2 minute read
1.2.1. Cấu trúc của năng lực
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.2.1. Cấu trúc của năng lực Theo [3], muốn hình thành và phát triển được NL cho HS, việc đầu tiên chúng ta cần làm đó chính là xác định được các thành phần và cấu trúc của chúng. Thực tế chỉ ra rằng có rất nhiều loại NL khác nhau và việc mô tả cấu trúc cũng như các thành phần của NL cũng khác nhau. Tuy nhiên cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần. Đó chính là các NL sau: NL chuyên môn, NL cá thể, NL phương pháp, NL xã hội. Năng lực chuyên môn: Có thể hiểu là NL nhiệm vụ chuyên môn hay năng lực phương pháp chuyên môn. Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ cũng như đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Năng lực cá thể: Khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hóa kế hoạch đó; những quan điểm; chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc, đạo đức, liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm. Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. NL phương pháp bao gồm NL phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. “Từ cấu trúc của khái niệm NL cho thấy giáo dục định hướng phát triển NL không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể. Những NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. NL hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các NL này”.
Advertisement