HƯỚNG DẪN TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: “HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG”

Page 1

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU VÀ TRẢI NGHIỆM

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: “HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG”, PHAN THỊ THIỀU HOA WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


IA L

MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1 I. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

OF FI C

2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 4 1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 4

ƠN

1.1. Dạy học theo chủ đề ..................................................................................... 4 1.1.1. Hình thức dạy học theo chủ đề ................................................................ 4 1.1.2. Các bước xây dựng chủ đề ...................................................................... 5 1.1.3. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học ......................................................... 6

NH

1.1.4. Tổ chức thực hiện ................................................................................... 7 1.1.5. Các loại chủ đề dạy học: ......................................................................... 9 1.2. Quan niệm về giáo dục qua hoạt động tham quan, trải nghiệm sáng tạo ..... 10

Y

1.3. Ý nghĩa của hoạt động tham quan, trải nghiệm trong hình thức dạy học chủ đề môn hoá học ................................................................................................. 11

QU

2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 12 2.1. Thực trạng dạy học theo chủ đề môn hóa học ở trường THPT .................... 12 2.1.1. Thực trạng chung của dạy học hoá học theo chủ đề............................... 12

KÈ M

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề ở bộ môn Hóa ................................................................................................................. 13 2.2. Điều tra, khảo sát ........................................................................................ 14 2.2.1 Về chương trình học............................................................................... 14 2.2.2. Đối với giáo viên .................................................................................. 14 2.2.3. Thực trạng học tập của học sinh ............................................................ 15

Y

3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề .................................................. 17

DẠ

3.1. Nghiên cứu bài học phát sinh sáng kiến. ..................................................... 17 3.2. Thiết kế các hoạt động của chương............................................................. 18 3.3. Thực nghiệm ............................................................................................... 18

3.4. Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ đề ............................... 18


IA L

Chương 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU VÀ TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.............................................................. 19 2.1. Công đoạn chuẩn bị .................................................................................... 19 2.1.1. Lựa chọn chủ đề .................................................................................... 19

OF FI C

2.1.2. Mục tiêu chủ đề..................................................................................... 19 2.1.3. Thiết bị dạy học và học liệu, thời lượng dự kiến ................................... 20 2.1.4. Thiết kế nội dung và sản phẩm các chủ đề nhỏ cho từng nhóm ............. 20 2.1.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi chủ đề ....................................................... 20 2.1.6. Xây dựng tiêu chí phân nhóm và đánh giá............................................. 22 2.1.7. Tài liệu tham khảo ................................................................................ 23 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu đề tài:.............. 23

ƠN

2.2. Tiến trình hoạt động ................................................................................... 23 2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề ..................................................... 23 2.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề ................................................... 24 2.3. Thực nghiệm............................................................................................... 34

NH

2.3.1. Khảo sát mức độ yêu thích và hiệu quả tiết dạy..................................... 34 2.3.2. Kết quả kiểm tra đánh giá ..................................................................... 35 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 37

Y

1. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 37 1.1. Tính mới của đề tài .................................................................................. 37

QU

1.2. Tính khoa học .......................................................................................... 37 1.3. Tính hiệu quả ........................................................................................... 37

KÈ M

2. Kiến nghị ....................................................................................................... 37 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................... 37 2.2. Với nhà trường ......................................................................................... 38 2.3. Với giáo viên ........................................................................................... 38 2.4. Với học sinh............................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 39 DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................... 39

DẠ

Y

PHỤ LỤC ............................................................................................................ 40


IA L

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài

OF FI C

Hóa học là môn học khoa học thực nghiệm, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học và các hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

NH

ƠN

Hiện nay, khi học tập chuyên sâu vào môn hóa, có nhiều học sinh rất giỏi và yêu thích môn học này. Có nhiều em rất giỏi giải quyết các bài toán về hoá học và đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi và thi đại học. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy các em lại hiểu biết rất ít về kiến thức hóa học thực tế trong cuộc sống và xã hội. Các em cũng chưa thực sự phát triển được năng lực và phẩm chất hoá học từ những trải nghiệm có liên quan đến những ứng dụng quan trọng của hoá học trong thực tiễn cuộc sống. Nguyên nhân đến từ chương trình giáo dục cũ chưa có nhiều nội dung hoạt động trải nghiệm, nội dung thi cử và phương pháp dạy học chưa đổi mới, hoặc quá trình học tập của các em chưa được chủ động tiếp cận với các nội dung thực tế. Bên cạnh đó, có nhiều học sinh rất sợ môn hóa học vì quá nhiều cái phải ghi nhớ, bài tập khó hiểu xa rời thực tế.

KÈ M

QU

Y

Theo chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới đang từng bước được triển khai với những thay đổi to lớn về phương pháp dạy học. Đặc biệt, mục tiêu đổi mới của chương trình giáo dục sắp tới chính là giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.

DẠ

Y

Vì vậy, với mục tiêu tiếp cận và thực hiện sự thay đổi phương pháp dạy học môn hoá học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm và sáng tạo, từ đó giúp học sinh hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn học hơn tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trải nghiệm chủ đề: Vai trò của hóa học với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường”. 2. Mục tiêu của đề tài

- Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được thực hiện thông qua hình thức dạy học nghiên cứu và trải nghiệm chủ đề môn hoá học. 1


IA L

- Khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu cá nhân và làm việc nhóm, phát huy tính chủ động, tích cực, tự tin sáng tạo của học sinh và lồng ghép hóa học gắn với thực tiễn.

OF FI C

– Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm tham quan thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. – Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến hoá học. Từ đó các em sẽ thích thú và quan tâm hơn môn hóa học, có cơ sở định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 3. Nhiệm vụ của đề tài

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Nghiên cứu mục đích, chuẩn kiến thức và kĩ năng của chủ đề

ƠN

- Nghiên cứu cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm có hiệu quả theo phương pháp dạy học tích cực - Tiến hành tham quan, trải nghiệm, làm sản phẩm theo nhóm. - Báo cáo kết quả.

NH

- Kiểm tra, đánh giá kết quả.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Y

Có thể áp dụng SKKN với các học sinh THPT, phù hợp hơn với học sinh đã học xong lớp 10. Nên tiến hành trong thời gian hè hoặc đầu năm lớp 11 cho học sinh có thời gian trải nghiệm.

QU

Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 2 năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

KÈ M

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến sáng kiến - Thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:

Y

- Phương pháp điều tra.

DẠ

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. 2


- Phương pháp đánh giá cho điểm. - Phương pháp đánh giá theo mục tiêu, kết quả. - Phương pháp đánh giá so sánh.

OF FI C

6. Cấu trúc của đề tài

IA L

5.3. Phương pháp đánh giá.

Có 3 phần cơ bản Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Phần 2: Thiết kế các hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trải nghiệm chủ đề: Vai trò của hóa học với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

3


IA L

PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Dạy học theo chủ đề 1.1.1. Hình thức dạy học theo chủ đề

OF FI C

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề....có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc trong các học phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp từ những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

ƠN

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.

NH

Tại sao cần phải thực hiện phương pháp dạy học theo chủ đề đối với học sinh?

QU

Y

Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng của môn học. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề giúp các em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính quá trình tự khám phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe giảng và chép bài.

KÈ M

So với cách dạy truyền thống, phương pháp dạy học theo chủ đề có những lợi thế gì hơn? Dạy học theo chủ đề

1- Tiến trình giải quyết vấn đề tuân theo chiến lược giải quyết vấn đề trong khoa học vật lý: logic, chặt chẽ, khoa học.. do giáo viên (SGK) áp đặt (GV là trung tâm).

1- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lươc học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (HS là trung tâm).

Y

Dạy học truyền thống

DẠ

2- Nếu thành công có thể góp phần đạt tới 2- Hướng tới các mục tiêu: chiếm mức nhiều mục tiêu của môn học hiện lĩnh nội dung kiến thức khoa học, nay: chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hiểu biết tiến trình khoa học và rèn hoạt động, bồi dưỡng các phương thức tư luyện các kĩ năng tiến trình khoa học 4


IA L

duy khoa học và các phương pháp nhận như: quan sát, thu thập thông tin, dữ thức khoa học: PP thực nghiệm, PP tượng liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân tự, PP mô hình, suy luận khoa học…) loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn.

ƠN

OF FI C

3- Dạy theo từng bài riêng lẻ với một thời 3- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp lượng cố định. từ một phần trong chương trình học. 4- Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ có mối liên hệ tuyến tính (một chiều theo 4- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng thiết kế chương trình học). lưới với nhau. 5- Trình độ nhận thức sau quá trình học tập thường theo trình tự và thường dừng lại 5- Trình độ nhận thức có thể đạt ở trình độ biết, hiểu và vận dụng (giải bài được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. tập). 6- Kết thúc một chủ đề học sinh có 6- Kết thúc một chương học, học sinh không có một tổng thể kiến thức mới mà một tổng thể kiến thức mới, tinh có kiến thức từng phần riêng biệt hoặc có giản, chặt chẽ và khác với nội dung hệ thống kiến thức liên hệ tuyến tính theo trong sách giáo khoa.

NH

trật tự các bài học.

7- Kiến thức còn xa rời thực tiễn mà người học đang sống do sự chậm cập nhật của nội dung sách giáo khoa.

7- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề.

KÈ M

QU

Y

8- Kiến thức thu được sau khi học thường 8- Hiểu biết có được sau khi kết thúc là hạn hẹp trong chương trình, nội dung chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình học. tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài 9- Không thể hướng tới nhiều mục tiêu nguồn tài liệu chính thức của học nhân văn quan trọng như: rèn luyện các kĩ sinh. năng sống và làm việc: giao tiếp, hợp tác, 9- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các quản lý, điều hành, ra quyết định… kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác.

DẠ

Y

Với cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, học sinh không những được tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho trẻ hiện nay. 1.1.2. Các bước xây dựng chủ đề - Xác định chủ đề - Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả 5


IA L

- Biên soạn câu hỏi/bài tập - Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề - Tổ chức thực hiện chủ đề 1.1.3. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học

OF FI C

Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề là một trong những nội dung, công việc rất mới, nhằm giúp cho giáo viên tích cực chủ động và nắm toàn diện, vững chắc hơn nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông mới; xây dựng được kế hoạch dạy học cả một năm học đồng thời xây dựng một cách hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra cho kế hoạch từng bài học theo chủ đề sách giáo khoa đã biên soạn. 1.1.3.1. Xác định tên chủ đề, thời lượng thực hiện

NH

ƠN

- Xác định tên chủ đề: Lựa chọn từ nội dung chương trình, SGK hiện hành để điều chỉnh, sắp xếp hợp lý những nội dung trong SGK của từng môn học (Có thể loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, nhũng nội dung dạy học trùng nhau trên cơ sở mạch logic hợp lý; những nội dung không phù hợp với địa phương, điều kiện của nhà trường; những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không phù hợp mục tiêu giáo dục của chương trình hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá cao không phù hợp trình độ nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh. Bổ sung, cập nhật những thông tin mới). Tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau có mối liên hệ về lí luận, thực tiễn từ đó cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học thành chủ đề dạy học (giáo viên chịu trách nhiệm về tính khoa học, tính logic, đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ, phù hợp đối tượng học sinh).

QU

Y

- Thời lượng: Số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung lượng vừa phải (khoảng 2 đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng môn sau khi biên soạn lại có chủ đề không vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiện hành.

KÈ M

Sau khi xây dựng được tên chủ đề đưa vào phân phối chương trình, tổ/nhóm chuyên môn trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và ban hành chính thức phân phối chương trình mới làm cơ sở để tổ chức thực hiện dạy học, hoạt động giáo dục của đơn vị, đồng thời xác định các biện pháp, điều kiện cần thiết để thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý để các cấp quản lý giáo dục thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của đơn vị. 1.1.3.2. Xây dựng các mục tiêu cần đạt của chủ đề

DẠ

Y

- Xây dựng mục tiêu: giáo viên có thể phối hợp tổ, nhóm chuyên môn xây dựng mục tiêu về chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt của chủ đề phù hợp đối tượng học sinh của mình (dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng) - Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh mà giáo viên chủ động lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp: Nêu vấn đề, theo hợp đồng, theo chủ đề...; Đặc biệt cần chú ý áp dụng

6


đúng quy trình, các bước thực hiện của các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực theo quy định.

OF FI C

IA L

- Hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào các nội dung của chủ đề, đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường mà giáo viên lựa chọn hình thức dạy học phù hợp cho từng tiết của chủ đề: dạy học cả lớp, cá nhân, nhóm, ngoài trời, tham quan… - Thiết bị dạy học: Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phòng học bộ môn và thư viện nhà trường, tránh tình trạng dạy chay, dạy học nặng về lý thuyết hàn lâm, ít kỹ năng thực hành, không gắn với thực tiễn. 1.1.3.3. Xây dựng bảng mô tả

Nội dung/chủ đề

ƠN

Trên cơ sở mục tiêu chung của chủ đề tổ nhóm chuyên môn cụ thể hóa các mục tiêu cho từng nội dung theo cấp độ nhận thức ở bảng sau: Nhận biết

Vận dụng

Vận dụng cao

NH

ND1

Thông hiểu

ND2

1.1.3.4. Biên soạn câu hỏi /bài tập

QU

Y

Với mỗi chủ đề đã xây dựng, xác định được mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề đã xây dựng.

KÈ M

1.1.3.5. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học

Thời lượng

Thời điểm

Thiết bị DH, Học liệu

Ghi chú

Y

ND1

DẠ

ND2

1.1.4. Tổ chức thực hiện - Thiết kế tiến trình dạy học 7


OF FI C

1. Mục tiêu:...............................................................

IA L

Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Hoạt động 1. Khởi động/mở bài 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:.............................

3. Cách thức tiến hành hoạt động: …………………. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

1. Mục tiêu:.................................................................

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: …………………. 3. Cách thức tiến hành hoạt động:

ƠN

Bước 1. Giao nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao Bước 4. Đánh giá kết quả Hoạt động 3. Luyện tập

NH

Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận

1. Mục tiêu:.................................................................

Y

2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: ………………….

QU

3. Cách thức tiến hành hoạt động:………………… Hoạt động 4. Vận dụng

1. Mục tiêu:................................................................. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: ………………….

KÈ M

3. Cách thức tiến hành hoạt động:…………………

Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 1. Mục tiêu:................................................................. 2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: …………………. 3. Cách thức tiến hành hoạt động:………………

DẠ

Y

Trong một chủ đề có nhiều tiết học thì có thể soạn chung, không phải tách ra theo từng tiết, không phải lặp lại những phần chung (như: mục tiêu chung của chủ đề, yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ... những nội dung này chỉ ghi một lần nhưng đã phản ánh đầy đủ cho cả chủ đề).

8


IA L

Chủ đề có nhiều tiết học thì giáo viên chủ động phân phối thời lượng, kiến thức phù hợp theo đối tượng học sinh; việc ghi sổ đầu bài theo thứ tự tiết trong phân phối chương trình. -Tổ chức dạy học và dự giờ

OF FI C

Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

ƠN

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

NH

- Báo cáo kết quả và thảo luận: Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

QU

Y

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

KÈ M

Mỗi chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chủ đề đã thiết kế. - Phân tích, rút kinh nghiệm bài học

DẠ

Y

Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. 1.1.5. Các loại chủ đề dạy học:

9


IA L

- Chủ đề đơn môn: Là các chủ đề được xây dựng bằng cách cấu trúc lại nội dung kiến thức theo môn học trên cơ sở nghiên cứu chương trình SGK hiện hành đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ.

OF FI C

- Chủ đề liên môn: Bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiện hành, biên soạn thành chủ đề liên môn. Bên cạnh những ưu điểm, dạy học theo chủ đề cũng có những thách thức lớn khi áp dụng: - Không phải bất kì nội dung kiến thức nào cũng có thể tổ chức cho HS học theo chủ đề. Cần phải biết lựa chọn chủ đề, tích hợp những nội dung kiến thức phù hợp để tổ chức dạy học theo mô hình này. - Vì hình thức chủ yếu là học tập theo nhóm nên cần nhiều thời gian. 1.2. Quan niệm về giáo dục qua hoạt động tham quan, trải nghiệm sáng tạo

ƠN

Tham quan là một trong những hình thức dạy học ngoài nhà trường thông qua việc tìm hiểu những sự vật, hiện tượng có liên quan đến bài học. Đây là hình thức dạy học sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.

KÈ M

QU

Y

NH

Trải nghiệm là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Học trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là quy trình ‘học thông qua thực nghiệm’. Nói một cách cụ thể hơn, quy trình này bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm và kết quả của sự trải nghiệm đó. Quy trình này giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng, hành xử mới và thậm chí là cách tư duy mới. Cách tiếp cận trên được xem là có nhiều điểm ưu việt so với phương pháp giáo dục truyền thống (chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức/thông tin và truyền tải thông tin qua các bài giảng). Học thông qua thực hành là quá trình học sinh học từ kinh nghiệm của chính mình thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với học liệu, vật chất, đối tượng khác với việc học thông qua đọc một cuốn sách tức là thông qua kinh nghiệm của người khác được đúc kết lại bằng văn bản.

DẠ

Y

Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo được hiểu là “hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”. Như vậy, bản chất của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là tăng cường các hoạt động thực tiễn trong quá trình dạy học, gắn lí thuyết với thực hành, nhà trường với xã hội nhằm kích thích tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, góp phần hình thành và phát triển năng lực, nhân cách cho HS. Học tập trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học. Trong đó “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục. 10


OF FI C

IA L

Trong Chương trình giáo dục phổ thông từ trước đến nay, ngoài hoạt động dạy học trên lớp còn có hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, hoạt động ngoại khóa truyền thống chủ yếu tập trung vào yếu tố “trải nghiệm” mà chưa có những phương pháp, cách thức để đạt mục tiêu “sáng tạo” từ hoạt động thực tiễn của HS. Do đó, dạy học chủ đề chính là cách thức để hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt được mục tiêu giáo dục; còn trải nghiệm sáng tạo là điều kiện tối ưu để phát huy hiệu quả của việc dạy học chủ đề. 1.3. Ý nghĩa của hoạt động tham quan, trải nghiệm trong hình thức dạy học chủ đề môn hoá học Hoá học là bộ môn khoa học có liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống, là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hoá học có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

ƠN

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Hoá học là môn học đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác.

NH

Hiệu quả giáo dục của bài học về vai trò của hoá học càng nâng cao khi được tổ chức, tiến hành bằng những hình thức và biện pháp tích cực nhằm phát huy năng lực của HS qua những hoạt động học tập đa dạng và gắn với thực tiễn. Trong đó, việc vận dụng hình thức dạy học chủ đề vào dạy học hoá học theo hướng tham quan, trải nghiệm nếu được thực hiện một cách khoa học, hợp lý sẽ mang lại nhiều ý nghĩa:

Y

- Có tác dụng to lớn trong việc trang bị kiến thức; giáo dục tư tưởng, tình cảm và rèn luyện kĩ năng cho HS.

QU

- Tăng tính hấp dẫn trong học tập, tạo hứng thú và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủ động, tư duy độc lập sáng tạo của HS. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện.

DẠ

Y

KÈ M

Qua việc học tập một cách chủ động, tự giác thông qua trải nghiệm thực tế, HS được phát triển nhiều năng lực chung và năng lực chuyên biệt như: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin... Các bài giảng gắn với thực tiễn đời sống, tăng thời gian thực hành đã giúp cho HS động não, trải nghiệm và giải quyết những vấn đề của cuộc sống linh hoạt, hiệu quả hơn. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm của Chương trình Giáo dục phổ thông mới: tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. - Tạo điều kiện kết nối các kiến thức khoa học liên môn, xuyên môn, liên ngành.

Các bài học hoá học triển khai dưới hình thức chủ đề tham quan trải nghiệm có nội dung phong phú và đa dạng, thường mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của 11


IA L

nhiều môn học (vật lý, sinh học, công nghệ,…), nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, ,… Chính nhờ đặc trưng này mà học tập qua hoạt động trải nghiệm trở nên gần gũi, thiết thực với cuộc sống, giúp các em vận dụng vào trong cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

OF FI C

- Có hình thức và cách thức tổ chức hoạt động đa dạng, có tính mở về không gian, tăng cường gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Dạy học hoá học chủ đềtheo hướng tham quan trải nghiệm có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường với nhiều hình thức như nội khóa và ngoại khóa. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp với hình thức vừa nội khóa và ngoại khóa có ưu thế hơn về nhiều mặt như đơn giản, ít tốn kém, mất ít thời gian, HS được phát huy tối đa vai trò của mình.

ƠN

Hình thức tổ chức dạy học này còn có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ HS, chính quyền địa phương… góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn

NH

2.1. Thực trạng dạy học theo chủ đề môn hóa học ở trường THPT 2.1.1. Thực trạng chung của dạy học hoá học theo chủ đề

KÈ M

QU

Y

Dù chương trình môn Hóa hiện hành được cấu trúc theo hướng đồng tâm, nhiều bài, dạng bài được dạy lặp lại ở các khối lớp theo hướng nâng cao nhưng đôi lúc chúng ta chưa chú trọng tạo cho học sinh cái nhìn tổng quát, chưa giúp các em có phương pháp vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề nảy sinh có liên quan ở bài mới. Hơn nữa, thời gian cho mỗi bài dạy cũng là một khó khăn cho giáo viên. Bởi dạy theo từng bài trong khoảng thời gian qui định đôi lúc không đủ tổ chức cho học sinh nắm bắt những điều cơ bản trong tiết học đó nên khó cho học sinh cơ hội hệ thống kiến thức.Vì thế, việc liên hệ, xâu chuỗi kiến thức giữa những bài cùng chủ đề là hình thức dạy học cần hướng tới. Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai vấn đề, có thể thấy một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong chuẩn bị cho lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề ở môn Hóa học như sau: - Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp lực và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua.

DẠ

Y

- Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học,... Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chủ đề

12


IA L

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học theo chủ đề ở bộ môn Hóa 2.2.1.2. Thuận lợi:

OF FI C

Lãnh đạo Sở giáo dục và các nhà trường đang tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường áp dụng các kỹ thuật dạy học cũng như quy định và giao chỉ tiêu cho các đơn vị trường thực hiện soạn và dạy học theo chủ đề trên cơ sở của chương trình sách giáo khoa hiện hành nhằm giúp cho giáo viên và học sinh có hướng chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây chính là cơ sở, điều kiện giúp giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề ngày càng hoàn thiện hơn.

ƠN

Giáo viên được tạo điều kiện thuận lợi tham gia tập huấn và được triển khai các bước thực hiện chủ đề và phương pháp thực hiện cũng như được tạo điều kiện trao đổi với trường bạn trong huyện và trong tỉnh về việc dạy và học theo chủ đề thông qua việc tổ chức hội giảng cụm, tỉnh. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong tổ bộ môn, đồng thời cũng được sự cộng tác tích cực từ phía học sinh tạo động lực cho giáo viên nghiên cứu và chọn lọc các nội dung liên quan để thực hiện giảng dạy.

QU

2.1.2.2. Khó khăn:

Y

NH

Bộ môn Hóa là môn tự nhiên có nội dung phong phú, nguồn tài liệu dồi dào để HS tìm hiểu, GV tham khảo trong việc tổ chức HS học tập. Ngoài ra môn Hóa cũng có nhiều kiến thức liên hệ với thực tiễn đời sống hàng ngày của các em. Từ đó các em rất hứng thú trong việc tìm tòi kiến thức mới qua từng nội dung của chủ đề. Đó là những thuận lợi giúp cho việc dạy học theo chủ đề đạt được những kết quả. Hiện nay chưa có sách giáo khoa dạy học theo chủ đề của bộ môn dành riêng cho học sinh tham khảo mà phải sử dụng SGK hiện hành đã có sự xáo trộn thứ tự các nội dung, thứ tự bài nên khâu chuẩn bị bài của học sinh còn hạn chế.

KÈ M

Việc triển khai về hình thức và cách soạn giảng theo chủ đề còn nặng nề khuôn mẫu và chưa thống nhất giữa các môn nên gây khó khăn cho giáo viên khi thực hiện. Những nội dung trong chủ đề thường không theo trình tự kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên tự dựa vào những nội dung kiến thức có mối quan hệ với nhau soạn lại theo cấu trúc của chủ đề nên một số giáo viên không đầu tư hoặc kiến thức chưa rộng, sâu sẽ rất khó thực hiện và nếu có chỉ mang tính hình thức nhưng thực tế hiệu quả chưa cao.

DẠ

Y

Mỗi chủ đề thường được thực hiện trong nhiều tiết. Thế nhưng khoảng cách thời gian giữa các tiết trong chương trình thường không gần nhau, từ đó dẫn đến việc quên một ít kiến thức ở tiết học trước mà các em đã tìm hiểu. Một số học sinh yếu kém thường không chủ động trong việc tự học, tự tìm kiếm kiến thức từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của chủ đề. 13


IA L

Do mỗi chủ đề thường được giáo viên dạy trong nhiều tiết trong khi giáo viên trong tổ chỉ dự giờ được 1 tiết nên khó có thể đánh giá hết hiệu quả của chủ đề củng như tiến trình giảng dạy của giáo viên có khớp với nội dung đã soạn hay không. 2.2. Điều tra, khảo sát

TT

Trường

1

THPT Chuyên Phan Bội Châu

OF FI C

* Đối tượng, thời gian khảo sát: 10 GV dạy môn hoá học và 100 HS ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh là: THPT Chuyên Phan Bội Châu, THPT Lê Viết Thuật, THPT Dân tộc nội trú, THPT Huỳnh Thúc Kháng. Việc khảo sát được tiến hành vào đầu năm học 2019 - 2020:

2

THPT Dân tộc nội trú

3

THPT Huỳnh Thúc Kháng

4

THPT Lê Viết Thuật

Số HS

được khảo sát

được khảo sát

5

32

2

23

1

22

2

23

NH

ƠN

Số GV

2.2.1 Về chương trình học

Y

Tìm hiểu thực tế dạy học chương trình hóa học lớp 12 ban cơ bản ở trường phổ thông bằng cách khảo sát lấy ý kiến nhiều giáo viên giảng dạy môn Hóa các trường THPT, ý kiến chung cho thấy:

KÈ M

QU

- Trong quá trình dạy học, chương trình chủ yếu đưa ra mặt tích cực (những ứng dụng) của các chất, các phản ứng,…, còn về tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và giải pháp cho vấn đề này thì rất ít đề cập. Riêng phần ứng dụng của các chất cũng thường trình bày ngắn gọn, chung chung, trừu tượng, đôi khi sơ sài nên sự nhận thức về tầm quan trọng của các chất và ý nghĩa của môn hóa học ở các em còn hạn chế.

Y

- Những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình hoặc có cập nhật nhưng chỉ mang tính tương đối. Chính vì vậy, một số kiến thức trong SGK sẽ không còn phù hợp. Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở nên kém hấp dẫn và khó thuyết phục học sinh. 2.2.2. Đối với giáo viên

DẠ

Tìm hiểu về quá trình dạy của giáo viên khi dạy hóa học lớp 12 nói riêng và môn hóa học THPT nói chung bằng cách phỏng vấn và dùng phiếu điều tra (phụ lục 1.1) Kết quả thu được như sau:

14


Câu 1: Sự cần thiết đổi mới dạy Cần thiết học hoá học theo hướng trải Số lượng % nghiệm sáng tạo

Số lượng

70

30

Không bao Thỉnh Thường giờ thoảng xuyên

4 40%

OF FI C

Câu 2: Mức độ vận dụng Hiếm PPDHCĐ vào dạy học hoá học khi theo hướng nghiên cứu và trải nghiệm Số lượng 2 Phần trăm 20%

3

%

IA L

7

Không cần thiết

3

1

30%

10%

ƠN

Câu 3: Khó khăn của GV khi tổ chức dạy học hoá học bằng phương pháp dạy học chủ đề theo hướng trải nghiệm

Số lượng

8

80

NH

%

%

Số lượng

%

Số lượng

%

30

5

50

5

50

Y

Số lượng

QU

Mất thời gian, tốn Khó đảm bảo tiến độ Chưa nắm Năng lực của học sinh chi phí thực hiện chương vững về không đáp ứng được trình chung phương pháp và quy trình thực hiện

7

KÈ M

Câu 4: Thầy cô có đồng ý nên tổ chức dạy học chủ đề cho chương: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hay không?

Đồng ý

Không đồng ý

Số lượng

%

Số lượng

%

9

90

1

10

2.2.3. Thực trạng học tập của học sinh

Y

Tác giả đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh bằng cách phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp cho học sinh lớp 11, 12 của một số trường cấp 3 trong thành phố Vinh.

DẠ

Sau khi phát phiếu tìm hiểu (phụ lục 1.2) về mức độ hứng thú của HS trong học tập hoá học nói chung và tìm hiểu vai trò của hoá học với thực tiễn nói riêng; thực tế việc học tập hoá học của HS; khả năng và mức độ hứng thú được tham gia vào các chủ đề học tập theo hướng trải nghiệm. 15


Kết quả thu được ở các bảng sau : Câu 1: Em có yêu thích và hứng Số lượng

%

Số lượng

%

50

50

50

50

Câu 2: Em có hứng thú với việc học dạy học chủ đề ở trường THPT không?

IA L

trường THPT không?

Không

Không

OF FI C

thú với việc học môn hoá học ở

Số lượng

%

Số lượng

%

70

70

30

30

Đồng ý

Câu 3: Nguyên nhân em gặp khó khăn khi học Hóa

Không đồng ý

SL

%

SL

%s

40

40

60

60

50

50

50

50

Nội dung kiến thức nặng nề, khó học thuộc.

55

55

45

45

Không có ích trong cuộc sống. Câu 4: Thầy cô có hay liên hệ

30

30

70

70

Hiếm khi

Không bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

15

5

60

20

15 %

5%

60%

20%

Số lượng

Phần trăm

ƠN

Lí thuyết trừu tượng, khó hiểu.

NH

Khó vận dụng lí thuyết vào bài tập.

kiến thức hoá học đang học với

Y

thực tế không? Phần trăm

QU

Số lượng

KÈ M

Câu 5: Mong muốn của em khi học tập môn Hoá học

80

80

Làm nhiều bài tập.

50

50

Thấy được mối liên hệ, tầm quan trọng của hóa học trong đời sống

95

95

Được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá kiến thức.

87

87

DẠ

Y

Được tham gia thực hành thí nghiệm.

Ý kiến khác

16


ƠN

OF FI C

IA L

Về ý kiến khác khi phỏng vấn học sinh, đa số các em cho rằng mình đang chú trọng phần kiến thức để kiểm tra hoặc đạt thành tích cao trong các kì thi. HS cũng hứng thú tham gia vào các hoạt động tham quan trải nghiệm nhưng sợ mất thời gian và ảnh hưởng các hoạt động học tập. Phần lớn HS nhận thấy dạy học theo chủ đề giúp các em có được những kiến thức bổ ích và thú vị. Bên cạnh đó, dạy học chủ đề giúp các em có cơ hội để giao lưu, học hỏi, đồng thời phát triển tình cảm bạn bè, rèn những kĩ năng sống và tạo cơ hội cho các em tự khẳng định mình. Tuy nhiên, các em gặp nhiều khó khăn khi học theo chủ đề do điều kiện học tập hiện nay (khó khăn về thời gian học tập; nguồn cung cấp thông tin hạn chế và do bản thân còn yếu nhiều kĩ năng cần thiết (tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ năng làm việc nhóm). Một số em HS có tâm lý chán và sợ học môn hóa do hổng kiến thức, cảm thấy không có ý nghĩa việc học Hóa đối với bản thân và cuộc sống. Do vậy nếu giáo viên không có những bài giảng và phương pháp hợp lý thì không tạo được hứng thú, niềm đam mê dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, mang tính ép buộc, gò bó, không phát huy được sở trường năng lực và các phẩm chất cho học sinh.

QU

Y

NH

Từ những kết quả khảo sát cho thấy, hóa học là môn khoa học tự nhiên, những phương trình phản ứng, những công thức hóa học, các qui tắc và lí thuyết trừu tượng, cùng với bài tập khó vận dụng những lí thuyết đó khiến việc học hóa trở nên khó khăn và gây chán nản không ít HS. GV cần lồng ghép và kết hợp những vấn đề thực tế sinh động vào bài học, để việc học trở thành một quá trình khám phá tri thức bổ ích và thú vị. Mặt khác, dạy học chủ đề là một phương pháp hay, mang lại nhiều lợi ích. Hình thức dạy học này không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức, mở rộng hiểu biết về thực tế mà còn giúp các em có điều kiện rèn những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học chủ đề trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn cần sự nỗ lực rất nhiều từ phía GV và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội khác.

KÈ M

Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn đó, tác giả đã xây dựng và triển khai đề tài trong quá trình dạy học. Việc tác giả thực hiện đề tài đã góp phần khắc phục được thực trạng lâu nay còn bất cập trong việc dạy học môn Hóa trong các trường THPT, đồng thời thực hiện nhiệm vụ đổi mới dạy học Hóa học phù hợp với yêu cầu và xu thế giáo dục hiện đại. 3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Nghiên cứu bài học phát sinh sáng kiến.

DẠ

Y

- Thứ nhất, dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề....có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Do đó, chương : “Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong chương trình Hóa học 12 THPT” là đối tượng kiến thức có thể vận dụng để dạy học theo chủ đề. 17


- Thứ hai, quá trình nghiên cứu chương : “Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường” cho thấy rằng:

OF FI C

IA L

+ Về nội dung: Chương này có những nội dung rất hay, gắn liền thực tiễn và nêu rõ được vai trò của hóa học với thực tế đời sống, nếu hiểu sâu sắc sẽ giúp các em không chỉ hiểu rõ môn hoá học mà còn tăng niềm yêu thích tìm hiểu và học tập bộ môn. + Về đặc điểm: Nội dung của chương khá đơn giản, học sinh có thể tự học và nghiên cứu. Vì thế, giáo viên thường chỉ được hướng dẫn tự nghiên cứu hoặc dạy qua loa do thời gian cuối học sinh bận rộn ôn luyện cho thi cử, mà nội dung đề thi của chương chỉ có 1 đến 2 câu nhỏ nên học sinh không quan tâm nhiều.

ƠN

+ Về thời điểm: Do thời gian cuối học sinh lớp 12 rất lo lắng bận rộn cho việc thi cử tôi nhận thấy có thể chuyển nội dung chương đó thành một chủ đề học tập vào thời điểm thích hợp giáo viên và học sinh nghiên cứu và tiến hành vào cuối lớp 10 hoặc đầu lớp 11.

NH

+ Về học sinh: Học sinh ngày nay rất năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và thành thạo sử dụng công nghệ thông tin. Các em chủ động và có điều kiện hơn trong các mối quan hệ giao tiếp, đi lại và thực nghiệm. Những chủ đề gắn bó thực tiễn và định hướng nghề nghiệp luôn gây hứng thú và nhận được sự ủng hộ tích cực từ phụ huynh và học sinh.

Y

Sau khi phân tích nội dung, đặc điểm, mục tiêu các bài học, tôi nhận thấy thiết kế chương này theo phương pháp dạy học chủ đề, trải nghiệm thực tiễn cho học sinh lớp 10, 11 là hoàn toàn phù hợp. 3.2. Thiết kế các hoạt động của chương

QU

Giáo viên tiến hành nghiên cứu thiết kế bài học: Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo hình thức dạy học chủ đề, hướng dẫn tự nghiên cứu và trải nghiệm sáng tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

KÈ M

3.3. Thực nghiệm Tiến hành áp dụng nội dung hoạt động cho các nhóm đối tượng học sinh khác nhau. 3.4. Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chủ đề

DẠ

Y

Soạn thảo nội dung bài kiểm tra và các nội dung cần thiết để đánh giá chủ đề

18


IA L

Chương 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU VÀ TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: HÓA HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1. Công đoạn chuẩn bị

OF FI C

Giáo viên tiến hành nghiên cứu và đặt tên cho chủ đề, xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề, phương pháp và kĩ thuật dạy học, thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho từng chủ đề nhỏ, tài liệu tham khảo, tiêu chí đánh giá và nhận xét cho từng nhóm học sinh 2.1.1. Lựa chọn chủ đề

2.1.2. Mục tiêu chủ đề

NH

ƠN

Mô tả chủ đề: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.. Hoá học là một trong những môn học có giá trị thực tiễn rất cao, những phát minh hoá học đa dạng mới mẻ cùng những thành tựu to lớn đã và đang góp phần phát triển sản xuất, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, làm cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong phú, chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, chính sự phát triển ấy cũng tạo ra những ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Nghiên cứu về vai trò của hoá học trong thực tiễn giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của môn học, từ đó yêu thích hơn môn hoá học, có ý thức bảo vệ môi trường sống và góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thực hiện chủ đề này sẽ giúp học sinh tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của hoá học đồng thời sẽ tham quan và trải nghiệm thực tế về hoá học qua những sản phẩm tự mình thực hiện.

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

Phát triển năng lực Năng lực hoá học - Năng lực hợp tác, làm việc Nhận thức hoá học Tìm hiểu thế giới tự nhiên nhóm, giao tiếp. dưới góc độ hoá - Năng lực phát hiện và giải học quyết vấn đề. - Học sinh hiểu và - Năng lực tự học, tự nghiên nắm vững được vai - Tham quan cứu. trò của hoá học đối tìm hiểu và trải - Năng lực sử dụng công với các vấn đề phát nghiệm những nghệ thông tin và truyền triển kinh tế, xã hội vấn đề thực tiễn liên quan đến nội và môi trường. thông. - Học sinh biết mối dung chủ đề. - Năng lực tư duy sáng tạo, liên hệ của hoá học - Tìm hiểu chu phản biện. với xu thế phát triển trình sản xuất - Năng lực phân tích, nhận và giải quyết các một số nhà máy, xét và đánh giá được quá vấn đề trên các lĩnh phương pháp xử trình làm việc cá nhân và các vực của nhân loại. lý rác thải và nước, kiểm định nhóm theo các tiêu chí giáo thuốc và mỹ viên đưa ra. phẩm. Năng lực chung

Vận dụng kiến thức, kĩ năng. Năng lực thực hành - Tự mình làm ra một số sản phẩm tốt cho sức khỏe: làm sữa chua, lên men giấm, làm chả giò, thạch, bánh. - Sử dụng đồ nhựa đã dùng thành vật hữu ích: làm trò chơi, trồng hành, trồng rau, trang trí, …

19


Phát triển phẩm chất

IA L

- Chăm học, có tinh thần tự học, ý thức cao trong công việc được giao. - Sẵn sàng hoà nhập, học hỏi và giúp đỡ bạn bè. - Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao.

OF FI C

- Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực nghiệm. - Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Yêu quê hương, đất nước và gia đình, nhận thấy rõ ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo vệ môi trường và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường sống.

2.1.3. Thiết bị dạy học và học liệu, thời lượng dự kiến

ƠN

- Máy chiếu, máy tính. - Tranh ảnh, video.

- Sản phẩm trải nghiệm thực tế của học sinh theo từng nhóm

NH

- Các phiếu đánh giá dành cho giáo viên và học sinh. - Thời lượng dự kiến từ 2 đến 4 tuần.

2.1.4. Thiết kế nội dung và sản phẩm các chủ đề nhỏ cho từng nhóm

Y

Từ chủ đề lớn của bài học có thể phân chia thành bốn chủ đề nhỏ cho từng nhóm học sinh nghiên cứu và hoàn thành

QU

Chủ đề 1: Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế. Chủ đề 2: Hoá học và các vấn đề lương thực và may mặc. Chủ đề 3: Hoá học và vấn đề sức khoẻ.

KÈ M

Chủ đề 4: Hoá học và môi trường. 2.1.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi chủ đề

DẠ

Y

Sau khi thiết kế được nội dung chủ đề và xác định sản phẩm chủ đề của các nhóm học sinh, giáo viên tiến hành xây dựng bộ câu hỏi định hướng để hướng dẫn chủ đề và giúp học sinh tập trung vào những ý tưởng quan trọng, những kiến thức mấu chốt của bài học. Câu hỏi bám sát mục tiêu và có tính định hướng cho học sinh khi thực hiện chủ đề như lập kế hoạch; tìm kiếm, thu thập thông tin; xử lí thông tin; tổng hợp thông tin và xây dựng sản phẩm học tập. Nhóm 1: Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế 1. Vấn đề năng lượng và nhiên liệu

20


b. Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu - Xu thế của thế giới trong phát triển năng lượng cho tương lai.

IA L

a. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

- Vấn đề năng lượng và nhiên liệu đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là gì ?

OF FI C

- Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào trong hiện tại và tương lai ? c. Địa phương

Tìm hiểu về vấn đề năng lượng và nhiên liệu ở quê hương em. 2. Vấn đề vật liệu

a. Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế

ƠN

Chiếu lên màn hình tranh ảnh của một số loại vật liệu như: nhựa, gỗ, cao su, thép, gốm,…. yêu cầu nêu vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế. b. Vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại

- Vấn đề đang đặt ra về vật liệu cho các ngành kinh tế là gì ?

NH

c. Hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai

d. Địa phương

Y

Chiếu các đoạn video clip về các quá trình sản xuất vật liệu lên màn hình cho biết hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề đó như thế nào ?

QU

Tìm hiểu về vấn đề năng lượng và nhiên liệu ở quê hương em. Nhóm 2: Hoá học và các vấn đề lương thực và may mặc. 1. Vấn đề lương thực và thực phẩm Nêu vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người.

KÈ M

Nêu các vấn đề đặt ra cho nhân loại về lương thực, thực phẩm? (liên hệ thực tế)

Hóa học đã góp phần đã góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến lương thực, thực phẩm như thế nào? 2. Vấn đề may mặc

HS nêu những vấn đề đang đặt ra về may mặc?

DẠ

Y

Cho biết Hóa học góp phần giải quyết những vấn đề may mặc cho nhân loại như thế nào? Nhóm 3: Hoá học với việc bảo vệ sức khoẻ cho con người 1. Dược phẩm - Ngành hóa học dược phẩm là gì? 21


- Nêu nguồn gốc dược phẩm.

IA L

- Vai trò của dược phẩm. - Những vấn đề đang đặt ra cho dược phẩm.

- Hóa học góp phần giải quyết vấn đề dược phẩm như thế nào?

OF FI C

2. Tìm hiểu một số loại thuốc thông dụng

- Hãy nêu một số loại thuốc thông dụng được sử dụng phổ biến hàng ngày (kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, đau bụng,…). Cho biết công dụng và cách sử dụng chúng. - Hãy tìm hiểu một vài phương thuốc dân gian có hiệu quả trong cuộc sống. Cách sử dụng chúng khi cần thiết. 3. Một số chất gây nghiện, chất ma túy, phòng chống ma túy

ƠN

- Tìm hiểu về tên, đặc điểm và tác hại của một số chất gây nghiện.

- Chất ma túy là gì? Cách phòng chống ma tuý và xâm nhập của ma tuý vào học đường Nhóm 4 : Hoá học và môi trường

NH

Hãy tìm hiểu:

- Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường không khí, đất nước. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

Y

- Tác hại của ô nhiễm môi trường.

QU

- Nguyên tắc và phương pháp xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường. 2.1.6. Xây dựng tiêu chí phân nhóm và đánh giá Để có thể đạt hiệu quả thực hiện tốt nhất mục tiêu chủ đề đưa ra cần có những tiêu chí phân nhóm và đánh giá phù hợp.

KÈ M

Nhìn chung hiện nay ở trường THPT, việc phân nhóm đã được quy định và thực hiện nhiều lần nên học sinh khá quen thuộc với việc làm việc nhóm ở các môn học, vì vậy việc làm việc nhóm diễn ra khá thuận lợi

Y

a. Tiêu chí phân nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 chủ đề nhỏ, có thể phân chia qua khảo sát về sở thích, năng khiếu, cân bằng số lượng nam nữ hoặc bắt thăm lựa chọn nhóm và chủ đề. Học sinh có thể tự đặt tên nhóm theo sở thích.

DẠ

- Mỗi nhóm tự bầu 1 nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhóm và liên lạc với giáo viên khi có nhu cầu. b. Lưu ý khi hoạt động nhóm - Mục tiêu của nhóm phải được đặt lên hàng đầu 22


- Biết lắng nghe và thừa nhận ý kiến người khác.

IA L

- Cộng tác và chia sẻ.

- Sức mạnh của nhóm là kĩ năng thực hiện và phát triển các ý tưởng của các thành viên mang lại. - Phê bình mang tính chất xây dựng.

OF FI C

c. Tiêu chí đánh giá

Giáo viên xây dựng và gợi ý 1 số tiêu chí đánh giá để các nhóm có định hướng đánh giá thành viên trong nhóm hoặc chấm chéo các nhóm khác (phụ lục 1.3). 2.1.7. Tài liệu tham khảo Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu đề tài: - Sách giáo khoa hoá học 12 chương 8. - Tài liệu, thông tin trên báo, mạng internet.

ƠN

2.2. Tiến trình hoạt động 2.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Hoạt động 1:

Hình thức tổ chức dạy học

QU

Nội dung

Y

NH

Để thực hiện tốt nhất mục tiêu của chủ đề, giáo viên cần phải lập kế hoạch cho cả quá trình thực hiện chủ đề: từ bước khởi động cho đến khi kết thúc chủ đề để đảm bảo cho chủ đề triển khai thành công. Kế hoạch thực hiện chủ đề bao gồm: nội dung công việc, thời gian tiến hành, địa điểm, các phương tiện và thiết bị cần thiết cho thực hiện chủ đề, hình thức tổ chức dạy học, mục tiêu của từng hoạt động trong tiến trình thực hiện chủ đề.

DẠ

Y

KÈ M

Giáo viên hướng Hướng dẫn dẫn, học sinh làm nghiên cứu và việc nhóm phân công nhiệm vụ

Hoạt động 2: Học sinh nghiên cứu và

Giáo viên theo dõi, hỗ trợ giải

Thời lượng, địa điểm

Mục tiêu

Thiết bị DH, Học liệu

Tuần 1 - Hướng dẫn học sinh xác định mục 1 tiết, tại lớp đích, nội dung chủ đề - Phân nhóm và chuyển giao nhiệm vụ cho từng nhóm - Hướng dẫn học sinh tài liệu tham khảo

Tranh ảnh, video, máy chiếu

Tuần 1

- Sách báo, tài liệu.

- Học sinh nhiên Ở nhà, 2 cứu, tìm hiểu nội dung chủ đề ngày

23


Hoạt động 3:

- Giáo viên hoặc phụ huynh tiến hành tham quan cùng học sinh

- Phương tiện đi lại. - Thức ăn, nước uống. - Phương tiện ghi chép, ghi hình, quay phim.

Tuần 4, - Trưng bày sản 5 phẩm, báo cáo sản Tại lớp phẩm - Thảo luận, trả lời câu hỏi - Tự đánh giá trong nhóm. - Nhận xét, đánh giá nhóm bạn. - Giáo viên đánh giá, tổng kết hoạt động.

KÈ M

QU

Y

Hoạt động 4: - Hỗ trợ hướng dẫn Báo cáo kết học sinh báo cáo quả, nhận xét kết quả. - Hướng dẫn nhận và đánh giá xét, đánh giá - Chấm điểm, trao thưởng

- Tiến hành các hoạt động tham quan. - Trải nghiệm làm sản phẩm. - Học sinh hoàn thiện báo cáo.

ƠN

- Ngoài nhà - Giáo viên hướng trường, dẫn học sinh hoàn thiện báo cáo và sản phẩm trải nghiệm

- Thông tin từ internet.

NH

Học sinh tham quan, trải nghiệm

- 2 đến 3 tuần

- Thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ, lựa chọn nơi tham quan và sản phẩm trải nghiệm Các nhóm lập kế hoạch tham quan và trải nghiệm

IA L

đáp thắc mắc, tư vấn cho học sinh

OF FI C

hoạt động nhóm

- Máy tính, máy chiếu, phiếu đánh giá tranh ảnh, video. - Sản phẩm trải nghiệm.

2.2.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề

DẠ

Y

2.2.2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghiên cứu và phân công nhiệm vụ + Thời lượng: 1 tiết học a. Mục đích - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò của hóa học với các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. - Học sinh phân chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu. - Giáo viên kích thích sự hứng thú, tò mò và mong muốn tìm hiểu chủ đề một cách tích cực của học sinh. b. Nội dung 24


Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ.

OF FI C

IA L

- Giáo viên giới thiệu nội dung và mục tiêu của chủ đề. - Phân chia nhóm, thảo luận nhóm. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: - Hiểu rõ vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của chủ đề. - Thảo luận nhóm hiệu quả, tìm ra thành viên, nhóm trưởng và đọc kĩ nội dung chủ đề yêu cầu của nhóm mình. d. Cách thức tổ chức hoạt động

+ Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu rõ mục tiêu và nội dung của chủ đề. Giáo viên tạo tình huống nhằm kích thích sự tò mò và quan tâm của học sinh, nhu cầu tham gia tìm hiểu chủ đề. + Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành phân chia nhóm phù hợp

ƠN

Bước 2: Học sinh ngồi thành nhóm, bầu nhóm trưởng, tiến hành thảo luận lựa chọn hay bắt thăm chủ đề chính cần thực hiện của nhóm. HS điền vào phiếu

- GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích.

Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí

NH

- GV phát phiếu thăm dò sở thích của HS (Phụ lục 1.3).

HS có năng lực học tập trung bình và yếu: tham gia xây dựng kế hoạch nhóm, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm, tham gia thu thập thông tin trên mạng internet và trong buổi trải nghiệm thực tế.

KÈ M

QU

Theo trình độ HS

Y

Điều chỉnh các đối tượng HS khác nhau để đảm bảo mức độ đồng đều giữa các nhóm

DẠ

Y

Theo năng lực sử dụng CNTT, thiết bị công nghệ.

HS có năng lực học tập khá trở lên: tham gia xây dựng kế hoạch triển khai chủ đề của nhóm; chuẩn bị kịch bản của buổi trải nghiệm, định hướng hệ thống thông tin cần thu thập; tóm tăt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin thu thập được. HS có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: tìm kiếm các thông tin trên mạng; HS có năng lực chụp ảnh, quay phim, ghi âm... HS có năng lực sử dụng các phần mềm tin học văn phòng, phần mềm chỉnh sửa ảnh, tạo video (Photoshop, Proshow, Movie Maker...) 25


Bước 3: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm

Nhiệm vụ chung Hoạt động 2: Thảo luận lựa chọn tên dự án.

OF FI C

Hoạt động 1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

IA L

Giáo viên cần phân công nhiệm vụ chung và chi tiết tuỳ thuộc vào nội dung chủ đề của từng nhóm đã được phân công cho phù hợp.

Hoạt động 3: Phân công nhiệm vụ từng thành viên, song song thực hiện sản phẩm của nhóm Hoạt động 4: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và soạn thảo bài thuyết trình. Hoạt động 5: Tham quan, trải nghiệm, viết báo cáo (có ảnh, video) Nhiệm vụ riêng cho từng nhóm

ƠN

Giáo viên cung cấp cho học sinh tìm hiểu về mục tiêu và nội dung từng chủ đề, cung cấp bộ câu hỏi định hướng (ở mục 2.1.5.) cho từng nhóm học sinh theo chủ đề Nhóm 1: Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế. A. Mục tiêu

NH

1. Năng lực nhận thức về hoá học

 Nhận thức rõ vai trò của năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

Y

 Tìm hiểu thế của thế giới về việc giải quyết năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu.

QU

 Nhận thấy được vai trò của hóa học đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu.  Biết cách phân tích lý thuyết để giải quyết vấn đề kinh tế.

KÈ M

 Tìm hiểu những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu. 2. Phát triển năng lực chung  Đọc và tóm tắt thông tin bài học.  Vận dụng kiến thức đã học trong chương trình phổ thông để minh họa.  Tìm thông tin từ các phương tiện khác hoặc từ thực tiễn cuộc sống.

Y

3. Phát triển phẩm chất

DẠ

Biết quý trọng nguồn năng lượng và vật liệu thiên nhiên, có ý thức tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lý và hiệu quả các vật liệu, bảo vệ môi trường sống.

B. Tham quan trải nghiệm

26


IA L

- Tìm hiểu sự phát triển kinh tế ở Nghệ An và liên hệ lựa chọn một nhà máy gần đây để tham quan (lên kế hoạch cụ thể và có thể tự đi xin kinh phí tài trợ hoặc nhờ sự trợ giúp của bố mẹ) - Tự mình chế tạo vật có năng lượng hoặc chạy được bằng pin từ vật liệu tự tạo hay tái chế (bìa, đồ nhựa, ...)

OF FI C

C. Chuẩn bị bài báo cáo

- Tranh ảnh tư liệu có liên quan như nguồn năng lượng cạn kiệt, khan hiếm. - Một số thông tin, tư liệu cập nhật như: Nhà máy điện nguyên tử, ôtô sử dụng nhiên liệu hiđro, vật liệu nano, compozit...Thông tin và hình ảnh về cách khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường. - Đĩa hình có nội dung về một số quá trình sản xuất hóa học. - Ảnh và video quá trình tiến hành tham quan và trải nghiệm. - Soạn thảo bài báo cáo và sản phẩm làm được của nhóm. A. Mục tiêu 1. Năng lực nhận thức về hoá học

NH

HS biết:

ƠN

Nhóm 2: Hoá học và các vấn đề lương thực và may mặc.

- Vai trò của hóa học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người như bảo đảm nhu cầu về lương thực, thực phẩm, may mặc

Y

- Biết tác hại của việc lạm dụng hoá chất trong nuôi trồng, sản xuất và may mặc với sức khỏe con người.

QU

HS hiểu: Hóa học có vai trò như thế nào trong việc giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, may mặc. 2. Phát triển năng lực chung

KÈ M

- Phân tích được một vấn đề đang đặt ra cho nhân loại hiện nay về lương thực, thực phẩm, may mặc. - Nêu được hướng giải quyết và ví dụ cụ thể về đóng góp của hóa học với từng lĩnh vực đã nêu trên. 3. Phát triển phẩm chất - Biết quý trọng và sử dụng tiết kiệm những phẩm vật thiết yếu của cuộc sống như lương thực, thực phẩm, vải sợi,…

DẠ

Y

- Ý thức của bản thân và vận động người thân sử dụng đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ.

B. Tham quan, trải nghiệm

27


IA L

- Tìm hiểu về vấn đề lương thực thực phẩm và may mặc ở Nghệ An và liên hệ lựa chọn một nhà máy gần đây để tham quan (lên kế hoạch cụ thể và có thể tự đi xin kinh phí tài trợ hoặc nhờ sự trợ giúp của bố mẹ). - Nhóm lựa chọn làm 1 sản phẩm an toàn và tốt cho sức khoẻ có liên quan đến chủ đề: lên men giấm, làm sữa chua, trà sữa, bánh,...

OF FI C

C. Chuẩn bị bài báo cáo

- Một số tranh ảnh, bản trong, hoặc băng hình về các vấn đề: chất lượng cuộc sống như bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc. - Ảnh và video quá trình tiến hành tham quan và trải nghiệm. - Soạn thảo bài báo cáo và sản phẩm làm được của nhóm. Nhóm 3: Hoá học và vấn đề sức khoẻ. A. Mục tiêu

ƠN

1. Năng lực nhận thức về hoá học: tìm hiểu rõ

- Vai trò của hóa học trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người để bảo đảm bảo vệ sức khỏe.

NH

- Một số loài thuốc thông dụng và tác dụng, cách sử dụng của chúng - Biết tác hại của những chất gây nghiện, ma túy với sức khỏe con người. - Hóa học có vai trò như thế nào trong việc giải quyết các vấn đề về sức khoẻ. 2. Phát triển năng lực

Y

- Phân tích được một vấn đề đang đặt ra cho nhân loại hiện nay về sức khoẻ.

QU

- Nêu được hướng giải quyết và ví dụ cụ thể về đóng góp của hóa học với từng lĩnh vực đã nêu trên. 3. Phát triển phẩm chất

- Ý thức sử dụng đúng và không lạm dụng một số loại thuốc chữa bệnh cơ bản.

KÈ M

- Có ý thức phòng chống và tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.

DẠ

Y

- B. Tham quan, trải nghiệm - Có thể liên hệ để xin tham quan công ty kiểm định thuốc ở Nghệ An (lên kế hoạch cụ thể và có thể tự đi xin kinh phí tài trợ hoặc nhờ sự trợ giúp của bố mẹ) - Tìm hiểu và đề xuất điều chế một vài loại thuốc từ thiên nhiên như: tía tô mật ong điều trị viêm họng, dung dịch cây cỏ hôi chữa viêm xoang,... C. Chuẩn bị bài báo cáo - Một số tranh ảnh, bản trong, hoặc băng hình về các vấn đề phòng chống tệ nạn ma túy. Thuyết trình giới thiệu về các loại thuốc thông dụng (có mẫu vật cụ thể). - Ảnh và video quá trình tiến hành tham quan và trải nghiệm. - Soạn thảo bài báo cáo và trưng bày sản phẩm làm được của nhóm. Nhóm 4: Hoá học và môi trường. 28


1. Năng lực nhận thức về hoá học: học sinh nhận thức được

IA L

A. Mục tiêu

OF FI C

- Những tác động của ngành sản xuất hóa học và các nghành sản xuất khác đến môi trường. - Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất. - Tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống con người. - Những vấn đề cơ bản trong việc chống ô nhiễm môi trường. - Ảnh hưởng của hóa học đối với môi trường sống (khí quyển, nước, đất). 2. Phát triển năng lực chung

- Phát hiện một số vấn đề thực tế về môi trường. - Giải quyết vấn đề bằng những thông tin thu thập được từ nội dung bài học, từ các kiến thức đã biết, qua các phương tiện thông tin đại chúng,... 3. Phát triển phẩm chất

ƠN

- HS nhận thức được về ý thức trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường sống. B. Tham quan, trải nghiệm

NH

- Tham quan tìm hiểu quy trình của một số nhà máy xử lý nước hoặc rác thải ở Nghệ An. Đề xuất hướng cải thiện. (Lên kế hoạch cụ thể và có thể tự đi xin kinh phí tài trợ hoặc nhờ sự trợ giúp của bố mẹ)

QU

C. Chuẩn bị bài báo cáo

Y

- Tự nhóm đề xuất và làm một số vật dụng có ích tái sử dụng rác thải nhựa như: trồng hoa, rau, dụng cụ lọc nước, chế tạo đồ chơi,... - Một số tranh ảnh, bản trong, hoặc băng hình về các vấn đề: ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. - Ảnh và video báo cáo quá trình tham quan và trải nghiệm của nhóm.

KÈ M

- Soạn thảo bài báo cáo và trưng bày sản phẩm làm được của nhóm. 3.2.2.1. Hoạt động 2: Học sinh nghiên cứu và triển khai hoạt động nhóm (ở nhà, 1 tuần) a. Mục đích

DẠ

Y

- Học sinh tự học được kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu. - Hoàn thiện kĩ năng làm việc nhóm để lựa chọn nơi tham quan và trải nghiệm hoá học. - Dự thảo kế hoạch tham quan trải nghiệm. b. Nội dung - Học sinh tự học và làm việc nhóm thảo luận thống nhất các kiến thức liên quan.

- GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết. 29


Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau:

IA L

c. Dự kiến sản phẩm của học sinh

OF FI C

- Bản ghi chép kiến thức. - Bảng mô tả nhiệm vụ của chủ đề và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện và các yêu cầu của sản phẩm trong chủ đề. - Bản dự thảo kế hoạch thực hiện hoạt động. d, Cách thức tổ chức hoạt động

- Các thành viên trong nhóm nghiên cứu bài 43, 44, 45 trong SGK lớp 12 - Hs làm việc nhóm.

- Chia sẻ các thành viên trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được.

ƠN

- Lựa chọn được nơi tiến hành tham quan trải nghiệm. - Lựa chọn sản phẩm có ích mà nhóm tự làm có liên quan đến nội dung chủ đề. - Phân chia nhiệm vụ từng thành viên. - Lên kế hoạch tiến hành tham quan, dự trù kinh phí, chủ động liên lạc hay nhờ hỗ trợ từ bố mẹ, người thân nơi tiến hành tham quan. - GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần.

Bước 1. Xây dựng ý tưởng.

NH

Ở hoạt động này, sau khi tìm hiểu tiến độ làm việc và báo cáo của các nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản kế hoạch tham quan trải nghiệm theo mẫu phụ lục 2.1) theo gợi ý như sau:

Y

Bước 2. Xây dựng kế hoạch.

QU

Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Bước 4. Tổ chức thực hiện.

Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. 3.2.2.2. Hoạt động 3: Học sinh tham quan, trải nghiệm

KÈ M

Thời gian tiến hành: 2 đến 3 tuần 1. Hoạt động tham quan

Y

Do tình hình phức tạp của dịch Covid nên các học sinh không đi tham quan xa, chỉ lựa chọn các nơi ở gần xung quanh địa bàn nơi mình sinh sống và học tập, chuyến đi của từng nhóm nên có giáo viên hay phụ huynh đi cùng để hướng dẫn và tổ chức cho chuyến đi an toàn, thành công.

DẠ

a. Mục tiêu - Học sinh hiểu được ý nghĩa chuyến tham quan. - Tạo không khí vui tươi phấn khởi, đoàn kết bạn bè trong học sinh.

30


b. Yêu cầu

IA L

- Góp phần nuôi dưỡng ước mơ, niềm say mê nghiên cứu, tạo động lực học tập cho học sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để buổi tham quan diễn ra thật thoải mái, vui vẻ, có ích, an toàn, tiết kiệm và tạo dấu ấn tốt đẹp

OF FI C

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh, phụ huynh và giáo viên.

- Phân chia nhóm học sinh tìm hiểu trước và chuẩn bị viết thu hoạch. c. Nội dung hoạt động

- Tiến hành tham quan một số địa điểm lựa chọn phù hợp với chủ đề của nhóm. - Học hỏi và viết bản thu hoạch báo cáo sau chuyến đi.

- Ví dụ sau là các hoạt động của các nhóm thuộc lớp 11A4, năm học 2020- 2021

ƠN

Nhóm 1: Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế

Thành viên: Hà, Thảo, Thương, An, Nguyệt, Vũ Mạnh. Nơi tham quan: khu công nghiệp Vsip- Nghệ An.

NH

Mục đích: Tham quan tìm hiểu quá trình bảo quản, phân phối các khí công nghiệp phổ biến. Thời gian chuyến đi: 22/9/2020.

Nhóm 2: Hoá học và các vấn đề lương thực và may mặc

Y

Thành viên: Dương, Linh, Nhung, Ánh, Sơn, Đức.

QU

Nơi tham quan: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An. Mục đích: Tìm hiểu cách làm bánh Trung Thu. Thời gian của chuyến đi: Chiều ngày 21/9/ 2020. Nhóm 3: Hoá học và vấn đề sức khoẻ

KÈ M

Thành viên: Phương An, Quân, Khôi Nguyên, Dương Mạnh. Nơi tham quan: Trung tâm kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm của Sở Y tế Nghệ An. Mục đích: Tìm hiểu cách kiểm định chất lượng thuốc, mỹ phẩm. Thời gian của chuyến đi: Chiều ngày 11/9/2020

Y

Nhóm 4: Hoá học và môi trường.

DẠ

Thành viên: Sang, Bảo, Tiến, Đức, Đậu Mạnh. Nơi tham quan: nhà máy nước Hoà Sơn, Đô Lương, Nghệ An

Mục đích: tìm hiểu quy trình tạo nước sạch. 31


d. Dự kiến sản phẩm

IA L

Thời gian của chuyến đi: 26/9/2020. - Giáo viên hoặc phụ huynh cùng học sinh tham quan và tìm hiểu được cách vận hành của một số nhà máy sản xuất, làm bánh, kiểm định thuốc, xử lý nước thải. - Học sinh ghi chép, quay phim chụp ảnh, phỏng vấn.

OF FI C

- Viết bản thu hoạch. e. Tổ chức hoạt động - Xin phép nhà trường và phụ huynh.

- Liên lạc với nơi tham quan, gửi bản yêu cầu và các câu hỏi trong chuyến tham quan cho người đại diện hướng dẫn tham quan. - Sắp xếp thời gian phù hợp, chuẩn bị phương tiện và dụng cụ cần thiết để tiến hành tham quan theo nhóm cùng giáo viên hoặc phụ huynh.

ƠN

- Quay phim, chụp ảnh và ghi chép lại đầy đủ những vấn đề thu thập được. 2. Hoạt động trải nghiệm

NH

a. Mục tiêu

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; dạy học tích hợp liên môn, dạy học theo chủ đề, dạy học STEM.

b. Nội dung

QU

Y

- Tạo cơ hội cho học sinh được khám phá, trải nghiệm thực tế; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, được trải nghiệm các kĩ năng, được hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân, giáo dục kỹ năng, giá trị sống. Các nhóm tiến hành làm sản phẩm theo dự kiến và kế hoạch đã đặt ra. Thời gian tiến hành sản phẩm tầm 2 đến 3 ngày

KÈ M

Nhóm 1: làm bánh plan, thạch 3D. Nhóm 2: làm bánh Trung thu nướng nhân đậu xanh và khoai môn. Nhóm 3: sữa chua hoa quả, mứt dừa sắc màu. Nhóm 4: Dụng cụ lọc nước. c. Dự kiến sản phẩm

DẠ

Y

- Sản phẩm làm ra đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ, ngon, bổ, rẻ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. - Dụng cụ lọc nước sử dụng thành công và hiệu quả. d. Cách thức tiến hành

32


- Học sinh đưa bản kế hoạch dự kiến, giáo viên góp ý, bổ sung và hướng dẫn thực hiện.

IA L

- Học sinh thảo luận và nghiên cứu kĩ cách làm sản phẩm được lựa chọn, ghi chép cẩn thận các bước tiến hành, dự trù kinh phí, tiến hành phân công mua nguyên liệu, lựa chọn thời gian và địa điểm tiến hành.

OF FI C

- Tiến hành làm sản phẩm của nhóm. Làm nhiều lần để rút kinh nghiệm, chuẩn bị sản phẩm thành công nhất để báo cáo. 3.2.2.3. Hoạt động 4: Báo cáo kết quả và đánh giá

Thời gian tiến hành: tầm 2 đến 3 tiếng, vào buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn. Thành phần tham dự: các thầy cô trong tổ bộ môn, các thầy cô trường ngoài môn Hoá học. Học sinh đại diện một số lớp. a. Mục đích của hoạt động

NH

ƠN

- Học sinh trình bày được nội dung quan trọng của chủ đề, báo cáo kết quả chuyến tham quan và hoạt động trải nghiệm. HS biết giới thiệu về sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. - Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Giáo viên nhận xét, đánh giá chấm điểm.

KÈ M

QU

Y

b. Nội dung hoạt động - GV tổ chức cho từng nhóm HS trình bày nội dung thuyết trình. - Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn. - Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm. - Chấm điểm, nhận xét, đánh giá - Tổng kết, trao thưởng. c. Sản phẩm học tập của học sinh -

Kết thúc hoạt động, HS hoàn thành bản báo cáo đúng thời gian quy định. Các nhóm học sinh có sản phẩm giới thiệu đạt yêu cầu đề ra.

d. Cách thức tổ chức

Y

Bước 1: Chuẩn bị báo cáo.

DẠ

- GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm (Phụ lục 2.2). - Dẫn dắt vấn đề cho HS tiến hành báo cáo và thảo luận. Bước 2: Báo cáo sản phẩm. 33


IA L

Các nhóm cử đại diện lên báo cáo nội dung chủ đề, tiến trình làm việc và sản phẩm thu được của nhóm.

OF FI C

Sau mỗi phần báo cáo sản phẩm của mỗi nhóm, GV và HS các nhóm khác đặt câu hỏi phát vấn. Các nhóm lắng nghe, thảo luận và giải đáp các thắc mắc liên quan. Các nhóm hoàn thành phiếu đánh giá hoạt động của nhóm khác, GV hoàn thành phiếu đánh giá hoạt động của tất cả các nhóm. GV thu phiếu đánh giá của những người tham dự liên quan. Bước 3: Nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề.

- Đại diện các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác; đánh giá quá trình thực hiện chủ đề của nhóm mình và nhóm khác theo phiếu đánh giá. - Mời giáo viên khác đặt câu hỏi và nhận xét, đánh giá.

ƠN

- GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm. GV nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi, nhận xét và đánh giá chung toàn bộ quá trình triển khai thực hiện; trao đổi, đàm thoại với HS để rút ra một số kết luận của chủ đề. Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm cuối cùng

NH

Các nhóm HS tiếp thu những nhận xét, đánh giá, góp ý phù hợp của GV và các nhóm khác; tự chỉnh sửa, hoàn thiện bài báo cáo cho phù hợp để nộp lại cho GV. GV và HS lưu lại làm tài liệu dạy học, học tập; quảng bá sản phẩm và video đã thực hiện trên các trang mạng xã hội và trang thông tin khác.

Y

2.3. Thực nghiệm

QU

Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 11C4, 11A2 năm học 2019- 2020; 10A4, 11A4 và 11C5 năm học 2020- 2021 cho mọi đối tượng từ trung bình đến khá giỏi. 2.3.1. Khảo sát mức độ yêu thích và hiệu quả tiết dạy Số lượng HS

Yêu thích

Chưa thích

Hiệu quả

Không hiệu quả

11C4

35

28

6

30

4

11A2

35

34

1

32

3

10A4

35

32

3

33

2

11A4

34

33

1

32

2

11C5

34

30

4

29

5

DẠ

Y

KÈ M

Lớp

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy: Thái độ học tập, sự hứng thú của HS

đối với chương 9 SGK lớp 12 hoá học nói riêng và môn hoá học nói chung được cải thiện rõ rệt; phần lớn HS yêu thích và mong muốn được học tập qua các hoạt động 34


trải nghiệm, muốn được phát huy tính tích cực, tự giác nếu được tham gia vào những

IA L

hoạt động học tập phù hợp với năng lực và sở thích. 2.3.2. Kết quả kiểm tra đánh giá

OF FI C

Sau khi dạy học xong chủ đề “Vai trò của hoá học với kinh tế, xã hội và môi trường”, tác giả đề tài tiến hành một bài kiểm tra 30 phút (phụ lục 2.3) với cùng nội dung đánh giá ở lớp thực nghiệm (dạy học chủ đề gắn với hoạt động tham quan và trải nghiệm) và lớp đối chứng (dạy học tại lớp theo phương pháp truyền thống). Bài kiểm tra được soạn theo 2 tiêu chí: nội dung kiến thức cơ bản (8 điểm) và phát triển năng lực (2 điểm) Các lớp cùng trường (THPT Chuyên Phan Bội Châu), có trình độ nhận thức ngang nhau. 11C4, 11A2, 11C5 là lớp thực nghiệm, 11A3, 11C5, 12C3 là lớp đối chứng. Kết quả đạt như sau:

Sĩ Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm số 5 8 7,5 7 6 2 1,5 1

Điểm 0,5

NH

Lớp

Kiến thức phát triển năng lực (2 điểm)

ƠN

Kiến thức cơ bản (8 điểm)

13

3

0

2

16

17

12

2

0

1

14

19

18

14

2

0

3

10

12

12

5

0

30

3

2

0

23

6

2

0

30

3

1

0

25

4

2

1

29

3

2

0

0

1

18

12C3 34

0

0

20

11C5 35

0

1

11C4 35

2

16

11A2 34

4

11C5 34

2

QU

Y

11A3 35

KÈ M

Kết quả kiểm tra cho thấy lớp thực nghiệm có điểm số nhìn chung cao hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt ở phần kiểm tra kiến thức phát triển năng lực thì kết quả tốt hơn hẳn. Điều này thể hiện rõ được mức độ nhận thức của HS ở lớp thực nghiệm, học tốt hơn, hiểu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn so với lớp đối chứng. 3.7.3. Nhận xét

Y

Sau quá trình tiến hành và đánh giá kết quả thực nghiệm rút ra một số nhận xét:

DẠ

- Sản phẩm thu được qua quá trình thực hiện chủ đề có chất lượng tốt, đảm bảo những nhiệm vụ đặt ra, có nội dung phong phú và hình thức trình bày sáng tạo, mới mẻ, chứa đựng nhiều ý tưởng hay và thực sự mang ý nghĩa thực tiễn (phụ lục 3). - Các kĩ năng học tập của HS có nhiều tiến bộ: làm việc nhóm, khai thác tư liệu, tìm kiếm và thu thập thông tin, xử lý thông tin, nhận xét đánh giá sự kiện hiện tượng 35


lịch sử, sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, phản biện... HS bước đầu được tiệm cận với việc nghiên cứu khoa học nghiêm túc từ những chủ đề nhỏ.

OF FI C

IA L

- Phát triển tốt các năng lực: Qua các tiết học, đa số HS đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập. Đặc biệt, trong buổi trình bày sản phẩm, các nhóm trao đổi, chất vấn khá sôi nổi, thể hiện sự hiểu biết về các nội dung, tư duy phê phán và tiếp thu một cách sáng tạo. Bước đầu làm quen với phương pháp học mới, các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng thu thập, khai thác tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích, tổng hợp; rèn luyện tính tự tin, khả năng trình bày và bảo vệ ý kiến. - Được đánh giá cao: Kết quả bài học nhận được sự ủng hộ của các giáo viên bộ môn, của phụ huynh học sinh và được khuyến khích thực hiện những chủ đề khác.

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

Với những kết quả đó, tôi có thể khẳng định rằng dạy học chủ đề nội dung nêu trên đã thực sự góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học, nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê đối với bài học nói riêng và bộ môn Hóa học cho học sinh ở trường THPT.

36


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IA L

1. Đóng góp của đề tài 1.1. Tính mới của đề tài

ƠN

OF FI C

Đề tài đã đưa ra được những giải pháp dạy học cho chương “Hoá học với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường” theo hình thức dạy học chủ đề mang tính sáng tạo và mới mẻ. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nghiên cứu và nắm vững nội dung quan trọng của bài học mà còn giúp học sinh có được kiến thức quan trọng về thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành hệ thống các phẩm chất, năng lực cần thiết. Đặc biệt, theo định hướng của đề tài, học sinh được tham gia tìm hiểu và trải nghiệm thực tế. Vì thế, đề tài một mặt đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo; mặt khác đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh trong việc định hướng ngành nghề trong tương lai. 1.2. Tính khoa học

NH

Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học bô môn, quan điểm tư tưởng. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. 1.3. Tính hiệu quả

QU

Y

- Việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh và giáo viên có tiến trình bài học liền mạch, việc học sinh tự nghiên cứu và trình bày những vấn đề thực tiễn giúp các em chủ động tích cực và hứng thú hơn với môn học, đồng thời phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

KÈ M

- Hướng dẫn HS thực hiện hiệu quả một số chủ đề cụ thể trong quá trình dạy học hoá học trên cơ sở mục tiêu môn học, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường. Đề tài có tính khả thi, được HS và GV hưởng ứng tích cực; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh theo hướng dạy học tích cực, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Y

- Đề tài nhận được sự ủng hộ và động viên từ phía các giáo viên bộ môn, ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh trong các hoạt động tham quan và trải nghiệm.

DẠ

2. Kiến nghị 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ giáo dục khi soạn thảo chương trình cần giảm nhẹ kiến thức, dành thêm thời gian cho việc trải nghiệm môn học. Bên cạnh đó, cần quan tâm đào tạo cho giáo viên vấn đề đổi mới phương pháp, chú trọng nhu cầu cần thiết về định hướng nghề 37


IA L

nghiệp của học sinh. Cần quan tâm khích lệ sự tích cực đổi mới dạy học của GV, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho những thành quả đổi mới của giáo viên. 2.2. Với nhà trường

OF FI C

- Tăng cường trang bị phương tiện, cơ cở vật chất và nhân lực phục vụ chuyên nghiệp cho các phòng dạy học bộ môn và phòng thí nghiệm để giúp giáo viên gắn lý thuyết bài giảng với thực tiễn đời sống, phát huy tối đa thế mạnh, đặc trưng của môn học, nâng cao hiệu quả dạy học. - Nhóm tổ chuyên môn tăng cường xây dựng và thực hiện các bài dạy học chủ đề có tính thực tiễn cao. - Nhà trường phối hợp phụ huynh cùng đồng hành, khuyến khích động viên và cung cấp thêm kinh phí tài trợ cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh. 2.3. Với giáo viên

ƠN

- Thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu các bài học có ý nghĩ thực tiễn để xây dựng hiệu quả và thành công dạy học chủ đề. - Giáo viên cần tích cực nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp theo định hướng tích cực và phát triển năng lực.

NH

- Luôn lắng nghe ý kiến và những phản hồi của học sinh để kịp thời sữa chữa, bổ sung hay phát triển bài học ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn.

QU

Y

- Có thể linh động chuyển đổi nội dung dạy học cho hợp lý và hiệu quả. Chủ đề này thuộc chương 9 hóa học 12, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy chương này thường được giáo viên hướng dẫn sơ qua hoặc cho học sinh tự đọc và nghiên cứu vì nội dung kiến thức không quá khó với học sinh. Mặc dù nội dung chương này có rất nhiều vấn đề thực tiễn bổ ích và thú vị nhưng vì thời gian này học sinh lớp 12 bận rộn và lo lắng cho thi cử nên không có thời gian thực hiện. Vì vậy tôi đề xuất có thể chuyển phần nội dung học vào cuối lớp 10 hay 11 để thời gian hè học sinh có thời gian nghiên cứu và trải nghiệm hiệu quả.

KÈ M

2.4. Với học sinh

Cần phối hợp với giáo viên tích cực tham gia vào tất cả các giai đoạn của dạy học chủ đề để chủ động hình thành kiến thức, kĩ năng, xây dựng những năng lực phẩm chất quan trọng.

DẠ

Y

Cần học những kĩ năng cơ bản về hoạt động nhóm trong học tập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập sơ đồ tư duy giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin,...

38


TÀI LIỆU THAM KHẢO

IA L

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên hoá học 12.

2. Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể modul 1, 2.

4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II. 5. Tài liệu bổ sung tham khảo trên mạng internet.

OF FI C

3. Tài liệu tập huấn hướng dẫn hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của bộ giáo dục và đào tạo.

DANH MỤC VIẾT TẮT HS: Học sinh GV: giáo viên

ƠN

PP: phương pháp SHK: sách giáo khoa

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

THPT: trung học phổ thông

39


PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

IA L

1.1. Phiếu điều tra (dành cho giáo viên)

Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trải nghiệm đề tài vài trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường”,

OF FI C

chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của Thầy/Cô. Thông tin cá nhân của các thầy cô sẽ được giữ bí mật và nội dung khảo sát chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.

Họ và tên giáo viên:………………………………………………..

Đơn vị công tác:…………………………………………………… Số năm công tác:…………………………………………………..

Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời phù hợp.

ƠN

Câu 1: Theo Thầy (cô), có cần thiết đổi mới dạy học hoá học theo hướng trải nghiệm sáng tạo không? A. Có.

B. Không.

NH

Câu 2: Mức độ vận dụng phương pháp dạy học chủ đề vào dạy học hoá học theo hướng nghiên cứu và trải nghiệm của Thầy (cô) là A. hiếm khi hoặc chưa bao giờ.

Y

B. thỉnh thoảng. C. thường xuyên.

QU

Câu 3: Theo Thầy (cô), những khó khăn giáo viên thường gặp khi tổ chức dạy học hoá học bằng phương pháp dạy học chủ đề theo hướng trải nghiệm là (có thể chọn nhiều phương án)

KÈ M

A. mất thời gian, tốn chi phí. B. làm chậm tiến độ thực hiện chương trình chung. C. chưa thành thạo về phương pháp và quy trình thực hiện.

D. năng lực của học sinh không đáp ứng được.

DẠ

Y

Câu 4: Thầy cô có đồng ý nên tổ chức dạy học chủ đề cho chương: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường hay không? Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác:……………………………………………………………... 1.2. Phiếu điều tra (dành cho học sinh)

40


IA L

Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu“Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và trải nghiệm đề tài vài trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường”, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của em. Thông tin cá nhân của em sẽ được giữ bí mật và nội dung khảo sát chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Họ và tên học sinh:………………………………………………..

OF FI C

Lớp:……………Trường:…………………………………………

Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời phù hợp.

Câu 1: Em có yêu thích và hứng thú với việc học môn hoá học ở trường THPT không? A. Có.

B. Không.

Câu 2: Em có hứng thú với việc học dạy học chủ đề ở trường THPT không? A. Có.

B. Không.

ƠN

Câu 3: Em gặp những khó khăn gì trong việc học tập môn hoá học? Nguyên nhân em gặp khó khăn khi học Hóa

Không đồng ý

NH

Lí thuyết trừu tượng, khó hiểu.

Đồng ý

Khó vận dụng lí thuyết vào bài tập.

Nội dung kiến thức nặng nề, khó học thuộc.

Y

Không có ích trong cuộc sống.

Câu 4: Thầy cô có hay liên hệ kiến thức hoá học đang học với thực tế không?

QU

A. hiếm khi hoặc chưa bao giờ. B. thỉnh thoảng.

C. thường xuyên.

KÈ M

Câu 5: Mong muốn của em khi học tập môn Hoá học Nội dung

Đồng ý

Không đồng ý

Được tham gia thực hành thí nghiệm. Làm nhiều bài tập.

DẠ

Y

Thấy được mối liên hệ, tầm quan trọng của hóa học trong đời sống Được tham gia các hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá kiến thức. Ý kiến khác

41


Câu 6: Em có hứng thú tham gia thực hiện dạy học chủ đề hoá học bằng hình A. Có.

IA L

thức nghiên cứu và trải nghiệm thực tiễn không? B. Không.

1.3. Phiếu điều tra khảo sát nhu cầu, khả năng

OF FI C

(Trước khi thực hiện chủ đề) Họ và tên: …………………………………………………… Lớp: ......................................................................................... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em. 1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của chủ đề? Nội dung

Hoá học và các vấn đề phát triển kinh tế.

2.

Hoá học và các vấn đề lương thực và may mặc

3.

Hoá học và vấn đề sức khoẻ.

4.

Hoá học và môi trường.

Không

Không

NH

ƠN

1.

Y

2. Khả năng của HS Đánh dấu (x) vào ô trả lời Nội dung điều tra

QU

Stt

Khả năng quản lý, tổ chức

2

Khả năng làm phim, video

3

Khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet

4 5 6

KÈ M

1

Khả năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin Khả năng giao tiếp, liên lạc Khả năng thuyết trình, báo cáo Khả năng lập kế hoạch

8

Khả năng thiết kế bản trình chiếu trên Powerpoint

9

Khả năng nội trợ, nấu nướng, trang trí

DẠ

Y

7

42


3. Mong muốn của HS khi tham gia vào dự án

Stt

IA L

Đánh dấu (x) vào ô trả lời Mong muốn của HS

Trả lời

Phát triển năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

2

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

3

Phát triển năng lực giao tiếp.

4

Phát triển năng lực thu thập và xử lý thông tin.

5

Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

6

Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu.

7

Năng lực tư duy sáng tạo, phản biện.

8

Năng lực nhận xét, đánh giá

9

Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Năng lực thực hành, trải nghiệm thực tế.

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

1

43


PHỤ LỤC 2: MẪU KẾ HOẠCH, PHIẾU ĐÁNH GIÁ, BÀI KIỂM TRA

IA L

2.1. Mẫu kế hoạch tham quan, trải nghiệm

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN I. Mục đích, yêu cầu

OF FI C

A. Mục đích:

B. Yêu cầu: II. Đối tượng, thời gian, địa điểm, công tác tổ chức A. Đối tượng. - Học sinh khối mấy? - Giáo viên phụ trách và phụ huynh.

ƠN

- Lái xe, phụ xe (nếu đi xa) B. Thời gian- địa điểm: C. Công tác tổ chức:

NH

1. Xin phép BGH nhà trường.

2. Liên hệ trước với ban lãnh đạo của để học sinh được tham quan học hỏi trong thời gian 2 tiếng. 4. Chi phí: kinh phí dự trù – Thời gian: – Lịch trình:

QU

III. Lịch trình tham quan

Y

3. Thuê xe hoặc tự đi, chuẩn bị một số đồ cần thiết: thuốc, đồ ăn nhẹ, nước uống.

IV. Quy định chung

KÈ M

- Học sinh đăng ký tham gia phải có sự đồng ý của phụ huynh và cung cấp số điện thoại liên lạc của phụ huynh. Sau chuyến đi mỗi học sinh phải viết một bài thu hoạch. - Đảm bảo tham gia theo đúng giờ quy định. - Giáo viên và hội phụ huynh lập kế hoạch, dự trù kinh phí, liên hệ địa điểm tham quan, băng rôn khẩu hiệu, phân công nhiệm vụ cụ thể.

Y

- Các em học sinh mặc đồng phục quy định, sổ ghi chép ...

DẠ

V . Tổ chức thực hiện - Xin chủ trương của nhà trường và triển khai đến từng phụ huynh - Tổng hợp tình hình đăng ký tham gia của các lớp và thiết kế lộ trình của cuộc hành trình. - Xây dựng nội quy, phổ biến nội quy cho HS trước khi tham gia chuyến đi.

44


VI. Tác dụng sư phạm của hoạt động tham quan

IA L

- Các em được học những kiến thức liên quan đến cuộc sống trong lĩnh vực hóa học kết hợp với khoa học một cách thực tế. - Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu kiến thức thực tế - Phát triển kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp qua bài thu hoạch

OF FI C

- Tạo không khí vui tươi phấn khởi, đoàn kết bạn bè trong học sinh.

- Góp phần nuôi dưỡng ước mơ, niềm say mê nghiên cứu, tạo động lực học tập cho học sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 1. Mục đích

ƠN

Vận dụng kiến thức hoá học và kiến thức liên môn lựa chọn để tiến hành làm một sản phẩm thực tế có ích, tốt cho sức khoẻ. Có thể là một sản phẩm đã có sẵn hướng dẫn hoặc tự sáng tạo.

KÈ M

QU

Y

NH

2. Nhiệm vụ của cả nhóm và từng thành viên - Thảo luận và nghiên cứu kĩ cách làm sản phẩm được lựa chọn, ghi chép cẩn thận các bước tiến hành, dự trù kinh phí, tiến hành phân công mua nguyên liệu, lựa chọn thời gian và địa điểm. - Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. 3. Tiến hành - Tiến hành theo các bước đã thống nhất - Có thể tiến hành nhiều lần để lựa chọn sản phẩm thành công nhất 4. Đánh giá, rút kinh nghiệm - Nhóm cùng bàn bạc thống nhất để đánh giá hoạt động và rút kinh nghiệm, đề xuất hướng cải tiến sản phẩm tốt hơn.

2.2. Phiếu đánh giá

2.2.1. Phiếu đánh giá sự hợp tác

DẠ

Y

Họ và tên: …………………………………Nhóm: ………….. Lớp: ……..

45


Tốt

Trung bình

Yếu, kém

(10)

(8; 9)

(5; 6; 7)

(1 đến 4)

- Luôn tập trung vào các nhiệm vụ của chủ đề. Tự định hướng cao - Có đóng góp rất nhiều cho nhóm, khuyến khích và hỗ trợ tích cực những người khác trong nhóm

- Tập trung vào các nhiệm vụ trong hầu hết thời gian thực hiện - Giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm

DẠ

Y

Giải quyết vấn đề, chia sẻ thông tin

NH

Y

- Tích cực tìm kiếm và đề xuất các giải pháp cho vấn đề

KÈ M

Điểm

- Đặt ra các câu - Có khả năng kết hỏi cho các thành luận vấn đề, định viên khác trong hướng hoạt động các cuộc thảo cho nhóm luận

- Đôi khi không tập trung lắng nghe và thảo luận.

- Ít khi đặt câu hỏi thảo luận với các thành viên

- Không lắng nghe và cũng không xem xét các ý kiến khác. - Cản trở nhóm đạt đến sự đồng thuận

QU

Lắng nghe, đặt câu hỏi và thảo luận

- Lắng nghe và thảo luận tích cực

- Lắng nghe và thảo luận tích cực.

- Ít khi tập trung vào những nhiệm vụ chủ đề.

- Các thành viên khác trong nhóm - Để người khác phải làm một đôi khi phải nhắc phần hay toàn bộ nhở người này công việc của thực hiện nhiệm mình. vụ.

ƠN

Điểm

- Tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề trong một số thời gian.

IA L

Tập trung vào nhiệm vụ và sự tham gia

Xuất sắc

OF FI C

Tiêu chí

- Tích cực tìm kiếm và chia sẻ thông tin với các thành viên trong nhóm

- Đề xuất các giải - Không đề nghị pháp đã được cải giải pháp nhưng - Không cố gắng tiến bởi những sẵn sàng thử các giải quyết vấn đề người khác giải pháp được đề hoặc giúp đỡ xuất bởi người người khác giải khác quyết vấn đề - Có tham gia - Thường tìm - Không tìm hoạt động tìm kiếm và chia sẻ kiếm thông tin kiếm và chia sẻ các thông tin hữu thông tin ích

Điểm Tổng

…../30

46


(10)

(8; 9)

(5; 6; 7)

DẠ

Y

Kĩ năng giao tiếp khi trình bày

Tổng

- Hình ảnh trực quan đúng lúc gắn với bài thuyết trình nhưng chưa thật rõ ràng và khả năng minh họa cho bài thuyết trình chưa cao

- Giọng nói tốt, - Giọng nói rõ phản ứng nhanh khi ràng, mạnh mẽ, dễ nói lỗi. hiểu với khán giả. - Chủ động được chủ đề nhưng - Tự tin khi nói về dường như hơi lo chủ đề lắng. - Giao tiếp bằng mắt có hiệu quả trong suốt thời gian thuyết trình để thu hút sự chú ý của khán giả

- Giao tiếp bằng mắt diễn ra trong suốt thời gian thuyết trình nhưng chưa thu hút có hiệu quả sự chú ý của khán giả

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hợp lý, hấp dẫn.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khá tốt nhưng vẫn hơi cứng nhắc.

(1 đến 4)

- Thông tin quan trọng bị bỏ quên hoặc thiếu chi tiết

- Bài trình bày không có những thông tin về các điểm chính

- Những luận điểm chính không nêu rõ hoặc thiếu tính thuyết phục.

- Những luận điểm chính không rõ ràng và không thuyết phục. Các ý sắp xếp lộn xộn.

ƠN

- Hình ảnh trực quan rõ ràng, chính xác, đẹp mắt và được sử dụng đúng lúc, gắn với bài thuyết trình một cách hiệu quả.

Yếu, kém

OF FI C

- Thông tin đầy đủ và chi tiết, làm - Thông tin khá đầy tăng sự hiểu biết đủ và chi tiết, làm của khán giả về tăng sự hiểu biết chủ đề trình bày của khán giả về chủ đề này ít nhất ở - Những luận một mức độ nào đó điểm chính gười trình bày là logic - Trình bày đạt sự và đầy sức thuyết hiểu biết sâu sắc và phục thấu đáo về vấn đề.

KÈ M

Kĩ năng trình bày

Trung bình

NH

Hình ảnh trực quan

Tốt

Y

Nội dung kiến thức, bố cục trình bày

Xuất sắc

QU

Tiêu chí

IA L

2.2.2. Phiếu đánh giá bài thuyết trình

Hình ảnh trực quan chưa đúng lúc, ít nâng cao sự hiểu biết của khán giả hoặc tương đối khó hiểu. - Giọng nói không đều, bị ngắt quãng.

- Hình ảnh trực quan không phù hợp với nội dung thuyết trình hoặc không sử dụng hình ảnh trực quan. - Không kiểm soát được giọng nói và nhịp độ, khó khăn trong diễn đạt.

- Người trình bày không hoàn toàn chắc chắn về chủ đề, dường như lo lắng

- Người trình bày lo lắng và không truyền đạt được vấn đề quan tâm của mình đối với chủ đề này.

- Giao tiếp bằng mắt một cách tùy tiện với khán giả.

- Nhìn về các khu vực khác trong phòng nhưng không về phía khán giả.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hạn chế.

- Không sử dụng hoặc rất ít ngôn ngữ cơ thể.

…../40

47


2.2.3. Phiếu đánh giá quá trình thực hiện chủ đề Tốt

Trung bình

(10)

(8; 9)

(5; 6; 7)

(1 đến 4)

- Báo cáo có cấu - Báo cáo có cấu trúc còn lộn xộn trúc còn lộn xộn thiếu logic thiếu logic - Đa số thông tin - Thông tin đưa ra đưa ra có tính có tính thuyết phục thuyết phục - Mắc nhiều lỗi chính tả, hình ảnh minh họa và trình chiếu còn nhiều hạn chế

- Mắc nhiều lỗi chính tả, hình ảnh minh họa và trình chiếu không hợp lí.

- Không giải quyết - Một số nhiệm vụ hết các nhiệm vụ giải quyết còn chưa được giao chính xác

ƠN

- Báo cáo có cấu trúc - Báo cáo có cấu rõ ràng, mạch lạc trúc rõ ràng, mạch lạc - Thông tin đưa ra có tính thuyết phục - Đa số thông tin đưa ra có tính Bài báo cao. thuyết phục cao. cáo - Không có lỗi chính Power tả, hình ảnh minh - Ít lỗi chính tả, Point và họa và trình chiếu hình ảnh minh họa báo cáo đẹp, phù hợp và trình chiếu đẹp, Word phù hợp - Giải quyết tất cả các nhiệm vụ đặt ra - Giải quyết tất cả một cách chính xác. các nhiệm vụ đặt ra một cách chính xác.

Yếu, kém

IA L

Xuất sắc

OF FI C

Tiêu chí

- Tất cả các công - Tất cả các công - Một số công việc - Tất cả công việc việc hoàn thành sớm việc hoàn thành hoàn thành chậm hoàn thành chậm, hơn kế hoạch đúng kế hoạch hơn kế hoạch để giáo viên nhắc nhở

Kĩ năng thực hiện công việc

- Sử dụng hiệu quả - Sử dụng hiệu quả - Còn lúng túng khi các công cụ hỗ trợ các công cụ hỗ trợ sử dụng các công cụ hỗ trợ - Sáng tạo khi thực - Linh hoạt thực - Không chủ động hiện nhiệm vụ. hiện nhiệm vụ. thực hiện nhiệm vụ - Trao đổi thường - Trao đổi thường - Khi gặp khó khăn, xuyên với giáo viên xuyên với và chủ động đề xuất giáo viên và đề không đề xuất được giải pháp khắc phục giải pháp thực hiện xuất giải pháp hiện quả nhưng chưa hiệu quả

- Không biết sử dụng các công cụ hỗ trợ, khi được hướng dẫn không chủ động tiếp nhận - Giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần. - Khi gặp khó khăn, không đề xuất được giải pháp khắc phục

KÈ M

QU

Y

NH

Tiến độ công việc

Y

Thuyết trình và phản biện

- Thuyết trình rõ - Thuyết trình rõ - Thuyết trình thiếu - Thuyết trình ràng, mạch lạc, ràng, mạch lạc, rõ ràng, thiếu logic, không rõ ràng, logic, biểu cảm tốt logic, biểu cảm tốt lúng túng. logic, lúng túng, người nghe không hiểu được vấn đề - Giải quyết tốt các - Giải quyết hầu hết - Giải quyết được ít - Không giải quyết vấn đề đặt ra khi các vấn đề đặt ra các vấn đề đặt ra khi được các vấn đề đặt thảo luận thảo luận khi thảo luận ra khi thảo luận

DẠ

Điểm

Bài kiểm tra Tổng

…../50

48


IA L

2.3. Bài kiểm tra đánh giá Chuẩn bị một bài kiểm tra về thực tế trong nội dung bài học với thời gian làm bài tầm 30 phút, 50 câu từ mức thông hiểu đến vận dụng.

BÀI KIỂM TRA KIẾN THỨC VỀ HOÁ HỌC Phần 1: Kiến thức cơ bản: 8 điểm

OF FI C

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Con người đã sử dụng các nguồn năng lượng: năng lượng hoá thạch, năng lượng hạt nhân, năng lượng thuỷ lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Số lượng nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường trong các nguồn năng lượng trên là A. 1

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 2: Hiện tượng mưa axit là do không khí bị ô nhiễm bởi dãy khí: B. CO , CO2 , NO

C. HCl , CO , CH4

D. SO2 , NO , NO2

ƠN

A. Cl2 , CH4 , SO2

Câu 3: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu trong thuốc lá là: B. Nicotin

C. axit nicotinic

D. mocphin

NH

A. Becberin

Câu 4: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là: B. Nicôtin

Y

A. 3-MCPD

C. Đioxin

D. TNT

QU

Câu 5: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình. Đó là A. Năng lượng mặt trời

B. Năng lượng thủy điện

C. Năng lượng gió

D. Năng lượng hạt nhân

KÈ M

Câu 6. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường ? A. Than đá.

B. Xăng, dầu.

C. Khí butan (gaz). D. Khí hiđro.

Câu 7. Trong quá trình thí nghiệm thường có khí thải gây độc hại cho sức khoẻ như Cl2, H2S, SO2, HCl. Có thể giảm thiểu các khí thải đó bằng cách nào sau đây ?

Y

A. Nút bông tẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vôi

DẠ

B. Nút bông tẩm rượu etylic hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng ancol etylic C. Nút bông tẩm dấm ăn hoặc sụt ống dẫn khí vào chậu đựng dấm ăn

D. Nút bông tẩm nước muối hoặc sụt ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối Câu 8. Nhận xét nào đúng về vật liệu nano?

49


A. Vật liệu nano có độ siêu dẫn ở nhiệt độ cao dùng trong sinh học, y học, điện tủ

IA L

B. Vật liệu nano có tính năng bền, chắc không bị axit, kiềm và một số hóa chất phá hủy C. Vật liệu nano có kích thước cỡ nanomet, có thể có độ rắn siêu cao, siêu dẻo và nhiều tính năng khác

Câu 9. Câu ca dao “lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Nói về hiện tượng hoá học nào sau đây ? A. Phản ứng của các phân tử O2 thành O3 B. Mưa rào là nguồn cung cấp nước cho lúa

OF FI C

D. Vật liệu nano có năng lượng siêu lớn dùng để sản xuất năng lượng nguyên tử thay cho uranium khan hiếm

C. Phản ứng của N2 và O2, sau đó biến đổi chuyển thành đạm nitrat

ƠN

D. Có sự phân huỷ nước, cung cấp oxi

NH

Câu 10. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO2, CFC, O3, CH4 C. SO2, NO2, CO

B. CO, FAN, NO2 D. HCl, CO2

Y

Câu 11. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây ?

QU

A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz. B. Thu khí metan từ khí bùn ao. C. Lên men ngũ cốc. D. Cho hơi nước qua than nóng đỏ trong lò.

KÈ M

Câu 12. Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay người ta đã ngưng sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường của X. X là: A. TNT

B. 666

C. DDT

D. Covac

Câu 13. Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh , mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi được lâu?

Y

A. Ozon là một khí có tác dụng làm hoa quả chín từ từ để kéo dài ngày sử dụng

DẠ

B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi D. Ozon kích thích cho hoa quả chín có mùi vị đặc trưng

50


A. Oxi

B. Lưu huỳnh

C. Nitơ

D. Clo

IA L

Câu 14. Thuỷ ngân dễ bay hơi và hơi thuỷ ngân rất độc. Khi đo nhiệt độ chẳng may làm vỡ nhiệt kế và thuỷ ngân rơi xuống sàn nhà, chọn chất nào sau đây để loại bỏ thuỷ ngân?

A. Ung thư phổi.

B. Ung thư vú.

OF FI C

Câu 15. Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây ? C. Ung thư vòm họng. D. Ung thư gan.

Câu 16. Trường hợp nào sau đây nước được coi là không bị o nhiễm:

A. Nước ruộng có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học

B. Nước sinh hoạt từ nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt ... quá mức cho phép. C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa vi khuẩn gây bệnh

ƠN

D. Nước thải từ các nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+. Câu 17. Những dụng cụ nấu cá thường để lại mùi tanh. Hãy chọn chất tốt nhất để khử mùi tanh đó. B. Ancol etylic

NH

A. Xà phòng C. Xođa (Na2CO3)

D. Dấm (axit axetic)

Câu 18. Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng Pb2+, Cu2+, Fe3+, Mn2+. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ hết kim loại nặng.

QU

C. Sục khí H2S

Y

A. NaOH dư

B. Nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) D. H2SO4

Câu 19. Khí thải (của một nhà máy) có chứa các chất HF, CO2, SO2, NO2, N2. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ các khí độc trước khi thải ra khí quyển A. CaCO3 và H2O

B. SiO2 và H2O

KÈ M

C. Nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) D. CaCl2 Câu 20. Những ứng dụng nào sau đây của nhôm được dựa trên tính chất hoá học của nhôm? A. Làm dây đẫn điện thay cho đồng

B. Làm dụng cụ đun nấu

C. Làm bao bì, bao gói thực phẩm

D. Chế tạo hỗn hợp Tecmit để hàn kim loại

Câu 21. Cách bảo quản thực phẩm (thịt cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn? B. Dùng phân đạm, nước đá

C. Dùng nước đá, nước đá khô

D. Dùng nước đá khô, fomon

DẠ

Y

A. Dùng fomon, nước đá

Câu 22: Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do

A. khí CO2.

B. Mưa axit.

C. Clo và các hợp chất clo.

D. Quá trình sản xuất gang thép.

51


A. củi, gỗ, than cốc.

B. than đá, xăng, dầu.

C. xăng, dầu.

D. khí thiên nhiên.

IA L

Câu 23: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là:

Câu 24: Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứa: B. β-caroten (thuỷ phân tạo vitamin A).

C. este của vitamin A.

D. enzim tổng hợp vitamin A.

OF FI C

A. vitamin A.

Câu 25: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit ? A. CO2.

B. CH4.

C. SO2.

D. NH3.

Câu 26: Người ta xử lí nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn kép nhôm kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O). Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước? A. Để làm nước trong. B. Để khử trùng nước. C. Để loại bỏ lượng dư ion florua. D. Để loại bỏ các rong, tảo.

ƠN

Câu 27: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là A. penixilin, paradol, cocain.

B. heroin, seduxen, erythromixin

D. ampixilin, erythromixin, cafein.

NH

C. cocain, seduxen, cafein.

Câu 2 8 : Trong số các chất sau: Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin, seduxen, meprobamat, amphetamin, hassish. Những chất gây nghiện là: A. Ancol etylic, nicotin, cafein, moocphin.

B. moocphin, hassish, seduxen, meprobamat. D. Tất cả các chất trên.

Y

C. seduxen, nicotin, meprobamat, amphetamin.

QU

Câu 29: Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để làm sạch cặn có thể theo cách nào sau đây? A. Dùng giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch B. Dùng rượu pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch

KÈ M

C. Dùng dung dịch amoniac pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch D. Dùng dung dịch nước rửa chén thông dụng.

DẠ

Y

Câu 30. Magie kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong công nghiệp ôtô, máy bay, và đặc biệt các con tàu vũ trụ. Một nguồn magie quan trọng được lấy từ nước biển bằng cách cho nước biển tác dụng với vôi sữa (Ca(OH)2), lọc kết tủa Mg(OH)2, hoà tan trong dung dịch HCl, lấy MgCl2 khan và điện phân nóng chảy. Cho biết trong 1 lit nước biển có 1350 mg Mg2+. Hỏi từ 1000 m3 nước biển có thể điều chế được bao nhiêu tấn Mg, biết hiệu suất điều chế là 70% A. 0,48 tấn

B. 0,752 tấn

C. 0,945 tấn

D. 1,350 tấn

Câu 31. Loại thuốc thông dụng nào thường dùng để giảm đau hạ sốt: A. Paradol

B. Vitamin C

C. Penicilin

D. Amoxilin

52


A. H2S

B. H2SO4

C.

D. SO3

SO2

IA L

Câu 32. Để diệt chuột trong một nhà kho ta đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt, cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Chất gì đã làm chuột chết?

OF FI C

Câu 33. Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường? A. Có hệ thống sử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển. B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả. C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch. D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn.

A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ).

ƠN

Câu 34. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat? B. Sản xuất xi măng.

D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.

C. Sản xuất thuỷ tinh.

NH

Câu 35. Theo tổ chức Y tế Thế giới nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05mg/l. Hỏi nguồn nước nào A, B, C hay D bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+ biết rằng kết quả xác định Pb2+ như sau

Y

A. có 0,02mg Pb2+ trong 0,5 lít nước B. có 0,15mg Pb2+ trong 4 lít nước

C. có 0,04mg Pb2+ trong 0,75 lít nước D. có 0,20mg Pb2+ trong 2 lít nước

A. H2S.

QU

Câu 36. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau : Lấy không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây B. CO2.

C. NH3.

D. SO2.

Câu 37. Chất khí CO (cacbon monoxit) có trong thành phần loại khí nào sau đây? B. Khí tự nhiên.

KÈ M

A. Không khí.

C. Khí dầu mỏ.

D. Khí lò cao

Câu 38. Nếu bạn em chẳng may bị bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào thì em sẽ sơ cứu cho bạn bằng cách bôi vào vết bỏng chất nào sau đây là hiệu quả nhất ? A. Nước vôi trong

B. Nước pha lòng trắng trứng

C. Kem đánh răng

D. Dung dịch NaHCO3 loãng

DẠ

Y

Câu 39. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thì dịch vị dạ dày thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn : A. Nước đun sôi để nguội

B. Nước đường

C. Nước dấm loãng

D. NaHCO3

Câu 40. Nhận xét nào sau đây không đúng vế vấn đề ô nhiễm môi trường?

53


B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gấy ô nhiễm mỗi trướng nước.

IA L

A. Các khí CO, CO2, SO2, NO gây ô nhiễm không khí. C. Nước chứa càng nhiều ion NO3-, PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển.

Phần 2: Phát triển năng lực, phẩm chất (2 điểm)

OF FI C

D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển. Câu 41. Các loại kháng sinh thường dùng hiện nay là: A. Amoxilin, Penicillin, Erythromycin, Cephalexin. B. Amoxilin, Penicillin, Hapacol, pamin.

C. Azithromycin, Cephalexin, Paracetamol, Ibuprofen. D. Penicillin, Hapacol, vitamin - D, vitamin – C.

ƠN

Câu 42. Một đặc trưng chủ yếu của nước thải sinh hoạt và các loại nước thải công nghiệp là có độ đục lớn. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất này có kích thước hạt rất khác nhau, từ cỡ hạt keo đến những thể phân tán khô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của nước. Cho biết nguyên nhân nào làm cho nước bị đục ?

NH

A. Lẫn bụi bẩn và các hoá chất công nghiệp

B. Hoà tan và sau đó kết tủa các hoá chất ở dạng rắn D. Cả ba nguyên nhân trên

Y

C. Làm phân tán các hạt đất do cân bằng điện tích của phức hệ hấp thụ đất bị phá vỡ

QU

Câu 43. Hàm lượng cho phép của H2S trong không khí là 0,1 ppm (một phần triệu, ở đây tính theo thể tích, tức trong 107 dm3 không khí, thể tích H2S không vượt quá hạn 1 dm3). Hỏi không khí ở vùng nào: A hay B, C, D vượt quá giới hạn cho phép? Biết rằng khi sục 10m3 không khí ở (đktc) ở mỗi vùng qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được lượng PbS như sau

KÈ M

A. 10 mg PbS

B. 20 mg PbS

C. 5 mg PbS

D.8 mg PbS

Câu 44. Nhiệt độ thùng vôi mới tôi lên tới 1500C và có pH = 13,2. Nếu chẳng may ngã vào thùng vôi mới tôi thì vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi mới tôi sẽ để lại vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lỗ trong rất xấu. Hãy chọn một phương án sơ cứu có hiệu quả nhất trong số các phương án sau :

Y

A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi B. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi rửa vết bỏng bằng giấm ăn

DẠ

C. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi rửa vết bỏng bằng nước mắm

D. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi bôi kem đánh răng vào vết bỏng

Câu 45. Hiện nay, khi giá nhiên liệu dầu mỏ tăng cao (~ 70USD/thùng dầu thô) thì việc sử dụng các nhiên liệu thay thế là rất cần thiết. Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt

54


Để tăng hiệu suất phản ứng, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây ? A. Giảm áp suất chung của hệ

B. Giảm nhiệt độ của hệ

C. Dùng chất xúc tác

D. Tăng nồng độ hiđro

IA L

(một nhiên liệu khí), người ta thổi hơi nước qua than đá nung đỏ. Phương trình hoá học của phản ứng : C (r) + H2O (k)   CO (k) + H2 (k) ∆H = 131KJ

OF FI C

Câu 46. Hiện nay ở Việt Nam, nước tương (xì dầu) được sản xuất từ một số nguồn nguyên liệu như xương động vật (trâu, bò, heo), bánh dầu đậu nành, đậu phộng (lạc). Cá biệt có nơi còn làm nước tương từ lông gà, lông vịt để có giá thành rẻ. Độc chất 3-MCPD (3-mono clopropan-1,2-điol) có mặt trong nước tương với hàm lượng vượt quá 1mg/kg có thể gây bệnh ung thư cho người tiêu dung. Phương pháp sản xuất nước tương nào sau đây là không an toàn vì chứa chất 3-MCPD vượt quá hàm lượng cho phép? A. Thuỷ phân bánh dầu đậu phộng, đậu nành bằng axit photphoric

ƠN

B. Sản xuất theo phương pháp lên men đậu xanh, đậu nành

C. Cho axit clohiđric nồng độ thấp phản ứng với chất béo trong nguyên liệu (xương động vật, đậu nành, đậu phộng,…) để thuỷ phân ra axit đạm

NH

D. Cho axit clohiđric nồng độ cao phản ứng với chất béo trong nguyên liệu để thuỷ phân ra axit đạm

Y

Câu 47. Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định nếu lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol/m3 không khí coi như ô nhiễm. Người ta lấy 50 ml không khí ở một thành phố và phân tích thu được 0,012 mg SO2. Kết luận nào sau đây là đúng?

QU

A. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-6 mol/m3, không khí chưa bị ô nhiễm B. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-6 mol/m3, không khí đã bị ô nhiễm C. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-3 mol/m3, không khí đã bị ô nhiễm D. Nồng độ SO2 bằng 3,75.10-3 mol/m3, không khí chưa bị ô nhiễm

KÈ M

Câu 48. Tác hại đối với môi trường của nhóm các chất nào sau đây liệt kê không đúng ? A. Một số chất phá hủy tầng ozon : SO2, NO, CO, halogen... B. Một số chất tạo mưa axit : SO2, CO2, NO, NO2, HCl... C. Một số chất gây hiệu ứng nhà kính : CO2, SO2, C2H6, CH4...

Y

D. Một số chất gây mù quang hóa : O3, SO2, H2S, CH4..

DẠ

Câu 49. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,… có tác dụng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để sử dụng bảo đảm an toàn thường là: A. 1 – 2 ngày.

B. 2 – 3 ngày.

C. 12 – 15 ngày.

D. 30 – 35 ngày.

55


B. 1,836 tấn

C. 7,700 tấn

D. 37,973 tấn

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

A. 1,582 tấn

IA L

Câu 50. Một nhà máy nhiệt điện tiêu tốn 2,2 triệu tấn than mỗi năm. Than chứa 3,5% lưu huỳnh, trong đó 90% bị thoát vào không khí dưới dạng SO2. Nếu nhà máy không có thiết bị lọc khí thải thì mỗi giờ lượng SO2 thoát vào không khí trung bình là bao nhiêu ?

56


PHỤ LỤC 3

IA L

HỒ SƠ HỌC TẬP: SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

Hình ảnh và video sản phẩm lớp 11A4 năm học 2020- 2021: trên trang facebook: Hoạt động trải nghiệm A4K48 NHÓM 1: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH VIÊN Hà An

OF FI C

1. Bản phân công công việc

CÔNG VIỆC

- Tìm hiểu vai trò của năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

ƠN

- Tìm hiểu xu thế của thế giới về việc giải quyết năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu. - Chuẩn bị, lên ý tưởng về bài powerpoint (trình chiếu) - Tìm hiểu vai trò của hóa học đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu.

NH

Hà Thương

- Xem xét, phân tích mối liên hệ giữa hóa học và kinh tế nói chung. - Tìm hiểu về các nhà máy phát triển kinh tế ở Nghệ An có liên quan đến vấn đề hóa học như nhà máy xử lí rác ở Nghi Lộc, nhà máy nước, nhà máy sản xuất bánh ở Cửa Lò, nhà máy sữa,…

Y

Ánh Nguyệt

Vũ Mạnh

QU

- Tìm các hình ảnh liên quan đến các nguồn năng lượng hóa học và các hình ảnh nguồn năng lượng hóa học mới - Phân tích mối liên hệ giữa hóa học và năng lượng, nhiên vật liệu.

KÈ M

- Nghiên cứu, tìm cách khả thi để có thể chế tạo, lắp ghép 1 sản phẩm từ các vật liệu hoặc 1 sản phẩm dùng năng lượng hóa học mới. Minh Thảo

- Tìm hiểu các vấn đề hiện nay và trong tương lai của năng lượng, nhiên vật liệu.

- Tìm, cắt ghép các video cần thiết về cách sản xuất vật liệu, cách khai thác nguyên liệu, nguồn năng lượng, ảnh hưởng của hóa học đối với sự thúc đẩy phát triển kinh tế.

DẠ

Y

Việt Hà

- Soạn bài nói kết hợp với nội dung của mỗi thành viên. - Điều phối, phân công các công việc trong nhóm. - Tìm các hỗ trợ của hóa học đối với việc phát triển kinh tế. - Tìm hiểu, nghiên cứu các sản phẩm sử dụng năng lượng mới như xe chạy bằng hydro,…

57


2. BÁO CÁO THAM QUAN

IA L

2.1. Mục đích tham quan: Tìm hiểu quá trình bảo quản, phân phối các khí công nghiệp phổ biến. 2.2. Địa điểm: tại khu công nghiệm Vsip- Nghệ An. 2.3. Quá trình tham quan

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

a. Tổng quan nhà máy: - Có các bể đặc biệt chứa khí CO2, O2, N2, Ar dưới dạng lỏng với các thông số của mỗi loại ghi riêng trên mỗi bình - Các đường dẫn khí từ các bể vào các buồng bơm - Các tập hợp nhiều bình chứa khí để được bơm các khí trên ( đã được chuyển từ dạng lỏng thành khí qua các hệ thống) - Hệ thống máy ktra chất lượng bình khí (phòng bình ko đảm bảo gây cháy nổ) - Ngoài ra còn có khu vực phân phối khí C2H2 - Nhà kho kĩ thuật - Xe bồn vận chuyển khí - Khu nhà hành chính b. Chi tiết - Quá trình tham quan diễn ra 3 giai đoạn từ xem xét các hiện vật đến nghe lí thuyết sản xuất và cuối cùng là hiểu được quy trình. - Thể hiện qua video của nhóm. 3. BẢN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÓM 2 3.1. Chuẩn bị bài thuyết trình: - Phân công: + Làm powerpoint: Minh Thảo + Edit video: Hà An + Tìm hình ảnh: Ánh Nguyệt + Chuẩn bị nội dung: Vũ Mạnh, Hà Thương + Soạn bài nói: Việt Hà + Thuyết trình: Việt Hà, Ánh Nguyệt - Nhận xét chung: + Nhìn chung các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nộp bài đúng hạn, sản phẩm chất lượng và có tinh thần trách nhiệm cao + Quá trình trình chiếu có 1 số trục trặc phát sinh nhưng nhanh chóng được nhóm tìm cách khắc phục để có thể trình bày 1 bài thuyết trình tốt nhất. + Có sự hỗ trợ giữa các thành viên nhóm để hoàn thành buổi thuyết trình tốt nhất. 3.2. Quá trình đi tham quan: - Địa điểm tham quan phù hợp và đúng với tiêu chí, mục đích đề ra - Lịch đi tham quan đúng hạn - Thu hoạch tốt các kiến thức, nội dung cần thiết, phù hợp với chủ đề. - Thái độ tham quan đúng mực, hợp tác tốt với người phụ trách. 3.3. Quá trình làm sản phẩm:

58


KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

IA L

- Các thành viên cùng làm ra sản phẩm (bánh flan) với tiêu chí ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh và đẹp mắt - Có sự phối hợp tốt giữa các thành viên - Sản phẩm nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh, cô giáo và các bạn cùng lớp 3.4. Thái độ làm việc nhóm: - Các thành viên hòa đồng, vui vẻ làm phần việc được giao - Không xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên với nhau vì mọi người đều được phân chia công việc dựa theo sự sắp xếp, thống nhất chung và dựa theo khả năng mỗi người - Hợp tác tốt giữa các bộ phận như tìm ảnh - soạn ppt, soạn bài nói - thuyết trình hay edit ảnh, video,… - Có sự thảo luận, góp ý giữa các phần công việc khác nhau nhằm hoàn thiện sản phẩm chung Hình ảnh tham quan

4. Trải nghiệm tìm hiểu và làm làm bánh plan, thạch 3D. 4.1. Cách làm bánh plan 4.1.1. Các bước thực hiện

Y

Làm caramel

DẠ

Đầu tiên, cho 50g đường vào nồi, sau đó thêm 100ml nước lọc, nước sẽ thấm đều đường, nhờ vậy đường sẽ không bị bám vào thành nồi gây cháy hay làm đường kết tinh trở lại. Bắc nồi lên bếp đun ở lửa vừa, trong quá trình nấu không cần khuấy. Nếu đường vàng không đều, bạn chỉ cần nhấc nồi lắc nhẹ cho đều là được. Khi đường đã chuyển sang màu

59


IA L

cánh gián đẹp mắt, cho nước cốt chanh vào rồi tắt bếp. Nhanh tay tráng đều một lớp caramel mỏng (khoảng 1 muỗng canh) vào các khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn. Tách lấy 5 lòng đỏ trứng gà, dùng phới lồng đánh tan nhưng không đánh bông trứng. Khối lượng trứng không tính vỏ là khoảng 200g, nếu dùng trứng gà so có kích cỡ nhỏ thì nên điều chỉnh công thức cho phù hợp.

OF FI C

Cho 500ml sữa tươi và 50g đường vào nồi, khuấy nhẹ theo một chiều đến khi hỗn hợp hòa tan. Bắc nồi sữa lên bếp đun cho sữa ấm nóng nhưng không để sôi. Công đoạn này rất quan trọng giúp bánh không bị rỗ. Đun đến khi hơ tay trên miệng nồi thấy có hơi nóng bốc lên là được. Tiếp đến, đổ từ từ hỗn hợp sữa vào trứng gà, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh vón cục. Sau đó, cho 1 muỗng cà phê chiết xuất vani vào, khuấy cho tan hết. Lọc hỗn hợp qua rây 1 – 2 lần để loại bỏ các bọt khí, giúp bánh sau khi hấp được mịn, không bị lợn cợn.

ƠN

Đổ hỗn hợp sữa, trứng vào các khuôn caramel. Lưu ý, không đổ đầy mà chỉ đổ 3/4 khuôn vì khi bánh chín sẽ nở ra thêm. Nướng hoặc hấp bánh Nướng bánh

Bằng lò nướng: Xếp khuôn bánh vào khay, đổ nước nóng đầy 1/2 khay. Cho vào lò nướng ở 150 – 160 độ C trong vòng 40 phút. Nhiệt độ và thời gian nướng có thể tùy thuộc vào lò và kích cỡ khuôn.

NH

Bằng nồi chiên không dầu: Làm nóng nồi chiên không dầu trước 10 phút ở nhiệt độ 110 độ C. Xếp khuôn bánh vào nồi và nướng trong vòng 35 phút là bánh chín.

Y

QU

Hấp bánh

Bằng nồi hấp: Dùng giấy bạc hoặc màng bọc chịu nhiệt bọc kín khuôn bánh để tránh hơi nước rớt xuống làm bánh bị rỗ. Chuẩn bị nồi hấp cách thủy, xếp các khuôn bánh vào nồi và hấp ở nhiệt độ 80 – 90 độ C (dưới nhiệt độ sôi) trong vòng 15 – 20 phút. Có thể kiểm tra bánh chín chưa bằng cách dùng cây tăm xiên vào bánh, nếu thấy bánh không dính tăm và lỗ châm không có nước là được.

KÈ M

Bằng nồi cơm điện: Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi cơm điện, sau đó xếp các khuôn bánh vào rồi phủ khăn xô lên miệng nồi, đậy kín nắp. Bật nút “Cook” và nấu khoảng 20 phút, khi nồi chuyển sang chế độ ủ “Warm” là bánh đã chín. 

Thực hiện làm kem flan tại nhà cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: Bánh flan có màu sắc bắt mắt, mịn màng không bị lõm hay vỡ nát.

Y

DẠ

 

Phần caramel bên dưới không bị dính hay có vị quá đắng. Bánh có độ mềm vừa phải, vị ngọt, béo của các nguyên liệu hòa quyện.

Bánh flan sau khi hoàn thành bạn để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 3 – 4 tiếng là có thể thưởng thức. Khi ăn cho thêm chút đá bào, sữa đặc, cà phê lại càng tăng thêm hương vị và độ hấp dẫn.

60


4.2.1. Cách làm thạch

Y

4.2. Thạch 3D hình cá chép

NH

ƠN

OF FI C

IA L

4.1.2. Thành phẩm của nhóm

Nguyên liệu  Bột rau câu (số lượng tùy theo nhu cầu)  Nước: 1.5 – 3 lít  Đường  Màu: + Màu từ hoa củ quả: Xanh dương (hoa đậu biếc – khoảng 5 bông là đủ), xanh lá cây (lá dứa*), tím (bắp cải tím)  Cách chế biến lá dứa:

KÈ M

I)

QU

CÔNG THỨC LÀM THẠCH RAU CÂU

B1: rửa sạch, cắt nhỏ 200g lá dứa

Y

B2: Cho lá dừa vào xay với 250 ml nước B3: Cho vào khăn vải vắt ra lá dứa

DẠ

B4: Chưng cách thủy nước lá dứa trên lửa rất nhỏ trong 10 phút.

B5: Để một tiếng cho cặn lắng xuống, sau đó lấy phần nước cốt bên trên + Màu thực phẩm: Siro (dâu, chanh, socola,…)

61


Dụng cụ  Khuôn đổ thạch (có thể là hộp nhựa, khuôn thạch mua ở siêu thị hình bông hoa, con cá,.v.v…, cốc nước….)  Thêm: Cân điện tử mini, cốc đong, máy xay cháo III) Các bước chế biến  Bước 1: Trộn đều bột rau câu với đường (tỉ lệ ghi trên bao bì của bột rau câu)  Bước 2: Đun 1.5 ~3 lít nước rồi cho hốn hợp bột rau câu và đường vào (bột rau câu là 25g->khối lượng hỗn hợp cần cho vào theo tỉ lệ ghi trên bao bì bột rau câu) + Nếu lấy màu từ hoa củ quả thì đun nước cùng với hoa của quả luôn + Nếu lấy màu từ siro thì có thể bỏ sau khi đã cho hỗn hợp đường và bột rau câu)  Bước 3: Khuấy đều cho đến khi nước quánh lại rồi tắt bếp  Bước 4: Nhanh chóng cho vào khuôn (Làm thạch một màu thì đổ đầy khuôn, còn nếu làm thạch nhiều tầng màu thì đổ từng tầng)  Bước 5: Sau khi hoàn thành công việc đổ khuôn, bỏ thạch vào tủ lạnh, chờ khoảng 10 phút để thạch đông lại  Bước 6: Thưởng thức. Cất vào tủ lạnh để bảo quản tiếp IV) Hạn sử dụng: 3 ngày ~ 1 tuần V) Lưu ý - Phải dùng đúng tỉ lệ nước – đường – bột rau câu: Nếu nhiều nước quá thạch sẽ bị chảy nước, nếu thiếu nước hoặc bột rau câu hoặc cả hai thạch sẽ khó đông lại được, quá nhiều bột rau câu sẽ làm thạch đông rất nhanh, khó kiểm soát trong khi nấu và đổ khuôn 4.2.2. Sản phẩm của nhóm

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

IA L

II)

NHÓM 2: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ

Y

1. Bản báo cáo tình hình làm việc của nhóm

DẠ

1.1. Phân công a) Nội dung - Phan Khôi Nguyên: Vai trò của hóa học đối với sức khỏe con người - Nguyễn Quỳnh Anh: Ảnh hưởng của chất gây nghiện đối với sức khỏe con người

62


DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

IA L

- Nguyễn Ngọc Quân: Tìm hiểu chu trình xử lí rác thải, kiểm định thuốc; phân loại thuốc; giới thiệu, đề xuất điều chế một số loại thuốc từ thiên nhiên - Trần Dương Mạnh: giới thiệu về sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của nhóm (sữa chua) b) Powerpoint: Nguyễn Minh Ngọc c) Cố vấn, xem xét, gợi ý, chỉnh sửa, định hướng, nhóm trưởng: Phạm Trọng Phương An 1.1. Địa điểm tham quan (đề xuất): Trung tâm kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm của Sở Y tế Nghệ An 1.2. Nội dung tham quan: Nghe hướng dẫn và giới thiệu về cách kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm, chu trình kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm, tham quan các dụng cụ và máy móc dùng để kiểm nghiệm. 1.3. Sản phẩm đề xuất - Điều chế thuốc từ thiên nhiên: tamiflu trị cúm A, B - Sản phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe: Sữa chua hoa quả, mứt dừa sắc màu. 2. Báo cáo tham quan Video sản phẩm: trên trang web hoạt động trải nghiệm A4K48

63


Cách làm sữa chua sữa chua chanh leo và sữa chua xoài

IA L

3. Cách làm sữa chua và mứt dừa 3.1. Sữa chua Nguyên liệu làm sữa chua chanh leo: 1 hộp sữa đặc; 250 ml nước sôi; Nước cốt chanh leo; 400ml sữa tươi; 2 thìa sữa bột; 200gr sữa chua mua sẵn; Hũ đựng sữa chua

OF FI C

Bước 1: Chanh leo cắt đôi rồi xúc lấy ruột chanh, lọc qua dây để lấy 80ml nước cốt chanh leo. Bước 2: Cho nước sôi vào 1 cái tô to rồi thêm sữa đặc và khuấy đều cho hòa tan. Bước 3: Tiếp theo cho sữa bột, sữa chua mua sẵn và nước cốt chanh leo vào cùng, khuấy đều nguyên liệu. Bước 4: Rót sữa chua vào các hũ đựng sau đó cho vào máy ủ sữa chua, đổ nước ngập khoảng 2/3 hũ sữa, chờ 6- 8 h lấy ra và thưởng thức

ƠN

 Sữa chua xoài

Nguyên liệu : 1 lít sữa tươi không đường; 1 lon sữa đặc; 2 hộp sữa chua không đường; 500gr xoài chín

NH

Cách làm : Bước 1: Sơ chế xoài

QU

Bước 2: Pha sữa chua

Y

- Sau khi mua về đem rửa sạch, gọt vỏ lấy thịt quả cắt thành các miếng - Chia xoài thành 3 phần nhỏ. Sau đó, lấy 2/3 lượng xoài chín đi xay sao cho thật nhuyễn sau đó lọc qua rây cho mịn - Lượng xoài còn lại thì cắt hạt lựu Cho 1 lít sữa không đường vào nồi và đun nóng, khuấy đều trong khi đun, khi hỗn hợp đã nóng cho sữa đặc vào hòa chung và khuấy đểu cho hỗn hợp sữa chua được hòa tan. Khi hỗn hợp sữa đã hòa đều và tan hết, tắt bếp và vẫn giữ sữa ấm hỗn hợp

KÈ M

Sau đó cho sữa chua làm cái vào nồi sữa, khuấy đều đến khi mịn thì cho toàn bộ phần xoài đã được xay mịn vào khuấy đều Bước 3: Làm sữa chua xoài

Y

Cho hỗn hợp sữa chua xoài vừa tạo ở bước 2 vào trong các hũ. Sau đó, đặt các hũ sữa chua này vào máy ủ, đổ nước ngập 2/3 hũ sữa chua, chờ 6 – 8h, lấy sữa chua ra ngoài cho thêm xoài hạt lựu và thưởng thức

DẠ

3.2. Mứt dừa nhiều màu Nguyên liệu: 1/2kg dừa rám, 300gr đường, 2 trái chanh, 1 ống vani, 2 muỗng bột trà xanh, 2 muỗng cà phê hòa tan, 2 muỗng bột nghệ, 1 củ dền Cách làm :

64


OF FI C

IA L

- Bạn vắt chanh vào một thau nước sạch rồi gọt dừa thành từng lát mỏng để ngâm dừa trong khoảng 10 đến 15 phút. - Cắt củ dền thành từng miếng nhỏ rồi bật bếp, đun củ dền cùng nước để tạo hỗn hợp màu. - Ướp đường và màu cho dừa - Dừa màu trắng bạn trộn đều dừa và đường, cho một xíu vani để mứt được thơm và ướp đường trong khoảng 6 tiếng. - Với dừa màu khác cũng vậy, bạn pha loãng phần bột tạo màu với nước rồi trộn cùng với dừa, đường và vani. Sên mứt dừa

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

- Bật nóng bếp và tiến hành sên dừa. Bạn nên cho phần dừa màu trắng vào trước, mở lửa vừa để khi dừa vừa sôi lên thì bạn mở nhỏ lửa đi. - Bạn đảo dừa sơ đến khi khi đường cạn dần, đảo đều tay và tách những phần dừa bị dính lại với nhau. - Khi dừa bắt đầu khô lại và có lớp đường cát bám trên mứt dừa, bạn tắt bếp và đảo nhanh tay hơn cho đến khi dừa khô hẳn thì bạn lấy dừa ra. 4. Sản phẩm của nhóm

65


NHÓM 3: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ LƯƠNG THỰC, MAY MẶC

- Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm

- Đóng góp vào bài thuyết trình của nhóm

- Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm

- Đóng góp vào bài thuyết trình của nhóm - Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm

QU

Y

Lê Thùy Dương

- Đóng góp vào bài thuyết trình của nhóm

KÈ M

- Đóng góp vào bài thuyết trình của nhóm

DẠ

Y

Nguyễn Hoàng Đức

Trần Tiến Sơn

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao - Có tinh thần trách nhiệm cao và có góp ý bổ sung cho các hoạt động của nhóm

- Có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ thành viên khác. - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

- Có ý tưởng bổ sung vào bài powerpoint

ƠN

Nguyễn Phan Thùy Linh

Nhận xét

NH

Hồ Thị Nhung

Nhiệm vụ

OF FI C

Họ và tên

IA L

1. Phân công nhiệm vụ và nhận xét

- Tham gia đi tham quan - Hoàn thiện bài thuyết trình và làm bài powerpoint

- Đóng góp vào bài thuyết trình của nhóm - Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm - Lập bản báo cáo tham quan

- Có tham gia vào các hoạt động và công việc chung của nhóm - Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

- Có góp ý vào bài thuyết trình của nhóm - Có tham gia vào các hoạt động và công việc chung của nhóm - Hoàn thành chưa tốt các nhiệm vụ được giao (đóng góp vào bài thuyết trình sơ sài; không hoàn thành công việc được giao khi tham gia trải nghiệm thực tế) - Làm việc chậm trễ, không hoàn thành gây ảnh hưởng tới kết quả chung của cả nhóm - Hoàn thành tương đối các nhiệm vụ được giao (đóng góp vào bài thuyết trình sơ sài) - Hoàn thành công việc còn chưa đúng thời gian (hơi chậm làm ảnh hưởng đến nhóm)

66


- Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm

IA L

Nhóm trưởng

- Quay và tổng hợp các video, hình ảnh của nhóm

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

OF FI C

Lê Thị Ngọc Ánh

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên

BÁO CÁO CHUYẾN THAM QUAN TRƯỜNG NẤU ĂN VÀ LÀM BÁNH TRUNG THU Phần 1: Chuẩn bị cho chuyến đi 1- Lý do tổ chức chuyến đi

NH

ƠN

Nhằm nâng cao nhận thức, giúp học sinh tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm nghiệm lý thuyết đã học. Đồng thời phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, vận dụng ứng dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế. Nhóm 1 đã liên hệ tổ chức chuyên đi tham quan trường làm bánh với sự đồng ý của thầy, cô giáo chủ nhiệm 11A4. Sau chuyến đi, mỗi học sinh đều có những cảm nhận và nhận xét riêng, bản thân em cũng vậy, em viết báo cáo để tổng kết lại những gì thu được trong chuyến đi. 2- Kế hoạch chuyến đi thực tế.

 Địa điểm tham quan: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Thương mại Nghệ An.

Y

 Thời gian của chuyến đi: Chiều ngày 21/9

QU

Thành viên tham gia gồm: Dương, Linh, Nhung, Ánh, Sơn, Đức. 3- Chuẩn bị trước khi đi.

 Liên hệ cô giáo phụ trách: Linh

KÈ M

 Chuẩn bị câu hỏi: Cả nhóm  Chuẩn bị máy ghi hình và dụng cụ cần thiết: Sơn

Phần 2: Nội dung chi tiết chuyến đi thực tế 1- Mục đích chuyến đi.

DẠ

Y

Với những chuẩn bị rất kỹ của các bạn học sinh nhóm 1, chúng em hi vọng chuyến tham quan này sẽ mang lại nhiều điều bổ ích, biết cách vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tế. Đây đồng thời cũng là một hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập. 2- Nội dung chi tiết của chuyến đi. Nguyên liệu làm bánh Trung thu nướng nhân đậu xanh và khoai môn - Nguyên liệu nấu nước đường: 1kg đường, ½ quả chanh tươi, 600ml nước lọc.

67


IA L

- Nguyên liệu làm vỏ bánh: 300g bột mì, 2 lòng đỏ trứng gà, 5g mật ong, 15g bơ đậu phộng, 40g dầu thực vật, 210g nước đường bánh nướng. - Nguyên liệu làm nhân đậu xanh: 200g đậu xanh bỏ vỏ, 150g đường trắng, 30g bột bánh dẻo, 50g dầu ăn.

OF FI C

- Nguyên liệu quét mặt bánh: 1 lòng đỏ trứng gà, ½ thìa nước đường bánh nướng, 1 thìa sữa tươi, 1 thìa dầu ăn. Bước 1: Nấu nước đường bánh nướng

- Cho 1kg đường vào 600ml nước lọc rồi khuấy tan. Sau đó cho lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi nước đường sôi chú ý vớt bọt. - Chanh vắt nước, dùng rây lọc nước cốt chanh để không bị dính tép chanh. Bóc hết phần ruột của nửa quả chanh vừa vắt nước rồi cho cả nước cốt chanh và vỏ quả chanh vào nồi nước đường. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi thu được hỗn hợp có độ sánh nhẹ thì tắt bếp, vớt bỏ vỏ chanh.

Bước 2: Cách làm nhân đậu xanh

ƠN

- Nước đường nấu xong để nguội mới dùng. Nếu có thời gian thì nên nấu nước đường bánh nướng trước 1 tuần đến 1 tháng thì bánh sẽ ngon hơn và màu đẹp hơn.

NH

- Đậu xanh ngâm nước từ 4 - 6 tiếng. Sau đó đã sạch và cho vào nồi cùng ít nước lọc hấp cho chín. Cho toàn bộ đậu xanh hấp chín vào máy xay xay nhuyễn mịn. - Đổ đậu xanh đã xay vào chảo, thêm 150g đường, 1/2 thìa cafe muối vào đảo đều rồi bật lửa nhỏ sên.

QU

Y

- Hòa tan 30g bột bánh dẻo cùng xíu nước và đổ từ từ vào chảo đậu xanh đang sên, cho thêm 50g dầu ăn vào sên cùng. Khi sên đảo liên tục và đều tay cho đến khi thu được hỗn hợp đậu xanh dẻo quánh là được. - Đậu xanh sên dẻo quánh, để nguội bớt và nặn viên tròn có đường kính tầm 4cm cho khuôn bánh 75g.

KÈ M

Bước 3: Làm vỏ bánh nướng

- Lấy 210g nước đường đã nấu vào 1 bát tô, cho 1 - 2 lòng đỏ trứng gà, 5g mật ong, 15g bơ đậu phộng, 40g dầu thực vật khuấy cho tan hết. Ủ hỗn hợp trong khoảng 2 tiếng. - Sau khi ủ lấy hỗn hợp nước đường ra, múc từng thìa bột mì cho vào nước đường, múc đến đâu khuấy đều đến đấy cho đến khi thu được hỗn hợp bột dẻo thành 1 khối thì bọc kín lại để nghỉ 30 phút. (Không nhồi bột)

DẠ

Y

- Sau khi ủ xong, lấy bột ra nhồi lại rồi bắt đầu chia bột thành từng khối với khối lượng bằng 1/2 nhân bánh. Bước 4: Đóng khuôn và nướng bánh

- Đóng khuôn bánh:Lấy 1 khối vỏ bánh đặt lên bề mặt phẳng, dùng cán cán mỏng sao cho vừa đủ bọc được hết phần nhân bánh. Đặt 1 viên nhân đậu xanh vào giữa phần bột đã cán mỏng, vo kín vỏ bánh sao cho phủ kín hết nhân. Cần vo chắc tay để vỏ bánh ôm trọn nhân

68


IA L

đậu xanh, không để rỗng bên trong khi nướng bánh sẽ bị nổ.Phết 1 lớp dầu ăn mỏng lên khuôn bánh, cho bánh vào khuôn rồi nén bánh. Cho bánh đã nén ra khay có lót lớp giấy nến. Thực hiện cho đến khi hết.

OF FI C

- Nướng bánh Trung thu nhân đậu xanh: Trước khi nướng bánh thì pha hỗn hợp quét bánh. Cho 1 lòng đỏ trứng gà cùng 1/2 thìa nước đường bánh nướng, 1 thìa sữa tươi và 1 thìa dầu ăn đánh đều là được. Bật lò nướng hoặc nồi chiên với nhiệt độ 180 độ trong 10 phút cho nóng. Cho bánh vào khay nướng, quét hỗn hợp quét bánh một lượt rồi cho vào nướng với nhiệt độ 180 độ trong 10 phút. Lấy bánh ra, chờ cho bánh nguội bớt rồi lại tiếp tục quét hỗn hợp quét bánh đều lên mặt bánh, cho bánh vào nướng tiếp 5 - 10 phút nữa. Khi thấy bánh nướng chín vàng đều, có mùi thơm là bánh đã chín.

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

5. Sản phẩm của nhóm

69


1. Bản phân công công việc Nhiệm vụ

Nguyễn Gia Bảo

- Phân công nhiệm vụ cho các - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được thành viên giao - Hoàn thiện bài thuyết trình và làm bài powerpoint - Lập bản dự thảo kế hoạch tham quan - Quay và tổng hợp các video, hình ảnh của nhóm - Tìm hiểu nội dung hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động cũng như công việc chung của nhóm

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

ƠN

Nguyễn Lê Hoàng

OF FI C

Họ và tên

Nhóm trưởng

Nhận xét

IA L

NHÓM 4: HOÁ HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

- Tìm hiểu và xây dựng nội dung hoá học và vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

- Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm

- Có tham gia vào các hoạt động và công việc chung của nhóm.

- Chuẩn bị tư trang để quay phim chụp ảnh tư liệu.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Nguyễn Đức Tấn Sang

QU

Y

Vũ Nhật Tiến

NH

- Tham gia đi tham quan và làm sản phẩm của nhóm

- Có tinh thần trách nhiệm cao và có góp ý bổ sung cho các hoạt động của nhóm

- Có ý tưởng bổ sung vào bài powerpoint

KÈ M

- Tiến hành làm sản phẩm của - Có góp ý vào bài thuyết trình của nhóm nhóm

DẠ

Y

Đậu Đức Mạnh

- Làm báo cáo để trình chiếu.

- Có tham gia vào các hoạt động và công việc chung của nhóm

- Thu thập và xây dựng hình ảnh, làm video cho nhóm

- Hoàn thành tương đối các nhiệm vụ được giao.

- Tiến hành làm sản phẩm của - Video và hình ảnh chưa phong nhóm phú.

2. Báo cáo tham quan 2.1. Lý do tổ chức chuyến đi

70


2.2. Kế hoạch chuyến đi thực tế.

IA L

Để tìm hiểu về cách cách xử lý nước sạch ở Nghệ An. Tìm hiểu về phương pháp lọc nước.  Địa điểm tham quan: nhà máy nước Hoà Sơn, Đô Lương. Xã Hòa Sơn, Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam  Thời gian của chuyến đi: Chiều ngày 25/9 Chuẩn bị trước khi đi.  Liên hệ giám đốc phụ trách: Sang  Chuẩn bị câu hỏi: Cả nhóm

OF FI C

Thành viên tham gia gồm: Bảo, Sang, Mạnh, Tiến.

 Chuẩn bị máy ghi hình và dụng cụ cần thiết: Tiến a. Tìm hiểu sơ bộ + Xét nghiệm chất lượng nước. + Xử lý nước uống.

ƠN

2.3. Nội dung chi tiết chuyến đi thực tế

+ Xử lý nước thải đô thị.

NH

+ Xử lý nước thải & nước thải sinh hoạt. + Xử lý nước thải cho vùng nông thôn. b. Tìm hiểu chi tiết

Y

+ Xử lý chất thải nông nghiệp.

QU

+ Dây chuyền xử lý nước. + Cấu tạo bình lọc nước. + Cơ chế lọc nước.

KÈ M

3. Cách làm dụng cụ lọc nước (tham khảo internet) 3.1. Thu thập vật liệu. Bạn sẽ cần một dụng cụ lọc nước bao gồm nhiều lớp để làm sạch nước bẩn. Nếu muốn uống nước, bạn sẽ phải đun sôi sau khi lọc. Sau đây là những thứ bạn cần:

Y

Chai nhựa có nắp đậy; Dao rọc giấy; Búa và đinh (tùy ý); Giấy lọc cà phê

DẠ

Cốc to hoặc ca (tùy ý); Than hoạt tính; Cát; Sỏi; Vật đựng nước (lọ, cốc, ca, v.v…) 3.2. Cách tiến hành

+ Dùng dao cắt rời khoảng 2,5 cm đáy chai nhựa. Chọc mũi dao vào cạnh chai nhựa và bắt đầu cắt từ từ. Có lẽ bạn nên cưa tới lui từng nhát ngắn (như cưa gỗ) sẽ dễ

71


IA L

hơn.Làm quai xách để có thể treo lên khi lọc nước. Đầu tiên chọc hai lỗ đối diện nhau gần mép cắt trên chai. Xâu một sợi dây qua hai lỗ và thắt nút lại. + Dùng búa và đinh để chọc một lỗ trên nắp chai. Lỗ thủng này sẽ giúp nước chảy chậm lại và tăng hiệu quả lọc nước. Nếu không có búa và đinh, bạn có thể dùng dao rọc giấy rạch một hình chữ thập trên nắp chai.

OF FI C

+ Úp giấy lọc cà phê lên miệng chai và vặn chặt nắp chai bên trên.

Giấy lọc cà phê sẽ giữ cho than hoạt tính bên trong chai không rơi xuống. Nắp chai sẽ giữ cố định giấy lọc cà phê.

ƠN

+ Úp nắp chai vào ca hoặc cốc. Như vậy chai sẽ đứng vững khi bạn đổ vật liệu vào. Nếu không có cốc hoặc ca, bạn có thể tì chai nước xuống bàn và dùng một tay để giữ. + Đổ than hoạt tính đầy 1/3 chai. Nếu đó là các hòn than to, bạn cần phải đập nhỏ ra. Đập than bằng cách bỏ vào túi và đập bằng một vật cứng (chẳng hạn như búa). Không để các hòn than to hơn hạt đậu. Than có thể rất bẩn. Bạn nên giữ tay sạch bằng cách đi găng + Đổ cát đến nửa chai.

NH

Bạn có thể dùng bất cứ loại cát nào, nhưng tránh dùng cát màu thủ công. Cát màu có thể khiến thuốc nhuộm ngấm vào nước. Cố gắng tạo lớp cát dày bằng lớp than. Chai nước bây giờ sẽ đầy quá nửa.Thử dùng hai loại cát: cát mịn và cát thô. Cát mịn đổ xuống trước, bên trên lớp than. Sau đó là cát thô, bên trên lớp cát mịn. Điều này sẽ tạo thêm nhiều lớp cho nước ngấm qua

QU

Y

+ Đổ sỏi vào phần còn lại. Chừa lại một khoảng 2,5 cm trên cùng. Không đổ sỏi đầy đến hết mép chai, bằng không nước có thể tràn ra ngoài nếu không chảy xuống kịp. Thử dùng hai loại sỏi: sỏi nhỏ và sỏi to. Sỏi nhỏ đổ xuống trước, bên trên lớp cát. Tiếp đó là sỏi to đổ lên trên lớp sỏi nhỏ. 3.3. Sử dụng dụng cụ lọc nước + Chọn lọ hứng nước lọc. Đảm bảo lọ phải sạch và đủ rộng để hứng được nước. Nếu không có lọ đựng nước, bạn có thể dùng tô, cốc, nồi hoặc ca.

KÈ M

+ Giữ chai lọc nước trên lọ hứng nước. Phần nắp chai chúc xuống đáy lọ. Nếu lọ hứng nước có miệng rộng, bạn có thể thử đặt chai lọc nước lên trên miệng lọ. Như vậy bạn sẽ không phải cầm chai lọc nước. Nếu bạn đã làm quai xách thì bây giờ treo chai lọc nước lên. Đặt lọ hứng nước ngay bên dưới.

Y

+ Rót nước vào chai lọc. Nhớ rót từ từ để nước khỏi tràn ra ngoài. Khi nước bắt đầu dâng lên gần đến mép chai, ngừng lại và chờ cho mực nước rút xuống. Khi nước đã rút xuống dưới lớp sỏi, bạn có thể rót thêm nước.

DẠ

+ Chờ cho nước chảy vào lọ hứng nước bên dưới. Quá trình này có thể mất từ 7-10 phút. Nước sẽ sạch hơn khi chảy qua các lớp lọc. + Rót nước trở lại chai lọc nếu thấy nước vẫn chưa được trong.

72


IA L

Lấy lọ hứng nước ra khi nước không còn rỏ xuống. Đặt một chiếc lọ khác bên dưới chai lọc nước, sau đó rót nước vừa lọc lên lớp sỏi trong chai lọc. Bạn có thể lặp lại quá trình lọc nhiều lần cho đến khi nước trong.

OF FI C

+ Đun sôi nước ít nhất 1 phút để có nước uống an toàn. Nước đã lọc vẫn còn chứa các loại vi khuẩn, hóa chất và vi sinh vật nguy hại. Bạn có thể loại bỏ những thành phần này bằng cách đun sôi nước trong thời gian ít nhất 1 phút. + Để nước nguội trước khi trữ trong vật chứa có nắp đậy kín. Không trữ nước quá lâu vì vi khuẩn có thể hình thành bên trong. Nếu thấy nước sôi có vị lờ lợ, bạn hãy thử thêm vào một nhúm muối. Bạn cũng có thể rót nước qua lại giữa hai vật chứa nước sạch nhiều lần. Lưu ý:

Quá trình lọc không thể đảm bảo nước có thể uống được an toàn. Luôn phải làm sạch nước dùng để uống, rửa và nấu ăn. 

Luôn luôn đun sôi nước lọc trước khi dùng nước để uống, đánh răng, nấu ăn, pha nước uống (như pha trà hay cà phê) và rửa bát đĩa.

ƠN

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

4. Sản phẩm của nhóm Video sản phẩm: trên trang facebook Trải nghiệm A4K48-2020

73


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.