1 minute read
Hình 4.1. Hình ảnh soi bột mẫu 6
hình dạng khác biệt so với mô tả sợi nấm của dược liệu Bạch phục linh. Ví dụ như mẫu số 6 khi soi bột thấy một số sợi nấm dạng hạt khá nhỏ và có kích thước khá đều nhau (khác với tiêu chuẩn của Dược Điển Việt Nam IV).
Hình 4.1. Hình ảnh soi bột mẫu 6 Nhận xét: Dựa vào đặc điểm của hình ảnh soi bột cũng như kết quả định tính phát hiện tinh bột của một số mẫu trong số các mẫu không đạt tiêu chuẩn của Dược Điển Việt Nam IV về soi bột, có thể kết luận các mẫu này có chứa tinh bột trong thành phần. Định tính, xác định tạp chất: - Sau khi tiến hành định tính xác định sự có mặt của tinh bột bằng dung dịch iod đối với 77 mẩu kết quả cho thấy chỉ có 2 mẫu có trộn lẫn tinh bột, tỷ lệ là khá thấp. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đó của của Vụ Y Dược cổ truyền vào năm 2012.[2] - Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi biết được trước đây dược liệu Bạch phục linh đến 80% được làm giả bằng calci carbonat [2],[5] nên đã tiến hành định tính xác định sự có mặt của calci carbonat trong Dược liệu. Kết quả chỉ có 2 mẫu dược liệu xác định có chứa calci carbonat. Kết quả này cho thấy tỷ lệ làm giả dược liệu bằng cách trộn calci carbonat trên địa bàn thành phố Huế là thấp. So sánh chất lượng dược liệu được thu vào hai thời điểm khác nhau (tháng 9/2013 và tháng 3/2014) Kết quả thử bằng test thống kê χ2 cho thấy không có sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết (nhiệt độ và độ ẩm) đối với chất lượng của Bạch phục linh trong quá trình bảo quản tại các địa điểm được thu mẫu.
Advertisement