hay đưa vào nhà máy sản xuất phân bón. ✓ Chúng không lẫn lộn vào các loại rác khó phân hủy. ✓ Hạn chế lượng rác thải thải ra môi trường, từ đó giúp bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm môi trường. Nguyễn Quang Kỳ Phương – Lớp 6/7, THCS Trần Cao Vân
Tranh: L.T.C. Nhi, M.T.K. Pha, P.H.H. Vũ, L.V.N. Anh & T.N.A. Phương – Lớp 10B1,
Cần lắm ý thức chung! Việc phân loại rác ở trường tôi được các lớp đăng ký và tập trung theo từng dãy nhà. Trong quá trình thực hiện, có những lớp làm rất tốt và luôn đúng quy trình, nhưng bên cạnh đó nhiều lớp vẫn làm chưa đạt tiêu chuẩn và còn rất “lơ tơ mơ”. Một số bạn rất hăng say và tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số bạn thậm chí còn chưa ý thức được tác hại của việc xả rác bừa bãi…khiến các bạn và một số người khác phải “làm lụng” rất vất vả… Lớp 10B1 – THPT Bùi Thị Xuân
Tranh: Nhật Uyển, Phan Châu, Phùng Châu, Anh Thư, Thảo Vy – Lớp 12B1, THPT Bùi Thị Xuân
Lan tỏa hành động Hiện nay, ở các trường thì việc phân loại rác thải còn rất hiếm, đây là lần đầu tiên mà chúng mình được học và thực hiện việc này. Hoạt động phân loại rác diễn ra khá tốt, các bạn học sinh phân loại rác đâu ra đấy, không hề nhầm lẫn… Hãy cùng chúng mình chung tay bảo vệ môi trường bằng việc làm đơn giản này, không chỉ ở trường mà hãy tuyên truyền cho gia đình hay khu phố nơi các bạn sống để lan tỏa ý thức và hành động ý nghĩa này nhé! Nhóm 8 (Phương, Kỳ, Trung, Tài, Phong, Bảo) Lớp 8/6, THCS Trần Cao Vân
Tranh: THCS Bùi Thị Xuân
Hiểu ký hiệu
để phân loại Để có thể phân loại rác, chúng ta cần phải hiểu được các ký hiệu trên logo phân loại rác. Nhựa có bảy loại khác nhau với các mã từ 1-7. Trong đó các loại 1,2,4,5 có thể tái chế được và khá an toàn khi đựng thức ăn, các loại khác thì khá độc hại, khó hoặc hầu như không thể tái chế do chứa chất BPA độc hại. Những những ký hiệu này thường được in ở dưới đáy của các sản phẩm nhựa và thường có kích thước khá nhỏ nên cũng khó để nhận biết. Mình đã thực hiện phân loại theo các ký hiệu này rồi. Để phân loại cũng khá khó nhưng không có nghĩa là không làm được nếu các bạn cố gắng tìm hiểu và thực hành thường xuyên. Nguyễn Quang Trí – Lớp 7/7, THCS Trần Cao Vân
Tranh: Huỳnh Thị Nết - Lớp 10B9, THPT Bùi Thị Xuân
Tranh: Lớp 9/2, THCS Hoàn Kim Hoán
Rác hữu cơ tốt cho cây Cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì chúng ta cần phải cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách bón phân cho cây, người nông dân thường phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn để mua phân bón. Trong khi đó chúng ta có thể tận dụng được rác hữu cơ để làm ra các loại phân bón rất tiện lợi mà hiệu quả.
Đối với rác hữu cơ, đây là loại rác dễ phân hủy, nó là phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần được chế biến làm thức ăn cho con người, phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người, các loại hoa, lá cây, cỏ khô,… là nguyên liệu tốt và dễ dàng đưa vào ủ làm phân bón cho cây trồng. Nghi, Uyên, Nguyên, Hảo – Lớp 7/8, THCS Trần Cao Vân
Tranh: THPT Bùi Thị Xuân
Nỗi lòng Thùng rác “Từ khi được tạo ra, chúng tôi đã bị một số người đối xử khá tàn nhẫn và không hề được trân trọng. Mọi loại rác bẩn, độc hại như rác kim loại, pin, rác có thể tái chế như nhựa, giấy, đều không được phân loại mà cho thẳng vào thùng. Tôi cảm thấy rất buồn về những hành vi thiếu ý thức của con người trong việc phân loại rác.
Ở đâu đó nơi khác, có các bạn khác cũng là thùng rác như chúng tôi nhưng họ hạnh phúc hơn rất nhiều, họ được trân trọng, được phân chia chức năng và công việc rõ ràng, được thực hiện sứ mệnh cao cả của cuộc đời mình. Tôi mong rằng người dân Việt Nam sẽ có ý thức hơn trong việc phân loại rác thải, rác là tài nguyên và tài nguyên thì ra nên sử dụng hợp lý. Hãy chung ta phân loại rác thải tại trường học hay bất kỳ nơi đâu các bạn nhé!”. Nguyễn Hoàng Nhật Minh – Lớp 10 Sinh, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Lớp 12B3, THPT Bùi Thị Xuân
Sao vậy
bạn ơi? Trường của em đã có 3 thùng thu gom rác thải. Vậy mà một số bạn phân loại nhiều khi không đúng nên phải khiến chị thu gom và các bạn trong nhóm trực nhật của trường phân loại lại lần nữa.
Khi phân loại xong em thấy các bao chưa rác thải nhựa có rất nhiều ly nhựa trong hay uống nước ngọt, em thầm nghĩ: “Nếu không phân loại rác mà để rác này thải ra môi trường thì thật là khủng khiếp”. Chúng ta cần làm gì đó để ngày càng nhiều người hơn biết và tiến hành việc phân loại rác.
THCS Nguyễn Thị Minh Khai
?
?
Tranh: Dương Khánh Linh - Lớp 7/2, THCS Phan Sào Nam
Làm đến nơi đến chốn Nếu chỉ đơn giản là bỏ tất cả rác thải nhựa vào thùng thôi cũng chưa đủ. Chúng ta phải biết phân loại rác nào có thể tái chế được, loại nào không tái chế được mới có thể bảo vệ môi trường đúng cách. Chúng ta cần làm điều này bởi rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa toàn cầu đối với hệ sinh thái nói chung ở đại dương nói riêng. Dương Khánh Linh – Lớp 7/2, THCS Phan Sào Nam
Tranh: M.T.K. Pha, T.N.A. Phương, L.T.C. Nhi, P.H.H. Vũ & L.V.A. Nhật – Lớp 10B1, THPT Bùi Thị Xuân
Quen rồi … sẽ dễ Phân loại rác??? Học sinh chắc hẳn đã được nghe qua về thuật ngữ này rất nhiều lần thông qua báo chí, sách vở, ti vi, báo đài… Nhưng việc thực hành thì sao? Quả nhiên là một công việc lạ lẫm… Học sinh chúng tôi đã không quen với điều đó... Mỗi lần muốn vứt một thứ gì đó, chúng tôi lại đứng chằn chừ ngắm nghía ba cái thùng rác nhỏ xinh, “trăn trở” suy nghĩ phải phân loại thứ mình đang cầm trên tay thế nào cho đúng. Rồi lại có những cuộc cãi vã vì biết đâu là đúng đâu là sai… Nhưng thích nghi vốn là bản năng tuyệt hảo mà tự nhiên đã
ban cho con người. Cái lạ cái mới tuy làm ta mất công tốn sức thích nghi nhưng càng về dài lâu, khi đã quen với việc phân loại rác thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguyễn Phan Thảo Nhi – Lớp 10 Nhật, THTP Chuyên Quốc Học
gì
vào
thùng rác
tái chế?
Tranh: Huỳnh Cao Nhật Hiếu – Lớp 12 Sinh, THPT Chuyên Quốc Học
Cho
Tranh: Lớp 12 Anh 1, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Đỗ Hoàng Thế Phúc – Lớp 12 Sinh, THPT Chuyên Quốc Học
Giấy
Tranh: Trần Thị Tiểu Vy - Lớp 8/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Vòng đời của
III. Mong ước về
ngày mai
Tranh: Lớp 7/1, THCS Trần Cao Vân
Chuyện về
Cậu bé trước cổng trường
Có một gia đình khá giả nọ, nhà có ba người, người con trai đã được 15 tuổi. Bởi vì quá giàu có, nên đứa con trai của họ rất được cưng chiều, nó khinh thường tất cả những người nghèo hơn mình, những người làm những công việc như dọn rác, quét đường... Rồi một ngày nọ, như thường lệ, nó được ba chở tới trường bằng chiếc ô tô xa xỉ. Vừa đi, nó vừa cầm bịch sữa uống, đến gần cổng trường vì nó thấy cái thùng rác nằm bên trái mà nó lại ở bên phải cổng trường, nên nó bước xuống rồi quăng đại bịch sữa ở ngay đó. Khi nó ung dung bước vào trường thì có một cậu bé đuổi theo kêu nó, nó quay lại, thấy một cậu bé thân hình nhỏ bé, làn da đen, quần áo cũ kĩ - như bản tính, nó khinh thường rồi nhếch môi đi. Nhưng không, cậu bé đó vẫn đi theo rồi nói nó : “Này anh, ở kia có thùng rác, sao anh không tới đó mà vứt rác, có cả 3 thùng để phân loại cơ mà, sao lại vứt ở đây?”. Nó trả lời một cách uể oải : “Xờ, tao thích vứt đây!”. “Anh có biết làm thế là vô ý thức không hả? Mấy người dọn rác cũng sẽ mệt hơn nữa!”, cậu bé đáp với một giọng điệu có đôi chút phẫn nộ. Nó trả lời với khuôn mặt có chút đỏ: “Thì sao? Liên quan gì đến mày? Nghèo mà cứ thích lên tiếng với tao, haha!”. Mặt cậu bé kia trùng xuống, có vẻ buồn rầu, nói: “Vì mẹ tôi là người phải dọn chính cái bịch sữa mà anh vứt xuống, mỗi ngày mẹ tôi phải dọn rất rất nhiều con
đường cùng với nhiều cô bác lao công khác. Anh thử nghĩ nếu mỗi ngày, có hàng trăm con người vứt rác xuống như anh thì những người đó sẽ khổ như thế nào? Trong khi, hiện nay đã có hệ thống phân loại rác ra làm 3 loại chính là giấy, chai lon và hỗn hợp rồi, mà anh vẫn không làm theo. Anh có thể giàu, nhưng anh không có cái quyền làm như thế, anh phải làm theo những cái tốt nhất để giúp cho các cô bác lao công một phần, một phần làm trường anh đẹp hơn nữa!”. Nghe cậu bé người nhỏ bé kia nói, nó sững người, không ngờ được một con người nhỏ bé như thế lại nói ra được những lời như thế. Nó xấu hổ quá, nhưng vốn tính nó đã cao ngạo nên chỉ đi thẳng chứ không nói hay quay lại vứt rác. Đi được một quãng đường nhỏ, nó bỗng quay lại rồi nhặt hộp sữa lên, đến ba thùng phân rác ở cổng trường bên trái rồi thả vào đúng thùng. Đứa trẻ kia cười nhẹ, rồi cũng bước đi... Chúng ta chỉ mất một vài giây hay vài phút để phân loại và vứt rác đúng chỗ, nếu mỗi người đều thực hiện như thế thì sẽ giúp cho đường phố, cảnh quanh đẹp hơn, thêm vào đó cũng giảm bớt phần nào sự vất vả cho các cô bác lao công ngày đêm vẫn âm thầm giữ gìn một thành phố sạch đẹp và lại tái chế những thứ cần thiết, giúp bảo vệ môi trường. HÃY CÙNG CHUNG TAY PHÂN LOẠI RÁC, VÌ CHÚNG TA, VÌ MỘT TRÁI ĐẤT XANH! Nguyễn Minh Thảo Hiền – Lớp 10 Nhật, THPC Chuyên Quốc Học
Tranh: Phạm Hoàng Long Nhật - Lớp 11 Nhật, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Lớp 10 Sử-Địa, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Lê Thị Minh Đức – Lớp 9/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Nguyễn Thị Hoài Minh – Lớp 9/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Thông điệp xanh Môi trường là mái nhà chung của không chỉ toàn nhân loại mà còn của các loài động, thực vật. Bạn là một phần tử của xã hội và ý thức, hành vi của bạn sẽ tác động đến mái nhà chung đó. Hãy để con người và các loài sinh vật sống trong một mái nhà trong lành và xanh tươi! Trương Thị Thùy Minh – Lớp 10 Tin, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Nguyễn Thị Hoài Minh - Lớp 9/1, THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Niềm vui giản đơn Một hôm, em đi chợ với mẹ gần đài phun nước của huyện. Em chờ mẹ ở đài phun nước khi mẹ đi mua mấy thứ và đi lấy xe. Em thấy có rất nhiều anh, chị cầm những chiếc túi to và nhặt rác vứt bừa bãi bên vỉa hè. Em thích thú nhìn các anh chị làm việc. Chờ mẹ mãi không thấy ra, em liền chạy theo một chị đang nhặt rác xung quanh đài phun nước. Em nói: “Chị ơi, chị cho em nhặt rác với nhé!” Chị mỉm cười, xoa đầu em và bảo: “Em giỏi quá, vậy giúp bọn chị nhặt xung quanh khu này nhé!” Thế là em liền đi nhặt những chiếc vỏ kẹo, lon bia mà mọi người vứt bừa bãi cho vào túi. Chẳng mấy chốc em đã nhặt được đầy túi, chắc là vì hôm nay ngày cuối tuần nhiều người đi chơi nên rác cũng nhiều hơn. Em rất vui khi được làm việc này, vì em đã đóng góp một phần của mình để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
Trương Thị Kim Tuyền – Lớp 6/2, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Hoàng Thị Kim Trang – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Mang màu xanh trở lại Môi trường ngày xưa rất trong lành, em nghe mọi người trong gia đình em kể lại ngày xưa sông xanh ngắt, nước trong veo, cá tôm bơi bên dưới đều có thể nhìn thấy được. Nhưng bây giờ trên sông có rất nhiều rác thải như túi ni-lông, bao rác, chai nhựa, hộp xốp… trôi nổi. Em muốn mình được sống trong một môi trường trong lành, muốn nhìn thấy những cảnh vật như ngày xưa mọi người trong gia đình em đã kể, em nghĩ mọi người đều muốn như vậy. Để làm được như vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường, phân loại rác thải, không sử dụng những loại vật dụng khó phân hủy để bảo vệ môi trường.
THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Tranh: Võ Thị Mộng Bình – Lớp 8/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Chung tay vì trái đất xanh Mọi người hãy có ý thức trong việc bỏ rác đúng nới quy định, ngưng việc vứt rác bừa bãi ra môi trường, ra sông, suối, biển để bảo vệ cuộc sống của các loài sinh vật và của chính chúng ta. Đừng để rác thải phá hủy cuộc sống này. Việc làm này cần có sự đoàn kết, chung tay của nhiều người, nhiều đất nước bởi đó liên quan đến cuộc sống của toàn nhân loại. Mỗi người đóng góp một phần sức lực của mình để làm nên sự thay đổi lớn lao. THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Đỗ Kim Ánh Dương – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Cứu lấy tương lai Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát thải hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt. Rác vứt bừa bãi ở khắp nơi, thậm chí là nơi đầu nguồn nước. Đối với thành phố, đô thị thì lượng rác thải mỗi ngày còn lớn hơn. Có nhiều tác hại mà rác thải gây ra như làm mất vệ sinh, mất mỹ quan, là môi trường cho nấm và các loài vi khuẩn phát triển làm ô nhiễm môi trường không khí, đất nước. Rác thải đang dần xâm chiếm đất đai, môi trường sống của con người, nếu chúng ta không có hướng xử lý thì thế giới con em tương lai của chúng ta sẽ ngập chìm trong rác thải. Đỗ Kim Ánh Dương – Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: Đặng Ngọc Anh Thư – Lớp 7/2, THCS Phan Sào Nam
Làm anh hùng thật dễ Chắc hẳn mọi người ở đây không ai muốn sống trong môi trường bị ô nhiễm phải không? Chỉ với một hành động nhỏ nhặt là bỏ rác vào thùng, bạn đã trở thành một anh hùng giải cứu môi trường, giải cứu đất nước. Còn nếu bạn phân loại rác thải, nó sẽ mang lại những lợi ích không ngờ. Đặng Ngọc Anh Thư – Lớp 7/2, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Lê Thị Mị - Lớp 9/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Hòa chung hành động Môi trường hiện nay đang bị tàn phá nặng nề và ô nhiễm từng ngày một. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng: “Môi trường cung cấp cho chúng ta nhu cầu sống, dại gì mà không chặt phá cây xanh làm giấy, đánh bắt cá bằng điện, mìn…”. Trong khi đó, nhiều người lại cùng nhau bảo vệ môi trường, thành lập các câu lạc bộ để hành động vì sự trở lại của màu xanh… Lê Thị Hồng – Lớp 8/1, THCS Hoàn Kim Hoán
Tranh: H.T.Y. Nhi – H.L. Tịnh – N.T.H. Nhung – Đ.T. Trinh – N.T.P. Dung - Lớp 10B3, THPT Bùi Thị Xuân
Thùng rác Các loại rác thải nhựa đang dần xâm chiếm Trái đất của chúng ta, chúng gây ô nhiễm môi trường mang lại nhiều tổn thất nặng nề cho con người và sinh vật. Và trong tình thế khẩn cấp đó, vị cứu tinh của Trái đất xuất hiện, không ai khác là “Anh hùng thùng rác nhựa” để dẹp tan các loại rác thải nhựa. Người anh hùng này hành động “Vì một trái đất xanh” và với mong muốn rằng mọi người trên trái đất sẽ phân loại đúng các loại rác thải. Đường Yến Vy – Lớp 7/2, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Đường Yến Vy – Lớp 7/2, THCS Phan Sào Nam
Anh hùng
Hãy bảo vệ môi trường để chúng ta có thể sống trong bầu không khí trong lành và tươi đẹp mà thượng đế đã ban tặng cho con người! Hãy bảo vệ cho trái đất xanh, sạch đẹp và giữ lấy màu xanh của nó. Lê Văn Hiếu – Lớp 7/5, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Lê Văn Hiếu – Lớp 7/5, THCS Phan Sào Nam
Bảo vệ màu xanh
Tranh: Nguyễn Hoàng Duy – Lớp 7/3, THCS Trần Cao Vân
Thực hành nguyên tắc 3R Em đã đang và sẽ có những hành động đi sâu hơn vào vấn đề tái chế và phân loại rác thải. Cụ thể là em sẽ làm theo nguyên tắc 3R: Reduce – Reuse - Recycle, tức Hạn chế - Tái sử dụng – Tái chế. Chỉ là những việc làm nhỏ thôi nhưng em thấy những việc làm đó có thể góp phần bảo vệ môi trường rất nhiều. Nếu có thể gửi thông điệp đến mọi người để vận động họ cùng bảo vệ môi trường tích cực hơn thì em sẽ nói rằng “Chúng ta hãy chung tay làm cho môi trường chúng ta đang sống ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn. Hãy nhớ rằng chúng ta gieo gì thì sẽ gặt lấy nấy”. Tống Phước Thắng – Lớp 8/1, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Nguyễn Tiểu Long Vân - Lớp 10 Nhật, THPT Chuyên Quốc Học
Tranh: Ngô Nhật Thanh Liêm - Lớp 10B9, THPT Bùi Thị Xuân
Tranh: TRần Anh Khoa – Lớp 7/5, THCS Phan Sào Nam
Mơ về Hành tinh xanh
Nguyên nhân chủ yếu của việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay là do ý thức con người. Vì thế em đã vẽ một bức tranh với mong muốn mọi người chung tay bảo vệ môi trường. Bức tranh của em vẽ những bạn học sinh đang đùa vui dưới bóng cây xanh mát và một khoảng không gian rất trong lành, bầu trời xanh, những chú chim đua nhau bay lượn với những hàng cây xanh, những hàng cỏ xanh.
Bức tranh có hai bàn tay nâng niu với khát khao mọi người chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường luôn xanh, sạch đẹp. Em mong ước môi trường của chúng ta luôn sạch đẹp, trong lành để chúng em có thể vui chơi và học hành dưới một hành tinh xanh. Trần Anh Khoa – Lớp 7/5, THCS Phan Sào Nam
Tranh: Đặng Thanh Nhật - Lớp 11B2, THPT Bùi Thị Xuân
Tái chế
tốt hơn vứt bỏ! Các bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ làm gì với một thứ bạn sắp vứt vào thùng rác chưa? Có lẽ là ít ai nghĩ đến. Bởi lẽ thứ mà bạn định vứt vào thùng rác sẽ chẳng có giá trị gì để bạn “sử dụng” nữa. Nếu tôi hỏi bạn tại sao bạn lại làm như thế thì chắc có lẽ câu trả lời tôi nhận được sẽ là: “Có biết làm gì với nó đâu!”, “Thôi! Mệt lắm! Vứt quách cho khỏe!“, “Có mỗi cái rác mà cũng bảo phải làm cái này cái nọ!...”
Các bạn à! Tôi nghĩ rằng trước khi vứt bỏ một thứ gì đó các bạn nên xem xét liệu nó có thể sử dụng được lại hay không, có thể làm việc gì đó khác hay không hay nói cách khác là hãy tìm cách TÁI CHẾ nó! Tái chế sẽ hạn chế được lượng rác thải ra mỗi ngày và góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Một thứ có thể tái chế được thì không nên bị phớt lờ, bị vứt bỏ. Vậy lần sau trước khi bạn định vứt bỏ một thứ gì đó vào thùng rác thì hãy nhớ cân nhắc xem liệu thứ đó có thể TÁI CHẾ được không và hãy nhớ rằng: TÁI CHẾ SẼ TỐT HƠN LÀ VỨT BỎ ! Lý Văn Nhật Tiến & Trần Đại Quý – Lớp 10 Anh 2, THPT Chuyên Quốc Học
trách nhiệm Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta và những người xung quanh ta. Khi mà môi trường đang dần kiệt sức với mỗi nhu cầu cá nhân của mỗi người, thì việc hạn chế, phân loại và tái sử dụng rác thải là hết sức cần thiết. THCS Phan Sào Nam
Tranh: Văn Nguyễn Đào Ngọc Hạnh - THPT Chuyên Quốc Học
Sẻ chia
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD), trụ sở tại Huế, Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ (NGO) với sứ mệnh hoạt động vì lợi ích công bằng cho các cộng đồng dễ bị tổn thương do thay đổi các điều kiện bên ngoài. CSRD thực hiện hoạt động ở các tỉnh lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung – Việt Nam cũng như các nước thuộc tiểu vùng sông Mê-Kông. Địa chỉ: 2/33 Nguyễn Trường Tộ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Ấn phẩm được xuất bản với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).