4 minute read

Hệ thống câu hỏi liên quan

Hiện tượng và

Giải thích dẫn khí vào ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2. Bước 3 Đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Ptpư khi đun ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng:

Advertisement

C12H22O11 + 24 O(CuO)  12 CO2 + 11 H2O. Hơi nước sinh ra làm bông trộn CuSO4 khan màu trắng chuyển sang màu xanh của muối ngậm nước CuSO4.5H2O. Xác nhận có H trong hợp chất nghiên cứu. Khí CO2 sinh ra làm vẩn đục dung dịch Ca(OH)2: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O Sự tạo thành kết tủa trắng của CaCO3 xác nhận có H trong hợp chất hữu cơ. Lưu ý Ống nghiệm được lắp hơi chúc xuống để hơi nước ngưng tụ ở đầu ống nghiệm, không chảy ngược xuống đáy gây vỡ ống nghiệm. Kết thúc thí nghiệm: cần tháo ống dẫn khí ra khỏi dung dịch Ca(OH)2 trước khi tắt đèn cồn; Vì nếu tắt đèn cồn trước làm nhiệt độ trong ống nghiệm giảm, áp suất giảm, nước sẽ bị hút ngược vào trong gây vỡ ống nghiệm.

* Hệ thống câu hỏi liên quan

Mức độ nhận biết: Câu 1. Bông trộn CuSO4 khan màu trắng hút nước chuyển sang màu xanh, chứng tỏ hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố: A. H. B. C. C. O. D. C, H. Câu 2. Ống nghiệm chứa Ca(OH)2 bị vẩn đục, chứng tỏ hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố: A. C. B. H. C. O. D. C, H. Câu 3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2. A. Có kết tủa trắng xuất hiện

B. Có kết tủa đen xuất hiện C. Dung dịch chuyển sang màu xanh D. Dung dịch chuyển sang màu vàng. Mức độ hiểu: Câu 1. Hãy cho biết thí nghiệm bên dùng để xác định nguyên tố nào trong hợp chất hữu cơ: A. Xác định C và H. B. Xác định C và O. C. Xác định H và O. D. Xác định C, H và O. Câu 2. Hãy cho biết sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm A. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. B. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng. C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh. D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng Câu 3. Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là: A. CaO, H2SO4 đặc. B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc. C. CuSO4 khan, Ca(OH)2. D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2.

Mức độ vận dụng: Câu 1. Cho các phát biểu: (a) Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. (c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2 (d) Có thể thay glucozơ (C6H12O6) bằng sacarozơ (C12H22O11). (e) Ở bước số 2, tránh gây vỡ ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng, ta lắp hơi chúc xuống.

Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Gợi ý: phát biểu đúng là: (c), (d), (e). Câu 2. Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hidro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước (3 bước như phần Phân tích thí nghiệm): Cho các phát biểu sau: (a) CuO có vai trò khử C thành CO2, H thành H2O. (b) Có thể thay CuO bằng CaO (c) Ở bước số 2, ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng được lắp hướng lên tránh chất rắn tập trung tại đáy ống nghiệm. (d) Kết thúc thí nghiệm, trước khi tắt đèn cồn cần tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Gợi ý: phát biểu đúng là: (d). Mức độ vận dụng cao: Câu 1. Cho mô hình thí nghiệm sau:

Cho các nhận xét sau: (a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ. (b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy. (c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ. (d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO. (e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO. (g) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.

This article is from: