2 minute read

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN Qua quá trình thực nghiệm, đề tài đã thu được những kết quả sau: 1. Đã kiểm tra chất lượng của Bạch phục linh theo tiêu chuẩn của Dược Điển Việt Nam IV, kết quả là có 21/77 mẫu không đạt chiếm tỷ lệ 27,27%. Không có sự khác nhau giữa tỷ lệ mẫu đạt trong 2 đợt thu mẫu vào tháng 9/2013 và tháng 3/2014. 2. Đã xây dựng được quy trình và thẩm định phương pháp định lượng polysacchride dạng β-glucan trong Bạch phục linh: + Quy trình xử lý mẫu, chiết xuất: dược liệu làm mịn thành bột, chiết bằng NaOH 0,5N ở nhiệt độ 800C đến khi dịch chiết không hiện màu với thuốc thử phenol-sulfuric. Kết tủa hoạt chất bằng cồn 96o, rửa tủa nhiều lần bằng cồn 800 . + Xây dựng phương pháp định lượng β-glucan bằng quang phổ UVVIS với chất tạo màu là phenol-sulfuric. + Đã thẩm định phương pháp phân tích với các chỉ tiêu: tính chọn lọc, khoảng nồng độ tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, giới hạn định lượng. Kết quả cho thấy phương pháp đạt yêu cầu đối với phép phân tích định lượng. 3. Đã áp dụng phương pháp xây dựng để định lượng β-glucan trong 56 mẫu dược liệu Bạch phục linh ,kết quả cho thấy: có 23/56 mẫu đạt tiêu chuẩn về nồng độ hàm lượng β-glucan (tỷ lệ 41,07%). Vậy có 23/77 mẫu đạt tiêu chuẩn về Dược Điển Việt nam IV và tiêu chuẩn về hàm lượng hoạt chất β-glucan, chiếm tỷ lệ 29,87%.

Advertisement

KIẾN NGHỊ Để có thể đánh giá thực trạng và quản lý chất lượng dược liệu Bạch phục linh, chúng tôi đề xuất một số vấn đề sau: - Tiếp tục kiểm tra chất lượng Bạch phục linh với số lượng mẫu lớn hơn để đánh giá toàn diện hơn. - Áp dụng phương pháp định lượng hoạt chất β-glucan trong Bạch phục linh đã xây dựng trong kiểm tra chất lượng đối với dược liệu Bạch phục linh - Khuyến nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát thị trường thuốc đông y nhằm ngăn chặn việc lưu hành dược liệu kém chất lượng, giả mạo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

This article is from: