2 minute read

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lí

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Để thuận tiện cho việc điều hành, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty, công ty thiết lập hệ thống quản lý tập trung nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lí Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty. Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, lập kế hoạch cụ thể sản xuất trực tiếp quản lý và sử dụng các khoản chi phí. Phòng tổ chức hành chính: Quản lý mọi mặt nhân sự biên chế cán bộ công nhân viên toàn bộ công ty tham mưu trực tiếp cho phó giám đốc nội chính để điều động, bố trí cán bộ công nhân viên cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Phòng kế toán tổng hợp: Hạch toán các hoạt động của công ty, kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính kế toán của công ty, theo dõi biến động việc mua bán hàng hoá và phụ trách chung phòng tổng hợp đó. • Kế toán viên: Thanh toán kiêm tổ chức công tác, thi đua, nâng lương,… • Thủ quỹ: kiêm đóng dấu, lưu trữ,… Phòng vật tư: xây dựng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty, tổ chức sắp xếp bảo quản kho vật tư nguyên liệu tránh tình trạng thiếu ảnh hưởng đến sản xuất, tránh thất thoát hư hỏng. 1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hiện nay, công ty Tứ Linh đang hướng đến cả thị trường Châu Âu. Trong nước, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với tiêu dùng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã xây dựng nhà máy với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại tại đạt chuẩn Châu Âu. Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nói chung và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm đều liên tục, khép kín. Nhưng công suất đang còn ở mức khiêm tốn. Chế biến sản phẩm sau nhân điều (nhân điều rang muối, chiên dầu, kẹo, bánh). Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, nhiều cơ sở chế biến gia công nhỏ lẽ làm chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, gian lận thương mại trong sản xuất điều còn phổ biến, mặc dù ở vùng trung tâm sản xuất điều chưa có nhà máy, doanh nghiệp nào có vùng nguyên liệu của mình, chưa có cam kết nào với người sản xuất nên còn bị động về nguyên liệu, an toàn thực phẩm và bị cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh dẫn đến cạnh tranh mua bán, cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại không nhỏ tới người sản xuất và uy tín doanh nghiệp trong tỉnh.

Advertisement

This article is from: