4 minute read
Hình 2.2. Hình ảnh soi bột Bạch phục linh dưới kính hiển vi
- Nghiền các hạt bột bằng kim mũi mác cho tới khi đều trong nước. - Đậy lam kính lên trên giọt bột cần soi sao cho không đọng bọt khí. - Thấm nước thừa trên phiến kính bằng giấy thấm. - Đặt tiêu bản lên trên mâm kính cố định. - Soi kính bằng độ phóng đại 10x rồi 40x.
Hình 2.2. Hình ảnh soi bột Bạch phục linh dưới kính hiển vi 1. 2. Sợi nấm; 3. 4. Sợi nấm hình khối Định tính - Các phản ứng đặc trưng của Bạch phục linh: A. Lấy 1,0 g bột dược liệu, thêm 5 ml aceton (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 5 phút, thỉnh thoảng lắc, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thuỷ đến cạn. Hoà tan cặn trong 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm 1 giọt acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ nhạt, sau chuyển thành màu xanh. B. Nhỏ 1 giọt dung dịch iod- iodid (TT) lên bột dược liệu sẽ có màu đỏ
thẫm.
- Các phản ứng định tính phát hiện tạp chất : + Phản ứng phát hiện tinh bột: thêm dung dịch iod vào bột dược liệu đem thử, xuất hiện màu xanh lam hay xanh tím. Soi dưới kính hiển vi để xác định các dạng tinh bột thường gặp ( tinh bột sắn, tinh bột gạo…)
+ Phản ứng định tính phát hiện calci carbonat: A. Thêm 5ml dung dịch acid acetic loãng (TT) vào 0,1g bột dược liệu đem thử, có sủi bọt khí carbon dioxyd. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch calci hydroxyd(TT) sẽ xuất hiện kết tủa trắng, tủa tan trong acid hydrocloric 7 M (TT) quá thừa. B. Để yên dung dịch trên cho đến khi sủi bọt hết, thêm 2-3 giọt dung dịch amoni oxalat 4% (TT), phải xuất hiện tủa trắng, tủa này không tan dung dịch acid acetic 6 M, tan trong dung dịch acid hydrocloric loãng(TT) + Kiểm tra độ ẩm, tỷ lê vụn nát: •Độ ẩm : Không quá 12,0 % ( Phụ lục 9.6, 1g, 105 oC, 5 giờ). Sử dụng phương pháp sấy trong tủ sấy có áp suất thường : - Cân bì chén cân có nắp mài đã sấy ở nhiệt độ 105oC trong vòng 30
phút.
- Cân ngay vào bì 1g dược liệu (sai số không quá ± 10%). - Tiến hành làm khô trong điều kiện nhiệt độ 105oC trong tủ sấy có áp suất thường trong thời gian 5 giờ. - Cho chén cân vào bình hút ẩm đến khi nguội rồi cân. - Độ ẩm (X%) của dược liệu tính theo công thức: X% = (P – A)/P . 100 Trong đó: P là số gam mẫu dược liệu trước khi sấy A là số gam mẫu dược liệu sau khi sấy •Tỷ lệ vụn nát: Tỷ lệ qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: không
quá 5%
Cân 150g dược liệu đã được loại tạp chất. Rây qua rây 3,150mm. Cân toàn bộ dược liệu lọt qua rây. Xác định tỷ lệ vụn nát (x%) của dược liệu theo công thức:
x% = a/p.100
Trong đó: a là khối lượng dược liệu cân ban đầu p là khối lượng dược liệu lọt qua rây 2.2.2. Định lượng polysacchride dạng β-glucan trong Bạch phục linh: 2.2.2.1. Xây dựng phương pháp phân tích Nghiên cứu xây dựng phương pháp định lượng β-glucan trong Bạch phục linh bằng quang phổ hấp thụ UV-VIS: - Quy trình xử lý mẫu: xây dựng quy trình chiết mẫu, khử tạp chất. - Tiến hành phản ứng tạo màu: lựa chọn thuốc thử, khảo sát nồng độ thuốc thử, thời gian phản ứng, điều kiện phản ứng. - Xác định cực đại hấp thụ của dung dịch phân tích. - Xây dựng phương trình hồi quy: lựa chọn khoảng nồng độ tuyến tính, có mật độ quang nằm trong khoảng 0,2-0,8. Từ những khảo sát trên, xây dựng hoàn chỉnh quy trình. 2.2.2.2 Thẩm định phương pháp Phương pháp tiến hành gồm các tiêu chí: tính chọn lọc, khoảng nồng độ tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, giới hạn định lượng. Cân chính xác m (g) chất chuẩn D-glucose, pha thành các dung dịch có nồng độ thích hợp (trong dung môi nước) và tiến hành thẩm định: ► Tính chọn lọc: Chuẩn bị 4 mẫu dung dịch, mỗi mẫu làm song song 2 lần: - Mẫu 1: nước cất, tạo màu. - Mẫu 2: dung dịch D-glucose chuẩn, tạo màu. - Mẫu 3: dịch chiết Bạch phục linh . - Mẫu 4: dịch chiết Bạch phục linh, tạo màu. So sánh phổ đồ các mẫu phân tích. ► Khoảng nồng độ tuyến tính: