
2 minute read
2.4. Kết luận chương 2
from PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÝ 11
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bước 2 Các đội chơi lần lượt trả lời các câu hỏi DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bước 3 Sau mỗi câu hỏi, GV giải thích nhanh đáp án cho HS. Bước 4 Kết thức 8 câu hỏi, GV thông báo đội giành chiến thắng và có hình thức tuyên dương, khen thưởng (tuyên dương trước lớp, một tràng pháo tay, điểm cộng,…) Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Vận dụng kiến thức
-Giải thích màn cực quang nêu ra ở đầu bài. - Tìm hiểu một số ứng dụng của lực Lo-ren-xơ như đo lường điện từ, ống phóng điện tử trong truyền hình, khối phổ kế, các máy gia tốc,…
Advertisement
Nội dung 2:
Chuẩn bị bài cho tiết sau
- Làm bài tập trong SGK -Ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 4, chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo
2.4. Kết luận chương 2
Dựa vào thực tế giảng dạy ở các trường THPT ở các tỉnh hiện nay cùng với việc vận dụng cơ sở lí luận của việc dạy học Vật lý gắn với thực tiễn, tôi đã thiết kế tiến trình dạy học cụ thể một số bài của chương “Từ Trường” để tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. Việc tổ chức dạy học Vật lý gắn với thực tiễn được thiết kế có đặc điểm sau : - Những hiện tượng và các bài tập Vật lý mang tính thực tế giúp HS hứng
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community thú với tiết học, làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng, không khí học tập thoải DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL mái, sinh động. - Các vấn đề mang tính thực tiễn làm cho kiến thức biền thành có ý nghĩa đối với cuộc sống HS, HS dễ dàng vận dụng đồng thời kích thích tư duy sáng tạo của HS khi đưa ra các giải pháp. Với những đặc điểm trên, dạy học Vật lý gắn với thực tiễn đáp ứng các yêu cầu sau : - Tích cực hóa các hoạt động - Nâng cao tính chủ động sáng tạo của HS trong học tập cũng như giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống. - Phát huy khả năng tự học, tìm tòi, sáng tạo của HS. - HS say mê khoa học, tìm thấy hứng thú trong quá trình học tập. Qua việc phân tích ở trên, việc tổ chức dạy học Vật lý gắn với thực tiễn hoàn toàn có thể đưa vào thực nghiệm ở trường THPT và sẽ đáp ứng được mục tiêu đề ra.