5 minute read

PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Next Article
học

học

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính chào các Quý Thầy/Cô! Để thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học cho học sinh trong dạy học chương nhóm Halogen - Hóa học 10”, xin thầy/cô vui lòng cung cấp một số thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin cam kết các thông tin của thầy/cô chỉ phục cụ mục đích nghiên cứu. Cảm ơn quý Thầy/Cô. A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG Họ và tên: ……………………………… ……………………… Đơn vị công tác: Trường THPT………………………………… Thâm niên công tác: ……………………………………………. Trình độ chuyên môn:  Cao đẳng.  Đại học.  Thạc sĩ.  Tiến sĩ B. NỘI DUNG ĐIỀU TRA Câu 1: Thầy/ Cô đã quan tâm đến việc phát triển năng lực cho học sinh ở mức độ nào?  Rất quan tâm  Quan tâm  Ít quan tâm  không quan tâm Câu 2: Thầy/ cô đã phát triển NL gì cho HS khi giảng dạy môn Hoá học?  NL nhận thức hóa học.  NL THTGTN dưới góc độ hóa học.  NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.  NL giao tiếp và hợp tác.  NL tự chủ và tự học.  Khác Câu 3: Theo thầy/ cô NL THTGTN dưới góc độ hóa học có biểu hiện cụ thể là gì?  Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL  Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.  Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.  Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, ...); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.  Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.  Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ (quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết; rút ra được kết luận và điều chỉnh được kết luận khi cần thiết.  Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.  Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học. Câu 4: Những khó khăn mà các thầy/cô thường gặp phải khi phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho học sinh là? (Có thể đánh dấu nhiều lựa chọn)  Trình độ học sinh còn hạn chế  Tìm kiếm tài liệu khó khăn, tốn nhiều thời gian  Việc lồng ghép kiến thức để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên còn nhiều khó khăn  Các bài tập, câu hỏi có liên quan chưa phù hợp với giờ dạy  Khác Câu 5: Mục đích việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho học sinh?

Advertisement

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL ○ Giúp học sinh tái hiện kiến thức, trả lời được các câu hỏi thực tiễn ○ Giúp học sinh vận dụng kiến thức để trả lời được các câu hỏi thực tiễn ○ Giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn ○ Giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu nhỉ, đơn giản, đề ra kế hoạch cụ thể, viết báo cáo. Câu 6: Các Thầy/cô đánh giá sự phát triển năng lực cho học sinh bằng cách nào:  Cho học sinh tự đánh giá  Đánh giá thông qua bảng kiểm quan sát  Đánh giá thông qua bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng  Cho học sinh đánh giá lẫn nhau  Đánh giá thông qua phiếu đánh giá theo tiêu chí  Chưa chú trọng việc đánh giá sự phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học  Khác Câu 7: Hãy cho biết ý kiến của thầy cô về đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh trong dạy học a) Mức độ đánh giá ○ Không đánh giá ○ Thỉnh thoảng ○ Thường xuyên ○ Rất thường xuyên b) Hình thức đánh giá (chọn nhiều đáp án)  Đánh giá qua các bài kiểm tra định kỳ theo kế hoạch dạy học (15 phút, 1 tiết)  Đánh giá qua quan sát quá trình hoạt động của HS.  Đánh giá giữa các HS trong cùng một nhóm, giữa các nhóm trong lớp  Đánh giá qua sản phẩm của HS như: bài báo cáo, powerpoint, …  Khác c) Nội dung đánh giá ○ Chưa tốt ○ Tốt ○ Rất tốt

This article is from: