5 minute read

2.2.4. Thiết kế hoạt động thực hành quan sát

33 - Ăn uống khoa học, hạn chế dầu mỡ, không ăn mặn, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, nhiều cá, ít thịt. - Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân – béo phì. - Tránh thức khuya, tránh những tác động mạnh và bất ngờ, tránh xa căng thẳng – stress, nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn. - Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông trong hệ mạch.Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây tai biến tim mạch…. - Đo kiểm tra huyết áp thường xuyên, tốt nhất nên đo huyết áp 2 lần/ngày.

Hoạt động 5: Tổng kết, trao giải (2 phút)

Advertisement

- MC: thông báo kết quả của 4 đội và mời cô giáo lên trao thưởng. - MC: Diễn đàn “Sống khỏe mỗi ngày kết thúc”

2.2.4. Thiết kế hoạt động thực hành quan sát

I. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS cần phải:

1. Kiến thức

- Bố trí được thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm tòi, thu thập, phân tích và xử lí thông

tin.

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn có liên quan đến hô hấp ở thực vật.

3. Thái độ

- Nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tập thể.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực giao tiếp: thông qua việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp bạn bè thầy cô. - Năng lực sáng tạo: Thiết kế mô hình thí nghiệm từ những vật dụng tái chế - Năng lực hợp tác: các thành viên trong nhóm cùng làm việc.

II. Cách thức tổ chức

- Thực hành quan sát. - Phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các nhóm HS.

III. Đối tượng tham gia

- Học sinh lớp 11A3; 11A5 năm học 2018 – 2019 - trường THPT. - Học sinh lớp 11A1; 11A3 năm học 2019 – 2020 - trường THPT. - Số lượng: Đại diện của các nhóm/lớp (7-8 HS/nhóm).

IV. Thời gian – địa điểm

- Thời gian: Trong tháng 9 năm 2018 – 2019 và 2019 - 2020 khi dạy chủ đề hô hấp ở thực vật. - Địa điểm: Tại lớp học.

V. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV

- Chuẩn bị nôi dung bài học. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

2. Chuẩn bị của HS

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - Chuẩn bị một số vật dụng thường ngày.

VI. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV giao nhiệm vụ nhận thức cho từng cá nhân hay nhóm. - Giáo viên cung cấp đồ vật trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta có thể tái chế được. HS chia nhóm và nhận đồ vật (mỗi nhóm từ 6-7 thành viên). Đây chính là giai đoạn chuẩn bị trong quá trình sáng tạo, giáo viên cung cấp vật liệu để học sinh nhận thức vấn đề, tìm phương pháp giải quyết vấn đề.

Ảnh: Nguyên liệu chuẩn bị làm dụng cụ thí nghiệm

Bước 2: HS thực hành quan sát - Học sinh đọc SGK, vận dụng các kiến thức liên môn để lập kế hoạch thiết kế mô hình thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần thiết, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm.

Ảnh: HS chuẩn bị dụng cụ từ những vật dụng tái chế

Đây là giai đoạn nung nấu, thai nghén vấn đề. Học sinh thu thập tìm hiểu thông tin để kết nối các kiến thức đã biết với nhau cùng nhau thảo luận và đi đến kết quả là tiến hành làm mô hình. Mỗi nhóm học sinh thiết kế và lựa chọn một loại đồ dùng tái chế khác nhau để làm ra mô hình của mình. Qua quan sát, đối chiếu các nhóm tháy được các em rất sáng tạo và vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề rất nhanh. - Học sinh hoàn thiện mô hình thí nghiệm và chuẩn bị mẫu vật thực hành (về nhà).

Ảnh: Mô hình thí nghiệm

36 Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận. - Tiến hành thí nghiệm phát hiện sự hô hấp ở thực vật (lồng ghép khi dạy khái niệm hô hấp ở thực vật). Đây chính là gia đoạn kiểm chứng lại quá trình hoạt động. Quá trình này cho phép ghi nhận khả năng sáng tạo của bản thân và đối chiếu với kết quả sáng tạo của các bạn khác, đồng thời đánh giá khả năng thực hành của học sinh.

Ảnh: HS thực hành thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.

Ảnh: HS thực hành thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút O2.

Bước 4: Đánh giá kết quả: HS quan sát hiện tượng và giải thích. Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm.

This article is from: