6 minute read

PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL PHỤ LỤC 1. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Thân gửi các em học sinh! Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài về phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh thông qua dạy- học Hóa học. Để có được thông tin và hiểu rõ về thực trạng vấn đề nghiên cứu ở trường phổ thông chúng tôi gửi đến các em phiếu khảo sát ý kiến về những vấn đề liên quan. Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác và ủng hộ của các em bằng cách vui lòng cho biết ý kiến của mình. Chúng tôi cam kết mọi thông tin các em cung cấp chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu, không nhằm đánh giá, xếp loại học sinh hay trường lớp. Chân thành cảm ơn các em! A. THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA Họ và tên (nếu có thể): ……………………………Lớp: …………… Trường THPT: ………………………………………………………… Quận/Huyện: ……………………… Tỉnh/Thành phố: ……………… B. NỘI DUNG ĐIỀU TRA Câu 1: Nêu cảm nghĩ của bạn về môn hóa học? (Có thể đánh dấu nhiều lựa chọn) □ Nhiều kiến thức lí thuyết phức tạp, khó nhớ ít áp dụng được trong thực tế. □ Kiến thức gắn liền với thực tiễn, giúp các em hiểu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên. □ Có nhiều thí nghiệm trực quan thú vị. □ Có nhiều bài tập hay, thú vị, gắn liền thực tế. □ Có nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế hấp dẫn. □ Có nhiều bài tập khó, phức tạp. □ Thí nghiệm nhàm chán, khó làm, nguy hiểm. Câu 2: Trong các giờ học môn Hóa học, hoạt động dạy-học được thầy/cô giáo của các bạn tổ chức ở mức độ nào?

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Hình thức hoạt động Mức độ Rất thường xuyên

Advertisement

Thườg xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

GV giảng bài- HS ghi chép bài

GV đặt vấn đề - HS tìm cách giải quyết, khám phá kiến thức mới

GV đặt ra các tình huống có vấn đề (mâu thuẫn)- HS tìm cách giải đáp.

GV đưa ra nhiệm vụ học tập- HS hoạt động nhóm (thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, báo cáo).

Thực hiện thí nghiệm thực hành nhằm chứng minh, nghiên cứu tính chất các chất.

GV giao bài tập- HS giải bài tập.

GV và HS tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế tìm hiểu sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

Em hãy đọc thông tin sau và cho biết ý kiến của mình qua các câu hỏi ở dưới:

Một trong những mục tiêu của bộ môn Hóa học là hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho HS. Có thể hiểu: “Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên (NLTHTGTN) dưới góc độ hóa học là khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động (quan sát, thu thập thông tin; phân tích, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, xử lí số liệu; giải thích; kết luận; báo cáo; …) nhằm tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống nhờ sự huy động những kiến thức, kĩ năng, thái độ có được thông qua quá trình học tập, rèn luyện, trải nghiệm của môn Hóa học”. NLTHTGTN dưới góc độ hóa học gồm các NL thành phần sau:

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - NL phát hiện, đề xuất vấn đề - NL phán đoán, xây dựng giả thuyết - NL xây dựng kế hoạch - NL thực hiện kế hoạch, đánh giá - NL viết báo cáo, trình bày vấn đề - NL đề xuất sau nghiên cứu Câu 3: Theo emcấu trúc của NL phát hiện, đề xuất vấn đề gồm các biểu hiện: STT Biểu hiện Đồng ý Không đồng ý 1 - Phân tích bối cảnh học tập và thực tiễn liên quan để phát hiện hoặc đề xuất vấn đề (sự vật, hiện tượng) cần tìm hiểu. 2 - Đặt được câu hỏi chính xác cho vấn đề cần tìm tòi bằng ngôn ngữ của bản thân. Câu 4: Theo em cấu trúc của NL phán đoán, xây dựng giả thuyết gồm các biểu hiện: STT Biểu hiện Đồng ý Không đồng ý 1 - Phân tích nội dung vấn đề (sự vật, hiện tượng) bằng tri thức, kinh nghiệm thực tiễn đã có. 2 - Đưa ra được phán đoán và đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Câu 5: Theo emcấu trúc của NL xây dựng kế hoạch gồm các biểu hiện: STT Biểu hiện Đồng ý Không đồng ý 1 - Xây dựng khung nội dung của vấn đề (sự vật, hiện tượng) cần tìm hiểu.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 2 - Lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề (quan sát, điều tra, phỏng vấn, làm thực nghiệm, ...). 3 - Lập kế hoạch tìm tòi, khám phá (mục tiêu, nội dung, phương tiện, nhân lực, vật lực,…). Câu 6: Theo em cấu trúc của NL thực hiện kế hoạch, đánh giá gồm các biểu hiện STT Biểu hiện Đồng ý Không đồng ý 1 -Thu thập thông tin, dữ liệu về sự vật, hiện tượng tự nhiên (qua quan sát thực tiễn, ghi chép, thực nghiệm, ….). 2 - Phân tích nguồn thông tin thu được để khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đã xây dựng. 3 - Điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế một cách linh động, phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả. 4 - Rút ra kết luận (dấu hiệu chung, riêng của sự vật, hiện tượng; các quy luật; ….) và điều chỉnh kết luận khi cần thiết. Câu 7: Theo em cấu trúc của NL viết báo cáo, trình bày vấn đề gồm các biểu hiện: STT Biểu hiện Đồng ý Không đồng ý 1 - Sử ngôn ngữ, sơ đồ, hình vẽ, video, … để mô tả chính xác về quá trình tìm tòi và kết quả thu được. 2 - Thuyết trình tự tin, mạch lạc, chắc chắn, logic; nhấn mạnh được điểm mấu chốt trọng tâm khi giải quyết vấn đề, kết quả nghiên cứu nổi bật.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 3 - Lắng nghe, tôn trọng quan điểm và nhận xét của người khác; biết lập luận, phản biện để bảo vệ kết luận đưa ra hoặc tiếp thu một cách tích cực những nhận xét đưa ra. Câu 8: Theo emcấu trúc của NL Đề xuất sau nghiên cứu gồm các biểu hiện: STT Biểu hiện Đồng ý Không đồng ý 1 - Đề xuất việc sử dụng kết quả thu được trong học tập hoặc vận dụng vào thực tiễn. 2 -Đề xuất hướng nghiên cứu, tìm tòi tiếp theo từ kết quả đã thu được. Câu 9: Trong tiết học, Thầy/Cô giáo có đưa ra những vấn đề, tình huống trong thế giới tự nhiên và yêu cầu em vận dụng kiến thức hóa học để tìm hiểu, giải quyết vấn đề đó không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Chưa bao giờ Câu 10: Trong quá trình học, em đã sử dụng kiến thức hóa học để giải thích, nghiên cứu các vấn đề trong thế giới tự nhiên với mức độ thế nào?  Chưa bao giờ.  Thỉnh thoảng.  Thường xuyên.  Rất thường xuyên. Câu 11: Theo em, khả năng tìm hiểu, giải thích các vấn đề về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên bằng kiến thức Hóa học của em đang ở mức độ nào? □ Rất Tốt □ Tốt □ Chưa tốt □ Không có khả năng vận dụng

This article is from: