XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11

Page 1

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11 - BAN CƠ BẢN WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 II. Phạm vi và đối tượng áp dụng ...................................................................... 2 III. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................... 2 V. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài ................................................................. 2 VI. Khả năng áp dụng của đề tài........................................................................ 2 PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................... 3 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 3 I. Năng lực là gì?................................................................................................ 3 II. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ................................ 3 1. Khái quát về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ....................... 3 2. Các năng lực cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Việt Nam ......................................................................................... 4 3. Các yêu cầu cần đạt của năng lực chung ở cấp THPT ............................... 5 4. Những năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh trong môn Hóa học .................................................................................................................. 7 III. Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................................................... 9 1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh ...................................... 9 2. Một số biện pháp đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh................................................................................................... 10 3. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh THPT được thực hiện trong đề tài ........................................................................... 10 IV. Dạy học theo chủ đề .................................................................................. 10 1. Khái niệm dạy học theo chủ đề ................................................................ 10 2. Đặc điểm của dạy học theo chủ đề ........................................................... 11 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 11 I. Hạn chế của dạy học theo định hướng nội dung so với dạy học theo định hướng phát triển năng lực ........................................................................ 11 II. Thực trạng của dạy học môn Hóa học hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp ............................................................................ 14 C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................... 15 I. Mục tiêu, cấu trúc chương Ancol - Phenol ở Hóa học 11 - Ban cơ bản .......... 15 1. Mục tiêu .................................................................................................... 15 2. Cấu trúc nội dung chương ancol - phenol ................................................ 17 3. Phương pháp dạy học chương Ancol - phenol ......................................... 17


3.1. Giảng dạy về ancol ......................................................................... 18 3.2. Giảng dạy về phenol ....................................................................... 19 II. Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề chương Ancol - Phenol ....... 19 1. Nguyên tắc, quy trình xây dựng và cấu trúc trình bày chủ đề ................. 19 1.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề .......................................................... 19 1.2. Quy trình xây dựng chủ đề ............................................................. 21 1.3. Cấu trúc trình bày chủ đề ............................................................... 22 2. Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề chương Ancol - Phenol ở chương trình Hóa học 11 - Ban cơ bản ..................................................... 23 2.1. Chủ đề 1: Ancol trong đời sống và sản xuất .................................. 23 I. Lý do lựa chọn chủ đề .................................................................................. 23 II. Mục tiêu....................................................................................................... 23 1. Kiến thức .................................................................................................. 23 2. Kỹ năng .................................................................................................... 24 3. Thái độ ...................................................................................................... 24 4. Định hướng năng lực ................................................................................ 24 III. Thời gian dự kiến ....................................................................................... 25 IV. Chuẩn bị của GV và HS ............................................................................ 25 1. Giáo viên .................................................................................................. 25 2. Học sinh .................................................................................................... 25 V. Phương pháp dạy học .................................................................................. 25 VI. Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề ..................................................... 26 2.1. Tính chất vật lý của ancol............................................................... 29 2.2. Tính chất hóa học của ancol ........................................................... 30 VII. Kiểm tra và đánh giá sau khi dạy học chủ đề “ Ancol trong đời sống và sản xuất ” ..................................................................................................... 34 1. Thời lượng thực hiện ................................................................................... 34 2. Xây dựng bảng mô tả các mức độ về nhận thức.......................................... 34 3. Ma trận đề kiểm tra ...................................................................................... 36 4. Đề kiểm tra................................................................................................... 36 5. Đáp án và hướng dẫn chấm ......................................................................... 38 2.2. Chủ đề 2: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp ...................... 39 D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................... 56 E. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỀ TÀI ĐƯỢC NHÂN RỘNG ....................................... 59 PHẦN III: KẾT LUẬN ....................................................................................... 61 I. Kết luận......................................................................................................... 61 II. Một số đề xuất ............................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH KHI HỌC CHỦ ĐỀ ........ 63


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Cụm từ đầy đủ

Chữ cái viết tắt

Ban giám hiệu

BGH

Đại học

ĐH

Dạy học dự án

DHDA

Đại học sư phạm

ĐHSP

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Học sinh giỏi

HSG

Khoa học kỹ thuật

KHKT

Khoa học tự nhiên

KHTN

Năng lực

NL

Năng lực học sinh

NLHS

Năng lực vận dụng kiến thức

NLVDKT

Phân phối chương trình

PPCT

Phương pháp dạy học

PPDH

Phương trình hóa học

PTHH

Sơ đồ tư duy

SĐTD

Sách giáo khoa

SGK

Sáng kiến kinh nghiệm

SKKN

Trung học phổ thông

THPT

Trung học phổ thông quốc gia

THPT QG

Thực nghiệm - đối chứng

TN - ĐC

Trắc nghiệm khách quan

TNKQ


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở về mặt lí luận Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học...”. Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới đó cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số biện pháp đổi mới PPDH theo hướng này. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục thì việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một yếu tố rất cần thiết. Hướng người học tới các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức liên môn để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. Giáo viên chỉ là người định hướng để phát triển năng lực cho học sinh. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở các trường THPT hiện nay. 2. Cơ sở về mặt thực tiễn Trường THPT Quỳ Hợp 3 là một trường thuộc miền núi hơn 90% các em là dân tộc thiểu số, trường chỉ có hơn 20% học sinh theo ban KHTN. Hầu hết các em còn rụt rè, tự ti, chưa phát huy được tính tích cực và khả năng sáng tạo ở các môn học. Mà ở chương trình THPT, Hóa học là môn học giúp học sinh phát triển năng lực, nhận thức và tư duy logic. Các em vận dụng kiến thức nghiên cứu tính chất của các chất, các quy luật biến đổi... sẽ rút ra được mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xẩy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống. Năm học 2018 - 2019 vận dụng đổi mới PPDH, tôi đã hướng dẫn em Vi Thanh Toàn lớp 12A3 thực hiện thành công dự án “Chế tạo dầu gội đầu trị gàu, ngăn rụng tóc từ thảo dược”. Đề tài đã được công nhận giải tư ở cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh giành cho học sinh trung học. Từ đó tôi đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu ở học sinh. Tuy nhiên nó chỉ hạn chế ở mức độ từ 1 - 2 học sinh. Để tiếp cận PPDH mới, dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng đa dạng về mức độ, đối tượng và trình độ thì năm học 2019 - 2020, vận dụng kiến thức liên môn, đúc rút kinh nghiệm từ giảng dạy tôi đã thực hiện đề tài “Dạy học dự án phân bón với sức khỏe cộng đồng: Sử dụng những sản phẩm phế thải để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh” theo hướng tiếp cận phương pháp STEM. Đề tài đã được công nhận SKKN bậc B cấp tỉnh. Cuối tháng 6 năm 2020, tôi được tham gia bồi dưỡng lớp thăng hạng giáo viên THPT do trường ĐH Vinh tổ chức. Qua khóa học phần nào giúp tôi định hướng rõ mục tiêu, quan điểm giáo dục và nội dung của chương trình GDPT 2018. Từ đó tôi có 1


mong muốn tiếp tục đổi mới PPDH, cụ thể là tiếp cận phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh để phần nào giúp các em đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng một số chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở chương trình Hóa học 11 - Ban cơ bản” để nghiên cứu. II. Phạm vi và đối tượng áp dụng - Đối tượng: HS lớp 11 trường THPT Quỳ Hợp 3 - Phạm vi áp dụng: Hóa học 11 - Ban cơ bản, chương VIII: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol III. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Phương pháp tìm hiểu thực trạng học sinh khi học các bộ môn KHTN, việc tự học, tự nghiên cứu, thái độ học tập của học sinh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, kiểm tra đánh giá kết quả, đánh giá năng lực học sinh. IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp học sinh phát huy được kỹ năng, nhận thức từ đó áp dụng vào thực tiễn. - Đề tài là cơ sở để đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, phù hợp với tình hình xu thế phát triển của xã hội hiện nay. V. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh ở trường THPT. - Phổ biến phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo dự án trong tổ bộ môn và đơn vị. Hướng dẫn soạn một giáo án sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo chủ đề. VI. Khả năng áp dụng của đề tài - Đề tài là tài liệu tham khảo cho học sinh khối 11, học sinh trong đội tuyển HSG, học sinh thi THPTQG. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Ngoài ra với từng bước tiến hành xây dựng chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh được thực hiện trong đề tài sẽ giúp người đọc có thể vận dụng thành công cho các chương khác, chủ đề khác trong chương trình Hóa THPT, hoặc ở các môn học khác. 2


PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Năng lực là gì? Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa song cách hiểu thông dụng nhất là: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hành động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Hình 1: Mô hình chung về cấu trúc năng lực II. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1. Khái quát về dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học heo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực, vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Hình 2: Bốn trụ cột giáo dục của Unesco 3


Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực được mô tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

Hình 3: Mô hình bốn thành phần năng lực với bốn trụ cột giáo dục của Unesco 2. Các năng lực cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Việt Nam Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh năm phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Bảng 1: Những năng lực cốt lõi trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Việt Nam Năng lực cốt lõi

Năng lực đặc biệt (Năng khiếu)

Năng lực chung Tự chủ và tự học Giao tiếp và hợp tác

Năng lực riêng Ngôn ngữ Tính toán Tin học Giải quyết vấn đề và Công nghệ sáng tạo Thể chất Thẩm mỹ Tìm hiểu tự nhiên và xã hội 4


Chúng ta có thể ghi nhớ bởi sơ đồ sau:

Hình 4: Năm phẩm chất và mười năng lực của học sinh cần đạt được 3. Các yêu cầu cần đạt của năng lực chung ở cấp THPT Các yêu cầu cần đạt của năng lực chung ở cấp THPT được mô tả ở bảng sau: Bảng 2: Các yêu cầu cần đạt của năng lực chung ở cấp THPT Năng lực

Cấp THPT Năng lực tự chủ và tự học

Tự lực

Chủ động, tích cực thực hiện những công việc bản thân trong cuộc sống và học tập.

Tự khẳng định mình và - Biết khẳng định mình bảo vệ quyền, nhu cầu - Biết bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với chính đáng đạo đức và pháp luật. - Đánh giá được ưu điểm - hạn chế của bản thân Tự điều chỉnh tình cảm, - Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của thái độ, hành vi của mình mình, luôn bình tĩnh, có cách cư xử đúng. 5


- Sẵn sàng đón nhận và biết vượt qua những thử thách trong cuộc sống và học tập. - Biết tránh các tệ nạn xã hội - Điều chỉnh được kỹ năng, kinh nghiệm của cá Thích ứng với cuộc sống nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới. - Thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ và cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu xã hội. - Nhận thức được giá trị của bản thân Định hướng nghề nghiệp

- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau THPT - Lập được kế hoạch, lựa chọn môn học, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Xác định được nhiệm vụ học tập

Tự học tự hoàn thiện

- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập và đưa ra phương pháp học phù hợp cho bản thân. - Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân trong quá trình học tập. - Biết thường xuyên tu dưỡng đạo đức Năng lực giao tiếp và hợp tác - Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp. - Thiết lập và phát tiển các mối quan hệ xã hội

Các yêu cầu cần đạt

- Xác định mục đích và phương thức hợp tác - Xác định trách nhiệm và hoạt động bản thân - Xác định nhu cầu và khả năng người hợp tác - Đánh giá hoạt động hợp tác - Hội nhập quốc tế

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Tìm ra ý tưởng mới - Phát hiện và giải quyết vấn đề Các yêu cầu cần đạt

- Đề xuất và lựa chọn giải pháp - Thiết kế và tổ chức hoạt động - Tư duy độc lập 6


4. Những năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh trong môn Hóa học Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh - Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội: Trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có thế mạnh để hình thành và phát triển năng lực đặc thù của môn học. Và môn Hóa học là môn học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ngoài việc hình thành và phát triển năng lực chung thì môn Hóa học cũng nhằm mục tiêu phát triển 6 năng lực đặc thù sau: Bảng 3: Những năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh trong môn Hóa học Những năng lực đặc thù

Yêu cầu cần đạt - Qua các bài học, học sinh sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc các phân tử các chất, các loại liên kết hóa học.

Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Các em sẽ viết và biễu diễn đúng công thức hóa học của các chất vô cơ và hữu cơ ở dạng công thức, đồng đẳng, đồng phân. - Ngoài ra, các em còn nhận biết và rút ra được các quy tắc đọc tên và đọc đúng tên theo các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất hữu cơ. - Trình bày và vận dụng được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của chúng. - Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận dụng thí nghiệm, năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên

Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học

- Các bài học sẽ giúp các em sử dụng thành thạo đồ dùng thí nghiệm, sẽ tiến hành lắp đặt các bộ dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm. Hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân tích đúng sai trong các thao tác lắp ghép. - Các em sẽ tiến hành độc lập các thí nghiệm, nghiên cứu, tìm kiếm và thu thập những kiến thức cơ bản để hiểu biết giới tự nhiên và kỹ thuật. 7


- Thông qua các bài học, các em sẽ mô tả rõ ràng cách tiến hành thí nghiệm, mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa học các hiện tượng đã xẩy ra. Viết được phương trình hóa học từ đó rút ra những kết luận về tính chất của các chất. - Thông qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính toán cho học sinh. Các em sẽ vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron...) trong việc giải các bài tập. Năng lực tính toán

- Học sinh có thể sử dụng thành thạo phương pháp đại số trong toán học và mối liên hệ với kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa học. Sử dụng nhiều thuật toán để biện luận và tính toán ở nhiều dạng bài tập hóa học khác nhau. - Qua quá trình học tập trên lớp, học sinh sẽ phân tích được tình huống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong đời sống. - Các em sẽ thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Đề xuất và phân tích được một số giải pháp để giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp. - Ngoài ra học sinh còn đề xuất được các giả thuyết khoa học khác nhau, lập kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện các kế hoạch độc lập sáng tạo, hoặc hợp tác trên cơ sở giả thuyết đã đặt ra. - Môn hóa học sẽ giúp các em điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với bối cảnh xã hội. - Qua quá trình học tập sẽ giúp học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. - Học sinh phải biết lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống xẩy ra cụ thể trong thực tiễn. 8


- Học sinh sẽ định hướng được các kiến thức hóa Năng lực vận dụng kiến học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức thức hóa học vào đời phải rõ ràng về loại kiến thức đó được ứng dụng vào nghành gì, lĩnh vực gì trong hóa học. sống - Các em sẽ hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, y học, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, môi trường...Đồng thời tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên, các ứng dụng của hóa học kết hợp kiến thức liên môn vào trong đời sống.

Năng lực sáng tạo

- Môn hóa học sẽ giúp học sinh đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một vấn đề hay một chủ đề học tập cụ thể. Đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo. - Học sinh sẽ đề xuất phương án thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. Sau đó các em sẽ xây dựng báo cáo kết quả vè trình bày kết quả nghiên cứu, đó chính là học sinh thực hiện nghiên cứu khoa học.

III. Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh Việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình GDPT mới. Chương trình giáo dục môn Hóa học đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập. Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau: - Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các hoạt động trải nghiệm; Vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm - Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Tăng cường thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về hợp chất vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án trong học tập. 9


2. Một số biện pháp đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện qua những đặc trưng cơ bản sau: - Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... - Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. - Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 3. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh THPT được thực hiện trong đề tài - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học dự án - Dạy học nhóm - Phương pháp sơ đồ tư duy IV. Dạy học theo chủ đề 1. Khái niệm dạy học theo chủ đề Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống đã có và mô hình trường học mới, trong đó GV hướng dẫn HS xây dựng kiến thức, đồng thời hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa trong đời sống thực tiễn. Dạy học theo chủ đề là một mô hình mới cho hoạt động lớp học: trong đó chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến các nội dung kiến thức của một hay nhiều môn học và những vấn đề gắn liền với thực tiễn. 10


HS có nhiều cơ hội làm việc nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. HS thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học của HS thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tiễn và rèn luyện nhiều kỹ năng hoạt động, kỹ năng sống. Thông qua cách tiếp cận chương trình này, GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu, khám phá tri thức. 2. Đặc điểm của dạy học theo chủ đề Theo cách tiếp cận dạy học chủ đề, HS được nghiên cứu các kiến thức mang tính khái quát, logic và đặt trong mối liên hệ mật thiết với nhau, những kiến thức này có thể liên quan đến một số nội dung trong môn học hoặc một số môn học khác nhau. Có thể thấy, dạy học theo chủ đề, có một số đặc điểm cơ bản sau: - Dạy học theo chủ đề chú trọng tới những hiểu biết và kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, hứng thú và hiệu quả. - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề của đời sống thực tiễn cho HS. - Hệ thống kiến thức có sự tích hợp, tinh giản, logic và gắn với đời sống thực tiễn. - Việc tổ chức dạy học chủ đề được thực hiện một cách linh hoạt, tiến trình dạy học chủ đề được thiết kế thành nhiệm vụ để học sinh có thể thực hiện trên lớp và ở nhà. - Dạy học chủ đề hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. B. CƠ SỞ THỰC TIỄN I. Hạn chế của dạy học theo định hướng nội dung so với dạy học theo định hướng phát triển năng lực Trước đây, giáo dục Việt Nam dạy học theo định hướng nội dung (tức là dạy học tiếp cận trang bị kiến thức), hiện nay đang dần chuyển sang dạy học tiếp cận năng lực (tức là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh). Từ thực tiễn giảng dạy, cùng với nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi nhận thấy dạy học theo định hướng nội dung còn có nhiều mặt hạn chế so với dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở những điểm sau:

11


Bảng 4: So sánh dạy học theo định hướng nội dung với dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng nội dung

Mục tiêu dạy học

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

- Chú trọng hình thành kiến - Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua thức, kỹ năng, thái độ. - Mô tả không chi tiết, khó việc hình thành kiến thức và kỹ năng. quan sát và đánh giá được. - Lấy mục tiêu học để thi, học - Mô tả chi tiết, có thể quan sát và đánh giá được. để hiểu là quan trọng nhất. - Mục tiêu là học để sống, học để biết và học để làm việc. - Nội dung được lựa chọn dựa vào kế hoạch chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.

Nội dung dạy học

- Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, chương trình chỉ quy định những nội dung - Chú trọng hệ thống kiến thức chính. lý thuyết. SGK được trình bày - Chú trọng các kỹ năng thực liền mạch. hành, vận dụng kiến thức vào - Việc quy định cứng nhắc thực tiễn.

những nội dung chi tiết trong - Nội dung chương trình chương trình dễ bị thiếu tính không quá chi tiết có tính mở cập nhật. tạo điều kiện để người dạy người học dễ cập nhật kiến thức mới.

Phương pháp dạy học

- Người dạy truyền thụ kiến - Người dạy chủ yếu là người thức, người học tiếp thu những tổ chức, hỗ trợ người học chiếm lĩnh kiến thức, chú kiến thức đã quy định sẵn. - Người học có phần thụ động, trọng khả năng giải quyết vấn đề của người học. ít phản biện, ít tranh luận. - Giáo án được thiết kế đường - Coi trọng các tổ chức hoạt động, người học chủ động thẳng chung cho cả lớp. tham gia các hoạt động, được - Người học bị hạn chế những tranh luận, được đưa ra ý kiến điều kiện tìm tòi bởi kiến thức của mình. đã được định sẵn trong sách. - Giáo án được thiết kế phân - Người dạy sử dụng nhiều nhánh, có sự phân hóa theo phương pháp dạy học truyền 12


thống như thuyết trình, hướng trình độ và năng lực. dẫn thực hành, trực quan, đàm - Người học có nhiều cơ hội để thoại... thể hiện ý tưởng. - Người dạy sử dụng nhiều PPDH tích cực như phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học STEM...kết hợp với PPDH truyền thống. - Thường được sắp xếp cố - Có tính linh hoạt, lớp học có định (theo các dãy bàn). thể ở ngoài trời, đi thực địa, - Người dạy ở vị trí trung tâm trong lớp thì các bàn ghế có thể sắp xếp thành từng nhóm nhỏ. Môi trường học tập - Người dạy có thể đứng ở phía sau, ở gần hoặc ở xa để điều khiển các nhóm học tập tạo không khí cởi mở thân thiện

Đánh giá

- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả đầu ra, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết thực tiễn.

- Người dạy được toàn quyền - Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau, nâng trong đánh giá. cao năng lực phản biện. - Kiến thức người học có được - Kiến thức người học có được là do ghi nhớ. là do áp dụng vào thực tiễn. Sản phẩm giáo dục

- Do kiến thức có sẵn nên - Phát huy sự tìm tòi nên người người học phụ thuộc SGK, học không phụ thuộc SGK, giáo trình và tài liệu. giáo trình và tài liệu. - Ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người ít năng động, sáng tạo.

- Phát huy khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người năng động, sáng tạo. 13


Rõ ràng sản phẩm giáo dục của hai hình thức dạy học trên là rất khác nhau. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất, cũng là vấn đề đáng quan tâm nhất. Bởi vì bất cứ một chiến lược giáo dục nào, hay một mô hình giáo dục nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình giáo dục. Vì vậy dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. II. Thực trạng của dạy học môn Hóa học hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp Qua khảo sát, gửi phiếu điều tra tới 17 giáo viên dạy bộ môn Hóa học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, kết quả thu được như sau: Bảng 5: Tần suất sử dụng kiến thức và bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn đối với giáo viên trong dạy học hóa học ở trường THPT Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không bao giờ

Kết quả

6/17

8/17

3/17

0/17

Tỉ lệ (%)

35,29

47,06

17,65

0

Bảng 6: Giáo viên sử dụng kiến thức và bài tập có nội dung gắn với thực tiễn trong tiết học Nghiên cứu bài mới

Ôn tập, luyện tập

Thực hành

Kiểm tra đánh giá

Kết quả

5/17

6/17

3/17

3/17

Tỉ lệ (%)

29,41

35,29

17,65

17,65

Bảng 7: Mức độ phát triển năng lực vận dụng kiến thức của HS khi dạy học bằng hệ thống kiến thức và bài tập hóa học gắn liền với thực tiễn Rất tốt

Tốt

Chưa thật tốt

Chưa tốt

Kết quả

4/17

10/17

3/17

0/17

Tỉ lệ (%)

23,53

58,82

17,65

0

Bảng 8: Khó khăn của việc đưa kiến thức và bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với GV THPT Nguyên nhân

Kết quả

Tỉ lệ (%) đồng ý

Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn

15/17

88,23

Không có nhiều tài liệu

8/17

47,06

Thời gian cho mỗi tiết học còn hạn chế

10/17

58,82

Trong các kì thi, kì kiểm tra còn chưa nhiều

9/17

52,94 14


Bảng 9: Ý kiến của giáo viên về việc sử dung các phương pháp dạy họC để hỗ trợ phát triển NLVDKT cho học sinh Phương pháp dạy học

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Truyền thống

4/17

7/17

6/17

Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

15/17

2/17

0/17

Dạy học dự án

14/17

3/17

0/17

Hợp tác theo nhóm

16/17

1/17

0/17

Dạy học theo hình thức STEM

13/17

2/17

2/17

Thông qua các số liệu thu được ở các bảng, tôi nhận thấy: - Hầu hết GV đều đánh giá cao về hiệu quả của việc sử dụng kiến thức có nội dung thực tiễn để hỗ trợ phát triển NLVDKT cho học sinh. Và đánh giá cao các phương pháp dạy học tích cực nhất là: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, dạy học dự án, hợp tác theo nhóm, dạy học theo hình thức STEM. - Việc sử dụng hệ thống kiến thức và câu hỏi gắn với thực tiễn cũng như sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế bởi tốn nhiều thời gian tìm kiếm và biên soạn. Các câu hỏi cũng ít xuất hiện trong các kì thi, kì kiểm tra. C. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Chương 1: Xây dựng một số chủ đề chương Ancol - Phenol ở Hóa học 11 - Ban cơ bản theo định hướng phát triển năng lực học sinh I. Mục tiêu, cấu trúc chương Ancol - Phenol ở Hóa học 11 - Ban cơ bản 1. Mục tiêu Nội dung kiến thức ancol - phenol là sự phát triển tiếp tục các kiến thức và kỹ năng - năng lực mà học sinh thu nhận được khi nghiên cứu hidrocacbon. Ancol - phenol là những hợp chất hữu cơ có chứa các nhóm chức (đơn chức, đa chức, tạp chức) và có cấu tạo phức tạp hơn các hidrocacbon. Chương trình hóa học 11 THPT sẽ tìm hiểu về ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic. Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức chương Ancol - phenol HS cần đạt được: * Về kiến thức Mức độ biết - Nêu tính chất vật lý, ứng dụng của ancol, phenol - Phát biểu tính chất hóa học của ancol, phenol - Trình bày phương pháp điều chế ancol, phenol 15


Mức độ hiểu - Định nghĩa, phân loại, gọi tên ancol, phenol - Giải thích sự tạo thành liên kết hidro - Dựa vào mối quan hệ qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử để giải thích nguyên nhân gây nên tính chất hóa học của ancol, phenol Mức độ vận dụng - Vận dụng quy tắc tách Zaixep, quy tắc cộng Maccopnhicop - Vận dụng quy tắc thế nhân thơm * Về kỹ năng - năng lực - Viết CTCT của các ancol no, đơn chức, mạch hở, không quá 5 nguyên tử cacbon trong phân tử - Gọi tên các ancol no, đơn chức, mạch hở, phenol và ngược lại - Phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử để suy luạn, dự đoán tính chất của ancol, phenol - Tiến hành một số thí nghiệm nghiên cứu tính chất của ancol, phenol như: glixerol phản ứng với Cu(OH)2, phenol với dung dịch nước Br2... - Viết PTHH của các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của ancol, phenol - So sánh, nhận xét điểm giống nhau và khác nhau giữa ancol, phenol về mặt cấu tạo phân tử, tính chất hóa học * Về giáo dục tình cảm, thái độ - Nhận thức các hợp chất hữu cơ rất gần với đời sống hàng ngày của con người và những hiểu biết về chúng là rất cần thiết - Nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa cấu tạo phân tử và tính chất các chất, ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. Từ đó, HS có cái nhìn đúng đắn về tính chất hai mặt lợi ích và độc hại của các dẫn xuất hidrocacbon mà có ý thức đúng đắn trong việc sử dụng chúng phục vụ cho cuộc sống con người một cách an toàn và bảo vệ môi trường.

16


2. Cấu trúc nội dung chương ancol - phenol Bài 40: Ancol

Bài 41: Phenol

Bài 42: Luyện tập Ancol - phenol

Bài 43: Thực hành: Tính chất của etanol, glixerol và phenol Hình 5: Sơ đồ cấu trúc nội dung chương ancol - phenol Trong SGK đề cập đến các loại hợp chất với cái nhìn tổng quát hơn, xem các chất theo từng loại nhóm chức bao gồm định nghĩa, phân loại, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng. Tuy nhiên, do thời lượng ít nên chỉ đề cập đến các đơn vị kiến thức ở mức độ sơ lược, tiêu biểu, có áp dụng thực tế. 3. Phương pháp dạy học chương Ancol - phenol * Các kiến thức mới được giới thiệu sau khi HS đã có kiến thức chung về hóa hữu cơ như đồng đẳng, đồng phân, thuyết cấu tạo hóa học, nên cần phải quán triệt phương pháp dạy: khai thác quan hệ “cấu tạo - tính chất” giúp HS hoạt động tư duy có hiệu quả. * Cần tạo điều kiện cho HS tích cực tham gia xây dựng bài, chủ động tiếp nhận kiến thức mới bằng cách tổ chức các hoạt động theo nhóm. Ví dụ cho HS nghiên cứu một nội dung ở SGK, sau đó mỗi nhóm cử đại diện nêu ý kiến của nhóm về nội dung nghiên cứu. * Tăng cường sử dụng tranh, mô hình lắp ghép để HS dễ hình dung việc viết CTCT các đồng phân của ancol theo quan điểm thay thế các nguyên tử, nhóm nguyên tử có cùng hóa trị. * GV cần tận dụng vốn kiến thức về các chất có nhóm chức đã học ở lớp 9 (phản ứng thế halogen của metan, benzen, phản ứng cộng Br2, HX của etilen, axetilen, tác dụng với axit HCl, tách nước của ancol etylic...) và vận dụng kiến thức về quan hệ cấu tạo - tính chất để xét các chất. * Cách viết CTCT của các đồng phân ancol dựa trên đồng phân hidrocacbon nên cần tận dụng thuận lợi này. Ví dụ: ứng với CTPT C4H10O có các loại đồng phân là: 17


- Mạch cacbon: CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH và CH3 - CH - CH2OH CH3 CH3 - Vị trí nhóm OH: CH3 - CH - CH2 - CH3 và CH3 - C - CH3 OH OH * Việc gọi tên danh pháp thay thế của ancol với đuôi - ol cũng có thể dễ dàng. Ví dụ: Tên thay thế của ancol: CH3 - CH2 - CH2 - OH propan - 1- ol CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH butan - 1 - ol * GV không nên mở rộng sang dãy đồng đẳng của ancol đa chức mà chỉ giới thiệu vài ancol đa chức tiêu biểu và có nhiều ứng dụng trong thực tế. * Trong chương 8, HS bắt đầu làm quen với khái niệm về liên kết hidro nhưng do yêu cầu của chương trình nên trong SGK không đưa một cách hệ thống về liên kết hidro. Nếu đối tượng là HS khá giỏi, GV có thể cho HS biết mối quan hệ giữa độ âm điện và khả năng tạo liên kết hidro: Liên kết H - X càng phân cực thì khả năng tạo liên kết hidro càng mạnh (tuy nhiên sự phân cực của liên kết này chưa đủ để dẫn đến sự phân ly thành ion) * Ngoài những lưu ý chung ở trên, khi giảng dạy từng bài cụ thể, GV cần chú ý đến một số điểm về phương pháp dạy như sau: 3.1. Giảng dạy về ancol - Nội dung phần ancol có sự cộng gộp glixerol vào cùng một bài học và thuộc loại ancol đa chức, vì vậy việc nghiên cứu ancol được hệ thống và khái quát hóa hơn. - Định nghĩa về ancol được nêu rõ ràng và chuẩn xác hơn, cần cho HS hiểu đúng ý nghĩa của nó có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. - Khi hình thành khái niệm bậc ancol cần phải liên hệ đến bậc cacbon đã học ở bài Ankan và phải giúp HS phân biệt được. - Về danh pháp ancol cần cho HS luyện tập nắm vững quy tắc gọi tên gốc chức, tên thay thế để vận dụng vào gọi tên các hợp chất khác. - Liên kết hidro là một loại liên kết yếu giữa các phân tử ancol, và một số hợp chất khác nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích một số tính chất vật lý của các chất. Vì vậy, cần cho HS nắm được khái niệm, bản chất và ảnh hưởng của liên kết hidro đến tính chất vật lý của các chất hữu cơ và dạng dung dịch của nó. - Khi phân tích đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol, ta cần hướng HS chú 18


ý đến các liên kết có sự phân cực lớn trong phân tử để từ đó dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của ancol. - GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân (hoặc theo nhóm) nghiên cứu nội dung phần ứng dụng, điều chế ancol và yêu cầu HS trả lời các vấn đề sau: + Phương pháp điều chế ancol etylic và phân tích những ưu nhược điểm của phương pháp này. + Những lợi ích và tác hại của etanol, metanol đối với cuộc sống con người và thái độ đối với việc sử dụng các loại ancol này trong thực tiễn. + GV cũng có thể khai thác thêm các kiến thức thực tiễn của HS về phương pháp ủ, nấu rượu và tác dụng, tác hại của rượu dưới các dạng đề tài nghiên cứu nhỏ như “Rượu cần - cách làm và sử dụng”, “Rượu vang và sức khỏe con người...” 3.2. Giảng dạy về phenol - Khi phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử phenol cần chú ý phân biệt phenol và ancol thơm dựa vào vị trí của nhóm -OH liên kết trực tiếp với nhân benzen hay với nhánh ankyl của nhân benzen. - Khi nghiên cứu tính chất hóa học của phenol, GV nên tổ chức các hoạt động học tập xuất phát từ các thí nghiệm hóa học để kiểm nghiệm các dự đoán về tính chất hóa học mà HS đã nêu ra từ sự phân tích đặc điểm cấu trúc phân tử của nó. Phản ứng hóa học thể hiện tính chất của nhóm -OH trong phân tử phenol được xem xét qua các thí nghiệm về tính axit của nó trong nghiên cứu tính chất hóa học luôn có sự so sánh tương đồng giữa ancol, phenol qua từng tính chất. Sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử cần được phân tích đầy đủ các mặt: ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân bezen và ảnh hưởng của nhân thơm đến nhóm -OH. Cụ thể là vòng benzen làm cho liên kết O - H phân cực hơn, nguyên tử H linh động hơn, còn nhóm -OH làm cho mật độ electron trong vòng benzen tăng lên, nhất là ở vị trí ortho -, para -, làm cho phản ứng thế của phenol dễ hơn so với benzen. Đồng thời liên kết giữa C - O trở nên bền vững làm cho nhóm -OH không bị thế bởi gốc axit như nhóm -OH trong phân tử ancol (không có phản ứng thế nhóm OH của phenol). II. Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề chương Ancol Phenol 1. Nguyên tắc, quy trình xây dựng và cấu trúc trình bày chủ đề 1.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề * Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển các năng lực cần thiết cho người học. 19


Theo chương trình phổ thông tổng thể, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp người học làm chủ kiến thức; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống tự học và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. * Nguyên tắc 2: Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực, có ý nghĩa với người học. Việc lựa chọn nội dung chủ đề cần tinh giản kiến thức hàn lâm lựa chọn những tri thức thiết thực, có ý nghĩa gắn bó với cuộc sống của người học, đáp ứng những thay đổi của xã hội trong giai đoạn toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho người học vừa thích ứng được với cuộc sống đầy biến động vừa có khả năng, nhạy bén thu nhận kiến thức và học tập suốt đời trên cơ sở của nền tảng giáo dục phổ thông. * Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học Các chủ đề cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, tạo sự logic giữa các kiến thức, giúp HS nghiên cứu các kiến thức trong mối liên hệ với nhau từ đó có sự phân tích, so sánh và khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó, các chủ đề được xây dựng cần tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, đồng thời phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh cũng như kế hoạch dạy học. Để làm được điều này, các chủ đề tích hợp cần phải tinh giản kiến thức hàn lâm, tăng cường những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm, khám phá tri thức. * Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm Nội dung các chủ đề cần được thiết kế dựa trên mối liên hệ logic giữa các kiến thức để HS được nghiên cứu, tìm hiểu chủ đề. Ngoài ra các nội dung kiến thức được nghiên cứu cần đi từ mức độ từ dễ đến khó, từ lý thuyết đến những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. * Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, tính thực tiễn; quan tâm tới những vấn đề mang tính xã hội của địa phương Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung các chủ đề lựa chọn cần tăng tính thực hành, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho HS những kỹ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. * Nguyên tắc 6: Việc xây dựng các chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành Các chủ đề được xác định dựa vào những nội dung kiến thức có mối liên 20


hệ mật thiết với nhau trong một môn học hoặc một số môn học khác nhau của chương trình hiện hành và những vấn đề giáo dục mang tính quốc tế, quốc gia và có ý nghĩa đối với cuộc sống của học sinh. 1.2. Quy trình xây dựng chủ đề Mỗi chủ đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây dựng chủ đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau: Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề sẽ xây dựng Xác định vấn đề cần giải quyết là một trong những yêu cầu mang tính chất định hướng quan trọng trong xây dựng chủ đề. Giáo viên căn cứ vào nội dung chương trình, SGK của môn học hiện hành để xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài và những ứng dụng kỹ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn để xây dựng thành một vấn đề chung, tạo thành một chủ đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, giáo viên có thể xây dựng chủ đề tích hợp liên môn. Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề Để xác định mục tiêu của chủ đề, GV cần phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng của các nội dung kiến thức cấu thành chủ đề theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong chủ đề sẽ xây dựng. Bước 3: Xây dựng nội dung chủ đề Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho HS, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của HS. Từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành nên chủ đề. GV lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài hoặc các tiết trong SGK của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng chủ đề dạy học. Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề Tiến trình dạy học chủ đề được thiết kế thành các hoạt động học được tổ chức cho HS có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học cần đặc biệt quan tâm tới tình huống xuất phát. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực, HS cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẵn sàng tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình tìm hiểu, HS phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra 21


tập thể thảo luận những suy nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần trình độ, mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và giành cho HS một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu của quá trình dạy học là giúp HS chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kỹ thuật, HS được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chủ đề dạy học. Như vậy, việc xây dựng tiến trình dạy học chủ đề được bắt đầu từ xây dựng tình huống xuất phát, tiếp theo là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề, báo cáo - thảo luận, kết luận... Bước 5: Kiểm tra đánh giá Để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi nghiên cứu chủ đề, GV xây dựng bảng mô tả 4 mức độ nhận thức của HS (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) và xây dựng các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả. Ngoài ra, GV cần thiết kế và sử dụng các công cụ khác như bảng kiểm quan sát; phiếu điều tra từ GV, HS; phiếu tự đánh giá của HS; phiếu đánh giá sản phẩm HS... dựa trên cấu trúc, biểu hiện của năng lực được đánh giá sau khi tổ chức dạy học chủ đề. 1.3. Cấu trúc trình bày chủ đề Một chủ đề dạy học có cấu trúc gồm các nội dung sau đây: A. Tên, nội dung chủ đề, thời lượng thực hiện A1. Tên chủ đề A2. Nội dung chủ đề A3. Thời lượng thực hiện B. Mục tiêu B1. Kiến thức B2. Kỹ năng B3. Thái độ B4. Những năng lực chủ yếu cần được hướng tới C. Sản phẩm của học sinh Mô tả rõ sản phẩm mà HS phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện (bài báo cáo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình... Nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm) 22


D. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chủ đề D1. Hình thức tổ chức dạy học (dạy học trên lớp, dạy học dự án,...) D2. Phương pháp dạy học (ghi rõ các phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ yếu) D3. Tiến trình dạy học chủ đề: được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực đã lựa chọn. E. Kiểm tra đánh giá E1. Xây dựng bảng mô tả 4 mức độ nhận thức của HS (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chủ đề. E2. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS. 2. Xây dựng và tổ chức dạy học một số chủ đề chương Ancol - Phenol ở chương trình Hóa học 11 - Ban cơ bản Dựa vào đặc điểm nội dung kiến thức chương 8: Ancol - phenol SGK Hóa học 11 và nguyên tắc, quy trình xây dựng, cấu trúc trình bày chủ đề đã nêu ở trên, tôi đã xây dựng được 2 chủ đề dạy học gồm: Chủ đề 1: Ancol trong đời sống và sản xuất Chủ đề 2: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp 2.1. Chủ đề 1: Ancol trong đời sống và sản xuất I. Lý do lựa chọn chủ đề Ancol mà đặc trưng là etanol C2H5OH là một hợp chất hữu cơ có chứa nhóm định chức -OH và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như: đồ uống có cồn, nhiên liệu lỏng, dung môi, chất khử trùng, tẩy uế, nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác...Để giúp HS hiểu được vai trò quan trọng của ancol, tôi xây dựng chủ đề “Ancol trong đời sống và sản xuất”. II. Mục tiêu 1. Kiến thức Giúp HS biết được: - Định nghĩa, phân loại ancol - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế) - Tính chất vật lý: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, liên kết hidro. - Học sinh nêu được tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm −OH (thế H, thế −OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; phản ứng cháy. 23


- Học sinh biết được phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - Học sinh biết được công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). - Sản xuất rượu… - Hiểu được vai trò cũng như tác hại của etanol đối với cơ thể con người. - Vai trò của etanol nói riêng và các ancol nói chung trong cuộc sống hiện đại. 2. Kỹ năng - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C − 5C). - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. 3. Thái độ - Học sinh nhận thức được vai trò của ancol etylic trong công nghiệp, trong y học... - Học sinh có ý thức vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Tuyên truyền về tác hại của etanol đối với cơ thể con người. 4. Định hướng năng lực - Năng lực tự chủ, tự học: tự nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bài học và dự án. - Năng lực tìm tòi và khám phá tự nhiên: tự mình tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu trên mạng internet, các hiện tượng trong tự nhiên, trong thực tiễn cuộc sống. - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: tìm hiểu ứng dụng của ancol với cuộc sống. Từ đó biết cách sử dụng ancol đúng mục đích, góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn. - Năng lực giải quyết vấn đề: + Quan sát và nêu được ý nghĩa của những hình ảnh trực quan + Nghiên cứu tính chất hóa học của ancol và ứng dụng trong thực tế - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn bè và mọi người xung quanh về những kiến thức và những hiện tượng mình biết để tìm con đường 24


giải quyết: + Chia nhóm, làm việc nhóm để thực hiện trả lời câu hỏi. + Các thành viên nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác biết góp ý xây dựng cũng như lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của các bạn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Gọi tên các chất + Viết phương trình hóa học - Năng lực tính toán: Vận dụng các phương pháp tính toán để giải quyết các bài tập hóa học trong SGK và bài tập giáo viên giao cho. - Năng lực thực hành thí nghiệm: làm thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. III. Thời gian dự kiến Trong năm học 2020 - 2021 được sự đồng ý của BGH, Tổ KHTN tôi đã xây dựng trên PPCT môn Hóa học với 4 tiết ở lớp 11 kết hợp với 1 tuần học sinh tự học tự nghiên cứu ở nhà. Tôi chọn lớp 11A1, 11C1 để tiến hành dạy học theo chủ đề để thử nghiệm, còn lớp 11A4, 11C2 thì tiến hành dạy học theo phương pháp thông thường để đối chứng. IV. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên - Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh hoạ định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol. - Bảng nhiệt độ sôi của 1 số chất. - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, bình cầu đáy tròn. - Hóa chất: C2H5OH, Na, H2SO4, NaOH, Cu(OH)2, glyxerol. - Bài kiểm tra năng lực sau khi kết thúc dạy học chủ đề 2. Học sinh - Ôn lại các bài đã học có liên quan: rượu etylic (lớp 9). - Nghiên cứu trước bài ancol, tìm hiểu phương pháp điều chế và những ứng dụng của ancol trong công nghiệp và đời sống. - Bút dạ, bảng A0, bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm. V. Phương pháp dạy học - Phương pháp dạy học dự án - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề - Kỹ thuật sơ đồ tư duy 25


- Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H - Phương pháp điều tra, phỏng vấn VI. Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề TIẾT 1: GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP HỌC “DẠY HỌC DỰ ÁN” VÀ MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Hoạt động 1: Phương pháp dạy học dự án (DHDA) và một số kỹ thuật dạy học - GV cho HS xem một số hình ảnh về dạy học dự án và sản phẩm của HS. Từ đó GV đặt vấn đề: Ở chương 1: Sự điện li, chúng ta đã thực hiện dự án “chiết xuất chất chỉ thị màu từ nguyên liệu thiên nhiên để xác định pH của một số dung dịch”. Ở chương 2: Nito - photpho chúng ta đã thực hiện dự án “phân bón với sức khỏe cộng đồng: Sử dụng những sản phẩm phế thải để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh theo hướng tiếp cận phương pháp STEM”. Qua đó các em đã phần nào biết được phương pháp DHDA. Có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau để đem lại hiệu quả trong việc học - tiếp thu kiến thức. Và phương pháp DHDA là một phương pháp học hoàn toàn mới. Để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và vận dụng phương pháp này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

GV chiếu 1 số hình ảnh về dạy học dự 1. Phương pháp dạy học dự án án mà HS đã thực hiện. a. Khái niệm - Phương pháp DHDA được hiểu là một hình thức dạy học trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, sự kết hợp giữa lý thyết, thực hành và thực tiễn. Nhiệm vụ này HS thực hiện với sự tự lực cao trong quá trình học tập, việc xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện được. b. Tiến trình học theo DHDA

Từ đó HS nêu khái niệm DHDA, và 26


các bước học theo DHDA. GV điều chỉnh và bổ sung, sau đó chiếu tiến trình DHDA. GV lưu ý: Ở Bước 1: Chuẩn bị dự án thì sau khi chọn ý tưởng cho dự án, HS có thể xây dựng các chủ đề nhỏ bằng phương pháp: lập sơ đồ tư duy, sơ đồ 5W1H để xây dựng.

Hoạt động 2: Một số phương pháp học GV giới thiệu về sơ đồ tư duy, cách lập sơ đồ tư duy và kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GV đặt vấn đề:

NỘI DUNG 2. Sơ đồ tư duy

Việc sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) a. Khái niệm trong lập kế hoạch công việc, kế hoạch SĐTD là một phương pháp ghi chép tuần, gi chép... không còn là mới lạ. gồm một hình ảnh trung tâm, và từ Người sáng lập ra phương pháp này là trung tâm đó phát triển ra nhiều Tony Buzan, và hiện nay được trên 260 nhánh khác nhau, mỗi nhánh sẽ là từ triệu người trên thế giới tin dùng. khóa mới, có nhiều nhánh hơn nữa tiếp tục phát triển. Vậy ta hiểu SĐTD là gì? - SĐTD được áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống, làm tăng hiệu quả Cách sử dụng SĐTD như thế nào? học tập và khả năng tư duy một cách Từ đó GV có thể gợi ý cho HS cách mạch lạc. lập SĐTD trên bảng, trên phần mềm b. Cách thiết lập sơ đồ tư duy Mindmap. c. Cách sử dụng SĐTD HS chia nhóm cùng thảo luận Phương pháp lập sơ đồ tư duy?

- Phương pháp sử dụng SĐTD trong một bài học, GV còn có thể sử dụng kỹ thuật dạy học khác. VD: kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H GV đặt vấn đề: Sau khi đã hiểu học theo phương pháp DHDA, các bước học 27


theo DHDA, cách thiết lập và sử dụng SĐTD, kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H, chúng ta hãy tham gia thực hiện dự án với chủ đề “ Ancol trong đời sống và sản xuất ”. Hoạt động 3: Chuẩn bị dự án Để hoàn thành dự án với chủ đề “ Ancol trong đời sống và sản xuất ”, chúng ta sẽ chia lớp thành 4 nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau: • Nhóm 1: Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp và điều chế ancol • Nhóm 2: Tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học của ancol • Nhóm 3: Làm một số thí nghiệm hóa học về ancol • Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề: Ancol với đời sống và sản xuất Hoạt động 4: Thực hiện dự án Sau khi xác định mục tiêu dự án, GV gợi ý HS lập kế hoạch thực hiện dự án, từ đó đặt ra câu hỏi định hướng, rồi phân công nhiệm vụ trong nhóm theo các nhiệm vụ cụ thể. Đưa ra bảng tiêu chí đánh giá kết quả trình bày dự án để GV đánh giá, các nhóm đánh giá chéo nhau, đồng thời đưa ra bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm. - Thời gian thực hiện dự án: 1 tuần - HS nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin và xử lý thông tin qua nhiều hình thức. - Mỗi nhóm HS trao đổi về nhiệm vụ, cách thực hiện, thời gian hoàn thành, phân công nhóm trưởng, thư ký... rồi ghi vào sổ theo dõi dự án và báo cáo GV. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò Các nhóm tự bố trí thời gian họp để kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ và ghi vào biên bản họp nhóm. TIẾT 2 + 3: TÌM HIỂU VỀ ANCOL Hoạt động 6: Báo cáo kết quả thực hiện dự án HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo và - Báo cáo bằng trình chiếu Powerpoint, sản phẩm học tập cụ thể, phát vấn - HS: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, các video clip.... báo cáo sản phẩm DA của nhóm mình. Các nhóm còn lại tập trung lắng nghe và đồng thời đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo phiếu. 28


Nhóm 1: Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp và điều chế ancol 1.1 Định nghĩa - phân loại * Câu hỏi định hướng: Phiếu học tập số 1 Câu 1. Dựa vào giáo khoa để tìm hiểu thế nào là ancol ? Viết CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở? Từ đó viết CTTQ ancol no, đa chức, mạch hở? Câu 2. Dựa vào một số hợp chất cho dưới đây, hãy đề xuất cách phân loại ancol? CH3OH, CH3CH2CH2OH (1); CH2=CH CH2OH (2); CH3CH2OH (3) (4)

(5) CH2

OH

HO

(6) OH

CH3

(7)

(8)

(9)

Câu 3. Nêu cách xác định bậc ancol? Vận dụng để xác định bậc của các ancol ở câu hỏi 2. 1.2. Đồng phân - Danh pháp * Phiếu học tập số 2 Câu 4. Tìm hiểu về danh pháp của ancol: Yêu cầu HS gọi tên các chất (1), (2), (3), (4), (5) trong phiếu học tập số 1. Câu 5. Tìm hiểu đồng phân, gọi tên đồng phân: Yêu cầu HS viết các đông phân cấu tạo có thể có của C4H10O gọi tên chúng. Từ đó suy ra ancol có những loại đồng phân nào? Câu 6. Viết CTCT của ancol có tên gọi: 3 - metylpentan - 1 - ol. 1.3. Điều chế * Phiếu học tập số 2 Câu 7. Viết PTHH điều chế etanol từ etilen và từ tinh bột? Câu 8. Viết PTHH điều chế glixerol từ propilen? Nhóm 2: Tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học của ancol 2.1. Tính chất vật lý của ancol * Phiếu học tập số 3 Câu 1. Nêu trạng thái tồn tại của ancol ở điều kiện thường? Câu 2. Cho bảng sau: 29


Khối lượng mol

Nhiệt độ sôi o C

Độ tan (trong nước lạnh)

C2H5Cl (1)

64,5

12

không tan

C2H5OH (2)

46

78,3

vô hạn

CH3OH (3)

32

64,7

vô hạn

CH3CH2CH2OH (4)

60

97,2

vô hạn

Chất

* So sánh nhiệt độ sôi, độ tan của (1) và (2) (cùng số nguyên tử cacbon) * So sánh nhiệt độ sôi, độ tan giữa các ancol (2) ;(3) ;(4) - Giáo viên đàm thoại với học sinh để giải thích sự khác nhau đó? - GV hình thành kiến thức mới GV chỉ nên đưa ra liên kết H giữa ancolancol, chỉ ra bản chất của liên kết H, sau đó cho HS dự đoán liên kết giữa ancol và nước. O

H

O

H

O

H

H H H lieân keát hidro giöõa caùc phaân töû nöôùc O

H

O

H

O

H

R H R lieân keát hidro giöõa caùc phaân töû nöôùc vaø röôïu O

H

O

H

O

H

R R R lieân keát hidro giöõa caùc phaân töû röôïu

Câu 3. Từ đó giải thích vì sao ancol tan nhiều trong nước, có nhiệt độ sôi cao hơn các ete, hidrocacbon... có khối lượng mol xấp xỉ? 2.2. Tính chất hóa học của ancol * Phiếu học tập số 4 Câu 1. Phân tích đặc điểm cấu tạo của ancol, từ đó dự đoán tính chất hóa học của ancol? 2.2.1. Phản ứng thế H của nhóm OH và phản ứng thế nhóm OH Câu 2. Cho etanol, glixerol lần lượt tác dụng với a) Natri. b) Dung dịch NaOH. 30


c) Cu(OH)2 (được điều chế từ dung dịch CuSO4 với dung dịch NaOH). Yêu cầu: a. Học sinh tìm hiểu và giải thích sự giống nhau giữa các phản ứng: C2H5OH + Na → ? + Na → ? b. Học sinh tìm hiểu và giải thích sự khác nhau giữa các phản ứng: C2H5OH +Cu(OH)2 → ? + Cu(OH)2 → ? 2) C2H5OH + NaOH → ? + NaOH → ? 2.2.2. Phản ứng tách nước Câu 3. Viết PTHH của phản ứng: - Nghiên cứu phản ứng tách nước, với điều kiện dùng H2SO4 đặc, 1700C từ các chất sau: C2H5OH → ? CH3CH2CH2-OH → ? CH3CH(OH)CH3 → ? Nhận xét sự khác nhau của sản phẩm tạo thành. Rút ra quy tắc tách nước (quy tắc Zaixep), từ đó viết PTHH dạng tổng quát - Đun nóng metanol và etanol H2SO4 đặc ở 1400C, từ đó viết PTHH dạng tổng quát 2.2.3. Phản ứng oxi hóa Câu 4. Viết PTHH của phản ứng: - Đun nóng etanol hoặc Propanol với CuO - Đốt cháy hoàn toàn etanol hoặc CnH2n + 1OH trong oxi dư Nhóm 3: Tiến hành một số thí nghiệm về ancol 31


3.1. Thí nghiệm về khả năng dung môi của etanol - Hòa tan lần lượt các chất benzen, iot, keo dán... trong etanol (thí nghiệm đối chứng sự hòa tan các chất trên trong nước ) - Quan sát hiện tượng xẩy ra và rút ra kết luận 3.2. Thí nghiệm về phản ứng thế H của nhóm OH - Phản ứng của etanol với kim loại Na - Phản ứng của etanol, glixerol với dung dịch hỗn hợp CuSO4 2% + NaOH 10% 3.3. Thí nghiệm về phản ứng oxi hóa của ancol - Phản ứng của etanol với CuO: dây Cu đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn rồi nhúng nhanh vào etanol Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề: Ancol với đời sống và sản xuất

Hình 6: Ứng dụng của ancol 4.1. Đồ uống có cồn

4.2. Làm dung môi Etanol có trong sơn, cồn iot, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như nước hoa, chất khử mùi, mỹ phẩm... 4.3. Nhiên liệu hoặc phụ gia xăng dầu 32


- Kể từ ngày 1/1/2018 Việt Nam đưa xăng E5 (Ron 92 - 95%, ethanol 5% ) vào sử dụng trong toàn quốc. So với thế giới có lẽ chậm hơn một bước vì một số quốc gia đã đưa vào sử dụng xăng E10, E15... - Xăng E5 được đưa vào sử dụng mở ra như một kỳ vọng vào việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, với các tác động tích cực như đốt cháy hoàn toàn các cặn trong động cơ, thải ra môi trường ít các khí độc hại hơn, khi cháy tỏa năng lượng nhiều hơn, phương thức sản xuất etanol bằng việc lên men các nông sản chính là một trong những lợi thế của Việt Nam. 4.4. Nguyên liệu Điều chế etyl este, giấm ăn, etyl amin... 4.5. Thuốc sát trùng Etanol có khả năng khử trùng tốt nhất khi etanol ở trong dung dịch với khoảng 70 -75% trở lên; nồng độ cồn cao hoặc thấp hơn của etanol thì có khả năng kháng khuẩn cao hơn hoặc kém hơn. Etanol làm cho các vi sinh vật chết bằng cách làm biến đổi protein của chúng và hòa tan thành phần lipit của chúng. Rất hiệu quả trong việc chống lại hầu hết các virut gây bệnh, vi khuẩn, tuy nhiên không hiệu quả trong việc chống lại các tế bào của vi khuẩn. 4.6. Dược phẩm Xét về mặt y dược, etanol là thuốc ngủ tuy rằng dù ít độc hại hơn so với các ancol khác. Người uống nhiều ancol sẽ bị tử vong khi nồng độ ancol trong máu nhiều hơn 0,5%, lúc này cơ thể sẽ bị giảm thị lực, có thể bị bất tỉnh nếu nồng độ ancol trong máu cao hơn. 4.7. Ancol và những mối nguy hiểm với con người - Etanol cùng hỗn hợp của nó với nước chứa từ 45 - 50% trở lên etanol là những chất dễ dàng bắt lửa và gây cháy. - Người uống nhiều rượu sẽ dẫn đến nguy cơ của bệnh xơ gan, nhiều dạng ung thư và chứng nghiện rượu. - Etanol không phải là chất độc có tính độc cao, nhưng etanol có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,4 - 0,5%. Nồng độ cồn tới 0,1% có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ cồn 0,3 - 0,4% gây ra tình trạng hôn mê. - Ở nhiều nước trên thế giới có luật điều chỉnh về nồng độ cồn khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc, thiết bị nặng thì nồng độ cồn trong máu thông thường giới hạn từ 0,05 - 0,08%. - Rượu metylic hay metanol là một ancol rất độc dễ gây tử vong cho con người dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Hoạt động 7: Nhận xét, đánh giá dự án 33


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- GV nghe đại diện các nhóm báo cáo, - Báo cáo bằng trình chiếu Powerpoint, sản phẩm học tập cụ thể, nhận xét vào phiếu đánh giá. - HS: Các nhóm nhận xét về sản phẩm các video clip.... dự án của nhóm và của các nhóm khác. Đánh giá thực tế quá trình thực hiện dự án - GV tóm tắt bài học, đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ. Gv dựa trên các bảng kiểm, các phiếu đánh giá để cho điểm dự án học tập của tứng nhóm và từng HS. - GV yêu cầu các nhóm chỉnh sửa và chuyển lại sản phẩm hoàn chỉnh làm tư liệu dạy học. - HS thực hiện theo yêu cầu VII. Kiểm tra và đánh giá sau khi dạy học chủ đề “ Ancol trong đời sống và sản xuất ” 1. Thời lượng thực hiện Thực hiện trong thời gian một tiết theo hình thức HS làm bài kiểm tra 45 phút được giáo viên biên soạn theo định hướng phát triển năng lực 2. Xây dựng bảng mô tả các mức độ về nhận thức Nội dung

Loại CH/BT

Ancol

Nhận biết

- Giải thích được một số tính chất - Định nghĩa, phân vật lý, hóa học của ancol. loại, danh pháp của - So sánh và giải ancol. thích được nhiệt - Phân biệt độ sôi ancol với được ancol hidrocacbon, dx halogen có cùng - Đặc điểm số nguyên tử C cấu tạo hoặc cùng M phân tử của tương đương. Nêu được:

CH/BT định tính

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

-Viết và giải thích được một số pư hóa học của ancol không no (pư cộng H2, Br2..)

Dựa vào tính chất hóa học của Ancol no, đơn chức xác định -Phản ứng thế vào vòng công benzene của thức cấu tạo đúng phenol. của ancol -Giải thích 34


ancol. - Tính chất vật lý, hóa học chung của ancol. - Các phương pháp điều chế, ứng dụng của ancol.

CH/BT định lượng

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân của một số ancol. - Phân biệt được ancol, với các loại hợp chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học.

được sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

- Xác định CTPT, Xác định CTCT của ancol. CTPT, CTCT của - Tính toán các đại lượng m, hiệu ancol. suất…

-Tính toán các đại lượng m, hiệu suất… (ở mức độ cao hơn)

-Mô tả và BT thực nhận biết hành/thí được các nghiệm hiện tượng thí nghiệm.

-Giải thích Giải thích được các hiện tượng thí được một số nghiệm hiện tượng liên quan đến thực tiễn

no, đơn chức

Các bài tập yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp để giải quyết Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.

35


3. Ma trận đề kiểm tra Mức độ phát triển năng lực TT

Nội dung

Biết TN

1

2

3

4

Cấu tạo, danh pháp Tính chất

Điều chế

Hiểu

TL

TN

TN

2câu

1câu 1câu

1,0đ

1,0đ

VDC TL

TL

Tổng

25%

0,5đ

2 câu

2 câu

1 câu

1,0đ

1,0đ

1,0đ

2 câu

1 câu 1 câu

1,0đ

0,5đ

Ancol với đời sống và sản xuất

TỔNG

TL

VD

30%

25%

1,0đ

1 câu

1câu

1,0đ

1,0đ 20%

3,0 đ

3,0 đ

3,0 đ

1,0 đ

30%

30%

30%

10% 100%

4. Đề kiểm tra A. Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1: Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là: A. CnH2n+2O

B. CnH2n+2Oz

C. CnH2n+2-2kOz

D. CxHyOz

Câu 2: Ancol là hợp chất có: A. nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon B. nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no C. nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon thơm. D. nhóm OH Câu 3: Cho dãy chuyển hóa sau: CaC2

X

Y

Z.

Tên gọi của X và Z lần lượt là: A. axetilen và ancol etylic.

B. axetilen và etylen glicol. 36


C. etan và etanal

D. etilen và ancol etylic.

Câu 4: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là A. 2-metybutan-2-ol

B. 3-metybutan-2-ol

C. 3-metylbutan-1-ol

D. 2-metylbutan-3-ol

Câu 5: Cho natri phản ứng hoàn toàn với 18,8g hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Công thức phân tử hai ancol là: A. CH3OH, C2H5OH

B. C3H7OH, C4H9OH

C. C2H5OH, C3H7OH

D. C4H9OH, C5H11OH

Câu 6: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? t0  → NaCl + NH3 + H2O A. NH4Cl + NaOH 0

H2SO4®Æc,t B. C2H5OH →C2H4 + H2O t0 → NaHSO4 + HCl C. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc)  CaO,t0

D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) →Na2CO3 + CH4 Câu 7: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần A. C3H7OH >C2H5OH > CH3OCH3 B. C2H5OH >C3H7OH > CH3OCH3 C. C3H7OH > CH3OCH3 > C2H5OH D. CH3OCH3 > C3H7OH >C2H5OH Câu 8: Số đồng phân ancol bền mạch hở ứng với công thức phân tử C4H10O là A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 9: Phương pháp hiệu quả để làm giảm tác hại của rượu sau khi uống nhiều rượu là A. Uống một ít lòng trắng trứng gà sống: Chất cồn trong rượu khi gặp chất protein trong lòng trắng trứng gà sẽ ngưng tụ, tránh cho niêm mạc dạ dày 37


tiếp xúc với cồn; hoặc uống nước, ít nhất cũng bằng lượng rượu uống vào để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng, thuận lợi. B. Xắt lát một lát chanh tươi và ăn với muối hoặc uống nước chanh không pha đường. C. Ăn cháo loãng, khi gặp cháo loãng, các chất cồn trong rượu bị ngưng tụ lại, do đó giảm mạnh khả năng hấp thụ cồn trong cơ thể. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 10: Ancol no, đơn chức X có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Ancol X là: A. CH3OH C4H9OH

B. C2H5OH

C. C3H7OH

D.

B. Phần tự luận Câu 1: Vì sao không được uống chất lỏng trong chai cồn 900 bán ở hiệu thuốc? Câu 2: Hãy cho biết nguyên tắc hoạt động của ống thổi kiểm tra nồng độ cồn khi cảnh sát giao thông áp dụng để đo nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông? Câu 3: Viết các ancol bậc 2 ứng với CTPT C5H12O và gọi tên theo danh pháp thay thế. Câu 4: Cho 4,6 gam ancol A tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm CTPT của A. Câu 5: Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Gọi tên của X. 5. Đáp án và hướng dẫn chấm A. Phần trắc nghiệm khách quan (5 điểm, mỗi câu chọn đúng được 0.5 điểm) 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

B

A

B

A

B

D

B

B. Phần tự luận Câu 1: Chất lỏng trong chai cồn 90o bán ở hiệu thuốc chứa cồn công nghiệp butanol lẫn metanol là những ancol có tính độc hại, dễ gây tử vong… Câu 2: Ống thổi đo nồng độ cồn chứa một pin điện hóa và chất oxi hóa K2Cr2O7. Hơi thở của người tham gia giao thông nếu có etanol (chất khử) sẽ 38


xảy ra phản ứng oxi hóa - khử với K2Cr2O7. Từ phản ứng điện hóa trong pin sẽ đo được nồng độ etanol chứa trong hơi thở (mg etanol/lít khí thở) hoặc máu (mg etanol/ 1ml máu) người tham gia giao thông. 3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 11H2O Câu 5: Số mol CO2 = 0,1 ; nH2 = 0,15 RCH2OH + O2 → RCOOH + H2O

(1)

RCOOH+ NaHCO3→ RCOONa+CO2 +H2O

(2)

RCOOH + Na → RCOONa + 0,5H2

(3)

RCH2OH + Na → RCH2ONa+ 0,5H2 (4) H2O + Na →NaOH + 0,5H2

(5)

Theo (2) số mol RCOOH = 0,1 Theo (3), (4), (5) tổng số mol axit + ancol d + H2O = 0,3 trong đó axit = H2O = 0,1 và ancol = 0,1 → (R+67).0,1+(R+53).0,1+(40.0,1) = 19 → R = 15 → ancol X là CH3CH2OH 2.2. Chủ đề 2: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp I. Lý do lựa chọn chủ đề Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C vòng benzen. + Cần tìm hiểu xem tính chất của phenol so tính chất của ancol có những đặc điểm nào giống nhau không? + Phenol còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: * Với công nghiệp: phenol là nguyên liệu để điều chế chất dẻo như nhựa phenolformaldehyde. * Nghành công nghiệp tơ hóa học: Phenol sản xuất tơ polyamide. * Nghành nông nghiệp: phenol dùng để sản xuất chất diệt cỏ, chất kích thích tố thực vật. * Phenol còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc nổ, sản xuất phẩm nhuộm phục vụ cho may mặc. * Phenol có tính diệt khuẩn được dùng làm chất sát trùng, tẩy uế, điều chế các chất diệt nấm mốc (Ví dụ như ortho - và para - nitrophenol…) Với nhiều các đặc điểm ứng dụng thực tiễn đối với phenol trong đời sống con người đặc biệt là các nghành công nghiệp, để giúp HS tìm hiểu về tính chất 39


và ứng dụng của phenol tôi xây dụng chủ đề “Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp”. II. Mục tiêu 1. Kiến thức Giúp HS biết: - Khái niệm, phân loại phenol - Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan - Tính chất hóa học: Tác dụng với natri, natri hidroxit, nước brom - Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phenol - Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ 2. Kĩ năng - Phân biệt phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hóa học - Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của phenol - Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong các phản ứng 3. Thái độ - Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó tạo niềm say mê học tập với bộ môn Hóa học - Bước đầu hình thành và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học - Bồi dưỡng khả năng tự học cho HS 4. Năng lực hướng tới - Năng lực tự học: tự nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bài học và dự án. - Năng lực tìm tòi và khám phá tự nhiên: tự mình tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu trên mạng internet, các hiện tượng trong tự nhiên, trong thực tiễn cuộc sống. - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Tìm hiểu tác hại của phenol, phenol đối với môi trường. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, có những hành động thiết thực, cụ thể để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường. - Năng lực giải quyết vấn đề: + Quan sát và nêu được ý nghĩa của những hình ảnh trực quan + Nghiên cứu tính chất hóa học của phenol và ứng dụng trong thực tế 40


- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi với bạn bè và mọi người xung quanh về những kiến thức và những hiện tượng mình biết để tìm con đường giải quyết: + Chia nhóm, làm việc nhóm để thực hiện trả lời câu hỏi. + Các thành viên nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác biết góp ý xây dựng cũng như lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của các bạn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Gọi tên các chất + Viết phương trình hóa học - Năng lực tính toán: Vận dụng các phương pháp tính toán để giải quyết các bài tập hóa học trong SGK và bài tập giáo viên giao cho. - Năng lực thực hành thí nghiệm: làm thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. III. Thời lượng dự kiến Trong năm học 2020 - 2021 được sự đồng ý của BGH, Tổ KHTN tôi đã xây dựng trên PPCT môn Hóa học với 2 tiết ở lớp 11 kết hợp với 1 tuần học sinh tự học tự nghiên cứu ở nhà. Tôi chọn lớp 11A2, 11C3 để tiến hành dạy học theo chủ đề để thử nghiệm, còn lớp 11A3, 11C4 thì tiến hành dạy học theo phương pháp thông thường để đối chứng. IV. Chuẩn bị của GV và HS 1. Phiếu điều tra kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS về kiến thức phenol Câu 1: Xác định đúng, sai bằng dấu (X) cho mỗi mệnh đề sau: Mệnh đề

Đúng

Sai

1. C6H5OH là ancol thơm 2. C6H5OH có khả năng tạo liên kết hidro 3. C6H5OH tác dụng với Na tương tự ancol 4. C6H5OH có thể tác dụng với dung dịch NaOH 5. C6H5OH là axit có thể làm quỳ tím hóa đỏ 6. C6H5OH có vòng benzen nên tham gia phản ứng thế nguyên tử H trên vòng benzen 7. C6H5OH có thể điều chế phenol từ benzen 8. Từ phenol có thể sản xuất chất diệt cỏ 2,4 D 41


Câu 2: Em muốn biết thêm nội dung nào trong bài phenol? - Phát phiếu cho HS: phát cho từng cá nhân HS vào thời điểm thích hợp trước khi lên lớp, yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu điều tra. - Thu phiếu và tiến hành phân tích thông tin phản hồi của HS từ phiếu điều tra. V. Xây dựng phương án triển khai bài dạy Trên cơ sở những kiến thức HS đã biết về phenol, dựa trên nền kiến thức ancol đã học, GV dự kiến xác định những công việc sau: + Xác định những kiến thức cần trao đổi, bổ sung cho HS và những kiến thức sẽ tổ chức cho HS tự tìm tòi. Cụ thể: * Kiến thức trao đổi, bổ sung: Định nghĩa, cấu tạo, phân loại, điều chế, ứng dụng của phenol. * Kiến thức HS tự xây dựng, tự tìm tòi: Tính chất vật lý, tính axit yếu của phenol, phản ứng thế H của nhóm OH, thế H trên vòng benzen, sự ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử. + Dự kiến phân tích những vấn đề, những câu trả lời của HS trong giờ học: 1. Vì sao phenol tạo được liên kết hidro với nước nhưng lại ít tan trong nước? Hướng dẫn: phenol tạo được liên kết hidro với nước nhưng lại ít tan trong nước lạnh do ảnh hưởng của gốc phenyl. Tuy nhiên, khi đun nóng, độ tan trong nước tăng và trên 700C thì phenol tan vô hạn trong nước. 2. Phenol có tham gia phản ứng este hóa giống ancol không? Hướng dẫn: Do hiệu ứng +C của nhóm OH nên liên kết C - O trở nên bền vững, rất khó bị phân cắt nên phenol không tham gia phản ứng trực tiếp với axit như ancol. Muốn điều chế este của phenol với axit cacboxylic phải dùng anhidrit axit hay clorua axit. + Dự kiến cách thức tổ chức cho HS làm việc và thảo luận theo các phiếu học tập, chia nhóm. + Chuẩn bị thiết bị dạy học: Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 1. Tiến hành thí nghiệm: Cho phenol vào ống nghiệm, nhỏ 2ml dung dịch NaOH đặc. Quan sát và so sánh với hiện tượng thu được khi hòa tan phenol vào nước? 2. Hiện tượng quan sát được: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 42


3. Kết luận: Xác nhận câu trả lời đúng hay sai ở phiếu điều tra: .......................... PTHH: .................................................................................................................... KL: phenol có tính chất gì?..................................................................................... Phiếu học tập số 2 1. Nhúng quỳ tím vào dung dịch phenol, hiện tượng quan sát được? ................................................................................................................................. 2. Sục CO2 vào dung dịch natri phenolat? Hiện tượng: ............................................................................................................. 3. PTHH: ................................................................................................................ KL: .......................................................................................................................... Phiếu học tập số 3 1. Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ nước brom vào dung dịch phenol, lắc nhẹ. 2. Hiện tượng: ......................................................................................................... 3. Kết luận: Xác nhận câu trả lời đúng hay sai ở phiếu điều tra: .......................... PTHH: .................................................................................................................... Đồ dùng dạy học - Mô hình lắp ghép để minh họa phenol và ancol thơm Bảng 10: Giá trị hằng số vật lý của một số phenol Phenol

Cấu tạo

tnc,oC

ts,oC

Độ tan (g/100g)

Phenol

C6H5OH

43

182

9,5(25oC)

o-crezol

o-CH3C6H5OH

31

191

3,1(40oC)

m-crezol

m-CH3C6H5OH

12

203

2,4(25oC)

p-crezol

p-CH3C6H5OH

36

203

2,4(40oC)

Hiđroquinon

p-C6H4(OH)2

171

286

5,9(15oC)

- Hóa chất và dụng cụ: + Hóa chất: Dung dịch phenol C6H5OH, dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl, dung dịch Br2, dung dịch HNO3. + Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, đũa thủy tinh, đèn cồn, giá đỡ thí nghiệm... VI. Phương pháp dạy học 43


- Phương pháp dạy học dự án - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề - Kỹ thuật sơ đồ tư duy - Kỹ thuật KWL - Phương pháp điều tra, phỏng vấn VII. Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THEO NHÓM Hoạt động 1: Chia nhóm và chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm, và phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm * Nhóm 1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo, tính chất và điều chế phenol * Nhóm 2: Tiến hành một số thí nghiệm hóa học về phenol * Nhóm 3: Tìm hiểu về vấn đề: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp Hoạt động 2: Xác định nhiệm vụ GV yêu cầu HS điền vào cột K và cột W ở bảng K - W - L K

W

L

(Những điều đã biết)

(Những điều muốn biết)

(Những điều đã học được)

Hoạt động 3: Lập kế hoạch cho các nhóm Tiến trình

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV giới thiệu video, hình - HS thảo luận và đưa ra ảnh liên quan đến chủ đề, yêu tên chủ đề mà nhóm lựa cầu HS tự chọn tên chủ đề. chọn. Xác định tên chủ đề

- GV nhận xét, lựa chọn tên nào gần gũi với thực tế, với nội dung. Sau đó đưa ra tên chủ đề: “Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp” - Tổ chức cho các nhóm HS thảo luận, đề xuất ý tưởng, các câu hỏi nghiên cứu hình thành các tiểu chủ đề.

- Hoạt động nhóm chia sẻ các ý tưởng. Thống nhất ý tưởng.

- Cùng GV thống nhất - Thống nhất ý tưởng và lựa tên các tiểu chủ đề: 44


chọn các tiểu chủ đề. Xây dựng các tiểu chủ đề

* Chủ đề 1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo, tính chất và điều chế phenol * Chủ đề 2: Tiến hành một số thí nghiệm hóa học về phenol * Chủ đề 3: Tìm hiểu về vấn đề: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp

Lập kế hoạch thực hiện

- GV gợi ý HS đưa ra bộ câu hỏi định hướng và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm theo tên các tiểu chủ đề đã thống nhất.

- Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện. - Thảo luận nhóm và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. - Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm, ghi vào phiếu phân công nhiệm vụ.

Hoạt động 4: Câu hỏi định hướng * Nhóm 1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo, tính chất và điều chế phenol 1. Phenol có nhóm chức là gì? Cấu tạo như thế nào? 2. Tính chất vật lý của phenol có điểm gì cần lưu ý? 3. Phenol có tính chất hóa học như thế nào? Nguyên nhân vì sao phenol lại có những tính chất đó? So sánh với những tính chất hóa học của ancol và giải thích? 4. Trong công nghiệp, phenol được điều chế như thế nào? Phương pháp nào được dùng chủ yếu? * Nhóm 2: Tiến hành một số thí nghiệm hóa học về phenol 1. Hiện tượng quan sát được khi thả Na kim loại vào phenol nóng chảy? 2. Quan sát hiện tượng thu được khi cho phenol phản ứng với nước, và phenol phản ứng với NaOH? 3. Quan sát hiện tượng thu được khi nhỏ nước Br2 hoặc axit HNO3 vào 45


dung dịch phenol? 4. Phân biệt phenol, etanol và glixerol bằng những phản ứng nào? * Nhóm 3: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp 1. Phenol được phát hiện từ bao giờ và được chiết xuất từ đâu? 2. Độc tính của phenol biểu hiện như thế nào? 3. Tầm quan trọng của phenol trong lĩnh vực công nghiệp: chất dẻo, tơ, phẩm nhuộm, nông dược, thuốc nổ...? Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà và thực hiện chủ đề - GV phát phiếu học tập và đưa ra câu hỏi định hướng cho mỗi nhóm - HS: tự bố trí thời gian và địa điểm để thực hiện nhiệm vụ và ghi vào biên bản họp nhóm. TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO VÀ THẢO LUẬN Hoạt động 6: Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo và - Báo cáo bằng trình chiếu phát vấn Powerpoint, sản phẩm học tập cụ thể, - HS: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, các video clip.... báo cáo sản phẩm DA của nhóm mình. Các nhóm còn lại tập trung lắng nghe và đồng thời đưa ra các câu hỏi, đánh giá theo phiếu. * Nhóm 1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo, tính chất và điều chế phenol A. Cấu tạo Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C vòng benzen. CTPT: C6H6 CTCT: C6H5OH OH

B. Tính chất vật lí Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 0

43 C. Để lâu ngoài không khí, phenol bị oxi hóa một phần nên có màu hồng và bị chảy rữa do hấp thụ hơi nước. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan trong một số hợp chất hữu cơ. Phenol 46


rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da. Phenol tan vô hạn ở 660C. Nhiệt độ sôi của phenol cao hơn ancol etylic do khối lượng mol phân tử lớn hơn và cũng có liên kết hidro. C. Tính chất hóa học Do ảnh hưởng của nhân benzen đến nhóm OH nên nguyên tử H của nhóm OH linh động hơn. a, Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm -OH + Tác dụng với kim loại kiềm: 2C6H5OH + 2Na →

2C6H5ONa

+

H2↑

natri phenolat + Tác dụng với dung dịch bazơ: Phenol có hiệu ứng cộng hưởng trong phân tử, do đó khác với ancol, phenol còn tác dụng với dung dịch bazo. C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O Không tác dụng với chất chỉ thị: Quỳ tím không đổi màu. Tính axit yếu hơn H2CO3: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 b, Phản ứng thế nguyên tử H của vòng bezen Tác dụng dung dịch Br2 ( dễ thế hơn benzen C6H6 ) OH

OH +3 Br2

Br

Br + 3HBr

Br 1,4,6-tribromphenol (kÕt tña tr¾ng)

* Nhóm 2: Tiến hành một số thí nghiệm hóa học về phenol HS trình bày hiện tượng và kết quả thí nghiệm trên PowerPoint TN1: Phenol nóng chảy phản ứng với Na kim loại TN2: Phenol không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch NaOH TN3: Phenol tạo kết tủa trắng khi phản ứng với nước Brom và kết tủa vàng khi phản ứng với HNO3 TN4: Phân biệt phenol, etanol và glixerol bằng nước brom và Cu(OH)2 * Nhóm 3: Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp

47


Hình 7: Hóa chất phenol - Phenol nguồn nguyên liệu sản xuất chất dẻo, keo dán, ván ép, sơn... - Phenol: nguyên liệu sản xuất nhựa tổng hợp, thuốc nổ, phẩm nhuộm... - Phenol: sản xuất Bisphenol - Phenol sản xuất hóa cao su, phụ gia, dầu bôi trơn, chất chống oxi hóa, chất hóa dẻo photphate, chất tanning tổng hợp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.... - Phenol được làm chất sát trùng, tẩy uế... - Trong công nghiệp: dùng để sản xuất tơ nhân tạo. - Ứng dụng của phenol trong việc sản xuất dầu bôi trơn. - Sản xuất các loại vecni, keo dán, các loại vật liệu cách điện. Hình 8: Một số ứng dụng của phenol Hoạt động 7: Nhận xét và đánh giá - GV: Tóm tắt phần nội dung bài học từ đó rút ra nhận xét chung Căn cứ vào các bảng kiểm, các phiếu để đánh giá, cho điểm với các nhóm và từng cá nhân. Yêu cầu các nhóm hoàn thiện lại sản phẩm của mình thông qua hướng dẫn nhận xét của GV một cách hoàn thiện. Yêu cầu các nhóm lưu lại các sản phẩm làm tư liệu học tập cho các lớp, các khóa khác. - HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Hoạt động 8: Kiểm tra đánh giá chủ đề Để đánh giá năng lực HS, tôi đã cho HS thực hiện bài kiểm tra 15’ theo hình thức TNKQ nội dung thuộc chủ đề đã chọn. Nội dung được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực. 48


TT 1 2 3 4

Nội dung Cấu tạo phenol Tính chất Điều chế Phenol với sự phát triển công nghiệp TỔNG

Ma trận đề kiểm tra Mức độ phát triển năng lực NB TH VD VDC 1 1 1 1 1 1 1 1

30%

30%

20% 30% 30%

1

20%

10%

100%

1 30%

Tổng

Đề kiểm tra Câu 1: Tương tự ancol etylic, phenol cũng có liên kết hidro nhưng ancol etylic tan vô hạn trong nước còn phenol tan kém trong nước do A. Khối lượng phân tử của phenol lớn hơn B. Liên kết hidro của phenol yếu C. Phenol không có liên kết hidro với các phân tử nước D. Gốc phenyl không tan vào nước Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol B. Phenol trong nước cho môi trường axit, quỳ tím hóa đỏ C. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3 D. Phenol cũng có liên kết hidro liên phân tử như ancol Câu 3: Để phân biệt: metanol, glixerol và phenol, người ta dùng: A. Dung dịch Br2 dư và dung dịch Cu(OH)2. B. Dung dịch Cu(OH)2. C. Dung dịch Cu(OH)2 và Na. D. Dung dịch Br2 dư và Na. Câu 4: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). Câu 5: Ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với 49


A. dung dịch H2SO4 đặc.

B. H2 (xúc tác: Ni, nung nóng).

C. dung dịch NaOH. D. Br2 trong H2O. Câu 6: Axit Picric (2,4,6 trinitrophenol) được điều chế bằng cách cho phenol phản ứng với dung dịch axit HNO3 (xúc tác: H2SO4 đặc). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng dung dịch HNO3 72,7% cần dùng để điều chế ra 57,25 gam axit Picric là A.65 gam. B. 15,75 gam. C. 47,25 gam.

D. 36,75gam.

Câu 7: Cho phenol vào nước, lắc nhẹ, rồi cho thêm dung dịch NaOH vào. Sau đó tiếp tục cho thêm lượng dư CO2 vào. Các hiện tượng ghi nhận được theo thứ tự lần lượt là: A. Dung dịch trong suốt → có khi thoát ra → dung dịch vẩn đục. B. Dung dịch trong suốt → dung dịch vẩn đục → dung dịch trong suốt. C. Dung dịch vẩn đục → dung dịch trong suốt → dung dịch vẩn đục. D. Dung dịch vẩn đục → có khí thoát ra → dung dịch trong suốt. Câu 8: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với A. H2 (Ni, nung nóng).

B. Na kim loại.

C. Dung dịch Br2

D.dung dịch NaOH.

Câu 9: X là dẫn xuất chứa oxi của benzen có công thức C8H10O2. Biết X tác dụng được với NaOH và X còn tham gia phản ứng tách nước (H2SO4 đặc; 170oC). Công thức cấu tạo của X có thể là: C2H5

CH2OH

A.

OH

B.

CH2OH

OH

CH2-CH2OH

CH2OH

OH

CH2OH

C.

D.

Câu 10: Cho 13,74 gam chất nổ TNP có tên gọi là 2,4,6 - trinitrophenol vào bình kín không có không khí rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn, thu được m mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của m là: A.0,54

B. 0,60

C. 0,36

D. 0,45

Chương 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh khi dạy học theo chủ đề 50


I. Nguyên tắc xây dựng Chương trình GDPT 2018 hình thành các phẩm chất và năng lực chung, môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là NL hóa học bao gồm: NL tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL nghiên cứu và thực hành hóa học, NL giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống thực tiễn, NL sáng tao. Trong giới hạn phạm vi đề tài, tôi nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Nguyên tắc đánh giá năng lực là sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau trong đó phối hợp đánh giá chuyên gia (GV) và tự đánh giá (HS tự đánh giá). Vì vậy khi xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề, tôi đã thiết kế cho cả 2 đối tượng là GV và HS. II. Quy trình đánh giá năng lực học sinh khi dạy học theo chủ đề

III. Xây dựng bộ công cụ đánh giá Bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn bao gồm: Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên, phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng dành cho HS, bài kiểm tra dùng để đánh giá kiến thức của HS. Trong đề tài tôi đã xây dựng 2 đề kiểm tra: 15 phút theo hình thức trắc nghiệm khách 51


quan và 45 phút theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận để đánh giá HS sau khi tiến hành dạy học các chủ đề chương “Ancol - Phenol” ở chương trình Hóa học 11 - Ban cơ bản. 1. Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên Trong các hình thức đánh giá của GV với HS trên lớp thì có đánh giá qua quan sát. Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, thái độ, hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức. Để xây dựng một bảng kiểm quan sát ta cần thực hiện các bước sau: - Xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát. - Đưa ra các tiêu chí khi quan sát cho từng nội dung. - Hoàn thiện các tiêu chí và mức độ đánh giá phù hợp. Bảng 11: Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của HS TT

Năng lực

Chưa đạt

Đạt

Tốt

1

Hệ thống hóa, Chưa hệ thống phân loại kiến hóa và phân loại thức hóa học được kiến thức trong chủ đề học tập

Hệ thống hóa và phân loại được kiến thức nhưng chưa đầy đủ, logic trong chủ đề học tập

Hệ thống hóa và phân loại được kiến thức đầy đủ, logic trong chủ đề học tập

2

Phân tích, tổng Chưa phân tích, hợp các kiến tổng hợp được thức hóa học các kiến thức trong chủ đề học tập

Phân tích, tổng hợp được các kiến thức trong chủ đề học tập nhưng chưa đầy đủ, chưa rõ ràng

Phân tích, tổng hợp được các kiến thức trong chủ đề học tập đầy đủ, logic, rõ ràng

3

Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập

Không phát hiện được các kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập

Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập nhưng chưa rõ ràng

Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập rõ ràng

4

Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích

Không phát hiện được vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích

Phát hiện được vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích nhưng

Phát hiện được vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích rất rõ ràng 52


chưa rõ ràng 5

Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn

Không độc lập, sáng tạo và không có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn

Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn nhưng chưa rõ ràng

Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn rất rõ ràng

Bảng 12: Bảng kiểm quan sát năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học theo chủ đề Tỉnh: …………………......………....................…Huyện: …………………........ Trường: ………………………………………… Lớp: ………....................…… Tên chủ đề dạy học: ………………………………....………...............…............. Họ và tên GV đánh giá: ………………………………………….......................... Đánh giá mức độ của NLVDKT TT

Tiêu chí thể hiện NLVDKT

Chưa đạt 0-4

1

Hệ thống hóa, phân loại kiến thức hóa học

2

Phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học

3

Phát hiện kiến thức hóa học gắn với thực tiễn trong chủ đề học tập

4

Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích

5

Độc lập, sáng tạo và có thái độ ứng xử thích hợp trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn

Đạt

Tốt

5-7

8 - 10

Tổng số điểm đạt được: ..../50 Ngày tháng

năm

GV đánh giá 53


Bảng 13: Phiếu đánh giá kết quả dự án của nhóm Kết quả

Tiêu chí Mức đánh giá Chi tiết Quá trình hoạt Sự tham gia của các thành viên động nhóm Sự lắng nghe các thành viên trong nhóm (tối đa 12 điểm) Sự phản hồi của các thành viên Sự hợp tác giữa các thành viên Sự sắp xếp thời gian Giải quyết xung đột trong nhóm Quá trình thực Chiến thuật thu nhập thông tin hiện dự án Tập trung nguồn thông tin chính nhóm Lựa chọn, tổ chức thông tin (tối đa 12 điểm) Liên kết thông tin Cơ sở dữ liệu Kết luận Đánh giá bài tự Ý tưởng giới thiệu về Nội dung nhóm Thể hiện (tối đa 6 điểm) Đánh giá bài Nội dung trình bày đa Hình thức phương tiện Thuyết trình (tối đa 30 điểm) Kĩ thuật Sơ đồ tư duy Sổ theo dõi dự Tổ chức dữ liệu án Nội dung (tối đa 6 điểm) Hình thức Tính sáng tạo của sản phẩm Ấn tượng chung Tổng

Điểm tối đa 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 10 5 5 5 5 2 2 2 5 5 76

Ngày tháng

năm

GV đánh giá (Kí và ghi rõ họ tên 54


2. Phiếu tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng dành cho HS Tự đánh giá trong học tập là hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. Học sinh sẽ học cách đánh giá những nỗ lực và tiến bộ của cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm cần thay đổi để hoàn thiện bản thân. Đánh giá đồng đẳng là một quá trình trong đó các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc cùng lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau. Một HS sẽ theo dõi bạn của mình trong suốt quá trình học, do đó sẽ biết thêm về các kiến thức cụ thể về công việc của mình khi đối chiếu với GV. Phương pháp đánh giá này có thể được dùng như một biện pháp đánh giá kết quả, nhưng chủ yếu được dùng để hỗ trợ HS trong quá trình học Bảng 14: Phiếu tự đánh giá cá nhân - nhóm Tốt 8 - 10 đ

Khá 7-8đ

Trung bình 5-6đ

Yếu 0-4đ

Tham gia

Tham gia đầy đủ và chăm chỉ, làm việc trên lớp hầu hết thời gian.

Tham gia đầy đủ và chăm chỉ, làm việc trên lớp trên lớp.

Tham gia nhưng thường lãng phí thời gian và ít khi làm việc

Không tham gia đầy đủ, thực hiện những công việc không liên quan

Trao đổi, tranh luận trong nhóm

Chú ý trao đổi, lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, đưa ra các ý kiến cá nhân.

Thường chú ý trao đổi, lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, đôi khi đưa ra các ý kiến cá nhân.

Đôi khi không lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, thường không đưa ra các ý kiến cá nhân.

Không lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác, không đưa ra các ý kiến cá nhân.

Sự hợp Tôn trọng ý tác kiến những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung.

Thường tôn trọng ý kiến những thành viên khác và hợp tác đưa ra ý kiến chung.

Thường tôn trọng ý kiến những thành viên khác nhưng chưa hợp tác đưa ra ý kiến chung.

Không tôn trọng ý kiến những thành viên khác và không hợp tác đưa ra ý kiến chung.

Tiêu chí

Đánh giá

55


Cách sắp xếp thời gian

Hoàn công được đúng gian.

thành việc giao thời

Hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và không làm chậm trễ công việc chung của cả nhóm.

Không hoàn thành công được việc giao đúng thời gian và làm chậm trễ công việc chung của cả nhóm.

Không hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch.

Tổng Bảng 15: Phiếu đánh giá đồng đẳng công việc nhóm Họ và tên: ..................................................................................................... Nhóm: .....................................................Lớp: ............................................. TT So sánh đồng đẳng Điểm 1 Các thành viên trong nhóm 2 Nhiệt tình trách nhiệm 3 Tinh thần hợp tác, tôn trọng lắng nghe 4 Tham gia tổ chức quản lí nhóm 5 Đưa ra ý kiến có giá trị 6 Đóng góp trong việc hoàn thành sản phẩm 7 Hiệu quả công việc 8 Tổng điểm Thang điểm: 3 Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 2 Trung bình 1 Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 0 Không giúp gì cho nhóm D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I. Một số kết quả thu được khi dạy học theo chủ đề so với dạy học theo phương pháp thông thường 1. Chọn lớp thực nghiệm Trên cơ sở các yêu cầu đã nêu, tôi chọn các cặp lớp thực nghiệm - đối chứng (TN - ĐC) theo bảng sau: 56


Bảng 16: Các lớp TN - ĐC STT

Chủ đề

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Thứ tự các cặp lớp TN - ĐC

Lớp

Sĩ số

Lớp

Sĩ số

1

11A1

39

11A4

37

2

11C1

45

11C2

42

1

Ancol trong đời sống và sản xuất

3

11A2

30

11A3

34

2

Phenol với sự phát triển của nền công nghiệp

4

11C3

42

11C4

42

Tổng

2

4

4

156

4

155

2. Tiến hành thực nghiệm và kết quả thực nghiệm Trong năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành thực nghiệm với số lượng lớp TN là 4 theo phương pháp mới, 4 lớp ĐC theo phương pháp truyền thống và thu được một số kết quả nhất định: Bảng 17: Bảng điểm kiểm tra của HS Bài Lớp kiểm tra

Số HS

TN 15’

45’

Điểm xi 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

72

0

0

0

4

7

9

17

15

13

5

2

ĐC

76

0

1

2

6

11

20

18

9

7

1

1

TN

84

0

0

1

4

6

10

20

14

18

7

4

ĐC

79

0

0

5

9

13

19

16

8

6

3

0

Bảng 18: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Yếu, kém (dưới 5đ)

Trung bình

Khá

Giỏi

(từ 5 - 6đ)

(từ 7 - 8đ)

(từ 9 - 10đ)

TN

15,27

36,11

38,88

9,74

ĐC

26,31

50,00

21,05

2,64

Đối tượng

57


Bảng 19: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 45 phút Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

Yếu, kém (dưới 5đ)

Trung bình

Khá

Giỏi

(từ 5 - 6đ)

(từ 7 - 8đ)

(từ 9 - 10đ)

TN

13,09

35,71

38,09

13,11

ĐC

34,17

44,30

17,72

3,81

Đối tượng

II. Một vài nét đánh giá về học sinh trong quá trình dạy học chủ đề nhằm phát triển NLHS Trong quá trình dạy học, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện nhưng tôi nhận thấy, ở nhóm thực nghiệm, học sinh có những biểu hiện tích cực hơn so với nhóm đối chứng, cụ thể: * Đánh giá chủ quan: - Học sinh có sự hăng hái, tích cực hơn trong quá trình học tập. Học sinh có tính tự giác, chủ động lập kế hoạch để hoàn thành công việc được giao. Có tinh thần làm việc và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm học sinh. - Học sinh hào hứng, tự nguyện tham gia các công việc học tập ở trên lớp cũng như về nhà. Hiệu suất học tập và làm việc cao hơn nhóm đối chứng. - Học sinh có khả năng tự học, tự khám phá, có khả năng sáng tạo trong học tập và giải quyết vấn đề. Nhiều em học sinh rất hay thắc mắc và đưa ra những ý kiến hay. Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều học sinh đã nảy sinh ra những vấn đề mới như có thể sản xuất siro, sản xuất rượu từ các loại trái cây bằng phương pháp lên men. Đó là ý tưởng mới, sáng tạo cho những dự án tiếp theo. - Học sinh chủ động vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết để nhận thức các vấn đề mới như trong quá trình thực hành - thí nghiệm. - Qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được rèn luyện tư duy logic, tư duy phản biện, được rèn luyện nhiều kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp - hợp tác (khi làm việc theo nhóm), kĩ năng thực hành, … Với hoạt động “học qua hành”, học sinh được vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống nhiều hơn. Điều đó giúp các em định hướng được việc học tập các môn khoa học, biết cách vận dụng các môn khoa học vào đời sống, không thờ ơ với các môn khoa học. Qua quan sát, tôi thấy nhiều học sinh nhanh nhẹn, tự tin với công việc mình và luôn nảy sinh nhiều ý tưởng mới để giải quyết vấn đề đưa ra. * Đánh giá khách quan: Sau khi thực hiện dạy học 2 chủ đề, tôi tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh ở 2 đối tượng TN và ĐC, tôi đã thu được kết quả ở bảng sau: 58


Bảng 20: Khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh khi được học 2 chủ đề Mức độ Rất hứng thú

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

Nhóm đối chứng

87/155 em

19/155 em

19/155 em

30/155 em

chiếm 56,13%

chiếm 12,25%

chiếm 12,25%

chiếm 19,37%

Nhóm thực nghiệm

125/156 em

22/156 em

9/156 em

0/156 em

chiếm 80,12%

chiếm 14,10%

chiếm 5,78%

chiếm 0%

Nhóm HS

Sau khi kết thúc dạy học chủ đề, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra năng lực đối với nhóm lớp để đánh giá mức độ vận dụng của các em sau khi học 2 chủ đề thì thu được kết quả: Bảng 21: Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh Bài kiểm tra

PHÂN LOẠI KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH (%) Yếu, kém

Trung bình

Khá

Giỏi

(dưới 5đ)

(từ 5 - 6đ)

(từ 7 - 8đ)

(từ 9 - 10đ)

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

15’

15,27

26,31

36,11

50,00

38,88

21,05

9,74

2,64

45’

13,09

34,17

35,71

44,30

38,09

17,72

13,11

3,81

Từ kết quả kiểm tra trên cho thấy: Ở nhóm đối chứng có điểm trung bình và yếu chiểm tỉ lệ cao. Chứng tỏ học sinh chưa vận dụng tốt kiến thức lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn và ngược lại. Ở nhóm thực nghiệm, tỉ lệ học sinh giỏi tăng cao, có sự phân hóa rõ rệt. Qua đó ta nhận thấy, khi áp dụng dạy học chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực đã phát huy được năng lực cho học sinh. E. ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐỀ TÀI ĐƯỢC NHÂN RỘNG Việc xây dựng một chủ đề dạy học theo định hướng phát triển NLHS đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức, làm chủ kiến thức và đôi khi cần được trải nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Bởi vậy, người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng lí luận về phương pháp dạy học và tâm huyết với nghề. Để dạy học đạt kết quả cao, Nhà trường THPT cần liên kết với các trường 59


ĐH, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, …. để có thể thực hiện tốt các khâu của dự án dạy học “học qua hành”. Chương trình SGK còn nặng về kiến thức lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn và vận dụng. Mặt khác, vấn đề “học để thi” vẫn được nhiều bậc cha mẹ, học sinh và Nhà trường quan tâm. Việc dạy học theo dự án, tăng cường rèn luyện kỹ năng, vận dụng thực tiễn, qua đó học sinh tiếp thu kiến thức nên những học sinh học theo cách này rất khó có thể đạt điểm cao trong bối cảnh thi cử hiện nay. Vì vậy, việc cải tiến thi cử là việc làm cần thiết trong công tác đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện.

60


PHẦN III: KẾT LUẬN I. Kết luận Đề tài đã đưa ra được các bước xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Khi xây dựng chủ đề cần xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống, học sinh vận dụng kiến thức nào để giải quyết vấn đề thực tiễn. Từ đó xây dựng các phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho phù hợp. Đề tài đã áp dụng thành công các bước xây dựng một chủ đề dạy học theo phương pháp dạy học dự án. Trong mỗi hoạt động, đề tài cũng đã nêu rõ các bước và cách thức tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng tự học của học sinh …. Qua đó, người đọc có thể dễ dàng xây dựng được một chủ đề dạy học mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đề tài đã xây dựng được bộ công cụ đánh giá năng lực học sinh khi dạy học theo chủ đề. Và bước đầu đã đưa vào áp dụng để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và thu được kết quả khá khả quan qua đánh giá chủ quan, cũng như khách quan. HS tích cực tham gia hoạt động học tập hơn, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đây là kết quả cho thấy việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nguồn nhân lực trong thời đại mới. II. Một số đề xuất - Cần tích cực tổ chức các đợt tập huấn về phương pháp dạy học như các kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó có định hướng dạy học dự án. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp để có thể dễ dàng thực hiện dạy “học qua hành”. - Đội ngũ cán bộ giáo viên cũng cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ở mọi lúc, mọi nơi nhằm nắm vững kiến thức các môn khoa học để dễ dàng tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực. - Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học cũng cần có điều chỉnh nhằm đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp. - Cần có chính sách ưu tiên đối với giáo viên có nhiều sáng kiến trong việc đổi mới phương pháp giáo dục và luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới, đáp ứng “đầu ra” trong giáo dục.

61


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

SGK Sinh học 10,11, Công nghệ 10, Hóa học 11.

2.

Vụ Giáo Dục Trung Học - tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện các chủ đề Giáo Dục STEM trong trường học năm 2019.

3.

Các phương pháp dạy học tích cực - www.vov.edu.vn

4.

Tạp chí hóa học và ứng dụng - Trường ĐHSP Đà Nẵng.

5.

Tham gia học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II do trường ĐH Vinh tổ chức vào tháng 6/2020

6.

Bồi dưỡng giáo viên phổ thông - Modun 2 - Hóa học THPT- Bộ Giáo dục và Đào tạo

7.

Hướng dẫn giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm hóa học 11 - Cao Cự Giác - NXB ĐHQGHN

8.

Hỏi đáp về hóa học với đời sống - Nguyễn Xuân Trường - NXB GDVN

9.

Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông - PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, ThS. Nguyễn Thị Diễm My - NXB ĐHSP TPHCM

62


PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH KHI HỌC CHỦ ĐỀ

Các nhóm tích cực thảo luận

63


C Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập

Ban giám hiệu, cùng tổ bộ môn và các giáo viên tham gia dự giờ đánh giá 64


Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.