7 minute read
Hình 1.5. Phân loại BTTN Vật lí
from BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” VẬT LÍ 12
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL BTTN vật lí vừa có những ưu thế của TN vật lí về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, vừa phát huy những ưu điểm của bài tập vật lí. BTTN có thể sử dụng trong những hình thức dạy học như giờ luyện tập giải bài tập vật lí, TN và quan sát tự lực ở nhà của HS, TN và quan sát của HS ở phòng TN, trong các buổi dạ hội, dã ngoại học tập. Giờ học bài tập có sử dụng BTTN cần quán triệt một số yêu cầu sau: - HS phải được chuẩn bị ở nhà những TN và quan sát có liên quan. - Hoạt động nhận thức của HS phải hoạt động tích cực và được thể hiện ở mức độ cao. HS trình bày bài giải của mình bằng lời hoặc bằng bài viết hoặc có thể tiến hành những TN cần thiết. GV đánh giá sản phẩm của HS một cách công khai. - Các BTTN được chọn giải trong giờ lên lớp bài tập có thể là sự mở rộng, nâng cao, phức tạp hóa một bài tập định tính hoặc định lượng thông thường. * Phương pháp tiến hành giờ lên lớp bài tập vật lí theo hướng bồi dưỡng NLTN: (1) Công tác chuẩn bị: Cho HS các bài tập về nhà. Cần lựa chọn các bài tập BTTN sao cho thỏa mãn yêu cầu sau:
Advertisement
BTTN vật lí BTTN định tính BTTN định lượng Làm TN, quan sát, mô tả và giải thích. Thiết kế PATN Đo lường các đại lượng vật lí. Thiết kế, minh họa định lượng vật lí. 1. Điều gì sẽ xảy ra nếu…? 2. Tại sao lại xảy ra như vậy? 1. Làm thế nào để đo được…với các thiết bị…? 2. Nêu các phương án đo…với các thiết bị… Ba mức độ MĐ1. Cung cấp thiết bị và hướng dẫn HS cách làm TN. Yêu cầu làm TN, đo đạc, tìm quy luật vật lí. MĐ2. Cung cấp thiết bị. Yêu cầu lập PATN, tìm quy luật, đo đạc. MĐ3. Yêu cầu HS lựa chọn thiết bị, lập PATN, làm TN, đo đạc, tìm quy luật hoặc chứng minh một quy luật vật lí nào đó. Hình 1.5. Phân loại BTTN vật lí
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL • Liên hệ chặt chẽ với lí thuyết cần củng cố, khắc sâu và mở rộng. • Các bài tập định lượng và định tính phải là cơ sở lí thuyết để giải BTTN. • Mang tính hấp dẫn, thực tế. Đặc biệt là BTTN phải có tính sáng tạo. • Chuẩn bị các thiết bị TN cần thiết. • Chuẩn bị các kế hoạch bài học (giáo án lên lớp). (2) Tiến hành bài học theo các kế hoạch đã chuẩn bị. (3) Đánh giá bài học. Điều chỉnh những bất hợp lí hoặc sửa đổi nếu cần thiết. Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị là bước quan trọng có tính quyết định, trong đó giáo án lên lớp là nội dung chủ yếu của công tác chuẩn bị. 1.2.2.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học (sáng chế kĩ thuật) có nội dung Vật lí [11, trang 195] 1.2.2.3.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong nhà trường THPT Hoạt động trải nghiệm * Mục đích Hoạt động trải nghiệm giúp HS vận dụng những kĩ năng, thái độ, tri thức đã học và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn. Hoạt động này giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chung của chương trình giáo dục, tập trung hình thành và phát triển các năng lực đặc thù như: - Năng lực tổ chức các hoạt động xã hội. - Năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống bản thân. - Năng lực tự nhận thức bản thân và tích cực hóa bản thân. - Năng lực lựa chọn nghề nghiệp và định hướng tương lai. * Nội dung hoạt động gồm có phần tự chọnvà bắt buộc, được thiết kế theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với tuyến tính hoặc tích hợp. Nội dung hoạt động được xây dựng thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để HS và nhà trường tổ chức thực hiện, lựa chọn một cách hiệu quả. * Hình thức và phương pháp tổ chức: tham quan, câu lạc bộ, thực địa, tình nguyện, diễn đàn, trò chơi, cắm trại, giao lưu, hội thảo, thực hành lao động, hoạt động xã hội,… * Đánh giá năng lực của HS từ hoạt động trải nghiệm chủ yếu bằng phương pháp
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL định tính thông qua quan sát hành vi và thái độ; hồ sơ hoạt động, bảng kiểm, tự luận,… Hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật * Mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong nhà trường phổ thông là khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học kĩ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất trung thực, chấp hành kỉ luật và pháp luật, tự tin, có tinh thần vượt khó,…; các năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học,… * Nội dung nghiên cứu khoa học kĩ thuật phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống như khoa học thực vật, khoa học động vật, hóa sinh, khoa học máy tính, vật lí và thiên văn học, khoa học môi trường,… * Phương pháp, hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật được tiến hành thông qua các đề tài, dự án học tập, công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật của một HS hay nhóm HS với sự giúp đỡ hướng dẫn của GV. * Đánh giá kết quả nghiên cứu cần tập trung vào khả năng sáng tạo, ý tưởng khoa học rõ ràng,… được cụ thể hóa thành các tiêu chí của các cuộc thi. 1.2.2.3.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học có nội dung vật lí bồi dưỡng năng lực chung và NLTN * Mục đích HS vận dụng kĩ năng, kiến thức về vật lí và kết hợp với kĩ năng, kiến thức khác để giải quyết vấn đề thực tiễn, giải thích và cải tạo thực tiễn, nâng cao cuộc sống thường ngày. * Nội dung HS được trải nghiệm thực tiễn các nghề có liên quan đến vật lí: thợ sữa chữa đồ điện gia dụng, thợ sữa chữa cơ khí, kĩ sư điện – điện tử, kĩ sư cơ khí – chế tạo máy, kĩ sư tự động hóa, kĩ thuật viên thiết bị y tế, cảnh sát môi trường, cảnh sát giao thông, y tế (bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, mắt; điều dưỡng viên), giáo dục (GV dạy vật lí),…HS được trực tiếp giải quyết vấn đề của thực tiễn: phát hiện vấn đề, đề xuất ý tưởng, thiết kế chế tạo thiết bị, máy móc cải tạo thực tiễn. * Hình thức HS tham gia các câu lạc bộ: thợ điện, thợ cơ khí, kĩ sư điện – điện tử, kĩ sư cơ
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khí, kĩ thuật viên thiết bị y tế, GV vật lí,… * Đánh giá - Năng lực giải quyết vấn đề, NLTN và năng lực sáng tạo. - Phẩm chất kiên nhẫn, trung thực, tinh thần trách nhiệm, tự chủ, tích cực, say mê, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật. - Phương pháp đánh giá: quan sát hồ sơ học tập, hành vi, sản phẩm hoạt động. 1.2.2.4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức thi, kiểm tra đánh giá NLTN của HS [11, trang 198] * Các công cụ và hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực HS Căn cứ vào mục tiêu đánh giá, có 02 loại đánh giá định hình và đánh giá tổng kết. Căn cứ vào quy mô và cách thức tổ chức đánh giá, có 2 hình thức đánh giá chính là đánh giá chính quy và đánh giá không chính quy. Đánh giá định hình (đánh giá quy trình) là đánh giá không chính quy, đánh giá tổng kết là đánh giá chính quy. Hình 1.6, biểu diễn các hình thức đánh giá trong giáo dục.