![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
5 minute read
Kết luận Chương 3
from PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC NỘI DUNG ĐẠI SỐ TỔ HỢP
Kết luận Chương 3
Qua việc tiến hành thực nghiệm và những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy:
Advertisement
1. Mục đích của việc thực nghiệm đã hoàn thành. Thực nghiệm đã cho thấy những giả thiết về mặt lý thuyết đã được thực tiễn chứng minh tính đúng đắn của nó. Các phương pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học các bài toán nội dung đại số tổ hợp là khả thi. Các kết quả là sự định lượng cũng như định tính cho việc giảng dạy có đổi mới phương pháp nhằm hướng tới hiệu quả tối cao của dạy học là phát triển con người. Quá trình thực nghiệm cũng cho thấy những khó khăn mắc phải đòi hỏi người thực hiện kiên trì với phương pháp có sự chuẩn bị chu đáo, thường xuyên học tập, nắm chắc đối tượng học sinh và có phương pháp sư phạm phù hợp. 2. Tính thiết thực, khả thi của việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh THPT qua dạy học các bài toán về nội dung đại số tổ hợp được khẳng định. Việc thực nghiệm cho thấy, hiệu quả rõ rệt khi chúng ta áp dụng các phương pháp phát triển tư duy sáng tạo. Qua đó người dạy thấy được rằng, không chỉ ở bài toán đại số tổ hợp mà việc dạy học giúp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh có thể được triển khai ở nhiều nội dung khác nữa, qua đó nâng cao kết quả dạy và học. Đây cũng chính là gợi ý cho người viết thực hiện các đề tài, các chuyên đề nghiên cứu tiếp theo của mình. Quá trình thực nghiệm có khó khăn tuy nhiên hoàn toàn có thể khắc phục nếu người dạy tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Kết quả của thực nghiệm cũng cho thấy tính khách quan, bằng những số lượng so sánh đối chiếu cụ thể ta thấy được kết quả học tập của học sinh có sự khác biết rõ rệt. Đó cũng chính là mục đích của đề tài này.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề sau: 1. Hệ thống lại và cụ thể hoá các vấn đề lý luận có liên quan tới khái niệm tư duy, tư duy sáng tạo. Đặc biệt là một số thành phần cụ thể của tư duy sáng tạo. 2. Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học nội dung đại số tổ hợp ở một vài trường Trung học phổ thông. 3. Hệ thống bài tập nội dung đại số tổ hợp, là công cụ, là cơ sở nền tảng cho học sinh phát huy được khả năng sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nội dung này. 4. Đề xuất được 4 loại bài tập để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy học nội dung đại số tổ hợp với các ví dụ điển hình. Các loại bài tập này đã được kiểm nghiệm qua thực nghiệm sư phạm và kiểm tra đối chứng. 5. Đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Hơn nữa đề tài và phương pháp nghiên cứu của luận văn này còn có thể được tiếp tục áp dụng cho nhiều nội dung khác của bộ môn Toán. Qua việc thực hiện luận văn, tác giả đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về lý luận qua sách, tạp chí và các công trình nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến đè tài của luận văn. Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tiếp theo những tư tưởng, giải pháp đã được đề xuất sẽ tiếp tục được thực nghiệm, khẳng định tính khả thi trong việc phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Và cũng hy vọng luận văn sẽ là tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh trong nhà trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10, 11, 12 THPT môn toán học. Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu Phân phối chương trình môn toán trung học phổ thông. Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Phân phối chương trình môn toán trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Nguyễn Huy Đoan, Phạm Thị Bạch Ngọc, Đoàn Quỳnh, Đặng Hùng Thắng, Lưu Xuân Tình (2009), Bài tập Đại số và Giải tích 11 nâng cao. Nxb Giáo dục. 5. G. Polia (1997), Sáng tạo toán học. Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Thái Hòe (2001), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán. Nxb Giáo dục. 7. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Phan Huy Khải (2008), Các bài toán tổ hợp. Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn toán. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 10. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2007), Phương pháp dạy học môn toán. Nxb Đại học Sư phạm. 11. Trần Luận (1995), Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hệ thống bài tập toán. Viện nghiên cứu giáo dục. 12. Hoàng Văn Minh, Nguyễn Đức Tiến (2010), Phương pháp ôn luyện thi Đại học Cao đẳng môn Toán theo chủ đề tổ hợp và xác suất. Nxb Đại học Sư phạm. 13. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Sư phạm. 14. Đoàn Quỳnh, Nguyễn Huy Đoan, Nguyễn Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2010), Đại số và Giải tích 11 nâng cao. Nxb Giáo dục Việt Nam.
15. Tôn Thân (1995), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi Toán ở trường THCS
Việt Nam. Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Thuận, “Rèn luyện cho học sinh khả năng phối hợp giữa dự đoán và suy diễn trong quá trình giải toán”, Tạp chí Khoa học giáo dục (118). 17. Trần Thúc Trình (2003), Rèn luyện tư duy trong dạy học Toán. Viện Khoa học Giáo dục. 18. Nguyễn Quan Uẩn (1997), Tâm lí học đại cương. Nxb Giáo dục Hà Nội. 19. Phan Văn Việt (2007), Tìm hiểu sâu về đại số tổ hợp- Phương pháp soạn và giải đề toán trắc nghiệm khách quan. Nxb Trẻ.