b. Thuyết trình (diễn giảng) Khi ôn tập nhằm tổng kết, khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức khác với thuyết trình thông báo – tái hiện. Việc kiểm tra kiến thức tuy có lúc được tiến hành ngay khi nghiên cứu tài liệu mới cũng như khi củng cố, ôn tập hoàn thiện kiến thức, vì khi đó nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra - đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo của học sinh. 1.3.2. Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông 1. Khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt, TN có 2 nghĩa: nghĩa thứ nhất là “gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh”; nghĩa thứ hai là “làm thử để rút kinh nghiệm”. Theo Đại từ điển tiếng Việt NXB Văn hóa thông tin 1999, TN là “làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh”. Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm TN được giới hạn trong một phạm vi hẹp hơn là “thực hiện các phản ứng, quá trình hóa học phục vụ cho việc dạy học hóa học”. TN được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học HH nói riêng. TN giúp HS trực tiếp quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của các đối tượng nghiên cứu. TN có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng TN, vườn trường, ở nhà,… TN có thể do GV biểu diễn hoặc do HS thực hiện. Hiện nay, trong thực tế dạy học TN thường mới được sử dụng để giải thích, minh họa, củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết. Song GV có thể căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng các TN nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện cho các em phẩm chất của một nhà nghiên cứu khoa học và làm cho HS thêm yêu thích môn học. 2. Các loại thí nghiệm hóa học Trong các trường phổ thông thường sử dụng các hình thức thí nghiệm sau đây: a. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là hình thức thí nghiệm do giáo viên tự tay trình bày trước học sinh.
18