PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU
vectorstock.com/24597468
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU THUỐC DÒI (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn) (ĐÀO NHẬT THANH – 175836) WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ BỘ MÔN DƯỢC LIỆU – THỰC VẬT DƯỢC
OF F
IC
––––––
IA L
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Phương pháp nghiên cứu dược liệu
NH ƠN
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU THUỐC DÒI
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Pouzolzia zeylanica (L.) Benn
Khoa
:Dược
Người thực hiện
:Đào Nhật Thanh
MSSV
:175836
Lớp
:DH17DUO03
Nhóm thực hành
:10
CẦN THƠ – 2022
LỜI CẢM ƠN
IA L
IC
Để có những kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy (Cô) trong Khoa Dược của Trường Đại học Nam Cần Thơ, những người đã dìu dắt và truyền đạt kiến thức quý báo trong suốt thời gian em học tập tại trường. Và trên hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
OF F
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Thái Thị Cẩm giảng viên môn Dược Liệu Khoa Dược – Trường Đại học Nam Cần Thơ, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tốt chuyên đề nghiên cứu này.
NH ƠN
Và em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Linh Em giảng viên môn thực hành Phương pháp nghiên cứu dược liệu, người cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cũng như góp ý kiến của mình trong suốt quá trình chúng em làm thực hành nghiên cứu dược liệu để chúng em hoàn thiện tốt bài nghiên cứu về đề tài này. Và em xin gửi lời cảm ơn đến tất các Thầy (Cô) trong khoa Dược Trường Đại học Nam Cần Thơ, nơi em thực tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tiếp đến, em muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè trong lớp và ngoài lớp nói chung và các bạn chung nhóm thực hành của em nói riêng. Cảm ơn bạn Võ Ngọc Trâm, bạn Hồ Minh Trưởng và bạn Mã Ngọc Thanh. Đã cùng nhau làm bài nghiên cứu, tìm tòi và khám phá ra được hình ảnh đẹp khi làm nghiên cứu, làm cho bài báo cáo của nhóm trở nên hoàn thiện và chu đáo hơn.
QU Y
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình của em, là nơi làm điểm tựa, luôn ủng hộ em trong suốt thời gian em làm bài nghiên cứu này.
M
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, với vốn kiến thức hạn hẹp cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm cần phải bổ sung và hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy (Cô) cùng các giảng viên khoa Dược về đề tài nghiên cứu này của em.
KÈ
Em xin trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 31 tháng 03 năm 2022.
DẠ
Y
Người thực hiện
Đào Nhật Thanh
i
MỤC LỤC
IA L
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
IC
MỤC LỤC............................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... v
OF F
DANH MỤC CÁC B ẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................3
NH ƠN
1. Tổng quan về thực vật học ...........................................................................3 1.1. Tên gọi ........................................................................................................3 1.2. Nguồn gốc, xuất xứ ...................................................................................3 1.3. Phân loại thực vật ......................................................................................3 1.4. Mô tả chung................................................................................................4 1.5. Bộ phận dùng .............................................................................................4
QU Y
1.6. Phân bố và sinh thái ..................................................................................4 1.7. Thu hái, chế biến, bảo quản......................................................................5 2. Thành phần hoá học của cây thuốc dòi .....................................................5 3. Tác dụng dược lý của cây thuốc dòi ...........................................................8 3.1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.........................................................8
M
3.2. Tác dụng kháng viêm ................................................................................8 3.3. Tác dụng chống oxy hóa ...........................................................................9
KÈ
3.4. Tác dụng tăng cường miễn dịch...............................................................9 3.5. Tác dụng hạ đường huyết .........................................................................9
DẠ
Y
3.6. Tác dụng kháng ung thư ...........................................................................9 3.7. Tác dụng lợi tiểu ..................................................................................... 10 3.8. Tác dụng kích thích vị giác, tăng cường chuyển hóa đạm ................ 10
4. Công dụng của cây thuốc dòi .................................................................... 10 4.1. Dùng làm thuốc....................................................................................... 10 ii
4.2. Dùng làm rau ........................................................................................... 10
IA L
5. Liều dùng của thuốc dòi ............................................................................. 10 6. Tính vị và quy kinh của cây thuốc dòi .................................................... 10 7. Tương kỵ ....................................................................................................... 11
IC
8. Các bài thuốc dân gian sử dụng cây thuốc dòi ..................................... 11 9. Các chế phẩm từ cây thuốc dòi có mặt ngoài thị trường hiện nay ... 11
OF F
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 16 1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 16 2. Dung môi hoá chất và trang thiết bị........................................................ 16 2.1. Kiểm nghiệm bằng phương pháp vi học.............................................. 17
NH ƠN
2.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật ............................................. 17 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 19 3.1. Vi phẫu lá, thân, rễ của cây thuốc dòi .................................................. 19 3.2. Kỹ thuật bóc tách biểu bì ....................................................................... 20 3.3. Khảo sát bột dược liệu cây thuốc dòi ................................................... 21 3.4. Phương pháp sắc ký lớp mỏng .............................................................. 22
QU Y
3.5. Phương pháp phân tích thành phần hoá thực vật ................................ 24 4. Phân tích thành phần hóa học [12].......................................................... 25 4.1. Chuẩn bị dịch chiết ................................................................................. 25 4.2. Xác định các nhóm hợp chất ................................................................. 26 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 37
M
1. Mô tả đặc điểm thực vật: ........................................................................... 37
KÈ
2. Kỹ thuật bóc tách biểu bì ........................................................................... 40 3. Đặc điểm vi phẫu ......................................................................................... 41 3.1. Vi phẫu thân ............................................................................................ 41
DẠ
Y
3.2. Vi phẫu lá thuốc dòi ............................................................................... 42 3.3. Vi phẫu rễ ................................................................................................ 44
4. Đặc điểm bột dược liệu............................................................................... 45 4.1. Toàn cây dược liệu thuốc dòi ................................................................ 45 4.2. Soi bột lá thuốc dòi................................................................................. 46 iii
4.3. Soi bột thân thuốc dòi ............................................................................ 47
IA L
4.4. Soi bột rễ thuốc dòi ................................................................................ 49 5. Hình vẽ dược liệu thuốc dòi ...................................................................... 50 5.1. Hình vẽ vi phẫu bóc tách biểu bì .......................................................... 50
IC
5.2. Hình vẽ vi phẫu lá................................................................................... 51 5.3. Hình vẽ vi phẫu thân .............................................................................. 51
OF F
5.5. Hình vẽ vi phẫu rễ .................................................................................. 52 6. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật............................................... 52 6.1. Xác định các chất tan trong dịch chiết ether ....................................... 52 6.2. Xác định các nhóm hợp chất tan trong dịch chiết cồn ....................... 56
NH ƠN
6.3. Xác định các chất tan trong dịch chiết nước ....................................... 60 7. Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học dược liệu thuốc dòi............ .......................................................................................................................... 64 8. Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng ............................................... 67 CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU ..................................... 69 1. Định nghĩa ..................................................................................................... 69 2. Đặc điểm cảm quan ..................................................................................... 69
QU Y
3. Đặc điểm vi học ............................................................................................ 69 3.1. Vi phẫu thân ............................................................................................ 69 3.2. Vi phẫu lá................................................................................................. 69 3.3. Vi phẫu rễ ................................................................................................ 70
M
4. Định tính ........................................................................................................ 70 5. Chế biến ......................................................................................................... 71
KÈ
6. Nội dung khác: ............................................................................................. 71
CHƯƠNG V: NHẬN XÉT .............................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 73
DẠ
Y
NHẬN XÉT CỦA G IẢNG VIÊN .................................................................................. 76
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
IA L
Nghĩa tiếng Việt
Từ tiếng Anh
Số thứ tự
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
m
Mét
cm
Centimét
OF F
IC
STT
g
Gam
ml hoặc mL
Mililít
Thuốc thử
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
TT
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
IA L
Bảng 1.1 Một số chất phân lập từ Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. [9], [14]. .............. 7 Bảng 2.1. Bảng dụng cụ và dung môi hoá chất cần thiết trong thí nghiệm ............... 17
IC
Bảng 2.2. Dung môi hóa chất cần thiết trong thí nghiệm. ........................................... 18 Bảng 2.3. Dụng cụ và thiết bị cần thiết trong thí nghiệm. ........................................... 18
OF F
Bảng 2.4. Bảng phân tích thành phần hoá thực vật ...................................................... 25
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
Bảng 3.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học dươc liệu thuốc dòi ............ 64
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
IA L
Hình 1.1. Cây thuốc dòi - Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. ............................................ 3 Hình 1.2. Đặc điểm cây thuốc dòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. [3]........................ 4
IC
Hình 1.3. 5-metoxy-4’-hydroxy-2”,2”-dimetylpyrano(3”,4”,7,8) isoflavon. .............. 6 Hình 1.4. Công thức 7β-hydroxy-3-oxo-28-dodecyl friedelan-28-oat. [23]. .............. 8
OF F
Hình 1.5. Eugica Sirô sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược Hậu Giang. .................... 12 Hình 2.1. Cây thuốc dòi - Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. .......................................... 16 Hình 2.2. Các dụng cụ cần thiết trong thí nghiệm. ....................................................... 16 Hình 2.3. Đèn UV sử dụng trong chấm sắc ký lớp mỏng. ........................................... 23
NH ƠN
Sơ đồ 2.1 Phương pháp chiết xuất dược liệu cây thuốc dòi. ....................................... 24 Hình 3.1. Ảnh chụp toàn cây thuốc dòi (ảnh thực tế)................................................... 37 Hình 3.2. Ảnh chụp lá cây thuốc dòi (ảnh thực tế). ...................................................... 38 Hình 3.3. Ảnh chụp hoa cây thuốc dòi (ảnh thực tế). ................................................... 39 Hình 3.4. Ảnh chụp rễ cây thuốc dòi (ảnh thực tế)....................................................... 39 Hình 3.5. Bóc tách biểu bì lá cây thuốc dòi (40x). ....................................................... 40
QU Y
Hình 3.6. Các cấu tử trong bóc tách biểu bì lá cây thuốc dòi...................................... 40 Hình 3.7. Vi phẫu thân cây thuốc dòi (4x)..................................................................... 41 Hình 3.8. Vi phẫu thân cây thuốc dòi (10x). ................................................................. 41 Hình 3.9. Vi phẫu thân cây thuốc dòi (40x). ................................................................. 42 Hình 3.10. Vi phẫu lá cây thuốc dòi (10x)..................................................................... 42
M
Hình 3.11. Vi phẫu lá cây thuốc dòi (10x)..................................................................... 42
KÈ
Hình 3.12. Vi phẫu phiến lá cây thuốc dòi (40x). ......................................................... 43 Hình 3.13. Vi phẫu gân lá cây thuốc dòi (40x). ............................................................ 43 Hình 3.14. Vi phẫu cuốn lá cây thuốc dòi...................................................................... 43 Hình 3.15. Vi phẫu cuống lá cây thuốc dòi (40x). ........................................................ 44
Y
Hình 3.16. Vi phẫu rễ cây thuốc dòi. .............................................................................. 44
DẠ
Hình 3.17. Vi phẫu rễ cây thuốc dòi (40x). ................................................................... 45 Hình 3.18. Hình toàn cây dược liệu thuốc dòi. ............................................................. 46 Hình 3.19. Hình lá dược liệu cây thuốc dòi. .................................................................. 46 vii
Hình 3.20. Soi bột lá dược liệu cây thuốc dòi (40x)..................................................... 47
IA L
Hình 3.21. Hình thân dược liệu cây thuốc dòi. ............................................................. 48 Hình 3.22. Soi bột thân dược liệu cây thuốc dòi (40x). ............................................... 49 Hình 3.23. Hình rễ dược liệu cây thuốc dòi................................................................... 49
IC
Hình 3.24. Soi bột rễ dược liệu cây thuốc dòi (40x). ................................................... 50 Hình 3.25 Hình vẽ tay vi phẫu bóc tách biểu bì. ........................................................... 50
OF F
Hình 3.26. Hình vẽ tay vi phẫu cuống lá dược liệu cây thuốc dòi.............................. 51 Hình 3.27. Hình vẽ tay vi phẫu gân lá và phiến lá dược liệu cây thuốc dòi. ............. 51 Hình 3.28. Hình vẽ tay vi phẫu thân dược liệu cây thuốc dòi. .................................... 51 Hình 3.29. Hình vẽ tay vi phẫu rễ dược liệu cây thuốc dòi. ........................................ 52
NH ƠN
Hình 3.30. Quy trình chiết xuất dịch chiết Ether. ......................................................... 52 Hình 3.31. Kết quả xác định tinh dầu. ............................................................................ 52 Hình 3.32. Kết quả xác định chất béo. ........................................................................... 53 Hình 3.33. Kết quả định tính carotenoid. ....................................................................... 53 Hình 3.34. Kết quả định tính triterpenoid. ..................................................................... 54 Hình 3.35. Kết quả định tính alkaloid. ........................................................................... 54
QU Y
Hình 3.36. Kết quả định tính coumarin. ......................................................................... 55 Hình 3.37. Kết quả định tính anthraquinon. .................................................................. 55 Hình 3.38. Kết quả định tính flavonoid.......................................................................... 55 Hình 3.39. Quy trình chiết xuất dịch chiết Cồn. ........................................................... 56 Hình 3.40. Kết quả đính tính alkaloid. ........................................................................... 56
M
Hình 3.41. Kết quả định tính coumarin. ......................................................................... 57
KÈ
Hình 3.42. Kết quả định tính glycosid tim..................................................................... 57 Hình 3.43. Kết quả định tính flavonoid.......................................................................... 57 Hình 3.44. Kết quả định tính anthocyanosid. ................................................................ 58 Hình 3.45. Kết quả định tính proanthocyanidin. ........................................................... 58
Y
Hình 3.46. Kết quả định tính tanin.................................................................................. 58
DẠ
Hình 3.47. Kết quả định tính saponin............................................................................. 59 Hình 3.48. Kết quả định tính các chất khử. ................................................................... 59 Hình 3.49. Kết quả định tính các acid hữu cơ. .............................................................. 59 viii
Hình 3.50. Quy trình chiết xuất dịch chiết Nước. ......................................................... 60
IA L
Hình 3.51. Quy trình chuẩn bị dung dịch acid để định tính alkaloid. ........................ 60 Hình 3.52. Kết quả định tính alkaloid. ........................................................................... 60 Hình 3.53. Kết quả định tính glycosid tim..................................................................... 61
IC
Hình 3.54. Kết quả định tính flvonoid............................................................................ 61 Hình 3.55. Kết quả định tính anthocyanosid. ................................................................ 61
OF F
Hình 3.56. Kết quả định tính proanthocyanidin. ........................................................... 62 Hình 3.57. Kết quả định tính tanin.................................................................................. 62 Hình 3.58. Kết quả định tính saponin............................................................................. 62 Hình 3.59. Kết quả định tính các chất khử. ................................................................... 63
NH ƠN
Hình 3.60. Kết quả định tính các acid hữu cơ. .............................................................. 63 Hình 3.61. Kết quả định tính hợp chất polyuronid. ...................................................... 63 Hình 3.62. Chuẩn bị mẫu thử chấm sắc ký lớp mỏng. ................................................. 67 Hình 3.63. Tiến hành chấm sắc ký, soi vết và chạy sắc ký sau khi chấm xong. ....... 67 Hình 3.64. Kết quả sau khi chạy sắc ký. ........................................................................ 68 Hình 3.65. Thuốc thử FeCl3............................................................................................. 68
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Hình 3.66. Kết quả bản mỏng xuất hiện các vết sau khi nhúng thuốc thử FeCl3. .... 68
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
IA L
OF F
IC
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng. Theo Viện Dược liệu, hiện nay Việt Nam đã xác định được 3.948 loài cây thuốc và phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian . Trong đó, cây thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica L. Benn) phát triển tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cây thuốc dòi được người dân trồng xen canh trong các vườn cây ăn trái và được bày bán tại các chợ truyền thống trong khu vực với giá thành rẻ. Thường cây thuốc dòi tươi được sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc nấu canh, hay xay làm nước uống hoặc nấu thành nước mát cùng với các nguyên liệu khác như lá dứa, mía lau, rễ tranh, râu bắp, mã đề.
NH ƠN
Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát; có tác dụng trị khát, tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu viêm, rút mủ. Cây có thể sử dụng ở dạng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng để sắc hay nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, và viêm họng với cách sử dụng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Có nơi cây thuốc dòi còn được sử dụng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa, lá được giã nát dùng chữa sâu răng . [1].
QU Y
Tuy nhiên, cho tới nay những nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của thuốc dòi còn hạn chế. Hầu như chưa có tiêu chuẩn đầy đủ nào để làm thước đo đánh giá chất lượng của dược liệu này. Mặt khác, với việc sử dụng nhầm lẫn dược liệu, giả mạo hay chiết bớt hoạt chất hiện nay, việc chúng ta phải xây dựng một tiêu chuẩn để định danh, chống nhầm lẫn và xác định hàm lượng các thành phần có tác dụng dược lý trong dược liệu là việc làm rất cần thiết, không những góp phần vào việc đẩy lùi các sai phạm đã kể ở trên, mà còn đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu ứng dụng làm thuốc hay sản xuất thuốc từ dược liệu thuốc dòi. [2].
KÈ
M
Vì vậy việc xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu là vấn đề hết sức cần thiết. Từ đó, nghiên cứu “Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu thuốc dòi” được thực hiện với các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát:
Y
Xây dựng tiêu chuần dược liệu thuốc dòi - Pouzolzia zeylanica L. Benn có ở Việt nam và được xây dựng bởi sinh viên trường Đại học Nam Cần Thơ.
DẠ
Mục tiêu cụ thể: 1. Khảo sát những đặc điểm và các yếu tố liên quan đến việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu thuốc dòi. 2. Tìm hiểu chi tiết về hình dạng, cách sử dụng, liều dùng, phân bố của thuốc dòi. 1
IA L
3. Nghiên cứu về các hoạt chất, hàm lượng, thành phần hoá học, dược lý, tác dụng chính của dược liệu đã được nghiên cứu trước đó.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
Từ những kết quả thu được qua bài nghiên cứu “xây dựng tiêu chuẩn thuốc dòi” này, chúng ta có thể thêm một số thông tin cần thiết cho nguồn tài liệu tham khảo, nhằm xây dựng một tiêu chuẩn hoàn chỉnh cho dược liệu thuốc dòi này.
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
OF F
IC
IA L
NH ƠN
Hình 1.1. Cây thuốc dòi - Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.
1. Tổng quan về thực vật học 1.1. Tên gọi
Tên thường gọi: thuốc dòi, bọ mắm. Tên gọi khác: cỏ dòi, thuốc giòi, đại kích biển, cây dòi ho,…v.v…. Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. Họ: thuộc họ Tầm ma hay còn gọi là Gai (Urticaceae).
KÈ
M
QU Y
Tên nước ngoài: - Tên tiếng Anh: Graceful pouzolzsbush. - Tên tiếng Pháp: Pouzolzie de Ceylan. - Tên tiếng Khmer: Toem tanhit jhnien, Kandab chhneang. - Tên tiếng Nga: Pouzolzia tseylonskaya. - Tên tiếng Sudan: Jukut krinching. - Tên tiếng Tamil: Kallurki. - Tên tiếng Telugu: Eddu. [2], [6]. 1.2. Nguồn gốc, xuất xứ
DẠ
Y
Cây thuốc dòi mọc hoang khắp nơi ở nước ta nhưng chưa thấy được nhân giống và trồng nhiều. Ở các nước bản địa trải dài dài từ Ấn Độ, bán đảo Đông Dương xuống Malaysia và quần đảo Philippin, cây thuốc dòi mọc bò lan trên đất ở những cánh đồng ẩm thấp. [6]. 1.3. Phân loại thực vật Theo hệ thống phân loại của tác giả Takhtajan (2009), dược liệu thuốc dòi được phân loại như sau: [2].
3
Giới: Plantae
IA L
Ngành: Spermatophyta Lớp: Magnoliopsida Phân lớp: Dilleniidae
Bộ: Urticales
OF F
Họ: Urticaceae
IC
Liên bộ: Malvanae
Chi: Pouzolzia
Loài: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.
QU Y
NH ƠN
1.4. Mô tả chung
Hình 1.2. Đặc điểm cây thuốc dòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. [3].
M
Thuốc dòi là loại cây thảo, sống lâu năm, mọc bò, cao 0,2 - 0,3 cm. Thân, cành mảnh, có 3 lông áp sát. Lá mọc so le, mép nguyên, hình mác - bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, dài 4 - 9 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, có 3 gân toả từ gốc, mặt trên đôi khi điểm những đốm trắng, mặt dưới có ít lông ở gân nổi rõ, cuống là ngắn có lông trắng; lá kèm hình dài nhọn.
KÈ
Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, đường kính 5 mm, không cuống gồm hoa đực, hoa cái hoặc hoa lưỡng tính, hoa nhỏ màu trắng; hoa đực có lông ngắn, 4 lá đài có lông ở lưng, 4 nhị, nhuỵ lép; hoa cái có bao hoa dạng túi, miệng khía răng có lông, bầu hình quả lê, có lông, với nhụy dài và mảnh.
DẠ
Y
Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím, có lông. Mùa hoa quả: từ tháng 7 đến tháng 9. [3], [6], [16].
1.5. Bộ phận dùng Toàn cây bao gồm: Thân, lá và rễ cây đều được sử dụng để làm thuốc.
1.6. Phân bố và sinh thái 4
IA L
Chi Pouzolzia Gaudich gồm nhiều loài thân thảo hoặc bụi nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có 6 loài, trong đó có cây thuốc dòi. Thuốc dòi phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và cả vùng núi. Còn thấy ở nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Lào, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan,…
OF F
IC
Thuốc dòi là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc lẫn với các loại cây cỏ khác ở trong vườn, ven đường đi và vùng nương rẫy. Cây con mọc từ hạt thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, mọc nhanh trong mùa hè, sau khi có hoa quả là tàn lụi. Thuốc dòi được coi như loài cỏ dại, có ảnh hưởng tới cây trồng. [3]. 1.7. Thu hái, chế biến, bảo quản
Thu hái: Cây thuốc dòi có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào cuối mùa khô. Thường thu hoạch phần thân cây trên mặt đất, rửa sạch trước khi dùng.
NH ƠN
Chế biến: Rửa sạch cây thuốc dòi trước khi dùng, toàn cây thường được chế biến thành thuốc chữa bệnh. - Dạng tươi: hái lấy đọt non làm rau ăn sống như các loại rau khác hoặc dùng để nấu canh ăn hằng ngày. - Dạng khô: thái hoặc cắt nhỏ, phơi khô sử dụng dần. Bảo quản: Bảo quản cây thuốc ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh nắng gắt. [4], [6].
2. Thành phần hoá học của cây thuốc dòi
QU Y
Mặc dù đã được sử dụng lâu đời để làm thuốc trị bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu về hóa học thực vật của thuốc dài còn khá hạn chế. Một số nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của alkaloid, tannin, flavonoid, glycosid tim.
DẠ
Y
KÈ
M
Trường Đại học Băng la đét là một trong những đơn vị đi đầu, phát triển nghiên cứu sớm về thành phần hóa thực vật của Pouzolzia zeylanica. Sayeed và cs. (2003) tại đây đã phân lập được một hợp chất isoflavon của Pouzolzia zeylanica từ cao cloroform được xác định bởi danh pháp 5-metoxy-4’-hydroxy-2”,2”-
5
dimetylpyrano(3”,4”,7,8) isoflavon. [28].
IA L
Hình 1.3. 5-metoxy-4’-hydroxy-2”,2”-dimetylpyrano(3”,4”,7,8) isoflavon.
1.
Phyllantin
2.
Metyl stearat
3.
β-sitosterol-3O-β-Dglucopyranosid
Công thức
NH ƠN
Danh pháp
Y
KÈ
M
QU Y
STT
OF F
IC
Từ lá cây tươi của Thuốc dòi Lê Thanh Thủy (2007) điều chế 4 loại cao: cao eter dầu hỏa, cao butanol, cao cloroform, cao nước. Sử dụng phương pháp sắc ký cột kết hợp sắc ký bản mỏng tác giả đã cô lập được sáu hợp chất: physanthin, metyl stearat, β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid, isovitexin, vitexin và quercetin. [9]. Một nghiên cứu tương tự được tiến hành tại trường Đại học Dược Quảng Đông vào năm 2013 cũng cho thấy trong Pouzolzia zeylanica có sự hiện diện của phylanthin, methyl-stearat, β-daucosterol, isovitexin, vitexin, quercetin và hai hợp chất cấu trúc norepinephrine lignan có tên pouzoligan A và pouzoligan B. [14].
Vitexin
DẠ
4.
6
6.
Quercetin
7.
Norlignan
IA L
Isovitexin
QU Y
NH ƠN
OF F
IC
5.
Bảng 1.1 Một số chất phân lập từ Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. [9], [14].
KÈ
M
Tiến hành chiết tách và phân lập bằng nhiều phương pháp, Fu và cs. (2012) đã xác định được 14 hợp chất tồn tại trong thuốc dòi: β-sitosterol; daucosterol; acid oleanolic; epicatechin; α-amyrin; eugenyl-β-rutinoside; 2-α, 3-α, 19-αtrihydroxyurs-12-en-28-oic; scopolin; scutelarein-7-O-α-L-rhamnoside; scopoletin; quercetin; quercetin-3-0-β-D-glucoside; apigenin; 2-α-hydroxyursolic acid. [15].
DẠ
Y
Mới đây, Sarma và cs. (2013) đã tiến hành xác định một hoạt chất mới thuộc nhóm friedelan triterpen ester mang tên 7β-hydroxy-3-oxo-28-dodecyl friedelan-28oat thu được từ dịch chiết ethyl acetat. Tác giả cũng phân lập và xác định lại friedelin, myricyl palmitale và myricyl alcol thu được từ dịch chiết butanol, là những hợp chất đã được công bố trước đó. [23].
7
IA L IC OF F
Hình 1.4. Công thức 7β-hydroxy-3-oxo-28-dodecyl friedelan-28-oat. [23].
NH ƠN
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu về hóa học thực vật trên Thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) còn rất hạn chế. Các hoạt chất có nhiều tài liệu đề cập đến có thể kể tới các flavonoid như: Vitexin, Isovitexin, Quercetin. Một số hoạt chất có cấu trúc triterpenoid, saponoid cũng được đề cập ở một đến hai nghiên cứu. [2].
3. Tác dụng dược lý của cây thuốc dòi 3.1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn
M
QU Y
Tại trường đại học Chitagong, Băng la đét nhiều nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết cồn Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. bằng phương pháp đĩa (cup-plate) cho thấy dịch chiết nồng độ 1 mg/ml cho hoạt tính kháng khuẩn trên cả vi khuẩn gram dương lẫn gram âm như: Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella và Salmonella typhi dysentariae. Đặc biệt là hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với Staphylococcus aureus và Escherichia coli. [22]. Tính kháng khuẩn trên 2 chủng này cũng đã được đề cập đến trong nghiên cứu của Lê Thanh Thủy (2007), tính chất này được thử trên các hoạt chất đã được phân lập từ Pouzolzia zeylanica là vixetin và isovixetin. [9].
Y
KÈ
Tính kháng lao được thể hiện ở dịch sắc thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) với long thảo dơi (Christia vespertillionis). Saha và cs. (2012) đã tiến hành thử hoạt tính kháng nấm của dịch chiết cồn thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) bằng phương pháp khuếch tán. Kết quả cho thấy khả năng ức chế tốt các dòng nấm với vùng ức chế từ 7-26 mm. Aspergillus niger là dòng nấm nhạy cảm nhất với dịch chiết này. [21].
DẠ
3.2. Tác dụng kháng viêm Thuốc dài (Pozolzia zeylanica (L.) Benn.) có khả năng kháng viêm tốt.
Các nghiên cứu từ trường Đại học Dược Quảng Đông cho thấy khả năng giảm khối áp xe gây ra bởi Staphylococcus aureus trên chuột. [17]. Cũng tại đây, 8
IA L
người ta tiến hành thử nghiệm tương tự trên những chuột bị loét da do Staphylococcus aureus. Thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) cho thấy khả năng giảm sưng, làm lành vết loét nhờ khả năng làm giảm Interleukin-1.[27]. Các dịch chiết từ Pozolzia zeylanica var. microphylla có tác dụng chống viêm và giảm đau đặc biệt ở các phân đoạn dịch chiết chloroform, n-butanol và nước. [26].
IC
Năm 2009, Hou Zhao Liang đã nhận được bằng phát minh điều trị viêm tủy xương từ dược liệu, trong đó có thuốc đòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.). [19].
OF F
3.3. Tác dụng chống oxy hóa
Li và cs. (2011) đã chiết xuất bằng nhiều dung môi trên Ponzolzia zeylanica như aceton, etyl acetat, ete dầu hỏa với hai trường hợp chiết xuất ở nhiệt độ thường và nhiệt độ lạnh. Nhóm tác giả đã chứng minh rằng, hoạt tính chống oxy hóa được thể hiện rõ trên dịch chiết etyl acetat, chiết xuất lạnh. Hoạt tính chống oxy hóa khá mạnh tỷ lệ với hàm lượng phenol toàn phần trong dịch chiết. [18].
NH ƠN
3.4. Tác dụng tăng cường miễn dịch
Trong nghiên cứu của Lê Minh Triết và cs. (2010) cho thấy các công thức phối hợp của các cao chiết từ các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Hoàng liên ô rô và Gừng có tác dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. [8]. 3.5. Tác dụng hạ đường huyết
KÈ
M
QU Y
Huan và cs. (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng dịch thuốc sắc của Pozolzia zeylanica trên mức đường huyết của chuột. Chuột được chia làm 2 đối tượng chuột bình thường (chứng âm) và chuột trên mô hình tiểu đường được tiêm streptozotocin và chế độ ăn giàu năng lượng. Các chuột trên mô hình tiểu đường được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 8 con: nhóm chứng dương, nhóm Metformin Hydrochloride, nhóm điều trị liều thấp, liều trung bình, liều cao Pozolzia zeylanica. [24]. Kiểm soát mức đường huyết trong và sau điều trị 10 ngày. Kết quả cho thấy mức đường huyết sau hai tuần điều trị của nhóm dùng liều thấp và trung bình Ponzolzia zeylanica giảm rõ rệt, đường huyết trở về mức không khác biệt so với nhóm chứng âm. Kết quả đường huyết không thay đổi có ý nghĩa thống kê ở 10 ngày sau khi ngưng điều trị. Từ những kết quả trên, các thành phần trong dịch chiết thuốc dòi có tiềm năng trong việc giảm mức đường huyết, và ít nhiều có khả năng duy trì mức đường huyết ổn định ở thời gian tương đối dài sau khi ngưng điều trị. [16].
Y
3.6. Tác dụng kháng ung thư
DẠ
Paul và cs. (2012) đã khảo sát khả năng gây độc tế bào của thuốc dòi trên đối tượng tôm nước mặn; kết quả cho thấy dịch chiết toàn phần của Pozolzia zeylanica (L.) Benn. có khả năng gây độc tế bào tốt với giá trị LC50 6,1 µg/ml, giá trị LC90 là 12.2 µg/ml. Nghiên cứu bước đầu gợi ý đến tiềm năng phát triển các thuốc kháng 9
IA L
ung thư mới. [20]. Khả năng chống lại tế bào ung thư cũng được đề cập khi phối hợp thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) với công chúa lá rộng (Cananga latifolia). [2]. 3.7. Tác dụng lợi tiểu
IC
Tác dụng lợi tiểu được ứng dụng từ lâu đời theo kinh nghiệm dân gian. Tác dụng này được nhắc đến nhiều trong các sách về Đông y và dược liệu. [3]. 3.8. Tác dụng kích thích vị giác, tăng cường chuyển hóa đạm
NH ƠN
OF F
Các nghiên cứu của Lã Văn Kính và cộng sự trên đối tượng chuột nhắt trắng (Swiss albino) cho thấy cao chiết cồn thuốc dỏi có khả năng kích thích tiêu thụ thực phẩm và tăng trọng có ý nghĩa thống kê. [25]. Các lô chuột thí nghiệm được cho uống cao thuốc dòi với liều tương đương 10 g bột dược liệu/ kg thể trọng cho thấy sự tăng trọng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng trong vòng tuần 1, tuần 2 của thử nghiệm và 2 tuần sau thử nghiệm. Từ ngày 5 đến ngày 10 của thử nghiệm, chuột thử nghiệm có sự gia tăng lượng thức ăn tiêu thụ có ý nghĩa so với lô chứng. [11]. Cũng nghiên cứu của nhóm tác giả này cho thấy các công thức phối hợp từ Thuốc dòi, Dây cóc, Xuyên tâm liên, Hoàng liên ô rô, Gừng có tác dụng tăng trọng, tăng chuyển hóa đạm và có tác dụng theo hướng bổ huyết. [2] [10].
4. Công dụng của cây thuốc dòi 4.1. Dùng làm thuốc
QU Y
Thuốc dòi chữa viêm họng, viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, viêm da mủ, viêm da mủ, viêm vú, tắc tia sữa, vết thương đụng dập, nhiễm trùng tiết niệu, ho, ho lâu ngày, bệnh về phổi, đau răng, đái rắt, đái buốt. Nhân dân dùng cây sắc hay nấu thành cao chữa bệnh. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. [3], [4], [5]. 4.2.
Dùng làm rau
KÈ
M
Ngoài ra, cây thuốc dòi tươi đem giã nhỏ, cho vào vại mắm để bảo quản chống giòi bọ. Lá non và ngọn, ăn sống thay rau, hoặc xay với rau má, trái cây, làm nước sinh tố uống. [3], [6].
5. Liều dùng của thuốc dòi
Y
Ngày 20 – 40 g cây tươi hoặc 10 – 20 g cây khô, dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu cao uống.
DẠ
Dùng ngoài không kể liều lượng, không cố định. [1], [3].
6. Tính vị và quy kinh của cây thuốc dòi Tính vị: cây thuốc dòi có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát. Quy kinh: thường quy vào kinh phế, thận. [29]. 10
IA L
Tác dụng: tiêu khát, trừ đờm, lợi tiểu, tiêu viêm, rút mủ. [3], [5].
7. Tương kỵ
IC
Cây thuốc dòi có thể gây sẩy thai bởi cây thuốc dòi có tác dụng điều kinh, tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy phụ nữ đang mang thai không được dùng.
OF F
Cây thuốc dòi là cây thuốc quen thuộc và dễ sử dụng, lại dễ mọc dễ trồng quanh nhà. Nhưng nếu muốn dùng lâu dài để chữa bệnh, cần có sự thăm khám tư vấn từ thầy thuốc. Không nên tự ý sử dụng để tránh đưa đến những hậu quả không mong muốn. [29].
8. Các bài thuốc dân gian sử dụng cây thuốc dòi
NH ƠN
1. Nhân dân thường dùng cây này giã cho vào mắm tôm để không có dòi, bọ. Có nơi người ta dùng làm thuốc mát và thông tiêu, thông sữa. 2. Chữa ho lâu ngày, ho lao, bệnh phổi:
Cây thuốc dòi bỏ rễ, ngày dùng 40 g sắc uống, hoặc nấu cao lỏng pha mật ong, ngày uống 10 – 20 ml. 3. Chữa viêm họng, đau răng:
QU Y
Dùng lá tươi, nhai ngậm, nuốt nước. Hay dùng cây tươi nấu nước súc miệng hoặc giã nát đắp vào chỗ răng đau. 4. Chữa viêm vú:
Thuốc dòi (cành có lá), tử hoa địa đinh (cải rừng tía hoặc cải rừng lá mác), phù dung, bồ công anh. Dùng tươi, giã đắp.
M
5. Tắc tia sữa, đái rắt, đái buốt: Ngày 30 – 40 g tươi, sắc uống.
KÈ
6. Chữa đinh nhọt, viêm da mủ: Thuốc dòi, rau má, lá rau muống. Cây tươi, giã đắp. 7. Chữa đụng dập:
DẠ
Y
Sau khi cố định vết thương, dùng cây tươi giã đắp, hoặc bột cây khô, tưới rượu vào đắp, rồi bó lại. [3], [4], [5], [13].
9. Các chế phẩm từ cây thuốc dòi có mặt ngoài thị trường hiện nay Ngày nay, y học sử dụng thuốc dòi kết hợp với những vị thuốc khác nhằm tạo ra những chế phẩm có công hiệu rõ rệt như:
11
IA L
Cao bổ phổi do CTCP Dược liệu TW2 sản xuất gồm thuốc dòi, bách bộ, thạch xương bồ, tinh dầu bạc hà, cam thảo, vỏ quýt, cát cánh, Cao bồ phổi do CTCP Dược vật tư y tế Thái Nguyên sản xuất, thành phần gồm có: thuốc dòi, mạch môn, bách bộ, cam thảo, trần bì, thạch xương bồ. Cao bổ phổi chứa thuốc dài cũng được đề cập trong chuyên luận thuốc từ dược liệu, Dược điển Việt Nam V [7].
IC
Eugica Sirô do CTCP Dược Hậu Giang sản xuất, thành phần gồm sirô húng chanh, eucalyptol, cồn thuốc dỏi, cao lỏng núc nác, sirô viễn chí, sirô vỏ quýt, sirô an tức hương.
QU Y
NH ƠN
OF F
Năm 2012, Hung Chen và cs. (2012) được cấp bằng sáng chế về thuốc trị mụn trứng cá có thành phần dịch chiết nước thuộc dòi đông khô, tinh dầu sả, chất sát khuẩn, chất hoạt động bề mặt [16].
Hình 1.5. Eugica Sirô sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược Hậu Giang. Siro ho bổ phổi [30]. Thành phần:
M
Bách bộ ................................................. 6,25 g.
KÈ
Bọ mắm................................................. 15 g. Cam thảo............................................... 1,375 g. Cát cánh (rễ) ........................................ 1,5 g.
Y
Mạch môn (rễ) ..................................... 6,25 g.
DẠ
Menthol................................................. 0,025 g. Thạch xương bồ (thân, rễ) ................. 2,75 g. Tinh dầu bạc hà.................................... 0,025 ml. Vỏ quýt ................................................. 2,125 g. 12
Tá dược vừa đủ .................................... 125 ml.
IA L
Chỉ định: Chữa ho tiêu đờm, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản. Liều dùng: Ngày uống 3 lần, đợt dùng từ 7 – 10 ngày.
- Trẻ em:
Thành phần:
OF F
+ Từ 3 -7 tuổi: mỗi lần 1 thìa cà phê (5ml). + Trên 7 – 10 tuổi: Mỗi lần 2 thìa cà phê (10ml). Siro Broncofort [31].
IC
- Người lớn: Mỗi lần 1 thìa canh (15ml).
Mỗi chai 100 ml chứa:
NH ƠN
Núc nác ................................ 4,0 g. Bọ mắm................................ 4,0 g. Phục Linh............................. 6,0 g. Cam thảo.............................. 3,0 g. Bán hạ chế ........................... 4,0 g. Tinh dầu tràm ...................... 0,33 g.
QU Y
Tinh dầu húng chanh .......... 0,07 g. Eucalyptol ............................ 0,2 g. Tá dược vừa đủ ................... 100 ml.
Chỉ định: dùng điều trị trong các trường hợp: ho có đờm, ho mất tiếng, viêm đau họng, viêm khí quản, phế quản, suyễn.
M
Liều dùng:
Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 2,5-5 ml x 3 lần/ngày.
KÈ
-
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Uống 5-10 ml x 3 lần/ngày.
-
Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 15 ml x 3 lần/ngày.
-
Hoặc theo chỉ dẫn của Bác sĩ.
DẠ
Y
-
13
Eugica Sirô [32].
IA L
Thành phần: Mỗi chai chứa: Cồn bọ mắm .................................. 2 g.
IC
Cao lỏng núc nác .......................... 2 g.
Siro vỏ quýt ................................... 30 g. Siro an tức hương.......................... 20 g. Siro húng chanh ............................ 42,5 g. Eucalyptol ...................................... 0,2 g.
OF F
Siro viễn chí .................................. 10 g.
NH ƠN
Natri benzoat ................................. 3 g.
Tá dược: Acid citric monohydrat, cremophor RH40, tinh dầu lựu, đường sunett, nước tinh khiết vừa đủ 100ml. Chỉ định: Dùng điều trị các trường hợp: ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên, viêm đau họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi. Làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, long đờm. Liều dùng:
QU Y
- Trẻ em từ 30 tháng tuổi đến 6 tuổi: uống 5 -10 ml (1 – 2 muỗng cà phê hoặc ½ -1 ống) x 3 lần/ ngày. - Trẻ em trên 6 tuổi: uống 15 ml (1 muỗng canh hoặc 1 ½ ống) x 3 lần/ ngày. -
Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Để xa tầm tay trẻ em.
DẠ
Y
KÈ
M
Siro trị ho cho trẻ Pectol – E [33].
14
Thành phần:
IA L
Cho chai 90ml:
OF F
IC
Cồn Bọ mắm 1,1:1 (tương ứng với 1,98 g Bọ mắm (Herba Pouzolziae zeylanicae)) 1,8 g; Eucalyptol 0,18 g; Natri benzoat (toàn phần) 2,7 g; Cao Núc nác 1,1:1 (tương ứng với 1,98g Núc nác (Cortex Oroxyli)); Dịch chiết Viễn chí 0,3:1 (tương ứng với 0,54 g Viễn chí (Radix Polygalae)) 1,8 g; Dịch chiết Trần bì 0,1944:1 (tương ứng với 2,8343 g Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)) 1,8 g; Dịch chiết An tức hương 0,0175:1 (tương ứng với 0,18 g An tức hương (Benzoinum)) 10,26 g; Dịch chiết Húng chanh 2,778:1 (tương ứng với 45 g Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)) 16,2 g; Đường trắng 72,72 g; Nước tinh khiết vừa đủ 90 ml. Cho gói 5ml:
NH ƠN
Cồn Bọ mắm 1,1:1 (tương ứng với 0,11 g Bọ mắm (Herba Pouzolziae zeylanicae)) 0,1 g; Eucalyptol 0,01 g; Natri benzoat (toàn phần) 0,15 g; Cao Núc nác 1,1:1 (tương ứng với 0,11 g Núc nác (Cortex Oroxyli)) 0,1 g; Dịch chiết Viễn chí 0,3:1 (tương ứng với 0,03 g Viễn chí (Radix Polygalae)) 0,1 g; Dịch chiết Trẩn bì 0,1944:1 (tương ứng với 0,1575 g Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne)) 0,81 g; Dịch chiết An tức hương 0,0175:1 (tương ứng với 0,01 g An tức hương (Benzoinum)) 0,57 g; Dịch chiết Húng chanh 2,778:1 (tương ứng với 2,5 g Húng chanh (Folium Plectranthi amboinici)) 0,9 g; Đường trắng 4,04 g; Nước tinh khiết vừa đủ 5 ml.
QU Y
Chỉ định: Ho - Viêm phế quản - Suyễn - Cảm - Sổ mũi. Liều dùng: Trẻ em:
- Từ 30 tháng tuổi - 6 tuổi: mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê hoặc 1 - 2 gói, ngày uống 3 lần. (1 muỗng cà phê = 5ml)
DẠ
Y
KÈ
M
- Trên 6 tuổi: mỗi lần 1 muỗng canh hoặc 3 gói, ngày uống 3 lần. (1 muỗng canh = 15 ml.
15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
OF F
IC
IA L
1. Đối tượng nghiên cứu
NH ƠN
Hình 2.1. Cây thuốc dòi - Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.
Cây thuốc dòi - Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. Được thu hái tại Khóm 05, Phường 01, Đường Trần Huỳnh, Thành Phố Bạc Liêu, Bạc Liêu. Thời gian thu hái dược liệu thuốc dòi vào buổi sáng thứ 4, ngày 29 tháng 09 năm 2021.
QU Y
Cây thuốc dòi sau khi được thu hái về ta đem đi rửa sạch đất cát khoảng 3–4 nước và phân loại phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi phơi khô dược liệu, thuốc dòi được đem đi xây một phần để thành bột bằng máy xay để khảo sát bột dược liệu. Phần còn lại được cắt nhỏ, bảo quản và dùng để làm nguyên liệu cho quá trình định tính, định lượng hoạt chất có trong cây thuốc dòi. Thuốc dòi tươi được dùng để cắt nhuộm vi phẫu.
DẠ
Y
KÈ
M
2. Dung môi hoá chất và trang thiết bị
Hình 2.2. Các dụng cụ cần thiết trong thí nghiệm.
16
2.1. Kiểm nghiệm bằng phương pháp vi học
IA L
DỤNG CỤ VÀ DUNG MÔI HÓA CHẤT Mẫu dược liệu tươi
Củ cà rốt
Mẫu bột dược liệu
Mặt kính đồng hồ
Dung dịch son phèn (carmin) 1%
Becher
Dung dịch acid acetic 1%
Kim mũi mác
Dung dịch Javel 50%
Lame
Dung dịch lục iod 0,1%
Lamel
Cồn cao độ
Pipette
Nước cất
OF F
IC
Lưỡi lam
NH ƠN
Kính hiển vi Bảng 2.1. Bảng dụng cụ và dung môi hoá chất cần thiết trong thí nghiệm Một số lưu ý khi thực hành nghiên cứu
Nước Javel, acid acetic, son phèn, lục iod lấy trực tiếp từ chai (lọ), lấy vừa đủ sử dụng.
-
Sử dụng một cốc nước thải, không bỏ hoá chất màu xuống lavabo (khó rửa).
-
Kính hiển vi sau khi sử dụng xong phải vệ sinh sạch sẽ, để ngay ngắn vào tủ đựng kính hiển vi.
QU Y
-
2.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật HÓA CHẤT TRONG TỦ HÚT
Ether ethylic
H2SO4 đđ HCl đđ
M
Cloroform (thay bằng Dicloromethan)
KÈ
Anhydrid acetic
HÓA CHẤT BÊN NGOÀI m-dinitrobenzen 1%
NH4OH 10%
HCl 1%, 5%, 10%
Cồn 96 o, cồn 70o , cồn 25 o
KOH 10%/cồn
Than hoạt
KOH 5%, 10%
Thuốc thử Dragendorff
NaOH 10%
Thuốc thử Bouchardat
Bột Mg
DẠ
Y
Tinh thể Na2CO3
17
FeCl3 5%
Thuốc thử Xanthydrol
Gelatin muối
Dung dịch Fehling A
Nước cất
IA L
Thuốc thử Valse – Mayer
Dung dịch Fehling B
OF F
DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CẦN THIẾT
IC
Bảng 2.2. Dung môi hóa chất cần thiết trong thí nghiệm.
Nhíp gắp, kẹp
Cân
Bình nón, bình nón có nút mài
Đèn cồn
Cốc thuỷ tinh: 50 ml, 100 ml, 250 ml
Bếp điện
Đũa thuỷ tinh
NH ƠN
Máy UV
Giá lọc
Máy sấy
Khăn giấy, bông gòn, khăn tay
Bếp cách thuỷ Bếp siêu âm
Dao, kéo
Kim mũi mác
Chén sứ
Mặt kính đồng hồ
QU Y
Ống đong 50 ml Pipette thẳng 5 ml
Bình lắng gạn
Pipet pasteur
Kẹp ống nghiệm Viết chì, thước
Phiễu
Giấy bạc, màn bao thực phẩm
KÈ
Giấy lọc
M
Bảng mỏng Silica gel
Bình sắc ký
Ống nghiệm Quả bóp cao su
DẠ
Y
Bảng 2.3. Dụng cụ và thiết bị cần thiết trong thí nghiệm.
Một số lưu ý khi làm thí nghiệm:
-
Khi sử dụng hoá chất phải mang găng tay bảo hộ (khẩu trang, găng tay, kính,…).
-
Không đun đèn cồn, bếp cách điện gần các chai hoá chất.
18
Khi lấy các acid đậm đặc, các dụng cụ phải khô. Lấy hoá chất sử dụng phải đậy nắp kín lại, không để hoá chất bay trong phòng.
-
Các thí nghiệm làm xong phải cho hoá chất vào cal thu hồi, không đổ hoá chất trực tiếp xuống lavabo.
-
Khi có hoá chất văng vào người phải rửa nhanh dưới vòi nước.
IA L
-
IC
3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Vi phẫu lá, thân, rễ của cây thuốc dòi
OF F
Cắt nhuộm vi phẫu:
NH ƠN
Cắt nhuộm giải phẫu của các cơ quan thực vật là một đặc điểm quan trọng trong việc nhận diện một loài. Trong phần lớn trường hợp, hình dạng và cấu trúc của vách tế bào có ý nghĩa quan trọng nhất trong khảo sát vi học. Vì vậy , khi quan sát các mẫu người ta thường loại bỏ tế bào chất, nhuộm màu màng tế bào để việc quan sát được dễ dàng hơn. a) Chọn mẫu:
Làm vi phẫu dùng mẫu dược liệu tươi, không quá già cũng không quá non, rửa sạch mẫu. b) Cắt vi phẫu:
QU Y
Có thể cắt bằng tay với lưỡi lam hay bằng dụng cụ gọi là dao cắt cầm tay, chọn lát cắt thật mỏng để nhộm vi phẫu. Nếu mẫu có kích thước nhỏ thì cắt cả tiết diện, nếu mẫu có kích thước to thì cắt phần đại diện. Các lát cắt nên được ngâm ngay vào dung dịch thích hợp để tránh bị khô, héo. Nếu mẫu cắt dược liệu là lá, thì thường lấy đoạn 1/3 gân giữa kể từ nơi tiếp giáp với cuống, và 1 phần phiến lá ở hai bên. Nếu là thân thì thường ta cắt ở lóng.
M
Nếu là rễ cắt ở phần giữa, rễ không quá non hoặc quá già.
KÈ
Cắt vi phẫu dược liệu có 2 cách: - Cắt ngang: lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục mẫu cắt. - Cắt dọc: lát cắt nằm trong mặt phẳng song song với trục mẫu cắt. c) Nhuộm vi phẫu:
DẠ
Y
Ta ngâm lát cắt vào dung dịch Javel 50% đến khi trắng (tối đa không quá 30 phút, nếu sau 30 phút vi phẫu không trắng thì thay nước Javel mới và tiếp tục ngâm). Sau đó đem lát cắt rửa lại nhiều lần với nước cất (nước thường). Tiếp theo ta ngâm lát cắt vừa rửa sạch với nước vào dung dịch acid acetic 10% trong 5 phút để loại bỏ hết nước Javel còn sót lại. Rửa sạch vi phẫu lại bằng nước cất (nước thường). 19
IA L
Tiếp tục đem vi phẫu ngâm vào trong phẩm nhuộm lục iod 5-10 giây. Rửa sạch vi phẫu lại bằng nước cất (nước thường) cho đến khi dung dịch rửa hết màu. Kế đến ngâm lát cắt vào trong phẩm nhuộm son phèn 15 phút. Rửa sạch vi phẫu lại bằng nước cất (nước thường) cho đến khi dung dịch rửa hết màu.
IC
Vi phẫu sau khi nhuộm xong ta có thể đem ngâm vào nước cất hay dung dịch glycerin để bảo quản mẫu. Soi vi phẫu vừa chuẩn xong bằng nước cất, quan sát dưới kính hiển vi, chụp ảnh, vẽ hình mẫu vi phẫu.
OF F
Các lưu ý khi quan sát mẫu vi phẫu:
3.2. Kỹ thuật bóc tách biểu bì
NH ƠN
- Vi phẫu lá: quan sát hình dạng tổng quát của vi phẫu, độ lồi, lõm của gân lá; cấu tạo tế bào biểu bì, lông che chở, lồng tiết, cấu tạo bó libe gỗ của gân chính và gân phụ, tầng cutin mỏng hay dày, mô mềm giậu một tầng hay nhiều tầng, phiến lá cấu tạo đồng thể hay di thể,…. - Vi phẫu thân: quan sát tiết diện thân (tròn, vuông, đa giác,...), tỷ lệ của các thành phần, phân bố libe và gỗ, hình dạng các mô, vị trí các bộ máy tiết, vị trí đặc điểm của tầng phát sinh,... - Vi phẫu rễ và thân rễ: chú ý cấu tạo lớp bần, suberoid, tỷ lệ các thành, cách bố trí của các mạch gỗ, libe, tia tuỷ, hình dạng các mô, vị trí của các bộ máy tiết,... [34].
QU Y
Khi khảo sát các bộ phận của dược liệu như lá, thân hoặc rễ non người ta có thể tách riêng lớp biểu bì để quan sát. Để tách riêng lớp biểu bì người ta có thể xé dùng dao lam tách hay cạo lấy lớp ngoài cùng. Áp dụng với dược liệu tươi, dược liệu khô đã làm mềm. Các đặc điểm thường được quan sát của tế bào biểu bì lá là: Biểu bì:
KÈ
M
Lá của các cây khác nhau được đặc trưng bởi các dạng tế bào biểu bì xác định, ở một số cây tế bào biểu bì có dạng uốn khúc nhiều hoặc ít, một số có nhiều góc, có khi tế bào biểu bì bị kéo dài rõ rệt theo một hướng.
Y
Kích thước của tế bào biểu bì là một trong những yếu tố đặc trưng để xác định các cây. Tế bào biểu bì thường được bọc bởi một lớp màng mỏng cấu tạo từ cutin.
DẠ
Lớp cutin có bề mặt nhẵn song đôi khi tạo thành các nếp gấp gấp thẳng hoặc lượn sóng hay có những chỗ lồi dưới dạng u mấu, các đặc điểm của lớp cutin bao phủ biểu bì cũng như chiều dày của nó đặc trưng cho một số loại cây có ý nghĩa trong kiểm nghiệm dược liệu. Chiều dày của lớp cutin có thể xác định rõ khi nhuộm tiêu bản bằng lát cắt ngang bằng dung dịch Sudan III. 20
IA L
Biểu bì lá có các lỗ khí, dạng lỗ khí sự phân bố của chúng ở một mặt hay hai mặt lá và đặc điểm của các tế bào biểu bì bao quanh là những đặc điểm đặc trưng đối với mỗi dạng cây hoặc họ và là những đặc điểm có ý nghĩa trong kiểm nghiệm. Dựa vào các đặc tính phân bố của lỗ khí và các tế bào biểu bì bao quanh người ta phân biệt ra nhiều kiểu
IC
Kiểu lỗ khí không có tế bào kèm: Kiểu hỗn bào
OF F
Kiểu song bào Kiểu song bào Kiểu trực bào Kiểu dị bào
NH ƠN
Lông
QU Y
Ở phần lớn thực vật tế bào biểu bì mọc dài ra tạo thành lông, lông có thể có ở nhiều phần của cây chúng có thể tồn tại trong suốt đời sống của một cơ quan hoặc chỉ một thời gian. Lông thường hết sức khác nhau trong các họ cây, các nhóm cây nhỏ hơn và ngay trong cùng một cây đôi khi lại có sự khá đồng nhất về lông trong phạm vị một nhóm cây. Lông có thể được phân chia thành nhiều loại hình thái khác nhau, về mặt cấu trúc lông có thể được phân chia thành loại đơn bào và loại đa bào. Lông đơn bào có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Lông đa bào có thể gồm một dãy tế bào riêng lẻ hoặc phân nhánh. Các tuyến tiết, túi tiết, ống nhựa mủ trong lá nhiều cây có chứa tinh dầu, vị trí tinh dầu có thể rất khác nhau ở một số cây tinh dầu chứa trong các tuyến tiết nằm trên bề mặt biểu bì một số cây khác tinh dầu chứa trong các túi tiết. [35]. 3.3. Khảo sát bột dược liệu cây thuốc dòi
KÈ
M
Khảo sát bột dược liệu nhằm mục đích để phân biệt dược liệu này với dược liệu khác, dược liệu thật với dược liệu giả, dùng để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu.
Y
Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi nhằm mục đích tìm ra những đặc điểm vi học đặc trưng của bột dược liệu giúp cho việc định danh, xác định độ tinh khiết của dược liệu, phân biệt với các dược liệu dễ nhầm lẫn và phát hiện sự giả mạo nếu có.
DẠ
Chọn mẫu bột soi dược liệu:
Lấy riêng từng bộ phận của dược liệu đi cắt nhỏ và đi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó đem đi tán nhỏ, nghiền nhỏ hoặc dùng máy xay xay thành bột. Đem bột rây qua số 32 (rây mịn). Phần còn lại ở trên rây ta tiếp tục đem nghiền hoặc xây và rây tiếp tục (có thể đem phơi dược liệu ngoài trời cho dễ nghiền hoặc xay dược 21
IA L
liệu, nếu cần thiết) cho đến khi tất cả bột dược liệu đem đi khảo sát trở thành bột mịn (không bỏ sót dược liệu còn trên rây khi làm). Cảm quan về bột dược liệu trước khi đem quan sát dưới kính hiển vi (gồm màu sắc, mùi vị, độ mịn,….) để dễ nhận biết bột khi kiểm nghiệm. Thực hiện tiêu bản soi bột dược liệu:
OF F
IC
Đầu tiên, nhỏ lên lam kính 1-2 giọt nước cất đã chuẩn bị sẵn, dùng kim mũi mác lấy một ít bột (khoảng bằng hạt đậu hoặc hạt gạo) cho vào giữa giọt nước cất trên lam kính, dùng lamen đậy mẫu soi bột lại (tránh tạo khí khi đậy lamen). Tiếp đến dùng khăn giấy lau hết phần bột và nước thừa xung quanh phiến kính và lamen trước khi soi trên kính hiển vi.
NH ƠN
Đặt lam kính vừa chuẩn bị mẫu bột dược liệu lên kính hiển vi, mở công tắt máy, chỉnh ánh sáng, nâng bàn kính lên cao nhất và chỉnh vật kính nhỏ nhất; tiếp đến ta chỉnh ốc to, ốc nhỏ (bên thân máy) sao cho nhìn thấy rõ mẫu bột dược liệu cần soi, chụp hình và chỉnh vật kính lên từ từ (10x, 40x, 100x) để phóng đại hạt bột dược liệu lên; mục đích để ta nhìn thấy rõ các cấu tử có trong bột dược liệu (lỗ khí, mạch vòng, mạch xoắn, tinh thể calci oxalat,……). Cuối cùng, chụp hình mẫu soi và vẽ hình mẫu bột. 3.4. Phương pháp sắc ký lớp mỏng Chuẩn bị bản mỏng silica gel:
QU Y
- Bản mỏng: Silica gel.
- Yêu cầu: bảng mỏng rộng 2 cm, dài 10 cm. Kẻ đường ngang cách mép trên 1 cm và dưới 1,5 cm trên bản mỏng, đánh dấu 1 điểm cần chấm lên trên đường kẻ phía dưới. Chuẩn bị dung môi và bình chạy sắc ký:
M
- Dung môi khai triển: Etyl acetat – acid acetic – acid formic – nước (5 : 0,5 : 0,5 : 1).
KÈ
- Bình sắc ký: phải khô, sạch, không có nước (nếu có nước hoăc mới rửa, dùng cồn cao độ trán qua bình và dùng khăn giấy sạch lau khô từ trong lòng bình ra ngoài bình và nắp đậy).
DẠ
Y
- Sử dụng giấy lọc cắt cho vào bình (chiều cao ngắn hơn bình khoảng 1 cm và chừa khoảng trống để quan sát mẫu chấm sắc ký khi chạy). Bão hoà bình sắc ký bằng giấy lọc đã chuẩn bị cho đến khi đạt yêu cầu (khoảng 30 phút) và đậy nắp. Chuẩn bị mẫu thử:
- Dung dịch thử: Lấy 10 g bột dược liệu thuốc dòi cho vào 1 bình nón nút mài 100ml, thêm methanol ngập mặt dược liệu, đun các thuỷ từ 5 phút đến 10 phút, thỉnh thoảng lắc nhẹ, lọc bàng bông gòn vào cốc có mỏ, cho dung dịch đã lọc vào 22
IA L
chén sứ và đem đi cắn khô, thêm vào vài giọt methanol vào chén sứ, hòa tan cắn trong chén. Sau đó đem đi chấm sắc ký. Cách tiến hành:
NH ƠN
OF F
IC
Tiến hành chấm sắc ký với dung dịch thử đã chuẩn bị lên bản mỏng. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được gần tới vạch đã định trước, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi đèn UV ở bước sóng 254 nm và bước sóng 365 nm. Sau đó nhúng bản mỏng vào thuốc thử FeCl3 1%, để khô tự nhiên, vết flavonoid sẽ hiện rõ trên bản mỏng do thuốc thử đặc hiệu. Tính giá trị Rf với các vết hiện trên bản mỏng sắc ký.
Hình 2.3. Đèn UV sử dụng trong chấm sắc ký lớp mỏng. Kết quả:
M
QU Y
Kết quả thu được là một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tùy thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động. Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuỵển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi:
KÈ
Trong đó:
a: là khoảng cách di chuyển của chất phân tích; b: là khoảng cách di chuyển của dung môi tính từ điểm chấm mẫu.
Y
Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến 1.
DẠ
Ngoài ra, khi sắc ký liên tục không xác định được tuyến dung môi, vị trí vết chất thử trên sắc đồ có thể xác định bằng hệ số dịch chuyển tương đối Rr. Hệ số dịch chuyển tương đối Rr được xác định bằng tỷ số giữa khoảng cách dịch chuyển của vết chất thử và khoảng cách dịch chuyển của vết chất chuẩn đối chiếu được sắc ký trong cùng điều kiện và trên cùng bàn mỏng với mẫu thử: 23
a: là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử;
IA L
Trong đó:
IC
c: là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết chất chuẩn. Giá trị Rr có thể lớn hay nhỏ hơn 1.
OF F
Như vậy, sắc ký lớp mỏng là phương pháp khả thi cho tiêu chuẩn định tính thuộc dòi. [2], [7]. 3.5. Phương pháp phân tích thành phần hoá thực vật Phương pháp chiết dược liệu thuốc dòi:
NH ƠN
Quá trình phân tích sơ bộ thành phần hóa học của dược liệu Thuốc dòi được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lần lượt chiết xuất dược liệu thuốc dòi qua ba dung môi có độ phân cực tăng dần (Ether - Cồn – Nước). Giai đoạn 2: Dùng các phản ứng hóa học để phân tích sơ bộ thành phần các hợp chất hiện diện trong dịch chiết. [2], [12]. Sơ đồ chi tiết quy trình chiết xuất dược liệu thuốc dòi:
QU Y
M
Dịch chiết Ether
Bã dược liệu (bay hơi hết dung môi)
Y DẠ
Dịch chiết Nước
Bình nón có nút mài + dm diethyl ether ngập khoảng 1-2 cm, lắc 30 phút, lọc thu dịch chiết ETHER, chiết 2 lần (thu được khoảng 50 ml) (làm trong tủ hút).
Chiết tiếp với cồn cao độ, lắc khoảng 30 phút, lọc thu dịch chiết CỒN, chiết 2 lần
(thu được khoảng 50 ml).
KÈ
Dịch chiết Cồn
10 – 25g bột dược liệu
Bã dược liệu
Chiết tiếp với nước, đun khoảng 20 - 30 phút trên bếp cách thuỷ sôi, lọc thu dịch chiết NƯỚC, chiết 2 lần (thu được khoảng 50 ml).
Sơ đồ 2.1 Phương pháp chiết xuất dược liệu cây thuốc dòi. 24
Cách xác định
Nhóm
Phản ứng dương tính
Nhỏ lên giấy mỏng, hơ nóng
Có vết trong - mờ
Tinh dầu
(cắn + cồn) bốc hơi/chén sứ
Có mùi thơm
Carotenoid
Phản ứng Carr-Price (SbCl3 /CHCl3 ) + acid sulfuric
Triterpenoid
Phản ứng Liebermann – Burchar
Alkaloid
Cắn/H+, + các thuốc thử chung
Coumarin
Cắn + KOH/NaOH, soi UV 365
Anthraquinon
Phản ứng Borntrager (+ kiềm)
Dịch kiềm đỏ
Flavonoid
Cắn + cồn + (Mg* /HCL đđ.)
Có màu đỏ
Phản ứng Xanthydrol
Có màu đỏ mận
Phản ứng Raymond-Marthoud
Có màu tím
LAC, PAC
+ HCl 10%, cách thuỷ 10 phút
Có màu đỏ
Anthocyanin
+ HCl 10% và + KOH 10 phút
(Đỏ/H*); (Xanh/OH―)
IA L
Chất béo
- Xanh da trời đỏ
OF F
IC
- Lục xanh dương đậm Vòng tím, đỏ Có tủa
NH ƠN
Tăng huỳnh quang
QU Y
Glycosid tim
Tannin Saponin
Xanh rêu/xanh đen
+ Dung dịch gelatin – muối
Có tủa bông
(Cắn cồn) + nước, lắc mạnh
Bọt bền > 15 phút
Phản ứng với thuốc thử Fehling
Có tủa đỏ gạch
M
Chất khử
+ Dung dịch FeCl3 1%
Acid hữu cơ
+ Na2CO3 bột
Có sủi bọt khí
KÈ
Bảng 2.4. Bảng phân tích thành phần hoá thực vật
4. Phân tích thành phần hóa học [12]. 4.1. Chuẩn bị dịch chiết
Y
4.1.1. Chiết dịch chiết ether
DẠ
Chiết 10-25 g bột dược liệu (có thể ít hơn hay nhiều hơn, tùy vào điều kiện thực hiện và nguyên liệu cụ thể) bằng diethyl ether trong Soxhlet hay lắc trong một bình nón trong 10-20 phút. Chiết cho tới khi dịch chiết ether sau khi bốc hơi không còn để lại lớp cắn mờ trên mặt kính đồng hồ. Gộp dịch chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết ether. 25
4.1.2. Chiết dịch chiết cồn
IA L
Bã dược liệu được chiết tiếp bằng cồn cao độ (hoặc methanol) trong bình nón với sinh hàn hồi lưu 20-30 phút trên bếp cách thùy, thực hiện 2-3 lần. Gộp các dịch chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50 ml dịch chiết cồn. Phần lớn dịch chiết cồn được dung để định tính trực tiếp các nhóm hợp chất.
OF F
IC
Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglycon sau khi thủy phân. Lấy 15 ml dịch chiết cồn cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid hydroclorid 10% và đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút. Để nguội, cho hỗn hợp vào bình lắng gạn và chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether được dùng để định tính các aglycon. 4.1.3. Chiết dịch chiết nước
NH ƠN
Bã dược liệu sau khi chiết bằng cồn được đem chiết nóng với nước trong bình nón trên bếp cách thủy sôi. Gộp các dịch chiết, để nguội, lọc (và cô lại nếu cần) để thu được khoảng 50 ml dịch chiết nước. Phần lớn dịch chiết được dùng để định tính trực tiếp các nhóm hợp chất.
QU Y
Một phần dịch chiết được thủy phân để định tính các aglycon sau khi thủy phân. Lấy 15 ml dịch chiết nước cho vào bình nón 100 ml, thêm 10 ml acid hydrochloric 10% và đun hồi lưu trên bếp cách thủy 30 phút. Để nguội, cho hỗn hợp vào bình lắng gạn và chiết bằng ether ethylic (15 ml x 3 lần). Dịch ether được dùng để định tính các aglycon. [12]. 4.2. Xác định các nhóm hợp chất
4.2.1. Xác định các chất tan trong dịch ether Dịch chiết được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau: 4. Triterpenoid tự do.
7. Anthraquinon.
2. Tinh dầu.
5. Alkaloid.
8. Flavonoid.
3. Carotenoid.
6. Coumarin.
M
1. Chất béo.
KÈ
a) Xác định tinh dầu
Y
Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cạn. Nếu cắn có mùi thơm nhẹ, thêm vào cắn một ít cồn cao độ (TT) rồi lại bốc hơi cho đến cắn. Cắn có mùi thơm nhẹ đặc trưng: có tinh dầu.
DẠ
b) Xác định chất béo
Lấy vài giọt dịch chiết ether nhỏ lên cùng một chỗ trên một miếng giấy mỏng, hơ hoặc sấy nhẹ cho bay hết dung môi (và hết mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Nếu tại nơi nhỏ dịch chiết có vết trong mờ: có chất béo.
26
c) Định tính carotenoid
IA L
Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào chén sử, bốc hơi nhẹ tới cắn (và gần như không còn mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào cắn vài giọt dung dịch SbCl3 (khan) bão hoà trong chloroform (Thuốc thừ Carr-Price). Dung dịch có màu xanh sau đó chuyển thành màu đỏ: có carotenoid.
OF F
IC
Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi nhẹ tới cắn (và gần như không còn mùi thơm nếu dịch chiết có tinh dầu). Thêm vào cắn vài giọt H2SO4 đđ. Dung dịch có màu xanh dương đậm hay màu xanh lục ngả sang màu xanh dương: có carotenoid.
Nếu phản ứng bị ảnh hưởng bởi chlorophyll, có thể loại chlorophyll ra khỏi dịch chiết ether bằng cách đun nóng với một lượng nhỏ than hoạt và lọc lấy dịch chiết để thực hiện phản ứng.
NH ƠN
d) Định tính triterpenoid
QU Y
Triterpenoid là những hợp chất được sinh tổng hợp từ 6 đơn vị isopren. Các triterpen có bộ khung chính là 30 carbon rất thường gặp trong thực vật. Các chất steroid có trong thực vật (thường được gọi với tên gọi chung là các phytosterol) xét theo nghĩa rộng cũng thuộc các triterpenoid. Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do (không có phần đường) trong cây được định tính bằng phản ứng LiebermannBurchard. Kết quả định tính dương tính thường được xem như là có mặt của các triterpenoid tự do (hay đôi khi được gọi là các triterper và steroid tự do) trong dược liệu. Các steroid đặc biệt (aglycon của glycosid tim), các glycosid (glycoside tim, saponin) được định tính trong phần dịch chiết cồn và nhận định bằng các phản ứng khác.
KÈ
M
Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà tan cắn với 0,5 ml anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml chloroform. Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ, khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2 ml H2SO4 đđ lên thành ống nghiệm để nghiêng cho acid chạy xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: có triterpenoid (phytosterol hoặc các triterpen) tự do.
DẠ
Y
Trong trường hợp phản ứng bị ảnh hưởng nhiều bởi chlorophyll, có thể loại chiorophyll ra khỏi dịch chiết ether bằng cách đun nóng với một lượng nhỏ than hoạt tính và lọc lấy dịch chiết để thực hiện phản ứng, hoặc dùng dung dịch chứng (không có H2SO4 đđ) để so sánh. e) Định tính alkaloid
Lấy khoảng 10 ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà cắn trong 2-4 ml dung dịch acid hydrocloric 1%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. 27
IA L
Định tính alkaloid bằng các thuốc thử Mayer, Bertrand và Bouchardat (có thể sử dụng thêm một vài thuốc thử tạo của khác như thuốc thử Dragendorf, thuốc thử Hager,...). : tủa đỏ nâu.
* Thuốc thử Bertrand
: tủa trắng.
* Thuốc thử Mayer
: tủa trắng – vàng nhạt.
* Thuốc thử Dragendorf
: tủa đỏ cam.
* Thuốc thử Hager
: tủa vàng cam.
OF F
IC
* Thuốc thử Bouchardat
So sánh kết quả với ống chứng không có thuốc thừ. Nếu dung dịch đục hơn so với ống chứng hoặc có tủa: có alkaloid. f) Định tính coumarin
NH ƠN
Nhỏ vài giọt dịch chiết ether lên một miếng giấy lọc. Để ether bay hơi cho tới khô, nhỏ lên vết dịch chiết 1-2 giọt dung dịch KOH 10% trong cồn và sấy nhẹ cho khô. Che một nữa vết dịch chiết bằng một miếng kim loại và soi dưới đèn tử ngoại 365 nm. Sau phản phút, lấy miếng kim loại che nửa vết dịch chiết ra. Nếu phần bị che có cường độ phát quang yếu hơn nửa không bị che nhưng sau đó sáng dần lên cho tới khi có cường độ tương đương: Có coumarin.
QU Y
Lấy khoảng 5ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà cắn trong 2 ml cồn 70%. Chia đều dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5 ml KOH 10%, và ống thứ 2 một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, nguội và soi dưới đèn tử ngoại 365 nm. Dung dịch trong ống 1 có huỳnh quang mạnh hơn dung dịch trong ống thứ 2: Có coumarin. g) Định tính anthraquinon
M
Các hợp chất anthraquinon (dạng tự do, oxy hoá) có trong dịch chiết ether được định tính bằng phản ứng Bornträger.
KÈ
Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào 1 ml dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ: Có anthraquinon dạng tự do. h) Định tính flavonoid
Y
Các hợp chất flavonoid (flavanon, flavanonol, flavon, flavonol) trong dược liệu được định tính bằng phản ứng cyanidin.
DẠ
Lấy khoảng 10 ml dịch ether cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn khô. Hoà cắn với 2 ml cồn và gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và thêm từ từ 0,5 ml HCl đđ. Nếu sau phản ứng, dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: Có flavonoid. [12]. 28
4.2.2. Xác định các nhóm hợp chất tan trong dịch chiết cồn [12].
IA L
Dịch chiết cồn được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau: 4. Glycosid tim.
7. Saponin.
2. Coumarin.
5. Flavonoid.
8. Các chất khử.
3. Anthraquinon.
6. Tanin.
9. Acid hữu cơ.
IC
1. Alkaloid.
OF F
Thông thường, người ta định tính các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết cồn. Các kết quả thường đã tin cậy để xác nhận sự có mặt của nhóm hợp chất trong dịch chiết. Riêng với các anthraglycosid, người ta thường chỉ định tính chúng sau khi đã thủy phân thành dạng tự do.
NH ƠN
Với một số nhóm hợp chất như coumarin, flavonosid, glycosid tim, saponosid phản ứng định tính của có thể bị che lấp bởi các tạp chất làm cho việc kết luận gặp khó khăn. Trong trường hợp này, người ta có thể thực hiện thêm việc thủy phân các nhóm chất, chiết lấy dạng aglycon và định tính dạng aglycon của chúng. Kết quả định tính dương tính sẽ làm tăng khả năng kết luận sự có mặt của các nhóm hợp chất này trong dịch chiết. *** Xác định trực tiếp từ dịch chiết cồn
Dịch chiết cần được dùng để định tính các nhóm hợp chất: 1. Alkaloid.
7. Các chất khử.
5. Flavonoid.
8. Acid hữu cơ.
QU Y
2. Coumarin.
4. Saponin.
3. Glycosid tim.
6. Tannin.
a) Định tính alkaloid
M
Lấy khoảng 5 ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà cắn trong 24 ml dung dịch acid hydrocloric 5%. Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. Định tính alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer, Bertrand và Bouchardat.
KÈ
So sánh kết quả với ống chứng không thuốc thừ. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: Có alkaloid. b) Định tính coumarin Thực hiện 1 trong 2 cách sau:
DẠ
Y
- Nhỏ vài giọt dịch chiết cồn lên một miếng giấy lọc. Bay hơi cồn cho tới khô, nhỏ lên vết dịch chiết 1-2 giọt dung dịch KOH 10% trong cồn và sấy nhẹ cho khô. Che một nửa vết dịch chiết bằng một miếng kim loại và soi dưới đèn tử ngoại 365 nm. Sau vài phút, lấy miếng kim loại che vết dịch chiết ra. Nếu phần bị che có cường độ phát quang yếu hơn nhưng sau đó sáng dần lên cho tới khi có cường độ tương đương: Có coumarin.
29
IC
IA L
- Lấy khoảng 5 ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà cắn trong 2 ml cồn 70%. Chia đều dịch chiết vào 2 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5 ml KOH 10%, và ống thứ 2 một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, để nguội và soi dưới đèn từ ngoại 365 nm. Sự xuất hiện của huỳnh quang mạnh của ống thứ nhất chứng tỏ sự có mặt của coumarin. Thêm vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2,5 ml nước cất. Nếu dung dịch trong ống 1 trong hơn dung dịch trong ống 2: Có coumarin. c) Định tính glycosid tim
OF F
Các glycosid tim nhóm cardenolid thông thường có thể được xác định từ dịch chiết cồn bằng cách các phản ứng sau:
NH ƠN
- Định tính vòng lacton 5 cạnh: Lấy 5 ml dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2 ml cồn, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch m-dinitrobenzen 1% trong cồn 96 (rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (Phản ứng Raymond-Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: Có các cardenolid. - Định tính đường 2-desoxy: Lấy 5ml dịch cồn cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 5 ml thuốc thử xanthydrol khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận: Có đường 2-desoxy. d) Định tính flavonoid
Định tính các dẫn chất có cấu trúc y-pyron và y-dihydropyron:
QU Y
Các flavonoid có nhân y-pyron và y-dihydropyron (flavanon, flavanonol, flavon, flavonol) trong dược liệu được phát hiện bằng phản ứng cyanidin. Lấy khoảng 5 ml dịch cồn cho vào chén sứ, bốc hơi còn khoảng 2 ml và gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và 0,5 ml HCl đđ. Nếu dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: Có flavonoid.
M
e) Định tính anthocyanosid
KÈ
Lấy 1 ml dịch chiết cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch acid hydrochloric 10%. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hoá bằng dung dịch natri hydroxid 10%: Có anthocyanosid. f) Định tính proanthocyanidin
DẠ
Y
Lấy 5 ml dịch chiết cho vào 1 ống nghiệm. Thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 10% và đun trong bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng tới đỏ: Có proanthocyanidin. g) Định tính tannin
Lấy 2 ml dịch chiết cho vào một chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà tan cắn với 4 ml nước trên bếp cách thủy. Lọc, chia dịch chiết vào hai ống nghiệm. 30
IA L
- Ống nghiệm thứ nhất: pha loãng 0,5 ml dịch chiết với 1 ml nước cất. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl3 5%, lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu: Có polyphenol.
- Ống nghiệm thứ hai: Thêm vào dịch lọc 5 giọt dung dịch gelatin muối, lắc đều, so sánh với ông chứng chứa dịch chiết ban đầu. Nếu có tủa bông trắng: Có tannin.
OF F
IC
Ghi chú: Dưới tên gọi polyphenol là tất cả các chất có nhiều nhóm hydroxyphenol trong phân tử, cho màu xanh đen hay xanh rêu với FeCl3 trong đó có tannin. Việc kết luận dịch chiết có tannin sẽ chắc chắn hơn khi làm thêm phản ứng chung của polyphenol và phản ứng này bắt buộc phải dương tính. h) Định tính saponin
NH ƠN
Lấy 5 ml dịch chiết cồn cho vào chén sứ, cô trên bếp cách thuỷ tới cắn. Hoà cắn trong 5 ml cồn 25% trên bếp cách thủy, lọc vào ống nghiệm. Thêm 5 ml nước và lắc mạnh theo chiều dọc ống. Nếu có bọt bền: Có saponin. Phản ứng định tính khung triterpenoid của saponin được thực hiện trong phần (*** Xác định các nhóm hợp chất từ dịch cồn thủy phân). i) Định tính các chất khử
QU Y
Lấy 5 ml dịch chiết cho vào 1 chén sứ, bốc hơi dịch cồn đến cắn. Hòa cắn với 3 ml nước cất trên bếp cách thủy, để nguội và lọc qua giấy lọc. Thêm vào dịch lọc 0,5 ml dung dịch Fehling A và 0,5 ml dung dịch Fehling B. Đun cách thủy 5 phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm: Có các hợp chất khử (chủ yếu là đường khử). j) Định tính các acid hữu cơ
Lấy 2 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm Pha loãng với 1 ml nước và thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat. Nếu có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3: Có acid hữu cơ. [12].
M
*** Xác định các nhóm hợp chất từ dịch cồn thủy phân
KÈ
Dịch ether thu được sau khi chiến dịch cồn thuỷ phân bằng acid được dùng để định tính các nhóm hợp chất: 1. Triterpenoid thủy phân.
3. Anthraquinon.
5. Flavonoid.
Y
2. Coumarin. 4. Glycosid tim. a) Định tính khung triterpenoid sau khi thủy phân:
DẠ
Phản ứng dương tính của khung triterpen hay steroid trong dịch chiết cồn sau khi đã thủy phân củng cố cho kết luận về sự hiện diện của các triterpenoid glycosid (sponin, glycosia tim) trong mẫu thử.
31
IC
IA L
Lấy khoảng 5 ml dịch ether sau khi thuỷ phân cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà tan cắn 0,5 ml anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml chloroform. Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2 ml H2SO4 đđ theo thành ống nghiệm cho chảy xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch phía trên lớp ngăn cách dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: Có triterpenoid. b) Định tính coumarin
OF F
Nhỏ vài giọt dịch chiết ether sau khi thuỷ phân lên một miếng giấy lọc Bay hơi ether cho tới khô, nhỏ lên vết dịch chiết 1-2 giọt dung dịch KOH 10% trong cồn và sấy nhẹ cho khô. Che một nửa vết dịch chiết bằng một miếng kim loại và soi dưới đèn từ ngoại 365 nm. Sau vài phút, lấy miếng kim loại che vết dịch chiết ra. Nếu phần bị che có cường độ phát quang yếu hơn nhưng sau đó sáng dần lên cho tới khi có cường độ tương đương: Có coumarin.
QU Y
c) Định tính anthraguinon
NH ƠN
Lấy khoảng 5 ml dịch ether sau khi thuỷ phân cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà cắn trong 2 ml cồn 70%. Chia đều dịch chiết vào 2 ống nghiệp nhỏ. Thêm vào ống thứ nhất 0,5ml KOH 10%, và ống thứ 2 một lượng nước cất tương đương. Đun cách thủy cả 2 ống nghiệm trong 2 phút, để nguội và soi dưới đèn tử ngoại 365 nm. Sự xuất hiện của huỳnh quang mạnh của ống thứ nhất chứng tỏ sự có mặt của coumarin. Thêm vào cả 2 ống nghiệm, mỗi ống 2,5 ml nước cất. Nếu dung dịch trong ống 1 trong hơn dung dịch trong ống 2: Có coumarin.
Lấy khoảng 5 ml dịch ether sau khi thuỷ phân cô trên bếp cách thủy còn 2 ml rồi cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ: Có anthraquinon. d) Định tính glycosid tim
KÈ
M
Định tính vòng lacton 5 cạnh: Lấy 5 ml dịch ether sau khi thuỷ phân cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2 ml cồn, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch 1% của m-dinitrobenzen trong cồn 96% rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (phản ứng Raymond-Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: Có các cardenolid.
Y
Phần khung steroid của glycosid tim được định tính trong mục (*** Xác định các nhóm hợp chất từ dịch cồn thủy phân).
DẠ
e) Định tính flavonoid
Lấy khoảng 5 ml dịch ether sau khi thuỷ phân cho vào chén sứ, bốc hơi đến cắn, hoà cắn vào 2 ml cồn và cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và 0,5 ml HCl đđ. Nếu dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: Có flavonoid (nhân y-pyron). 32
IA L
Ghi chú: sử dụng dịch chiết ethylacetat thay cho dịch chiết ether để định tính flavonoid có thể sẽ cho kết quả tốt hơn. 4.2.3. Xác định các chất tan trong dịch chiết nước [12].
Dịch chiết nước được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau: 4. Flavonoid.
7. Các chất khử.
2. Glycosid tim.
5. Tannin.
8. Acid hữu cơ.
3. Anthraglycosid.
6. Saponosid.
9. Polyuronid.
OF F
IC
1. Alkaloid.
NH ƠN
Sự hiện diện của các nhóm hợp chất alkaloid, glycosid tim, coumarin trong dịch chiết nước phần nhiều là do chúng có hàm lượng cao nên chưa được chiết hết ở dịch chiết cồn. Saponin, anthraglycosid, flavonosid, tannin, acid hữu cơ hay các đường khử, v.v... nếu phân tử phân cực mạnh (cấu trúc phân tử có mạch đường dài hay nhiều mạch đường hay có nhiều nhóm phân cực) sẽ tan mạnh hơn trong nước và tồn tại nhiều hơn trong dịch chiết nước. Việc xác định các nhóm hợp chất này trong dịch chiết nước được tiến hành phần nhiều mang ý nghĩa xác nhận lại các kết quả của dịch chiết cồn. Riêng nhóm carbohydrat loại heteropolysaccharid (gôm, pectin, chất nhầy, thường được gọi với tên chung là các polyuronic hay các chất polyuronic) chỉ xuất hiện trong dịch chiết nước. Một số nhóm hợp chất khác cũng có thể có mặt trong dịch chiết nước nhưng do có ít ý nghĩa nên ít khi được phân tích.
QU Y
Thông thường, người ta xác định các nhóm hợp chất tan trong nước một cách trực tiếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số nhóm hợp chất như glycosid tim, saponin, flavonoid có thể cho phản ứng không rõ ràng do bị cản trở bởi các tạp chất. Khi ấy, người ta tiến hành thủy phân và định tính dạng aglycon của chúng. Kết quả nhằm củng cố kết luận của phản ứng định tính trực tiếp.
M
Riêng với các anthraglycosid, người ta thường chỉ định tính chúng sau khi đã thủy phân thành dạng tự do. *** Xác định trực tiếp từ dịch chiết nước
KÈ
Dịch chiết nước được dùng để định tính các nhóm hợp chất: 4. Tannin.
7. Acid hữu cơ.
2. Flavonoid.
5. Saponin.
8. Polyuronid.
Y
1. Alkaloid.
3. Glycosid tim.
6. Các hợp chất khử.
DẠ
a) Định tính alkaloid
Lấy khoảng 10 ml dịch nước cho vào một bình lắng gạn 50 ml, kiềm hóa dịch chiết tới pH 10 bằng dung dịch NH4OH 10% và chiết bằng ether ethylic hoặc chloroform (10 ml x 3 lần). Gộp chung và rửa lớp dung môi hữu cơ với 10 ml bằng 33
IA L
nước cất. Lắc lớp ether với dung dịch acid hydrocloric 5% (2 ml x 3 lần). Chia dung dịch acid vào 4 ống nghiệm nhỏ. Định tính alkaloid bằng các thuốc thử: Mayer, Bertrand và Bouchardat. : tủa trắng - vàng nhạt.
* Thuốc thử Bertrand
: tủa trắng.
* Thuốc thử Bouchardạt
: tủa đỏ cam.
IC
* Thuốc thử Valse-Mayer
OF F
So sánh với ống chứng không có thuốc thử. Nếu dung dịch đục hoặc có tủa: Có alkaloid. b) Định tính glycosid tim
NH ƠN
Định tính vòng lacton 5 cạnh: Lấy 5 ml dịch nước cho vào chén sử bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2 ml cồn 25%, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch 1% của m-dinitrobenzen trong cồn 96% rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (phản ứng Raymond-Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: Có các cardenolid. Định tính đường 2-desoxy: Lấy 5 ml dịch chiết nước bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 5 ml thuốc thử xanthydrol khuấy cho tan hết cắn, đậy ống nghiệm bằng nút bông gòn, cách thủy trong 5 phút. Nếu có màu hồng đến đỏ mận: Có đường 2-desoxy. c) Định tính flavonoid
QU Y
Định tính các dẫn chất có nhân y-pyron và y-dihydropyron: Lấy khoảng 5 ml dịch nước cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà tan cắn trong khoảng 2 ml cồn 25%, lọc vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và 0,5 ml HCl đđ (phản ứng cyanidin). Nếu dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: Có flavonoid (flavanon, flavanonol, flavon, flavonol).
M
d) Định tính anthocyanosid
KÈ
Lấy 1 ml dịch chiết nước cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10%. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiểm hoá bằng dung dịch natri hydroxid 10%: Có anthocyanosid. e) Định tính proanthocyanidin
DẠ
Y
Lấy 5 ml dịch chiết nước vào ống nghiệm. Thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 10% và đun trong bếp cách thủy 10 phút. Nếu dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ: Có proanthocyanidin. f) Định tính tannin
Lấy 0,5 ml dịch chiết cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm 2-3 giọt thuốc thử FeCl3 5%, lắc đều. Nếu dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu: Có polyphenol. 34
IA L
Lấy 2 ml dịch chiết, thêm vào 5 giọt dung dịch gelatin-muối, lắc đều, so sánh với dung dịch ban đầu. Nếu có tùa bông trắng: Có tannin.
IC
Ghi chú: Dưới tên gọi polyphenol là tất cả các chất có nhiều nhóm hydroxyphenol trong phân từ, cho màu màu xanh đen hay xanh rêu với FeCl3 trong đó có tannin. Việc kết luận dịch chiết có tannin sẽ chắc chắn hơn khi làm thêm phản ứng chung của polyphenol và phản ứng này bắt buộc phải dương tính, bên cạnh phản ứng chính với dung dịch gelatin-muối.
OF F
g) Định tính saponin
Lấy khoảng 5 ml dịch nước cho vào một chén sứ, đun cách thủy tới cắn khô. Hoà cắn với 5 ml cồn 25%, lọc vào ống nghiệm. Pha loãng với 5 ml nước, lắc mạnh theo chiều dọc của ống trong 15 giây. Nếu có cột bọt bền trong 15 phút: Có saponin.
h) Định tính hợp chất khử
NH ƠN
Phản ứng định tính khung triterpenoid của saponin được thực hiện ở phần (*** Xác định các nhóm hợp chất từ dịch nước thủy phân)
Lấy 5 ml dịch chiết cô cách thủy tới khô, hoà tan cắn trong cồn 25%, lọc. Cho dịch lọc vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch Fehling A và 0,5 ml dung dịch Fehling B. Đun cách thủy 5 phút. Nếu có kết tủa đỏ gạch nặng lắng dưới đáy ống nghiệm: Có các chất khử (chủ yếu là đường khử). i) Định tính các acid hữu cơ
QU Y
Lấy 2 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm. Thêm vào dung dịch một ít tinh thể natri carbonat. Nếu có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3: Có acid hữu cơ. j) Định tính hợp chất polyuronid
M
Nhỏ từng giọt 2 ml dịch chiết nước vào một ống nghiệm có chứa 10 ml cồn 95% (hoặc aceton). Nếu có nhiều tủa bông được tạo thành: Có các polyuronid (gôm, pectin, chất nhầy...).
KÈ
Để kết luận chính xác hơn, tủa được ly tâm hay lọc và rửa với cồn hay aceton sau đó được nhộm với một số thuốc nhuộm đặc hiệu như hematoxylin, xanh toluidin, xanh methylene, v.v... Chất nhầy sẽ nhuộm màu xanh hay tím. *** Xác định các nhóm hợp chất từ dịch nước thủy phân
DẠ
Y
Dịch ether thu được sau khi chiết dịch nước thuỷ phân bằng acid được dùng để định tính các nhóm hợp chất: 1. Triterpenoid thủy phân.
3. Anthraquinon.
2. Glycosid tim.
4. Flavonoid.
35
a) Định tính khung triterpenoid
IA L
Phản ứng dương tính của khung triterpen hay steroid trong dịch chiết nước sau khi đã thủy phân củng cố cho kết luận về sự hiện diện của các triterpenoid glycosid (saponin, glycoside tim) trong mẫu thử.
OF F
IC
Lấy khoảng 5 ml dịch ether sau thuỷ phân cho vào chén sứ, bốc hơi tới cắn. Hoà tan cắn 0,5 ml anhydrid acetic rồi thêm vào dung dịch 0,5 ml chloroform. Chuyển dung dịch vào một ống nghiệm nhỏ khô. Dùng pipet Pasteur thêm cẩn thận 1-2 ml H2SO4 độ dọc theo thành ống để acid chìm xuống đáy ống nghiệm. Nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím: Có triterpenoid (Các triterpenoid thuỷ phân). b) Định tính glycosid tim
NH ƠN
Định tính vòng lacton 5 cạnh: Lấy 5 ml dịch ether cho vào chén sứ bốc hơi cho tới cắn. Hòa lại cắn với 2 ml cồn 95%, gạn dịch cồn vào 1 ống nghiệm nhỏ. Cho vào 2-3 giọt dung dịch 1% của m-dinitrobenzen trong cồn 95% rồi thêm vào 3 giọt KOH 5% (phản ứng Raymond-Marthoud). Nếu xuất hiện màu tím: Có các cardenolid. Phản ứng định tính khung steroid của glycosid tim được thực hiện ở mục (*** Xác định trực tiếp từ dịch chiết nước). c) Định tính anthraquinon
QU Y
Lấy khoảng 5 ml dịch ether cô trên bếp cách thủy còn 2 ml rồi cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 10% và lắc kỹ. Nếu lớp kiềm có màu từ hồng tới đỏ: Có anthraquinon. d) Định tính flavonoid
KÈ
M
Lấy khoảng 5 ml dịch ether cho vào chén sứ. bốc hơi đến cắn, hoà cắn vào 2 ml cồn 95% và cho vào 1 ống nghiệm nhỏ. Thêm vào dung dịch một ít bột magnesi kim loại và 0,5 ml HCl đậm đặc. Nếu dung dịch có màu từ hồng tới đỏ: Có flavonoid (Các dẫn chất y-pyron).
DẠ
Y
Ghi chú: sử dụng ethylacetat thay cho dịch chiết ether có thể sẽ cho kết quả tốt hơn. [12].
36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
IA L
- Mẫu dược liệu nghiên cứu: thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn). Được thu hái tại: khóm 05, phường 01, đường Trần Huỳnh, thành Phố Bạc Liêu, Bạc Liêu. Được thu hái vào buổi sáng.
-
Bộ phận dùng: toàn cây.
IC
-
1. Mô tả đặc điểm thực vật:
OF F
Quan sát mẫu cây dược liệu thực tế có được, cây thuốc dòi có những đặc điểm sau đây: a) Thân:
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
NH ƠN
Là loại cây thân thảo, sống thành bụi, cao khoảng từ 20-50 cm. Thân mọc thẳng đứng, hình trụ, đường kính khoảng 1-4 mm, thân có màu tím nhạt (khi còn non) đến tím, tím nâu hoặc tím đậm (khi trưởng thành), các đốt ở trên thân cây cách nhau từ 1-3 cm (dần về phần gốc), các đốt gần ngọn cây cách nhau khoảng 1 cm (dần về ngọn cây). Thân thường phân nhánh ở phần giữa và phần trên của cây, đôi khi cả gần ở rễ. Thân thường phân từ 2-4 nhánh, có khi nhiều hơn, các nhánh mọc ra từ mấu thân. Có thể dùng thân để trồng, rất dễ sinh sống, cắm một thân vào đất (cho các đốt nằm trong đất), rất dễ bắt rễ và phát triển tiếp tục.
Toàn cây
Thân phân nhánh
Hình 3.1. Ảnh chụp toàn cây thuốc dòi (ảnh thực tế).
37
b) Lá:
Lá cây thuốc dòi
NH ƠN
OF F
IC
IA L
Lá đơn, mọc so le, hình mác, mép nguyên, đỉnh nhọn, gốc lá tròn. Lá non dài từ 2-3 cm, rộng 0,4- 0,8 cm, lá trưởng thành dài từ 5-7 cm, rộng 1,5-2,5 cm. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu tím (cùng màu với thân và cuốn lá). Có 3 gân lá chính mọc từ cuống. Gân nổi rõ ở mặt dưới của lá, màu tím. Lông có ở 2 mặt lá, có ít lông nổi rõ ở gân lá, cầm vào lá bám dính tay. Cuống lá ngắn, có màu tím, dài 0,5-1 cm, có lông trắng, lá kèm hình dài nhọn.
Cuống lá màu tím, dài 1 cm.
Lá đơn, mọc so le
Đỉnh nhọn
QU Y
Gốc lá tròn
Mép nguyên
M
Lá cây mặt trên, có màu xanh đậm.
KÈ
Gân lá màu tím, nổi rõ ở dưới lá
DẠ
Y
Gốc lá không đối xứng Lá cây mặt dưới, có màu tím, gân lá nổi rõ ở dưới lá. Hình 3.2. Ảnh chụp lá cây thuốc dòi (ảnh thực tế). 38
c) Hoa:
IC
IA L
Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, đường kính 5 mm, bên ngoài hoa màu tím, bên trong màu trắng. Hoa mọc dọc theo thân từ gốc cho đến ngọn. Hoa mọc bao gồm có hoa đực lẫn hoa cái.
OF F
Hoa mọc thành cụm, màu tím.
NH ƠN
Hoa mọc ở kẽ lá Hình 3.3. Ảnh chụp hoa cây thuốc dòi (ảnh thực tế). d) Rễ:
KÈ
M
QU Y
Rễ cọc, màu vàng nâu, dài từ 6-12 cm, rễ thường mọc ra ở các đốt trên thân cây, có thể sử dụng thân thuốc dòi cắm vào đất để trồng, rất dễ sinh trưởng và phát triển.
Rễ mọc thành chùm, mọc ra từ các đốt trên thân để sinh trưởng.
DẠ
Y
Hình 3.4. Ảnh chụp rễ cây thuốc dòi (ảnh thực tế).
39
OF F
IC
IA L
2. Kỹ thuật bóc tách biểu bì
QU Y
NH ƠN
Hình 3.5. Bóc tách biểu bì lá cây thuốc dòi (40x).
Lông tiết chân đơn đầu đa bào.
DẠ
Y
KÈ
M
Lỗ khí kiểu dị bào.
Lông che chở đơn bào. Hình 3.6. Các cấu tử trong bóc tách biểu bì lá cây thuốc dòi.
40
3. Đặc điểm vi phẫu
OF F
IC
IA L
3.1. Vi phẫu thân
NH ƠN
Hình 3.7. Vi phẫu thân cây thuốc dòi (4x).
Lông che chở. Biểu bì. Mô mền vỏ. Gỗ. Libe.
QU Y
Mô mềm tủy. Tế bào bắt màu hồng.
M
Hình 3.8. Vi phẫu thân cây thuốc dòi (10x).
KÈ
Libe 1. Libe 2. Gỗ 2.
Y
Mạch gỗ.
DẠ
Gỗ 1. Mô mềm tủy đạo.
41
IA L
Lông che chở đơn bào. Biểu bì.
Mô dày góc.
IC
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
OF F
Mô mềm vỏ đạo. Trụ bì.
Hình 3.9. Vi phẫu thân cây thuốc dòi (40x).
QU Y
3.1.1. Gân lá và phiến lá
NH ƠN
3.2. Vi phẫu lá thuốc dòi
Hình 3.10. Vi phẫu lá cây thuốc dòi (10x).
M
Biểu bì trên.
KÈ
Mô dày gốc.
Gỗ. Libe.
DẠ
Y
Mô mềm đạo. Mô dày góc. Biểu bì dưới. Hình 3.11. Vi phẫu lá cây thuốc dòi (10x). 42
IA L
Biểu bì trên.
Hạ bì.
Mô mềm giậu.
IC
Mô mềm khuyết.
OF F
Biểu bì dưới.
Lông che chở đơn bào.
NH ƠN
Hình 3.12. Vi phẫu phiến lá cây thuốc dòi (40x).
Libe. Mô mềm đạo.
Mô dày góc.
QU Y
Biểu bì dưới.
Hình 3.13. Vi phẫu gân lá cây thuốc dòi (40x).
DẠ
Y
KÈ
M
3.1.2. Cuống lá
Vi phẫu cuống lá 4x.
Vi phẫu cuống lá 10x.
Hình 3.14. Vi phẫu cuốn lá cây thuốc dòi. 43
IA L
Lông che chở đa bào.
OF F
IC
Lông che chở đơn bào.
Mô mềm đạo.
QU Y
NH ƠN
Libe. Gỗ.
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
Biểu bì. Mô dày góc. Tế bào bắt màu hồng. Mô mềm đạo.
M
Hình 3.15. Vi phẫu cuống lá cây thuốc dòi (40x).
DẠ
Y
KÈ
3.3. Vi phẫu rễ
Vi phẫu rễ 4x.
Vi phẫu rễ 10x.
Hình 3.16. Vi phẫu rễ cây thuốc dòi. 44
IA L
Gỗ 2.
IC
Mô mềm tủy.
OF F
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
Mạch gỗ 2.
Mô mềm tủy.
NH ƠN
Mạch gỗ. Libe 2. Gỗ 2. Libe 1.
Trụ bì hóa mô cứng. Mô mềm vỏ.
QU Y
Lớp bần.
Hình 3.17. Vi phẫu rễ cây thuốc dòi (40x).
4. Đặc điểm bột dược liệu
4.1. Toàn cây dược liệu thuốc dòi
KÈ
M
Toàn cây khi quan sát dược liệu thuốc dòi khi còn tươi, chúng ta có thể thấy lá có hai màu (mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới có màu tím), lá đơn, mọc so le. Thân có màu tím đậm hoặc tím nâu, mọc thẳng đứng, đôi khi có phân nhánh. Rễ mọc thành chùm, mọc ra từ các đốt trên thân, rễ rất dễ mọc và phát triển rất dễ dàng khi ở dưới đất.
DẠ
Y
Sau khi phơi khô dược liệu thuốc dòi (tầm khoảng 5 đến 10 ngày, trời nắng gắt), thu được dược liệu khô, trọng lượng ít hơn ban đầu khi còn tươi.
45
IA L IC
OF F
Toàn cây thuốc dòi tươi và sau khi phơi khô, cắt nhỏ để bảo quản. Hình 3.18. Hình toàn cây dược liệu thuốc dòi. 4.2. Soi bột lá thuốc dòi
NH ƠN
Bột lá khi quan sát thấy bột có màu xanh rêu xen vàng lục, không có mùi, vị đặc trưng.
QU Y
Khi soi bột lá trên kính hiển vi ta thấy có cấu tử: lông che chở đơn bào, mành biểu bì mang lỗ khí, mảnh mô mềm, mảnh mạch điểm, mạch xoắn, mạch vòng, tinh thể calci oxalat hình cầu gai,…
Lá thuốc dòi tươi.
Lá thuốc dòi khô.
Bột lá thuốc dòi.
M
Hình 3.19. Hình lá dược liệu cây thuốc dòi.
DẠ
Y
KÈ
Soi mẫu bột lá dưới kính hiển vi:
Lông che chở đơn bào.
46
IA L IC
Mảnh mô mềm.
NH ƠN
OF F
Mảnh biểu bì mang lỗ khí.
Mạch điểm.
Mạch vòng.
QU Y
Mạch xoắn.
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
M
Hình 3.20. Soi bột lá dược liệu cây thuốc dòi (40x). 4.3. Soi bột thân thuốc dòi
KÈ
Thân khi quan sát thấy có màu tím đậm khi còn tươi, khi phơi khô (tầm khoảng 10 đến 15 ngày, trời nắng gắt) thì thân dược liệu cây thuốc dòi chuyển sang màu nâu hoặc nâu nhạt.
DẠ
Y
Bột thân khi quan sát thấy có màu nâu nhạt, có nhiều xơ và kích thước bột không được mịn. Khi soi bột trên kính hiển vi ta thấy lông che chở đơn bào, mạch điểm, mạch xoắn, mạch vòng, sợi, hạt tinh bột hình chuông,…
47
IA L IC
Thân thuốc dòi khô.
Bột thân thuốc dòi.
OF F
Thân thuốc dòi tươi.
Hình 3.21. Hình thân dược liệu cây thuốc dòi.
NH ƠN
Soi mẫu bột thân dưới kính hiển vi:
QU Y
Lông che chở đơn bào.
Mạch vòng.
DẠ
Y
KÈ
M
Mạch xoắn.
Sợi.
48
Mạch điểm.
IA L IC
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
OF F
Mảnh bần.
NH ƠN
Tinh bột hình chuông.
Khối tinh bột.
Hình 3.22. Soi bột thân dược liệu cây thuốc dòi (40x). 4.4. Soi bột rễ thuốc dòi
QU Y
Rễ cọc, mọc ra từ các đốt trên thân, có thể dùng thân để trồng, thân rất dễ bắt rễ và sinh trưởng.
DẠ
Y
KÈ
M
Trong rễ có các cấu tử: mạch xoắn, mạch điểm, mảnh bần, lông che chở, sợi, tinh thể calci oxalat hình cầu gai,…
Rễ thuốc dòi tươi.
Rễ thuốc dòi khô.
Bột rễ thuốc dòi.
Hình 3.23. Hình rễ dược liệu cây thuốc dòi.
Soi mẫu bột rễ dưới kính hiển vi: 49
IA L IC
Mạch điểm.
Mảnh bần.
NH ƠN
OF F
Mạch xoắn.
Lông che chở đơn bào.
Sợi.
Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
Hình 3.24. Soi bột rễ dược liệu cây thuốc dòi (40x).
QU Y
5. Hình vẽ dược liệu thuốc dòi 5.1. Hình vẽ vi phẫu bóc tách biểu bì
M
Lông che chở đơn bào.
KÈ
Lông tiết chân đơn đầu đa bào bào.
DẠ
Y
Lỗ khí kiểu dị bào.
Hình 3.25 Hình vẽ tay vi phẫu bóc tách biểu bì. 50
OF F
IC
IA L
5.2. Hình vẽ vi phẫu lá
QU Y
NH ƠN
Hình 3.26. Hình vẽ tay vi phẫu cuống lá dược liệu cây thuốc dòi.
Hình 3.27. Hình vẽ tay vi phẫu gân lá và phiến lá dược liệu cây thuốc dòi.
DẠ
Y
KÈ
M
5.3. Hình vẽ vi phẫu thân
Hình 3.28. Hình vẽ tay vi phẫu thân dược liệu cây thuốc dòi.
51
OF F
IC
IA L
5.5. Hình vẽ vi phẫu rễ
Hình 3.29. Hình vẽ tay vi phẫu rễ dược liệu cây thuốc dòi. 6. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật
Dung môi Ether.
QU Y
NH ƠN
6.1. Xác định các chất tan trong dịch chiết ether
Lắc khoảng 30 phút.
Lọc bông gòn.
Dịch chiết Ether.
Hình 3.30. Quy trình chiết xuất dịch chiết Ether.
DẠ
Y
KÈ
M
a) Xác định tinh dầu
Hình 3.31. Kết quả xác định tinh dầu.
52
-
Kết quả: cắn không có mùi thơm đặc trưng => không có tinh dầu (âm tính).
NH ƠN
OF F
IC
IA L
b) Xác định chất béo
Hình 3.32. Kết quả xác định chất béo. -
Kết quả: tại nơi nhỏ dịch chiết có không vết trong mờ => không có chất béo (âm tính).
KÈ
M
QU Y
c) Định tính carotenoid
DẠ
Y
Dịch chiết ether trước khi cắn.
-
Dịch chiết ether sau khi cắn.
Hình 3.33. Kết quả định tính carotenoid.
Kết quả: dung dịch không có màu xanh dương đậm hay màu xanh lục ngả sang màu xanh dương => không có carotenoid (âm tính).
53
OF F
IC
IA L
d) Định tính triterpenoid
Hình 3.34. Kết quả định tính triterpenoid.
Kết quả: nơi tiếp xúc giữa 2 lớp dung dịch không có màu đỏ nâu hay đỏ đến tím, lớp dung dịch phía trên dần dần chuyển thành màu xanh lục hay tím => không có triterpenoid (âm tính).
KÈ
M
QU Y
e) Định tính alkaloid
NH ƠN
-
Hình 3.35. Kết quả định tính alkaloid.
Y
Ghi chú:
- Ống 3: Thuốc thử Bouchardat.
- Ống 2: Thuốc thử Dragendorff.
- Ống 4: Thuốc thử Mayer.
Kết quả: khi cho thuốc thử vào ống 2, ống 3, ống 4, dung dịch không đục hơn ống chứng hoặc có tủa => không có alkaloid (âm tính).
DẠ
-
- Ống 1: Ống chứng.
54
OF F
IC
IA L
f) Định tính coumarin
Hình 3.36. Kết quả định tính coumarin.
Kết quả: Dung dịch trong ống 1 không có huỳnh quang mạnh hơn dung dịch trong ống thứ 2 => không có coumarin (âm tính).
QU Y
g) Định tính anthraquinon
NH ƠN
-
Hình 3.37. Kết quả định tính anthraquinon.
Kết quả: lớp kiềm không có màu từ hồng tới đỏ => không có anthraquinon (âm tính).
M
-
DẠ
Y
KÈ
h) Định tính flavonoid
Hình 3.38. Kết quả định tính flavonoid. 55
Kết quả: dung dịch không có màu từ hồng tới đỏ => không có anthraquinon (âm tính).
IA L
-
Dung môi Cồn.
Lắc khoảng 30 phút.
OF F
IC
6.2. Xác định các nhóm hợp chất tan trong dịch chiết cồn
Lọc bông gòn.
Dịch chiết Cồn.
M
QU Y
a) Định tính alkaloid
NH ƠN
Hình 3.39. Quy trình chiết xuất dịch chiết Cồn.
Hình 3.40. Kết quả đính tính alkaloid.
KÈ
Ghi chú:
- Ống 3: Thuốc thử Dragendorff.
- Ống 2: Thuốc thử Bouchardat.
- Ống 4: Ống chứng.
Kết quả: dung dịch ống 1, ống 2, ống 3 không có đục hoặc có tủa => không có alkaloid (âm tính).
DẠ
Y
-
- Ống 1: Thuốc thử Mayer.
56
OF F
IC
IA L
b) Định tính coumarin
Hình 3.41. Kết quả định tính coumarin.
Kết quả: Dung dịch trong ống 1 không có huỳnh quang mạnh hơn dung dịch trong ống thứ 2 => không có coumarin (âm tính).
QU Y
c) Định tính glycosid tim
NH ƠN
-
Hình 3.42. Kết quả định tính glycosid tim.
-
Kết quả: Ống 1 không xuất hiện màu tím, ống 2 không có màu hồng đến đỏ mận => không có glycosid tim (âm tính).
DẠ
Y
KÈ
M
d) Định tính flavonoid
-
Hình 3.43. Kết quả định tính flavonoid.
Kết quả: dung dịch có màu từ hồng tới đỏ => có flavonoid (dương tính). 57
OF F
IC
IA L
e) Định tính anthocyanosid
Hình 3.44. Kết quả định tính anthocyanosid.
Kết quả: dung dịch không có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hoá bằng dung dịch natri hydroxid 10% => không có anthocyanosid (âm tính).
NH ƠN
-
QU Y
f) Định tính proanthocyanidin
Hình 3.45. Kết quả định tính proanthocyanidin. Kết quả: dung dịch không có màu hồng đỏ tới đỏ => không có proanthocyanidin (âm tính).
M
-
DẠ
Y
KÈ
g) Định tính tannin
Hình 3.46. Kết quả định tính tanin. 58
Ghi chú: - Ống 3: Dung dịch gelatin muối.
IA L
- Ống 1: Ống chứng. - Ống 2: Thuốc thử FeCl3.
Kết quả: Ống 1 không có dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu, ống 2 không có tủa bông trắng => không có tanin (âm tính).
IC
-
NH ƠN
OF F
h) Định tính saponin
Hình 3.47. Kết quả định tính saponin. -
Kết quả: có bọt bền => có saponin (dương tính).
QU Y
i) Định tính các chất khử
Hình 3.48. Kết quả định tính các chất khử.
Kết quả: có kết tủa đỏ gạch dưới đáy ống nghiệm => có các hợp chất khử (dương tính).
M
-
DẠ
Y
KÈ
j) Định tính các acid hữu cơ
Hình 3.49. Kết quả định tính các acid hữu cơ. 59
Kết quả: có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2 CO3 => có acid hữu cơ (dương tính).
IA L
-
Dung môi Nước.
Lọc bằng bông gòn.
OF F
IC
6.3. Xác định các chất tan trong dịch chiết nước
Dịch chiết Nước.
QU Y
a) Định tính alkaloid
NH ƠN
Hình 3.50. Quy trình chiết xuất dịch chiết Nước.
DẠ
Y
KÈ
M
Hình 3.51. Quy trình chuẩn bị dung dịch acid để định tính alkaloid.
Hình 3.52. Kết quả định tính alkaloid.
Ghi chú: - Ống 1: Thuốc thử Bouchardat.
- Ống 3: Thuốc thử Mayer.
- Ống 2: Thuốc thử Dragendorff..
- Ống 4: Ống chứng.
60
Kết quả: dung dịch không có đục hoặc có tủa so với ống chứng => không có alkaloid (âm tính).
IA L
-
OF F
IC
b) Định tính glycosid tim
Hình 3.53. Kết quả định tính glycosid tim.
Kết quả: Ống A không có xuất hiện màu tím => không có các cardenolid (âm tính).
NH ƠN
-
Ống B có màu hồng đến đỏ mận => có đường 2-desoxy (dương tính).
QU Y
c) Định tính flavonoid
Hình 3.54. Kết quả định tính flvonoid.
Kết quả: dung dịch có màu từ hồng tới đỏ => có flavonoid (dương tính).
M
-
DẠ
Y
KÈ
d) Định tính anthocyanosid
Hình 3.55. Kết quả định tính anthocyanosid. 61
Kết quả: dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ và chuyển sang màu xanh khi kiềm hoá bằng dung dịch natri hydroxid 10% => có anthocyanosid (dương tính).
IA L
-
OF F
IC
e) Định tính proanthocyanidin
Hình 3.56. Kết quả định tính proanthocyanidin.
Kết quả: dung dịch có màu hồng đỏ tới đỏ => có proanthocyanidin (dương tính).
QU Y
f) Định tính tannin
NH ƠN
-
Hình 3.57. Kết quả định tính tanin.
Kết quả: Ống A dung dịch có màu xanh đen hay xanh rêu, ống B có tủa bông trắng => có tanin (dương tính).
M
-
DẠ
Y
KÈ
g) Định tính saponin
-
Hình 3.58. Kết quả định tính saponin.
Kết quả: có cột bọt bền trong 15 phút => có saponin (dương tính). 62
OF F
IC
IA L
h) Định tính các chất khử
Hình 3.59. Kết quả định tính các chất khử. -
Kết quả: có kết tủa đỏ gạch nặng lắng dưới đáy ống nghiệm => có các chất khử (chủ yếu là đường khử) (dương tính).
QU Y
NH ƠN
i) Định tính các acid hữu cơ
Hình 3.60. Kết quả định tính các acid hữu cơ. -
Kết quả: có các bọt khí nhỏ sủi lên từ các tinh thể Na2CO3 => có các acid hữu cơ (dương tính).
DẠ
Y
KÈ
M
j) Định tính hợp chất polyuronid
-
Hình 3.61. Kết quả định tính hợp chất polyuronid.
Kết quả: có nhiều tủa bông được tạo thành => có các hợp chất polyuronid (dương tính). 63
L A I C
7. Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học dược liệu thuốc dòi Bảng 3.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá học dươc liệu thuốc dòi Thuốc thử Cách xác định
Nhóm hợp chất
Chất béo
Phản ứng dương tính
Nhỏ dung dịch lên giấy
Vết trong mờ
Carr-Price
Xanh chuyển sang đỏ
H2SO4 Tính dầu
Dịch chiết Ether
I F F O
Dịch chiết cồn Không th. phân
N Ơ H N -
Thuỷ phân
Dịch chiết nước
Không th. phân
Thuỷ phân
Kết luận
Không có
-
Không có
Xanh dương hay xanh lục ngả sang xanh dương
-
Không có
Bốc hơi tới cắn
Có mùi thơm
-
Không có
Triterpen tự do
Liebermann-Burchard
Đỏ nâu – tím, lớp trên có màu xanh lục
-
Không có
Alkaloid
Thuốc thử chung alkaloid
Coumarin Anthraquinon
NaOH 10%
Carotenoid
M È
Y U Q
Kết tủa
-
-
Phát quang trong kiềm
Phát quang mạnh hơn
-
-
Y Ạ
Dung dịch kiềm có màu hồng tới đỏ
-
D
K
64
-
Không có Không có Không có
Mg/HCL đđ
Dung dịch có màu hồng tới đỏ
Thuốc thử vòng lacton
Tím
-
Thuốc thử đường 2desoxy
Đỏ mận
-
HCL
Đỏ
-
KOH
Xanh
HCL/t0
Đỏ
Dung dịch FeCl3
Xanh rêu hay xanh đen (Polyphenol)
Dung dịch gelatin muối
Tủa bông trắng (Tanin)
Sapoin
Lắc mạnh dung dịch nước
Tạo bọt bền 15 phút
Acid hữu cơ
Na2CO3
Chất khử Polyuronid
Flavonoid
Glycosid tim
+++
L A I C
+++
I F F O -
Có nhiều
Không có
+
Có
+
Nghi ngờ
-
+
Nghi ngờ
-
+
Nghi ngờ
-
+
Nghi ngờ
-
+
Nghi ngờ
+++
+
Có nhiều
Sủi bọt
+
+
Có ít
Thuốc thử Fehling
Tủa đỏ gạch
+
+
Có ít
Pha loãng với cồn 90%
Tủa bông trắng – vàng nâu
+++
Có nhiều
N Ơ H N
Anthocyanosid
Proanthocyanidin
-
Tanin
D
Y Ạ
K
M È
Y U Q
65
L A I C
Ghi chú: (của bảng kết luận phân tích sơ bộ TPHH). Có tìm Không có dù có thể tìm (+) Không cần tìm (―)
(―)
Không có
(±)
Không rõ; nghi ngờ
(+)
Có ít
(++)
Có
(+++)
Có nhiều
(++++)
D
Y Ạ
K
M È
Y U Q Có rất nhiều
N Ơ H N
66
I F F O
8. Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng
IA L
Chuẩn bị bản mỏng silica gel:
IC
- Yêu cầu: bảng mỏng rộng 2 cm, dài 10 cm. Kẻ đường ngang cách mép trên 1 cm và dưới 1,5 cm trên bản mỏng, đánh dấu 1 điểm cần chấm lên trên đường kẻ phía dưới. Chuẩn bị dung môi và hoá chất chấm sắc ký:
OF F
- Bản mỏng: Silica gel.
- Dung môi khai triển: Etyl acetat – acid acetic – acid formic – nước (5 : 0,5 : 0,5 : 1).
NH ƠN
- Dung dịch thử: Lấy 10 g bột dược liệu thuốc dòi cho vào 1 bình nón nút mài 100ml, thêm methanol ngập mặt dược liệu, đun các thuỷ từ 5 phút đến 10 phút, thỉnh thoảng lắc nhẹ, lọc bàng bông gòn vào cốc có mỏ, cho dung dịch đã lọc vào chén sứ và đem đi cắn khô, thêm vào vài giọt methanol vào chén sứ, hòa tan cắn trong chén. Sau đó đem đi chấm sắc ký. - Phát hiện vết: ánh sáng thường, đèn UV ở bước sóng 254 nm và 365 nm.
QU Y
- Quy trình chạy sắc ký:
Dịch chiết đã cô cắn.
Hoà tan với Methanol.
M
Dịch chiết Methanol.
DẠ
Y
KÈ
Hình 3.62. Chuẩn bị mẫu thử chấm sắc ký lớp mỏng.
Chấm sắc ký.
Soi đèn UV 254nm và 365nm.
Chạy bản mỏng.
Hình 3.63. Tiến hành chấm sắc ký, soi vết và chạy sắc ký sau khi chấm xong. 67
IA L IC UV 365 nm.
OF F
UV 254 nm.
NH ƠN
Hình 3.64. Kết quả sau khi chạy sắc ký.
Hình 3.65. Thuốc thử FeCl 3 .
Vết thứ 4.
QU Y
Vết thứ 3. Vết thứ 2.
b = 8,5 cm
KÈ
M
Vết thứ 1.
Hình 3.66. Kết quả bản mỏng xuất hiện các vết sau khi nhúng thuốc thử FeCl 3. Kết quả:
DẠ
Y
Thu được 4 giá trị a lần lượt là : a1 = 3 cm; a2 = 4,8 cm; a3= 5,8 cm; a4 = 6,6 cm. Từ đó ta tính được 4 giá trị Rf lần lượt là:
68
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU
IA L
1. Định nghĩa
- Tên gọi khác: bọ mắm, cỏ dòi, thuốc giòi, đại kích biển, cây dòi ho.
IC
- Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. - Họ: thuộc họ Tầm ma hay còn gọi là Gai (Urticaceae).
OF F
2. Đặc điểm cảm quan
Là loại cây thảo, mọc bò, cao 0,2 - 0,3 cm. Thân, cành mảnh, có 3 lông áp sát. Lá mọc so le, mép nguyên, hình mác - bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, dài 4 - 9 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, có 3 gân toả từ gốc, mặt trên đôi khi điểm những đốm trắng, mặt dưới có ít lông ở gân nổi rõ, cuống là ngắn có lông trắng; lá kèm hình dài nhọn.
NH ƠN
Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, đường kính 5 mm, không cuống gồm hoa đực, hoa cái hoặc hoa lưỡng tính, hoa nhỏ màu trắng; hoa đực có lông ngắn, 4 lá đài có lông ở lưng, 4 nhị, nhuỵ lép; hoa cái có bao hoa dạng túi, miệng khía răng có lông, bầu hình quả lê, có lông, với nhụy dài và mảnh. Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím, có lông. Mùa hoa quả: từ tháng 7 đến tháng 9. 3. Đặc điểm vi học
QU Y
3.1. Vi phẫu thân
Vi phẫu thân thuốc dòi có hình đa giác gần tròn gồm 2 vùng: vùng vỏ (chiếm 2/8) và vùng trung trụ (chiếm 6/8). Biểu bì là một lớp tế bào hình chữ nhật, rải rác có lông che chở đơn bào, bề mặt lông xù xì, nhiều gai.
M
Vùng vỏ: Mô dày góc nằm dưới biểu bì ở các góc. Mô mềm vỏ đạo có 4-6 lớp tế bảo hình bầu dục. Nội bị không thấy rõ.
KÈ
Vùng trung trụ: Trụ bì trên đầu các bỏ libe gỗ, tế bào hình đa giác. Các bó libe - gỗ xếp xuyên tâm. Mô mềm tủy đạo: Tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, dịch nội bào đa dạng, rải rác trong mô mềm tủy có những tế bào chứa dịch nội bào màu hồng.
Y
3.2. Vi phẫu lá
DẠ
Phần gân giữa: có mặt dưới lỗi, mặt trên phẳng hoặc hơi lõm. Biểu bì là những tế bảo hình đa giác nhỏ, xếp đều đặn. Có lông che chở đơn bảo, bề mặt lông nhiều gai, đôi khi gặp lông tiết. Mô dày góc từ 1-2 lớp tế bào, hình đa giác. Môi mềm đạo gồm 4-5 lớp tế bảo đa giác gần tròn. Hệ thống dẫn gồm 5-6 bỏ, kích thước không đều, xếp trên 1 cung. Mỗi bó dẫn gồm gỗ ở trên libe ở dưới tạo thành các bó
69
IA L
chồng. Dưới các cung libe - gỗ là 6-7 lớp mô mềm đạo. Trên biểu bì dưới là 1-2 lớp tế bào mô dày góc, hình đa giác . Phiến lá: Biểu bì tế bảo hình đa giác, phủ nhiều lông che chở ở mặt dưới của lá .Mô mềm giậu gồm 1 lớp tế bào thuôn dài nằm dưới lớp biểu bì trên. Dưới mô giậu là những lớp tế bảo mô mềm hình đa giác xếp chừa ra các khuyết nhỏ.
IC
3.3. Vi phẫu rễ
4. Định tính Định tính bằng các phản ứng hóa học.
OF F
Rễ gồm 2-3 lớp bần ở bên ngoài, kế đến là lớp mô mềm vỏ, tiếp theo là lớp trụ bì hóa mô cứng nằm xen kẻ với libe 1, kế đến là libe1 và gỗ 2, bên trong gỗ 2 hình thành các mạch gỗ và trong cùng là lớp mô mềm tủy.
NH ƠN
Quá trình phân tích sơ bộ thành phần hóa học của dược liệu Thuốc dòi được thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Lần lượt chiết xuất dược liệu thuốc dòi qua ba dung môi có độ phân cực tăng dần (Ether - Cồn – Nước). Giai đoạn 2: Dùng các phản ứng hóa học để phân tích sơ bộ thành phần các hợp chất hiện diện trong dịch chiết. Sắc kí lớp mỏng.
QU Y
Chuẩn bị bản mỏng silica gel: - Bản mỏng: Silica gel.
- Yêu cầu: bảng mỏng rộng 2 cm, dài 10 cm. Kẻ đường ngang cách mép trên 1 cm và dưới 1,5 cm trên bản mỏng, đánh dấu 1 điểm cần chấm lên trên đường kẻ phía dưới.
M
Chuẩn bị dung môi và bình chạy sắc ký:
KÈ
- Dung môi khai triển: Etyl acetat – acid acetic – acid formic – nước (5 : 0,5 : 0,5 : 1). - Bình sắc ký: phải khô, sạch, không có nước (nếu có nước hoăc mới rửa, dùng cồn cao độ trán qua bình và dùng khăn giấy sạch lau khô từ trong lòng bình ra ngoài bình và nắp đậy).
DẠ
Y
- Sử dụng giấy lọc cắt cho vào bình (chiều cao ngắn hơn bình khoảng 1 cm và chừa khoảng trống để quan sát mẫu chấm sắc ký khi chạy). Bão hoà bình sắc ký bằng giấy lọc đã chuẩn bị cho đến khi đạt yêu cầu (khoảng 30 phút) và đậy nắp. Chuẩn bị mẫu thử:
70
IA L
- Dung dịch thử: Lấy 5 ml chế phẩm dịch chiết cồn, cho vào chén sứ và đem đi cắn khô, thêm vào giọt methanol 95% vào chén sứ, hòa tan cắn trong chén. Sau đó đem đi chấm sắc ký. Cách tiến hành:
OF F
IC
Tiến hành chấm sắc ký với dung dịch thử đã chuẩn bị lên bản mỏng. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được gần tới vạch đã định trước, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, soi đèn UV ở bước sóng 254 nm và bước sóng 365 nm. Sau đó nhúng bản mỏng vào thuốc thử FeCl3 1%, để khô tự nhiên, vết flavonoid sẽ hiện rõ trên bản mỏng do thuốc thử đặc hiệu. Tính giá trị Rf với các vết hiện trên bản mỏng sắc ký. 5. Chế biến
NH ƠN
Rửa sạch cây thuốc dòi trước khi dùng, toàn cây thường được chế biến thành thuốc chữa bệnh. - Dạng tươi: hái lấy đọt non làm rau ăn sống như các loại rau khác hoặc dùng để nấu canh ăn hằng ngày. - Dạng khô: thái hoặc cắt nhỏ, phơi khô sử dụng dần. 6. Nội dung khác: Tính vị, quy kinh:
Có vị ngọt, đắng nhạt, tính mát, thường quy vào kinh phế, thận.
QU Y
Công năng, chủ trị:
Tiêu khát, trừ đờm, lợi tiểu, tiêu viêm, rút mủ. Cách dùng, liều lượng:
M
Ngày 20 – 40 g cây tươi hoặc 10 – 20 g cây khô, dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu cao uống. Dùng ngoài không kể liều lượng, không cố định.
KÈ
Tương kỵ:
DẠ
Y
Cây thuốc dòi có thể gây sẩy thai bởi cây thuốc dòi có tác dụng điều kinh, tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy phụ nữ đang mang thai không được dùng.
71
CHƯƠNG V: NHẬN XÉT
IA L
IC
Trên đây là tiêu chuẩn xây dựng dược liệu cho cây Thuốc Dòi - Pouzolzia zeylanica (L.) Benn dựa trên kết quả thực nghiệm được thực hiện tại phòng thực tập Dược Liệu – Bộ môn Dược Liệu – Khoa Dược - Trường Đại học Nam Cần Thơ. Căn cứ vào kết quả thực tập đã nghiên cứu có thể thấy được tiêu chuẩn trên có những đặc điểm sau:
OF F
- Về mô tả cảm quan: tiêu chuẩn trên đây đã đưa ra được những đặc điểm thực vật đặc trưng của cây thuốc dòi, và đã góp phần để nhận dạng về hình dáng, cảm quan, màu sắc của thuốc dòi và chống nhầm lẫn với các dược liệu khác khi thu mua cũng như khi sử dụng dược liệu.
NH ƠN
- Về vi phẫu: so với tài liệu tham khảo đã tìm kiếm,đã phát hiện thêm một số bộ phận mới. góp phần bổ sung vào tiêu chuần xây dựng dược liệu nhằm phong phú thêm tiêu chuẩn dược liệu. - Về mẫu soi bột: phần lớn có các cấu tử đặc trưng của thuốc dòi đều tim thấy được ở mẫu bột dược liệu đã chuẩn bị.
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
- Về định tính: định tính Flavonoid bằng sắc ký lớp mỏng kiếm được trên mạng và sau khi khảo sát nhiều hệ dung môi với nhiều tỷ lệ khác nhau. Ta nhận thấy rằng hệ dung môi: Ethyl acetat : Acid acetic : Acid formic : Nước (5 : 0,5 : 0,5 : 1) là hệ tối ưu nhất mà nhóm đã chọn trong nghiên cứu này.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
IA L
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
IC
[1] Nguyễn Duy Tân (2018), Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Quá Trình Thu Hoạch Và Chế Biến Đến Hàm Lượng Các Chất Có Hoạt Tính sinh học trong cây thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn), Trường Đại học Cần Thơ: Luận văn Tiến sĩ Ngành công nghệ thực phẩm.
OF F
[2] Phan Cảnh Trình (2015), Xây dựng tiêu chuần dược liệu thuốc dòi - bọ mắm Pouzolzia zeylanica (L.) Benn, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Viện Dược Liệu (2006), "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1)," Hà Nội, Khoa học và kỹ thuật, p. 219.
NH ƠN
[4] Đỗ Tấn Lợi (2004), "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam," Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học, pp. 723 - 724. [5] Võ Văn Chi (1991), "Cây thuốc An Giang," An Giang, Uỷ ban khoa học kỹ thuật An Giang, p. 522. [6] Trần Hùng (2021), “Nhận thức cây thuốc dòi và dược liệu”, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, pp. 289 – 290.
QU Y
[7] Hội đồng dược điển Việt Nam (2017), "Cao bổ phổi" in Dược điển Việt Nam V - tập 2, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, pp. 1407 – 1408. [8] Lê Minh Triết và vs. (2010), "Nghiên cứu tác dụng theo hướng tăng cường miễn dịch thực nghiệm của các công thức phối hợp từ dược liệu", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14 (2), tr. 111-115.
M
[9] Lê Thanh Thủy (2007), Khảo sát thành phần hóa học cây Bọ mắm Pouzolzia Zeylanica (L.), Khoa Hóa, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
KÈ
[10] Lương Kim Bích và cs. (2010), "Nghiên cứu tác dụng bổ huyết và tăng trọng của các công thức phối hợp từ dược liệu", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14 (2), tr. 121-127.
DẠ
Y
[11] Trần Mỹ Tiên và cs. (2010), "Nghiên cứu một số tác dụng dược lý thực nghiệm của cây bọ mắm và dây cóc", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14 (2), tr.116-120. [12] Trần Hùng và vs. (2005), “Giáo trình phương pháp nghiên cứu dược liệu”, Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, pp. 28 – 35.
73
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
IA L
[13] Nguyen Phuoc Minh; Pham Van Thinh; Thach Kim Hoa; Vuong Thi Sang; Lam Thi Si Na. (2019), Effect Of Blanching And Drying To Production Of Dried Herbal Tea From Pouzolzia Zeylanica; Vol 11 (4), pp. 1437 – 1440.
IC
[14] Bing G. L. et al. (2013), Norlignan Compounds And Method Of Separating And Verifying Norlignan Compounds From Pouzolzia Zeylanica Var. Microphylla, China Patent No. CN1033376A.
OF F
[15] Fu M. et al. (2012), "Study on the chemical constituents in Pouzolzia zeylanica", Zhong Yao Cai. 35 (11), pp. 1778-1781. [16] Huan C. et al. (2010), "Effects of Pouzolzia zeylanica on blood sugar in diabetes mellitus mice", Journal of Mudanjiang Medical University.
NH ƠN
[17] Kai-Ying L. et al. (2012), "Effect of Pouzolzia zeylanica extracts in mouse subcutaneous abscess", Journal of Guangdong Pharmaceutical University. [18] Li P. et al. (2011), "Free radical-scavenging capacity, antioxidant activity and phenolic content of Pouzolzia zeylanica", Journal of the Serbian Chemical Society. 76 (5), pp. 709-717. [19] Liang H. Z. (2009), External medicine for treating osteomyelitis, China Patent No. CN101390998A.
QU Y
[20] Paul S. et al. (2012), "In Vitro Screening of Cytotoxic Activities of Ethanolic Extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn", International Journal of Pharmaceutical Innovations. 2 (1), pp. 52-55. [21] Saha D. et al. (2012), "Antifungal Activity of Ethanol Extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn", International Journal of Pharmacy Teaching & Practices 3 (1), pp. 272.
KÈ
M
[22] Saha D. et al. (2012), "Antibacterial activity of ethanol extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn", International Journal of Pharmaceutical Innovations. 2 (1). [23] Sarma I. S. et al. (2013), "A New Friedelane Triterpene Ester (I) from Pouzolzia indica", Indian Journal of Chemistry. 52B, pp. 1527-1530.
DẠ
Y
[24] Sayeed A. et al. (2003), "A prenylated isoflavone from Pouzolzia indica: Its in vitro antimicrobial activity and cytotoxic evaluation", Oriental Journal Of Chemistry. 19, pp. 35-40. [25] Takhtajan A. (2009), Flowering Plants, Second, Springer, pp. 167-281.
[26] Xu-Yang L. et al. (2012), "Anti-inflammatory and analgesic effects of different extract fractions from Pouzolzia zeylanica var. microphylla", Drugs & Clinic. 74
IA L
[27] Yanfen C. et al. (2013), "Therapeutic Effect and Mechanism of Pouzolzia zeylanica on Skin Ulcers in Rats", Traditional Chinese Drug Research and Clinical Pharmacology.
IC
[28] Hung Chen A. S. et al. (2012), Ingredient extracted from pouzolzia zeylanica (1.) benn and its anti-acne formula, United State Patent No. US20120183631.
OF F
TÀI LIỆU TRÊN WED
[29] Bùi Khánh Hà. (29/08/2021). YouMed. Truy cập 01/09/2021 Online]. Available: https://youmed.vn/tin-tuc/thuoc-doi-loai-cay-gian-di-voi-nhieu-congdung-chua-benh/.
NH ƠN
[30] Lê Như, "Siro Ho bổ phổi," Thuốc & biệt dược, Truy cập 12/9/2021 [Online]. Available: https://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-24985/siro-ho-bophoi.aspx. [31] "Siro Broncofort," Thuoctotso1.com, Truy cập 15/9/2021, [Online]. Available: https://thuoctotso1.com/siro-dong-duoc-broncofort/. [32] "Eugica Siro," Chothuoctay.com, Truy cập 15/9/2021 [Online]. Available: https://chothuoctay.com/thuc-pham-chuc-nang/21705-eugica-chai-60mlsiro-diu-tr-ho-8850769013825.html.
QU Y
[33] "Pectol-E Siro trị ho trẻ em," Nhà thuốc An Khang, Truy cập 16/9/2021 [Online]. Available: https://www.nhathuocankhang.com/thuoc-ho-long-dom/siropectol-e-90ml. [34] Bài 2: Phương pháp cắt nhuộm vi phẫu cấu tạo mô dẫn và chất cặn bã, "123doc," 22 12 2021. [Online]. Available: https://123docz.net//document/5459351phuong-phap-cat-nhuom-vi-phau-cau-tao-mo-dan-va-chat-can-ba.htm.
DẠ
Y
KÈ
M
[35] Kỹ thuật bóc tách biểu bì, "Đại học dược Hà Nội," Truy cập 22/12/2021 [Online]. Available: https://daihocduochanoi.com/ky-thuat-tach-bieu-bi/.
75
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
IA L
NH ƠN
OF F
IC
............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
DẠ
Y
KÈ
M
QU Y
Em xin cảm ơn những lời nhận xét của giảng viên đã dành cho em!
76