![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
4 minute read
1.2.2. Các tính chất của tư duy sáng tạo
from PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC NỘI DUNG ĐẠI SỐ TỔ HỢP
Theo Rubinstein thì tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề. “ Sáng tạo bắt đầu từ thời điểm khi các phương pháp logic để giải quyết các nhiệm vụ là không đủ, hoặc vấp phải trở ngại, hoặc kết quả không đáp ứng các đòi hỏi đặt ra từ đầu hoặc xuất hiện giải pháp mới tốt hơn giải pháp cũ.”
Trong cuốn “Sáng tạo toán học”, G.Polya cho rằng: “Một tư duy gọi là có hiệu quả nếu tư duy đó dẫn đến lời giải một bài toán cụ thể nào đó. Có thể coi là sáng tạo nếu tư duy đó tạo ra những tư liệu, phương tiện giải các bài toán sau này. Các bài toán vận dụng phương tiện và tư liệu này có số lượng càng lớn, có dạng muôn màu muôn vẻ thì mức độ sang tạo của tư duy càng cao. ”[5].
Advertisement
Qua những định nghĩa của các tác giả trên chúng ta đều nhận thấy nét phổ biến nhất của tư duy sáng tạo là tư duy sáng tạo ra cái mới. Thật vậy, tư duy sáng tạo dẫn đến những tri thức mới về thế giới, về các phương thức hoạt động. Lene đã chỉ ra các thuộc tính sau của tư duy sáng tạo: - Có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống sáng tạo. - Nhìn thấy những vấn đề mới trong điều kiện quen biết “đúng quy cách”. - Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết. - Nhìn thấy cấu tạo của đối tượng đang nghiên cứu. - Kỹ năng nhìn thấy nhiều lời giải, nhiều cách nhìn đối với việc tìm hiểu lời giải. - Kỹ năng sáng tạo ra một phương pháp giải độc đáo tuy đã biết nhưng theo một phương thức khác.
Có thể nói đến tư duy sáng tạo khi học sinh tự khám phá, tự tìm cách chứng minh mà học sinh đó chưa biết đến. Bắt đầu từ tình huống gợi vấn đề, tư duy sáng tạo giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong tình huống đó với hiệu quả cao, thể hiện ở tính hợp lí, tiết kiệm, tính khả thi và cả ở vẻ đẹp của giải pháp.
1.2.2. Các tính chất của tư duy sáng tạo
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của tư duy sáng tạo, ta có thể thấy nổi lên năm tính chất cơ bản của tư duy sáng tạo: - Tính mềm dẻo: là khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác.
- Tính nhuần nhuyễn: là khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau. - Tính độc đáo: là khả năng tìm kiếm và quyết định phương thức giải quyết lạ và duy nhất. - Tính hoàn thiện: là khả năng lập kế hoạch, phối hợp các ý nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng. - Tính nhạy cảm vấn đề: là năng lực nhanh chóng phát hiện ra vấn đề, mâu thuẫn, sai lầm, sự thiếu logic, chưa tối ưu ... do đó nảy sinh ý muốn cấu trúc lại hợp lý, hài hòa, tạo ra cái mới.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng ba yếu tố đầu tiên (tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo) là ba yếu tố cơ bản, cốt lõi của sáng tạo. Vì vậy trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến ba trong nhiều tính chất cơ bản của tư duy sáng tạo đó là tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn và tính độc đáo. 1.1.1.1. Tính mềm dẻo
Tính mềm dẻo của tư duy là năng lực dễ dàng đi từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, từ thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác, vận dụng linh hoạt các hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa và các phương pháp suy luận để dễ dàng chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh kịp thời hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại. Suy nghĩ không rập khuôn, không áp dụng một cách máy móc các kiến thức kỹ năng đã có sẵn vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới, trong đó những yếu tố đã thay đổi, có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng kìm hãm của những kinh nghiệm, những phương pháp, những cách suy nghĩ từ trước. Đó là nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.
Như vậy, tính mềm dẻo là một trong những đặc điểm cơ bản của tư duy sáng tạo. Do đó, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ta có thể cho các em giải các bài tập mà thông qua đó rèn luyện được tính mềm dẻo của tư duy. 1.1.1.2. Tính nhuần nhuyễn
Tính nhuần nhuyễn của tư duy thể hiện ở năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa các yếu tố riêng lẻ của các tình huống, hoàn cảnh, đưa ra giả