6 minute read

Hình 1.6. Nước thải ngành dệt nhuộm

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hiện mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn chất nhuộm màu chủ yếu là chất màu hóa học tổng hợp từ Trung Quốc, Hàn Quốc…trong đó, khoảng 50% bằng con đường không chính thức. Có khoảng 150 loại màu nhuộm vải đang được bán trên thị trường hiện nay là màu azoic, được sản xuất từ các chất có thể gây ung thư như aromatic amines. Theo PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh - giảng viên khoa Dệt May - Thời trang (ĐH Bách khoa HN) thì sự liên kết giữa màu nhuộm với sợi là sự liên kết không bền chắc, nên vải có độ bền màu giới hạn. Đặc biệt, khi có lỗi xảy ra trong quy trình nhuộm, như nhuộm quá màu hoặc sai loại sợi ... sẽ dẫn đến tình trạng giải phóng chất màu ra ngoài. Với khả năng hoà tan trong dầu, các chất dẫn có sẵn màu có thể thẩm thấu qua da người. Khi các hợp chất này thâm nhập vào cơ thể, chúng bị phân huỷ trong hệ trao đổi chất của cơ thể và chất aromatic amines nguyên thuỷ sẽ hình thành. Quy trình phân huỷ chất này có thể xảy ra trong đường ruột, gan hay ngay trên bề mặt da, làm tổn hại đến sức khoẻ, thậm chí nguy hại đến cả tính mạng người sử dụng [21] . Bên cạnh đó, công nghiệp dệt, nhuộm của nước ta đang sử dụng một lượng nước rất lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất, đồng thời xả ra môi trường một lượng nước thải bình quân từ 12 – 300 m3/tấn vải. Trong đó nguồn ô nhiễm chính là từ công đoạn dệt, nhuộm, nấu tẩy. Theo kết quả phân tích nước thải ở làng nghề dệt, nhuộm Vạn Phúc (Hà Nội) của Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (Bộ Tư lệnh Hoá học), nhiều chỉ số của các chất độc hại cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Hình 1.6. Nước thải ngành dệt nhuộm

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Trước tình trạng báo động vềnguy cơ ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp

Advertisement

dệt, nhuộm thì việc tìm ra công nghệ dùng lá cây, vỏ cây, các nguyên liệu thiên nhiên ... để nhuộm vải sợi bông và lụa tơ tằm, thay thế công nghệ nhuộm hiện tại với nhiều hoá chất độc hại là hướng đi phù hợp với chiến lược sản xuất xanh và sạch hơn, cần được đầu tư nghiên cứu.

1.4. SỬ DỤNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN TRONG DIỆT NHUỘM 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong nhiều thập kỷ qua, những công trình nghiên cứu về quá trình trích ly hay tách chiết hợp chất màu tự nhiên và cô lập định danh từng hợp chất riêng lẻ được nghiên cứu rất nhiều [8], [22]. Trong đó, cũng có một số công bố về việc sử dụng mô hình thực nghiệm và tối ưu hóa mô hình vào trong quá trình tách chiết chất màu tự nhiên đơn lẻ [8], [10]. Tuy nhiên vấn đề trích ly chất màu tự nhiên ứng dụng trong công nghệ nhuộm lại mang một ý nghĩa ứng dụng khác; không cô lập hợp chất đơn lẻ mà sử dụng hỗn hợp dịch chiết nhuộm cho các loại vật liệu vải sợi khác nhau.

Những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu quy trình nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm mà chủ yếu tập trung vào chất màu trích ly từ thực vật. Sự đa dạng của hệ thực vật trên thế giới đã tạo nhiều gam màu đa dạng cho các công trình nghiên cứu về công nghệ này. Vào năm 1994 nhóm nghiên cứu của C. Mahidol đã bắt đầu nghiên cứu hoạt tính sinh học của các loại cây trồng tự nhiên ở Thái Lan [9]; năm 2012 Supaluk Teppanrin và các cộng sự nghiên cứu khả năng nhuộm màu trên vải cotton, tơ tằm và vải tơ tằm bằng dịch chiết từ hạt đậu Marind …

[12]

Từ năm 2000 đến 2014, có khá nhiều công trình nghiên cứu về khả năng nhuộm vật liệu dệt của dịch chiết từ vỏ măng cụt đã được công bố ở một số bài báo của các truờng đại học hoặc các viện nghiên cứu chủ yếu ở Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ và Úc. Một số bài báo tập trung nghiên cứu quy trình nhuộm trên các loại vật liệu cotton, tơ tằm, len đã được công bố [11] .

Trong những năm qua, có một số công trình nghiên cứu về khả năng nhuộm vật liệu dệt của dịch chiết từ thiên công bố ở một số bài báo của các trường đại học hoặc

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL các viện nghiên cứu chủ yếu ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Các bài báo tập trung nghiên cứu quy trình nhuộm trên tơ tằm đã được công bố. Nghiên cứu này đã phân tích việc sử dụng dịch chiết thiên nhiên để nhuộm vải, kết quả màu sắc và độ bền của vải lụa nhuộm. Thành phần sắc tố trên vải lụa và tái sử dụng dịch chiết này cũng đã được nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng vải lụa nhuộm có khả năng bền giặt, bền ma sát và thấm mồ hôi tốt. Những kết quả này chứng minh rằng dịch chiết từ nguyên liệu thiên nhiên là một thuốc nhuộm tự nhiên hiệu quả [13] . 1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, các trường đại học và các viện nghiên cứu cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về công nghệ nhuộm vải bằng chất màu tự nhiên từ nhiều loại thực vật khác nhau. Tuy nhiên, các ý tưởng và xu hướng nghiên cứu này chủ yếu là vẫn dựa trên các công trình nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh, khoa Công nghệ Dệt may và Thời trang, Đại học Bách Khoa Hà Nội. PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh đã tìm ra công nghệ nhuộm vải cotton và lụa tơ tằm bằng lá bàng, lá xà cừ, củ nâu, lá trầu không, chàm, lá thiên lý, lá tre, á găng, ngải cứu, lá bạch đàn, lá chè, lá hồng xiêm, vỏ cây xà cừ, chè, cây lá móng, cây xà cừ, nghệ, bạch đàn, sapoche… Là chuyên gia hóa nhuộm, bằng đam mê khoa học PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh đã bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực này từ năm 1996, đến nay Bà đã chủ nhiệm rất nhiều đề tài, dự án về công nghệ nhuộm vật liệu dệt bằng chất màu tự nhiên. Trong đó, phải kể đến đề tài Nghị định thư hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Áo: “Nghiên cứu khả năng sử dụng chất màu tự nhiên để nhuộm vải bông và tơ tằm, thiết lập quy trình công nghệ và triển khai ứng dụng cho một số cơ sở làng nghề dệt nhuộm”. Trong dự án này PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh đã nghiên cứu thành phần và bản chất của các loại chất màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ đó xây dựng, lựa chọn và tối ưu hóa các quá trình tách chiết chất màu với các thông số công nghệ phù hợp; đã xây dựng quy trình nhuộm bằng chất màu chiết tách từ lá chè, lá bàng, lá xà cừ và hạt điều màu cho vải bông và vải tơ tằm; nghiên cứu các biện pháp xử lý sau nhuộm nâng cao độ bền màu của sản phẩm. Khẳng định độ bền màu cũng như một số tính chất ưu việt của sản phẩm nhuộm màu từ 4 loại thảo mộc như khả năng chống nhàu, khả năng

This article is from: