1 minute read
Hình 1.5. Làng lụa Mã Châu Quảng Nam
from NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH CHẤT MÀU THIÊN NHIÊN TỪ LÁ BÀNG KHÔ VÀ ỨNG DỤNG NHUỘM VẢI TƠ TẰM Ở QUẢNG NAM
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL mặc dù thường xuyên bị lụt lội, nhưng lại được phù sa bồi đắp hàng năm rất thích hợp với việc trồng cây dâu, cư dân vùng đất này đã nuôi tằm ươm tơ để bán cho các làng dệt ở đồng bằng, trong đó chủ yếu là ở Duy Xuyên. Nghề ươm tơ dệt lụa ở các làng Đông Yên, Thi Lai (Duy Trinh, Duy Xuyên) ra đời từ thế kỷ 16, gắn liền với sự tích Bà chúa Tàm tang Đoàn Quý Phi và thế tử Nguyễn Phúc Loan. Làng dệt lụa Mã Châu hình thành từ thế kỷ 15, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, sản phẩm lụa Mã Châu đã nổi tiếng từ bao đời nay. Làng tơ lụa Mã Châu từng được xem như “thủ phủ dâu tằm” xứ Quảng, chuyên cung cấp lụa cho vua chúa, giới quý tộc. Thời hưng thịnh, Mã Châu có đến 2000 ha đất trồng dâu nuôi tằm lụa và với hơn 4000 khung cửi đưa thoi đêm ngày. Các công việc trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ gia đình theo phương thức thủ công. Khi xứ Đàng Trong – Việt Nam mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Trải qua bao biến động, thăng trầm, nghề dệt vẫn được truyền lưu giữ trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác [19] . Hình 1.5. Làng lụa Mã Châu Quảng Nam Có thời điểm Quảng Nam có đến hơn 2000 ha trồng dâu trải dài ven sông Thu Bồn, nhưng hiện nay chỉ còn 11 ha, tập trung tại một số xã của huyện Duy Xuyên như: Duy Hòa, Duy Châu, thị trấn Nam Phước, Duy Trinh với khoảng 30 hộ trồng.
Advertisement