Theo Rubinstein thì tư duy sáng tạo luôn luôn bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề. “ Sáng tạo bắt đầu từ thời điểm khi các phương pháp logic để giải quyết các nhiệm vụ là không đủ, hoặc vấp phải trở ngại, hoặc kết quả không đáp ứng các đòi hỏi đặt ra từ đầu hoặc xuất hiện giải pháp mới tốt hơn giải pháp cũ.” Trong cuốn “Sáng tạo toán học”, G.Polya cho rằng: “Một tư duy gọi là có hiệu quả nếu tư duy đó dẫn đến lời giải một bài toán cụ thể nào đó. Có thể coi là sáng tạo nếu tư duy đó tạo ra những tư liệu, phương tiện giải các bài toán sau này. Các bài toán vận dụng phương tiện và tư liệu này có số lượng càng lớn, có dạng muôn màu muôn vẻ thì mức độ sang tạo của tư duy càng cao. ”[5]. Qua những định nghĩa của các tác giả trên chúng ta đều nhận thấy nét phổ biến nhất của tư duy sáng tạo là tư duy sáng tạo ra cái mới. Thật vậy, tư duy sáng tạo dẫn đến những tri thức mới về thế giới, về các phương thức hoạt động. Lene đã chỉ ra các thuộc tính sau của tư duy sáng tạo: - Có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống sáng tạo. - Nhìn thấy những vấn đề mới trong điều kiện quen biết “đúng quy cách”. - Nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết. - Nhìn thấy cấu tạo của đối tượng đang nghiên cứu. - Kỹ năng nhìn thấy nhiều lời giải, nhiều cách nhìn đối với việc tìm hiểu lời giải. - Kỹ năng sáng tạo ra một phương pháp giải độc đáo tuy đã biết nhưng theo một phương thức khác. Có thể nói đến tư duy sáng tạo khi học sinh tự khám phá, tự tìm cách chứng minh mà học sinh đó chưa biết đến. Bắt đầu từ tình huống gợi vấn đề, tư duy sáng tạo giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong tình huống đó với hiệu quả cao, thể hiện ở tính hợp lí, tiết kiệm, tính khả thi và cả ở vẻ đẹp của giải pháp. 1.2.2. Các tính chất của tư duy sáng tạo Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của tư duy sáng tạo, ta có thể thấy nổi lên năm tính chất cơ bản của tư duy sáng tạo: - Tính mềm dẻo: là khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác.
11