6 minute read

Hình 1.7. Sản phẩm được làm từ chất liệu vải dệt nhuộm màu tự nhiên

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL hút ẩm, độ thoáng khí. Nghiên cứu đa dạng hóa màu sắc của sản phẩm nhuộm bằng chất màu chiết tách từ 4 loại thảo mộc bằng cách phối ghép nguyên liệu hoặc cầm màu để nâng cao độ bền màu [7]. Sự thành công của dự án còn phải kể đến là có thể chuyển giao công nghệ cho nông dân để sản xuất hàng thủ công, góp phần xoá đói, giảm nghèo, mang ý nghĩa an sinh xã hội rất cao. Ngoài ra, PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh còn thực hiện thành công dự án kết hợp với doanh nghiệp “Thay thế chất nhuộm hóa học bằng chất màu tự nhiên – Phương pháp sản xuất sạch và hiệu quả hơn” triển khai và đã nghiệm thu 2012 – 2013, với sự tài trợ của dự án Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), Công ty TNHH Dệt nhuộm Trung Thư – Hưng Yên đã phối hợp nghiên cứu áp dụng thành công công nghệ nhuộm vải bằng các chất màu tự nhiên thay thế chất nhuộm hóa học. Kết quả dự án phần nào khẳng định sự thành công của công nghệ nhuộm vật liệu dệt bằng chất màu tự nhiên thân thiện môi trường, giảm thiểu hiện tượng ô nhiễm môi trường. Hình 1.7. Sản phẩm được làm từ chất liệu vải dệt nhuộm màu tự nhiên Năm 2011, nhóm nghiên cứu đề tài thuộc khoa Sinh học trường Đại học Đà Lạt cũng đã tiến hành đề tài “Điều tra, khảo sát các loài cây cho chất nhuộm tự nhiên ở Lâm Đồng và khả năng ứng dụng của nó trong ngành nhuộm dệt vải thổ cẩm của đồng bào Dân tộc thiểu số bản địa” đã được Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá cao về ý nghĩa và hiệu quả kinh tế; tuy nhiên kết quả cũng chỉ mới dừng lại ở những khảo sát ban đầu. Bên cạnh những nghiên cứu đã đề cập, hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vẫn duy trì truyền thống nhuộm vải bằng một số loại chất màu

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tự nhiên như củ nâu, chàm …; người dân An Giang vẫn còn dùng quả mặc nưa để nhuộm vải tơ tằm và vải polyamide; công ty lụa Mã Châu – Quảng nam dùng nụ hoa hòe, hạt điều và các nguyên liệu khác để nhuộm màu cho vải tơ tằm. Tuy nhiên công nghệ nhuộm truyền thống mất rất nhiều thời gian, chỉ mang tính chất thủ công, khó sản xuất đại trà, sản phẩm nhuộm không đảm bảo các chỉ tiêu về độ bền màu. 1.4.3. Nhuộm tơ tằm bằng chất màu tự nhiên a) Sơ lược về cấu trúc tơ tằm Tơ tằm hay còn được gọi là lụa, là một trong những loại xơ sợi được con người biết đến sớm nhất [8]. Tơ tằm có cấu trúc mặt cắt ngang không đồng đều, là một loại sợi tơ mảnh và dài gồm 2 sợi fibroin nằm sóng đôi nhau, được bao bọc bởi một lớp keo gọi là sericin. Trên kính hiển vi cho thấy cấu tạo của tơ tằm. Sợi fibroin bao gồm các bó xơ (fibrillar bundle nằm dọc theo trục sợi, có chiều ngang 100nm, chiều dài khoảng 250 nm. Giữa các bó xơ có nhiều chỗ trống. Các vi xơ (microfibril nằm trong bó gồm 20 ÷ 30 đại phân tử fibroin có bề ngang 10 nm, chúng xếp thành từng lớp tinh thể. b) Nhuộm tơ tằm bằng chất màu tự nhiên Việc đạt được các tính chất đồng đều màu trong quá trình nhuộm vải sợi rất quan trọng. Bất kỳ quy trình nhuộm nào, đặc biệt là nhuộm thuốc nhuộm tự nhiên, không chỉ có hóa chất hay thiết bị là yếu tố quyết định mà khả năng nhuộm trên vật liệu nền cần phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để tránh bất lợi cho những giai đoạn nhuộm tiếp theo. Khả năng phân tán hay hấp phụ của thuốc nhuộm còn phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc hóa học, tính chất vật lý của cấu trúc xơ sợi và khả năng dịch chuyển của nó trước và trong suốt quá trình nhuộm (Burdett, 1975) [14] . Mặt khác, vấn đề kiểm soát quy trình nhuộm bằng thuốc nhuộm tự nhiên cũng cần phải quan tâm đến các thông số công nghệ: Hầu hết các thuốc nhuộm tự nhiên cần chuẩn bị dịch chiết từ thực vật và chất cầm màu vô cơ để đạt độ bền màu ổn định. Chiết xuất thuốc nhuộm, tức là, sử dụng nhiều loại nguyên liệu tự nhiên hơn, màu sắc cần sâu hơn và đa dạng hơn.

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Chất cầm màu vô cơ (muối kim loại luôn được sử dụng với tỷ lệ tương ứng, sử dụng ít hơn cho một màu nhạt, nhưng không bao giờ sử dụng thêm vì quá nhiều kim loại có thể gây tổn hại cho sợi, đặc biệt là tơ tằm. Tất cả các công thức đều phải được tính toán theo tỷ lệ nhất định. Thời gian – nhiệt độ – nồng độ là các biến liên quan đến bất kỳ phản ứng hóa học. Nhiệt độ cao có nghĩa là cần giảm thời gian nhuộm, cũng như nồng độ cao của thuốc nhuộm cần phải duy trì thời gian nhuộm dài hơn. Chuẩn bị vật liệu dệt phù hợp với thiết bị và điều kiện nhuộm [15] . Chất màu tự nhiên nhuộm trên tơ tằm cho ánh màu không tươi, nhưng có thể cho độ sâu màu trên các sản phẩm như tơ tằm tuytxo, các sản phẩm thứ phẩm của tơ tằm và các sản phẩm dệt khác. Các loại thuốc nhuộm này thường yêu cầu phải sử dụng chất cầm màu để tăng độ bền màu sau nhuộm. Một số loại thuốc nhuộm tự nhiên cho màu tươi và đạt độ bền ướt cao, mặc dù một số loại chất cầm màu có thể gây tổn hại tơ tằm. Dãy những màu tự nhiên được chiết từ những thành phần phức tạp từ cây, cỏ, hoa, lá của các loại cây trồng khác nhau cũng cho màu sắc tốt tương tự màu từ các loại côn trùng và vỏ sò. Tính đặc trưng của những loại thuốc nhuộm tự nhiên này có thể một phần là do sự có mặt của tannin được xem như là đóng vai trò chất cầm màu. Các chất hỗ trợ thêm cho những quy trình nhuộm chất màu tự nhiên là acetic acid để trung hòa hàm lương Calcium có trong nước, bột của citric acid để tăng độ sang cho màu nhuộm khi sử dụng kết hợp chất cầm màu và Na2SO4 để kiểm soát quy trình nhuộm [14] . 1.5. TỔNG QUAN VỀ LÁ BÀNG 1.5.1. Sơ lược về lá bàng Bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Lá to, dài khoảng 15 –25 cm và rộng 10 – 14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin. Bàng được trồng

This article is from: