CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP NGỮ VĂN 9
PHẦN II. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
DẠ Y
KÈ
M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa → Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm) - Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ - Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con - Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần → Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa - Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm) Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm) Phần II (4 điểm) 1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến. 2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm) 3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà - Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm) - Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm) - Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm) - Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. - Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm) - Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm) → Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm) - Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm) Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 1 (Đề 2) Phần trắc nghiệm Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì? A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều B. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh C. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều? “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng C. Buồn nhớ người yêu D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều gì? A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch. C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. Câu 4: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? -- 260 --
Chuyên đề bài tập ngữ văn lớp 9 theo định hướng PTNL