DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
vectorstock.com/28062424
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” – VẬT LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
FI CI A
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
OF
***
BÙI ĐẶNG KHẮC HIẾU
ƠN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NH
CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” – VẬT LÍ 12
QU Y
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
DẠ
Y
KÈ
M
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
ĐÀ NẴNG - 2021
FI CI A
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
OF
***
BÙI ĐẶNG KHẮC HIẾU
ƠN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC
NH
CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” – VẬT LÍ 12
QU Y
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Chuyên ngành : Lí luận và PPDH bộ môn Vật lý
M
Mã số: 8.14.01.11
DẠ
Y
KÈ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN THANH NGA
ĐÀ NẴNG – 2021
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community I
L
LỜI CAM ĐOAN
FI CI A
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
OF
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Đà Nẵng, tháng 07 năm 2021
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Tác giả
Bùi Đặng Khắc Hiếu
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community II
FI CI A
L
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, các em học sinh và người thân gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng ĐT Sau Đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy Cô giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và quý Thầy Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
OF
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Nga, giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đóng góp nhiều ý
ƠN
kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THCS – THPT Hoa Sen, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm và sự giúp đỡ nhiệt tình từ
NH
các bạn trong nhóm STEM của nhà trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
QU Y
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2021
DẠ
Y
KÈ
M
Tác giả
Bùi Đặng Khắc Hiếu
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community III
L
THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
FI CI A
TÊN ĐỀ TÀI
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” – VẬT LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Họ tên học viên: BÙI ĐẶNG KHẮC HIẾU
OF
Ngành: Lí luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thanh Nga
ƠN
Cơ sở ĐT: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Dạy học vật lí theo định hướng STEM đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông mới,
NH
là phương tiện truyền tải kiến thức mang đến hiệu quả cao trong học tập nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Dựa trên những kết quả từ việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM mang
QU Y
lại, luận văn đã phân tích cơ sở lí luận của dạy học định hướng giáo dục STEM nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh; phân tích một số nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12. Tiến hành xây dựng một số chủ đề giáo dục STEM để tổ chức dạy học. Đồng thời, nêu rõ các kiến thức STEM trong mỗi chủ đề, mục tiêu chủ đề, thiết kế
M
giáo án giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM và xây dựng tiêu chí
KÈ
đánh giá chủ đề giáo dục STEM để hỗ trợ giáo viên thực hiện đánh giá năng lực của học sinh thông qua chủ đề. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi nghiên cứu hiệu quả việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm
Y
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh từ các kiến thức vật lí
DẠ
trong chương “Sóng cơ và sóng âm” bằng cách cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán kỹ thuật về STEM như: chế tạo mô hình truyền sóng cơ học, chế tạo nhạc cụ..Sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community IV một chủ đề để đánh giá kết quả nghiên cứu thông qua bộ công cụ đánh giá
FI CI A
L
và các tiêu chí đánh giá cụ thể tương ứng với mỗi chủ đề từ những biểu hiện cụ thể của học sinh.
Kết quả đề tài cho thấy tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM là khả thi, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
OF
thông hiện nay cũng như đáp ứng được mục tiêu dạy học mà đề tài chúng tôi đã đề ra, đó là: phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Chúng tôi cho rằng tiến trình dạy học theo định hướng STEM được xây dựng có
ƠN
thể mở rộng để tổ chức dạy học một số kiến thức trong chương trình Vật lí phổ thông.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
Từ khóa: Giáo dục STEM, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Vật lí 12.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community V
Name of thesis
FI CI A
L
INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS
FOSTER STUDENTS' PROBLEM-SOLVING COMPETENCY VIA APPLICATION OF STEM APPROACH TO TEACHING CHAPTER " MECHANICAL WAVE AND SONIC WAVE", PHYSICS GRADE 12
OF
Major: Theory and method of teaching physics
Full name of Master student: BUI DANG KHAC HIEU Supervisors: Dr. Nguyen Thanh Nga
ƠN
Training institution: University of Education, The University of Da Nang
Abstract: STEM-oriented Physics teaching meets the requirements of
NH
renewing teaching methods in new general education curriculum; it is a mean of conveying knowledge to bring an effective way of learning in order to foster and develop the qualities and the potential of the students.
QU Y
Based on the results from STEM education-oriented teaching, the thesis analyzed the theoretical basis of STEM education-oriented teaching to foster of students' problem-solving competency; analyze some content knowledge chapter " Mechanical wave and sonic wave " – Physics 12.
M
Proceeding to develop a number of STEM educational topics to organize teaching. At the same time, stating STEM knowledge in each topic, topic
KÈ
objectives, designing lesson plans based on STEM education orientation and developing criteria for evaluating STEM education topics to support teachers in implementing Assess student's ability through topic. Within the
Y
scope of this topic, we study the effectiveness of STEM education-oriented
DẠ
teaching to foster of students' problem-solving competency from the physical knowledge in the chapter " Mechanical wave and sonic wave " by having students apply the knowledge they have learned to solve STEM
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community VI
L
technical problems such as making mechanical wawe propagation model..
FI CI A
Then conduct pedagogical experiment on a topic to evaluate research results through a set of assessment tools and specific evaluation criteria corresponding to each topic from the student's specific manifestations.
The results show that the organization of teaching some knowledge
of the chapter "Mechanical waves and sound waves" - Physics 12 in the direction of STEM education is feasible, meeting the requirements of
OF
teaching innovation in high schools today as well as meet the teaching goals
that our topic has set out, that is: developing students' problem-solving capacity. We believe that the built STEM-oriented teaching process can be
ƠN
extended to organize the teaching of some knowledge in the General Physics curriculum.
NH
Key words: STEM education, problem-solving competency, physics
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
grade 12.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community VII
L
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
DH
Dạy học
2
DHVL
Dạy học Vật lí
3
ĐHSP
Đại học sư phạm
4
GD
Giáo dục
5
GDPT
6
ĐT
7
NL
8
GQVĐ
9
NL GQVĐ
Năng lực giải quyết vấn đề
10
GV
Giáo viên
11
HS
13
DẠ
Y
KÈ
15
M
14
OF
Giáo dục phổ thông
NH
ƠN
Đào tạo
QU Y
12
FI CI A
Số thứ tự
Năng lực Giải quyết vấn đề
Học sinh
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
VĐ
Vấn đề
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community VIII
MỤC LỤC
FI CI A
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... VII MỤC LỤC .....................................................................................................................VIII MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
OF
NỘI DUNG ........................................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY........................................................................... 7
ƠN
1.1. Hoạt động dạy học cho học sinh THPT theo định hướng giáo dục STEM .............. 7 1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh ............ 7
NH
1.1.2. Đặc trưng của quá trình dạy học trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................................................................................................. 9 1.2. Cơ sở lí thuyết về giáo dục STEM ......................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm giáo dục STEM .................................................................................. 11 1.2.2. Đặc trưng của giáo dục STEM ............................................................................ 13
QU Y
1.2.3. Tiêu chí xây dựng chủ đề GD STEM .................................................................. 14 1.3. Tiến trình bài học STEM cho học sinh THPT ....................................................... 15 1.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chủ đề giáo dục STEM .............................................................................................................................. 17
M
1.4.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề. ................................................................ 17 1.4.1.1. Khái niệm năng lực ........................................................................................ 17
KÈ
1.4.1.2. Khái niệm giải quyết vấn đề........................................................................... 19 1.4.1.3. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ............................................................ 20 1.4.2. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề. .................................................... 20 1.4.3. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề. ............................................................ 21
Y
1.4.4. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học theo
DẠ
định hướng giáo dục STEM……………………………………………………………...23 1.4.5. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học theo định huớng giáo dục STEM............................................................................................. 25
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community IX
L
1.4.6. Tiêu chí đánh năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chủ đề STEM ...................................................................................................................... 26
FI CI A
1.4.7. Phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề. ............................................ 34
1.5. Điều tra thực tiễn việc dạy học theo định huớng giáo dục STEM trong trường phổ thông. ....................................................................................................................... 35 1.5.1. Mục đích điều tra................................................................................................. 35 1.5.2. Phương pháp điều tra. ......................................................................................... 35 1.5.3. Kết quả điều tra thông qua phiếu phỏng vấn. ..................................................... 36
OF
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................................ 40 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” - VẬT LÍ 12 ............................................ 41
ƠN
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM .................................................................................................... 41 2.1.1. Mục tiêu kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 ........................... 41
NH
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “ Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12............................ 43 2.1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu, chương trình, nội dung chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 với mục tiêu, nội dung giáo dục STEM ......................................... 43 2.2. Thiết kế chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”
QU Y
................................................................................................................................ 44 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM ............................................................... 79 2.3.1. Tổ chức dạy học chủ đề 1: Mô hình truyền sóng cơ học .................................... 79 2.4. Công cụ đánh giá chủ đề giáo dục STEM .............................................................. 91 2.4.1. Nguyên tắc đánh giá ............................................................................................ 91
M
2.4.2. Các yêu cầu đánh giá kết quả học tập ................................................................. 91
KÈ
2.4.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá ............................................................................ 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 94 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 95 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 95
Y
3.1.1 Mục đích .............................................................................................................. 95
DẠ
3.1.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................. 95
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 95 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 96
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community X 3.3.1. Phương pháp quan sát ......................................................................................... 96
L
3.3.2. Thống kê toán học ............................................................................................... 96
FI CI A
3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm ......... 96
3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................................. 96 3.4.2. Khó khăn ............................................................................................................. 97 3.5. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 97 3.6. Tổ chức thực nghiệm .............................................................................................. 97
OF
3.7. Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm .............................................. 98 3.7.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị ....................................................................................... 104 3.7.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động DH trên lớp học ............................................. 104 3.7.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................ 117
ƠN
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 128
NH
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 129 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ ...................................................... 131 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... PL1 Phụ lục 1: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “ SỰ KÌ DIỆU CỦA ÂM HỌC” ........................ PL1
QU Y
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC CHƯƠNG "SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM" - VẬT LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GD STEM ...................... PL26 Phụ lục 3: CẤU TRÚC NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ......................... PL29
DẠ
Y
KÈ
M
Phụ lục 4: PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH………………………………...PL31
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community XI
Số
FI CI A
DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng
Trang
hiệu bảng
Cấu trúc NL GQVĐ của HS (gồm 5 NL thành tố và 14 chỉ số hành vi)
1.2
Hệ thống biện pháp phát triển NL GQVĐ của HS trong dạy học theo
OF
1.1
định hướng giáo dục STEM
22 24
Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ
1.4
Kiểm tra quan sát NL GQVĐ của HS
33
1.5
Thông tin về mẫu khảo sát
35
1.6
Mức độ quan tâm của GV về GD STEM
36
1.7
Cách hiểu của GV về khái niệm GD STEM
36
1.8
GV đánh giá khả năng tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng cơ”-
38
QU Y
NH
ƠN
1.3
27
Vật lí 12 theo định hướng GD STEM GV đánh giá thuận lợi để triển khai dạy học nội dung kiến thức chương
1.9
38
“Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM GV đánh giá khó khăn để triển khai dạy học nội dung kiến thức chương
M
1.10
39
2.1
Y
2.2
KÈ
“Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM Mô tả các chủ đề STEM
45
Phân bố thời gian kế hoạch tổ chức hoạt động DH “Mô hình truyền
48
sóng cơ học” theo định hướng GD STEM Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 1)
49
2.4
Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 1)
52
DẠ
2.3
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community XII 2.5
Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 2)
2.6
Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 2)
2.7
Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 3)
57
2.8
Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 3)
60
2.9
Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 4)
62
2.10
Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 4)
65
2.11
Chuỗi hoạt động DH chủ đề “ Mô hình truyền sóng cơ học”
79
2.12
Tiêu chí đánh giá bản thiết kế
91
2.13
Tiêu chí đánh giá sản phẩm
3.1
Danh sách HS được đánh giá sự phát triển NL GQVĐ
96
3.2
Danh sách HS các nhóm
98
3.3
Bảng đánh giá mức độ thể hiện NL GQVĐ của HS.
98
3.4
Kết quả thu được NL GQVĐ của HS trong chủ đề
117
3.5
Biểu hiện NL GQVĐ của HS trong chủ đề 1
118
3.6
Thang đánh giá định lượng NL GQVĐ của HS
120
3.7
Tiêu chí đánh giá mức độ đạt được NL GQVĐ của HS
121
3.8
Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 1 qua các chủ đề
122
3.9
Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 3 qua các chủ đề
122
3.10
Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 4 qua các chủ đề
122
3.11
Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 5 qua các chủ đề
123
Kết quả các mức độ đạt được thành tố và tổng thể NL GQVĐ qua chủ
123
3.13
L 56
FI CI A
OF
ƠN
NH
QU Y
M
KÈ
Y DẠ
3.12
53
92
đề Giải pháp nhằm nâng cao NL GQVĐ của HS
124
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu
Tên hình
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community XIII
Trang
hình Mô tả chu trình STEM
14
1.2
Quy trình dạy học chủ đề STEM dựa trên hoạt động thiết kế kỹ
OF
1.1
thuật
16
Sơ đồ cấu trúc đa thành tố của NL (Đỗ Hương Trà, 2016)
19
1.4
Phát triển NL GQVĐ theo định hướng GD STEM
26
1.5
Biểu đồ GV đánh giá nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng
37
cơ” (Vật lí 12)
NH
ƠN
1.3
Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Sóng cơ và sóng âm” Vật lí 12
43
2.2
Sơ đồ hình thành ý tưởng chủ đề
45
3.1
GV triển khai tổ chức nhóm
105
3.2
HS nhóm 2 trả lời câu hỏi tình huống vấn đề
106
QU Y
2.1
(Minh chứng biểu hiện GQVĐ 1.1) HS nhóm 2 thảo luận phân tích nhiệm vụ của chủ đề (Minh chứng
M
3.3
106
KÈ
biểu hiện GQVĐ 1.2) HS đại diện nhóm phát biểu VĐ (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 1.3)
107
3.5
GV giới thiệu các bước cần thực hiện trong chủ đề 1
107
Các nhóm tiến hành thiết kế mô hình truyền sóng cơ học
108
GV gợi ý cho nhóm 1 về phương án tính vận tốc truyền sóng trên
109
Y
3.4
DẠ
3.6 3.7
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community XIV
Nhóm 1 trình bày bản thiết kế mô hình truyền sóng (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 3.3)
3.9
Bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ học của các nhóm (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 3.3)
HS các nhóm chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và phân công nhiệm vụ. (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.1)
3.11
OF
3.10
109
FI CI A
3.8
L
mô hình
Nhóm 1 đang gặp khó khăn về cách mắc biến trở để thay đổi
110
111
112
3.12
ƠN
tốc độ quay của mô tơ (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2) Nhóm 4 đang tiến hành tạo con lắc dao động (Minh chứng biểu
3.13
Nhóm 2 đang chế tạo bộ phận tạo sóng (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2)
HS nhóm 2 đang nghiên cứu phương án tính vận tốc truyền sóng
QU Y
3.14
NH
hiện GQVĐ 4.2)
112
113
113
của mô hình (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2) 3.15
HS nhóm 3 đánh giá khả năng tạo sóng dừng của mô hình (Minh
114
chứng biểu hiện GQVĐ 4.3) HS nhóm 1 đang điều chỉnh để tạo sóng dừng trên mô hình (Minh
M
3.16
114
KÈ
chứng biểu hiện GQVĐ 4.3) 3.17
Các nhóm tiến hành trình bày sản phẩm của nhóm (Minh chứng
115
biểu hiện GQVĐ 5.1)
DẠ
Y
3.18
Phiếu học tập của các nhóm
116
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1
MỞ ĐẦU
L
1. Lí do chọn đề tài
FI CI A
Để đáp ứng được sự phát triển xã hội ngày nay và bắt kịp xu hướng GD hiện
đại của thế giới, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về chương trình GD lẫn PPDH. Chương trình GD phổ thông mới không còn nặng về truyền thụ kiến thức mà tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học
OF
tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách
ƠN
nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới (Theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT). Để đáp
NH
ứng được những yêu cầu trên, trước tiên thầy cô giáo phải thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy học, thay đổi cách dạy học truyền thống bằng các phương pháp dạy học tích cực thông qua việc học đi đôi với hành, tổ chức các hoạt động cho học
QU Y
sinh, đồng thời là người hướng dẫn các em tự học, bổ sung thông tin, giúp đỡ các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Thật vậy, trong số các môn học tự nhiên chẳng hạn như môn vật lí, vốn là một môn học không chỉ mang đến cho học sinh những kiến thức cơ bản để thực hiện các
M
ứng dụng trong cuộc sống mà còn vận dụng chúng để giải thích các hiện tượng tự nhiên, học sinh có thể thỏa sức trải nghiệm, sáng tạo thông qua các bài học. Thế
KÈ
nhưng vì xưa nay, học trò quen học với cách học cũ, GV truyền đạt kiến thức còn học sinh thụ động tiếp nhận nên nó vô tình trở là môn học khô khan và học sinh chưa thấy được ứng dụng kiến thức trong thực tiễn. Ngược lại, nếu GV tổ chức các
DẠ
Y
hoạt động cho học sinh, đặt ra những bài toán thực tế, những câu hỏi về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, chế tạo những dụng cụ đơn giản từ kiến thức đã học,.. Từ đó đòi hỏi học sinh tìm cách giải quyết tình huống, bài toán mà GV đặt ra, tự mình tìm hiểu, xây dựng, thiết kế, chế tạo sản phẩm, tiến hành các thí nghiệm sau mỗi bài học
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2 thì các em sẽ thấy vật lý thú vị và hữu ích như thế nào.
L
Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là cần phải có những phương pháp GD phù hợp
FI CI A
mới có thể đạt được những kết quả trên. Một trong những phương pháp GD mới mà
hiện nay các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng đó là GD STEM nhưng đối với Việt Nam nó còn khá mới mẻ. Đây là xu hướng GD có thể đáp ứng những yêu cầu trên và sự phát triển của xã hội trong thời đại mới. Tại sao GD STEM lại làm được những điều này, vậy STEM là gì ?
OF
STEM là thuật ngữ được viết tắt của các từ tiếng anh Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). GD STEM là quan điểm DH định hướng phát triển NL HS thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công
ƠN
nghệ, Kỹ thuật và Toán học giúp cải tạo phương pháp DH truyền thống. Các kiến thức và kỹ năng về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp HS không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn áp
NH
dụng để thực hành và tạo ra sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày làm tăng hiệu quả, phát triển NL sáng tạo, tư duy kỹ thuật của HS. Do đặc thù của môn vật lí là môn khoa học thực nghiệm, nên một trong các
QU Y
khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lí là tăng cường hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu các ứng dụng kỹ thuật của vật lí của HS trong quá trình học tập thông qua việc giao nhiệm vụ liên quan đến việc tìm hiểu công dụng, nguyên tắc hoạt động, cấu tạo và chế tạo thí nghiệm để HS được nghiên cứu khoa
M
học, qua đó giúp HS hiểu sâu sắc các kiến thức vật lí. Đồng thời, vật lí được hỗ trợ rất nhiều bằng công cụ Toán học; các định luật vật lí lại là cơ sở để phát triển nền
KÈ
Công nghệ, Kĩ thuật. Thông qua các nhiệm vụ này, HS sẽ được rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, GD tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Từ
DẠ
Y
đó, HS có cơ hội phát triển các NL của người công dân trong thời đại mới. Tại Việt Nam, định hướng phát triển đất nước sớm trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, chú trọng tới phát triển kinh tế tri thức. Trong quá trình hội nhập sâu rộng, cơ hội tiếp cận với các xu thế mới, các mô hình GD mới và học hỏi kinh nghiệm của các nước có nền GD tiên tiến là cần thiết nhằm thay đổi căn bản
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3 GDPT tại Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, STEM xuất hiện ở Việt Nam và mới
L
chỉ mang tính thử nghiệm mà chưa thực sự trở thành một hoạt động GD chính thức.
FI CI A
Do đó STEM và GD STEM vẫn chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc và nghiêm túc cũng như ứng dụng sâu rộng vào thực tế.
Tuy nhiên, với tình hình nước ta hiện nay, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì yêu cầu đòi hỏi nền GD nước ta
OF
phải ĐT ra những con người có đủ tri thức, trí tuệ, NL và phẩm chất tốt. Với chủ trương khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình DH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS,
ƠN
phù hợp với đặc điểm từng môn học, lớp học. Tất cả những yêu cầu này sẽ được STEM và GD STEM giải quyết một cách hiệu quả.
NH
Trăn trở của một người GV cũng chính là phương pháp truyền đạt kiến thức cũng nhưng cách GD sao cho HS phát huy tính tích cực và phát triển tư duy sáng tạo, năng lực cho HS đặc biệt là NL GQVĐ. NL GQVĐ là một trong những năng
QU Y
lực quan trọng cần hình thành và phát triển cho học sinh. DH phát triển NL GQVĐ sẽ giúp cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh nguồn tri thức. Từ những trăn trở chung đó chúng tôi đã nghiên cứu và nhận thấy STEM là quan điểm DH định hướng cho các phương pháp giảng dạy giúp tạo hiệu quả cao nhất công tác DH vật lý. Đặc biệt là các kiến thức thuộc chương “Sóng cơ và sóng
M
âm” rất phù hợp với mục tiêu giảng dạy theo định hướng GD STEM.
KÈ
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài : Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM
DẠ
Y
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tới nay ngày càng nhiều những nghiên cứu khoa học quan tâm đến vấn đề bồi
dưỡng NL GQVĐ theo định hướng GD STEM cho HS. Điển hình các bài viết chuyên đề đăng trên các tạp chí, báo GD và Thời đại, GV và Nhà trường, Nghiên
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4 cứu GD, Khoa học GD như : “Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học
L
sinh trung học cơ sở và THPT”. NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Nguyễn
FI CI A
Thanh Nga - Phùng Việt Hải - Nguyễn Quang Linh - Hoàng Phước Muội (2018). “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương Động lực học chất điểm vật lí 10 theo
định hướng GD STEM”. Hoàng Phước Muội, Nguyễn Thanh Nga. (2017). Hội thảo khoa học GD STEM trong chương trình GDPT mới, TP. Hồ Chí Minh. “Tổ chức dạy học chủ đề “chế tạo máy lạnh mini di động” - Vật lí 10 theo định hướng GD
OF
STEM” của Ts. Phùng Thị Lố Loan. Về luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này như “Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí 10 theo định hướng GD STEM” - Luận văn thạc sĩ 2020 của tác giả Nguyễn
ƠN
Đức Dũng, “Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề STEM phần “Cơ học” – Vật lí 8 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.” - Luận văn thạc sĩ KHGD 2020 của tác giả Phạm Mỹ Thuận, “ Tổ chức dạy học chương các định
NH
luật bảo toàn - vật lí 10 theo định hướng GD STEM”- Khóa luận tốt nghiệp 2019 của tác giả Huỳnh Thị Mỹ Duyên Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, … Tuy nhiên, nghiên cứu về dạy học Vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề theo định
QU Y
hướng GD STEM còn chưa nhiều, đặc biệt về mảng kiến thức khá lớn và quan trọng như chương sóng cơ và sóng âm trong chương trình Vật lí 12 chưa có đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy đề tài “Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM” là một đề tài còn khá mới mẻ, cần có hướng đi chính xác
M
để tận dụng được đóng góp to lớn từ nó.
KÈ
3. Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế và tổ chức DH một số nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng
âm” - Vật lí 12 theo định hướng GD STEM nhằm phát triển NL GQVĐ của HS.
DẠ
Y
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lí luận và thực tiễn về GD STEM, nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” theo định hướng GD STEM.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 5 - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học một số kiến thức chương “Sóng
L
cơ và sóng âm” - Vật lí 12 chương trình THPT.
FI CI A
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức DH một số nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12 theo định hướng STEM thì sẽ phát triển NL GQVĐ của HS. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về GD STEM, DH định hướng phát triển NL HS
OF
THPT.
- Phân tích nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12 theo định hướng STEM.
ƠN
- Xây dựng chủ đề GD STEM nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12.
- Đề xuất tiến trình DH các chủ đề GD STEM đã xây dựng.
NH
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá NL của HS theo định hướng GD STEM. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giả thuyết khoa học. 7. Phương pháp nghiên cứu
QU Y
- Nghiên cứu lí luận: bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa nhằm nghiên cứu những tài liệu thuộc phạm vi đề tài trong và ngoài nước về các vấn đề như khái niệm, cơ sở lí luận … - Nghiên cứu thực tiễn : Là phương pháp điều tra, quán sát sư phạm,.. nhằm sử dụng để điều tra thực trạng DH môn vật lí dưới góc độ STEM, những hiểu biết
M
của GV về GD STEM. Từ đó xây dựng và sử dụng các bảng điểm quan sát NL
KÈ
của HS trong quá trình trải nghiệm học tập môn vật lí theo định hướng GD STEM. Xác định nhiệm vụ và xây dựng nội dung, tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm.
Y
- Thực nghiệm sư phạm
DẠ
8. Đóng góp của đề tài - Đề xuất tiến trình DH các chủ đề GD STEM nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12 và chứng tỏ tính khả thi của nó qua thực nghiệm sư
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 6 phạm.
9. Cấu trúc của luận văn
FI CI A
STEM cho sinh viên sư phạm, GV trường phổ thông.
L
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về GD
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần kiến nghị, tài liệu tham khảo và mục lục thì nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
OF
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học của theo định hướng giáo dục STEM trong trường phổ thông
Chương 2: Thiết kế một số chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 7
L
NỘI DUNG
FI CI A
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC STEM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1.1. Hoạt động dạy học cho học sinh THPT theo định hướng giáo dục STEM 1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh
OF
Hiện nay, một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới GD là chuyển từ nền GD mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền GD chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo,
ƠN
phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường.
NH
Ngày 04-11-2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
QU Y
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
M
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị
KÈ
quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới
DẠ
Y
phương pháp dạy học theo hướng này.[26] Đổi mới PPDH đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 8 thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
L
thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
FI CI A
GV- học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
OF
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
ƠN
Theo từ điển Tiếng Việt: NL là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: NL là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh
NH
nhất định. NL gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. NL chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. NL đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như NL đặc thù môn học là NL
QU Y
được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên. [8] NL là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Trong quá trình dạy học NL được hiểu: NL là sự kết hợp tri thức, kĩ năng, thái độ. Mục tiêu bài học được thế hiện cụ thể thông qua các NL được hình thành. Nội
M
dung kết hợp với các hoạt động cơ bản nhằm hình thành NL trên mỗi môn học.
KÈ
NL người học cần đạt là cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp…dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt
Y
động giảng dạy và GD (lấy người học là trung tâm). Như vậy để thực hiện việc dạy học theo định hướng phát triển NL học sinh về
DẠ
bản chất là :
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 9 Chuyển hoạt động dạy của GV sang hoạt động học của HS. DH cá thể hóa HS
L
để HS được phát huy hết khả năng của mình. Khả năng của HS chỉ được bộc lộ
FI CI A
thông qua các hoạt động học tập và trải nghiệm.
Chuyển dần quy mô lớp học sang quy mô nhóm để tích cực hóa HS và tăng khả năng tương tác hỗ trợ giúp đỡ nhau trong tiếp thu chiếm lĩnh kiến thức (tùy theo đặc điểm tình hình mà tổ chức các nhóm cho phù hợp (nhóm đôi, nhóm 4, nhóm 6,
OF
nhóm 8).
Hoạt động của HS chuyển từ việc thụ động nghe thầy cô giảng bài để ghi chép sang việc chủ động làm việc với sách, tham gia các hoạt động dưới sự tổ chức của
ƠN
GV để chiếm lĩnh kiến thức.
1.1.2. Đặc trưng của quá trình dạy học trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
NH
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) diễn ra từ đầu thế kỷ XXI. Đặc trưng của cuộc CMCN 4.0 là sẽ ngày càng phổ biến trí thông minh nhân tạo và máy móc tự động hóa, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế. Cuộc
QU Y
cách mạng này tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao; mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của GD - ĐT. [27] CMCN 4.0 đặt ra những thách thức rất lớn cho GD Việt Nam, đòi hỏi sự đóng góp năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là óc sáng
M
tạo. Do đó, GV sẽ phải dạy người học cách tự học, tự tư duy, tự tiến bộ. Mỗi người
KÈ
phải tự vận động, thay đổi và lột xác. Như vậy, tầm quan trọng của GD - ĐT để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu
DẠ
Y
cầu cách mạng 4.0 là không thể phủ nhận Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thông qua
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Quan điểm chỉ đạo đổi mới GD của Nghị
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 10 quyết là: “Chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
FI CI A
thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”.
L
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với
Từ bối cảnh đó, trong dạy học người GV ngoài truyền thụ những tri thức, kỹ năng… thì quan trọng hơn là tổ chức cho HS thực hiện những hoạt động và trên cơ sở những hoạt động ấy làm cho HS khám phá, trải nghiệm, tương tác, để rồi làm chủ được những tri thức, kỹ năng và thay đổi thái độ, tạo dựng được hứng thú, niềm tin
OF
và trên cơ sở đó là biến đổi chính chủ thể là người học. DH tích cực phải hình thành ở người học: NL quan sát, thu thập thông tin; NL tự đánh giá; NL phát hiện, giải
ƠN
quyết vấn đề; NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL tính toán… Đặc biệt, vai trò của mỗi cá nhân là đặc biệt chú trọng, được coi là nhân tố quyết định trực tiếp. Theo đó, người học phải là người tự mình tiếp cận tri thức dưới
NH
sự hướng dẫn, dẫn dắt của thầy cô bởi thời đại bùng nổ thông tin, vạn vật kết nối internet mà những tri thức người thầy truyền thụ đến người học chỉ có giới hạn, do vậy cái mà người học cần học đó là cách thức để tiếp cận tri thức và sàng lọc thông tin; Mặt khác, người học còn phải tự mình trang bị những kỹ năng cần thiết để thích
QU Y
ứng với nhu cầu của xã hội.
Như vậy, theo phân tích trên ta thấy vai trò người thầy rất quan trọng. Từ vai trò truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. GV phải giúp người học định
M
hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, định hướng cho người học tự tìm đến những cách hiểu mới. Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nên những
KÈ
con người với NL dần đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Để phát triển NL của HS thì kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc. Do
Y
vậy, người thầy phải rèn luyện cho người học có khả năng làm việc nhóm, có óc tổ
DẠ
chức, tư duy… Muốn vậy, phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của người học là yêu cầu bắt buộc.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 11 Một NL mà quá trình DH cần phải đặc biệt quan tâm đó là NL GQVĐ, thay vì
FI CI A
L
bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, con người trong thời đại mới cần luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Vì vậy, GD - ĐT cần tạo ra
những công dân thích hợp cho thế kỉ XXI - những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.
OF
Người GV trong thời đại CMCN 4.0 cần quan tâm đặc biệt đến NL sáng tạo tới đối tượng người học. Nhiệm vụ của người thầy là tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo. Chỉ có như vậy mới tạo ra được những con người năng động và sáng tạo. Hơn bao giờ hết, nghề dạy học với danh xưng “là nghề sáng tạo bậc nhất trong những nghề sáng tạo... vì nó
ƠN
sáng tạo ra những con người sáng tạo” lại càng thể hiện rõ nhất trong thời điểm hiện nay. [25] Trước tác động của CMCN 4.0 thì GD 4.0 là xu thế tất yếu trong tương lai.
NH
Mọi thứ đều được thay đổi theo hướng hiện đại. Mỗi tổ chức, cá nhân đều phải tự chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phù hợp để dễ dàng đón nhận sự thay đổi hiện đại của thế giới. GD được coi là một trong những ngành phải tiên phong trong việc thay đổi để tiếp cận với sự thay đổi của cuộc CMCN 4.0.
KÈ
M
QU Y
Mục tiêu ĐT cũng phải thay đổi hướng tới ĐT không chỉ NL con người mà còn là những kỹ năng phát triển và tự phát triển bản thân, người học sau khi ra trường phải có tư duy sáng tạo và dễ dàng tiếp cận với nền kỹ thuật hiện đại cũng như đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cao của xã hội. Do đó, bước thay đổi đầu tiên và quan trọng là người dạy và người học cần thay đổi tư tưởng, thay đổi cách dạy và học phù hợp trước tác động của CMCN 4.0 và nền GD 4.0. 1.2. Cơ sở lí thuyết về giáo dục STEM 1.2.1.Khái niệm giáo dục STEM
DẠ
Y
STEM là thuật ngữ được viết tắt của các từ tiếng anh Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán). Thuật ngữ STEM được dùng trong hai ngữ cảnh khác nhau đó là ngữ cảnh nghề nghiệp và ngữ cảnh GD.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 12 Trong phạm vi đề tài, chúng tôi quan tâm đến ngữ cảnh GD của thuật ngữ
-
FI CI A
L
STEM, tức là nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền GD đối với các môn học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Khoa học, là HS được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý,
các định luật và các cơ sở lý thuyết của GD khoa học. Thông qua STEM HS có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Công nghệ, là HS có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và tiếp cận được
OF
-
công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến những hệ thống phức tạp như mạng Internet, máy móc.
Kỹ thuật, là HS được trang bị kỹ năng để làm ra sản phẩm và hiểu được
ƠN
-
quy trình để làm ra nó. Ngoài ra HS còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Toán học là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong
NH
-
mọi khía cạnh. HS có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kỹ năng toán học vào cuộc
QU Y
sống hằng ngày.
M
Trong phạm vi luận văn, GD STEM được hiểu là mô hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào GQVĐ trong bối cảnh cụ thể nhằm giúp người học thích nghi với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Những HS học theo cách tiếp cận GD STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn; khả năng sáng tạo,
KÈ
tư duy logic; hiệu suất học tập và làm việc vượt trội; và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với
DẠ
Y
HS.
Với HS phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích
cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, HS sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các em có định
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 13
L
hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho
FI CI A
cả sự nghiệp về sau.
GD STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp GD tiến bộ, linh hoạt nhất như học qua dự án – chủ đề, học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp học qua thực hành luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.
OF
GD STEM là giải pháp góp phần tăng hiệu quả DH, phát triển NL GQVĐ của HS, phát triển tư duy, logic, tự chủ, sáng tạo của HS đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giúp HS có thể hiểu rõ được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức Vật lí.
1.2.2. Đặc trưng của GD STEM
ƠN
[12]
GD STEM có những đặc trưng sau:
NH
GD STEM là sự kết hợp của bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học. Thay vì học tách biệt 4 môn riêng biệt, rời rạc như hiện nay, STEM gắn kết các môn học cùng với những ứng dụng thực tế. Vì vậy, HS vừa học vừa có thể vận dụng
QU Y
được vào trong thực tiễn. Sự phát triển của STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn.
GD STEM nâng cao tính sáng tạo và khả năng GQVĐ cho HS. Ngoài việc học lí thuyết đơn thuần, GV sẽ đặt ra một tình huống liên quan đến vấn đề thực tiễn.
M
Điều này đòi hỏi, HS muốn GQVĐ thì cần phải tìm tòi và khám phá những kiến thức một cách chuyên sâu, không chỉ là trong sách mà còn phải tìm hiểu ở cả các
KÈ
học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị vật lí,… để giải quyết. GD STEM luôn khuyến khích các HS sáng tạo, phát minh ra những sản phẩm
mới bằng chính những kiến thức mà họ đã được học. Người học sẽ chủ động được
DẠ
Y
khối lượng kiến thức học tập của mình, biết cách trang bị, sửa chữa chế biến sao cho chúng phù hợp với các tình huống đặt ra trong thực tế.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 14
L
Dưới đây là chu trình STEM được nhiều nhà nghiên cứu GD STEM chấp
ƠN
OF
FI CI A
nhận:
NH
Hình 1.1. Mô tả chu trình STEM [24]
1.2.3.Tiêu chí xây dựng chủ đề GD STEM
QU Y
Để xây dựng chủ đề GD STEM cần dựa trên năm tiêu chí cơ bản: - Tiêu chí thứ nhất: Hướng tới giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, các tình huống xã hội, kinh tế, môi trường trong cộng đồng địa phương hay toàn cầu. - Tiêu chí thứ hai Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật
M
- Tiêu chí thứ ba: Phương pháp DH STEM hướng tới việc HS vận dụng các kiến
KÈ
thức trong lĩnh vực STEM để GQVĐ. - Tiêu chí thứ tư: Định hướng thực hành nhằm hình thành và phát triển NL kết hợp lý thuyết cho HS.
DẠ
Y
- Tiêu chí thứ năm: Khuyến khích làm việc nhóm giữa các HS.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 15
L
1.3. Tiến trình bài học STEM cho học sinh THPT
FI CI A
Có nhiều tiến trình dạy học chủ đề STEM được đưa ra để GV lựa chọn phù hợp với nội dung chủ đề, thời lượng dạy học, nội dung kiến thức cần truyền tải hay vận dụng và trình độ HS, cơ sở vật chất tại nhà trường và địa phương: [17]
- Quy trình tìm tòi khám phá: là quy trình phỏng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ở đó HS thực hiện các thao tác tìm tỏi khám phá để trả lời các câu hỏi về các quy luật tự nhiên. Quy trình này được vận dụng trong dạy học trên nhiều bình
OF
diện, ở bình diện mục tiêu dạy học, khi thực hiện quá trình tìm tòi khám phá, HS sẽ hướng tới mục tiêu phát triển NL;
- Quy trình TRIAL: là quy trình tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn
ƠN
cho STEM. Đây là một khung hỗ trợ quá trình tư duy, giúp HS có thể phân chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ và hướng sự chú ý của HS vào một số yếu tố then chốt của Learnt (Đã học);
NH
vấn đề: Task (Nhiệm vụ) – Recall (Nhớ lại) – Ideas (Ý tưởng) – Apply (Vận dụng) – - Quy trình dựa trên hoạt động thiết kế kỹ thuật: mô tả cách mà các kỹ sư sử dụng để giải quyết vấn đề, bắt đầu bằng đặt câu hỏi, hình dung các giải pháp, thiết
QU Y
kế kế hoạch, tạo và kiểm tra mô hình sau đó thực hiện cải tiến. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn quy trình dựa trên hoạt động thiết kế kĩ thuật vì đây là quy trình tạo nhiều điều kiện cho HS phát huy NL GQVĐ của mình qua các hoạt động tìm kiếm các giải pháp, phân tích và thiết kế bản vẽ, chế tạo sản
M
phẩm.
Trong tiến trình này, việc chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình
KÈ
GDPT cần thiết để GQVĐ đặt ra nằm trong phần “Nghiên cứu kiến thức nền”. Chủ thể hoạt động là HS thông qua việc nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của GV. Từ
DẠ
Y
đó, HS vận dụng phối hợp kiến thức vừa học với cái có sẵn (kiến thức, kỹ năng) để đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu (mô hình); thảo luận để điều chỉnh thiết kế. Quy trình này được lặp lại đến khi đưa ra giải pháp phù hợp hoặc theo thời lượng giảng dạy. Thông qua quá trình, HS có cơ
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 16 hội rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, góp phần phát triển phẩm chất, NL của bản thân, đặc
NH
ƠN
OF
FI CI A
L
biệt là NL GQVĐ [14]
QU Y
Hình 1.2. Quy trình dạy học chủ đề STEM dựa trên hoạt động thiết kế kỹ thuật [4]
Tiến trình dạy học chủ đề STEM theo quy trình kỹ thuật cần đảm bảo các hoạt động của quy trình nhưng một số hoạt động có thể thực hiện song hành, tương hỗ và có thể đảo thứ tự nhằm mục đích cuối cùng là tạo điều kiện cho HS có cơ hội thể
M
hiện và rèn luyện, nâng cao mức độ các hành vi của NL. Vì vậy, mỗi chủ đề STEM có thể được tổ chức dạy học theo 5 hoạt động chính như sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
KÈ
-
Trong hoạt động này, GV tiến hành đặt HS vào tình huống có vấn đề cần giải
quyết HS sẽ sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có để phân tích tình huống và phát biểu
DẠ
Y
vấn đề cần giải quyết, hình thành sơ bộ ý tưởng giải quyết vấn đề. Trong hoạt động này, giáo viên cũng thống nhất với HS về các tiêu chí của sản phẩm. -
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
Trong hoạt động này, HS hoạt động một cách tích cực và tự lực dưới sự định
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 17 hướng và hỗ trợ của giáo viên để tìm hiểu kiến thức, kĩ năng cần để giải quyết vấn
GQVĐ của HS. Hoạt động 3: Thống nhất, lựa chọn giải pháp
FI CI A
L
đề nhu cầu thực tiễn đã tìm ra. Trên cơ sở các kiến thức ấy, HS đề xuất giải pháp và trình bày thiết kế sản phẩm để giải quyết vấn đề trên cơ sở đó thể hiện được NL
Trong hoạt động này, HS được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế của mình trước đánh giá của GV và các HS khác. Dưới sự trao đổi, góp ý của các HS khác và định hướng của GV, HS tiếp tục hoàn thiện (hoặc thay đổi nếu cần thiết)
OF
bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo và vận hành để đảm bảo tính khả thi và tiết kiệm thời gian, vật lực và tài lực.
ƠN
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Trong hoạt động này, HS tiến hành chế tạo mẫu (mô hình) theo bản thiết kế đã thống nhất với GV (hoạt động 3). Trong quá trình chế tạo, HS cần tiến hành thử
NH
nghiệm và đánh giá hiệu quả, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Trong hoạt động này, HS có thể phải điều chỉnh mẫu thiết kế ban đầu để đảm bảo tính khả thi. Trong quá trình thực hiện, việc điểu chỉnh để khắc phục khó khăn, cách thi công sẽ cho thấy được các hành vi của NL GQVĐ ở HS. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
KÈ
M
QU Y
HS được GV tổ chức cho trình bày sản phẩm đã hoàn thành theo bản thiết kế của mình; trao đổi, thảo luận với các HS khác, tiếp nhận đánh giá từ GV, đánh giá từ các HS khác và tự đánh giá bản thân để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. NL GQVĐ cũng được thể hiện qua hoạt động này như đánh giá toàn bộ quá trình GQVĐ từ đó xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được để đưa ra giải pháp cải tiến sản phẩm . 1.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chủ đề giáo dục STEM 1.4.1.Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề. 1.4.1.1. Khái niệm năng lực
Y
Chương trình GDPT nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là
DẠ
chuyển từ DH cung cấp nội dung sang DH định hướng phát triển NL HS. Khái niệm NL là phạm trù được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và tiếp cận với nhiều cách diễn đạt khác nhau:
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 18 Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD, 2002): “Năng lực
FI CI A
L
được hiểu là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. [10]
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội…và khả năng vận dụng các cách GQVĐ một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”[22].
OF
Theo Lương Việt Thái và cộng sự (2011): “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động
ƠN
ấy”.
Theo Đỗ Hương Trà (2016): “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
NH
chí, … để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”.[5] Theo Bộ GD và ĐT (2018): “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người
QU Y
huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể ”.[3] Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng điểm chung của các nhà nghiên cứu
M
đều xác định khái niệm NL là khả năng thực hiện (phải biết làm), chứ không phải chỉ biết và hiểu. Đồng thời, việc thực hiện phải gắn với các yếu tố như: kiến thức, kĩ
KÈ
năng, ý thức và thái độ, ... Điều này thể hiện cấu trúc của NL được tạo thành từ những thành tố cơ bản: tri thức, kĩ năng, thái độ và được vận dụng để giải quyết các
DẠ
Y
VĐ hay một tình huống nào đó. Cấu trúc này được thể hiện trong sơ đồ sau:
ƠN
OF
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 19
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc đa thành tố của NL (Đỗ Hương Trà, 2016) Với đối tượng HS, trong phạm vi luận văn, chúng tôi hiểu: “Năng lực của HS
NH
là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép HS thực hiện thành công một nhiệm vụ nảy sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống với bối cảnh nhất định bằng việc huy động, vận dụng
QU Y
tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí (niềm tin, ý chí, hứng thú, …). NL của HS không chỉ được hình thành bằng sự cộng gộp đơn thuần của tri thức, kĩ năng, thái độ vì đó chỉ mới là những điều kiện cần có của NL. NL chỉ tồn tại và phát triển trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, để hình thành NL thì
M
HS nhất thiết phải vận dụng những thành tố đó vào trải nghiệm những VĐ thực tiễn. 1.4.1.2. Khái niệm giải quyết vấn đề
KÈ
Khái niệm GQVĐ (problem-solving) được các nhà nghiên cứu trình bày với
DẠ
Y
nhiều cách diễn đạt khác nhau. Trong khuôn khổ đề tài luận văn, chúng tôi hiểu khái niệm trên theo cách diễn đạt của nhóm tác giả Reeff et al. (2006): “GQVĐ là khả năng suy nghĩ và hành động trong những tình huống không có quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn. Người GQVĐ có thể ít nhiều xác định được mục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạt được nó. Sự am hiểu tình huống VĐ (kiến thức nền) và lý giải dần việc đạt mục tiêu đó, trên cơ sở việc lập kế hoạch và suy luận, tạo thành quá trình GQVĐ”. [21]
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 20 Có thể thấy, GQVĐ là một quá trình tư duy phức tạp, bao gồm sự hiểu biết, nêu
FI CI A
L
lên các luận điểm, suy luận, đánh giá, ... để đưa ra một hoặc nhiều giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức của VĐ. 1.4.1.3. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Trong chương trình GD phổ thông tổng thể mà Bộ GD và ĐT công bố vào tháng 12/2018, NL GQVĐ (problem-solving competency) là một trong những NL cốt lõi thuộc nhóm NL chung, là NL nền tảng đòi hỏi người học phải có để sống và
OF
tồn tại trong xã hội luôn luôn đổi mới (Đỗ Hương Trà và cộng sự, 2019). Hiện nay, xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau mà có những cách diễn đạt khác nhau về NL GQVĐ:[3]
ƠN
Theo OECD (2002): “NL GQVĐ là NL của một cá nhân tham gia vào quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có VĐ, nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự để phát hiện được các NL của cá nhân đó với tính xây dựng và có suy nghĩ”. [20]
NH
Tài liệu hội thảo “Xây dựng chương trình GD phổ thông theo định hướng phát triển NL của HS” (2014): “NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình
QU Y
huống VĐ mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” (Bộ GD và ĐT). [2] Trong phạm vi luận văn, khái niệm NL GQVĐ của HS được hiểu theo tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2019): “NL GQVĐ của HS được thể hiện ở khả
M
năng huy động mọi nguồn lực phù hợp (kiến thức, kĩ năng, thái độ, phương tiện vật chất, con người, tài chính, thời gian,...) để giải quyết thành công một nhiệm vụ phức hợp trong học tập hay trong thực tiễn cuộc sống”. [15]
KÈ
1.4.2. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề. Để phát triển NL GQVĐ của HS trong DH nói chung cần phải chỉ ra được các
biểu hiện của NL GQVĐ. Trên cơ sở phân tích các giai đoạn của quá trình GQVĐ,
DẠ
Y
chúng tôi cho rằng NL GQVĐ có những biểu hiện sau đây: - Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống. - Phát hiện và nêu được tình huống có VĐ trong học tập, trong cuộc sống. - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến VĐ.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 21
L
- Đề xuất được một số giải pháp GQVĐ; phân tích và lựa chọn được giải
FI CI A
pháp phù hợp nhất. - Lập được kế hoạch thực hiện giải pháp.
- Thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh được hành động trong quá trình thực hiện để phù hợp với thực tiễn và không gian VĐ khi có sự thay đổi. - Đánh giá được giải pháp GQVĐ.
OF
- Suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
1.4.3. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề.
ƠN
Hiện nay, có hai nhóm quan điểm về cấu trúc của NL tồn tại song song (Hoàng Hòa Bình, 2015): [7]
NH
+ Nhóm quan điểm thứ nhất, tiếp cận cấu trúc NL theo nguồn lực hợp thành, bao gồm: tri thức, kĩ năng, thái độ với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là NL hiểu, NL làm và NL ứng xử. Sơ đồ 1.3 thể hiện cấu trúc đa thành tố của của các nguồn lực hợp thành NL của Đỗ Hương Trà (2016) cũng là một ví dụ cho nhóm
QU Y
quan điểm này. [5]
+ Nhóm quan điểm thứ hai, tiếp cận cấu trúc NL theo NL hợp phần. Theo hướng tiếp cận này, cấu trúc NL gồm 3 phần chính: [7] Hợp phần của NL: là các lĩnh vực chuyên môn tạo nên NL.
M
Thành tố của NL: là các NL hoặc kĩ năng bộ phận tạo nên mỗi hợp phần.
KÈ
Các chỉ số hành vi: là những bộ phận nhỏ được tách ra từ các thành tố và là kết
quả đầu ra được mong đợi. Các chỉ số hành vi thường là những hành động thể hiện được như: viết ra (để
DẠ
Y
đọc được), nói ra (để nghe được), làm (để quan sát được), tạo ra (sản phẩm vật chất để đánh giá được). Bên cạnh đó, để xác định mức độ chất lượng của mỗi chỉ số hành vi thì còn cần mô tả mức độ thành công của các hành vi mà HS thể hiện.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 22 Trên cơ sở phân tích cấu trúc của DH theo hướng NL hợp phần, kết hợp với
L
việc tham khảo một số tài liệu của các tác giả nghiên cứu về NL GQVĐ, để phù hợp
FI CI A
với hướng đi của đề tài, chúng tôi đề xuất cấu trúc của NL GQVĐ gồm 5 thành tố và
14 chỉ số hành vi, và ở phần sau của luận văn chúng tôi sẽ sử dụng cấu trúc NL GQVĐ của HS như bảng 1.1 dưới đây:
Bảng1.1 . Cấu trúc NL GQVĐ của HS (gồm 5 NL thành tố và 14 chỉ số hành vi) Chỉ số hành vi
GQVĐ 1.1
1.2. Phát hiện VĐ Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện tượng, tiến hành phân tích phát hiện trong quá trình, hiện tượng tồn tại VĐ cần giải quyết (hiện tượng, quá trình mới, khác hay mâu thuẫn với cái đã biết).
GQVĐ 1.2
1.3. Phát biểu VĐ Diễn tả VĐ cần giải quyết dưới các phương thức (ngôn ngữ, văn bản, bảng biểu, hình vẽ, …).
GQVĐ 1.3
ƠN
1.1. Tìm hiểu tình huống có VĐ Thực hiện các quan sát (thí nghiệm, sự vật, hiện tượng, ...). Mô tả đúng và đủ các thông tin về quá trình, hiện tượng từ đó làm cơ sở phân tích phát hiện trong quá trình, hiện tượng tồn tại VĐ cần giải quyết.
M
2.1. Tổng hợp thông tin Tìm được các nguồn thông tin về về bối cảnh VĐ, kiến thức và phương pháp cần sử dụng để GQVĐ; đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin đó.
Y DẠ
GQVĐ 2.1
2.2. Xử lí thông tin Đưa ra các phán đoán nguyên nhân của VĐ và định hướng giải quyết vấn đề trên cơ sở lượng thông tin đã có.
GQVĐ 2.2
3.1. Đề xuất các giải pháp cho VĐ Đưa ra được phương án GQVĐ khả thi cho mỗi nguyên nhân đã xác định.
GQVĐ 3.1
KÈ
2. Thiết lập không gian thông tin về vấn đề
QU Y
NH
1. Phát hiện VĐ
Mã số
OF
NL thành tố
GQVĐ 4.1
4.2. Thực hiện giải pháp Huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện giải pháp đã lựa chọn.
GQVĐ 4.2
4.3. Giám sát quá trình thực hiện giải pháp Đánh giá các bước trong quá trình GQVĐ, phát hiện sai sót, khó khăn, đưa ra điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh.
GQVĐ 4.3
NH
GQVĐ 5.1
5.2. Đánh khả năng ứng dụng của giải pháp Xem xét kết quả thu được trong bối cảnh mới, phát hiện những VĐ thành tố mới và diễn đạt VĐ mới cần giải quyết.
GQVĐ 5.2
QU Y
5.1. Đánh giá quá trình GQVĐ và điều chỉnh việc GQVĐ Đánh giá được quá trình GQVĐ; đề ra giải pháp tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả GQVĐ.
Y
GQVĐ 5.3
M
5.3. Đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự Tự vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết thành công các VĐ tương tự.
1.4.4.
DẠ
GQVĐ 3.3
4.1. Lập kế hoạch thực hiện giải pháp Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ thể, thuyết minh các kế hoạch cụ thể.
KÈ
5. Đánh giá, hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự
GQVĐ 3.2
FI CI A
3.3. Lập được bản thiết kế sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo của sản phẩm (đối với các giải pháp theo quy trình kĩ thuật).
ƠN
4. Thực hiện giải pháp
3.2. Đánh giá tính khả thi của giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu So sánh các giải pháp khả thi trên từng bình diện về (mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi phí, …) để ra quyết định lựa chọn thực hiện giải pháp tối ưu nhất.
OF
3. Đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 23
Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Trên cơ sở đã trình bày, NL chính là một tổ hợp bao gồm nhiều NL thành tố thể hiện qua những hành động thành phần và có liên quan chặt chẽ đến động cơ, hứng thú của HS khi thực hiện các hành động đó. Như vậy, để phát triển một NL nào đó của HS thì điều tất yếu là GV phải rèn luyện được kĩ năng của các NL thành
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 24
FI CI A
L
tố cho đến khi HS thể hiện được mức độ tinh vi, thành thạo khi thực hiện các kĩ năng này. Đồng thời, GV phải tạo được động cơ, hứng thú cho HS trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu. Căn cứ vào các chỉ số hành vi của NL GQVĐ, có thể chỉ ra một số biện pháp để phát huy NL GQVĐ của HS trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM được thể hiện bằng bảng 1.2.
Mục tiêu
Biện pháp
GP 1.2
1.3. Cung cấp được dữ kiện liên quan để HS đánh giá tính cấp thiết của VĐ, từ đó hình thành động cơ học tập để GQVĐ cho HS.
GP 1.3
1.4. Thực hiện phản hồi, định hướng và thống nhất VĐ sau khi HS phát biểu VĐ.
GP 1.4
2.1. Tổ chức cho HS luyện tập khả năng dự đoán trong quá trình thực hiện các chủ đề STEM.
GP 2.1
ƠN
1.2. Thiết lập hệ thống câu hỏi kích thích nhu cầu GQVĐ của HS.
2.2. Hướng dẫn HS xác định các bước thu thập thông tin (xác định nguồn thông tin liên quan, đánh giá mức độ tin cậy nguồn thông tin, …).
GP 2.2
2.3. Tổ chức cho HS xây dựng giả thuyết, lật lại VĐ để mở rộng và khắc sâu kiến thức.
GP 2.3
3.1. Tổ chức xây dựng công cụ đánh giá với hệ thống tiêu chí rõ ràng giúp HS có định hướng tốt trong quá trình GQVĐ.
GP 3.1
M
2. Rèn luyện kĩ năng thiết lập không gian thông tin cho VĐ
GP 1.1
NH
thức, tìm hiểu VĐ
Mã số
1.1. Chọn lọc VĐ thiết thực, gần gũi, phù hợp với nhu cầu GQVĐ của HS.
QU Y
1. Rèn luyện kĩ năng nhận
OF
Bảng 1.2. Hệ thống biện pháp phát triển NL GQVĐ của HS trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM [19]
DẠ
Y
KÈ
3.2. Định hướng học sinh tiến hành xây dựng giải pháp theo các bước: 3. Rèn 1. Xác định vấn đề cần thiết kế; luyện kĩ năng lựa 2. Phân tách vấn đề thành các vấn đề thiết kế thành tố; chọn giải 3. Sử dụng các kĩ thuật động não để tạo ý tưởng cho pháp tối ưu từng vấn đề thiết kế thành tố nhằm khai thác tối đa sự sáng tạo của học sinh; 4. Từ các ý tưởng tổ hợp thành giải pháp hoàn chỉnh.
GP 3.2
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 25
GP 3.3
4.1. Định hướng HS lập được kế hoạch và thực hiện được giải pháp đã lựa chọn theo các bước: 1. Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc; 2. Xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện để hoàn 4. Rèn thành mục tiêu; luyện 3. Xác định mức độ ưu tiên của từng công việc; kĩ năng lập 4. Xác định các phương tiện (dụng cụ, vật liệu) và kế hoạch điều kiện thực hiện; và thực 5. Phân công nhiệm vụ rõ ràng; hiện 6. Tiến hành thực hiện. giải pháp
GP 4.1
4.2. Tổ chức cho HS thiết kế phương án thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của mình và tiến hành kiểm nghiệm theo đúng phương án đã đề ra.
GP 4.2
ƠN
OF
FI CI A
L
3.3. Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm thúc đẩy HS đưa ra nhiều giải pháp: chia sẻ giải pháp với các thành viên trong nhóm; thống nhất, báo cáo các giải pháp với tập thể và cùng nhau tham gia phản biện.
NH
5.1. Định hướng cho nhóm HS tiến hành đánh giá theo quy trình nhất định, cụ thể như sau: 1. Xác định nội dung cần đánh giá; 2. Xác định phương pháp đánh giá; 3. Tiến hành đánh giá kết quả theo chuẩn; 4. Rút ra kết luận.
GP 5.1
M
QU Y
5. Rèn luyện kĩ năng đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp
1.4.5.
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học
KÈ
theo định huớng giáo dục STEM. Như đã nói ở trên, dạy học theo định hướng GD STEM là dạy học tích hợp
nhằm phát triển các năng lực cho HS, đặc biệt là năng lực phát hiện và GQVĐ, trong
DẠ
Y
quá trình dạy học cần phải tổ chức hoạt động để HS được trải nghiệm. Để GQVĐ đặt ra, trên cơ sở nghiên cứu bài học, sau khi HS lĩnh hội được
kiến thức của chủ đề (kiến thức nền) thì các em bắt tay vào việc tìm ý tưởng thiết kế sản phẩm và chế tạo ra sản phẩm như mong đợi. Trong quá trình lĩnh hội kiến thức
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 26 và thiết kế, chế tạo sản phẩm HS phải vận dụng kiến thức liên môn của bốn lĩnh vực
L
STEM: Khoa học; Công nghệ; Kỹ thuật và Toán học để giải quyết tình huống có
FI CI A
VĐ, từ đó HS sẽ phát triển được NL GQVĐ. Việc học tập kiến thức mới gắn liền
với ứng dụng chúng vào thực tiễn sẽ tăng hứng thú học tập, nghiên cứu của HS, từ đó nâng cao chất lượng GD trong các nhà trường. NL theo định hướng GD STEM
NH
ƠN
OF
nhằm phát triển NL GQVĐ được thể hiện qua hình 1.4
1.4.6.
QU Y
Hình 1.4 . Phát triển NL GQVĐ theo định hướng GD STEM Tiêu chí đánh năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy
học chủ đề STEM
M
Trong quá trình DH, việc đánh giá giúp cho GV có thông tin về mức độ tiến bộ của HS trên con đường nhận thức, qua đó tổ chức quá trình học tập đúng đắn hơn.
KÈ
Đồng thời, việc đánh giá còn tác động đến sự phát triển tính tích cực nhận thức của HS, giúp người học điều chỉnh thái độ, hành vi, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm với kết quả học tập của mình, từ đó kích thích hứng thú học tập,
DẠ
Y
nâng cao hiệu quả học tập của người học. Trong DH định hướng GD STEM, đánh giá càng có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự thành công cho một chủ đề GD STEM.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 27 Để phân chia các mức độ biểu hiện của hành vi thuộc các NL thành phần của
FI CI A
L
NL GQVĐ, có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Theo chất lượng: Căn cứ vào chất lượng (mức độ hoàn thiện) của hành vi liên quan đến hoạt động GQVĐ mà HS thực hiện.
- Theo tính tự lực: Căn cứ vào mức độ tự lực của HS khi tham gia vào quá
trình thực hiện các nội dung công việc. Trong quá trình đó có thể HS dựa hoàn toàn
OF
vào hướng dẫn của GV, hoặc HS trao đổi với bạn bè để tìm ra giải pháp, hoặc từng cá nhân biết cách đưa ra giải pháp của riêng mình. Độ tự lực, độc lập của HS càng
ƠN
cao thì HS đạt được mức NL càng cao và ngược lại.
Dựa vào các tiêu chí đã đề cập ở trên, chúng tôi tiến hành xây dựng thang đánh
NH
giá NL GQVĐ như bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Bảng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ Biểu hiện tương ứng các mức độ
Y DẠ
Mức 4 (Tốt)
QU Y
1.1. Tìm hiểu tình huống có VĐ.
KÈ
1. Phát hiện VĐ
Chỉ số hành vi
M
NL thành tố
Thực hiện các quan sát (thí nghiệm, sự vật, hiện tượng trong thực tế) và mô tả lại được toàn bộ tình huống có VĐ.
Mức 3 (Khá) Thực hiện các quan sát (thí nghiệm, sự vật, hiện tượng trong thực tế) và mô tả lại được một số thông tin của tình huống có VĐ.
Mức 2 (Trung bình) Thực hiện các quan sát (thí nghiệm, sự vật, hiện tượng trong thực tế) nhưng chưa mô tả được tình huống có VĐ.
Mức 1 (Yếu)
Chưa thực hiện các quan sát để tìm hiểu tình huống có VĐ.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 28
2.1. Tổng hợp thông tin
Diễn đạt được VĐ trọng tâm một cách đầy đủ, ngắn ngọn, súc tích.
Diễn đạt được VĐ một cách đầy đủ nhưng chưa súc tích.
Diễn đạt được một số ý trong VĐ nhưng dài dòng, lan man, không đi vào trọng tâm VĐ.
Chưa diễn đạt được VĐ.
Thu thập được một số nguồn thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để GQVĐ; các nguồn thông tin chính xác, có độ tin cậy cao.
Thu thập được một số nguồn thông tin về kiến thức và phương pháp cần sử dụng để GQVĐ nhưng độ chính xác và tin cậy của nguồn thông tin không cao.
Chưa thu thập được các nguồn thông tin liên quan về VĐ.
Thu thập được đầy đủ các nguồn thông tin về kiến thức mới và phương pháp cần sử dụng để GQVĐ; các nguồn thông tin chính xác, có độ tin cậy cao.
M KÈ Y DẠ
OF
FI CI A
L
Chưa giải thích các dữ kiện để phát hiện được VĐ.
QU Y
2. Thiết lập không gian thông tin về vấn đề
Giải thích được một số dữ kiện đã cho và chưa xác định được dữ kiện cần phân tích để làm rõ VĐ.
ƠN
1.3. Phát biểu VĐ
Giải thích được các dữ kiện đã cho, xác định được dữ kiện cần phân tích để làm rõ VĐ.
NH
1.2. Phát hiện VĐ
Phân tích và giải thích các dữ kiện đã cho để làm rõ VĐ, phát hiện được VĐ cần giải quyết.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 29
QU Y
KÈ Y DẠ
L
Chưa phân tích được thông tin vừa thu thập được.
FI CI A
Phân tích được các thông tin, nhưng còn sai sót nhiều; chưa đưa ra được nguyên nhân dẫn đến VĐ.
ƠN
OF
Phân tích được các thông tin vừa thu thập nhưng còn sai sót ít; đưa ra ít nhất một nguyên nhân dẫn đến VĐ.
Xác định đầy đủ các yêu cầu về giải pháp phù hợp với VĐ; từ đó đưa ra được một phương án khả thi GQVĐ.
NH
3.1. Đề xuất các giải pháp cho VĐ
Xác định đầy đủ các yêu cầu về giải pháp phù hợp với VĐ; từ đó đưa ra được ít nhất hai phương án khả thi GQVĐ cho các nguyên nhân đã xác định.
M
3. Đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu
2.2. Xử lí thông tin
Phân tích được các thông tin vừa thu thập một cách chính xác; từ đó đưa ra các nguyên nhân khả dĩ dẫn đến VĐ và định hướng giải quyết vấn đề phù hợp.
Xác định một số yêu cầu về giải pháp phù hợp với VĐ; từ đó đưa ra được một phương án GQVĐ nhưng chưa khả thi, cần định hướng điều chỉnh.
Chưa đề xuất được giải pháp cho VĐ.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 30
M KÈ Y DẠ
Đánh giá về ưu nhược điểm từng giải pháp khả thi trên các bình diện về (mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi phí, …) nhưng còn sai sót.
Chưa đánh giá được các giải pháp khả thi.
Bản vẽ thể hiện thiếu một yếu tố: cấu tạo, nguyên lí hoạt động, các thông số kĩ thuật, nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm.
Bản vẽ không đảm bảo cấu tạo, nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
Chưa lập được bản thiết kế.
OF
FI CI A
L
Đánh giá về ưu nhược điểm từng giải pháp khả thi trên các bình diện về (mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi phí, …) chính xác, sau đó so sánh các giải pháp nhưng chưa quyết định được giải pháp tối ưu.
ƠN
Bản vẽ thể hiện được đầy đủ tất cả các yếu tố: cấu tạo, nguyên lí hoạt động, các thông số kĩ thuật, nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm.
QU Y
3.3. Lập được bản thiết kế sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo của sản phẩm
Đánh giá về ưu nhược điểm từng giải pháp khả thi trên các bình diện về (mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi phí, …) chính xác, sau đó so sánh các giải pháp để ra quyết định lựa chọn giải pháp tối ưu.
NH
3.2. Đánh giá giải pháp khả thi và lựa chọn giải pháp tối ưu
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 31 Chưa lập đươc kế hoạch thực hiện giải pháp.
Thực hiện giải pháp để GQVĐ nhưng không đảm bảo phương án GQVĐ đã đề ra.
Chưa thực hiện được giải pháp GQVĐ.
FI CI A
L
Lập kế hoạch thực hiện giải pháp nhưng không khả thi (về tiến độ thực hiện, phân công, kinh phí, …), cần định hướng điều chỉnh.
OF
4.1. Lập kế hoạch thực hiện giải pháp
Lập kế hoạch thực hiện giải pháp phù hợp gồm thông tin về: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, người thực hiện,người phối hợp, kinh phí,… nhưng còn thiếu sót một ít thông tin.
NH
ƠN
4. Thực hiện giải pháp
Lập kế hoạch thực hiện giải pháp phù hợp gồm đầy đủ các thông tin về: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, người thực hiện, người phối hợp, kinh phí,…
QU Y
Thực hiện giải pháp để GQVĐ đáp ứng đúng phương án GQVĐ đã đề ra; đồng thời giải quyết được chuỗi VĐ liên quan nảy sinh từ chính quá trình GQVĐ.
DẠ
Y
KÈ
M
4.2. Thực hiện giải pháp (thi công, chế tạo phù hợp với phương án đã đề xuất).
Thực hiện giải pháp để GQVĐ, đáp ứng tương đối phương án GQVĐ đã đề ra nhưng chưa giải quyết được chuỗi VĐ liên quan nảy sinh từ chính quá trình GQVĐ.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 32
So sánh được kết quả cuối cùng/sản phẩm thu được nhưng chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được
Chưa đánh giá được quá trình GQVĐ.
Xem xét kết quả thu được trong bối cảnh mới, phát hiện những VĐ thành tố mới.
Đưa ra khả năng ứng dụng của kết quả thu được trong bối cảnh mới.
Chưa đánh giá được khả năng ứng dụng của giải pháp.
Xem xét kết quả thu được trong bối cảnh mới, phát hiện những VĐ thành tố mới và diễn đạt VĐ mới cần giải quyết.
Chưa thực hiện được đánh giá trong quá trình thực hiện giải pháp GQVĐ.
FI CI A
L
So sánh được kết quả cuối cùng/sản phẩm thu được với đáp án hoặc các tiêu chí đánh giá ban đầu; xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được.
QU Y
DẠ
Y
KÈ
M
5.2. Đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp
Đánh giá các bước trong quá trình thực hiện giải pháp, phát hiện và ghi nhận được sai sót, khó khăn.
OF
5.1. Đánh giá quá trình GQVĐ và điều chỉnh việc GQVĐ
Đánh giá được toàn bộ quá trình GQVĐ; đề ra giải pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả GQVĐ
NH
5. Ghi nhận và đánh giá kết quả
Đánh giá các bước trong quá trình GQVĐ, phát hiện sai sót, khó khăn và đưa ra điều chỉnh.
ƠN
4.3. Giám sát quá trình thực hiện giải pháp
Đánh giá các bước trong quá trình GQVĐ, phát hiện sai sót, khó khăn, đưa ra điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 33 Vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết các VĐ tương tự nhưng còn nhiều thiếu sót, dựa vào hướng dẫn của GV.
Không vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được khi giải quyết các VĐ tương tự.
L
Vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết các VĐ tương tự nhưng còn ít thiếu sót, có trao đổi với bạn bè.
FI CI A
Tự vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết thành công các VĐ tương tự
ƠN
OF
5.3. Đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự
NH
Dựa vào thang đánh giá NL GQVĐ của HS, GV thiết lập bảng kiểm quan sát (các hành vi của NL GQVĐ và các mức độ biểu hiện tương ứng). GV có thể sử dụng bảng này để quan sát HS làm việc, học tập và đánh dấu vào những trọng điểm
M
1. …
Mức GQVĐ 1 GQVĐ 2 độ biểu 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 hiện M4 M3 M2
KÈ
HS
QU Y
quan sát được. Bảng 1.3 dưới đây là bảng kiểm quan sát mà chúng tôi đã thiết kế để phục vụ cho việc đánh giá NL GQVĐ của HS khi tiến hành TNSP. Bảng1.4. Bảng kiểm quan sát NL GQVĐ của HS
M1
Y
M4
DẠ
2. … …
M3 M2 M1
GQVĐ 3
GQVĐ 4
GQVĐ 5
3.1 3.2 3.3 4.1 4.2 4.3 5.1 5.2 5.3
Phương pháp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.
FI CI A
1.4.7.
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 34
Theo Nguyễn Công Khanh: “Việc đánh giá theo hướng tiếp cận NL là đánh giá theo chuẩn mà sản phẩm đầu ra đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới chuẩn nào đó”. Đánh giá kết quả học tập theo NL cần chú trọng khả năng vận dụng
OF
sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá NL là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh cụ thể. Theo Nguyễn Công Khanh: “Đặc trưng của đánh giá NL là sử dụng nhiều phương pháp
ƠN
đánh giá khác nhau. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác càng cao vì kết quả đánh giá phản ánh khách quan tốt hơn. Vì vậy, trong đánh NL nói chung và NL GQVĐ nói riêng, ngoài phương pháp đánh giá truyền thống như đánh
NH
giá chuyên gia (GV đánh giá HS), đánh giá định kì bằng bài kiểm tra thì GV cần chú ý các hình thức đánh giá không truyền thống như: - Đánh giá qua quan sát;
QU Y
- Đánh giá bằng phỏng vấn sâu (vấn đáp); - Đánh giá bằng hồ sơ học tập; - Đánh giá bằng sản phẩm học tập (power point, tập san,...); - Đánh giá bằng phiếu hỏi HS;
M
- Sử dụng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
KÈ
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đánh giá trên đều phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết tình huống học tập (hoặc tình
DẠ
Y
huống thực tế)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 35 1.5. Điều tra thực tiễn việc dạy học theo định huớng giáo dục STEM trong
FI CI A
L
trường phổ thông. 1.5.1. Mục đích điều tra. - Nhận thức của GV về GD STEM.
- Nhận định của GV về việc tổ chức DH chương “Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 cơ bản) theo định hướng GD STEM 1.5.2.Phương pháp điều tra.
OF
❖ Chọn mẫu
Đối tượng điều tra là các GV vật lí công tác tại các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đã thực giảng qua chương "Sóng cơ và sóng âm" - Vật lí 12.
NH
❖ Thiết kế phiếu điều tra
ƠN
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu cả khối. Tiến hành lập danh sách các trường THPT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, sau đó chọn ngẫu nhiên ra một số trường để điều tra tất cả các GV phù hợp với yêu cầu về đối tượng điều tra.
Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi thiết kế và sử dụng: phiếu điều tra (Phụ lục), Phiếu điều tra gồm hai phần: phần thông tin chung của mẫu chọn và phần nội dung khảo sát.
QU Y
❖ Thu mẫu
Phiếu điều tra sau khi thiết kế được tiến hành khảo sát trong khoảng thời gian từ ngày 01/12/2020 đến 17/12/2020 và thu kết quả như bảng 1.5.
M
Bảng 1.5. Thông tin về mẫu khảo sát
Cơ sở giáo dục
Số phiếu
Tỉ lệ (%)
Trung học Thực hành Đại học Sư Phạm, quận 5
5
20
THPT Nam Sài Gòn, quận 7
5
20
THPT Tân Phong, quận 7
5
20
4
THPT Hoa Sen, quận 9
5
20
5
THPT Trần Quang Khải, quận 11
5
20
25
100
1 2
DẠ
Y
3
KÈ
STT
Tổng
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 36
FI CI A
❖ Phân tích xử lí mẫu.
Kết quả khảo sát câu 1, 2, 3 dùng để đánh giá nhận thức của GV về GD
STEM. Kết quả khảo sát câu 4, 5, 6, 7 dùng để ghi nhận những nhận định của GV về việc tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM. Các kết quả khảo sát sau khi được ghi nhận sẽ được xử lí bằng
OF
thống kê toán học.
1.5.3.Kết quả điều tra thông qua phiếu phỏng vấn.
ƠN
1.5.3.1. Nhận thức của GV về GD STEM a) Mức độ quan tâm về GD STEM
Mối quan tâm
NH
Bảng 1.6. Mức độ quan tâm của GV về GD STEM
Tần số
Tỷ lệ
0
0
Mới chỉ nghe nói đến
1
1
4,0
Rất muốn tìm hiểu
2
4
16,0
3
6
24,0
Đang nghiên cứu về STEM
4
9
36,0
Đã giảng dạy STEM.
5
5
20,0
M
QU Y
Không quan tâm
(%) 0,0
Y
KÈ
Đang tìm hiểu
DẠ
Mức độ
Nhận xét: Số liệu điều tra cho thấy GV vật lí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã
quan tâm và có những bước đầu tìm hiểu về GD STEM, ứng dụng vào trong quá trình nghiên cứu, dạy học.
Khái niệm GD STEM
FI CI A
b) Mức độ hiểu giáo dục STEM Bảng 1.7. Cách hiểu của GV về khái niệm GD STEM
Tần số
là viết tắt của các từ Khoa học (S), Công nghệ (T), Kĩ thuật (E), Toán học (M).
là phương pháp dạy học tích hợp của các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học.
28,0
3
12,0
1
4,0
14
56,0
NH
ƠN
là mô hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào GQVĐ thực tiễn với bối cảnh cụ thể…
Tỷ lệ (%)
7
OF
là sự quan tâm toàn diện đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 37
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Nhận xét: Bảng 1.7 cho thấy hơn phân nửa các GV tham gia khảo sát đã có những hiểu biết nhất định về GD STEM. Đối với khái niệm GD STEM, 56% GV đồng ý với cách định nghĩa về GD STEM được trình bày ở phần cơ sở lí luận và tiếp cận GD STEM như một mô hình giáo dục. 1.5.3.2. Nhận định của GV về việc tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 cơ bản) theo định hướng GD STEM a) Đánh giá nội dung kiến thức chương.
Hình 1.5. Biểu đồ GV đánh giá nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 cơ bản)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 38 Qua khảo sát cũng như trao đổi trực tiếp với một số giáo viên, chúng tôi nhận
FI CI A
L
thấy 54,4% GV cho rằng các kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12 phù hợp đối với HS vì tính trực quan, sinh động. Tuy nhiên, gần phân nửa GV (45,6%) nhận định việc dạy học chương này gặp khó khăn do liên quan đến một số khái niệm, kiến thức trừu tượng như giao thoa sóng, sóng dừng... Do điều kiện học tập, các em HS không có cơ hội được quan sát thí nghiệm, ứng dụng thực tế mà chỉ dựa trên SGK. Điều này gây ra khó khăn trong quá trình hình thành kiến thức cho các em HS. Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM
OF
1.5.3.3. Đánh giá khả năng tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”-
ƠN
Bảng 1.8 GV đánh giá khả năng tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12 theo định hướng GD STEM Khả năng tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật
Tỉ lệ
NH
lí 12 theo định hướng GD STEM Có
84,0 %
Không
16,0 %
QU Y
Bảng 1.8 cho thấy đa số các GV tham gia khảo sát đều cho rằng tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12 theo định hướng GD STEM là khả thi. Đồng thời giáo viên cũng đưa ra thuận lợi và khó khăn khi triển khai dạy học nội dung kiến thức chương “ Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng
M
GD STEM.
Bảng 1.9. GV đánh giá thuận lợi để triển khai dạy học nội dung kiến thức
KÈ
chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM
DẠ
Y
Thuận lợi để triển khai dạy học nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM Có nhiều vấn đề thực tiễn để đặt vấn đề Có nhiều ứng dụng thực tiễn có thể định hướng được sản phẩm STEM Tăng tính trực quan của việc dạy học Phát huy tính sáng tạo và khả năng làm việc nhóm của HS Phát triển được NL giải quyết vấn đề của HS
Tần số 7 16 9 10 14
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 39 Bảng 1.10. GV đánh giá khó khăn để triển khai dạy học nội dung kiến thức
Các dụng cụ, vật liệu tạo ra sản phẩm STEM có giá thành cao
FI CI A
Khó khăn để triển khai dạy học nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM
L
chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng GD STEM Tần số
11 6
Nội dung kiến thức chương trình SGK khó thực hiện chủ đề STEM.
9
OF
Chưa thể kết nối nội dung kiến thức STEM với các vấn đề thực tiễn.
7
Chưa có công cụ đánh giá HS trong quá trình triễn khai chủ đề STEM
7
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Chưa nắm được tiến trình dạy học theo định hướng GD STEM
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG I
L
Trong chương I, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận về GD STEM, cơ sở lý luận
FI CI A
về DH theo định hướng STEM nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS THPT, quy
trình thiết kế chủ đề DH STEM và tiến trình tổ chức DH kiến thức vật lí theo định hướng GD STEM. Cụ thể :
- Nghiên cứu lí luận về hoạt động DH cho HS THPT theo định hướng GD STEM:
OF
+ Làm rõ bản chất của quá trình DH định hướng phát triển NL HS
+ Đặc trưng của quá trình DH trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Nghiên cứu lí luận về DH theo định hướng GD STEM
ƠN
+ Làm rõ được khái niệm GD STEM; hệ thống nội dung của từng lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Khoa học.
+ Nêu lên được đặc trưng của GD STEM
NH
+ Tiêu chí xây dựng chủ đề GD STEM
+ Xây dựng được tiến trình DH dự án chủ đề GD STEM cho HS THPT - Nghiên cứu lí luận về NL GQVĐ của HS trong ĐHSP:
QU Y
+ Làm rõ được các khái niệm như: “NL”, “GQVĐ” và “NL GQVĐ”; + Nêu lên được các biểu hiện của NL GQVĐ, xây dựng được cấu trúc NL GQVĐ;
+ Đưa ra được một số biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ của HS; + Xác định được các tiêu chí phân chia các mức độ biểu hiện hành vi của NL
M
+ GQVĐ, xây dựng được thang đánh giá NL GQVĐ và tìm hiểu một số phương pháp, công cụ đánh giá NL GQVĐ.
KÈ
- Nghiên cứu thực tiễn DH theo định hướng GD STEM.
DẠ
Y
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi nhận thấy rằng, GD STEM là một quan điểm DH tích cực, có mục tiêu cụ thể và khi ứng dụng nó vào DH ở trường phổ thông sẽ bồi dưỡng được NL GQVĐ cho HS. Hơn nữa, việc tổ chức DH vật lí theo định hướng GD STEM đã có tiến trình cụ thể. Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn việc tổ chức DH một số kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định hướng GD STEM với mục đích nhằm phát triển NL GQVĐ của HS.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 41
L
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ STEM NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” - VẬT LÍ 12
FI CI A
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 theo định hướng giáo dục STEM
2.1.1. Mục tiêu kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” Vật lí 12 Chủ đề
Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kĩ năng
Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
OF
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa của sóng cơ - Giải được các bài tập đơn giản về - Phát biểu được các định nghĩa sóng sóng cơ dọc, sóng ngang, tốc độ truyền sóng, - Tự làm được thí nghiệm về sự truyền sóng trên một sợi dây.
ƠN
tần số, chu kì, bước sóng, pha. - Viết được phương trình sóng cơ.
- Vận dụng được các công thức để giải các bài tập đơn giản về hiện tượng giao thoa - Viết được công thức xác định vị trí của các vân cực đại, cực tiểu giao thoa - Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên - Giải được một số một sợi dây và nêu được điều kiện để bài tập đơn giản có sóng dừng. về sóng dừng
M
Sóng dừng
- Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng trên mặt nước và nêu được các điều kiện để có sự giao thoa giữa hai sóng
QU Y
Giao thoa sóng
NH
- Nêu được các đại lượng đặc trưng của sóng là biên độ, chu kì, tần số, bước sóng và năng lượng sóng cơ.
DẠ
Y
KÈ
- Giải thích được hiện tượng sóng dừng. - Chế tạo được bộ mô phỏng hiện - Viết được các công thức xác định vị trí tượng sóng dừng. các nút và các bụng trên một sợi dây trong trường hợp dậy có hai đầu cố định và một đầu cố định, một đầu tự do.
- Nêu được điều kiện sóng dừng trong hai trường hợp trên.
Thái độ
- Nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
- Có thói quen làm việc theo quy trình, kiên trì, cẩn thận, kiên trì , yêu thích Vật lý.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc nghiên cứu
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 42
- Vận dụng được công thức để giải bài toán đơn giản về âm
- Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau
Đặc trưng sinh lí của âm
- Hiểu được được ba đặc trưng sinh lí của âm:độ cao, độ to và âm sắc
- Giải thích được các hiện tượng
ƠN
NH
lí của âm
-
QU Y
❖ Định hướng và hình thành phát triển NL - NL tự học.
- NL GQVĐ.
- NL sử dụng ngôn ngữ nói và viết.
M
- NL hợp tác và giao tiếp.
KÈ
- NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - NL tính toán. - Trong đó chủ yếu quan tâm đến NL GQVĐ
Y
nhiệm với
bản thân.
- Nêu được ba đặc trưng vật lí tương ứng vớithực tế liên quan đến đặc trưng sinh với ba đặc trưng sinh lí.
DẠ
và có trách
tập thể và
OF
- Hiểu được ba đặc trưng vật lí của âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và họa âm.
say tích cực
FI CI A
Đặc trưng - Hiểu được các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu vật lí của âm âm.
L
bài. Hăng
GIAO THOA SÓNG
CHƯƠNG II: SÓNG ÂM – SÓNG CƠ
SÓNG DỪNG
ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM
ƠN
OF
SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
FI CI A
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “ Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 43
ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
NH
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “ Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 2.1.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu, chương trình, nội dung chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 với mục tiêu, nội dung giáo dục STEM
QU Y
Đối chiếu mục tiêu chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 với mục tiêu của GD STEM cho thấy có nhiều điểm tương đồng, cả hai đều hướng tới định hướng HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Về nội dung, chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 nhìn ở góc độ STEM cho thấy:
M
- Khi học tập chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12, HS được trang bị những kiến thức về các loại sóng cơ đơn giản, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của
KÈ
mô hình truyền sóng, thiết bị đo địa chấn, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại nhạc cụ… Đây là nội dung thuộc về Khoa học. - HS được vận dụng những hiểu biết về công nghệ chế tạo được các thiết bị
DẠ
Y
ứng dụng hiện tượng về sóng cơ học, sóng âm như: thiết bị đo địa chấn, thiết bị cảnh báo an toàn trên xe ô tô, các loại nhạc cụ, … đây là nội dung thuộc về Công nghệ.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 44 - HS được trang bị kiến thức và kĩ năng để thiết kế bản vẽ mô hình truyền
FI CI A
sóng địa chấn, … Đây là nội dung thuộc về Kĩ thuật.
L
sóng cơ học, các loại nhạc cụ, lắp ráp được mô hình truyền sóng cơ học, thiết bị đo
- Vận dụng kiến thức Toán học thực hiện những tính toán trong quá trình thiết kế mô hình cho chủ đề như chiều dài dây, tần số giao động của sóng, tần số âm… Đây là nội dung thuộc về Toán học.
OF
- Từ những dữ liệu trên cho thấy mục tiêu của chương “Sóng cơ và sóng âm” Vật lí 12 và mục tiêu của GD STEM có nhiều điểm chung. Đây là cơ sở để triển khai DH chương “Sóng cơ và sóng âm ” - Vật lí 12 theo định hướng GD STEM.
ƠN
2.2. Thiết kế chủ đề GD STEM nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm”
Chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 là chương rất quan trọng vì không
NH
chỉ cho HS được phát triển các kiến thức và kỹ năng liên quan môn học mà còn ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, GV thường giảng dạy chương này bằng những phương pháp truyền thống, không quan tâm đến các kỹ năng cần
QU Y
thiết và việc ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Vì vậy khiến cho HS không hiểu bài sâu sắc, hầu như không hiểu rõ được ý nghĩa vật lí cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó, thậm chí làm cho HS nhàm chán và không ý thức học tập. Do đó, việc xây dựng và sắp xếp lại nội dung chương “Sóng cơ và sóng âm” theo định hướng GD
M
STEM thành các chủ đề “Mô hình truyền sóng cơ học” và “Sự kì diệu của âm học” nhằm truyền tải các kiến thức khoa học và các kỹ năng cần thiết một cách đơn giản,
KÈ
nhẹ nhàng và hấp dẫn đến HS. Bên cạnh đó, HS không những biết được ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức khoa học, kỹ thuật liên quan mà còn có cơ hội phát triển
DẠ
Y
các NL giao tiếp, hợp tác, đặc biệt là NL GQVĐ. Dựa vào kiến thức chương “ Sóng cơ và sóng âm”, tôi đề xuất một số chủ đề
STEM để tổ chức DH cho HS được mô tả ở bảng sau:
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 45
FI CI A
Bảng 2.1. Mô tả các chủ đề STEM Chủ đề STEM
STT
Ứng dụng trong thực tiễn
Mô hình truyền sóng cơ học
Thiết bị thí nghiệm sóng cơ học, thiết bị đo cảnh báo động đất, thiết bị cảnh báo trên ô tô, đo vận tốc truyền sóng,….
2
Sự kì diệu của âm học
Chế tạo nhac cụ, ứng dụng siêu âm..
OF
1
2.2.1. Chủ đề 1: “Mô hình truyền sóng cơ học”
ƠN
2.2.1.1. Hình thành ý tưởng chủ đề:
NH
Giao thoa sóng, sóng dừng
Ứng dụng thực tế trong đời sống
MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC
QU Y
Thiết kế tại nhà
Công nghệ, kĩ thuật
M
Hình 2.2. Sơ đồ hình thành ý tưởng chủ đề
KÈ
2.2.1.2. Kiến thức STEM trong chủ đề Sản phẩm
DẠ
Y
Mô hình truyền sóng cơ học
Khoa học (S) Hiện tượng truyền sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng.
Công nghệ (T) - Chế tạo mô hình truyền sóng cơ học, thiết bị đo sóng địa chấn,…
Kĩ thuật (E)
Toán học (M)
- Quy trình mắc mạch khuếch đại âm thanh, mắc chiếc áp điều chỉnh tốc độ mô tơ.
Tính chiều dài sợi dây, đo tốc độ truyền sóng trên dây.
FI CI A
- Quy trình lắp ráp mô tơ với bộ phận tạo sóng. - Quy trình mắc mạch điện cho mô hình hoạt động.
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 46
NH
2.2.1.3. Mục tiêu của chủ đề
ƠN
OF
- Thiết kế và lắp ráp mô hình truyền sóng cơ học, thiết bị đo sóng địa chấn.
a. Mục tiêu về năng lực
Mã số của mục tiêu về NL vật lí được đối chiếu với phụ lục 3 và mục tiêu về
QU Y
NL GQVĐ được đối chiếu với bảng 1.1. Năng lực vật lí
Biểu hiện hành vi
- Nêu được định nghĩa sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng, phân biệt được
Mã số VL 1.1
M
sóng ngang và sóng dọc, điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng, điều
KÈ
kiện để hình thành sóng dừng. - Nêu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng,
VL 1.1
biên độ sóng và năng lượng sóng.
Y
- Viết được phương trình sóng cơ, tính được các đại lượng đặc trưng của
VL 1.2
DẠ
sóng cơ.
- Giải được một số bài tập về sóng cơ
VL 1.2
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 47 - Giải thích được sự tạo sóng dừng trên hai đầu sợi dây
- Trình bày được các nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học tập và báo cáo về sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học.
- Vận dụng kiến thức sóng cơ và sự lan truyền sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng để thực hiện bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ học.
OF
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến đời sống.
VL 2.5
FI CI A
- Trình bày được quy trình thiết kế mô hình truyền sóng cơ học.
L
VL 1.5
- Giải thích được nguyên lý hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học.
VL 2.5
VL 2.5
VL 3.1 VL 3.1
ƠN
Năng lực giải quyết vấn đề Biểu hiện hành vi
truyền sóng cơ học.
NH
- Phân tích được thông tin, xác định VĐ cần giải quyết là chế tạo mô hình
Mã số GQVĐ 1
GQVĐ 2
- Đề xuất được các giải pháp khả thi trong việc chế tạo mô hình truyền sóng cơ
GQVĐ 3
QU Y
- Thu thập được các thông tin để chế tạo mô hình truyền sóng cơ học.
học
GQVĐ 4
- Ghi nhận và đánh giá được mức độ hiệu quả của nguyên mẫu.
GQVĐ 5
KÈ
M
- Thực hiện và vận hành thành công nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học.
Các năng lực khác Biểu hiện hành vi
- Năng lực tự học: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin liên quan đến chủ đề bài học
Y
qua các kênh thông tin
DẠ
- Năng lực hợp tác, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 48 b. Mục tiêu về thái độ
L
- Tích cực trong quá trình thực hiện cũng như trình bày sản phẩm dự án.
FI CI A
- Say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
- Tích cực trong hoạt động nhóm, trong quá trình thảo luận đóng góp ý kiến. - Có ý thức tập thể, trách nhiệm cao.
- Công bằng, khách quan trong đánh giá và tự đánh giá. c. Mục tiêu về phẩm chất:
OF
- Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm của bản thân, của nhóm trong thiết kế và chế tạo sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học.
ƠN
- Trách nhiệm: Sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, an toàn tiết kiệm trong chi tiêu, mua sắm dụng cụ để chế tạo sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học. 2.2.1.4. Phân phối thời gian cho nội dung kiến thức của chủ đề
NH
Chủ đề này dạy trong năm tiết, tiết đầu khám phá vấn đề mô hình truyền sóng cơ học. Tiết hai, ba nghiên cứu lý thuyết về sóng cơ, hiện tượng sóng dừng và giao thoa sóng, đề xuất giải pháp. Tiết bốn trình bày và bảo vệ phương án thiết kế nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học. Tiết năm báo cáo sản phẩm và đánh giá. Cụ thể như sau:
QU Y
Bảng 2.2. Phân bố thời gian kế hoạch tổ chức hoạt động DH “Mô hình truyền sóng cơ học” theo định hướng GD STEM Hoạt động
Nội dung
Khám phá vấn đề mô hình truyền sóng cơ học
45 phút
2.
Nghiên cứu kiến thức nền
90 phút
M
1.
Nghiên cứu nguyên lý và đề xuất nguyên mẫu thiết kế mô hình truyền sóng cơ học.
KÈ
3.
1 tuần
4.
Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học
45 phút
5.
Thử nghiệm chế tạo nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học
1 tuần
Trình bày nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học và đánh giá kết quả.
45 phút
Y DẠ
Thời gian
6.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 49
L
2.2.1.5. Chuẩn bị
a1. Tài liệu hướng dẫn.
FI CI A
a. Giáo viên
Bảng 2.3. Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 1) LẮP RÁP MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC I.
Chuẩn bị công cụ, thiết bị, vật liệu
TT
Dụng cụ
Số lượng
Công dụng
2
2
2 ống nhựa Ф21 dài 30 cm
2
3
Ống chữ T Ф21
4
Ống co Ф21
M
KÈ
Y DẠ
Làm giá đỡ, khung
NH
2 ống nhựa Ф21 dài 1m
Làm thanh gắn loa và dây chun
QU Y
1
ƠN
Vật liệu
2
OF
(Bộ 1-Tạo sóng cơ học bằng loa)
Nối các ống với nhau
Nối các ống với nhau
Hình minh họa
Dùng đề gắn với loa và dây chun
6
Ống giảm Ф60Ф21
1
Dùng làm giá đỡ loa
7
Adaptor 12V
1
Cấp nguồn 12v cho mạch
8
Dây jack
1
Dùng để kết nối điện thoại với mạch khuếch đại
Loa
1
NH
QU Y
Phát tần số âm thanh
Dây dẫn 50cm
2
Nối các mạch điện
1
Dùng để chỉnh tần số âm thanh
Điện thoại
DẠ
Y
11
KÈ
M
10
FI CI A
1
OF
Ống giảm Ф4921
ƠN
5
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 50
Dùng đề gắn các vật liệu
13
Dây chun 1m
1
Dùng để tạo sóng
14
Mạch khuếch đại âm thanh
1
Dùng để khuếch đại âm thanh vào loa
FI CI A
1
OF
Keo nến
ƠN
12
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 51
Kìm
1
2
Súng bắn keo
QU Y
1
1
M KÈ Kéo
DẠ
Y
3
NH
THIẾT BỊ
1
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 52
Quy trình lắp ráp, chế tạo sản phẩm.
L
II.
1.5: nối ống giảm Ф 60 – Ф21 làm bộ phận giữ loa
ƠN
OF
1.1: Nối 1.2: Nối co ống dài với ống chữ 1m với co T Ф21
Bước 1: Lắp ráp giá đỡ 1.3: Tiếp tục 1.4: Nối 2 ống nối ống chữ T 30cm làm thanh với ống co đỡ
FI CI A
Bảng 2.4. Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 1)
2.2: Lắp mạch 2.3: Nối khuếch đại với Adapter 12v nguồn với nguồn
2.4: Nối dây jack với điện thoại
2.5: Tải app Frequency Sound Generator trên điện thoại
KÈ
M
QU Y
2.1: Lắp mạch khuếch đại với loa
NH
Bước 2: Lắp ráp mạch khuếch đại tạo sóng
DẠ
Y
Bước 3: Gắn bộ phận dao động với loa và hoàn thành sản phảm
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 53 3.4: Hoàn thành sản phẩm
L
3.3: Gắn dây chun
ƠN
OF
FI CI A
3.1: Bắn keo nến 3.2: Gắn loa lên để gắn bộ phận kết giá đỡ nối với dây chun
Bảng 2.5. Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 2)
NH
LẮP RÁP MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC (Bộ 2-Tạo sóng cơ học bằng mô tơ) Chuẩn bị công cụ, thiết bị, vật liệu
TT
2 ống nhựa Ф21 dài 1m
Số lượng
Công dụng Vật liệu
2
Làm giá đỡ, khung
2
Làm thanh gắn bộ phận truyền dao động và dây chun
KÈ
M
1
Dụng cụ
QU Y
I.
DẠ
Y
2 ống nhựa Ф21dài 30 cm
Hình minh họa
4
Ống co Ф21
2
Nối các ống với nhau
5
Chiết áp
1
Dùng để điều chỉnh tốc độ quay mô tơ
6
Mô tơ 12v
1
Dùng để tạo dao động
8
Thanh nhôm
KÈ Con tán
DẠ
Y
9
M
Công tắc 2 chân
NH
QU Y
(18.000 vòng/phút)
7
FI CI A
Nối các ống với nhau
OF
2
ƠN
Ống chữ T Ф21
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 54
1
Dùng để bật, tắc nguồn.
1
Dùng để truyền dao động cho dây
1
Dùng để làm bộ phận biến chuyển động tròn đều thành dao động tuần hoàn.
Dùng để nối các mạch với nhau
11
Pin 12v
1
Dùng để cấp nguồn cho mạch
12
Keo nến
1
Dùng để gắn các vật liệu với nhau
13
Dây chun 1m
1
Dùng để tạo sóng
FI CI A
2
OF
Dây dẫn 50cm
QU Y
Kìm
1
Súng bắn keo
DẠ
Y
2
KÈ
M
1
NH
ƠN
10
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 55
1
THIẾT BỊ
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 56 Kéo
1
Quy trình lắp ráp, chế tạo sản phẩm.
OF
II.
FI CI A
L
3
Bảng 2.6. Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học ( Bộ 2) 1.4: Nối cực âm (dây đen) của mô tơ và cực âm của pin với cực ngoài cùng của chiết áp.
QU Y
NH
ƠN
Bước 1: Lắp ráp mạch đIện với mô tơ 1.1: Nối cực 1.2: Nối cực âm của 1.3: Nối cực dương dương (dây đỏ) pin với công tắc 2 (dây đỏ) của pin vào của mô tơ với dây chân. cực giữa của chiết áp đen của transistor
Bước 2: Lắp ráp giá đỡ
2.2: Nối co với ống chữ T
DẠ
Y
KÈ
M
2.1: Nối ống dài 1m với co Ф21
2.3: Tiếp tục nối ống chữ T với ống co
2.4: Nối ống dài 1m với co Ф21
2.5: Nối ống là thanh đỡ mô tơ và ống gắn dây chun
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 57
3.3: Dán dây chun vào thanh nhôm
3.4: Gắn mô tơ vào thanh nhôm để truyền dao động cho thanh nhôm
3.5: Gắn đầu dây còn lại vào ống ngắn 30 cm
FI CI A
3.2: Gắn thanh nhôm vào đầu của ống nhựa 30cm
OF
3.1: Gắn con tán và que sắt vào trục quay mô tơ
L
Bước 3: Chế tạo bộ phận dao động tạo sóng và hoàn thành mô hình
ƠN
Bảng 2.7. Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 3) LẮP RÁP MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC (Bộ 3-Tạo sóng cơ học bằng mô tơ Chuẩn bị công cụ, thiết bị, vật liệu
2 ống nhựa Ф21 dài 1m
Số lượng
Công dụng
Vật liệu
2
Làm giá đỡ, khung
2
Làm thanh gắn bộ phận truyền dao động và dây chun
2 ống nhựa Ф21 dài 30 cm
DẠ
Y
2
KÈ
M
1
Dụng cụ
QU Y
T
NH
I.
Hình minh họa
Nối các ống với nhau
4
Ống co Ф21
2
Nối các ống với nhau
5
Chiết áp
1
Dùng để điều chỉnh tốc độ quay mô tơ
6
Mô tơ 12v
1
FI CI A
2
OF
Ống chữ T Ф21
Công tắc 2 chân
1
Dùng để bật, tắc guồn.
1
Dùng để tạo bộ phận dao động.
Tấm bìa c ng
DẠ
Y
8
KÈ
M
7
Dùng để tạo dao động
QU Y
(18.000 vòng/phút)
NH
ƠN
3
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 58
Dùng để làm trục quay
1
Dây dẫn 50cm
2
Dùng để nối các mạch với nhau
11
Pin 12v
1
Dùng để cấp nguồn cho mạch
12
Keo nến
1
Dùng để gắn các vật liệu với nhau
1
Dây chun 1m
DẠ
NH
QU Y
Kìm
Y
1
KÈ
M
1
Dùng để tạo sóng
THIẾT BỊ 1
FI CI A
1
OF
Que kẽm 5cm
ƠN
9
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 59
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 60 Súng bắn keo
1
3
Kéo
1
II.
ƠN
OF
FI CI A
L
2
Quy trình lắp ráp, chế tạo sản phẩm.
NH
Bảng 2.8. Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học ( Bộ 3)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Bước 1: Lắp ráp mạch điện với mô tơ 1.1: Nối cực 1.2: Nối cực âm của 1.3: Nối cực dương dương (dây đỏ) pin với công tắc 2 (dây đỏ) của pin vào của mô tơ với dây chân. cực giữa của chiết áp đen của transistor
Bước 2: Lắp ráp giá đỡ
1.4: Nối cực âm (dây đen) của mô tơ và cực âm của pin với cực ngoài cùng của chiết áp.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 61 2.3: Tiếp tục nối ống chữ T với ống co
2.4: Nối ống dài 1m với co Ф21
2.5: Nối ống là thanh đỡ mô tơ và ống gắn dây chun
L
2.2: Nối co với ống chữ T
OF
FI CI A
2.1: Nối ống dài 1m với co Ф21
Bước 3: Chế tạo bộ phận dao động tạo sóng và hoàn thành mô hình
QU Y M KÈ Y DẠ
3.4: Gắn dây 3.5: Ráp bộ chun vào trục phận tạo dao quay động vào giá đỡ.
ƠN
3.2: Gắn trục 3.3: Gắn bộ phận quay vào mô tơ biến đổi chuyển động vào mô tơ
NH
3.1: Tạo bộ phận biến chuyển động tròn thành chuyển động thẳng
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 62
LẮP RÁP MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC
TT
Chuẩn bị công cụ, thiết bị, vật liệu
Dụng cụ
Số lượng
Công dụng
Vật liệu 2 ống nhựa Ф21 dài 1m
2
Làm giá đỡ, khung
2
2 ống nhựa Ф21dài 30 cm
2
Làm thanh gắn trục quay
3
Ống chữ T Ф21
4
Ống co Ф21
NH
QU Y
M
KÈ Y DẠ
ƠN
1
Hình minh họa
OF
III.
FI CI A
(Bộ 4-Tạo sóng cơ học bằng ống hút)
2
Nối các ống với nhau
4
Nối các ống với nhau
L
Bảng 2.9. Thiết bị và vật liệu chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (Bộ 4)
Dùng để tạo khớp nối
6
Ống hút
1
Dùng để làm bộ phận dao động
7
Vòng sắt
10
Dùng để tạo con lắc.
8
Thanh sắt nhỏ 30 cm
1
Dùng để gắn con lắc làm trục quay
9
Cuộn chỉ nối
10
Xi măng
FI CI A
1
OF
Hộp nhựa
QU Y
M
KÈ Y DẠ
NH
ƠN
5
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 63
1
Dùng để nối các ống hút lại với nhau.
1
Dùng để tạo sức nặng cho con lắc
Dùng để tăng quán tính cho dao động
12
Keo nến
1
Dùng để gắn các vật liệu với nhau
13
Keo dán sắt
1
Dán thanh sắt
14
Thanh sắt dài 1m
1
Làm trục quay
15
Khúc sắt 10 cm
FI CI A
60
OF
Con ốc
1
KÈ Y DẠ
Dùng để cố định sợi chỉ
QU Y
Kìm
M
1
NH
ƠN
11
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 64
THIẾT BỊ
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 65 1
Kéo
1
IV.
ƠN
OF
3
FI CI A
L
Súng bắn keo
Quy trình lắp ráp, chế tạo sản phẩm.
Bước 1: Lắp ráp giá đỡ 1.2: Nối co với ống 1.3: Nối ống dài 1m chữ T với co Ф21
1.4: Nối ống làm thanh đỡ
KÈ
M
QU Y
1.1:Nối ống dài 1m với co Ф21
NH
Bảng 2.10. Bảng gợi ý chế tạo mô hình truyền sóng cơ học ( Bộ 4)
DẠ
Y
2.1: Nối 2 ống hút với nhau
Bước 2: Lắp ráp bộ phận tạo sóng 2.2: Đục lỗ sau đó cố định khoảng cách giữa các ống hút bằng chỉ.
2.3: Đục lỗ sau đó gắn 2.4: Gắn bộ phận dao trục quay vào ông hút. động lên giá đỡ.
3.1: Gắn các vòng sắt với nhau bằng xi măng.
3.2: Gắn thanh sắt 30cm vào con lắc.
à hoàn thành mô hình
3.3: Gắn que sắt nhỏ vào trục quay ở 2 đầu để cột các sợi chỉ.
3.4: Gắn con lắc và trục quay vào hộp nhựa.
3.5: Hoàn thành mô hình
OF
Bước 3: Chế tạo con lắc
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 66
QU Y
NH
ƠN
.
a2. Chuẩn bị đồ dùng: Laptop, lò xo Slinky, giấy A0, bút lông, dụng cụ thí
DẠ
Y
KÈ
M
nghiệm, video, hình ảnh mô phỏng
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 67
L
a3. Phiếu học tập
FI CI A
PHIẾU HỌC TẬP 1
OF
Lớp: ………………………………………………………………………………………… Nhóm: ………………………………………………………………………………………………. Tên thành viên: ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….
ƠN
TRẠM 1: TÌM HIỂU VỀ SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
gọi tên hiện tượng trên.
NH
Nhiệm vụ 1: Xem clip
QU Y
Trả lời: ……………………………………………………………………………………………. Nhận xét dao động trong clip trên. Hãy nêu định nghĩa sóng cơ học.
KÈ
M
Trả lời: …………………………………………………………………………………………….………… ………………………………………………………………………………………………… Nhiệm vụ 2: Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời câu hỏi:
DẠ
Y
Thí nghiệm 1: Cho lò xo dao động theo hình gợn sóng.
Thí nghiệm 2: Đẩy lò xo về phía trước
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 68
L
FI CI A
- Nêu định nghĩa sóng dọc. ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… - Sóng dọc truyền được trong môi trường nào? (tham khảo SGK) ………………………………………………… ………………………………………………
QU Y
Nhiệm vụ 3: Xem clip
NH
ƠN
- Nêu định nghĩa sóng ngang. …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… - Sóng ngang truyền được trong môi trường nào?(tham khảo SGK) ……………………………………………… ………………………………………………
Hãy nhận xét về phương truyền sóng so với phương dao động của các phần tử sóng. ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… .……………………………………………… …………………………………………………
OF
Hãy nhận xét về phương truyền sóng so với phương dao động của các phần tử sóng …………………………………………… …………………………………………… ………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………
Hãy mô tả lại hiện tượng trên bằng lo xo Slinky và trả lời các câu hỏi sau:
DẠ
Y
KÈ
M
1. Nhận xét hình dạng của sóng: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2. Sóng có những đại lượng đặc trưng nào? …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Nhiệm vụ 4: Tham khảo tài liệu (SGK) hãy thiết lập phương trình sóng. ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 69
L
……………………………………………………………………………………………………
FI CI A
Nhiệm vụ 5: Vẽ mô phỏng lại hình dạng của sóng vừa thực hiện trên lò xo slinky. Hãy chỉ ra các đặc trưng của sóng hình sin trên hình vẽ. Nêu định nghĩa các đại lượng đặc trưng của sóng hình sin. 1………………………………………… …………………………………………………… 2.………………………………………… …………………………………………………… 3………………………………………… …………………………………………………… 4………………………………………… ……………………………………………………
ƠN
OF
Hình vẽ
NH
PHIẾU HỌC TẬP 2
QU Y
Lớp: ………………………………………………………………………………………… Nhóm: ………………………………………………………………………………………………. Tên thành viên: ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….
KÈ
M
TRẠM 2: HIỆN TƯỢNG GIAO THOA SÓNG
Nhiệm vụ 1: Xem clip
và trả lời câu hỏi sau:
DẠ
Y
1. Mô tả hình ảnh quan sát: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
Dự đoán hình ảnh nếu sử dụng hai nguồn giống nhau bằng hình vẽ
3.
Xem clip
ƠN
OF
FI CI A
2.
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 70
NH
có nhận xét gì về hiện tượng trên ?
QU Y
Trả lời:……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Nhiệm vụ 2: Tiến hành thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn giống hệt nhau Các thiết bị thí nghiệm:
M
Máy phát tần số: Điều chỉnh tần số của sóng nước Đèn chiếu: Tạo hình ảnh giao thoa
KÈ
Cần rung chữ v: Lần lượt là 2 nguồn S1, S2 để tạo sóng trên mặt nước
Y
Gương phản xạ: Phản xạ hình ảnh giao thoa lên màn hứng Màn hứng: Hứng các hình ảnh giao thoa
DẠ
Bộ dao động: Tạo dao động
Hình ảnh đúng khi tiến hành thí nghiệm thành công
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 71
Bước 2: Bật công tắc máy phát tần số cho cần rung dao động Bước 3: Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.
L
Bước 1: Bật nguồn, cho cần rung chữ V sát mặt nước.
Tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Hãy mô tả hiện tượng sóng quan sát được qua thí nghiệm trên.
FI CI A
Các bước tiến hành thí nghiệm
…………………………………………… ………….………………………………... ……………………….…………………... ……………………………………………
OF
2. Giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. ……………….………………………… …………………………….…………… ………………………………………….
ƠN
3. Nêu định nghĩa hiện tượng giao thoa sóng
QU Y
NH
…………………………………………… ………….……………………………… ……………………….………………… …………………………………………
Nhiệm vụ 3:
Giải bài tập: Trên một mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2. Có phương trình lần lượt là u1 = A cos (ωt + 𝜑1 ); u2 = A cos (ωt + 𝜑2 ); Gọi điểm M là một điểm trong vùng giao thoa, M lần lượt cách S1, S2 những khoảng d1= S1M và d2= S2M. Khi đó phương trình 2𝜋𝑑1 sóng tại M do S1 và S2 lần lượt truyền tới là: u1 = A cos (ωt + 𝜑1 − ); u2 = A cos (ωt + 𝜆
).
𝜆
M
𝜑2 −
2𝜋𝑑2
KÈ
a. Hãy tìm phương trình dao động tổng hợp tại M? ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
Y
…………………………………………………………………………………………….
DẠ
……………………………………………………………………………………………. b. Dựa vào phương trình có nhận xét gì về dao động tổng hợp tại M? ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 72
L
c. Biên độ A phụ thuộc vào những yếu tố nào? …………………………………………………………………………………………….
FI CI A
……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………. d. Hãy giải thích sự hình thành của các vân cực đại cực tiểu ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
OF
……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
ƠN
Nhiệm vụ 4: Hãy chỉ ra và tính các vân cực đại, cực tiểu trên hình ảnh
QU Y
NH
1. Có bao nhiêu vân cực đại? ………………………………….. ………………………………….. 2. Có bao nhiêu vân cực tiểu? ………………………………….. ………………………………….. …………………………………..
Nhiệm vụ 5: Tham khảo tài liệu và SGK trả lời các câu hỏi sau:
M
1. Nêu điều kiện để xảy ra cực đại, cực tiểu? …………………………………………………………………………………………….
KÈ
……………………………………………………………………………………………. 2. Những điểm giao động với biên độ cực đại là những điểm nào? …………………………………………………………………………………………….
Y
…………………………………………………………………………………………….
DẠ
3. Hai nguồn kết hợp phát sóng có cùng…….., cùng………và có …………..không phụ thuộc…………… Sóng do hai nguồn………phát ra được gọi là………. 4. Điều kiện xảy ra hiện tượng giao thoa sóng: 2 nguồn sóng phải là………….Hiện tượng giao thoa là……………………của sóng.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 73
FI CI A
L
PHIẾU HỌC TẬP 3
Lớp:………………………………………………………………………………… Nhóm:………………………………………………………………………………… Tên thành viên: ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
OF
TRẠM 3: TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG
Nhiệm vụ 1: Khi chúng ta hét ở hang động, vách núi… Các em thấy có hiện tượng gì? Vì sao lại như vậy?
Nhiệm vụ 2:
và làm lại thí nghiệm trên với lò xo Slinky
KÈ
M
Xem clip
QU Y
NH
ƠN
❖ Câu trả lời:……………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ………………………………………… ❖ Sóng truyền trên sợi dây có phản xạ lại không? ………………………………………… …………………………………………
➢ Hãy vẽ mô phỏng lại hiện tượng trên bằng lo xo Slinky và trả lời các câu hỏi
DẠ
Y
sau:
Hai đầu cố định Hình vẽ
Một đầu cố định một đ u tự do Hình vẽ
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 74
OF
1. Nhận xét sự phản xạ của sóng khi truyền trên dây ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. ………………………………………….. …………………………………………..
ƠN
2. Nhận xét pha của sóng phản xạ so với sóng tới ………………………………………….. ………………………………………….……… ………………………………………….. ………………………………………………… ………………………………………….. ………………………………………………… ………………………………………….. …………………………………………………
QU Y
NH
3. Nếu sóng tới và sóng phản xạ gặp nhau thì có hiện tượng gì xảy ra ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
DẠ
Y
KÈ
M
Nhiệm vụ 3: Quan sát thí nghiệm sóng dừng hỏi sau:
1. Mô phỏng lại hiện tượng trên bằng hình vẽ
trả lời các câu
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 75
OF
FI CI A
L
2. Trên hình vẽ hãy chỉ ra các nút, các bụng, các bó sóng . 3. Tại sao trên dây có những điểm dao động cực đại, có những điểm dao động cực tiểu? ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ………………… ………………………………………………………………………. 4. Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp trên sợi dây?
NH
ƠN
……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. 5. Thời gian giữa hai lần duỗi thẳng liên tiếp có mối quan hệ như thế nào so với chu kì T
Nhiệm vụ 4: Đọc sgk và nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi sau:
M
3.
QU Y
……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
Thiết lập công thức tính chiều dài sợi dây Hai đầu cố định Một đầu cố định một đầu tự do
KÈ
1.
…………………………………………
………………………………………………
…………………………………………
………………………………………………
…………………………………………
………………………………………………
…………………………………………
………………………………………………
…………………………………………
DẠ
Y
………………………………………………
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 76
FI CI A
2. Từ biểu thức trên hãy nêu điều kiện xảy ra sóng dừng ……………………………………………… ………………………………………… ………………………………………………
…………………………………………
………………………………………………
…………………………………………
……… ……………………………………
…………………………………………
OF
3. Hãy nêu ứng dụng của hiện tượng sóng dừng. Vận tốc trên sợi dây có thay đổi đc không? (Biết lực căng dây T và khối lượng sợi dây không đổi)
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Trả lời:………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………..……………………………………………………… ………………………………………………..……………………………………………… ………………………………………………………………………………………………..
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 77
L
PHIẾU HỌC TÂP 4
FI CI A
PHIẾU HỌC TẬP
Tên nhóm:………………………………………………………………………
Tên thành viên:……………………………………………………………...……
………………………………………………………………………………..…………….
OF
………………………………………………………………………………..……………. Nội dung báo cáo bản thiết kế
ƠN
1.Mô hình được chế tạo bằng vật liệu gì ? Nêu công dụng của từng vật liệu. ………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..…………….
NH
………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..……………. 2. Giải thích nguyên lí hoạt động của mô hình mà nhóm thiết kế ………………………………………………………………………………..…………….
QU Y
………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..…………….
M
3. Từ mô hình thiết kế hãy nêu phương án tính vận tốc. ………………………………………………………………………………..…………….
KÈ
………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..……………. ………………………………………………………………………………..…………….
Y
………………………………………………………………………………..…………….
DẠ
………………………………………………………………………………..…………….
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 78
L
PHIẾU HỌC TÂP 5
FI CI A
PHIẾU HỌC TẬP
Tên nhóm:………………………………………………………………………… Tên thành viên:……………………………………………………………...……
………………………………………………………………………………..……………..
OF
………………………………………………………………………………..…………….. Nội dung báo cáo sản phẩm
ƠN
1. Thế hiện rõ hiện tượng sóng, sóng dừng, tạo ra được số bó sóng mong muốn. 2. Giải thích nguyên lí hoạt động của mô hình
………………………………………………………………………………..……………..
NH
………………………………………………………………………………..…………….. ………………………………………………………………………………..…………….. ………………………………………………………………………………..…………….. ………………………………………………………………………………..……………..
QU Y
3. Tính được vận tốc trực tiếp trên sản phẩm của nhóm mình ………………………………………………………………………………..…………….. ………………………………………………………………………………..…………….. ………………………………………………………………………………..……………..
M
………………………………………………………………………………..……………..
DẠ
Y
KÈ
………………………………………………………………………………..……………..
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 79
L
b. Học sinh
FI CI A
- Nghiên cứu trước bài học ở nhà, chuẩn bị những thông tin về sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.3. Tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM
2.3.1.Tổ chức dạy học chủ đề 1: Mô hình truyền sóng cơ học 2.3.1.1. Chuỗi hoạt động
OF
Bảng 2.11. Chuỗi hoạt động DH chủ đề “ Mô hình truyền sóng cơ học”
Nội dung hoạt động
Hoạt động
- GV đưa HS vào tình huống có vấn đề thông qua
Thời gian dự kiến 45 phút
ƠN
video về hiện tượng sóng cơ xảy ra trong đời sống. 1. Xác định vấn đề
Tìm hiểu kiến thức về sự truyền của sóng cơ, giao
NH
-
90 phút
3. Lựa chọn giải pháp (bảo vệ bản thiết kế)
-
Ý tưởng thiết kế mô hình truyền sóng cơ học Dự kiến nguyên vật liệu để chế tạo mô hình truyền sóng cơ học Trình bày báo cáo bản thiết kế mô hình. Chế tạo mô hình truyền sóng cơ học.
45 phút
Khoảng 1 tuần
KÈ
M
4. Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
QU Y
thoa sóng và điều điện để có sự giao thoa sóng. 2. Nghiên cứu kiến - Tìm hiểu về hiện tượng sóng dừng và điều kiện xảy ra thức nền và đề xuất hiện tượng sóng dừng. giải pháp
Y
5. Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
-
DẠ
6. Luyện tập, mở rộng
38 phút HS báo cáo sản phẩm
Giao nhiệm vụ về nhà cho HS
7 phút
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 80 Tiến trình dạy học
L
2.3.1.2.
FI CI A
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Họ và tên GV:
Tổ: ............................
……………………….
TÊN BÀI DẠY: +
Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (Bài 7)
+
Giao thoa sóng (Bài 8)
+
Sóng dừng (Bài 9)
NH
-
ƠN
.
OF
Trường: ....................
………………………………………………………………
QU Y
Môn học: Vật lý; lớp: 12
Thời gian thực hiện: (5 tiết)
I. Thiết bị dạy học và học liệu
M
1. Giáo viên GV chuẩn bị: Danh sách nhóm, bộ thí nghiệm, tài liệu học tập, bảng tiêu chí đánh
KÈ
giá bản thiết kế, bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm, … 2. Học sinh:
DẠ
Y
HS chuẩn bị: SGK, giấy vẽ bản thiết kế; dụng cụ, vật liệu chế tạo,…
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 81
FI CI A
L
II. Tiến trình dạy học
MỞ ĐẦU
Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu:
OF
- Phân tích được thông tin, xác định VĐ cần giải quyết là chế tạo mô hình truyền sóng cơ học. - Tích cực trong hoạt động nhóm, trong quá trình thảo luận đóng góp ý kiến.
ƠN
b) Nội dung:
- HS di chuyển vào các nhóm đã được chọn, tiến hành chia nhóm và bầu nhóm trưởng, thư kí.
NH
- GV đưa HS vào tình huống có vấn đề thông qua video về hiện tượng sóng cơ xảy ra trong đời sống. - Quan sát, lắng nghe tình huống chủ đề. Thảo luận nhóm, phân tích các dữ liệu của tình huống, trả lời các câu hỏi của GV.
QU Y
- Phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện: Để góp phần trực quan hóa và hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng sóng cơ học và nhằm tăng cường thiết bị thí nghiệm cho nhà trường, ta cần phải mô phỏng lại hiện tượng truyền sóng cơ học một cách trực quan nhất. Vậy làm cách nào để chế tạo được mô hình truyền sóng cơ học? - Ghi nhận lại vào tài liệu học tập nhiệm vụ cần thực hiện.
KÈ
chép.
M
- Thảo luận tiến trình thực hiện dự án và thống nhất thời gian thực hiện, ghi
c) Sản phẩm:
Phần ghi chép cá nhân hoặc nhóm vào tài liệu học tập:
DẠ
Y
- Trả lời câu hỏi phân tích tình huống; - Phát biểu nhiệm vụ cần thực hiện; - Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án, phân công công việc.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 82
- Tổ chức lớp thành các nhóm học tập, phát tài liệu học tập.
L
d) Tổ chức thực hiện:
FI CI A
- Đặt vấn đề: Sóng cơ học là một trong những ứng dụng trong các thiết bị khoa học kĩ thuật để giúp ích cho cuộc sống: thiết bị đo sóng địa chấn, thiết bị cảnh báo an toàn trên ô tô… Một đặc trưng cơ bản của sóng cơ học để ứng dụng vào chế tạo các thiết bị trên đó là tốc độ truyền sóng. Để trực quan hóa về sóng cơ học, đo được tốc độ truyền sóng và góp phần tăng cường thiết bị thí nghiệm cho nhà trường, ta
OF
cần phải mô phỏng lại hiện tượng truyền sóng cơ học một cách trược quan nhất. Vậy làm cách nào để chế tạo được mô hình truyền sóng cơ học?
- Gợi ý cho HS phát hiện vấn đề cần nghiên cứu thảo luận thông qua hệ thống
ƠN
câu hỏi:
+ Gọi tên hiện tượng xảy ra trong clip?
+ Giải thích lý do mặt đất rung chuyển khi xảy ra động đất?.
NH
+ Để xuất hiện sóng cần những yếu tố nào?
+ Để trực quan hóa hiện tượng sóng ở trên và tính được vận tốc truyền sóng
ta làm cách nào?
QU Y
- Hướng dẫn cho HS suy luận nguyên tắc cấu tạo của mô hình truyền sóng cơ học làm nền tảng cho việc đề xuất giải pháp. + Để tạo được sóng cần những bộ phận nào? + Làm sao để tạo được sóng? + Hãy đề xuất những bộ phận tạo dao động.
M
- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức cần học để giải quyết tình huống. Chính
KÈ
xác lại kiến thức mới cần học: Cách chế tạo mô hình truyền sóng cơ học.
DẠ
Y
- Cùng HS thông qua tiến trình dự án, yêu cầu HS ghi chú vào phiếu học tập.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 83
FI CI A
L
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp a) Mục tiêu:
- Nêu được định nghĩa sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng, phân biệt được sóng ngang và sóng dọc, điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng, điều kiện để
OF
hình thành sóng dừng.
- Nêu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.
- Viết được phương trình sóng cơ, tính được các đại lượng đặc trưng của sóng
ƠN
cơ.
- Giải được một số bài tập về sóng cơ
- Giải thích được sự tạo sóng dừng trên hai đầu sợi dây
NH
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến đời sống. - Trình bày được quy trình thiết kế mô hình truyền sóng cơ học - Thu thập được các thông tin để chế tạo mô hình truyền sóng cơ học. b) Nội dung:
QU Y
- Năng lực hợp tác, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. - Hướng dẫn HS thực hiện thực hiện nhiệm vụ tại các trạm, và hoàn thành báo cáo kết quả: tìm hiểu các kiến thức về sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng. Quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Sau khi HS báo cáo, chuẩn hóa
M
kiến thức: c) Sản phẩm.
KÈ
- Phiếu học tập của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: GV cho HS chia làm 3 nhóm, tổ chức DH theo trạm.
DẠ
Y
- HS tìm hiểu kiến thức về sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng. - Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ tại các trạm, hoàn thành nội dung bài học
vào phiếu học tập. - Các nhóm báo cáo nội dung bài học mà nhóm đã tìm hiểu tại các trạm - GV nhận xét và chốt kiến thức.
BÀI 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ
FI CI A
1. Định nghĩa sóng cơ
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 84
- Sóng cơ là dao động lan truyền trong một môi trường.
- Sóng nước truyền theo các phương khác nhau với cùng một vận tốc v 2. Sóng ngang phương vuông góc với phương truyền sóng
OF
- Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo - Trừ sóng nước, còn sóng ngang chỉ truyền trong chất rắn. 3. Sóng dọc phương trùng với phương truyền sóng.
ƠN
- Sóng dọc là sóng mà trong đó các phần tử của môi trường dao động theo - Sóng dọc truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí.
NH
- Sóng cơ không truyền được trong chân không.
- Kích thích một đầu dây căng thẳng, đầu còn lại cố định cho nó dao động hình sin. Trên dây cũng xuất hiện một sóng hình sin.
QU Y
- Đỉnh sóng dịch chuyển theo phương truyền sóng với vận tốc v - Các đặc trưng của một sóng hình sin: +
Biên độ của sóng: Biên độ A của sóng là biên độ dao động của một phần tử
của môi trường có sóng truyền qua. Chu kì của sóng: Là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có
M
+
sóng truyền qua.
1 gọi là tần số của sóng T
KÈ
f =
Tốc độ truyền sóng: Là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
+
Bước sóng: Bước sóng λ là quãng đường mà sóng truyền được trong một
Y
+
DẠ
chu kì + Năng lượng sóng: là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có
sóng truyền qua.
FI CI A
BÀI 8: GIAO THOA SÓNG 1. Định nghĩa hiện tượng giao thoa
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 85
- Hiện tượng giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng. - Quá trình vật lí nào gây ra được hiệntượng giao thoa là một quá trình sóng 2. Sóng kết hợp, điều điện giao thoa - Hai nguồn kết hợp phát ra 2 sóng kết hợp. + Dao động cùng phương , cùng tần số. - Có hiệu số pha không đổi theo thời gian
OF
- Điều kiện : Hai sóng nguồn kết hợp
NH
ƠN
BÀI 9: SÓNG DỪNG 1. Phản xạ của sóng trên vật cản cố định : - Khi phản xạ trên vật cản cố định biến dạng bị đổi chiều . - Khi phản xạ trên vật cản cố định , sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ 2. Phản xạ trên vật cản tự do - Khi phản xạ trên vật cản tự do , sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm tới .
QU Y
3. Sóng dừng Định nghĩa : Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng . a. Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định - Khoảng cách giữa 2 nút ( hoặc 2 bụng liên tiếp ) bằng
2
DẠ
Y
KÈ
M
- Điều kiện để có sóng dừng : =k k = 1,2,3, . . . . ; k : số bụng 2
Số nút = k+1 b. Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định , một đầu tự do: - Điều kiện để có sóng dừng = (2k + 1) ; k = 0,1,2 ,3 . . . . .; k : số bụng; Số nút = k 4
(Theo SGK Vật lí 12, NXB GD Việt Nam)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 86
FI CI A
L
LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp a) Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
- Giải một số bài tập cơ bản về sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng
OF
- Giải thích nguyên lý hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học
- Năng lực tự học: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin liên quan đến chủ đề bài học qua các kênh thông tin
ƠN
- Năng lực hợp tác, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. b) Nội dung:
NH
HS thảo luận nhóm và hoàn thành vào vở các câu hỏi, bài tập trong SGK Vật lí 12:
+ Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (Bài 7)
QU Y
+ Giao thoa sóng (Bài 8) + Sóng dừng (Bài 9)
Các thành viên trong nhóm nghiên cứu, trả lời các câu hỏi vận dụng. Hướng dẫn HS đề xuất mô hình truyền sóng cơ học. Giải đáp thắc mắc cho HS
M
Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về nguyên lí hoạt động của mô hình, thiết kế sản phẩm và trình bày dưới dạng poster để thuyết trình vào tiết sau.
KÈ
Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi 1: Muốn đo chu kì của sóng biển , người ấy đã mang ra bờ biển một
chiếc phao và một cái đồng hồ. Với những dụng cụ trên người ấy có thể thực hiện
DẠ
Y
công việc của mình không? Nếu được hay nêu phương án. Câu hỏi 2: Một người ngồi ở bờ biển nhìn thấy có 10 ngọn sóng liên tiếp
truyền qua trong 36 giây, khoảng cách giữa hai ngọn sóng liền kề là 5m. Hãy tính tần số sóng biển và vận tốc truyền sóng.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 87 Câu hỏi 3: Một sóng ngang lan truyền trong một môi trường đàn hồi với tần số
L
50 Hz, tốc độ truyền sóng là 2 m/s, biên độ sóng không đổi theo phương truyền sóng
FI CI A
là 4 cm. Biết A và B là hai điểm trên cùng một phương truyền sóng. Khi chưa có sóng truyền khoảng cách từ nguồn phát sóng đến hai điểm A và B lần lượt là 20 cm và 42 cm. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm A, B khi có sóng truyền qua. c). Sản phẩm:
OF
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập.
-
d). Tổ chức thực hiện: -
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện các bài tập trong SGK và hệ thống câu
ƠN
hỏi, đôn đốc HS.
GV chấm vở bài tập, kiểm tra nhanh (vấn đáp, viết).
-
Từ kiến thức đã học, GV định hướng HS đề xuất mô hình, tìm hiểu nguyên
NH
-
lí hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học, phân tích ưu nhược điểm của từng đề xuất, giải đáp thắc mắc cho HS. Hướng dẫn HS thiết kế sản phẩm, tạo ý tưởng thiết kế bằng kĩ thuật động não. -
Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện các bài luyện tập trong tài liệu học tập và SGK.
Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của
M
-
QU Y
-
mô hình truyền sóng cơ học. Yêu cầu HS thiết kế sản phẩm và trình bày kết
DẠ
Y
KÈ
quả tìm hiểu dạng poster và thuyết trình vào tiết sau.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 88
FI CI A
L
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (bảo vệ bản thiết kế)
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHẾ TẠO VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC a) Mục tiêu:
OF
Sau hoạt động này, HS có thể:
- Vận dụng kiến thức sóng cơ và sự lan truyền sóng cơ, giao thoa sóng, sóng dừng để thực hiện bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ học.
ƠN
- Đề xuất được các giải pháp khả thi trong việc chế tạo mô hình truyền sóng cơ học b) Nội dung:
NH
1. Nhận nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm từ GV. 2. Đề xuất giải pháp và lựa chọn phương án tối ưu: - HS tổ chức làm việc nhóm, chia sẻ, thảo luận, lựa chọn ra các ý tưởng phù
QU Y
hợp để hoàn thiện bản thiết kế sản phẩm. Đồng thời, chuẩn bị phần trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động sản phẩm. - HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện về bản thiết kế nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học; dự kiến thuận lợi, khó khăn của mẫu thiết kế. c) Sản phẩm:
M
- Bản thiết kế sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học.
KÈ
d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ thực hiện bản vẽ thiết kế sản phẩm mô hình truyền sóng cơ
học.
DẠ
Y
- Đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện bản thiết kế sản phẩm.
gian.
- GV có thể tổ chức buổi trình bày và bảo vệ phương án thiết kế nếu có thời
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 89 + GV tổ chức cho từng nhóm trình bày phương án thiết kế nguyên mẫu mô
FI CI A
L
hình truyền sóng cơ học; tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm
khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế.
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào phiếu học tập và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
OF
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
THỰC HIỆN SẢN PHẨM MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC THEO BẢN VẼ KỸ THUẬT ĐÃ THIẾT KẾ
ƠN
a) Mục tiêu:
Thực hiện và vận hành thành công nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học
-
Phát triển năng lực hợp tác, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm
b) Nội dung:
NH
-
HS chế tạo sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học theo phương án đã thiết kế: +
Bước 1. Tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
QU Y
+ Bước 2. Lắp đặt các thành phần của nguyên mẫu mô hình truyền sóng cơ học;
+ Bước 3. Thử nghiệm nguyên mẫu so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. Điều chỉnh lại thiết kế, vật liệu chế tạo và ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh);
M
+ Bước 4. Hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế
KÈ
tạo;
+ Bước 5. Hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài trình bày sản phẩm.
DẠ
Y
c) Sản phẩm: -
Bài báo cáo quá trình thi công và kinh nghiệm thi công sản phẩm.
-
Sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học.
d) Tổ chức thực hiện: -
Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình chế tạo mô hình truyền sóng cơ học;
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 90
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
L
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài truyền thông, báo cáo sản phẩm.
FI CI A
-
TRÌNH BÀY SẢN PHẨM MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG CƠ HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ a) Mục tiêu:
sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học.
OF
- Trình bày được các nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học tập và báo cáo về
- Ghi nhận và đánh giá được mức độ hiệu quả của nguyên mẫu.
-
ƠN
- Giải thích được nguyên lý hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học. Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm của nhóm và của lớp.
b) Nội dung:
NH
- Mỗi nhóm HS lần lượt tiến hành vận hành sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học và chụp lại ảnh nhằm đánh giá hiệu quả của sản phẩm mà nhóm đã chế tạo. - Nhóm HS lần lượt báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện về các nội
QU Y
dung: tiến trình thi công sản phẩm; kết quả các lần thử nghiệm; phương án thiết kế cuối cùng; thao tác vận hành sản phẩm. c) Sản phẩm:
- Phiếu học tập
M
- Sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học hoàn chỉnh. d) Tổ chức thực hiện:
KÈ
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học. - Trong lúc nhóm HS báo cáo, GV và các nhóm HS khác quan sát, lắng nghe,
DẠ
Y
nhận xét góp ý sản phẩm của nhóm trình bày và đặt câu hỏi phản biện. - HS góp ý, nhận xét, đánh giá quá trình GQVĐ và điều chỉnh việc GQVĐ. - Cuối cùng, GV tổng kết và nhận xét đánh giá về dự án và yêu cầu HS thực
hiện nhiệm vụ cuối dự án: Đề xuất cải tiến sản phẩm và các nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện chế tạo thiết bị đo địa chấn (Thời gian đề xuất thực hiện sản phẩm 1 tháng)
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 91
1.4.1.
FI CI A
1.4. Công cụ đánh giá chủ đề GD STEM Nguyên tắc đánh giá
- Mỗi tiêu chí đánh giá NL GQVĐ ứng với 4 mức độ: mức độ 1 (1 điểm),
mức độ 2 (2 điểm), mức độ 3 (3 điểm), mức độ 4 (4 điểm). Tương ứng với chưa giải vấn đề nhưng còn ít sai sót, giải quyết tốt vấn đề.
OF
quyết được vấn đề, giải quyết được vấn đề nhưng còn nhiều sai sót, giải quyết được - Mỗi tiêu chí đánh giá sản phẩm đề ứng với 3 mức độ: mức độ 1 (0 điểm), mức độ 2 (1 điểm), mức độ 3 (2 điểm). Tương ứng với chưa đạt yêu cầu, đạt yêu
1.4.2.
ƠN
cầu, đạt yêu cầu có mang tính thẩm mỹ.
Các yêu cầu đánh giá kết quả học tập
❖ Tiêu chí dánh giá bản thiết kế
TT
-
-
- Không giải thích được nguyên tắc hoạt động của sản phẩm
-
3
- Không trình bày được phương án tính vận tốc của sóng.
-
4
- Bản thiết kế không có
-
DẠ
Y
KÈ
2
M
QU Y
1
Mức độ 1 (1 điểm) - Không liệt kê được hoặc chỉ nêu được một số ít các vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm.
NH
Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ học Mức độ 2 (2 điểm) Liệt kê được các vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm nhưng ít còn thiếu sót. Nêu được công dụng của từng vật liệu đã nêu. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của sản phẩm nhưng chưa rõ ràng, cụ thể. Trình bày được phương án tính vận tốc của sóng nhưng chưa rõ ràng.. Tính thẩm mỹ bản
Mức độ 3 (3 điểm) - Liệt kê đầy đủ các vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm. - Nêu được công dụng của từng vật liệu đã nêu.
- Giải thích rõ ràng, cụ thể nguyên tắc hoạt động của sản phẩm.
- Trình bày rõ ràng, cụ thể phương án tính vận tốc của sóng. - Bản thiết kế có tính
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 92
❖ Tiêu chí dánh giá sản phẩm
L
thẩm mỹ cao - Bản thiết kế có tính sáng tạo cao
FI CI A
5
thiết kế chưa cao - Tính sáng tạo bản thiết kế chưa cao
tính thẫm mỹ - Bản thiết kế không có tính sáng tạo
Bảng 2.13. Tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình truyền sóng cơ học
- Không thay đổi được tần số, chiều dài sợi dây để có được bó sóng mong muốn.
3
- Không vận dụng được công thức đề tính vận tốc truyền sóng
4
- Sản phẩm không có tính thẫm mỹ
5
- Sản phẩm không có tính sáng tạo
- Tính sáng tạo sản phẩm chưa cao
DẠ
Y
ƠN
NH
QU Y
M
KÈ
1
Mức độ 1 (1 điểm) - Không tạo ra được hiện tượng sóng
Mức độ 3 (3 điểm) - Tạo ra được hiện tượng sóng, có sóng dừng rõ nét
- Sản phẩm có tính sáng tạo cao
OF
2
Mức độ 2 (2 điểm) - Tạo ra được hiện tượng sóng nhưng không tạo ra được hiện tượng sóng dừng hoặc chưa rõ. - Thay đổi được 1 trong 2 đại lượng tần số và chiều dài sợ dây để tạo được bó sóng mong muốn - Vận dụng được công thức để tính vận tốc truyền sóng nhưng kết quả chưa chính xác - Tính thẩm mỹ sản phẩm chưa cao
TT
- Thay đổi được tần số và chiều dài sợi dây để tạo được bó sóng mong muốn
- Vận dụng được công thức để tính được vận tốc chính xác
- Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 93
❖ Phiếu đánh giá NL GQVĐ của HS Mức độ biểu hiện
HS 1
GQVĐ 1 1.1
1.2
1.3
GQVĐ 2
GQVĐ 3
2.1
3.1
2.2
M4 M3
M3
M2
M2 M1 M4
M1 HS5
KÈ
M2
M
M3
M4
Y
M3
DẠ
M2 M1
QU Y
NH
M3
HS4
ƠN
M1 M4
4.2
GQVĐ 5
4.3
5.1
M1
HS3
4.1
M4
3.3
M2
HS 2
3.2
GQVĐ 4
OF
HS
FI CI A
L
Xây dựng bộ công cụ đánh giá
1.4.3.
5.2
5.3
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
L
Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích nội dung kiến thức chương
FI CI A
“Sóng cơ và sóng âm” – Vật lý 12. Căn cứ vào mục tiêu DH của chương và quy trình thiết kế một chủ đề GD STEM, chúng tôi nghiên cứu, lựa chọn kiến thức để xây dưng nội dung các chủ để “Mô hình truyền sóng cơ học” và “Sự kì diệu của âm học” nhằm tổ chức DH theo định hướng GD STEM.
Để kiểm chứng giả thuyết khoa học và có cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi tiến
Minh.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
Nội dung thực nghiệm được thể hiện ở chương 3.
OF
thành thực nghiệm sư phạm ở trường THCS – THPT Hoa sen – Quận 9– TP Hồ Chí
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 95 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
FI CI A
L
1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 3.1.1 Mục đích
TNSP là hoạt động được tiến hành với mục đích kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra, đồng thời đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của tiến trình DH một số kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định
OF
hướng GD STEM đã thiết kế ở chương 2 trong việc bồi dưỡng NL GQVĐ của HS. Qua đó, dựa trên kết quả thực nghiệm để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa về mặt phương pháp cũng như cách thức tổ chức DH nhằm phát triển NL GQVĐ
ƠN
của HS. 3.1.2.Nhiệm vụ
thực hiện các nhiệm vụ:
NH
Để đạt được mục đích đặt ra, khi tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất (địa điểm, đồ dùng DH, tài liệu học tập, các dụng cụ vật liệu chế tạo cần thiết, …);
QU Y
- Tổ chức DH một số kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định hướng GD STEM theo các tiến trình đã thiết kế nhằm phát triển NL GQVĐ của HS;
- Thu thập thông tin về NL GQVĐ của HS trong quá trình tổ chức DH; - Phân tích, xử lí và đánh giá kết quả TNSP đã thu được.
M
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
KÈ
- HS lớp 12A8 – Trường THCS – THPT Hoa Sen – Quận 9 – TP Hồ Chí
Minh, năm học 2020-2021. Lớp 12A8 gồm 33 HS. - HS là lớp chuyên xã hội nên kiến thức về vật lí không giỏi. Về tinh thần học
Y
tập, đa số HS năng động, tích cực tham gia các hoạt động của GV nhưng chưa học
DẠ
tập nhiều tiết học theo định hướng GD STEM đối tượng có học lực khá và trung bình nhưng rất ngoan và tích cực trong học tập. - Trong mỗi tập thể, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên, tập trung theo dõi, đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của 5 HS. Danh cụ thể được thể hiện qua bảng 3.1
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 96
Mã số
Lớp, Trường
Nguyễn Gia Hưng
HS2
Nguyễn Phúc Thịnh
HS3
Nguyễn Trần Kim Uyên
HS4
Nguyễn Văn Lập
HS5
Bùi Anh Tuấn
12A8, Trường THCS – THPT Hoa Sen
OF
HS1
FI CI A
HS
L
Bảng 3.1. Danh sách HS được đánh giá sự phát triển NL GQVĐ
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Xin phép Ban giám hiệu nhà trường, tổ Vật lí trong trường được thực nghiệm sư phạm.
ƠN
- Chúng tôi nhờ GV đang đứng lớp để thực nghiệm giáo án trong 3 tiết chính khóa.
NH
- GV tổ chức DH như tiến trình trong giáo án đã đề ra. 3.3.1.Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp HS làm việc, vấn đáp HS (trong giờ học) kết hợp với việc phân tích video, phân tích các câu trả lời trong phiếu học tập,
QU Y
bản vẽ thiết kế, sản phẩm vật chất của HS (sau giờ học) để thu thập số liệu về các biểu hiện hành vi của NL GQVĐ của HS trong quá trình TNSP. 3.3.2.Thống kê toán học
Dựa vào các số liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê
M
toán học để xử lí, so sánh và đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS qua các chủ đề STEM đã thiết kế, từ đó rút ra kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
KÈ
của đề tài.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm sư phạm
DẠ
Y
3.4.1.Thuận lợi - Ban giám hiệu trường Trường THCS – THPT Hoa sen và tổ Vật lí rất ủng
hộ, khuyến khích GV đổi mới phương pháp DH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tạo điều kiện cho các tiết học định hướng GD STEM.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 97 - HS lớp thực nghiệm năng động, đoàn kết, tích cực, có năng khiếu thực
L
hành, số lượng HS không quá đông.
FI CI A
- GV có NL chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, tư vấn và hỗ trợ chúng tôi hết mình khi tổ chức các tiết DH theo định hướng GD STEM 3.4.2.Khó khăn
- Việc chuẩn bị các vật liệu cho bài thực nghiệm này mất nhiều thời gian. Vật liệu giá thành tốn kém.
OF
- Học lực các em đa số ở mức trung bình nên khả năng tự đọc, tìm kiến thông tin, tài liệu và hiểu biết kiến thức còn hạn chế, chậm.
- Do ảnh hưởng của dịch COVID - 19 và thời lượng TNSP chỉ giới hạn nên
ƠN
chúng tôi không triển thể khai toàn bộ tiến trình dự án. 3.5. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm
NH
- Từ 15/12/2020 đến 10/01/2021: Chuẩn bị giáo án, tài liệu học tập, các bộ dụng cụ chế tạo mô hình truyền sóng cơ học (4 bộ). - Từ 20/01/2021 đến ngày 25/01/2021: Kiểm tra và chỉnh sửa các bộ dụng cụ, chuẩn bị cơ sở vật chất (bàn ghế, máy chiếu, phòng học).
QU Y
- Ngày 20 - 29/01/2021: Thực nghiệm sư phạm trong 3 tiết chính khóa. 3.6. Tổ chức thực nghiệm
Bảng 3.2. Danh sách HS các nhóm
Nhóm 1 (N1)
Nhóm 2 (N2)
Nhóm 3 (N3)
Nhóm 4 (N4)
Đào Thị Ngọc Bình
Nguyễn Văn Lập
Nguyễn Hoàng Nam
Nguyễn Hưng Mai Lâm
Trần Thị Thanh Trúc
Trương Đặng Bảo Châu
Đinh Thị Yến Vy
Trần Anh Khoa
Trần Thanh Thanh
Lê Hoàng Hải
Nguyễn Nhật Tân
Ngô Hoàng Duy
Nguyễn Hữu Đăng
Huỳnh Nguyễn Thúy Hạnh Hoàng Việt
Bùi Tiến Đạt
Lê Thành Trung
Lê Huy Hùng
Phạm Huỳnh Kim Chi
Nguyễn Hiếu Nghĩa
Nguyễn Hoàng Nam Anh
Nguyễn Phúc Thịnh
Vũ Thị Tâm
Nguyễn Ngọc Linh
Nguyễn Diệu Linh
Nguyễn Anh Tuấn
Bùi Anh Tuấn
Nguyễn Thành Tài
Nguyễn Gia Hưng
DẠ
Y
KÈ
Lâm Ngọc Mai
Nguyễn Trần Kim Uyên
M
Nguyễn Thu Thủy
Châu Lữ Hải Vy
3.7. Phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 98
FI CI A
Sau khi tổ chức hoạt động DH theo định hướng STEM ở trường THCS – THPT Hoa Sen với các em HS lớp 12A8, dựa trên bảng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ, các mức độ biểu hiện của HS các nhóm được thể hiện ở các mục như sau: Bảng 3.3. Bảng đánh giá mức độ thể hiện NL GQVĐ của HS.
OF
Biểu hiện tương ứng với các mức độ Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 HS tự phân tích HS phân HS phận Khi xem được đó là hiện tích được tích được video HS tượng của sóng tình huống tình huống không phân cơ, giải thích đó là hiện thông qua tích được đó được nguyên tượng của video, còn là hiện tượng nhân làm xuất sóng cơ, còn nhiều thiếu của sóng cơ hiện sóng, nêu ra ít thiếu sót sót. Nêu ra được quá trình nêu ra được được quá truyền sóng của quá trình trình truyền hiện tượng trên. truyền sóng sóng của của hiện hiện tượng tượng trên, trên nhưng có trao đổi dựa vào với bạn bè giúp đỡ của giáo viên Tự phát hiện Phát biểu Phát biểu Không phát đúng vấn đề là được vấn đề được vấn đề hiện được chế tạo mô hình nhưng còn ít nhưng còn vấn đề truyền sóng cơ sai sót, có nhiều sai học trao đổi với sót, phải bạn bè dựa vào hướng dẫn của giáo viên Tự phát biểu Phát biểu Phát biểu Không phát đúng vấn đề: được vấn đề được vấn đề biểu được Làm thế nào để nhưng còn ít nhưng còn vấn đề chế tạo được mô sai sót, có nhiều sai hình truyền sóng trao đổi với sót, phải cơ học? bạn bè. dựa vào hướng dẫn của giáo viên
ƠN
Chỉ số hành vi 1.1. Tìm hiểu, phân tích tình huống có vấn đề
QU Y
NH
Năng lực thành tố 1. Phát hiện vấn đề
KÈ
M
1.2. Phát hiện vấn đề
DẠ
Y
1.3. Phát biểu vấn đề
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 99 Thu thập
đầy đủ các nguồn thông
được một số nguồn
được một số nguồn
tin về kiến thức và phương pháp
thông tin về kiến thức và
thông tin về kiến thức và
cần sử dụng để GQVĐ; các nguồn thông tin chính xác, có độ tin cậy cao: - Cấu tạo của
M KÈ Y DẠ
3. Đề xuất và lựa chon giải
3.1. Đề xuất các giải pháp
phương pháp cần sử pháp cần dụng để sử dụng GQVĐ để nhưng độ chính GQVĐ; xác và tin các nguồn cậy của thông tin nguồn thông chính xác, tin không có độ tin cậy cao cao phương
NH
thông tin liên quan về VĐ; từ đó đưa ra các giải thích khoa học cho VĐ.
QU Y
2.2. Xử lí thông tin
mô hình truyền sóng cơ học. - Làm thế nào để tạo ra nguồn dao động? Đánh giá được
Chưa thu thập được các nguồn thông tin liên quan về VĐ.
L
Thu thập
FI CI A
Thu thập được
OF
2.1. Tổng hợp thông tin
ƠN
2. Thiết lập không gian thông tin về vấn đề
Phân tích
được các thông tin nhưng còn sai sót ít.
Phân tích được các thông tin, nhưng còn sai sót nhiều.
Chưa phân tích được thông tin vừa tìm được.
- Giải thích được nguyên lí hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học Xác được vận tốc truyền sóng Tự đề xuất được một số giải pháp hợp lí và có tính
Đề xuất được một số giải pháp
Đề xuất được một số giải
Chưa đề xuất được giải pháp.
nhược điểm từng giải pháp
(dùng tay để tạo dao động), có trao đổi với bạn bè, tính khả thi chưa cao Đánh giá về ưu nhược điểm
nhược
khả thi trên các bình diện về
từng giải
điểm từng
pháp khả
giải pháp
(mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi
thi trên các bình diện
khả thi trên các
về (mức độ hiệu quả, thời gian thực hiện, chi phí,…)
bình diện về (mức độ hiệu quả, thời gian thực
chính xác, sau đó so
hiện, chi phí,…)
NH
phí,…) chính xác, sau đó so sánh các giải pháp để ra
M
QU Y
quyết định lựa chọn giải pháp tối ưu.
DẠ
Y
KÈ
3.3. Lập được bản thiết kế sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo của sản phẩm
pháp nhưng thiếu hợp lí, dựa vào hướng dẫn của GV Đánh giá về ưu
FI CI A
3.2. Đánh giá tính khả thi của giải pháp và lựa chon giải pháp tối ưu
khả thi cao (Ví dụ biến chuyển động tròn đều thành dao động điều hòa, dùng tần số của âm thanh để tạo dao động...) Đánh giá về ưu
OF
cho vấn đề
ƠN
pháp tối ưu
sánh các giải pháp nhưng chưa quyết định được giải pháp tối ưu. Bản vẽ thể hiện Bản vẽ thể được đầy đủ tất hiện thiếu cả các yếu tố: một yếu tố: cấu tạo, nguyên cấu tạo, lí hoạt động, các nguyên lí thông số kĩ thuật, hoạt động, nguyên vật liệu các thông số chế tạo của sản kĩ thuật, phẩm. nguyên vật liệu chế tạo
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 100
+ Chưa đánh giá được các giải pháp khả thi.
nhưng còn sai sót.
Bản vẽ không đảm bảo cấu tạo, nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
Chưa lập được bản thiết kế.
thực hiện giải pháp phù hợp gồm đầy đủ các thông tin về: nội dung công việc, thời gian hoàn thành,người thực hiện, người phối hợp, kinh
Chưa lập đươc kế hoạch thực hiện giải pháp.
giải pháp phù hợp gồm thông
giải pháp nhưng không khả
tin về: nội dung công
thi (về tiến độ
việc, thời
thực hiện,
gian hoàn thành,
phân công, kinh phí, …), cần định hướng điều chỉnh
người thực hiện, người phối hợp, kinh phí… nhưng còn thiếu sót một ít thông tin. Thực hiện giải pháp
NH
phí,…
Lập kế hoạch thực hiện
FI CI A
Lập kế hoạch
OF
4.1. Lập kế hoạch thực hiện
ƠN
4. Thực hiện giải pháp
của sản phẩm. Lập kế hoạch thực hiện
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 101
Thực hiện giải
QU Y
DẠ
Y
KÈ
M
4.2. Thực hiện giải pháp (thi công, chế tạo phù hợp với phương án đã đề xuất)
pháp để GQVĐ
đáp
ứng đúng
phương án
GQVĐ đã đề ra; đồng thời giải quyết được chuỗi VĐ liên quan nảy sinh từ chính quá trình GQVĐ. Một số vấn đề có thể
để GQVĐ đáp ứng đúng phương án GQVĐ đã đề ra; đồng thời giải quyết được chuỗi VĐ liên quan
Thực hiện giải pháp để GQVĐ nhưng không đảm bảo phương án GQVĐ đã đề ra.
+ Chưa thực hiện được giải pháp GQVĐ.
nảy sinh
quá trình chế
từ chính quá trình
tạo của sản phẩm: - Nguồn tạo
GQVĐ.
dao động không truyền
trình GQVĐ, phát hiện sai
sót, khó khăn, đưa ra điều
chỉnh và thực
M
hiện điều
5.1. Đánh giá quá trình GQVĐ
DẠ
Y
KÈ
5. Đánh giá, hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu
(từ đầu đến kết thúc)
ƠN
NH
bước trong quá
QU Y
4.3. Giám sát quá trình thực hiện giải pháp
cho dây. - Chiết áp mắc bị lỗi không thay đổi được tốc độ quay của mô tơ. - Dây nối các ống hút không căng dẫn đến không truyền được dao động… + Đánh giá các
OF
được dao động
chỉnh. Đánh giá được toàn bộ quá trình GQVĐ. + Xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được. Đề ra giải pháp
FI CI A
nảy sinh trong
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 102
Đánh giá
Đánh giá
Chưa thực
các bước
các bước trong quá
hiện được đánh giá
trong quá trình trình thực GQVĐ, phát hiện giải hiện sai sót, khó khăn và pháp, phát đưa ra điều hiện và ghi nhận được chỉnh. sai sót, khó khăn. So sánh được sản phẩm thu được với các tiêu chí đánh giá ban đầu. + Xác định
So sánh được sản phẩm thu được với các tiêu chí đánh giá ban đầu; nhưng chưa xác định được nguyên
trong quá trình thực hiện giải pháp GQVĐ.
Chưa đánh giá được quá trình GQVĐ
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 103
Đánh giá được ưu, nhược điểm của phương án TN đã tiến hành, rút ra được kiến thức và kinh nghiệm mới khi có sự hướng dẫn của GV.
Không đánh giá được ưu, nhược điểm của phương án TN đã tiến hành, không rút ra được kiến thức và kinh nghiệm mới.
Tự vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết thành công các VĐ tương tự (Vận dụng kiến thức sóng cơ học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thiết bị ứng dụng từ sóng cơ học, có thể chế tạo các đồ dùng, thiết bị ứng dụng từ sóng cơ học).
Vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết các VĐ tương tự nhưng còn nhiều thiếu sót, dựa vào hướng dẫn của GV.
Không vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được khi giải quyết các VĐ tương tự.
DẠ
Y
KÈ
M
NH
QU Y
5.3. Đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự
Vận dụng được kiến thức và kinh nghiệm mới thu được để giải quyết các VĐ tương tự nhưng còn ít thiếu sót, có trao đổi với bạn bè.
L
nhân dẫn đến kết quả thu được.
ƠN
5.2. Hoàn thiện quá trình GQVĐ (từ đầu đến kết thúc)
được nguyên nhân dẫn đến kết quả thu được. Tự đánh giá Đánh giá được ưu, nhược được ưu, điểm của phương nhược điểm án chế tạo mô của phương hình truyền sóng án TN đã cơ học đã tiến tiến hành, hành, tự rút ra rút ra được được kiến thức kiến thức và và kinh nghiệm kinh nghiệm mới ( Sóng cơ và mới sau khi sự truyền sóng trao đổi với cơ, giao thoa bạn bè. sóng, sóng dừng; kinh nghiệm khi tham gia GQVĐ).
FI CI A
cải tiến mô hình truyền sóng cơ học để nâng cao hiệu quả GQVĐ.
OF
được trong việc GQVĐ tương tự
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 104 Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các biểu hiện của HS có được về NL
L
GQVĐ đã đề xuất qua các giai đoạn của quá trình thực nghiệm với chủ đề “Chế tạo
FI CI A
mô hình truyền sóng cơ học” như sau: 3.7.1.Giai đoạn 1: Chuẩn bị 3.7.1.1. Chuẩn bị vật liệu và thiết bị
Các HS được GV cung cấp nguyên vật liệu để chế tạo mô hình truyền sóng cơ học, ngoài ra GV chuẩn bị thêm giấy A0, thước kẻ, bút sáp màu cho mỗi nhóm để vẽ
cho dự án của mình. 3.7.1.2. Chuẩn bị tài liệu dạy học
OF
sơ đồ cấu tạo và nguyên lí hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học và làm poster
ƠN
- Tài liệu hướng dẫn chế tạo “Mô hình truyền sóng cơ học” giúp các em có thể tham khảo để có cái nhìn tổng thể về cấu tạo, nguyên lí hoạt động, các kiến thức đã học được vận dụng linh hoạt liên quan, gợi ý về cách chế tạo một mô hình truyền
NH
sóng cơ học,..
- File powepoint và video để HS quan sát ở phần đặt vấn đề kích thích sự hứng thú, khả năng tìm tòi, khám phá của các em, đồng thời thông qua trình chiếu
QU Y
nhiệm vụ tiết học.
- Phiếu học tập giúp cho các em có thể hệ thống được những gì đã học được qua quá trình học STEM, biết được nhiệm vụ của các nhóm là gì và thông qua đó GV giao nhiệm vụ cho HS, đánh giá định lượng kết quả của các nhóm.
M
3.7.1.3. Chuẩn bị cơ sở vật chất - GV trước khi dạy sẽ chuẩn bị máy chiếu, sắp xếp bàn ghế thuận tiện cho các
KÈ
em hoạt động theo các nhóm,… 3.7.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động DH trên lớp học - Chúng tôi thực nghiệm sư phạm chủ đề “Mô hình truyền sóng cơ học” cho
DẠ
Y
HS lớp 12A8 ở trường THCS – THPT Hoa Sen (quận 9, tp Hồ Chí Minh) với các tiến trình như sau: -
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 105 a. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
FI CI A
L
• Thời điểm: Tiết 3, 20/1/2021 • Thời lượng: 15 phút
• Địa điểm: Lớp 12 A8, trường THCS - THPT Hoa Sen.
NH
ƠN
OF
GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm học tập, bầu nhóm trưởng và thư ký.
QU Y
Hình 3.1. GV triển khai tổ chức nhóm GV đặt tình huống có vấn đề cho HS về hiện tượng truyền sóng cơ học trong đời sống. Tất cả HS chăm chú lắng nghe và ghi nhận tình huống GV cung cấp. Sau đó, các nhóm tiến hành thảo luận nhanh để trả lời các câu hỏi
DẠ
Y
KÈ
M
liên quan đến đối tượng cần quan sát để xác định VĐ cần giải quyết.
Hình 3.2. HS nhóm 2 trả lời câu hỏi tình huống vấn đề (minh chứng biểu hiện GQVĐ 1.1)
OF
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 106
Hình 3.3. HS nhóm 2 thảo luận phân tích nhiệm
QU Y
NH
ƠN
vụ của chủ đề (minh chứng biểu hiện GQVĐ 1.2)
KÈ
M
Hình 3.4. HS đại diện nhóm phát biểu VĐ (minh chứng biểu hiện GQVĐ 1.3) Đại diện nhóm 1và 3 báo cáo kết quả thảo luận: “ Để trực quan hóa và tính
DẠ
Y
được vận tốc truyền sóng ta cần chế tạo một mô hình truyền sóng cơ học”. Cuối cùng, GV chốt vấn đề cần giải quyết bằng câu hỏi: “Làm thế nào để chế
tạo mô hình truyền sóng cơ học?”. GV giới thiệu các bước cần thực hiện trong chủ đề để HS nắm rõ quy trình
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 107
ƠN
OF
FI CI A
L
các bước cần làm để chế tạo được sản phẩm.
Hình 3.5. GV giới thiệu các bước cần thực hiện trong chủ đề 1
NH
b. Hoạt động 2: Lựa chọn bản thiết kế • Thời điểm: Tiết 3, 20/1/2021) • Thời lượng: 30 phút
• Địa điểm: Lớp 12 A8, trường THCS - THPT Hoa Sen
QU Y
Sau khi xác định vấn đề cần giải quyết, GV cùng HS thảo luận tiêu chí cần có của bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ học: Liệt kê từng vật liệu cần thiết, nêu công dụng từng vật liệu giải thích nguyên lí hoạt động của mô hình, trình bày được phương án tính vận tốc.
M
GV giới thiệu tài liệu hướng dẫn chế tạo mô hình truyền sóng cơ học, giới thiệu các vật liệu và thiết bị sẽ cung cấp cho HS các nhóm.
KÈ
Phát tài liệu hướng dẫn, giấy A0 yêu cầu HS vẽ bản thiết kế dựa trên vật liệu cho sẵn và các kiến thức có trong tài liệu hướng dẫn và phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS hoàn thành và nộp lại vào cuối giờ.
Y
Sau khi nghe rõ những yêu cầu của GV, HS các nhóm nhận nhiệm vụ, các em
DẠ
tự phân công nhiệm vụ cho nhau trong một nhóm theo năng khiếu của từng em. Cụ thể như các em có năng khiếu vẽ thì sẽ đảm nhận nhiệm vụ vẽ sơ đồ thiết kế và làm poster, một hoặc hai em vẽ sơ đồ tóm tắt về mô hình truyền sóng cơ học và các bạn nào giỏi về kỹ thuật thì tiến hành nghiên cứu để chế tạo mô hình truyền sóng cơ học
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 108 và hỗ trợ cho các bạn đang vẽ bản thiết kế để vẽ bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ
OF
FI CI A
L
học.
QU Y
NH
ƠN
Hình 3.6. Các nhóm tiến hành thiết kế mô hình truyền sóng cơ học
Hình 3.7. GV gợi ý cho nhóm 1 về phương án
M
tính vận tốc truyền sóng trên mô hình
GV kiểm tra các bản thiết kế của các nhóm. Tất cả các nhóm đều nghiêm túc
KÈ
thực hiện.
GV tổ chức cho các nhóm HS lần lượt trình bày bản thiết kế và phản biện.
Phần báo cáo của đa số nhóm phù hợp với nội dung yêu cầu: bản vẽ bao gồm đầy
DẠ
Y
đủ các bộ phận, trình bày đúng nguyên lí hoạt động. Riêng nhóm 2, nhóm 4 chưa thể hiện được thông số kĩ thuật của từng bộ phận
OF
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 109
ƠN
Hình 3.8. Nhóm 1 trình bày bản thiết kế mô hình truyền sóng
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
(minh chứng biểu hiện GQVĐ 3.3)
Hình 3.9. Bản thiết kế mô hình truyền sóng cơ học của các nhóm (minh chứng biểu hiện GQVĐ 3.3)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 110
L
Một số ý tưởng thiết kế của các nhóm:
FI CI A
+ Nhóm 1: Thiết kế mô hình dựa trên nguyên tắc biến chuyển động tròn đều thành dao động đều hòa.
+ Nhóm 2: Thiết kế mô hình dựa vào tần số của nguồn âm (dùng loa để tạo ra dao động). thành dao động đều hòa.
OF
+ Nhóm 3: Thiết kế mô hình dựa trên nguyên tắc biến chuyển động tròn đều + Nhóm 4: Thiết kế mô hình dựa trên nguyên lí hoạt động của con lắc đơn. • Thời điểm: (Tiết 3, 29/1/2021)
ƠN
c. Hoạt động 3: Chế tạo sản phẩm • Thời lượng: (Tại nhà + 45 phút trên lớp)
• Địa điểm: Lớp 12 A8, trường THCS - THPT Hoa Sen
NH
GV yêu cầu HS kiểm tra việc dụng cụ, vật liệu của các nhóm đã chuẩn bị , tất cả các nhóm đều nghiêm túc thực hiện. Sau đó, GV tiếp tục yêu cầu các nhóm thảo luận để phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng cá nhân. Hầu hết HS nhận nhiệm vụ
KÈ
M
thử nghiệm.
QU Y
theo phân công của nhóm trưởng, đa số HS tích cực tham gia hoạt động chế tạo,
DẠ
Y
Hình 3.10. HS các nhóm chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và phân công nhiệm vụ. (minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.1)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 111
FI CI A
L
Qua sự quan sát các em trong các nhóm thấy, sau khi các nhóm trưởng nhận dụng cụ về nhóm thì ngay lập tức các em này phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm mình. Vì tiêu chí của GV là nhóm nào làm tốt nhất, đẹp nhất,
NH
ƠN
OF
nhanh nhất sẽ đạt điểm cao nhất nên các nhóm khẩn trương tiến hành
Hình 3.11. Nhóm 1 đang gặp khó khăn về cách mắc biến trở để thay đổi tốc độ quay của mô tơ (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2)
QU Y
Trong quá trình chế tạo sản phẩm của nhóm 4 không tạo ra được sóng. Nguyên nhân là do các sợi dây nối với ống hút không được căng dẫn đến các ống hút không truyền dao động với nhau một cách đồng bộ. Sau khi được sự gợi ý của GV thì
DẠ
Y
KÈ
M
nhóm 4 đã khắc phục được.
Hình 3.12. Nhóm 4 đang tiến hành tạo con lắc dao động (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 112 Nhóm 3 dùng keo nến để nối mạch điện dẫn đến loa không hoạt động được,
L
nhóm đã báo cáo với GV là loa bị hỏng. Tuy nhiên sau khi GV phân tích, nhóm đã
ƠN
OF
FI CI A
khắc phục được và loa hoạt động bình thường.
Hình 3.13. Nhóm 2 đang chế tạo bộ phận tạo sóng
NH
(Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2) Ở hoạt động này đòi hỏi các em phải thật khéo léo và nghĩ cách làm sao để có thể biến chuyển động tròn đều của mô tơ thành dao động đều hòa. Vì các bộ phận
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
phải thật ăn khớp với nhau thì mô tơ mới tạo ra được dao động.
Hình 3.14. HS nhóm 2 đang nghiên cứu phương án tính vận tốc truyền sóng của mô hình (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.2)
OF
FI CI A
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 113
ƠN
Hình 3.15. HS nhóm 3 đánh giá khả năng tạo sóng dừng của mô hình
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
(minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.3)
Hình 3.16. HS nhóm 1 đang điều chỉnh để tạo sóng dừng trên mô hình (Minh chứng biểu hiện GQVĐ 4.3)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 114
L
d. Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm
FI CI A
• Thời điểm: (Tiết 4, 29/1/2021) • Thời lượng: 45 phút
• Địa điểm: Lớp 12 A8, trường THCS - THPT Hoa Sen
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức theo hình thức 1 HS đại diện 1 nhóm báo cáo. Các HS khác sau đó sẽ nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi
OF
cho nhóm thuyết trình. Nhìn chung, các nhóm tập trung báo cáo về cấu tạo và
nguyên lí hoạt động của mô hình truyền sóng cơ học, sau đó cho vận hành cho các nhóm khác quan sát, giải thích nguyên lí hoạt động dựa vào kiến thức đã học, tính
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
được vận tốc truyền sóng trên sản phẩm của nhóm mình.
Hình 3.17. Các nhóm tiến hành trình bày sản phẩm của nhóm (minh chứng biểu hiện GQVĐ 5.1)
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 115 Riêng sản phẩm nhóm 1 trước khi báo cáo vận hành tốt, nhưng đên lúc báo cáo
L
thì sản phẩm hoạt động không như mong muốn, chỉ tạo được 1 bó sóng. Nguyên
FI CI A
nhân do chiết áp của nhóm nối bị chạm mạch với nhau dẫn đến không đều chỉnh được tốc độ của mô tơ. Còn lại các nhóm đều hoàn thành tốt
Ở chủ đề 1, để đánh giá NL GQVĐ của HS trong quá trình TNSP, chúng tôi sử dụng các cách thu nhận thông tin phiếu học tập (hình 3.18), bản thiết kế (hình
QU Y
NH
ƠN
OF
3.9), sản phẩm vật chất (hình 3.17) và video ghi nhận tiến trình DH.
M
Hình 3.18. Phiếu học tập của các nhóm
KÈ
Trong quá trình thực nghiệm chủ đề 1, chúng tôi tập trung quan sát các biểu hiện NL GQVĐ trong quá trình học tập chủ đề của 5 HS (HS1, HS2,
DẠ
Y
HS3, HS4, HS5). Kết quả biểu hiện thu được được thể hiện qua bảng 3.4.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 116 Bảng 3.4. Kết quả thu được NL GQVĐ của HS trong chủ đề 1 (Ghi chú:: đạt
1.2
1.3
M4 M3
M2
M1 HS 2
M4
3.1
3.2
-
-
-
-
-
-
4.1
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
M2
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
M1 M4 M3
M1
KÈ
M4
M
M2
M3 M2
DẠ
Y
M1
-
QU Y
M4
GQVĐ 4 3.3
M2
HS5
2.2
M3
HS4
2.1
M3
M1 HS3
GQVĐ 3
GQVĐ 5
FI CI A
1.1
GQVĐ 2
4.2
4.3
OF
HS 1
GQVĐ 1
ƠN
Mức độ biểu hiện
NH
HS
L
được; -: không đánh giá)
-
-
5.1
5.2
5.3
-
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 117
L
3.7.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
FI CI A
3.7.3.1. Đánh giá định tính
Theo dõi diễn biến TNSP, chúng tôi nhận thấy các biểu hiện của HS phù hợp với tiêu chí đánh giá NL GQVĐ đã đề xuất. Chúng tôi liệt kê các biểu hiện ghi nhận được ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Biểu hiện NL GQVĐ của HS trong chủ đề 1 Chỉ số hành vi Biểu hiện cụ thể
H3.2
H3.3
H3.4
NH
QU Y
3.1. Đề xuất các giải pháp cho vấn đề 3.2. Đánh giá tính khả thi của giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu 3.3. Lập được bản thiết kế sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo của sản phẩm
KÈ
DẠ
Y
4. Thực hiện giải pháp
Hình ảnh
2.1. Tổng hợp thông tin 2.2. Xử lí thông tin
M
2. Thiết lập không gian thông tin về vấn đề 3. Đề xuất và lựa chon giải pháp tối ưu
ƠN
1.2. Phát hiện vấn đề
1.3. Phát biểu vấn đề
4/4 nhóm HS lắng nghe và ghi nhận được các tình huống có VĐ mà GV đặt ra Các nhóm thảo luận nêu ra được vấn đề cần giải quyết là chế tạo mô hình truyền sóng cơ học Các nhóm phát biểu được vấn đề cần giải quyết
OF
Năng lực thành tố 1. Phát 1.1. Tìm hiểu, phân tích hiện vấn đề tình huống có vấn đề
4.1. Lập kế hoạch thực hiện
4.2. Thực hiện giải pháp (thi công, chế tạo phù
Các nhóm đều tiến hành H3.6; H3.8; thiết kế mô hình đúng thời H3.9 gian quy định, bản vẽ thể hiện được nguyên lí hoạt động của sản phẩm. Tuy nhiên nhóm 2 và nhóm 4 chưa thể hiện rõ thông số kĩ thuật trên bản vẽ. HS các nhóm đều tiến H3.10 hành nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên rõ ràng H3.11; Tất cả các nhóm đều H3.12; H3.13; tham gia chế tạo mô
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 118 hình, các nhóm HS vận hành không thành công, cố gắng tìm cách khắc phục (hầu hết nguyên nhân do nguồn tạo dao động). Đa số HS tham gia hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ nhóm. Một số nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện giải pháp, nhưng các bạn đã tìm ra giải pháp và khắc phục.
H3.14; H3.15
4.3.Giám sát quá trình thực hiện giải pháp
Nhóm 1 nghiên cứu điều chỉnh thiết bị để tạo được sóng dừng mong muốn. Nhóm 3 nghiên cứu khả năng tạo sóng dừng của mô hình. Tất các nhóm thực hiện báo cáo nghiêm túc, trình bày nội dung một cách rõ ràng, mạch lạc. Các nhóm đều tính được vận tốc truyền sóng trên mô hình của nhóm mình. Nội dung báo cáo của các nhóm tương đối đầy đủ. Riêng sản phẩm nhóm 1 trước khi báo cáo vận hành tốt, nhưng đên lúc báo cáo thì sản phẩm hoạt động không như mong muốn, chỉ tạo được 1 bó sóng.
H3.16; H3.17
KÈ Y DẠ
ƠN
NH
QU Y
5.1. Đánh giá quá trình GQVĐ (từ đầu đến kết thúc)
M
5.Đánh giá, hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự
OF
FI CI A
L
hợp với phương án đã đề xuất)
5.2. Hoàn thiện quá trình GQVĐ (từ đầu đến kết thúc) 5.3. Đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự
H3.18
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 119
L
3.7.3.2. Đánh giá định lượng
FI CI A
(a) Xây dựng tiêu chí đánh giá các mức độ đạt được NL GQVĐ của HS
Để đánh giá NL GQVĐ của HS sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành lượng hóa các mức độ đạt được của từng hành vi của NL GQVĐ theo thang điểm đề xuất như bảng 3.6 dưới đây:
Chỉ số hành vi
Mức độ biểu hiện
Mức 4
Mức 3
Mức 2
(4 đ)
(3 đ)
(2 đ)
Mức 1 (1 đ)
ƠN
NL thành tố
OF
Bảng 3.6. Thang đánh giá định lượng NL GQVĐ của HS
GQVĐ 1.1 1
1.2 1.3
Điểm tối đa mỗi chỉ số hành vi 4đ 4đ 4đ
2.2
Không đánh giá định lượng
4đ
GQVĐ 3.1 3
Không đánh giá định lượng
4đ
Không đánh giá định lượng
4đ
NH
Không đánh giá định lượng
QU Y
3.3 GQVĐ 4.1 4
4.2
GQVĐ 5.1 5
5.2
KÈ
5.3
4đ
4đ 4đ
12đ
4đ 4đ 4đ
M
4.3
12đ
4đ
GQVĐ 2.1 2
3.2
Điểm tối đa mỗi thành tố
12đ
4đ 4đ Tổng điểm
40đ
Y
Trong quá trình TNSP, các chỉ số hành vi 2.1, 2.2, 3.1, 3.2 không được đánh
DẠ
giá. Như vậy, tổng điểm tối đa của các thành tố là: thành tố 1 - 12 điểm; thành tố 2 0 điểm; thành tố 3 - 4 điểm; thành tố 4 - 12 điểm; thành tố 5 - 12 điểm và tổng điểm tối đa của NL GQVĐ mà mỗi HS có thể đạt được là 40 điểm. Để thuận tiện cho việc đánh giá các NL thành tố của HS qua chủ đề, chúng tôi quy đổi điểm số thành
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 120 các mức độ (4 mức độ: Tốt; Khá, Trung bình; Yếu) tính theo phần trăm tổng số
L
điểm mà HS đạt được như sau (bảng 3.7)
FI CI A
Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá mức độ đạt được NL GQVĐ của HS Điều kiện (% trên tổng số
Mức độ đạt được
điểm)
Yếu
Từ 50% đến 64%
Trung bình
Từ 65% đến 80%
Khá
OF
Dưới 50%
Tốt
Trên 80%
ƠN
(b). (Đánh giá theo từng thành tố NL GQVĐ của HS (b1). NL thành tố 1: Phát hiện VĐ
Bảng 3.8. Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 1 qua chủ đề 1 Chủ đề
Điểm đạt
% đạt được
NH
HS
được Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1
7/12 10/12 10/12 9/12 6/12
QU Y
HS1 HS2 HS3 HS4 HS5
Mức độ đạt được
58,3% 83,3% 83,3% 75,0% 50,0%
Trung bình Tốt Tốt Khá Trung bình
1111111 (b2). NL thành tố 3: Đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu
Chủ đề
KÈ
HS
M
Bảng 3.9. Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 3 qua chủ đề 1
DẠ
Y
HS1 HS2 HS3 HS4 HS5
Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1
Điểm đạt
% đạt được
được
3/4 2/4 3/4 2/4 2/4
Mức độ đạt được
75,0% 50,0% 75,0% 50,0% 50,0%
Khá Trung bình Khá Trung bình Trung bình
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 121
Bảng 3.10. Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 4 qua các chủ đề Điểm đạt
% đạt được
được
được
10/12 8/12 8/12 10/12 7/12
Tốt Khá Khá Tốt Trung bình
83,3% 66,7% 66,7% 83,3% 58,3%
OF
Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1
HS1 HS2 HS3 HS4 HS5
Mức độ đạt
FI CI A
Chủ đề
HS
L
(b3). NL thành tố 4: Thực hiện giải pháp
(b4). NL thành tố 5: Đánh giá, hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự Chủ đề
HS
Điểm đạt
Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1 Chủ đề 1
58,3% 58,3% 66,7% 66,7% 41,7%
Trung bình Trung bình Khá Khá Yếu
7/12 7/12 8/12 8/12 5/12
QU Y
HS1 HS2 HS3 HS4 HS5
Mức độ đạt
% đạt được
NH
được
ƠN
Bảng 3.11. Các mức độ HS đạt được ở NL thành tố 5 qua các chủ đề được
(c). Đánh giá tổng thể NL GQVĐ của HS Bảng 3.12. Kết quả các mức độ đạt được thành tố và tổng thể NL GQVĐ Chủ đề
Điểm đạt
% đạt được
được
Nguyễn Gia Hưng
Chủ đề 1
27/40
67,5%
Khá
Nguyễn Phúc Thịnh
Chủ đề 1
27/40
67,5%
Khá
Nguyễn Trần Kim Uyên
Chủ đề 1
28/40
70,0%
Khá
Nguyễn Văn Lập
Chủ đề 1
29/40
72,5%
Khá
Bùi Anh Tuấn
Chủ đề 1
20/40
50%
Trung bình
DẠ
KÈ
được
Mức độ đạt
Y
Họ tên HS
M
qua chủ đề
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 122 ❖ Nhận xét:
L
1. Kết quả trên cho thấy, NLGQVĐ của HS đa số ở mức khá. Trong chủ đề,
FI CI A
kết quả có 1 HS đạt trung bình, 4 HS đạt mức khá, không có HS nào đạt mức yếu hay tốt.
NL GQVĐ diễn ra khá đồng đều ở các HS. Cụ thể, HS Hưng và HS Thịnh, HS Uyên, HS Lập có điểm NL GQVĐ ở chủ đề ở mức khá và chênh lệch nhau rất ít. Riêng HS Tuấn có điểm NL GQVĐ thấp nhất (20 điểm trên 40 điểm), theo chúng
OF
tôi tìm hiểu thì HS này có kết quả học tập yếu trong lớp, ít tham gia hoạt động nhóm.
2. Ngoài phát triển NL GQVĐ HS còn phát triển được những kỹ năng thiết
ƠN
yếu như: NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sáng tạo, gia công cơ bản, thuyết trình, phản biện, tư duy kỹ thuật,..
- NL giao tiếp: Thông qua các hoạt động báo cáo kết quả làm việc nhóm,
NH
HS đã có thể diễn đạt kiến thức khoa học bằng ngôn ngữ của mình. Các nhóm HS trình bày bản thiết kế đều thể hiện sự tự tin, ngôn ngữ khá mạch lạc, rõ ràng. - NL hợp tác: HS có sự phân công cụ thể quá trình làm việc nhóm, tổ chức
QU Y
hoạt động nhóm tương đối hiệu quả. Một số nhóm biết phát huy thế mạnh của các thành viên vào những phần việc cụ thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung. - NL sáng tạo: Trong quá trình đề xuất giải pháp và thiết kế bản vẽ, một số HS có ý tưởng mới. Tuy nhiên, GV còn cần định hướng HS cân nhắc với tính khả thi để hiện thực hóa ý tưởng
M
(d). Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NL GQVĐ của HS
KÈ
Từ kết quả thu được ở trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp theo bảng 1.2 mà
GV cần chú trọng giúp các thành tố và tổng thể NL GQVĐ của HS có thể đạt được
DẠ
Y
các mức độ cao hơn, thể hiện qua bảng 3.13
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 123
Kết quả
HS1
Mức độ NL GQVĐ:
Giải pháp cần chú trọng
Nhận xét
- Thiết lập hệ thống câu hỏi kích
- HS1 có học lực khá, điểm NL
thích nhu cầu GQVĐ của HS.
GQVĐ đạt khá.
khá;
pháp và đánh giá kết quả ở mức
chế so với
khá, vì có kĩ năng sử dụng các
GQVĐ1, GQVĐ 5.
dụng cụ kĩ thuật tốt và tỉ mỉ trong quá trình chế tạo sản phẩm.
- Mặc dù vậy, các NL đánh giá, hoàn
ƠN
thể:
OF
- HS1 có khả năng thực hiện giải
+ NL hạn
tổng
FI CI A
HS
L
Bảng 3.13. Giải pháp nhằm nâng cao NL GQVĐ của HS
thiện quá trình GQVĐ và đưa ra
khả năng áp dụng kết quả thu được chế. Mức độ NL
- HS2 có học lực khá, điểm NL - Tổ chức hoạt động thảo luận
GQVĐ:
GQVĐ đạt khá.
khá; + NL hạn chế so với tổng
thể:
giải pháp: chia sẻ giải pháp với
và xử lí, vận dụng thông tin khoa
các thành viên trong nhóm;
học để giải thích các VĐ thực tiễn.
thống nhất, báo cáo các giải
- Tuy nhiên, NL đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu của HS còn hạn
KÈ
pháp với tập thể và cùng nhau tham gia phản biện.
chế. Nguyên nhân, do HS2 chưa nỗ lực cùng nhóm dẫn đến việc đề xuất giải pháp còn hạn chế
Mức độ NL
- HS3 có học lực giỏi, điểm NL
Định hướng HS lập được kế
GQVĐ:
GQVĐ đạt khá.
hoạch và thực hiện được giải
DẠ
Y
HS3
nhóm thúc đẩy HS đưa ra nhiều
- HS2 nhạy bén trong việc thu thập
M
GQVĐ 3
QU Y
HS2
NH
trong việc GQVĐ tương tự còn hạn
khá;
HS3 nhạy bén trong việc thu thập và xử lí, vận dụng thông tin khoa học để
pháp đã lựa chọn theo các bước:
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 124 + NL hạn chế giải thích các VĐ thực tiễn, có sự
1. Xác định mục tiêu, yêu cầu
sáng tạo trong việc đề xuất, lựa chọn
thể: GQVĐ 4
giải pháp; xây dựng kế hoạch thực
2. Xác định các nhiệm vụ cụ
hiện rất cẩn thận. Mặc dù vậy, HS3
thể cần thực hiện để hoàn
FI CI A
công việc;
còn gặp khó khăn trong việc thực
thành mục tiêu;
hiện giải pháp do thiếu kĩ năng sử
3. Xác định mức độ ưu tiên
dụng các dụng cụ kĩ thuật và giám chưa thể hiện thực hóa các ý tưởng thiết kế của mình và làm ảnh hưởng
của từng công việc;
kiện thực hiện;
5. Phân công nhiệm vụ rõ ràng; 6. Tiến hành thực hiện.
- HS4 có học lực khá, điểm NL
Định hướng HS tiến hành xây
GQVĐ:
GQVĐ đạt khá.
dựng giải pháp theo các bước:
khá;
- HS có NL nổi bật nhất là NL
kế; 2. Phân tách vấn đề thành các
cụ kĩ thuật thành thạo. Tuy nhiên,
vấn đề thiết kế thành tố;
NL đề xuất và lựa chọn giải pháp
3. Sử dụng các kĩ thuật
tối ưu còn hạn chế.
động não để tạo ý tưởng cho
KÈ
từng vấn đề thiết kế thành tố nhằm khai thác tối đa sự sáng tạo của HS; 4. Từ các ý tưởng tổ hợp
Y
thành giải pháp hoàn chỉnh
Mức độ NL - HS 5 là HS có học lực tương đối
DẠ
1. Xác định vấn đề cần thiết
sự tỉ mỉ, kĩ năng sử dụng các dụng
M
thể: GQVĐ 3
thực hiện giải pháp đạt mức tốt với
QU Y
so với tổng
NH
Mức độ NL
+ NL hạn chế
HS5
(dụng cụ, vật liệu) và điều
ƠN
đến việc đánh giá kết quả.
HS4
4. Xác định các phương tiện
OF
sát quá trình thực hiện, nên HS3
L
so với tổng
GQVĐ:
yếu, trong chủ đề điểm NL GQVĐ
Trungbình;
đạt trung bình. Vì HS là nam nên
- Thiết lập hệ thống câu hỏi kích thích nhu cầu GQVĐ của HS. - Tổ chức hoạt động thảo luận
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 125 NL thực hiện giải pháp trội hơn
nhóm thúc đẩy HS đưa ra nhiều
so với tổng
các NL còn lại. Các NL còn lại HS
giải pháp: chia sẻ giải pháp với
thể: GQVĐ
chỉ đạt mức trung bình. Khi tiếp
các thành viên trong nhóm;
1, GQVĐ 3,
nhận tình huống, mặc dù có phân
thống nhất, báo cáo các giải
GQVĐ 5.
tích tình huống và phát hiện được
pháp với tập thể và cùng nhau
vấn đề, nhưng HS5 vẫn chưa diễn
tham gia phản biện.
OF
đến NL phát hiện vẫn đề còn hạn
FI CI A
đạt vấn đề ngắn gọn, rõ ràng. Dẫn
L
+ NL hạn chế
chế ở mức trung bình. Trong quá trình hoạt động HS ít chú trọng đến
ƠN
việc làm nhóm, còn lơ là. Dẫn đến
NL tổng thể của HS đạt mức trung
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
bình.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 126
L
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
FI CI A
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm về DH theo định hướng GD
STEM với các hoạt động đã xây dựng tương ứng với chủ đề cụ thể ở chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lý 12. Chúng tôi đã tổ chức DH, theo dõi, phân tích diễn biến và kết quả thực nghiệm với chủ đề “Mô hình truyền sóng cơ học” và đi đến kết luận sau:
OF
- Từ kết quả quan sát, thống kê toán học, GV có thể đánh giá mức độ đạt được các thành tố và tổng thể NL GQVĐ của từng cá nhân HS (5 HS), từ đó, đề xuất những biện pháp phù hợp để hỗ trợ cho từng cá nhân HS phát triển NL ở mức
ƠN
độ cao hơn.
- DH theo định hướng GD STEM đã bồi dưỡng và phát triển được NL GQVĐ cho HS.
NH
- Thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống, HS chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải quyết bài toán mang tính kỹ thuật mà GV đã đặt ra.
QU Y
- Kiến thức được truyền tải cho HS một cách sinh động, thực tế, dễ hiểu, dễ hình dung. Vì thế các em hiểu sâu bản chất hiện tượng và nắm vững kiến thức hơn. - Ngoài việc học các kiến thức Vật lý, HS còn được rèn luyện các kỹ năng như hoạt động nhóm, thu thập, xử lí thông tin, thuyết trình, phản biện,..
M
- Phát triển các phẩm chất của HS như tính trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm dựa theo 5 phẩm chất chủ yếu mà chương trình GDPT mới đề ra.
KÈ
- Từ các phân tích của quá trình thực nghiệm trên đã khẳng định việc tổ chức
DH chương “Sóng cơ và sóng âm” – Vật lí 12 theo định hướng GD STEM trong việc đổi mới phương pháp DH ở trường phổ thông là hoàn toàn phù hợp và đạt hiệu
DẠ
Y
quả cao. - Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy một số hạn chế, khó khăn
đối với phương án DH đã soạn thảo:
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 127 + Thời lượng chương trình và nội dung kiến thức cần chuyển tải không đảm
L
bảo. HS dành thời gian cho rất nhiều môn học khác nhau và lượng kiến thức
FI CI A
khá lớn cần hoàn thành nên khó đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian quy định cho môn học.
+ Thực nghiệm chỉ tiến hành trên phạm vi hẹp, có tính đặc thù đối tượng, vùng miền nên cũng chưa thể khẳng định tính hiệu quả với toàn bộ đối tượng HS THPT. giá sao cho phù hợp với mục tiêu NL đã đề ra.
OF
- Nếu tổ chức DH theo định hướng GD STEM thì phải thay đổi kiểm tra đánh - Để việc tổ chức DH theo định hướng GD STEM đạt hiệu quả tốt nhất và mở
ƠN
rộng cho nhiều đơn vị kiến thức hơn nữa cần phải có các phương tiện DH hiện đại (máy chiếu, máy vi tính); phòng học được trang bị đầy đủ các dụng cụ kỹ thuật; Sự đòi hỏi cao ở người học (sử dụng được Power Point, cách khai thác các tài liệu,…
NH
Sự đòi hỏi cao ở người dạy từ khâu chuẩn bị ý tưởng, giáo án, chuẩn bị dụng cụ thiết bị - tài liệu DH, nên cũng tạo thách thức cho cả trường học, người dạy và người
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
học.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 128
1.
L
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
FI CI A
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau:
- Vận dụng được cơ sở lí luận DH định hướng STEM vào nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lý 12 để xây dựng được các chủ đề DH cụ thể. chức DH phù hợp với đối tượng thực nghiệm.
OF
- Trên cơ sở tìm hiểu, điều tra tình hình DH chúng tôi đã có phương án tổ - Kết quả thực nghiệm cho thấy nội dung chủ đề DH một số kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lý 12 là phù hợp với đối tượng HS. Hình thức tổ chức
ƠN
và phương pháp hướng dẫn là có tính khả thi. HS phát triển được NL GQVĐ. - Tuy đề tài đã thu được những kết quả nhất định song do thời gian thực hiện đề tài chưa nhiều, điều kiện vật chất còn thiếu thốn,…sự hiểu biết có hạn của tác giả
NH
nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế như:
- Chưa tổ chức được cho nhiều lớp HS tham gia các tiết học định hướng STEM.
QU Y
- Chưa mở rộng được cho nhiều chương kiến thức đa dạng. - Sản phẩm mà các em thiết kế và chế tạo chưa đạt hiệu quả cao. 2.
Kiến nghị
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá HS. Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá chỉ chú trọng vào kiến thức còn về kĩ năng, thái độ và đặc biệt là NL chưa được chú
M
trọng đúng mức.
KÈ
- Về phía nhà trường: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, giảm tải kiến thức, tăng các tiết học ngoại khóa và thực hành.. - Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho GV về vai trò cũng như cách tổ chức các
hoạt động DH theo định hướng GD STEM.
DẠ
Y
- Chúng tôi hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp DH ở trường phổ thông. Những kết quả đạt được của đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho GV và sinh viên ngành sư phạm khi tham gia giảng dạy các chủ đề kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lý 12 thêm sinh động và đạt hiệu quả cao hơn.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO
L
1. Tiếng việt
FI CI A
[1] Bộ Giáo dục và ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ban hành kèm theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong
OF
chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và ĐT (2019), Tài liệu tập huấn STEM.
[5] Đỗ Hương Trà. (2016). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội . Hà Nội: Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.
ƠN
[6] Đỗ Hương Trà. (2019). Dạy học phát triển năng lực môn Vật lí Trung học phổ thông. [7] Hoàng Hòa Bình. (2015). Năng lực và đánh giá theo năng lực. Tạp chí khoa học
NH
Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 71(6), 22-32.
[8] Hoàng Phê. (2005). Từ điển Tiếng Việt, Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng. [9] Lê Thị Hoàng Diễm - Tổ chức dạy học chương “Chất khí” – Vật lí 10 theo định hướng
QU Y
giáo dục STEM, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng. [10] Lê Thị Mỹ Hà (2014), Tài liệu tập huấn Pisa 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành lĩnh vực Toán học, Hà Nội.
[11] Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Thượng Chung, Giáo dục.
M
Tô Giang Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quỳnh, Sách Giáo Khoa Vật lí 12 – cơ bản, NXB [12] Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước
KÈ
Muội (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. [13] Mai Xuân Tấn - Tổ chức dạy học chương “Chất khí” – Vật lí 10 với sự hỗ trợ của thí
Y
nghiệm tự tạo nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, Luận văn thạc sĩ,
DẠ
Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng. [14] Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM cho học sinh THCS và THPT,
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 130 NXB ĐHSP TPHCM.
L
[15] Nguyễn Thanh Nga (chủ biên), Hoàng Phước Muội, Nguyễn Đắc Thanh, Phạm Đình
FI CI A
Văn, Trịnh Lê Hồng Phương. (2019). Dạy học tích hợp phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trung học. NXB Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.
[16] Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên), Trần Thị Gái, Tạ Hoàng Anh Khoa, Lê Thanh Trúc (2020). Hướng dẫn thực hiện một số kế hoạch dạy học chủ đề giáo dục STEM ở trường THCS và THPT, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.
OF
[17] Nguyễn Văn Biên - Tưởng Duy Hải (đồng chủ biên), Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình. (2019). Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
[18] Tạ Hoàng Anh Khoa - Tổ chức dạy học chủ đề stem một số kiến thức âm học và điện
ƠN
học cho học sinh lớp 7, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hồ Chí Minh. [19] Tạ Thanh Trung - Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ ĐHSP Hồ Chí Minh.
NH
quang học” - Vật lí 11 theo định hướng giáo dục STEAM, Khóa luận tốt nghiệp, Trường
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
2. Tiếng nước ngoài [20] OECD. (2002). Definition and Selection of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation. [21] Reeff, J. P., Zabal, A., & Blech, C. (2006). The Assessment of Problem-Solving Competencies. A draft version of a general framework. [22] Verlag, pp. 17-31. Bản dịch tiếng Anh [23] Weiner, F.E.(2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen. Weinheim und Basejl: Beltz 3. Website [24] http://hdll.vn/vi/thong-tin-ly-luan/giao-duc-stem-tai-viet-nam-cong-cu-va-phuongthuc.html [25] http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/vai-tro-cua-nguoi-thay-trongcuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-3223 [26] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/doi-moi-can-ban-toan-dien-gd-vadt.aspx?ItemID=3928 [27] https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/tac-dong-cua-cach-mang-congnghiep-40-doi-voi-giao-duc-38
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 131
L
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ Nguyễn Thanh Nga, Bùi Đặng Khắc Hiếu (2021). Bồi Dưỡng Năng Lực Giải
FI CI A
Quyết Vấn Đề Của Học Sinh Thông Qua Tổ Chức Dạy Học Chương “Sóng Cơ Và Sóng Âm” – Vật Lí 12 Theo Định Hướng Giáo Dục STEM. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 235
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
tháng 2 năm 2021
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1
L
PHỤ LỤC
FI CI A
Phụ lục 1: THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ “ SỰ KÌ DIỆU CỦA ÂM HỌC”
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM “ SỰ KÌ DIỆU CỦA ẤM HỌC” 2.2.2. Chủ đề 2: “Sự kì diệu của âm học”
Thiết kế tại nhà
Cộng hưởng âm, sóng dừng, đặc trưng vật lí của âm, đặc trưng sinh lí của âm
OF
2.2.2.1. Hình thành ý tưởng chủ đề:
ƠN
SỰ KÌ DIỆU CỦA ÂM HỌC
NH
Vật liệu đơn giản
QU Y
Giúp bảo vệ môi trường, chế tạo nhạc cụ. Ứng dụng thực tế trong đời sống
2.2.2.2. Kiến thức STEM trong chủ đề Khoa học (S)
M
Sản phẩm
Công nghệ (T)
Kĩ thuật (E)
Toán học (M)
Cộng hưởng
Chế tạo các
Thiết kế và chế
Tính toán
âm học.
âm, sóng dừng,
loại nhạc cụ.
tạo các loại
chiều dài ống,
đặc trưng vật lí
Ứng dụng
nhạc cụ: đàn
khoảng cách
của âm, đặc
trong đời sống.
ghita, ống sáo.
các nút.
DẠ
Y
KÈ
Sự kì diệu của
trưng sinh lí của âm.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 2
L
2.2.2.3. Mục tiêu của chủ đề
FI CI A
a. Kiến thức
- Nêu được các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm. - Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau - Nêu được các đặc trưng Vật lí của âm
- Nêu được đặc trưng sinh lý của âm, mối liên hệ giữa đặc trưng sinh lý và đặc
OF
trưng Vật lí
- Vận dụng kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo một nhạc
cụ từ các vật liệu phù hợp.
ƠN
b. Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến đời sống.
NH
- Biết được một số ứng dụng trong thực tế liên quan đến sóng âm (Hộp cộng hưởng âm, máy siêu âm, máy đo tốc độ…). - Vận dụng được công thức để giải bài toán đơn giản về âm. - Vẽ được bản thiết kế nhạc cụ từ các vật liệu thân thiện giúp bảo vệ môi trường.
QU Y
- Chế tạo được nhạc cụ theo bản thiết kế.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. - Trình bày được các nội dung đã chuẩn bị trong phiếu học tập và báo cáo về sản phẩm.
M
- Phát triển kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thiết kế bài thuyết trình bằng Powerpoint.
KÈ
c. Thái độ
- Tích cực trong quá trình thực hiện cũng như trình bày sản phẩm dự án. - Say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
Y
- Tích cực trong hoạt động nhóm, trong quá trình thảo luận đóng góp ý kiến.
DẠ
- Có ý thức tập thể, trách nhiệm cao. - Công bằng, khách quan trong đánh giá và tự đánh giá. - Có ý thức bảo vệ môi trường. -
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3 d. Năng lực
học qua các kênh thông tin.
FI CI A
L
- Năng lực tự học: Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin liên quan đến chủ đề bài
- Năng lực hợp tác, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Phân tích được thông tin, xác định VĐ cần giải quyết là chế sản phẩm
OF
+ Thu thập được các thông tin để chế tạo sản phẩm.
+ Đề xuất được các giải pháp khả thi trong việc chế tạo sản phẩm + Thực hiện và vận hành thành công nguyên mẫu nhạc cụ.
ƠN
+ Ghi nhận và đánh giá được mức độ hiệu quả của nguyên mẫu. 2.2.2.4. Phân phối thời gian cho nội dung kiến thức của chủ đề Chủ đề này dạy trong 4 tiết, 2 tiết đầu nghiên cứu lý thuyết về đặc trưng vật lí của
NH
âm, đặc trung sinh lí của âm, đề xuất ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, giao nhiệm vụ cho các nhóm thiết kế. Tiết bốn báo cáo sản phẩm và ôn tập (thời gian giữa tiết ba và tiết bốn dạy khoảng 1 tuần để học sinh chế tạo sản phẩm). Cụ thể như sau:
động 1.
Nội dung
QU Y
Hoạt
45 phút
2.
Nghiên cứu kiến thức nền
45 phút
3.
Nghiên cứu nguyên lý và đề xuất bản thiết kế nhạc cụ
M
Khám phá VĐ sự kì diệu của âm học
Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế nhạc cụ
KÈ
4.
Y
5. 6.
DẠ
Thời gian
Thử nghiệm chế tạo nhạc cụ Trình bày nhạc cụ nhóm chế tạo và đánh giá kết quả.
25 phút 20 phút 1 tuần 45 phút
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 4
L
2.2.2.5. Chuẩn bị
FI CI A
a. Giáo viên a1. Giáo án a2. Bộ câu hỏi định hướng cho chủ đề
Câu hỏi bài học: Hãy lập phương án thiết kế một số nhạc cụ từ phế liệu.
OF
Câu hỏi định hướng: Làm thế nào để chế tạo được loại nhạc cụ đó?
a3. Chuẩn bị đồ dùng: Laptop, video âm thanh, giấy A0, bút lông, video, hình ảnh mô phỏng a4. Phiếu học tập.
ƠN
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ VÀ ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM Nhóm:…………
❖
Tìm hiểu đặc trưng vật lí của âm.
NH
Danh sách thành viên nhóm:…………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….……………………
QU Y
Từ kiến thức âm đã học ở lớp 7, tham khảo SGK và tài liệu, internet. Hãy trả lời các câu hỏi sau: - Sóng âm là gi? Thế nào là nguồn âm?
………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… - Nêu các nguồn nhạc âm thường gặp.
-
KÈ
M
………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ……..…………………………………………………………………………………………… Hoàn thành bảng sau: Âm nghe được
Siêu âm
……. f …..
f >…..
Tai người……………………
Tai người……………………
Tai người……………………
……………………………
……………………………
Hạ âm
DẠ
Y
f <….
……………………………
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 5 Âm truyền đọc trong các môi trường nào? So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào gì?
L
-
-
FI CI A
………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… Nêu những đặc trưng vật lí của âm
-
Hãy nêu một số ứng dụng của sóng âm trong đời sống.
OF
………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… ……..…………………………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………………………… …………..………………………………………………………………………………………
❖
ƠN
………………………………………………………………………………………………… …..……………………………………………………………………………………………… Tìm hiểu đặc trưng sinh lí của âm
-
NH
Cảm giác mà âm gây cho cơ quan thính giác không chỉ phụ thuộc các đặc trưng vật lí mà còn phụ thuộc sinh lí tai người .Tai phân biệt các âm khác nhau nhờ ba đặc trưng sinh lí của âm là :độ cao , độ to , âm sắc. Độ cao của âm gắn liền với đặc trưng vật lí nào?
………………………………………………………………………………………………… Độ to của âm phụ thuộc những đặc trưng vật lí nào?
QU Y
-
………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… -
Nếu cho nhiều nhạc cụ cùng phát ra âm thanh có tần số f ta dễ dàng nhận ra âm do nhạc cụ nào phát ra đó là nhờ đăc trưng thứ 3 là âm sắc. Tại sao âm do âm thoa , sáo, kèn săcxô … cùng phát ra nốt La nhưng ta vẫn phân biệt được chúng? Vậy âm sắc là gì?
KÈ
-
M
………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… Tìm hiểu thông tin trên internet, hãy cho biết hộp cộng hưởng âm là gì? Điều kiện để xảy ra cộng hưởng âm. Tác dụng của hộp cộng hưởng âm.
Y
-
DẠ
………………………………………………………………………………………………… ….……………………………………………………………………………………………… …….…………………………………………………………………………………………… ……….………………………………………………………………………………………… ………….……………………………………………………………………………………
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 6
L
b. Học sinh
FI CI A
- Nghiên cứu trước bài học ở nhà, chuẩn bị những thông tin kiến thức về âm học - Chuẩn bị nguyên vật liệu chế tạo các loại nhạc cụ từ những vật liệu đơn giản Tổ chức dạy học chủ đề GD STEM
2.3.
2.3.2. Tổ chức dạy học chủ đề 2: Sự kì diệu của âm học 2.3.2.1.
Chuỗi hoạt động
Hoạt động
OF
Thời gian dự
Nội dung hoạt động
ƠN
- GV đưa HS vào tình huống có vấn đề thông qua
kiến
45 phút
video về sự kì diệu của âm thanh trong cuộc sống - Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhạc cụ: đàn ghita và sáo.
NH
1. Xác định vấn đề
2. Nghiên cứu kiến - Tìm hiểu kiến thức về đặc trưng vật lí của âm,
45 phút
thức nền và đề xuất đặc trưng sinh lí của âm
QU Y
giải pháp
3. Lựa chọn
Ý tưởng thiết kế các loại nhạc cụ
-
Dự kiến nguyên vật liệu để chế các loại
45 phút
nhạc cụ từ phế liệu.
giải pháp (bảo vệ bản thiết
-
Trình bày báo cáo bản thiết kế mô hình.
M
kế)
-
4. Chế tạo mẫu, -
Chế tạo nhạc cụ
Khoảng 1 tuần
KÈ
thử nghiệm và đánh giá
5. Chia sẻ,
Y
thảo luận, điều
-
38 phút Học sinh báo cáo sản phẩm
DẠ
chỉnh
6. Luyện tập, mở -
Học sinh ôn lại bài bằng hệ thống câu hỏi
rộng
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
-
7 phút
Tiến hành hoạt động KẾ HOẠCH BÀI DẠY
FI CI A
2.3.2.2.
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 7
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH
OF
ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường: ....................
Họ và tên GV:
Tổ: ............................
……………………….
TÊN BÀI DẠY: +
Đặc trưng vật lí của âm (Bài 10)
+
Đặc trưng sinh lí của âm (Bài 11)
QU Y
-
NH
ƠN
.
………………………………………………………………
DẠ
Y
KÈ
M
Môn học: Vật lý; lớp: 12
Thời gian thực hiện: (4 tiết)
Kiến thức liên quan
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 8
L
I. Thiết bị dạy học và học liệu 1. GV
FI CI A
GV chuẩn bị: Danh sách nhóm, tài liệu học tập, bảng tiêu chí đánh giá bản thiết kế, bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm, … 2. Học sinh:
HS chuẩn bị: SGK, giấy vẽ bản thiết kế; dụng cụ, vật liệu chế tạo,… II. Tiến trình dạy học
OF
MỞ ĐẦU
ƠN
Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu:
Nêu được nguyên lí hoạt động của các loại nhạc cụ đến âm sắc, độ to của âm
NH
Nhận biết được vật liệu, hình dạng, kích thước của hộp cộng hưởng ảnh hưởng Xác định được nhiệm vụ là thiết kế một nhạc cụ đơn giản với vật liệu được sử
b) Nội dung:
QU Y
dụng từ phế liệu: đàn ghita, ông sáo. Nhạc cụ phải có đủ một quãng tám. - Tiến hành chia nhóm và bầu nhóm trưởng, thư kí, HS di chuyển vào các nhóm đã được chọn
- GV tổ chức cho HS khám phá cấu tạo và nguyên lí hoạt động của nhạc cụ. Cho
M
HS xem thêm về dao động của dây đàn, cột khí của ống sáo tạo ra âm thanh, nhạc cụ khác nhau thì âm sắc khác nhau.
KÈ
- Quan sát, khám phá, lắng nghe tình huống chủ đề. Thảo luận nhóm, phân tích
các dữ liệu của tình huống, trả lời các câu hỏi của GV. - GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm.
DẠ
Y
- Thảo luận tiến trình thực hiện dự án và thống nhất thời gian thực hiện, ghi chép. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu kiến thức liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm c) Sản phẩm: Phần ghi chép cá nhân hoặc nhóm vào tài liệu học tập:
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 9
FI CI A
- Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án, phân công công việc.
L
- Bảng nguyên lí hoạt động của các nhạc cụ
d) Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức lớp thành các nhóm học tập, phát tài liệu học tập.
- Đặt vấn đề: Âm nhạc vốn là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Trong kháng
chiến, âm nhạc đã góp phần tạo nên những thắng lợi to lớn, “Tiếng hát át tiếng bom”. Trong thời bình, âm nhạc giúp con người giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, lo toan
OF
của cuộc sống hàng ngày, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng một vấn đề mà chúng ta và được cả thế giới quan tâm hiện nay đó chính là trái đất ngày càng nóng lên, bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng suy
ƠN
giảm. Là một học sinh, một công dân có ích các em hãy thể hiện trách nhiệm của mình để bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng những vật liệu từ phế liệu để chế tạo một nhạc cụ đơn giản. Từ đó góp phần giúp cho cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn.
NH
- GV phát nhạc cụ, nêu yêu cầu và hướng dẫn HS khám phá nhạc cụ - Yêu cầu: Từ mỗi loại nhạc cụ, hãy tìm hiểu nguyên lí hoạt động, tác dụng của hộp cộng hưởng, ảnh hưởng của vật liệu, kích thước, hình dạng của hộp cộng hưởng ảnh
QU Y
hưởng đến âm thanh phát ra như thế nào? - GV hướng dẫn cho HS suy luận nguyên lí hoạt động của nhạc cụ (nguyên tắc tạo âm) làm nền tảng cho việc đề xuất giải pháp. - Gợi ý cho HS phát hiện vấn đề cần nghiên cứu thảo luận thông qua hệ thống câu hỏi: Trong clip nói về vấn đề gì?
+
Nhạc cụ khác nhau thì âm sắc như thế nào? Muốn thay đổi độ cao ta phải làm thế nào?
KÈ
+
M
+
+
Vì sao hình dạng, kích thước của hộp cộng hưởng khác nhau thì sẽ cho âm
thanh khác nhau?
Y
- GV nêu nhiệm vụ: Căn cứ vào kết quả vừa tiến hành, các nhóm sẽ thực hiện dự
DẠ
án “Thiết kế nhạc cụ đơn giản từ phế liệu: đàn ghita, ống sáo”. Cụ thể nhóm 1,2 tự chế đàn ghita, nhóm 3,4 tự chế ống sáo. Đây là 2 nhạc cụ thuộc hai nhóm nhạc cụ cơ bản: nhóm nhạc cụ dây và nhóm nhạc cụ khí. - Cùng HS thông qua tiến trình dự án, yêu cầu HS ghi chú vào phiếu học tập.
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 10
FI CI A
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp a) Mục tiêu:
- Hiểu được các khái niệm: sóng âm, nguồn âm, âm nghe được, hạ âm, siêu âm. - Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau
OF
- Hiểu được ba đặc trưng Vật lícủa âm là: tần số âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và họa âm. - Giải được một số bài tập về sóng âm.
ƠN
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến đời sống.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết nhiệm - Kĩ năng GQVĐ. b) Nội dung:
NH
vụ đặt ra.
GV cho HS chia làm 4 nhóm, tổ chức dạy học theo nhóm.
QU Y
- HS tìm hiểu kiến thức về đặc trưng vật lí của âm, đặc trưng sinh lí của âm. - Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nội dung bài học vào phiếu học tập. - Các nhóm tiến hành báo cáo nội dung bài học - GV nhận xét và chốt kiến thức
M
c). Sản phẩm.
- Phiếu học tập của các nhóm.
KÈ
d) Tổ chức thực hiện: - Hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức cần học để giải quyết tình huống. Chính xác
lại kiến thức mới cần học: Cách chế tạo nhạc cụ.
Y
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo kết quả: tìm
DẠ
hiểu các kiến thức về đặc trưng vật lí, đặc trung sinh lí của âm. Quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Sau khi HS báo cáo, chuẩn hóa kiến thức:
Bài 10: ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM
FI CI A
I. Âm. nguồn âm
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 11
1. Âm là gì?
Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn. Tần số của sóng âm cũng là tần số âm. 2. Ǹguồn âm
OF
Một vật dao động phát ra âm là một nguồn âm.
Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm. 3. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm
Những âm có tác dụng làm cho màng nhĩ trong tai ta dao động, gây ra cảm giác âm
ƠN
gọi là âm nghe được. Chúng có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz, thì tai người không nghe được và gọi là hạ âm. âm. 4. Sự t̀ ruyền âm. a) Môi trường truyền âm
NH
Âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz thì tai người cũng không nghe được và gọi là siêu
QU Y
- Âm không truyền được trong chân không. - Âm truyền được qua các chất rắn, lỏng và khí. - Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len... còn được gọi là chất cách âm.
b) Tốc độ truyền âm
M
Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với một tốc độ hoàn toàn xác định. II. Những đặc điểm Vật lícủa âm
KÈ
Những âm có một tần số xác định (thường do các nhạc cụ phát ra), gọi là các nhạc
âm. Những âm không có một tần số xác định (tiếng búa đập, tiếng sấm, tiếng ồn ở đường phố, ở chợ... ) thì gọi là các tạp âm.
DẠ
Y
1.̀ Tần số âm Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm. 2. Cường độ âm và mức cường độ âm a) Cường độ âm
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 12 Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải
L
qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một
FI CI A
đơn vị thời gian. Đơn vị cường độ âm là oát trên mét (W/m2). b) Mức cường độ âm
Để thiết lập một thang bậc về cường độ âm, ta có khái niệm mức cường độ âm. 𝐼 𝐼0
gọi là mức cường độ âm của âm I (so với âm I0).
Đơn vị của mức cường độ âm là ben, kí hiệu B.
OF
Đại lượng L = lg
Âm có mức cường độ 2 B sẽ có cường độ là I = 100 I0 = 10-10 W/m2. Công thức tính mức cường độ âm theo đơn vị đêxiben sẽ là: L (dB) = 10lg
𝐼0
ƠN
3. Âm cơ bản và họa âm
𝐼
Khi cho một nhạc cụ phát ra một âm có tần số f0 thì bao giờ nhạc cụ đó cũng đồng thời phát ra một loạt âm có tần số 2f0; 3 f0; 4 f0... có cường độ khác nhau. Âm có tần số
NH
f0 gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất. Các âm có tần số 2 f0; 3 f0; 4 f0… gọi là các họa âm thứ hai, thứ ba, thứ tư... Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau, tùy thuộc vào chính nhạc cụ đó. Tập hợp các họa âm tạo thành phổ của nhạc âm nói trên.
QU Y
Phổ của cùng một âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau. Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm ta được đồ thị dao động của nhạc âm đó.
Đồ thị dao động của cùng một nhạc âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì hoàn toàn khác nhau.
M
Đặc trưng vật lí thứ ba của âm là đồ thị dao động của âm đó. BÀI 11: ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
KÈ
I. Độ cao
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm. II. Độ to
Y
Độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng
DẠ
vật lí mức cường độ âm. III. Âm sắc Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác
nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm
- Từ kết quả thảo luận, GV định hướng HS thực hiện sản phẩm
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 13
FI CI A
- Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động của nhạc
cụ mà nhóm chọn để chế tạo. Yêu cầu trình bày kết quả tìm hiểu dạng poster và thuyết trình
- Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện các bài luyện tập trong tài liệu học tập và SGK. - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thiết kế sản phẩm, tạo ý tưởng thiết kế bằng kĩ
OF
thuật động não.
ƠN
LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
NH
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
- Giải một số bài tập cơ bản về đặc trưng vật lí của âm, đặc trưng sinh lí của âm.
QU Y
b) Nội dung:
1. HS thảo luận nhóm và hoàn thành vào vở các câu hỏi, bài tập trong SGK Vật lí12: + Đặc trưng vật lí của âm (Bài 10)
+ Đặc trưng sinh lí của âm. (Bài 11)
c) Sản phẩm:
M
- Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập.
KÈ
d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện các bài tập trong SGK và tài liệu học tập; hỗ trợ tài liệu, đôn đốc HS và giải đáp thắc mắc cho HS.
DẠ
Y
- GV chấm vở bài tập, kiểm tra nhanh (vấn đáp, viết).
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 14
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (bảo vệ bản thiết kế)
FI CI A
VẬN DỤNG
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHẾ TẠO VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHẾ TẠO NHẠC CỤ
OF
a) Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
- Vận dụng kiến thức đã học ở tiết trước để thực hiện bản thiết kế chế tạo nhạc cụ
ƠN
b) Nội dung:
1. Nhận nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm từ GV. 2. Đề xuất giải pháp và lựa chọn phương án tối ưu:
NH
- HS tổ chức làm việc nhóm ngoài giờ học, chia sẻ, thảo luận, lựa chọn ra các ý tưởng phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế sản phẩm. Đồng thời, chuẩn bị phần trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lí hoạt động sản phẩm.
QU Y
- HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện về bản thiết kế nhạc cụ; dự kiến thuận lợi, khó khăn của mẫu thiết kế. c) Sản phẩm:
- Bản thiết kế sản phẩm. d) Tổ chức thực hiện:
M
- Giao nhiệm vụ thực hiện bản vẽ thiết kế sản phẩm.
KÈ
- Đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện bản thiết kế sản phẩm. - GV có thể tổ chức buổi trình bày và bảo vệ phương án thiết kế nếu có thời gian. + GV tổ chức cho từng nhóm trình bày phương án thiết kế nguyên mẫu nhạc cụ; tổ
Y
chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ,
DẠ
phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế. - GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức
vào phiếu học tập và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 15 Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
FI CI A
L
THỰC HIỆN CHẾ TẠO NHẠC CỤ THEO BẢN VẼ KỸ THUẬT ĐÃ THIẾT KẾ a) Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể: - Chế tạo nhạc cụ dựa trên bản thiết kế. - Sử dụng nguyên vật liệu từ phế liệu. HS chế tạo nhạc cụ theo phương án đã thiết kế:
OF
b) Nội dung: + Bước 1. Tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến;
+ Bước 2. Lắp đặt các thành phần của nguyên mẫu nhạc cụ;
ƠN
+ Bước 3. Thử nghiệm nguyên mẫu so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm. Điều chỉnh lại thiết kế, vật liệu chế tạo và ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh);
NH
+ Bước 4. Hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo; + Bước 5. Hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. c) Sản phẩm:
QU Y
- Bài báo cáo quá trình thi công và kinh nghiệm thi công sản phẩm. - Sản phẩm nhạc cụ.
d) Tổ chức thực hiện:
- Hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình chế tạo nhạc cụ. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài truyền thông, báo cáo sản phẩm.
M
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
KÈ
TRÌNH BÀY NHẠC CỤ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
a) Mục tiêu:
Sau hoạt động này, HS có thể:
Y
- Tự chế tạo được nhạc cụ đơn giản.
DẠ
- Có ý thức bảo vệ môi trường - Đề xuất các ý tưởng cải tiến sản phẩm của nhóm và của lớp. b) Nội dung: - Mỗi nhóm HS lần lượt tiến hành chơi một bài nhạc trên nhạc cụ đã chế tạo.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 16 - Nhóm HS lần lượt báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện về các nội dung:
FI CI A
L
tiến trình thi công sản phẩm; kết quả các lần thử nghiệm; phương án thiết kế cuối cùng; thao tác vận hành sản phẩm. c) Sản phẩm: - Sản phẩm là nhạc cụ hoàn chỉnh. d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu các nhóm trình bày một bài nhạc hay một đoạn nhạc ngắn trên nhạc cụ
OF
đã chế tạo.
- Các nhóm báo cáo nguyên vật liệu làm nhạc cụ, nguyên lí hoạt động của nhạc cụ mà nhóm chế tạo
ƠN
- Trong lúc nhóm HS báo cáo, GV và các nhóm HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét góp ý sản phẩm của nhóm trình bày và đặt câu hỏi phản biện. - Cuối cùng, GV tổng kết và đánh giá chung về dự án và yêu cầu HS thực hiện
NH
nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ học tập dự án. 2.4.2. Các yêu cầu đánh giá kết quả học tập
TT
Tiêu chí dánh giá bản thiết kế Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
(1 điểm)
(2 điểm)
(3 điểm)
QU Y
❖
- Không liệt kê được
liệu cần thiết để chế tạo
số ít các vật liệu cần
tạo sản phẩm nhưng
sản phẩm.
KÈ
phẩm.
- Vật liệu được sử dụng từ phế liệu.
ít còn thiếu sót. - Nêu được công dụng của dừng vật liệu đã nêu.
- Nêu được công dụng của dừng vật liệu đã nêu. - Vật liệu được sử dụng từ phế liệu.
- Vật liệu được sử
Y DẠ
- Liệt kê đầy đủ các vật
liệu cần thiết để chế
thiết để chế tạo sản
2
- Liệt kê được các vật
hoặc chỉ nêu được một
M
1
dụng từ phế liệu. - Không giải thích được nguyên tắc hoạt động
- Giải thích được
- Giải thích rõ ràng, cụ thể
nguyên tắc hoạt
nguyên tắc hoạt động của
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 17 động của sản phẩm
của sản phẩm
sản phẩm.
- Không trình bày được
3
- Trình bày được
- Trình bày rõ ràng, cụ thể
phương án thay đổi độ
phương án thay đổi
phương án thay đổi độ cao
cao của âm
độ cao của âm
của âm
nhưng chưa rõ ràng.. - Tính thẩm mỹ bản thiết kế chưa cao
tính thẫm mỹ 5
- Bản thiết kế không có
- Tính sáng tạo bản thiết kế chưa cao
tính sáng tạo
Tiêu chí dánh giá sản phẩm
1
Mức độ 1 (1 điểm) - Không thực hiện được được một đoạn nhạc trên nhạc cụ đã chế tạo
2
- Không thay đổi được độ cao của nhạc cụ
3
- Không vận dụng được công thức đề tính tần số âm trên nhạc cụ.
DẠ
M
Y
5
KÈ
4
Mức độ 2 (2 điểm) - Thực hiện được một bài nhạc hoặc một đoạn nhạc trên nhạc cụ đã chế tạo nhưng chưa rõ ràng. - Thay đổi được độ cao của nhạc cụ nhưng còn khó khăn - Vận dụng được công thức để tính được tần số âm trên nhạc cụ nhưng kết quả chưa chính xác Tính thẩm mỹ sản phẩm chưa cao Tính sáng tạo sản phẩm chưa cao
QU Y
TT
NH
❖
Sản phẩm không có tính thẫm mỹ Sản phẩm không có tính sáng tạo
- Bản thiết kế có tính
OF
- Bản thiết kế không có
ƠN
4
FI CI A
cụ thể.
L
nhưng chưa rõ ràng,
thẩm mỹ cao
- Bản thiết kế có tính sáng tạo cao
Mức độ 3 (3 điểm) - Thực hiện được một bài nhạc trên nhạc cụ đã chế tạo hay, rõ ràng - Thay đổi được độ cao của nhạc cụ một cách dễ dàng - Vận dụng được công thức để tính được tần số âm trên nhạc cụ
Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao Sản phẩm có tính sáng tạo cao
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 18
Chỉ số
thành tố
hành vi
1. Phát
1.1. Tìm
Biểu hiện tương ứng với các mức độ Mức 4
Mức 3
FI CI A
Năng lực
L
❖ Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
Mức 2
Mức 1
Học sinh khám
Học sinh
Học sinh
Học sinh
hiểu,
phá, tìm được
khám phá,
khám phá,
chưa khám
đề
phân tích
nguyên lí hoạt
tìm được
tìm được
phá, tìm được
tình
động của nhạc
nguyên lí
nguyên lí
nguyên lí
huống có
cụ, nêu được tác
hoạt động
hoạt động
hoạt động của
vấn đề
dụng của bộ
của nhạc cụ,
của nhạc cụ, nhạc cụ, chưa
phận cộng
nêu được tác nêu được
hưởng
dụng của bộ
tác dụng của dụng của bộ
phận cộng
bộ phận
phận cộng
hưởng
cộng hưởng
hưởng
nhưng có
nhưng sai
một vài sai
sốt nhiều.
NH
ƠN
OF
hiện vấn
nêu được tác
sốt
Tự phát hiện
Phát biểu
Phát biểu
Không phát
hiện vấn
đúng vấn đề là
được vấn đề
được vấn đề
hiện được
đề
chế tạo nhạc cụ
nhưng còn ít nhưng còn
từ phế liệu
sai sót, có
nhiều sai
trao đổi với
sót, phải
bạn bè
dựa vào
M
QU Y
1.2. Phát
hướng dẫn
KÈ Y DẠ
vấn đề
của giáo viên
1.3. Phát
Tự phát biểu
Phát biểu
Phát biểu
Không phát
biểu vấn
đúng vấn đề:
được vấn đề
được vấn đề
biểu được
đề
Làm thế nào để
nhưng còn ít nhưng còn
chế tạo được
sai sót, có
nhiều sai
vấn đề
nhạc cụ từ phế
trao đổi với
sót, phải
liệu?
bạn bè.
dựa vào
FI CI A
hướng dẫn
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 19
của giáo viên 2. Thiết
2.1. Tổng
Thu thập được
Thu
thập
Thu thập
Chưa thu
hợp thông
đầy đủ các
được một
được một
thập được
gian
tin
nguồn thông
số nguồn
số nguồn
các nguồn
thông tin
tin về kiến
thông
thông tin
thông tin liên
về vấn đề
thức và
về
về
quan về VĐ.
phương pháp
thức và
thức và
phương
phương
pháp
pháp cần sử
GQVĐ; các
cần
dụng để
tin chính xác,
để
GQVĐ
có độ tin cậy
GQVĐ;
nhưng
cao:
các nguồn
độ chính
NH
sử
QU Y
dụng
kiến
- Cấu tạo của
thông tin
xác và tin
hộp cộng
chính xác,
cậy của
hưởng
có độ tin cậy nguồn thông tin không
M
cao
tạo điều chỉnh
2.2. Xử lí
Đánh giá được
Phân tích
Phân tích
Chưa phân
thông tin
thông tin liên
được các
được các
tích được
KÈ Y
kiến
nguồn thông
- Làm thế nào để
DẠ
tin
ƠN
cần sử dụng để
OF
lập không
cao
được tần số âm.
quan về VĐ;
thông tin
thông tin,
thông tin vừa
từ đó đưa ra
nhưng còn
nhưng còn
tìm được.
các giải thích
sai sót ít.
sai sót
khoa học cho
nhiều.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 20 VĐ.
L
- Giải thích
FI CI A
được nguyên lí hoạt động của nhạc cụ Xác định được tần số âm của 3.1. Đề
Tự đề xuất được
Đề xuất
xuất và
xuất các
một số giải pháp
lựa chọn
giải pháp
hợp lí và có tính
giải pháp
cho vấn đề
khả thi cao
Chưa đề xuất
được một số
được một
được giải
giải pháp,
số giải
pháp.
có trao đổi
pháp
với bạn bè,
nhưng
tính khả thi
thiếu hợp
chưa cao
lí, dựa vào của GV
3.2. Đánh
Đánh giá về ưu
Đánh
giá
Đánh giá
+ Chưa đánh
giá tính
nhược
về
ưu
về
giá được các
khả thi của
từng giải pháp
nhược
nhược
giải pháp khả
giải pháp
khả thi trên các
điểm từng
điểm từng
thi.
và lựa
bình diện về
giải pháp
giải pháp
chon giải
(mức độ hiệu
khả
thi
khả
thi
pháp tối ưu
quả, thời gian
trên
các
trên
các
thực hiện, chi
bình diện
bình diện
phí,…)
chính
về
(mức
về
(mức
xác, sau đó so
độ
hiệu
độ
hiệu
sánh các giải
quả,
thời
quả,
thời
KÈ Y DẠ
hướng dẫn
M
QU Y
NH
tối ưu
Đề xuất
ƠN
3. Đề
OF
nhạc cụ
điểm
ưu
để
gian thực
gian thực
quyết định lựa
hiện,
hiện,
chọn giải pháp
phí,…)
phí,
tối ưu.
chính xác,
…) nhưng
sau đó so
còn
ra
sánh
chi
các
nhưng chưa quyết
sai sót.
OF
giải pháp
chi
FI CI A
pháp
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 21
ƠN
định
được giải
pháp tối ưu.
Bản vẽ thể hiện
Bản vẽ thể
Bản vẽ
Chưa lập
được bản
được đầy đủ tất
hiện thiếu
không đảm
được bản
thiết kế sơ
cả các yếu tố:
một yếu tố:
bảo cấu tạo,
thiết kế.
đồ, bản vẽ
cấu tạo, nguyên
cấu tạo,
nguyên lí
thể hiện
lí hoạt động, các
nguyên lí
hoạt động
nguyên lí
thông số kĩ thuật, hoạt động,
QU Y
NH
3.3. Lập
các thông số
sản phẩm
chế tạo của sản
kĩ thuật,
M
cấu tạo của nguyên vật liệu phẩm.
nguyên vật
của sản phẩm.
KÈ
liệu chế tạo của sản phẩm.
4.1. Lập
Lập kế hoạch
Lập kế
Lập
hiện giải
kế hoạch
thực hiện giải
hoạch
hoạch
đươc kế
pháp
thực hiện
pháp phù hợp
thực hiện
thực hiện
hoạch thực
gồm đầy
giải pháp
giải pháp
hiện giải
DẠ
Y
4. Thực
đủ
kế
Chưa lập
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 22 các thông tin
phù hợp
nhưng
về: nội dung
gồm thông
không khả
công việc, thời
tin về: nội
thi
(về
gian hoàn
dung công
tiến
độ
thành,người
việc, thời
thực hiện,
thực hiện,
gian hoàn
phân
người phối
thành,
công, kinh
hợp, kinh
người
phí, …), cần
phí,…
thực
OF
FI CI A
L
pháp.
hiện, người
định hướng điều chỉnh
ƠN
phối hợp,
kinh phí… nhưng còn
NH
thiếu sót
một ít thông tin.
Thực hiện giải
Thực hiện
Thực hiện
+ Chưa thực
hiện giải
pháp để
giải pháp
giải pháp để
hiện được
pháp (thi
GQVĐ
để GQVĐ
GQVĐ
giải pháp
công, chế
ứng đúng
đáp ứng
nhưng
GQVĐ.
tạo phù
phương án
đúng
không đảm
hợp với
GQVĐ đã đề
phương án
bảo phương
phương
ra; đồng thời
GQVĐ đã
án GQVĐ
án đã đề
giải quyết
đề ra;
đã đề ra.
xuất)
được chuỗi VĐ
đồng thời
liên quan nảy
giải
sinh từ chính
quyết
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
4.2. Thực
đáp
quá trình
được chuỗi
GQVĐ. Một số
VĐ liên
quan nảy
nảy sinh trong
sinh từ
quá trình chế
chính quá
tạo của sản
trình
phẩm:
GQVĐ.
FI CI A
vấn đề có thể
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 23
- Không chỉnh được độ cao
OF
của âm theo mong muốn.
rè, không sáng. + Đánh giá các
Đánh giá
Đánh giá
Chưa thực
sát quá
bước trong quá
các bước
các bước
hiện được
trình thực
trình GQVĐ,
trong quá
trong quá
đánh giá
hiện giải
phát hiện sai
trình
trình thực
trong quá
pháp
sót, khó khăn,
GQVĐ, phát
trình thực
đưa ra điều
hiện sai sót,
hiện giải
chỉnh và thực
khó khăn và
hiện điều
đưa ra điều chỉnh.
pháp, phát
hiện giải
hiện và ghi
pháp GQVĐ.
nhận được
chỉnh.
5. Đánh
5.1. Đánh
Đánh giá được
So sánh
So sánh
Chưa đánh
giá, hoàn
Giá quá
toàn bộ quá
được sản
được sản
giá được quá
thiện
trình
trình GQVĐ.
phẩm thu
trình GQVĐ
quá
GQVĐ
+ Xác định
phẩm thu được với
được với
các tiêu
các tiêu chí
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
4.3. Giám
ƠN
- Âm phát ra bị
trình GQVĐ
(từ đầu đến kết
sai sót, khó khăn.
được nguyên nhân dẫn đến
đánh giá
và đưa
thúc)
ra khả
kết quả thu
chí đánh
ban đầu;
được.
giá ban
nhưng chưa
đầu.
xác định
Đề ra giải pháp
dụng kết
cải tiến nhạc cụ
+ Xác định
được
quả thu
để nâng cao hiệu
được
nguyên
được
quả GQVĐ.
nguyên nhân nhân dẫn
FI CI A
năng áp
đến kết quả
việc
quả thu
thu được.
GQVĐ
được. Tự đánh giá
Đánh giá
Đánh giá
Không đánh
thiện quá
được ưu, nhược
được ưu,
được ưu,
giá được ưu,
trình
điểm của phương nhược điểm
nhược điểm
nhược điểm
GQVĐ
án chế tạo nhạc
của phương
của phương
của phương
(từ
cụ học đã tiến
án TN đã
án TN đã
án TN đã tiến
hành, tự rút ra
tiến hành,
tiến hành,
hành, không
được kiến thức
rút ra được
rút ra được
rút ra được
và kinh nghiệm
kiến thức và
kiến thức và
kiến thức và
mới ( Đặc trưng
kinh nghiệm
kinh nghiệm kinh nghiệm
vật lí của âm,
mới sau khi
mới khi có
đặc trung sinh lí
trao đổi với
sự hướng
của âm; kinh
bạn bè.
dẫn của GV.
Tự vận dụng
Vận dụng
Vận dụng
Không vận
ra khả
được kiến thức
được kiến
được kiến
dụng được
năng áp
và kinh nghiệm
thức và kinh
thức và kinh kiến thức và
dụng kết
mới thu được để
nghiệm mới
nghiệm mới
đầu đến
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
kết thúc)
NH
5.2. Hoàn
OF
dẫn đến kết
ƠN
trong
tương tự
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 24
5.3. Đưa
mới.
nghiệm khi tham
gia
GQVĐ).
kinh nghiệm
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 25 giải quyết thành
thu được để
thu được để
mới thu được
được
công các VĐ
giải quyết
giải quyết
khi giải quyết
trong việc tương tự (Vận
các VĐ
các VĐ
các VĐ
GQVĐ
dụng kiến thức
tương tự
tương tự
tương tự.
tương tự
sóng âm để giải
nhưng còn ít nhưng còn
thích các hiện
thiếu sót, có
nhiều thiếu
tượng tự nhiên,
trao đổi với
sót, dựa vào
giải thích được
bạn bè.
hướng dẫn
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
sáo).
ƠN
đàn ghita và ống
FI CI A
của GV.
động của một số nhạc cụ ngoài
OF
nguyên lí hoạt
L
quả thu
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 26 Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC CHƯƠNG "SÓNG
L
CƠ VÀ SÓNG ÂM" - VẬT LÍ 12, THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
FI CI A
Kính chào quý Thầy (Cô). Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” – VẬT LÝ 12 THEO ĐỊNH
HƯỚNG GIÁO DỤC STEM”, để nắm rõ về tình hình thực tế dạy học Vật lí ở trường
phổ thông hiện nay, làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài, kính mong quý Thầy
OF
(Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau. Rất mong sự giúp đỡ, chia sẽ từ quý Thầy (Cô). Xin chân thành cảm ơn.
ƠN
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ tên GV (phần này có thể không điền):
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
NH
Trường đang công tác:
Quý Thầy (Cô) đánh dấu X vào câu trả lời mà Quý Thầy (Cô) cho là đúng nhất. Các câu hỏi có kí hiệu “*” thì có thể chọn nhiều đáp án
QU Y
Câu 1: STEM có ý nghĩa như thế nào với quý Thầy (Cô)?
M
Không quan tâm Mới chỉ nghe nói đến Rất muốn tìm hiểu Đang tìm hiểu Đang nghiên cứu về STEM
KÈ
Đã giảng dạy STEM.
DẠ
Y
Câu 2: Theo quý Thầy (Cô), giáo dục STEM là
viết tắt của các từ Khoa học (S), Công nghệ (T), Kĩ thuật (E), Toán học (M). sự quan tâm toàn diện đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 27 phương pháp dạy học tích hợp của 4 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ
FI CI A
L
thuật, Toán học mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết vấn đề thực tiễn với bối cảnh cụ thể
Ý kiến khác: ..............................................................................................
OF
Câu 3: Giáo dục STEM là cần thiết đối với tất cả học sinh? Quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết lí do vì sao?
ƠN
Có Không
Thầy (Cô) vui lòng cho biết lí do:............................................................. ...................................................................................................................
QU Y
NH
................................................................................................................... Câu 4: Qua kinh nghiệm giảng dạy của mình, quý Thầy (Cô) đánh giá nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) như thế nào? Quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết lí do vì sao? Dễ hiểu Vừa sức với học sinh Trừu tượng khó hiểu Thầy (Cô) vui lòng cho biết lí do:............................................................. ...................................................................................................................
M
...................................................................................................................
DẠ
Y
KÈ
Câu 5: Theo quý Thầy (Cô), có thể tổ chức dạy học các kiến thức của chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng giáo dục STEM hay không? Có Không
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 28
FI CI A
L
Câu 6*: Theo quý Thầy (Cô), những thuận lợi để triển khai dạy học nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng giáo dục STEM là có nhiều vấn đề thực tiễn để đặt vấn đề. có nhiều ứng dụng thực tiễn có thể định hướng được sản phẩm STEM. tăng tính trực quan của việc dạy học.
OF
phát huy tính sáng tạo và khả năng làm việc nhóm của học sinh. phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Ý kiến khác:...............................................................................................
ƠN
Câu 7*: Theo quý Thầy (Cô), những khó khăn trong việc triển khai dạy học một số nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” - Vật lí 12 (cơ bản) theo định hướng giáo dục STEM là các dụng cụ, vật liệu tạo ra sản phẩm STEM có giá thành cao. chưa thể kết nối nội dung kiến thức STEM với các vấn đề thực tiễn. nội dung kiến thức chương trình Sách giáo khoa khó thực hiện chủ đề
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
STEM. chưa nắm được tiến trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM chưa có công cụ đánh giá HS trong quá trình triễn khai chủ đề STEM Ý kiến khác: .............................................................................................. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Thầy (Cô)!
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 29
Năng lực thành tố
Mã số
FI CI A
Chỉ số hành vi
OF
1.1. Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí. 1.2. Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ. 1.3. Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. 1.4. So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau 1.5. Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. 1.6. Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận. 1.7. Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân. 2.1. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất. 2.2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu 2.3. Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
VL 1.1. VL 1.2.
VL 1.3. VL 1.4. VL 1.5. VL 1.6. VL 1.7.
VL 2.1.
VL 2.2.
DẠ
Y
KÈ
M
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
QU Y
NH
ƠN
1. Nhận thức vật lí
L
Phụ lục 3: CẤU TRÚC NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
VL 2.3.
VL 2.4.
FI CI A
2.4. Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 30
VL 2.5
2.6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
VL 2.6.
QU Y
NH
ƠN
OF
2.5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
M
3. Đề 3.1. Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn. xuất và lựa chọn giải pháp 3.2. Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề tối ưu thực tiễn.
VL 3.2
3.3. Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.
VL 3.3
3.4. Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.
VL 3.4
KÈ Y DẠ
VL 3.1
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI CI A
Phụ lục 4: PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 31
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH
ƠN
OF
FI C
IA L
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community