![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
2 minute read
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Advertisement
Hòa mình vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục có sứ mệnh lớn lao trong việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, làm chủ công nghệ, làm chủ cuộc sống. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần lựa chọn nghề phù hợp với điểm mạnh, sở thích của mỗi người. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đã và đang quan tâm sâu sắc đến việc định hướng nghề nghiệp tương lai đi từ sở thích - tính cách theo thuyết Mật mã Holland. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Một trong những hướng đổi mới của giáo dục hiện nay là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân”. Để đạt được điều đó, một trong những yêu cầu quan trọng cần được thực hiện là đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Khi người học đã có hứng thú và niềm say mê với môn Khoa học tự nhiên nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng, thì nhiệm vụ của chúng ta - những người thầy là làm thế nào để tăng sự ham mê, lòng yêu thích, niềm hứng thú của người học đối với môn học ? Ở đây, chúng tôi đưa ra một giải pháp giải quyết vấn đề trên chính là tận dụng việc tham gia làm thí nghiệm, thực hành hay giải bài tập liên quan đến thí nghiệm, thực hành cho học sinh trung học phổ thông. Trong đề thi đại học và cao đẳng những năm học trước và đề thi THPT quốc gia những năm gần đây đã có những câu hỏi về thí nghiệm thực hành, đây đều là những câu hỏi ở mức độ dễ nhưng hầu hết học sinh đều không trả lời đúng. Bởi vì trong quá trình học ở trường THPT các em ít được tiếp xúc với thực tế thí nghiệm thực hành và trong quá trình giảng dạy hầu hết giáo viên đều không đi sâu vào các câu hỏi dạng này. Trong khi đó, ít có sách đề cập đến loại bài tập trắc nghiệm liên quan tới thí nghiệm, thực hành; điều đó chưa cho thấy được vấn đề thực nghiệm trong bộ môn.