TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM
vectorstock.com/28062424
Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI”, VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
OF FI
CI
AL
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NH ƠN
LÊ HOÀNG PHƯỚC HIỀN
Y
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI”,
QU
VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM
DẠ Y
KÈ M
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
HÀ NỘI – 2021
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
OF FI
CI
AL
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NH ƠN
LÊ HOÀNG PHƯỚC HIỀN
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI”, VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM
Y
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
KÈ M
QU
Mã số: 8140211.01
DẠ Y
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền
HÀ NỘI – 2021
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của
CI
mình tới các thầy, các cô trong trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
OF FI
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh tại trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm đề tài.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, tận tình giúp đỡ em trong
NH ƠN
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tại trường.
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
KÈ M
QU
Y
Tác giả
DẠ Y
Lê Hoàng Phước Hiền
i
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
Viết đầy đủ
Viết tắt
STT
AL
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
CTGDPT
Chương trình giáo dục phổ thông
2
CG
Chuyên gia
3
GV
Giáo viên
4
HS
Học sinh
5
THPT
Trung học phổ thông
6
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
NH ƠN
OF FI
1
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
Bảng 3.1: Thông tin cá nhân của các chuyên gia tham gia khảo sát ............ 100
OF FI
Bảng 3.2: Kết quả xin ý kiến chuyên gia ...................................................... 101 Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Bậc giảng dạy của người được khảo sát ..................................... 30 Biểu đồ 1.2: Kinh nghiệm công tác của người được khảo sát ........................ 30
NH ƠN
Biểu đồ 1.3: Mức độ hiểu biết về STEM của người được khảo sát ................ 30 Biểu đồ 1.4: Cách tiếp cận kiến thức STEM của người được khảo sát .......... 31 Biểu đồ 1.5: Hoạt động vận dụng STEM ở các trường phổ thông ................. 31 Biểu đồ 1.6: Mức độ quan tâm của giáo viên tới việc phát triển năng lực ..... 31 Biểu đồ 1.7: Mức độ quan trọng của giáo dục STEM trong việc phát triển
Y
năng lực cho học sinh ...................................................................................... 32
QU
Biểu đồ 1.8: Tần suất hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ......................................................................................... 32 Biểu đồ 1.9: Tần suất hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để làm ra sản
KÈ M
phẩm ................................................................................................................ 32 Biểu đồ 1.10: Tần suất liên môn trong giờ học ............................................... 33 Biểu đồ 1.11: Mức độ thuận lợi/khó khăn trong việc triển khai giáo dục STEM .............................................................................................................. 33
DẠ Y
Danh mục hình ảnh Hình 3.1: Học sinh tích cực làm việc nhóm trong giờ học ........................... 108 Hình 3.2: Học sinh trình bày hoạt động của Bản đồ sao quay ...................... 108
iii
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Hình 3.3: Học sinh thảo luận thiết kế bản đồ sao quay................................. 109 Hình 3.4: Học sinh chế tạo bản đồ sao quay ................................................. 109
CI
Hình 3.5: Học sinh giới thiệu về các hành tinh đất đá .................................. 110
OF FI
Hình 3.6: Học sinh chế tạo "Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời” ........ 110 Hình 3.7: Học sinh báo cáo sản phẩm "Mô hình chuyển động của Hệ Mặt
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
NH ƠN
Trời" .............................................................................................................. 111
iv
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
2.
Mục đích nghiên cứu............................................................................. 3
3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4.
Giả thuyết khoa học .............................................................................. 3
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3
6.
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
7.
Đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 5
8.
Dự kiến cấu trúc của luận văn............................................................... 5
NH ƠN
OF FI
CI
1.
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH
Y
HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
QU
TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH .............................................................. 6 1.1. Tổng quan về giáo dục STEM .............................................................. 6 1.1.1. Tổng quan về giáo dục STEM trên thế giới ........................................ 6
KÈ M
1.1.2. Giáo dục STEM tại Việt Nam ............................................................. 8 1.1.3. Sự cần thiết của việc triển khai giáo dục STEM............................... 10
1.2. Dạy học STEM ở trường trung học phổ thông ................................... 11 1.2.1. Khái niệm dạy học theo định hướng STEM ..................................... 11
DẠ Y
1.2.2. Mục tiêu của việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM ........... 14 1.2.3. Các hình thức triển khai giáo dục STEM.......................................... 14 1.2.4. Quy trình triển khai một bài học STEM ........................................... 18 v
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai dạy học STEM ................. 20 1.3. Dạy học theo chủ đề ............................................................................ 24
CI
1.3.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề ......................................................... 24
OF FI
1.3.2. Dạy học chủ đề STEM ...................................................................... 24 1.3.3. Phân loại chủ đề STEM .................................................................... 25 1.4. Tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học Vật lý theo định hướng STEM ............................................................................................... 26
NH ƠN
1.4.1. Khái niệm tính tích cực của học sinh ................................................ 26 1.4.2. Biểu hiện của tính tích cực ................................................................ 27 1.4.3. Những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh ...................... 27 1.5. Thực trạng dạy học STEM ở trường phổ thông hiện nay ................... 29 1.5.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 29
Y
1.5.2. Đối tượng và thời gian khảo sát ........................................................ 29
QU
1.5.3. Nội dung khảo sát ............................................................................. 29 1.5.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 29 1.5.5. Kết quả khảo sát ................................................................................ 30
KÈ M
1.6. Kết luận chương 1 ............................................................................... 34
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 36 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI”, VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM ...................................... 36
DẠ Y
2.1. Tổng quan nội dung chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”, Vật lý 10 ..... 36 2.1.1. Mục tiêu dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” ......................... 36 2.1.2. Đặc điểm kiến thức chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” ..................... 38 vi
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
2.2. Xây dựng tiến trình dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”, Vật lý
10 theo định hướng STEM .......................................................................... 39
CI
2.2.1. Tiến trình dạy học chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay” ..................... 39 2.2.2. Tiến trình dạy học chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời" ..
OF FI
............................................................................................................... 60 2.3. Kết luận chương 2 ............................................................................... 93 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 94 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................... 94
NH ƠN
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.......................................................... 94 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................... 94 3.1.2. Quy trình tổ chức thực nghiệm sư phạm ........................................... 94 3.2. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá ....................................... 94
Y
3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................ 95
QU
3.3.1. Tài liệu và cách thức thực nghiệm .................................................... 95 3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................................... 96 3.4. Đối tượng, thời gian và phương pháp thực nghiệm sư phạm ............. 96
KÈ M
3.4.1. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 96 3.4.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm .................................................. 97 3.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................. 97
3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ......................................................... 97
DẠ Y
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................ 99 3.7. Kết luận chương 3 ............................................................................. 111
vii
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
1.
AL
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài
CI
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong
những năm gần đây đã và đang đưa nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế
OF FI
tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định tạo nên sự phát triển của xã hội. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013) đã chỉ rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học”. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng lần thứ 4 đã và đang diễn ra
NH ƠN
trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự đột phá của hệ thống internet và trí tuệ nhân tạo kéo theo sự thay đổi đáng kể phương thức sản xuất của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự thay đổi này đang diễn ra đòi hỏi lực lượng sản xuất cũng phải thay đổi. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho nền giáo dục là cần trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc này được thủ tướng chính
Y
phủ giao nhiệm vụ cho bộ Giáo dục thực hiện và được chỉ rõ trong chỉ thị
QU
16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng lần thứ 4: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số
KÈ M
trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.”
DẠ Y
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ Giáo dục xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh phát triển những năng lực, kỹ năng cần thiết để thích ứng với
1
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
sự thay đổi của thế giới. Chương trình không còn chỉ chú trọng tới việc trau dồi kiến thức hàn lâm như trước mà đã chú trọng phát triển hài hòa về thể chất và
CI
tinh thần giúp người học tích cực, tự chủ, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động
OF FI
có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Vật lý cũng đưa ra những mục tiêu rất rõ ràng để phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh, đồng thời
NH ƠN
những chủ đề được đưa ra rất gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, chương trình mới có nhiều sự thay đổi so với chương trình cũ về mục tiêu, kiến thức và phương pháp dạy học, trong khi đó, giáo viên của chúng ta hiện nay vẫn có thói quen dạy học thuần kiến thức hàn lâm, ít chú trọng đến việc vận dụng kiến thức vào thực tế, nâng cao kỹ năng, năng lực cho học sinh. Do đó không thể tránh khỏi việc giáo viên sẽ còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong việc xây dựng tiến
Y
trình dạy học để đáp ứng được những mục tiêu đề ra trong chương trình mới.
QU
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Vật lý ngoài những chủ đề kiến thức hàn lâm còn có 3 chuyên đề gắn liền với cuộc sống. Trong đó, chuyên đề “Trái đất và bầu trời” là một chuyên đề hấp dẫn, nhiều kiến thức thực tế nhưng
KÈ M
nếu triển khai theo phương pháp dạy học cũ sẽ gây nhàm chán, khó hiểu với học sinh. Nếu xây dựng tiến trình dạy học chuyên đề này theo định hướng STEM, học sinh sẽ được tìm tòi, khám phá, được sáng tạo những sản phẩm của riêng mình do đó các em không chỉ hào hứng hơn mà còn khắc sâu được những
DẠ Y
kiến thức trọng tâm của bài học. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Tổ chức dạy
học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10 theo định hướng STEM”.
2
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Mục đích nghiên cứu
AL
2.
Xây dựng tiến trình và tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”,
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
OF FI
3.
CI
vật lý 10 theo định hướng STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học theo định hướng STEM. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy học theo định hướng STEM trong chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10. 4.
Giả thuyết khoa học
NH ƠN
Nếu tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10 theo định hướng STEM thì sẽ phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. 5.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận định hướng STEM, nghiên cứu lý luận về tính tích cực trong học tập.
Y
- Tìm hiểu những khó khăn của việc triển khai chuyên đề “Trái đất và bầu
QU
trời” trong chương trình vật lý năm 2018 ở trường phổ thông hiện nay. - Phân tích cấu trúc, nội dung dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” Vật lý 10.
KÈ M
- Xây dựng tiến trình dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo định
hướng STEM nhằm tăng cường tính tích cực học tập cho học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc
sử dụng định hướng STEM trong quá trình dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu
DẠ Y
trời” để nâng cao tính tích cực trong học tập cho học sinh.
3
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Phương pháp nghiên cứu
AL
6.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
CI
Nghiên cứu các tài liệu về STEM, các phương pháp dạy học bộ môn vật
OF FI
lý theo hướng phát huy năng lực của học sinh.
Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông môn vật lý 2018.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chuyên đề “Trái đất và bầu trời” – Vật lý 10.
NH ƠN
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ và sự hứng thú của học sinh thông qua tiết học với phương pháp STEM.
+ Phương pháp điều tra: Thực hiện phỏng vấn một số học sinh trong lớp sau tiết học bài tập để đánh giá mức độ hiệu quả của tiết dạy và thái độ, sự hứng
Y
thú của học sinh đối với tiết dạy.
QU
Trưng cầu ý kiến của các giáo viên vật lý khác về thực trạng dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”. + Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các
KÈ M
giảng viên đại học, giáo viên có kinh nghiệm về STEM, tiến trình bài dạy STEM trong đề tài. + Phương pháp thực nghiệm khoa học: Thực hiện dạy thử ở 2 lớp tương
đương về trình độ; 1 lớp triển khai phương pháp dạy học truyền thống, 1 lớp
DẠ Y
triển khai theo phương pháp STEM. - Phương pháp thống kê toán học : Để xử lý thông tin từ thực nghiệm sư
phạm.
4
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Đóng góp mới của đề tài
AL
7.
- Về lý luận: Góp phần làm rõ cách thức triển khai phương pháp STEM
CI
trong dạy học môn vật lý tại trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
OF FI
- Về thực tiễn: Xây dựng tiến trình dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10 trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng STEM. 8.
Cấu trúc của luận văn
NH ƠN
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (4 trang) và phụ lục (12 trang), nội dung của luận văn gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cho học sinh (gồm 30 trang, trong đó có 11 biểu đồ).
+ Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”,
QU
Y
Vật lý 10 theo định hướng STEM (gồm 61 trang). + Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (gồm 19 trang, trong đó có 2 bảng và 7 hình).
Luận văn sử dụng 34 tài liệu tham khảo, trong đó có 21 tài liệu tiếng Việt
DẠ Y
KÈ M
và 13 tài liệu tiếng nước ngoài.
5
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO
CI
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH
OF FI
1.1. Tổng quan về giáo dục STEM
1.1.1. Tổng quan về giáo dục STEM trên thế giới
Giáo dục STEM ban đầu được gọi là Khoa học, Toán học, Kỹ thuật và Công nghệ (SMET) là một sáng kiến được tạo ra bởi Quỹ khoa học quốc gia
NH ƠN
Hoa Kỳ (NSF) nhằm cung cấp cho học sinh tất cả những kỹ năng về tư duy phản biện, giúp họ trở thành những người giải quyết vấn đề sáng tạo và cuối cùng là có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội. Trước đây, STEM được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất kinh doanh, nó được sử dụng thường xuyên trong các công ty kỹ thuật để sản xuất ra các công nghệ mang tính cách mạng như: bóng đèn, ô tô, công cụ, máy móc… Những người đứng đầu trong
Y
các quy trình sản xuất đó thường chỉ được đào tạo cơ bản hoặc chỉ học nghề
truyền thống.
QU
chứ không được đào tạo bài bản vì STEM không được áp dụng trong giáo dục
Giáo dục STEM được khởi nguồn từ Mỹ, mốc quan trọng giúp Hoa Kỳ
KÈ M
hình thành chiến lược về công nghệ và đổi mới trong giáo dục là sự kiện Nga phóng vệ tinh Sputnik vào không gian năm 1957. Ý nghĩa của sự kiện này đã thúc đẩy Hoa Kỳ xem xét việc khởi xướng và thúc đẩy hơn nữa những tiến bộ trong công nghệ về du hành và khám phá không gian. Năm 1958, Mỹ thành lập cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA). Sứ mệnh của NASA là mở
DẠ Y
rộng và cải thiện sự hiện diện trong không gian của Hoa Kỳ và sử dụng Khoa học, Kỹ thuật một cách hiệu quả nhất để hoàn thành sứ mệnh đó. Kể từ khi ra đời, ngành công nghiệp vũ trụ của Mỹ đã phát triển mạnh và tạo ra nhiều thành
6
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
tựu đáng kể. NASA cũng chịu trách nhiệm về việc đẩy mạnh giáo dục STEM,
đưa ra các sáng kiến và các khoản tài trợ góp phần phát triển nhân lực trong các
CI
ngành nghề STEM. Trong suốt mùa hè năm 2010, hơn 150 sự kiện do trung tâm NASA dẫn đầu và 130 đối tác tham gia từ khắp các quốc gia đã thu hút
OF FI
hơn 150.000 sinh viên tham gia trải nghiệm. [29]
Từ khi NASA thành lập, chính phủ Mỹ thường xuyên đẩy mạnh giáo dục STEM, thành lập nhiều hội đồng giáo dục xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn hình thành các chương trình đào tạo STEM cho học sinh phổ thông. Vào những năm 1990, SMET được Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ sử dụng như các
NH ƠN
từ viết tắt của Khoa học, Toán học, Kỹ thuật và Công nghệ; sau đó được đổi thành STEM vào năm 2001. Năm 2007, một báo cáo của viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã cảnh báo lực lượng lao động STEM của Mỹ đang có trình độ thấp hơn các quốc gia khác, đòi hỏi Mỹ phải có biện pháp đẩy mạnh giáo dục STEM hơn nữa. Từ đó, hàng loạt các chính sách, sáng kiến được ra đời tiêu biểu như sáng kiến “Giáo dục để đổi mới” của Tổng thống
Y
Obama năm 2009 nhằm giúp sinh viên Hoa Kỳ dẫn đầu về thành tích Khoa học
QU
và Toán cho tới năm 2020.
Qua nhiều năm phát triển, giáo dục STEM đã cho thấy tác dụng tuyệt vời của nó, Mỹ đã trở lại dẫn đầu về nhân lực trong lĩnh vực STEM. Giáo dục
KÈ M
STEM đã lan rộng ra các quốc gia và trở thành cuộc cách mạng giáo dục trên toàn thế giới. Các hội chợ khoa học được tổ chức thường xuyên và giành được sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên, phụ huynh và cả truyền thông báo chí. Dễ dàng nhận thấy rằng phát triển giáo dục STEM trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ là xu thế của thời đại mà còn là chiến
DẠ Y
lược phát triển của các quốc gia. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEM ngày càng lớn, đòi hỏi ngành
7
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
giáo dục cũng phải có những thay đổi để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
CI
Nghiên cứu về giáo dục STEM đã và đang được nhiều nhà giáo dục trên
toàn thế giới quan tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Josh
OF FI
Brown, trong giai đoạn 2007 – 2010 tại Mỹ có 60 bài báo khoa học về STEM được xuất bản trên 8 tạp chí giáo dục nổi tiếng của Mỹ. Giai đoạn 2008 – 2013 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nghiên cứu giáo dục STEM, Mỹ có 200 công trình nghiên cứu về giáo dục STEM chiếm tỷ lệ lớn nhất (52%); Anh có 36 công trình (9,35%); Hà Lan, Úc mỗi quốc gia có 16 nghiên cứu (4,16%);
NH ƠN
các quốc gia Tây Ban Nha, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đức, Đài Loan tổng cộng có 67 công trình; các quốc gia còn lại trên thế giới có 50 công trình. Các nghiên cứu cho thấy các lĩnh vực về giáo dục STEM; vai trò, bản chất hay các chính sách về giáo dục STEM… [11] 1.1.2. Giáo dục STEM tại Việt Nam
Y
Giáo dục STEM được đưa vào Việt Nam từ khoảng những năm 2000
QU
nhưng phát triển mạnh ở các công ty tư nhân dưới dạng Robotic và Công nghệ thông tin. Các đơn vị áp dụng mô hình giáo dục STEM nhưng chưa thông qua nghiên cứu cụ thể nào về lý luận và thực tiễn đối với bối cảnh kinh tế xã hội tại Việt Nam. Điều này dẫn tới chưa có sự thống nhất về khái niệm và mục tiêu
KÈ M
trong giáo dục STEM tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước đang có bước chuyển mình mạnh mẽ
về Khoa học, Kỹ thuật hòa mình với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực STEM được đào tạo bài
DẠ Y
bản để nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh với các nước trên thế giới về môi trường đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng. Nếu như không bắt kịp nhịp độ phát triển của các nước trên thế giới và trong khu vực, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng về nhân lực chất lượng cao, lạc hậu về phương thức sản xuất
8
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế và an ninh. Nhận thấy cơ hội và những thách thức đó, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
CI
04/05/2017 đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó có giải pháp đề cao sự thay đổi trong giáo
OF FI
dục, thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có những văn bản, công văn hướng dẫn triển khai các mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc biệt đẩy mạnh giáo dục STEM như: Công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học; Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai
NH ƠN
thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm tạo môi trường cho học sinh và giáo viên đưa những lý thuyết đã học vận dụng vào thực tế. Từ khi bắt đầu triển khai đến nay, Việt Nam tham dự kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc tế và đều
Y
có dự án đoạt giải. Kỳ thi này được các trường trung học cơ sở và trung học
QU
phổ thông trên toàn quốc tham gia tích cực với hàng chục ngàn dự án được thực hiện hằng năm. Ngoài ra, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Ngày hội STEM cũng được triển khai đều đặn; trong đó tổ chức cho học sinh trình bày, chia sẻ
KÈ M
các sản phẩm học tập; tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục STEM, nổi bật như các trường: Trường Olympia - Hà Nội; Trường THCS Trưng Vương - Hà Nội; Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định… Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp với Hội đồng Anh triển khai chương trình thí điểm về giáo dục STEM cho một số trường trên địa bàn Hà
DẠ Y
Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định và Quảng Ninh vào năm 2016. Đây là một bước đi quan trọng để hình thành chương trình giáo dục STEM mang tầm quốc gia.
9
1.1.3. Sự cần thiết của việc triển khai giáo dục STEM
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đang thay
CI
đổi nhanh chóng về phương thức và công cụ sản xuất, nếu Việt Nam không đào
tạo ra những nhân lực đáp ứng được sự thay đổi của thế giới thì chúng ta sẽ bị
OF FI
thụt lùi, lạc hậu.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng đã nêu rõ, chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo phát triển được phẩm chất, năng lực của người học thông qua những nội dung giáo dục với kiến thức thiết thực, chú trọng việc thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát huy tính tích cực chủ động
NH ƠN
của học sinh; các phương pháp kiểm tra đánh giá phải phù hợp với những mục tiêu giáo dục được để ra. Giáo dục công nghệ được thực hiện qua nhiều môn học trong đó cốt lõi là môn Thế giới công nghệ (Khối 1 – 3) và Tìm hiểu công nghệ (Khối 4 – 5); Công nghệ và hướng nghiệp (THCS); Thiết kế và công nghệ (THPT). Cùng với Toán, Khoa học tự nhiên và Tin học, các môn học về công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục
QU
Y
đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. [1] Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đề cập đến việc bồi dưỡng 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và 10 năng lực (giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;
KÈ M
năng lực toán học; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mỹ; năng lực thể chất; tự chủ và tự học) cho học sinh. Giáo dục STEM giúp học sinh hình thành những phẩm chất và năng lực trên một cách hiệu quả bằng cách kết hợp 4 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán
DẠ Y
học; giúp công dân Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Các bài học STEM tập trung vào thực hành, sáng tạo và gắn liền với thực tiễn; không còn là những bài học khô khan hàn lâm như giáo dục truyền thống giúp học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và tự chủ hơn trong việc hình thành
10
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
những kỹ năng. Khi tiếp xúc với giáo dục STEM, học sinh có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, tìm hiểu và khám phá những hiện tượng
CI
khoa học, vận dụng toán học vào thực tế và sáng tạo những sản phẩm khoa học công nghệ. Điều này cực kỳ có ý nghĩa trong điều kiện phát triển nhanh chóng
OF FI
của xã hội khi mà xung quanh các em luôn có những công cụ, máy móc, những thành tựu khoa học hiện đại phục vụ cho con người. Giáo dục STEM làm thay đổi về phương pháp đào tạo và chắc chắn sẽ giúp thực hiện được những mục tiêu giáo dục đề ra, nâng cao năng lực, phát triển phẩm chất cho học sinh và góp phần làm thay đổi nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ứng xu thế phát triển
NH ƠN
của thế giới.
1.2. Dạy học STEM ở trường trung học phổ thông 1.2.1. Khái niệm dạy học theo định hướng STEM
Giáo dục STEM có thể coi là một “môn học tổng hợp”, điều này có nghĩa là sự tích hợp các kiến thức từ những chuyên ngành khác nhau vào một tổng
Y
thể mới thay vì riêng rẽ từng phần nhỏ. Sự tích hợp này nhằm xóa bỏ rào cản
QU
truyền thống được dựng lên giữa bốn lĩnh vực STEM: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Theo Tsupros, Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành để học tập trong đó các khái niệm học thuật nghiêm ngặt được kết hợp với các bài học trong thế giới thực khi học sinh áp dụng Khoa học, Công nghệ,
KÈ M
Kỹ thuật và Toán học trong các bối cảnh được liên kết giữa trường học, cộng đồng, cơ quan và doanh nghiệp toàn cầu cho phép phát triển những kỹ năng về STEM cùng với đó là tạo ra nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới [34]. Theo nghiên cứu của Brown, Brown, Reardon & Merrill, giáo
DẠ Y
dục STEM được định nghĩa là một nền tảng tổng hợp, dựa trên tiêu chuẩn riêng của các trường học – nơi tất cả các giáo viên, đặc biệt là giáo viên Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) sử dụng cách tiếp cận tích hợp để dạy và học, trong đó không phân chia nội dung theo chuyên ngành nhưng những
11
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
vấn đề đưa ra được giải quyết và nghiên cứu một cách sống động, linh hoạt [26].
CI
STEM là thuật ngữ được viết tắt từ 4 lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math).
OF FI
• Khoa học: Gồm những kiến thức về thế giới tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, trau dồi cho học sinh những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề về khoa học trong cuộc sống.
• Công nghệ: Đây là điểm đầu tiên dễ gây nhầm lẫn trong giáo dục
NH ƠN
STEM. Đại đa số mọi người thường lầm tưởng công nghệ phải có máy tính hay thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, công nghệ trong giáo dục STEM được hiểu là việc sử dụng thành thạo các trang thiết bị xung quanh như kéo, kìm, đồng hồ đa năng… Giáo dục STEM giúp học sinh hình thành những kỹ năng để sử dụng hay tiếp cận các công nghệ một cách hiệu quả trong cuộc sống. • Kỹ thuật: Đây là điểm dễ gây nhầm lần thứ hai trong khái niệm về giáo
Y
dục STEM. Kỹ thuật trong giáo dục STEM không chỉ là những thao tác kỹ thuật mà là cả quy trình thiết kế kỹ thuật, vận dụng những kiến thức Khoa học, Toán
QU
học để giúp học sinh hoàn thành những mục tiêu đề ra. • Toán học: Thông qua việc phân tích, tính toán, biện luận… giúp học sinh hình thành ý tưởng và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
KÈ M
Thuật ngữ STEM được sử dụng để nói ngắn gọn chủ yếu về 2 lĩnh vực
giáo dục và nghề nghiệp. Ở khía cạnh giáo dục, STEM được hiểu là một hình thức triển khai dạy học thông qua các bài học/dự án gắn liền với thực tiễn trong đó tích hợp 4 yếu tố Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán nhằm giúp học
DẠ Y
sinh phát triển những kỹ năng, năng lực cần thiết trong cuộc sống. Ở khía cạnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là những nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.
12
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu đưa ra những khái niệm về STEM hay giáo dục STEM dựa trên những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, có 3 cách
CI
hiểu chính về giáo dục STEM hiện nay:
• Giáo dục STEM được hiểu theo cách quan tâm tới các môn Khoa học,
OF FI
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán, tăng cường các môn học này từ bậc tiểu học cho tới sau đại học. Đây cũng là quan điểm về giáo dục STEM của Bộ giáo dục của Mỹ.
• Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành để học tập, loại bỏ những rào cản truyền thống ngăn cách bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ
NH ƠN
thuật và Toán học; tích hợp chúng vào thế giới thực một cách chặt chẽ, tạo ra những kinh nghiệm học tập phù hợp cho học sinh. Quan điểm này hiện nay đang được nhiều nhà giáo dục và các quốc gia áp dụng. • Giáo dục STEM là phương pháp giảng dạy trong đó tích hợp ít nhất hai môn học/lĩnh vực trong bốn lĩnh vực của STEM. Theo Sanders: “Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai
Y
hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc
QU
nhiều môn học khác trong nhà trường” [33]. Mỗi một quan điểm đều có những lý luận riêng và phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia. Với bối cảnh của nền kinh tế, các chính sách phát triển giáo
KÈ M
dục của Việt Nam hiện nay, STEM nên được hiểu là một phương pháp tiếp cận thông qua những bài học/dự án; kết hợp Khoa học, Công nghệ, Toán học và Kỹ thuật giúp học sinh hình thành những kỹ năng, năng lực và phẩm chất, đáp ứng được sự phát triển của xã hội. Với chính sách giáo dục trao quyền tự chủ cho
DẠ Y
giáo viên nhiều hơn thì cách hiểu này sẽ giúp giáo viên được chủ động trong việc thiết kế bài giảng/dự án tích học phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
13
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
1.2.2. Mục tiêu của việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM
CI
Giáo dục STEM giúp học sinh hình thành những năng lực đặc thù cho
từng môn học, hình thành cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về Khoa học,
OF FI
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Học sinh biết cách kết hợp các kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau để giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống. Giáo dục STEM giúp học sinh hình thành những kỹ năng, năng lực của thế kỷ 21. Hình thành Tư duy phản biện, Sáng tạo, Hợp tác và Giao tiếp thông
NH ƠN
qua quá trình thực hiện các dự án và hoạt động nhóm.
Giáo dục STEM giúp học sinh tìm kiếm được đam mê qua các lĩnh vực, từ đó xây dựng được định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hơn thế nữa, giáo dục STEM trang bị cho học sinh đầy đủ những kiến thức, kỹ năng đáp ứng được với sự phát triển nhanh chóng của xã hội tạo nền tảng cho một lực lượng lao động đủ sức để cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới.
Y
1.2.3. Các hình thức triển khai giáo dục STEM
QU
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới không có một môn học cụ thể mang tên “STEM”, STEM là một phương pháp tiếp cận kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học thông qua việc giải quyết những vấn đề thực
KÈ M
tiễn trong cuộc sống. Giáo dục STEM thường được diễn ra dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt câu lạc bộ hay được lồng ghép thông qua việc giảng dạy các môn học. • Giáo dục STEM qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
DẠ Y
Ở Việt Nam, hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được tổ chức dưới 2 hình
thức cơ bản là hoạt động trải nghiệm STEM và hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động trải nghiệm STEM là những hoạt động học sinh được trải nghiệm, khám phá thế giới tự nhiên, khoa học công nghệ hay khoa học Trái Đất… ở 14
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
khuôn viên ngoài lớp học. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp thường rất đa dạng và diễn ra theo những chủ đề khác nhau nhằm cung cấp cho học sinh những
CI
kiến thức, kỹ năng, cho phép học sinh được trải nghiệm những bối cảnh thực tế và đa dạng, học sinh được thỏa sức đưa ra những ý tưởng, giải pháp mà không
OF FI
bị giới hạn bởi không gian hay kiến thức. Thông qua các hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá thế giới tự nhiên qua các thí nghiệm, được ứng dụng và trải nghiệm những công nghệ tiên tiến, được tham gia các hoạt động mà với điều kiện về thời lượng và không gian tại lớp học khó có thể thực hiện được. Hoạt động trải nghiệm STEM cần được nhà trường phổ thông kết hợp
NH ƠN
với các doanh nghiệp, trường đại học, các ban ngành… để tạo ra sự phong phú cho các chủ đề trải nghiệm, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh và thu hút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ dừng lại ở những chủ đề trải nghiệm không gian ngoài lớp học mà còn diễn ra dưới hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học thường tập trung vào đối
Y
tượng học sinh có đam mê, năng khiếu và muốn khám phá sâu hơn về lĩnh vực
QU
mà mình yêu thích. Hoạt động nghiên cứu khoa học đã được Bộ Giáo dục triển khai nhiều năm nay và đã đạt được những thành tựu nhất định không chỉ ở trong nước mà còn trên thế giới.
KÈ M
• Hoạt động câu lạc bộ Hiện nay, các trường phổ thông có thể tự chủ tổ chức các câu lạc bộ STEM
nhằm trau dồi thêm cho học sinh những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM. Các câu lạc bộ được đăng ký theo sở thích
DẠ Y
của từng học sinh, là cơ hội để học sinh tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, triển khai các dự án nghiên cứu khoa học hay thỏa mãn niềm đam mê về các môn học liên quan đến STEM. Các câu lạc bộ cũng là cơ hội để học sinh nhìn
15
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
STEM.
CI
• Giáo dục STEM thông qua việc giảng dạy các môn học
AL
nhận lại về năng lực, sở thích của bản thân đối với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực
OF FI
Đây là mô hình phổ biến trên thế giới, các môn học được thiết kế giảng dạy với quy trình triển khai 1 bài học STEM giúp học sinh trau dồi kiến thức nhanh hơn và khắc sâu hơn. Có nhiều hình thức giảng dạy và tiếp cận khác nhau trong đó các môn học có thể đứng độc lập hay liên kết với nhau trong 1 bài học.
NH ƠN
Các môn học được giảng dạy độc lập với nhau là hình thức đơn giản nhất trong triển khai dạy học STEM. Tùy từng nội dung kiến thức và thời lượng lên lớp, giáo viên có thể đặt tình huống làm nảy sinh vấn đề có liên quan tới kiến thức trọng tâm của bài học, định hướng để học sinh tìm kiếm giải pháp, thiết kế sản phẩm, thu thập thông tin… và cuối cùng là tổng kết đúc rút ra kiến thức mới.
Y
Một hình thức phức tạp hơn là hình thức liên kết các môn học với nhau.
QU
Cùng một kiến thức có thể sẽ liên quan tới nhiều môn học, các giáo viên của các môn học sẽ thống nhất và đưa ra 1 vấn đề chung nhất nhưng định hướng học sinh giải quyết vấn đề theo tính chất và đặc điểm riêng của từng môn học. Cách này giúp học sinh có cái nhìn đa dạng, linh hoạt hơn trong giải quyết vấn
KÈ M
đề và trau dồi kiến thức một cách nhanh chóng hơn giữa các môn học. Chủ đề STEM tích hợp nhiều môn học là một mô hình khá phức tạp. Với
cách triển khai này, các môn học cần phối hợp với nhau chặt chẽ về kiến thức, thời lượng, cách thức triển khai và thời gian triển khai. Hình thức này đòi hỏi
DẠ Y
các giáo viên phải có sự phối hợp với nhau để không bị lỡ nhịp, bất cứ một yếu tố nào bị thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cả mô hình. Tuy nhiên, với cách thức triển khai này, học sinh sẽ không bị lặp lại kiến thức và có tư duy liên kết kiến
16
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
thức giữa các lĩnh vực khác nhau, hình thành tư duy phản biện và giải quyết vấn đề đa dạng, phong phú.
CI
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban
hành công văn 3089 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục
OF FI
trung học. Công văn giúp các nhà giáo dục, các trường học có định hướng chính xác trong việc thực hiện, triển khai và quản lý hoạt động giáo dục STEM; góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể công văn đã nêu rõ: “Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng
NH ƠN
trong thực tiễn”; “Học sinh được tổ chức tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh”. Công văn cũng đề cập đến có 3 hình thức triển khai giáo dục STEM trong nhà trường, các trường có thể lựa chọn và áp dụng tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của từng môn học và cơ sở vật chất:
Y
• Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM: giáo viên sẽ triển khai
QU
các nội dung dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Bài dạy STEM có thể là kiến thức liên môn hoặc nội môn. Nội dung của bài học STEM sẽ gắn liền với các kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông, không chỉ cung cấp
KÈ M
cho học sinh những kiến thức môn học mà còn giúp học sinh trau dồi những kỹ năng, năng lực và phẩm chất. • Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM: Tùy vào cơ sở vật chất và điều
kiện thực tế, các trường có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM dưới dạng câu lạc bộ hay hoạt động trải nghiệm thực tế. Hoạt động này được thực
DẠ Y
hiện theo năng khiếu, sở thích của học sinh và hoàn toàn tự nguyện. Hoạt động trải nghiệm STEM được thực hiện theo kế hoạch hằng năm của từng nhà trường và phải có nội dung, mục tiêu cụ thể.
17
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
• Tổ chức hoạt động nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật: Hoạt động nghiên
cứu Khoa học được thực hiện dưới dạng đề tài hoặc dự án nghiên cứu được
CI
thực hiện bởi một hay nhiều cá nhân dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn. Hoạt động này nhằm phát hiện và bồi dưỡng những
OF FI
học sinh có đam mê nghiên cứu, tìm tòi và khám phá Khoa học, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn [3]. 1.2.4. Quy trình triển khai một bài học STEM
Hiện nay có rất nhiều những giáo trình dạy STEM khác nhau, mỗi giáo
NH ƠN
trình lại có một quy trình triển khai bài học khác nhau. Tuy nhiên, tại Mỹ, quy trình được sử dụng phổ biến là quy trình 5E. Mô hình 5E được xây dựng dựa trên thuyết kiến tạo, người học sẽ được xây dựng kiến thức dựa trên sự tìm tòi và trải nghiệm.
• Engage (Gắn kết): Ở bước này, giáo viên đặt vấn đề bằng cách thu hút sự chú ý của học sinh thông qua những câu hỏi, tình huống hấp dẫn, gắn liền
Y
với thực. Đồng thời, ở bước này giáo viên cũng có thể đánh giá sơ bộ được sự
QU
quan tâm và sự hiểu biết của học sinh về vấn đề được đặt ra. • Explore (Khảo sát): Ở bước này, học sinh sẽ tự đặt ra những giả thuyết, tự làm thí nghiệm kiểm chứng và tự rút ra kết luận. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, quan sát và đặt ra những câu hỏi giúp học sinh nâng cao tư duy
KÈ M
phản biện và phân tích dữ liệu. Bước này thường triển khai theo nhóm học tập, giáo viên cần chú ý các công việc được phân chia cho các thành viên trong nhóm để đảm bảo học sinh ai cũng có những vai trò quan trọng như những nhà khoa học thực sự.
DẠ Y
• Explain (Giải thích): Bước này thầy cô sẽ can thiệp sâu hơn vào những
phỏng đoán và giải thích của học sinh, cùng học sinh phân tích, giải thích quá trình và kết quả làm việc. Đồng thời, đây cũng là bước để giáo viên cung cấp cho học sinh những khái niệm và giải thích những hiểu lầm.
18
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
• Elaborate (Vận dụng): Ở bước này, những kiến thức đã tìm tòi được sẽ được mở rộng để áp dụng vào đời sống hoặc liên hệ với những vấn đề khác
CI
tương tự. Bước này giúp học sinh nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức và hình thành những góc nhìn sáng tạo với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
OF FI
• Evaluate (Đánh giá): Thầy cô cùng học trò sẽ cùng nhau đánh giá xem những kiến thức gì đã được học có gì mới so với vốn hiểu biết ban đầu, kỹ năng được phát triển ra sao. Sản phẩm để đánh giá rất đa dạng, có thể là những ghi chép và hình ảnh minh họa, biểu đồ… trong suốt quá trình thực hiện; hoặc là những bài trình bày hoặc sản phẩm của học sinh… Việc đánh giá không chỉ
NH ƠN
diễn ra ở bước cuối cùng mà còn được lồng ghép ở các bước trên thông qua việc quan sát của thầy cô, sự giao tiếp và hợp tác của học sinh trong quá trình làm việc.
Ở Việt Nam, thông qua công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một quy trình triển khai một bài học STEM như sau:
Y
• Bước 1: Xác định vấn đề
QU
Ở bước này, giáo viên đưa ra một vấn đề sao cho hấp dẫn và gắn liền với thực tiễn với những tiêu chí rõ ràng. Để giải quyết được vấn đề này, học sinh phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng mới trong bài học để đưa ra giải pháp,
KÈ M
tạo ra sản phẩm phù hợp với tiêu chí đề ra. • Bước 2: Nghiên cứu kiến thức nền, đề xuất giải pháp Giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi mở, hướng dẫn học sinh để học
sinh tự tìm tòi những kiến thức liên quan, vận dụng những kiến thức để đề xuất
DẠ Y
ra những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. • Bước 3: Lựa chọn giải pháp Sau khi đã thảo luận và đưa ra được những giải pháp, giáo viên tổ chức
cho học sinh trình bày về giải pháp của mình và thảo luận, góp ý, chỉnh sửa để
19
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
giải pháp trở nên tốt nhất và phù hợp nhất. Sau khi nhận được sự góp ý và phản • Bước 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
CI
hồi, học sinh sẽ cần chỉnh sửa thiết kế trước khi tiến hành thực hiện.
Ở bước này, học sinh sẽ tiến hành thực hiện sản phẩm theo bản thiết kế.
OF FI
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc sẽ có những bất cập xảy ra, giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh đánh giá và điều chỉnh thiết kế ban đầu để đảm bảo sản phẩm được khả thi. Việc thử nghiệm và đánh giá cũng được thực hiện luôn trong bước này để học sinh có những cơ sở cải tiến sản phẩm tốt hơn. • Bước 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
NH ƠN
Học sinh sẽ trình bày sản phẩm của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong việc trình bày để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Bước này sẽ giúp học sinh khắc sâu những kiến thức trọng tâm, giúp giáo viên kiểm tra được mức độ hiểu biết của học sinh về vấn đề và giúp sản phẩm của học sinh có thể được phát triển tốt hơn. Các bước trong quy trình này có thể linh hoạt, không nhất thiết phải thực
Y
hiện tuần tự, có thể thực hiện song song hay tương hỗ lẫn nhau để phù hợp với
QU
từng hoàn cảnh và nội dung kiến thức khác nhau. Bước 4 và bước 5 có thể triển khai ở không gian lớp học hoặc ngoài lớp học tùy thuộc phạm vi và nội dung kiến thức. Mỗi hoạt động cần rõ ràng về mục tiêu, nội dung kiến thức và cách
KÈ M
thức triển khai để học sinh và giáo viên không bị bỡ ngỡ trong quá trình làm việc.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai dạy học STEM Do tính chất khác biệt với giáo dục truyền thống nên để triển khai hiệu
DẠ Y
quả giáo dục STEM, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần và đủ không chỉ về nội dung giảng dạy mà còn phải chuẩn bị về yếu tố con người và cơ sở vật chất. Qua nghiên cứu, tác giả đã đúc rút ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc triển khai giáo dục STEM như sau:
20
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
1.2.5.1.Về giáo viên
Việc triển khai giáo dục STEM có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều
CI
vào năng lực của giáo viên. Tại Việt Nam hiện nay, giáo viên phần lớn vẫn dạy học theo hình thức truyền thống, ít lồng ghép những kiến thức thực tế, chú trọng
OF FI
nhiều vào kiến thức hàn lâm. Bên cạnh đó, quan điểm học để thi đã khiến giáo viên giảng dạy một cách nhồi nhét hoặc chỉ hướng dẫn học sinh tính nhanh, làm nhanh mà chưa quan tâm tới việc dạy cho học sinh hiểu về bản chất của vấn đề. Điều này đã diễn ra nhiều năm, ăn sâu vào nhận thức nên để thay đổi là cả một quá trình. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên hiện nay hầu hết được đào tạo
NH ƠN
đơn môn do đó việc triển khai mang tính chất liên môn như giáo dục STEM sẽ gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, các giáo viên còn ngại chia sẻ, ngại học hỏi nên việc kết hợp nhiều bộ môn trong một chủ đề STEM cũng rất khó khăn. Để triển khai giáo dục STEM được đồng loạt và hiệu quả, đội ngũ giáo viên phải được đào tạo bài bản, hiểu về bản chất giáo dục STEM và quy trình triển khai các bài học STEM. Các trường sư phạm cần phải mở rộng chương
Y
trình đào tạo, đảm bảo giáo sinh được tiếp xúc với đa ngành, đa môn học, trau
QU
dồi và phát triển kỹ năng cho giáo sinh để đảm bảo chất lượng giáo viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao trình độ của giáo viên trong nhiều lĩnh vực của STEM, cần phải tổ chức đào tạo theo nhóm, các giáo viên bộ môn kết
KÈ M
hợp với nhau để cùng xây dựng và triển khai một chủ đề STEM, thường xuyên đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giáo viên STEM tại các trường phổ thông để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, bộ Giáo dục cũng đã và đang triển khai thường xuyên các buổi tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, giúp giáo viên tiếp
DẠ Y
cận với phương pháp dạy học mới một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các tổ chức giáo dục của Microsoft, Nasa… cũng thường xuyên có những chương trình hỗ trợ giáo viên, giúp giáo viên không chỉ được học hỏi từ những người đồng
21
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
nghiệp trong nước mà còn được trau dồi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau. Nói chung có rất nhiều cách thức và phương tiện
CI
giúp giáo viên phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp, tuy nhiên, để đáp
ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới; đáp ứng yêu cầu thay đổi của
OF FI
giáo dục, giáo viên phải luôn chủ động, sáng tạo và yêu nghề; dám nghĩ, dám làm và dám thay đổi. 1.2.5.2. Về chương trình giáo dục
Hiện nay chưa có một chương trình cụ thể hóa nào về giáo dục STEM, mặc dù trong chương trình giáo dục phổ thông mới có chú trọng và tạo điều
NH ƠN
kiện cho việc triển khai giáo dục STEM nhưng vẫn khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện. Với khung chương trình đề ra, giáo viên sẽ khó khăn trong việc vừa đảm bảo nội dung kiến thức, vừa đảm bảo các hoạt động để tăng cường các kỹ năng cho học sinh. Vì vậy, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, cần có những hướng dẫn cụ thể về những chủ đề dạy học để giáo viên dễ dàng tiếp cận và triển khai. Bên cạnh đó cần phải có những chính
QU
Y
sách, quy định đi kèm để giáo dục STEM không chỉ dừng lại ở phong trào. Hơn thế nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng cho bậc THPT từ năm 2022 – 2023, học sinh sẽ học 12 môn học trong đó có 7 môn bắt buộc (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng
KÈ M
và an ninh, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương) và 5 môn tự chọn được chọn từ 3 nhóm môn học (với mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn): nhóm Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); nhóm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm Công
DẠ Y
nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Đây cũng là thách thức với giáo viên trong việc kết hợp với các môn học và lựa chọn các chủ đề STEM phù hợp. Bên cạnh chương trình học thì việc kiểm tra đánh giá cũng là một rào cản
22
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
rất lớn với việc triển khai giáo dục STEM trong trường phổ thông. Hiện nay, hầu hết các kỳ thi của Việt Nam vẫn còn coi trọng kiến thức và kỹ năng làm
CI
bài; trong khi đó, giáo dục STEM đòi hỏi cần đánh giá người học theo quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá những kỹ năng về giải quyết vấn đề, tư duy phản
OF FI
biện, sáng tạo… Việc này dẫn tới việc triển khai giáo dục STEM ở các trường phổ thông hiện nay thường tránh những lớp cuối cấp để các em có thời gian ôn thi, STEM chỉ là những hoạt động phụ, ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, muốn triển giáo dục STEM hiệu quả cần phải nhanh chóng đổi mới các hình thức kiểm tra
1.2.5.3. Về cơ sở vật chất
NH ƠN
đánh giá phù hợp.
Cơ sở vật chất ở trường học quyết định rất nhiều tới hiệu quả của việc triển khai giáo dục STEM. Hiện nay, các trường phổ thông tại Việt Nam thường có sĩ số đông, việc này dẫn tới khó khăn trong việc triển khai các hoạt động giáo dục STEM. Ngoài ra, do đặc thù về phương pháp giảng dạy nên để triển khai một bài học STEM giáo viên thường phải chuẩn bị khá nhiều dụng cụ học tập
Y
trong khi đó hầu hết các trường phổ thông hiện nay chưa có phòng học riêng
QU
cho STEM, giáo viên sẽ khó khăn hơn trong việc chuẩn bị; học sinh ít có điều kiện thực hành, nghiên cứu hay thực hiện các hoạt động làm việc nhóm. Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan tới công nghệ, khoa học máy tính, robotic…
KÈ M
đòi hỏi việc đầu tư cơ sở vật chất lớn vì thế hầu như rất ít các trường công lập có khả năng triển khai. Tất cả những khó khăn này khiến cho việc xây dựng các chủ đề dạy học STEM bị hạn chế rất nhiều. Tuy rằng việc triển khai dạy học STEM không nhất thiết phải tốn kém và đầu tư cơ sở vật chất hiện đại vì thực tế ở các khu vực nông thôn, miền núi, nếu giáo viên biết cách lựa chọn
DẠ Y
chủ đề phù hợp thì hoàn toàn triển khai được giáo dục STEM trong trường học. Nhưng để triển khai giáo dục STEM một cách toàn diện nhất, học sinh cần được tiếp cận với những trang thiết bị hiện đại, chính vì vậy việc đầu tư cho cơ sở
23
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
vật chất là cực kỳ cấp thiết. 1.3. Dạy học theo chủ đề
CI
1.3.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề
OF FI
Dạy học theo chủ đề là một mô hình dạy học trong đó nội dung dạy học được xây dựng dưới các chủ đề khác nhau có ý nghĩa thực tiễn; bằng cách kết hợp nhiều lĩnh vực, môn học với nhau, dạy học theo chủ đề giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy một cách toàn diện [20].
Thay cho việc dạy học được triển khai theo từng bài hay từng tiết trong
NH ƠN
sách giáo khoa, giáo viên căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và điều kiện của nhà trường để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp, gắn liền với thực tiễn. Chủ đề dạy học có thể bao hàm kiến thức nhiều lĩnh vực, môn học khác nhau hoặc liên kết nhiều bài học khác nhau để chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn nhờ đó học sinh có thể chủ động trong việc tìm kiếm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Y
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và
QU
hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
KÈ M
1.3.2. Dạy học chủ đề STEM Theo tác giả Nguyễn Thanh Nga: “Chủ đề dạy học STEM trong trường
trung học là chủ đề dạy học được thiết kế dựa trên vấn đề thực tiễn kết hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn khoa học trong chương trình phổ thông.
DẠ Y
Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, sử dụng công nghệ truyền thống và hiện đại, công cụ toán học để tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng thực tế, phát triển kỹ năng và tư duy của học sinh.” [16].
24
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Dạy học các kiến thức Vật lý theo chủ đề STEM là việc xây dựng nội dung
dạy học gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh phải đưa ra được những giải
CI
pháp để giải quyết vấn đề. Thông qua quá trình giải quyết vấn đề, học sinh tìm
tòi, khám phá những kiến thức khoa học mới, nâng cao kỹ năng công nghệ,
OF FI
thực hành; phát triển tư duy phản biện, giao tiếp và sáng tạo, từ đó hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm chất cần thiết trong cuộc sống. Dạy học Vật lý theo chủ đề STEM sẽ tạo cơ hội cho học sinh thực hành nhiều hơn, học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua các vấn đề thực tiễn tạo ra sự hứng thú trong học tập và giúp học sinh khắc ghi kiến thức lâu hơn, sâu hơn.
NH ƠN
1.3.3. Phân loại chủ đề STEM
Chủ đề STEM đầy đủ: vận dụng kiến thức của cả 4 lĩnh vực
DẠ Y
Y
Chủ đề STEM khuyết: vận dụng kiến thức của ít nhất 2 lĩnh vực trở lên
QU
Dựa trên phạm vi kiến thức
KÈ M
Phân loại chủ đề STEM
Dựa trên lĩnh vực STEM
Dựa vào mục đích dạy học
Chủ đề STEM cơ bản: nội dung chủ đề bám sát chương trình giáo dục phổ thông Chủ đề STEM mở rộng: kiến thức có thể nằm ngoài chương trình phổ thông, học sinh cần tìm hiểu và nghiên cứu từ tài liệu chuyên ngành
Chủ đề STEM dạy học: giúp học sinh xây dựng kiến thức mới thông qua chủ đề Chủ đề STEM vận dụng: học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn
25
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
1.4. Tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học Vật lý theo định hướng STEM
CI
1.4.1. Khái niệm tính tích cực của học sinh
Để thích nghi với tự nhiên và thúc đẩy xã hội phát triển, con người luôn
OF FI
chủ động sản xuất ra của cải vật chất, chủ động cải tạo tự nhiên và môi trường xã hội. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người và là một trong những mục tiêu đào tạo hàng đầu của giáo dục nhằm tạo ra những con người năng động, dễ dàng thích nghi và đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
NH ƠN
Theo GS. Hà Thế Ngữ, tính tích cực hoạt động trong nhận thức của học sinh là việc học sinh tự ý thức chủ động, hăng say trong việc học tập, tự đề ra các nhiệm vụ học tập cho bản thân, tự khắc phục khó khăn để trau dồi tri thức. Học sinh đóng vai trò chủ thể trong quá trình học tập chứ không phải đối tượng thụ động. Việc học tập của học sinh không chỉ dừng lại ở việc ghi chép, ghi nhớ các kiến thức mà còn chủ động tìm tòi tri thức mới, tự nghiên cứu những
Y
vấn đề và rút ra được những kết luận cho bản thân.
QU
Tính tích cực trong học tập được đặc trưng bởi khát vọng tìm kiếm tri thức, cố gắng và nghị lực vượt qua khó khăn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Nếu như trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức sẽ tìm tòi, phát hiện ra những tri thức mới thì trong học tập học sinh sẽ khám phá ra những hiểu biết
KÈ M
mới đối với bản thân thông qua sự hướng dẫn và hỗ trợ của người dạy. Thông qua tính tích cực của bản thân, học sinh sẽ ghi nhớ và hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức được dạy, khi đạt tới một trình độ nhất định thì tính tích cực trong học tập sẽ mang tính chất nghiên cứu khoa học, giúp người học tạo ra tri
DẠ Y
thức mới. Tính tích cực mang vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của học
sinh thông qua quá trình hoạt động hình thành nhân cách. Tính tích cực có thể
26
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
được trau dồi thông qua các hoạt động giáo dục, nâng cao phẩm chất tốt đẹp
cho người học, đào tạo ra những con người chủ động và sáng tạo. Nếu giáo dục
CI
không quan tâm đầy đủ và đúng đắn đến việc trau dồi tính tích cực cho học sinh
sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân, khiến
OF FI
người học trở nên tự ti, thụ động. Vì vậy, giáo dục ở mọi cấp học cần quan tâm phát huy tính tích cực trong học tập cho học sinh.
Để phát triển tư duy sáng tạo và tư duy độc lập, người học cần được phát huy tính tích cực. Tùy vào mỗi cá nhân, mức độ phát triển tư duy của người học sẽ khác nhau nhưng quá trình dạy học cần chú trọng phát huy tính tích cực
NH ƠN
cho học sinh để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển tư duy. 1.4.2. Biểu hiện của tính tích cực
• Hăng hái tham gia vào mọi hoạt động học tập, thể hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép, hăng hái trả lời câu hỏi, tích cực bổ sung ý kiến cho bạn.
Y
• Luôn chú ý học tập, lắng nghe, ghi nhớ tốt những kiến thức đã được
QU
học; hiểu được bản chất của bài học. • Hay có những thắc mắc, tò mò xung quanh các vấn đề chưa rõ, luôn muốn đi sâu vào bản chất của vấn đề. • Trình bày lại được vấn đề theo ngôn ngữ riêng.
KÈ M
• Chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết
những vấn đề mới. • Kiên trì hoàn thành các nhiệm vụ học tập, không ngại khó ngại khổ. • Luôn hào hứng và sáng tạo trong quá trình học tập.
DẠ Y
1.4.3. Những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh Để học sinh yêu thích môn học và hứng thú trong các giờ học thì việc tạo
hứng thú học tập cho học sinh là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp học sinh lĩnh
27
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
hội kiến thức một cách nhanh chóng hơn và ghi nhớ được kiến thức lâu hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để tạo được sự hứng thú trong học tập để nâng cao tính
CI
tích cực cho học sinh? Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự nhiệt huyết của giáo viên và đặc điểm của những đối tượng học sinh khác nhau. Tuy
OF FI
nhiên, chúng ta có thể vận dụng một cách linh hoạt một số biện pháp sau để giúp tiết học trở nên hấp dẫn hơn:
• Nội dung học phải mới, không lặp lại kiến thức cũ nhưng phải có sự liên hệ với kiến thức cũ. Kiến thức phải gần gũi với cuộc sống, với sinh hoạt và suy nghĩ hằng ngày để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh.
NH ƠN
• Phải dùng phương pháp dạy học đa dạng (nêu vấn đề, thí nghiệm, thực nghiệm, thảo luận…), phối hợp các phương pháp một cách hợp lý để học sinh có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân, chủ động lĩnh hội tri thức thông qua trí tò mò.
• Tận dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện đại, các dụng cụ trực quan, các video, hình ảnh, phần mềm… Tuy nhiên, các phương tiện cần được
Y
khai thác đúng mục đích và hợp lý, không quá sa đà để giờ học đạt hiệu quả
QU
cao.
• Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, làm việc ngoài không gian lớp học…
KÈ M
• Luyện tập, vận dụng những kiến thức đã học vào những tình huống thực
tiễn.
• Kiểm tra đánh giá, khen thưởng, kỷ luật thường xuyên, kịp thời và đúng
mực.
DẠ Y
• Có thái độ tích cực trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Trong
quá trình giảng dạy nên sử dụng ngôn ngữ, phong cách giảng dạy tự nhiên, gần gũi, không khô khan cứng nhắc, sử dụng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu.
28
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
• Đan xen những câu chuyện có liên quan đến bài học, những câu chuyện thực tế… Tổ chức các hoạt động học tập mới lạ, đa dạng, đưa vào các trò chơi
CI
giúp học tập hiệu quả.
Các biện pháp này có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong quá trình học tập.
OF FI
Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình vận dụng các biện pháp, đồng thời sáng tạo những biện pháp mới lạ phù hợp với những đối tượng học sinh khác nhau để phát huy tối đa tính tích cực cho học sinh.
1.5. Thực trạng dạy học STEM ở trường phổ thông hiện nay
NH ƠN
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học STEM ở trường phổ thông hiện nay để đánh giá chính xác thực thực trạng dạy học STEM nói chung và dạy học Vật lý theo định hướng STEM nói riêng. 1.5.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng dạy học theo định hướng STEM tại trường phổ thông
Y
hiện nay.
QU
1.5.2. Đối tượng và thời gian khảo sát Đối tượng khảo sát: giáo viên tại một số trường phổ thông ở một số tỉnh,
KÈ M
thành trên cả nước.
Thời gian khảo sát: từ ngày 05/07/2021 đến ngày 15/07/2021
1.5.3. Nội dung khảo sát Tìm hiểu thực trạng dạy học theo định hướng STEM tại các trường phổ
DẠ Y
thông ở một số tỉnh, thành hiện nay. 1.5.4. Phương pháp khảo sát Sử dụng phiếu khảo sát dưới dạng trắc nghiệm (phụ lục 1) và thực hiện
khảo sát thông qua ứng dụng Google Form. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành 29
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
phỏng vấn một số giáo viên về thực trạng triển khai dạy học theo định hướng STEM tại các trường phổ thông hiện nay.
Về thông tin người khảo sát
NH ƠN
OF FI
❖
CI
1.5.5. Kết quả khảo sát
Biểu đồ 1.1: Kinh nghiệm công tác của người được khảo sát
Biểu đồ 1.2: Bậc giảng dạy của người được khảo sát
Kết thúc khảo sát, tác giả thu về được 98 câu trả lời, trong đó có 77,3%
Y
là cử nhân đại học còn lại là thạc sĩ với tỷ lệ về kinh nghiệm làm việc và cấp
❖
QU
bậc giảng dạy được thể hiện ở 2 biểu đồ trên. Kết quả khảo sát
Thông qua các câu hỏi khảo sát, chúng tôi thu được những kết quả thể
KÈ M
hiện trên các biểu đồ dưới đây:
DẠ Y
1. Thầy/cô đánh giá mức độ hiểu biết của mình về GD STEM như thế nào?
Biểu đồ 1.3: Mức độ hiểu biết về STEM của người được khảo sát 30
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
CI
AL
2. Do đâu mà thầy/cô có được những hiểu biết về STEM?
Biểu đồ 1.4: Cách tiếp cận kiến thức STEM của người được khảo sát
NH ƠN
3. Trường của Thầy/cô đã từng tổ chức các hoạt động nào theo định hướng
QU
Y
giáo dục STEM?
Biểu đồ 1.5: Hoạt động vận dụng STEM ở các trường phổ thông 4. Trong quá trình dạy học, ngoài những mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thầy
DẠ Y
KÈ M
cô thường quan tâm đến những năng lực nào của học sinh nhất?
Biểu đồ 1.6: Mức độ quan tâm của giáo viên tới việc phát triển năng lực 31
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
5. Thầy/cô đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của những hoạt động giáo
OF FI
CI
dục STEM trong việc hình thành và phát triển kỹ năng của thế kỷ 21 cho HS?
NH ƠN
Biểu đồ 1.7: Mức độ quan trọng của giáo dục STEM trong việc phát triển năng lực cho học sinh 6. Trong quá trình dạy học, thầy/cô có thường xuyên hướng dẫn HS vận dụng
QU
Y
những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hay không?
Biểu đồ 1.8: Tần suất hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn 7. Thầy cô có thường xuyên tổ chức cho học sinh hợp tác làm ra sản phẩm
DẠ Y
KÈ M
(mô hình, poster, báo cáo…) trong quá trình dạy học không?
Biểu đồ 1.9: Tần suất hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để làm ra sản phẩm
32
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
Công nghệ, Kỹ thuật… trong các tiết học của mình không?
CI
8. Thầy cô có thường kết nối những kiến thức Toán học, Hóa học, Sinh học,
34,4% 62,5%
NH ƠN
Biểu đồ 1.10: Tần suất liên môn trong giờ học 9. Đánh giá của thầy cô về mức độ thuận lợi/khó khăn của các yếu tố dưới
Chương trình, sách giáo khoa
QU
Y
đây trong việc triển khai dạy học theo định hướng STEM tại trường của mình.
Cơ sở vật chất, thiết bị
Nguồn tài liệu, hướng dẫn về STEM
Trình độ, nhận thức của lãnh đạo trường
Trình độ, nhận thức của giáo viên
Trình độ, nhận thức của học sinh
KÈ M
Biểu đồ 1.11: Mức độ thuận lợi/khó khăn trong việc triển khai giáo dục STEM Qua khảo sát, tác giả nhận thấy rằng 100% giáo viên được khảo sát đều
đã có những hiểu biết nhất định về STEM, tuy nhiên chỉ có một số ít giáo viên hiểu biết về STEM ở mức sâu (7,2%) còn lại chủ yếu là hiểu biết ở mức cơ bản
DẠ Y
(56,7%) và chỉ biết sơ qua (36,1%). Những hiểu biết về STEM có được đa phần do giáo viên tự nghiên cứu, tìm hiểu qua internet, trao đổi và học hỏi lẫn nhau (chiếm 76%). Ngoài ra, trong quá trình dạy học, ngoài những kiến thức trọng tâm của môn học, đa số các giáo viên hiện nay đều quan tâm đến phát triển
33
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (84,4%). Các giáo
viên thường xuyên hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học để
CI
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tổ chức cho học sinh thiết kế các mô hình, poster trong các tiết học để trực quan hóa bài học cũng như tạo hứng thú
OF FI
học tập cho học sinh; các kiến thức liên môn cũng được giáo viên kết nối với nhau trong các bài học. Kết hợp với điều tra qua phỏng vấn, tác giả nhận thấy rằng nhìn chung giáo viên tại các trường hiện nay đều có nhận thức và cố gắng thay đổi tích cực để môn học của mình trở nên gần gũi với học sinh, phát triển cho học sinh những năng lực, kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21.
NH ƠN
Hơn thế nữa, hầu hết các trường đều đã triển khai các hoạt động về STEM như vận dụng vào bài dạy trong một số môn học; triển khai chuyên đề; tổ chức các ngày hội STEM và các câu lạc bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về mặt nhận thức của giáo viên, học sinh và lãnh đạo nhà trường thì điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình, sách giáo khoa và nguồn tài liệu về dạy học STEM vẫn còn có những hạn chế gây khó khăn trong việc triển khai dạy học STEM
Y
trong trường phổ thông.
QU
Kết luận chung: Nhìn chung hiện nay giáo viên và các trường phổ thông hầu hết đều có nhận thức đúng đắn trong việc triển khai các hình thức dạy học tích cực đặc biệt là dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Tuy nhiên, có sự
KÈ M
chênh lệch về tần suất triển khai, việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, trực quan hóa bài dạy hay kết hợp các kiến thức liên môn chủ yếu diễn ra với tần suất “thỉnh thoảng”. Các trường cũng đã tích cực triển khai các hoạt động giáo dục STEM tuy nhiên còn
DẠ Y
gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu hướng dẫn. 1.6. Kết luận chương 1 Trong chương 1, tác giả đã tổng quan hóa về giáo dục STEM, dạy học
theo định hướng STEM tại trường phổ thông. Đồng thời, tác giả cũng đã nghiên
34
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
cứu về tính tích cực học tập của học sinh và biểu hiện của tính tích cực trong học tập.
CI
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra thực trạng của việc dạy học STEM tại các trường phổ thông ở một số tỉnh, thành phố trên
OF FI
cả nước và rút ra kết luận: giáo viên và các trường phổ thông hiện nay đã có những thay đổi tích cực trong việc dạy học theo định hướng STEM nhằm giúp học sinh lĩnh hội và làm chủ kiến thức một cách chủ động hơn. Tuy nhiên, tần suất triển khai còn hạn chế và trong quá trình triển khai vẫn còn một số yếu tố gây khó khăn.
NH ƠN
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, trong chương 2, tác giả triển khai xây dựng tiến trình dạy học cụ thể chuyên đề “Trái đất và bầu trời” – Vật lý 10, chương
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng STEM.
35
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “TRÁI ĐẤT VÀ
CI
BẦU TRỜI”, VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM
OF FI
2.1. Tổng quan nội dung chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”, Vật lý 10 2.1.1. Mục tiêu dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”
2.1.1.1. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý năm 2018 Chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018 giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức
NH ƠN
và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới…
Đối với môn Vật lý, chương trình giáo dục phổ thông mới ngoài việc
Y
hướng tới những phẩm chất, năng lực chung của chương trình giáo dục phổ
QU
thông tổng thể còn hướng tới giúp học sinh hình thành những năng lực Vật lý chuyên biệt, cụ thể:
• Học sinh có có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô
KÈ M
hình hệ Vật lý; năng lượng và sóng; lực và trường; • Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải
quyết vấn đề dưới góc độ Vật lý; • Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với
DẠ Y
thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
36
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
• Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề
CI
nghiệp [2].
2.1.1.2. Điểm khác biệt cơ bản giữa chương trình cũ và chương trình mới
OF FI
Chương trình giáo dục phổ thông cũ được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về kiến thức truyền thụ, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn. Do đó, học sinh sẽ phải ghi nhớ nhiều kiến thức hàn lâm mà ít được vận dụng những kiến thức được học vào thực tế.
NH ƠN
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực thông qua những kiến thức cơ bản, gần gũi với thực tế. Các phương pháp dạy học triển khai tích cực hóa hoạt động của người học, điều này giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông mới cũng thực hiện tốt hơn việc định hướng nghề nghiệp trong tương
Y
lai cho học sinh. Hơn thế nữa, nếu như trong chương trình giáo dục phổ thông
QU
cũ các môn học được triển khai theo các lĩnh vực khoa học chuyên biệt thì trong chương trình mới đã thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học, tránh chồng chéo kiến thức; kết nối các môn học với các lĩnh vực trong đời sống.
KÈ M
Nếu như trong chương trình cũ, các địa phương bị hạn chế khả năng chủ
động, sáng tạo thì ở chương trình mới cho phép các địa phương được lựa chọn những bộ sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Đồng thời, trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường, giáo viên
DẠ Y
trong việc bổ sung nội dung giáo dục và kế hoạch triển khai giáo dục phù hợp với điều kiện của cơ sở vật chất và đặc điểm của từng địa phương.
37
2.1.1.3. Yêu cầu cần đạt của chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
các chòm sao: Gấu lớn, Gấu nhỏ, Thiên Hậu. • Xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao.
CI
• Xác định được trên bản đồ sao (hoặc bằng dụng cụ thực hành) vị trí của
OF FI
• Sử dụng mô hình Hệ Mặt Trời, thảo luận để nêu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh.
• Sử dụng mô hình nhật tâm của Copernic giải thích được một số đặc
NH ƠN
điểm quan sát được của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim Tinh, Thủy Tinh trên nền trời sao.
• Dùng ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện), thảo luận để giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thủy triều [2].
2.1.2. Đặc điểm kiến thức chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”
Y
Chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” được thực hiện giảng dạy trong 10 tiết
QU
với 3 nội dung: Xác định phương hướng; Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao; Một số hiện tượng thiên văn. Chuyên đề này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Hệ Mặt Trời, vị trí của Hệ
KÈ M
Mặt Trời trong vũ trụ; đặc điểm chuyển động của các thiên thể trên bầu trời. Ngoài ra, kết hợp với các kiến thức Toán học, Vật lý, học sinh có thể giải thích được một số hiện tượng thiên văn diễn ra hằng ngày xung quanh mình như các chu kỳ của Mặt Trăng, hiện tượng thủy triều, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực… Từ đó giúp học sinh hình thành nền tảng tư duy về khoa học vũ trụ, làm
DẠ Y
chủ kiến thức, thúc đẩy trí tò mò, tưởng tượng và xây dựng niềm đam mê với lĩnh vực thiên văn.
38
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
2.2. Xây dựng tiến trình dạy học chuyên đề “Trái Đất và bầu trời”, Vật lý 10 theo định hướng STEM
CI
Với chuyên đề “Trái đất và bầu trời, Vật lý 10, tác giả thiết kế 2 chủ đề
OF FI
STEM như sau: Nội dung bao hàm (theo CTGDPT)
Tên chủ đề Thiết kế bản đồ
Xác định phương hướng.
sao quay
Thời lượng
2 buổi học, mỗi buổi 2
tiết (tổng 180p)
Mô hình chuyển động của Hệ
NH ƠN
Đặc điểm chuyển động nhìn
thấy của một số thiên thể trên
3 buổi học, mỗi buổi 2
nền trời sao.
tiết (tổng 270 phút)
Mặt Trời
Một số hiện tượng thiên văn.
2.2.1. Tiến trình dạy học chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay”
Y
2.2.1.1. Tiến trình dạy học
QU
CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ BẢN ĐỒ SAO QUAY Môn học: Vật lý; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 buổi học mỗi buổi 2 tiết
KÈ M
I. Mục tiêu 1.Về kiến thức Sau khi thực hiện bài học này, học sinh sẽ học được các kiến thức về các
chòm sao, bao gồm:
DẠ Y
- Học sinh nhận biết được hình dạng, đặc điểm và nguồn gốc của một số
chòm sao. - Học sinh hiểu được cơ sở lý luận của việc xác định phương hướng thông
qua các chòm sao. 39
2. Về năng lực
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Bài học này góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển một số năng
CI
lực khoa học tự nhiên và các năng lực chung biểu hiện như sau:
- Học sinh biết cách xác định phương hướng bằng các chòm sao.
OF FI
- Học sinh đề xuất được phương án thiết kế bản đồ sao quay; dự kiến được nguyên vật liệu, kế hoạch triển khai chế tạo bản đồ sao quay.
- Học sinh xác định được trên bản đồ sao vị trí các chòm sao: Gấu Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu.
- Học sinh xác định được vị trí sao Bắc Cực trên nền trời sao.
duy phản biện, sáng tạo. 3. Về phẩm chất
NH ƠN
- Học sinh nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, tư
Bài học này góp phần hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh với biểu hiện cụ thể như sau:
Y
- Học sinh hào hứng, yêu thích môn học.
QU
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động, tích cực tìm hiểu kiến thức và trách nhiệm trong hoạt động nhóm. - Tỉ mỉ, cẩn thận và tuân thủ các quy tắc an toàn trong giờ học.
KÈ M
4. Định hướng phát triển năng lực STEM 4.1. Bối cảnh thực tế Từ xa xưa, con người đã biết quan sát bầu trời sao và coi đó là một phần
của cuộc sống. Qua nhiều thời kỳ quan sát bầu trời, con người đã biết định hướng bằng các vì sao và tưởng tượng ra những hình mẫu, nhóm chúng thành
DẠ Y
các chòm sao rồi gắn chúng với những câu chuyện thần thoại để dễ dàng hơn trong việc định hướng hàng hải, tính toán trong nông nghiệp và dẫn dắt trên sa mạc… Ngày nay, có rất nhiều thiết bị hiện đại có thể giúp chúng ta định hướng
40
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
một cách dễ dàng nhưng việc định hướng bằng các vì sao không vì thế mà bị bỏ quên, chúng thậm chí còn rất có ích
CI
trong trường hợp chúng ta đi lạc. Tuy nhiên, để định hướng được bằng các
OF FI
vì sao, chúng ta cần biết cách xác định được vị trí của chúng trên bầu trời. Với những người mới học quan sát bầu trời thì điều này cực kỳ khó khăn, vì vậy chúng ta cần một bản đồ giúp
NH ƠN
xác định được vị trí của các chòm sao
trên bầu trời và bản đồ sao quay là một vật dụng cực kỳ hữu ích.
4.2. Kiến thức trong lĩnh vực STEM
- Khoa học (S): Xác định được hình dạng của một số chòm sao trên bản
Bắc Cực trên bầu trời.
Y
đồ sao; vận dụng bản đồ sao xác định được vị trí của một số chòm sao và sao
QU
- Công nghệ (T): Sử dụng thành thạo các công cụ, dao, kéo, súng bắn keo, đinh ghim… trong quá trình thiết kế bản đồ sao. - Kỹ thuật (E): Hiểu được nguyên lý cơ bản của bản đồ sao quay, hiểu
KÈ M
được quy trình trong tài liệu hướng dẫn; vẽ thiết kế và lắp ráp được bản đồ sao quay theo đúng quy trình. - Toán học (M): Đo đạc được chính xác tỷ lệ của các vật liệu trong quá
trình thực hành; tính toán nguyên vật liệu phù hợp; thiết kế bản đồ sao quay
DẠ Y
chính xác để có thể hoạt động được. II. Thiết bị dạy học và học liệu Mỗi nhóm học sinh (3 – 5 học sinh) sẽ nhận được một bộ dụng cụ bao
gồm:
41
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- 3 - 5 bộ tài liệu học tập; - Bản in thiên cầu;
CI
- 1 súng bắn keo và thanh keo;
OF FI
- 1 bộ bút màu/màu nước; - 2 tấm bìa cứng (40cm x 40cm); - 1 cuộn băng dính 2 mặt; - 2 đinh ghim; - Bút chì, thước kẻ. - Bảng cắt; - Găng tay.
NH ƠN
- 2 cây kéo;
Y
Ngoài những nguyên vật liệu trên, sau buổi học đầu tiên, học sinh có thể
QU
tự chuẩn bị thêm các nguyên liệu mà mình thích để bổ sung, hoàn thiện cho sản phẩm độc đáo nhất. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị phòng học có ổ cắm điện tới từng nhóm.
KÈ M
III. Tiến trình dạy học Lưu ý: Để tiết học diễn ra hào hứng, hình thành ý thức tiết kiệm nguyên
vật liệu thực hành cho học sinh, giáo viên có thể triển khai quy trình lấy nguyên vật liệu thực hành dưới dạng “chợ vật tư”. Giáo viên có thể quy đổi số điểm
DẠ Y
của các nhóm từ các buổi học trước thành “tiền” để sử dụng mua nguyên vật liệu ở “chợ vật tư”. Học sinh cần tính toán để mua đủ nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm với số “tiền” mà nhóm mình có. Việc này cần được diễn ra đồng bộ và xuyên suốt trong các tiết học, đồng thời giáo viên cũng nên có quy định
42
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
sinh cảm thấy không công bằng dẫn tới việc phản tác dụng.
CI
Buổi 1
AL
thưởng/phạt điểm rõ ràng và được thống nhất ngay từ đầu để tránh việc học
Mục tiêu
OF FI
Hoạt động 1: Xác định vấn đề và nhiệm vụ (15 phút)
Học sinh xác định được vấn đề, nhiệm vụ của bài học. Giáo viên đặt vấn đề, học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
Nội dung
NH ƠN
- Thời cổ đại, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người có thể xác định phương hướng bằng cách nào? - Trên trời có vô số vì sao vậy làm thế nào để xác định được vị trí của các chòm sao?
Học sinh ghi nhận nhiệm vụ thiết kế và chế tạo bản đồ sao quay.
Y
- Học sinh hứng thú với chủ đề được đưa ra.
học tập
QU
Sản phẩm - Học sinh trình bày được những cách thức xác định phương hướng mà mình đã biết.
KÈ M
- Học sinh xác định được nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. B1 - Đặt vấn đề: Ngày nay, có rất nhiều thiết bị hiện đại giúp
Triển
khai hoạt
DẠ Y
động
chúng ta dễ dàng xác định được phương hướng và vị trí. Vậy khi chưa có những thiết bị hiện đại, người cổ đại có những cách nào để có thể xác định được phương hướng một cách chính xác? Sau khi trao đổi với học sinh về các cách xác định phương hướng, giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh minh họa về các cách xác định phương hướng và đặt câu hỏi: “Trên bầu trời
43
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
có vô số vì sao vậy làm sao người ta có thể xác định được vị trí của các chòm sao trên bầu trời?”
CI
Giáo viên cho học sinh thảo luận và tìm đáp án; sau đó giáo viên
cho học sinh xem hình ảnh về 1 số bản đồ sao, đề xuất nhiệm vụ
OF FI
thiết kế và chế tạo bản đồ sao quay.
B2 - Giao nhiệm vụ: Học sinh đọc tài liệu hướng dẫn và hoàn thành các nhiệm vụ đi kèm: 1. Nhiệm vụ cá nhân:
NH ƠN
+ Nhiệm vụ 1: Xác định 1 số chòm sao trên bản đồ sao. + Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt những đặc điểm chính của 1 số chòm sao. 2. Nhiệm vụ nhóm:
+ Nhiệm vụ 3: Thiết kế bản đồ sao quay.
Y
+ Nhiệm vụ 4: Chế tạo bản đồ sao quay.
QU
+ Nhiệm vụ 5: Báo cáo sản phẩm nhóm.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền, thực hiện nhiệm vụ cá nhân
KÈ M
(30 phút)
- Học sinh hiểu được cơ sở lý luận của việc xác định phương hướng bằng các chòm sao.
DẠ Y
Mục tiêu
- Học sinh xác định được vị trí của các chòm sao ở trên bản đồ. - Học sinh nhận biết được đặc điểm, hình dạng và nguồn gốc của 1 số chòm sao.
44
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Học sinh đọc tài liệu hướng dẫn học tập và hoàn thành các nhiệm vụ 1 và 2 trong tài liệu.
CI
Nội dung
- Học sinh hoàn thành chú thích các chòm sao cơ bản trên bản học tập
đồ sao trong phiếu học tập.
OF FI
Sản phẩm
- Sơ đồ tư duy tóm tắt những đặc điểm chính của các chòm sao. B1 - Giao nhiệm vụ (5 phút): Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tài liệu hướng dẫn mục 1 và hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân
khai hoạt
(nhiệm vụ 1 và 2) vào trong tài liệu. Giáo viên giải đáp thắc mắc
động
cho học sinh (nếu có).
NH ƠN
Triển
B2 - Thực hiện nhiệm vụ (25 phút): Học sinh thực hiện nhiệm vụ 1 và 2 trong tài liệu học tập.
Hoạt động 3: Báo cáo nhiệm vụ cá nhân (30 phút) Học sinh thuyết trình được sản phẩm cá nhân trước lớp
Nội dung
Học sinh giới thiệu sản phẩm cá nhân trước lớp
QU
Y
Mục tiêu
- Học sinh chỉ ra được vị trí của các chòm sao khi giáo viên yêu Sản phẩm
KÈ M
học tập
cầu.
Triển
khai hoạt
DẠ Y
động
- Học sinh thuyết trình tự tin, mạch lạc, đầy đủ.
B1 - Báo cáo nhiệm vụ cá nhân (20 phút): - Giáo viên chiếu bản đồ sao lên bảng và gọi bất kỳ học sinh nào lên tìm các chòm sao.
45
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Gọi học sinh giới thiệu và trình bày sơ đồ tư duy về các chòm sao (giáo viên có thể chụp ảnh sản phẩm của học sinh và chiếu
CI
lên bảng), có thể cho điểm đối với học sinh có bài làm tốt.
B2 - Nhận xét, kết luận (10 phút): Sau khi học sinh báo cáo,
OF FI
giáo viên nhận xét và tổng kết kiến thức về lịch sử các chòm sao, đặc điểm của một số chòm sao và sao Bắc Cực, cách xác định phương hướng bằng các chòm sao.
Hoạt động 4: Kết luận, đánh giá buổi học thứ nhất (15 phút)
NH ƠN
- Học sinh tổng hợp, tóm tắt được những kiến thức đã học. Mục tiêu
- Rút kinh nghiệm cho những buổi học sau. Sản phẩm Học sinh lắng nghe, ghi chú lại được những kiến thức cơ bản và
Học sinh lắng nghe giáo viên tổng kết, ghi chú lại những kiến thức trọng tâm; đúc rút kinh nghiệm cho buổi học sau.
Y
Nội dung
rút kinh nghiệm những điều còn thiếu sót.
QU
học tập
B1: Giáo viên tổng kết kiến thức về: các chòm sao, đặc điểm Triển khai hoạt
sao.
KÈ M
động
của các chòm sao, cách xác định phương hướng bằng các chòm
B2: Giáo viên cho học sinh chia sẻ, rút kinh nghiệm.
DẠ Y
B3: Dọn dẹp vệ sinh trước khi kết thúc giờ học.
46
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Buổi 2
CI
Hoạt động 5: Lựa chọn phương án thiết kế và chế tạo sản phẩm (40 phút)
OF FI
- Học sinh thiết kế được bản đồ sao quay; dự kiến được nguyên vật liệu, kế hoạch triển khai chế tạo bản đồ sao quay. Mục tiêu
- Học sinh hoạt động nhóm, phân chia công việc hiệu quả trong quá trình làm việc.
Học sinh làm việc nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ 3, 4 trong
NH ƠN
Nội dung
tài liệu học tập.
- Bản vẽ thiết kế bản đồ sao quay. - Bảng dự kiến nguyên vật liệu. Sản phẩm - Bảng phân chia công việc. - Bản đồ sao quay.
Y
học tập
QU
Bản thiết kế chung của cả nhóm được trình bày trong 1 tài liệu học tập.
KÈ M
B1 (5 phút): Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ nhóm, yêu cầu học sinh đọc tài liệu học tập phần còn lại và giải đáp thắc mắc cho
Triển
khai hoạt động
học sinh. B2 (35 phút): Học sinh thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ:
DẠ Y
+ Thảo luận tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bản đồ sao quay. + Thiết kế bản vẽ của bản đồ sao quay, thống nhất ý tưởng với các thành viên trong nhóm.
47
+ Dự kiến nguyên vật liệu chế tạo bản đồ sao quay. + Lập kế hoạch, phân chia công việc.
CI
+ Chế tạo bản đồ sao quay.
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
Lưu ý: Giáo viên cho học sinh thực hiện nhiệm vụ 3 trước (lưu ý giới hạn số lượng vật tư giáo viên có).
Sau khi cho học sinh thực hiện nhiệm vụ 3, giáo viên triển khai cho học sinh lấy vật tư theo bảng dự kiến vật tư của học sinh, có
NH ƠN
thể theo hình thức “chợ vật tư” hoặc không.
Hoạt động 6: Chia sẻ, cải tiến sản phẩm (35 phút)
Mục tiêu
của nhóm mình trước lớp.
Học sinh làm việc nhóm để hoàn thành 5 trong tài liệu học tập và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
Y
Nội dung
Học sinh giới thiệu được sản phẩm và cách sử dụng sản phẩm
học tập
- Học sinh giới thiệu sản phẩm trước lớp tự tin, hấp dẫn. B1 (10 phút): Học sinh cải tạo, nâng cấp bản đồ sao quay của nhóm mình, đồng thời lên kế hoạch thuyết trình, giới thiệu sản
KÈ M
Triển
QU
Sản phẩm - Kịch bản giới thiệu sản phẩm.
khai hoạt động
phẩm trước lớp. B2 (20 phút): Các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình;
DẠ Y
trao đổi, chia sẻ, cải tiến sản phẩm.
Mục tiêu
Hoạt động 7: Kết luận, đánh giá (15 phút) - Học sinh tổng hợp, tóm tắt được những kiến thức đã học.
48
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Học sinh lắng nghe giáo viên tổng kết, ghi chú lại những kiến thức trọng tâm; đúc rút kinh nghiệm cho buổi học sau.
CI
Nội dung
AL
- Rút kinh nghiệm cho những buổi học sau.
học tập
OF FI
Sản phẩm Học sinh lắng nghe, ghi chú lại được những kiến thức cơ bản và rút kinh nghiệm những điều còn thiếu sót.
B1 - Giáo viên tổng kết kiến thức: các chòm sao, đặc điểm của các chòm sao, nguyên lý hoạt động của bản đồ sao quay; xác
Triển khai hoạt động
NH ƠN
định vị trí các chòm sao bằng bản đồ sao quay…
B2 - Giáo viên nhận xét về quá trình làm việc của các nhóm, cho điểm theo tiêu chí trong được thống nhất trong tài liệu học tập (điểm của các nhóm có thể quy ra điểm thưởng hoặc “tiền” sử dụng trong “chợ vật tư” ở những buổi học tiếp theo) B3 - Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà: học sinh sử dụng bản đồ
Y
sao quay xác định các chòm sao trên bầu trời đêm.
QU
B4 - Yêu cầu học sinh dọn dẹp vệ sinh trước khi kết thúc giờ
DẠ Y
KÈ M
học.
49
2.2.1.2. Tài liệu hướng dẫn học tập TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
CI
CHỦ ĐỀ: “THIẾT KẾ BẢN ĐỒ SAO QUAY”
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
1.
OF FI
Đọc các thông tin trong tài liệu và hoàn thành các nhiệm vụ bên dưới Các chòm sao
Từ xa xưa, con người đã biết quan sát bầu trời sao, trong lịch sử phát triển của mình, loài người đã tưởng tượng ra những hình mẫu và nhóm chúng thành những chòm sao để dễ dàng hơn trong việc định hướng trong hàng hải, dẫn dắt
NH ƠN
con người đi trên sa mạc, tính toán trong nông nghiệp cổ đại…; mỗi nền văn minh khác nhau sẽ có những chòm sao với tên gọi khác nhau. Ngày nay, Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) xác nhận có 88 chòm sao, với hơn một nửa trong số đó có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại (48 chòm sao); còn lại là sự đóng góp của các nhà thiên văn học và bản đồ học bầu trời của Châu Âu đã khám phá ra vào khoảng giữa thế kỷ 16 và 17 sau công nguyên. Các chòm sao thường
Y
được gắn liền với các câu chuyện thần thoại thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của
QU
con người cổ đại với thiên nhiên và cũng là những bài học giúp truyền đạt những kiến thức hay là lời răn dạy cho các thế hệ sau. Ngày nay, 88 chòm sao được phân chia ranh giới tương ứng với 88 vùng trời có diện tích xác định trên
KÈ M
Thiên Cầu, mỗi vùng trời có chứa một chòm sao. Tên các chòm sao trên toàn thế giới được thống nhất bằng tiếng Latin, bên cạnh đó tại Việt Nam có tên gọi riêng bằng tiếng Hán Việt. Dưới đây là 3 chòm sao sáng, nổi tiếng, dễ nhận biết và quan sát tại Việt Nam:
DẠ Y
❖ Chòm sao Ursa Major (Gấu Lớn) Đây là chòm sao nằm ở bán Thiên Cầu Bắc. Theo thần thoại Hy Lạp,
Callisto là cô gái được lựa chọn đi theo hầu cận nữ thần săn bắn Artemis. Sau khi phát hiện Callisto có thai với thần Zeus, Artemis cho rằng Callisto đã phản
50
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
bội mình (Do các thiếu nữ theo hầu Artemis đều là các trinh nữ, không được phép có thai). Do đó, Artemis biến Callisto thành con gấu để trở thành con mồi
CI
cho cuộc đi săn của mình. Thần Zeus giải thoát cho Callisto bằng
OF FI
cách đưa con gấu lên trời và trở thành chòm sao Ursa Major – con Gấu Lớn (còn được gọi là Đại Hùng Tinh trong tiếng Việt). Con trai của Callisto sau này cũng được
NH ƠN
đưa lên bên cạnh mẹ trở thành
chòm sao Gấu Nhỏ - Ursa Minor. Ursa Major chiếm diện tích lớn trên Thiên Cầu, là một trong các chòm
sao gần thiên cực Bắc nhất. Trong chòm sao Gấu Lớn có 7 ngôi sao sáng nhất và rất khó bị nhầm lẫn với các ngôi sao khác ở bầu trời phía Bắc. Hầu hết thời
Y
gian trong năm chúng ta đều có thể quan sát được chòm sao này.
QU
❖ Chòm sao Ursa Minor (Gấu Nhỏ) Chòm sao Ursa Minor chiếm diện tích nhỏ trên Thiên Cầu và có
KÈ M
hình dạng gần giống với hình dạng của 7 ngôi sao sáng nhất của chòm Ursa Major. Các sao của chòm này đều có độ sáng yếu trừ sao Bắc Cực (Alpha Ursa Minoris) – ngôi
DẠ Y
sao định hướng cho phương Bắc.
51
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
❖ Chòm sao Cassiopeia (Thiên Hậu)
Là chòm sao thuộc bán Thiên Cầu
CI
Bắc – 1 trong 48 chòm sao cổ. Theo
thần thoại Hy Lạp, Cassiopeia là vợ
OF FI
của vua Cepheus – vua của một kinh thành mà ngày nay là vùng Jaffa thuộc Israel. Do tính tình kiêu căng và ngạo mạn, bà đã xúc phạm đến các tiên nữ của thần Poseidon khiến con gái bị
NH ƠN
hiến tế và trở thành chòm sao Tiên Nữ. Sau khi chết, bà bị thần Poseidon đặt lên trời trói vào một chiếc ghế như là một hình phạt vĩnh hằng và bà trở
thành chòm sao Thiên Hậu. Chòm sao này là một chòm sao sáng gần thiên cực Bắc, rất dễ quan sát với hình dạng đặc trưng như là một chữ M hay chữ W (tùy
Nhiệm vụ 1:
QU
trong năm).
Y
vào thời điểm quan sát
Xác định chòm sao Gấu
KÈ M
Lớn, Gấu Nhỏ, Thiên Hậu, vị trí sao Bắc Cực và ghi tên vào bản đồ
DẠ Y
sao ở bên:
52
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Nhiệm vụ 2:
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
NH ƠN
OF FI
CI
Vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm của 3 chòm sao Gấu Lớn, Gấu Nhỏ và Thiên Hậu.
53
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Bản đồ sao quay
AL
2.
❖ Bản đồ sao quay là gì?
CI
Ngày nay với sự phát triển và đô thị hóa vượt bậc, rất ít người dành thời gian nhìn ngắm bầu trời đêm. Nhưng vào thời cổ đại, các ngôi sao và hành tinh
OF FI
đã từng là những hình ảnh quan trọng đối với cư dân địa cầu. Tất cả những ghi chép khảo cổ đều cho thấy các nền văn minh cổ đại ở khắp nơi đã ghi nhận, tôn thờ và cố gắng hiểu ánh sáng trên bầu trời và đưa chúng vào những câu chuyện thần thoại theo cách nhìn của họ về thế giới. Các giác quan của con người cho chúng ta thấy rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh và các vì sao
NH ƠN
quay xung quanh Trái Đất. Thuyết Địa Tâm đơn giản, logic và có vẻ như tự chứng minh được. Tuy nhiên, mô hình này đã được chứng minh là sai và được thay thế bằng thuyết Nhật Tâm.
Để định vị bầu trời một cách dễ dàng hơn, con người đặt ra một khái niệm “Thiên Cầu”. Nếu bạn sống tại một nơi xa ánh đèn thành phố, tầm nhìn lên bầu trời quang đãng bạn sẽ thấy bầu trời là một mái vòm lớn và bạn đang đứng ở
Y
tâm của mái vòm đó. Điểm nằm ngay trên đỉnh đầu của bạn được gọi là thiên
QU
đỉnh. Nơi mái vòm tiếp giáp với Trái Đất được gọi là chân trời. Ở nơi bằng phẳng và thoáng đãng, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chân trời là một đường tròn bao quanh bạn. Hằng đêm các ngôi sao sẽ mọc từ chân trời phía Đông, di
KÈ M
chuyển xuyên qua mái vòm và lặn ở chân trời phía Tây. Và mái vòm đó thực chất là một phần của một khối cầu lớn đang quay xung quanh Trái Đất, khối cầu đó được gọi là Thiên Cầu – một quả cầu tưởng tượng bao quanh Trái Đất, trên đó chứa các ngôi sao và các thiên thể khác. Ngày nay, Thiên Cầu được sử dụng như một công cụ để xác định các vị trí trên bầu trời. Người ta kết hợp
DẠ Y
Thiên Cầu và các tọa độ để thiết kế ra bản đồ sao quay giúp việc định vị bầu trời trở nên dễ dàng hơn. Bản đồ sao quay gồm có 2 bộ phận:
54
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
+ Phần đĩa thể hiện bầu trời có thể xoay được quanh tâm, là bản đồ của một nửa Thiên Cầu theo tọa độ cực.
CI
+ Phần cố định bao phía bên ngoài thể hiện ranh giới bầu trời và được
❖ Thiết kế bản đồ sao quay
OF FI
trang trí thêm các thông tin hình ảnh.
+ Bước 1 – Chế tạo phần đĩa sao: có một số trang web và ứng dụng cho phép chúng ta tải bản đồ sao đã được thiết kế sẵn theo tọa độ vị trí cần quan sát. Chúng ta chỉ cần in ra và sử dụng.
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
NH ƠN
Dưới đây là bản đồ sao tại Hà Nội (vĩ độ 210N):
55
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Một số trang web cung cấp bản đồ sao: 1. https://www.heavens-
CI
above.com/skychart2.aspx?lat=0&lng=0&loc=Hanoi&alt=0&tz=UCTm7&cu
2. https://in-the-sky.org/planisphere/index.php
OF FI
l=en
+ Bước 2 – Chế tạo phần cố định: Phần cố định bên ngoài có các vạch chia thời gian (1 vòng tròn được quy ước là 24 giờ) và cửa sổ quan sát với các điểm chỉ hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của đường chân trời. Phần này được thiết
NH ƠN
kế sao cho đĩa sao có thể xoay được bên trong nó.
Dưới đây là một số bản đồ sao quay với phần cố định được thiết kế khác
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
nhau:
56
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
❖ Sử dụng bản đồ sao quay
Phần cố định bên ngoài có chứa các con số thể hiện thời gian trong đêm;
CI
phần đĩa sao được chia làm 12 phần ứng với 12 tháng, trong mỗi tháng sẽ có vạch chia các ngày. Để sử dụng bản đồ sao quay chúng ta thực hiện như sau:
OF FI
+ Tại thời điểm quan sát bầu trời, chúng ta xoay đĩa sao cho giá trị ngày, tháng và giờ trùng nhau.
+ Quay mặt về hướng Bắc, đưa bản đồ sao quay hướng lên bầu trời sao cho hướng Bắc của đường chân trời trên bản đồ sao trùng với hướng quay mặt
NH ƠN
của chúng ta. Các chòm sao được đánh dấu ở cuối cửa sổ quan sát phải trùng với các chòm sao mà chúng ta quan sát được ở bầu trời trước mặt. + Quan sát và tìm kiếm các chòm sao trên bầu trời dựa theo bản đồ. Nhiệm vụ 3: Thiết kế bản đồ sao quay
Các nhóm hãy sử dụng đĩa sao được in ở trên, thảo luận và thiết kế một bản đồ
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
sao quay thật độc đáo của riêng nhóm mình và vẽ bản thiết kế vào bên dưới.
57
Nhiệm vụ 4: Chế tạo bản đồ sao quay
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Các nhóm hãy thảo luận, thống nhất nguyên liệu, vật tư và số lượng cần thiết,
OF FI
Bảng dự kiến vật tư Vật tư
Số lượng
QU
Y
NH ƠN
STT
CI
phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên vào các bảng sau:
KÈ M
Bảng phân công nhiệm vụ Nhiệm vụ
DẠ Y
Tên thành viên
58
Ghi chú
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Nhiệm vụ 5: Báo cáo sản phẩm
Các nhóm xây dựng kịch bản thực hiện báo cáo và giới thiệu sản phẩm của
CI
nhóm mình trước lớp. Nhóm báo cáo tốt là nhóm xây dựng được bài giới thiệu có đầy đủ nội dung, sử dụng ngôn ngữ và phong cách lôi cuốn người xem, phát
3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm Tiêu chí
Nhóm có bản thiết kế đẹp, trình bày rõ ràng và sáng tạo
NH ƠN
Thiết kế
Mô tả
OF FI
huy được tối đa sự đóng góp của các thành viên trong nhóm.
Điểm tối đa 10
Nhóm thống kê được số lượng vật tư đủ Chuẩn bị
dùng; có bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng
5
cho các thành viên trong nhóm.
Các thành viên trong nhóm làm việc tích cực, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau; không có thành viên ngồi chơi, biết cách giải quyết mâu thuẫn
5
Y
Thực hiện
QU
trong nhóm.
Sản phẩm sử dụng được, có tính chính xác
cao, có tính thẩm mĩ, độc đáo, sáng tạo; các thành viên trong nhóm đều biết cách sử dụng
KÈ M
Sản phẩm
10
thành thạo. Nhóm giới thiệu được đầy đủ quy trình thiết
Báo cáo sản
DẠ Y
phẩm
kế sản phẩm, phong cách thuyết trình tự tin, sáng tạo, lôi cuốn người xem, phát huy tối đa
10
được sự góp mặt của các thành viên trong nhóm.
Tổng điểm tối đa
40
59
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
2.2.2. Tiến trình dạy học chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời" 2.2.2.1. Tiến trình dạy học
OF FI
Môn học: Vật lý; Lớp: 10
CI
CHỦ ĐỀ: MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ MẶT TRỜI
Thời gian thực hiện: 3 buổi học mỗi buổi 2 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức
NH ƠN
Sau khi thực hiện bài học này, học sinh sẽ học được các kiến thức về Hệ Mặt Trời, bao gồm:
- Cấu trúc của Hệ Mặt Trời với các hành tinh; vị trí của Hệ Mặt Trời trong vũ trụ và chỉ ra được đặc điểm của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. - Đặc điểm chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Thủy, Sao Kim
2. Về năng lực
Y
trên nền trời sao.
QU
Bài học này góp phần rèn luyện và phát triển một số năng lực khoa học tự nhiên và năng lực chung được biểu hiện cụ thể như sau: - Học sinh đề xuất được phương án thiết kế được mô hình chuyển động
KÈ M
của Hệ Mặt Trời từ những nguyên liệu và yêu cầu của giáo viên. - Lắp được mạch điện đơn giản với bóng đèn và nguồn điện. - Dựa vào mô hình phân tích và giải thích được đặc điểm chuyển động của
một số hành tinh trên nền trời sao; phân biệt và giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thủy triều, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
DẠ Y
- Nâng cao kỹ năng việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, tư duy phản biện,
sáng tạo.
60
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
3. Về phẩm chất
Bài học này góp phần hình thành và phát triển một số phẩm chất cho học
CI
sinh với biểu hiện cụ thể như sau: - Học sinh hào hứng, yêu thích môn học. nhiệm trong hoạt động nhóm.
OF FI
- Nhiệt tình tham gia các hoạt động, tích cực tìm hiểu kiến thức và trách
- Tỉ mỉ, cẩn thận, tuân thủ các quy tắc an toàn trong giờ học. 4. Định hướng phát triển năng lực STEM
NH ƠN
4.1. Bối cảnh thực tế
Vũ trụ là ngành khoa học luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Nó cung cấp cho ta những kiến thức về vũ trụ bao la, giải thích các hiện tượng thiên văn kỳ thú trên cơ sở khoa học. Nếu như trước đây, con người cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ thì ngày nay chúng ta biết rằng chúng ta chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé trong đó. Vũ trụ của chúng ta bao la và rộng lớn vượt tầm
Y
nhận thức của con người. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và phát triển vượt bậc, con
QU
người cũng đã khám phá ra rất nhiều bí ẩn xung quanh vũ trụ trong đó có Hệ Mặt Trời – hệ hành tinh mà Trái đất của chúng ta nằm trong đó. Xoay quanh Hệ Mặt Trời cũng có rất nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú, việc mô hình hóa sự chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời sẽ giúp chúng ta lý giải
DẠ Y
KÈ M
được các hiện tượng một cách trực quan và sinh động nhất.
61
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
4.2. Kiến thức trong lĩnh vực STEM
- Khoa học (S): Nhận biết được các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và vị trí,
CI
đặc điểm của chúng; giải thích được đặc điểm chuyển động của các hành tinh, thiên thể trên nền trời sao; Xác định được một số hiện tượng thiên văn và giải
OF FI
thích được nguyên nhân hình thành.
- Công nghệ (T): Sử dụng thành thạo các công cụ, dao, kéo, súng bắn keo, khoan… trong quá trình thiết kế và chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời.
- Kỹ thuật (E): Thiết kế mô hình theo quy trình thiết kế kỹ thuật, hiểu được quy trình trong tài liệu hướng dẫn; vẽ được bản thiết kế mô hình chuyển động
NH ƠN
của Hệ Mặt Trời từ những nguyên liệu cho trước.
- Toán học (M): Đo đạc, thiết kế tỷ lệ các hành tinh phù hợp; sử dụng nguyên vật liệu hợp lý; giải thích được các hiện tượng thiên văn dựa trên mô hình Toán học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Y
Mỗi nhóm học sinh (3 – 5 học sinh) sẽ nhận được một bộ dụng cụ bao
QU
gồm:
- 3 - 5 bộ tài liệu học tập; - Cầu xốp các kích cỡ làm các hành tinh; - 1 bộ bóng đèn, đui đèn kèm phích cắm;
KÈ M
- 1 súng bắn keo và thanh keo; - 1 bộ màu nước; - Thùng carton hoặc bìa carton chắn sáng cho mô hình (có thể để học sinh
tự chuẩn bị);
DẠ Y
- Dây thép 2; - 1 kìm cắt dây thép; - 1 ống nhựa PVC tùy loại có thể dùng làm trụ gắn bóng đèn; - 2 cây kéo;
62
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Dao rọc giấy; - 1 cuộn băng dính 2 mặt;
CI
- Bảng cắt; - Găng tay;
NH ƠN
OF FI
- Bút chì, thước kẻ.
Y
Ngoài những nguyên vật liệu trên, sau buổi học đầu tiên, học sinh có thể
QU
tự chuẩn bị thêm các nguyên liệu mà mình thích để bổ sung, hoàn thiện cho sản phẩm độc đáo nhất. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị phòng học có ổ cắm điện tới từng nhóm.
KÈ M
III. Tiến trình dạy học Buổi 1
Hoạt động 1: Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ (10 phút)
DẠ Y
Mục tiêu
Nội dung
Học sinh xác định được vấn đề, nhiệm vụ của bài học. Giáo viên đặt vấn đề, học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
mà giáo viên đưa ra.
63
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Có những hiện tượng thiên văn nào thường quan sát được trên Trái đất?
CI
- Làm thế nào để có thể giải thích được các hiện tượng đó một cách trực quan, dễ hiểu nhất?
OF FI
Học sinh ghi nhận nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. - Học sinh hứng thú với chủ đề đưa ra. phẩm học tập
- Học sinh trình bày được các hiện tượng thiên văn quan sát được trên Trái đất.
NH ƠN
Sản
- Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập trong chủ đề. B1 - Đặt vấn đề: Xung quanh chúng ta có rất nhiều hiện tượng thiên văn, các em đã quan sát được những hiện tượng thiên văn nào?
Các hiện tượng chúng ta quan sát được trên Trái Đất đều có liên
Y
hệ mật thiết với sự chuyển động của các thiên thể trong Hệ Mặt Triển
QU
Trời. Để giải thích được các hiện tượng này chúng ta cần quan sát được sự chuyển động của chúng. Tuy nhiên, việc quan sát
khai hoạt trực tiếp chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời là điều không thể, vậy làm thế nào để chúng ta có thể quan sát được
KÈ M
động
chuyển động của các hành tinh một cách trực quan nhất? Giáo viên cho học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Giáo viên kết luận: “Bằng các thiết bị máy móc và tính toán, các
DẠ Y
nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những bằng chứng về chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chúng ta có thể vận dụng các kiến thức đó để xây dựng một mô hình Hệ Mặt
64
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Trời, từ đó lý giải được các hiện tượng thiên văn một cách trực quan nhất.”
CI
B2 - Giao nhiệm vụ: Học sinh đọc tài liệu hướng dẫn và hoàn
1. Nhiệm vụ cá nhân:
OF FI
thành các nhiệm vụ đi kèm:
+ Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập.
+ Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt những đặc điểm chính của các hành tinh đất đá.
NH ƠN
2. Nhiệm vụ nhóm:
+ Nhiệm vụ 3: Thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời. + Nhiệm vụ 4: Chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời. + Nhiệm vụ 5: Báo cáo sản phẩm nhóm. Nhiệm vụ 1, 2, 3 thực hiện trong buổi 1; nhiệm vụ 4 thực hiện
QU
Y
trong buổi 2; nhiệm vụ 5 thực hiện trong buổi 3. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền, thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- Học sinh ghi nhớ được những kiến thức cơ bản về Hệ Mặt Trời,
KÈ M
Mục tiêu
(30 phút)
Nội dung
DẠ Y
Sản
phẩm học tập
đặc điểm chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Học sinh đọc tài liệu hướng dẫn học tập và hoàn thành nhiệm vụ
1 và 2 trong tài liệu. - Phiếu học tập trả lời các câu hỏi về Hệ Mặt Trời. - Sơ đồ tư duy về đặc điểm của các hành tinh đất đá.
65
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
B1 - Giao nhiệm vụ (5 phút): Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tài liệu hướng dẫn mục 1 và hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân khai hoạt động
(nhiệm vụ 1 và 2) vào trong tài liệu. Giáo viên giải đáp thắc mắc
CI
Triển
cho học sinh (nếu có).
vụ 1 và 2 trong tài liệu học tập.
OF FI
B2 - Thực hiện nhiệm vụ (25 phút): Học sinh thực hiện nhiệm
Hoạt động 3: Báo cáo nhiệm vụ cá nhân (20 phút)
NH ƠN
- Học sinh ghi nhớ được kiến thức cơ bản về Hệ Mặt Trời. Mục tiêu
- Học sinh thuyết trình được sản phẩm cá nhân trước lớp - Chữa phiếu học tập
phẩm học tập
- Phiếu học tập với đáp án chính xác.
Y
Sản
- Học sinh giới thiệu sản phẩm cá nhân trước lớp
- Học sinh thuyết trình tự tin, mạch lạc, đầy đủ.
QU
Nội dung
B1 – Chữa phiếu học tập (10 phút): Giáo viên cho học sinh chữa phiếu học tập, giải thích những vấn đề còn chưa rõ cho học sinh.
khai hoạt
B2 – Báo cáo nhiệm vụ cá nhân (10 phút):
KÈ M
Triển động
- Giáo viên gọi học sinh giới thiệu và trình bày sơ đồ tư duy về
DẠ Y
các hành tinh đất đá (giáo viên có thể chụp ảnh sản phẩm của học sinh và chiếu lên bảng), có thể cho điểm đối với học sinh có bài làm tốt.
66
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Sau khi học sinh báo cáo, giáo viên nhận xét và tổng kết kiến thức cơ bản về Hệ Mặt Trời.
CI
Hoạt động 4: Lựa chọn phương án, thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời
Nội dung
Học sinh vẽ được bản thiết kế được mô hình Hệ Mặt Trời chi tiết từ những nguyên vật liệu cho trước.
Học sinh làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ 3 trong tài liệu học tập.
NH ƠN
Mục tiêu
OF FI
(30 phút)
Sản
phẩm học Bản vẽ thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời. tập
B1 (5 phút): Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ nhóm và giải đáp Triển
thắc mắc cho học sinh. (Giáo viên lưu ý học sinh có thể bổ sung
B2 (25 phút): Học sinh thảo luận đưa ra các ý tưởng, thống nhất
QU
động
Y
khai hoạt thêm 1 số vật tư không có trong bảng với mục đích thẩm mỹ).
KÈ M
ý tưởng và trình bày ý tưởng vào giấy. Buổi 2
Hoạt động 5: Lên kế hoạch (10 phút)
Học sinh lập được kế hoạch triển khai hoạt động nhóm.
Nội dung
Học sinh hoàn thiện nhiệm vụ 4 trong tài liệu học tập.
DẠ Y
Mục tiêu
67
Sản phẩm học
Bảng phân công công việc, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nhóm.
CI
tập
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
B1: Giáo viên nhắc lại một số lưu ý của buổi học trước.
Triển
khai hoạt B2: Giáo viên cho các nhóm thảo luận, lên kế hoạch, phân chia động
nhiệm vụ hoạt động nhóm và điền vào bảng ở nhiệm vụ 4. Hoạt động 6: Chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời (75 phút) Học sinh chế tạo được mô hình Hệ Mặt Trời theo bản thiết kế.
NH ƠN
Mục tiêu
Học sinh làm việc nhóm, chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời theo bản Nội dung
vẽ từ những nguyên liệu có sẵn, tuân thủ kế hoạch làm việc, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
Sản
QU
tập
Y
phẩm học Mô hình chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
B1: Giáo viên cho các nhóm lấy dụng cụ, nguyên liệu; lưu ý học sinh về quy tắc an toàn. B2: Giáo viên cho học sinh thực hiện chế tạo mô hình.
KÈ M
Triển khai hoạt động
Học sinh lấy dụng cụ và chế tạo mô hình; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đúng theo bảng phân công và các thành viên trong
DẠ Y
nhóm hỗ trợ nhau tích cực. Hoạt động 7: Tổng kết, dọn vệ sinh (5 phút)
Giáo viên cho học sinh trả dụng cụ, dọn vệ sinh, cất mô hình.
68
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Giáo viên tổng kết về hoạt động trong buổi học, nhận xét về tác phong hoạt động của các nhóm.
CI
Buổi 3
OF FI
Hoạt động 8: Hoàn thiện sản phẩm (20 phút)
GV cho HS thời gian hoàn thiện, chỉnh sửa sản phẩm trước khi báo cáo. Hoạt động 9: Chia sẻ, cải tiến sản phẩm (50 phút)
NH ƠN
- Học sinh giới thiệu được sản phẩm, cách thức hoạt động của sản phẩm trước lớp. Mục tiêu
- Thông qua mô hình, học sinh có thể nêu được đặc điểm chuyển động của một số hành tinh; nêu và giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng thiên văn.
- Học sinh đề xuất được phương án cải tiến để sản phẩm tốt hơn.
Y
- Học sinh chuẩn bị kịch bản báo cáo sinh động thông qua việc hoàn thiện nhiệm vụ 5 trong tài liệu học tập.
QU
Nội dung
- Học sinh báo cáo sản phẩm nhóm trước lớp. - Kịch bản báo cáo sản phẩm nhóm (nhiệm vụ 5).
KÈ M
Sản
phẩm học - Học sinh báo cáo sản phẩm tự tin, hấp dẫn, giải quyết được các tập
DẠ Y
Triển
khai hoạt động
câu hỏi người nghe đưa ra. B1 – Viết kịch bản báo cáo (15 phút): Giáo viên cho học sinh
thảo luận, viết kịch bản báo cáo, phân công nhiệm vụ trong quá trình báo cáo sao cho bài thuyết trình hấp dẫn, thỏa mãn được các tiêu chí đánh giá trong tài liệu học tập.
69
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
B2 – Báo cáo sản phẩm (35 phút): Lần lượt các nhóm thực hiện báo cáo sản phẩm (mỗi nhóm có thời gian tối đa 5 phút). Trong
kiến và thảo luận cải tiến sản phẩm.
CI
quá trình báo cáo, các nhóm khác đưa ra câu hỏi, đóng góp ý
OF FI
Hoạt động 10: Kết luận, đánh giá (20 phút)
- Học sinh tổng hợp, tóm tắt được những kiến thức đã học.
Nội dung
Sản phẩm học tập
- Học sinh rút được những kinh nghiệm cho các buổi học sau. Học sinh lắng nghe giáo viên tổng kết, ghi chú lại những kiến
NH ƠN
Mục tiêu
thức trọng tâm; đúc rút kinh nghiệm cho buổi học sau. Học sinh lắng nghe, ghi chú lại được những kiến thức cơ bản và rút kinh nghiệm những điều còn thiếu sót.
Y
B1: Giáo viên tổng kết kiến thức về Hệ Mặt Trời, đặc điểm
QU
chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời; các hiện tượng thiên văn và nguyên nhân… Triển khai hoạt
điểm theo tiêu chí trong được thống nhất trong tài liệu học tập.
KÈ M
động
B2: Giáo viên nhận xét về quá trình làm việc của các nhóm, cho (điểm của các nhóm có thể quy ra điểm thưởng hoặc “tiền” sử dụng trong “chợ vật tư” ở những buổi học tiếp theo)
DẠ Y
B3: Yêu cầu học sinh dọn dẹp vệ sinh trước khi kết thúc giờ học.
70
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
I C
2.2.2.2. Tài liệu hướng dẫn học tập TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
F O
CHỦ ĐỀ: “MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ MẶT TRỜI” Đọc các thông tin trong tài liệu và hoàn thành các nhiệm vụ bên dưới 1.
Hệ Mặt Trời
N Ơ H N
L A
I F
Hệ Mặt Trời là một hệ các hành tinh với Mặt Trời ở trung tâm, các hành tinh và các thiên thể quay xung quanh nó. Trong vũ trụ có vô số các Hệ Mặt Trời khác nhau và Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm trong thiên hà Milky Way (hay còn gọi là Ngân Hà). Hệ Mặt Trời của chúng ta có 8 hành tinh, 4 hành tinh gần Mặt Trời nhất bao gồm: Sao Thủy, Sao Kim,
Y U
Trái Đất và Sao Hỏa có cấu tạo chủ yếu là đất đá và kim loại; 4 hành tinh khí vòng ngoài có khối lượng lớn hơn nhiều lần so với 4 hành tinh vòng trong là Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Trong đó Sao Thổ và Sao
Q
Mộc cấu tạo chủ yếu là Heli và Hidro; Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có cấu tạo chủ yếu là băng đá nên người ta còn gọi 2 hành tinh này là các hành tinh băng khổng lồ. Các hành tinh này quay xung quanh Mặt Trời với quỹ đạo gần
M È
tròn và các quỹ đạo này gần như cùng nằm trên 1 mặt phẳng được gọi là mặt phẳng Hoàng Đạo. Xung quanh các hành
K
tinh có thể có các vệ tinh quay xung quanh, Sao Thổ có tới 82 vệ tinh – nhiều nhất trong Hệ Mặt Trời, tiếp theo là Sao
Y Ạ D
Mộc với 79 vệ tinh; Trái Đất có 1 vệ tinh là Mặt Trăng. Ngoài ra, Hệ Mặt Trời còn có vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. 71
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
Hệ Mặt Trời với 8 hành tinh quay xung quanh 72
F O
I F
I C
L A
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
F O
L A
I C
I F
Q
Vị trí Hệ Mặt Trời của chúng ta
K
Nguồn ảnh: NASA Vô số các thiên hà khác nhau trong vũ trụ
Thiên hà Milky Way chứa Hệ Mặt Trời 73
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
2.
I C
Tuổi trong không gian Bạn có biết, các hành tinh
chuyển động xung quanh Mặt Trời với những quỹ đạo khác nhau nên vòng quanh Mặt Trời cũng khác nhau? Hành tinh càng xa Mặt Trời đạo càng dài dẫn tới thời gian 1
Y U
năm cũng dài hơn so với những
M È
Y Ạ D
N Ơ H N 1 năm = 12 năm trên TĐ
thì thời gian quay hết 1 vòng quỹ
Bạn 20 tuổi ở trên Trái Đất nhưng ở Sao Thủy bạn đã 83 tuổi rồi!!!
I F
1 năm = 165 năm trên TĐ
thời gian để hành tinh quay hết 1
hành tinh ở gần Mặt Trời hơn.
F O
1 năm = 365 ngày
Q
1 năm = 29 năm trên TĐ
K
1 năm = 225 ngày trên TĐ
74
1 năm = 84 năm trên TĐ
1 năm = 687 ngày trên TĐ
1 năm = 88 ngày trên TĐ
L A
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
3.
I C
Các hành tinh đất đá Sao Thủy
F O
L A
I F
Là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời, có cấu trúc bề mặt gồ ghề với các hố thiên thạch gần giống như Mặt Trăng. Kích thước của Sao Thủy lớn hơn Mặt Trăng không đáng kể. Do gần Mặt Trời nhất nên nhiệt độ ngày và đêm trên Sao Thủy chênh
N Ơ H N
lệch cực lớn với khoảng 4270C vào ban ngày và -1730C vào ban đêm. Tại Sao Thủy chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trời với kích thước lớn gấp 3 lần so với kích thước Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.
Một năm trên Sao Thủy bằng 88 ngày trên Trái Đất nhưng 1 ngày trên Sao Thủy
Y U
lại dài bằng 59 ngày trên Trái Đất, do đó trên Sao Thủy, 1 ngày kéo dài trong 2 năm.
Q
Do Sao Thủy nằm ở vòng quỹ đạo bên trong so với Trái Đất nên vào ban đêm chúng ta không thể quan sát được Sao Thủy trên nền trời sao mà chỉ có thể quan sát được nó vào lúc rạng sáng hoặc hoàng hôn.
M È
Sao Kim
K
Là hành tinh thứ 2 trong Hệ Mặt Trời nhưng Sao Kim lại là hành tinh nóng nhất do bề mặt Sao Kim được bao phủ
Y Ạ D
bởi một lớp khí dày đặc với thành phần chủ yếu là cacbondioxit gây nên hiệu ứng nhà kính, điều này khiến cho nhiệt lượng nhận được từ Mặt Trời không thể thoát ra không gian bên ngoài. Nhiệt độ tại hành tinh này có thể lên tới 4700C. 75
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
L A
I C
Sao Kim cũng là hành tinh sáng nhất khi quan sát từ Trái Đất, hành tinh này dễ quan sát được nhất vào thời điểm hoàng
I F
hôn hoặc bình minh, vì vậy dân gian còn gọi nó là Sao Hôm khi mọc lúc hoàng hôn và Sao Mai khi mọc lúc bình minh. Là hành tinh liền kề với Trái Đất, Sao Kim được coi như hành tinh “anh em” với Trái Đất về kích thước cũng như
F O
khối lượng. Trong khi mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều tự quay quanh trục ngược chiều kim đồng hồ thì Sao Kim lại quay quanh trục cùng chiều kim đồng hồ với khoảng thời gian 243 ngày Trái Đất và quay 1 vòng quanh Mặt Trời hết
N Ơ H N
225 ngày Trái Đất. Hay nói cách khác, một ngày Sao Kim bằng 243 ngày Trái Đất và một năm Sao Kim bằng 225 ngày Trái Đất.
Y U
Y Ạ D
M È
Q
K
Sao Kim và Trái Đất
Sao Kim quan sát được lúc bình minh 76
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
L A
I C
Trái Đất
I F
Là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất còn có tên gọi khác là hành tinh xanh do bề mặt chủ yếu là nước. Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời hết 365,2564 ngày và tự quay một vòng quanh trục hết ≈ 24 giờ.
F O
Mọi sinh vật sống trên Trái Đất được bảo vệ bởi tầng ozon và từ trường Trái Đất, đây là những lớp bảo vệ quan trọng giúp Trái Đất tránh được những bức xạ có hại từ Mặt Trời. Tuy nhiên, sự phát triển vượt trội và chóng mặt của con người
N Ơ H N
khiến cho môi trường trên Trái Đất ngày càng ô nhiễm; hiệu ứng nhà kính do khí thải khiến Trái Đất ngày càng nóng lên. ➢ Mặt Trăng – Vệ tinh tự nhiên của Trái Đất
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh lớn thứ 5 trong Hệ Mặt Trời, được con người quan
Y U
sát từ rất sớm do độ sáng nổi bật chỉ sau Mặt Trời. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là thiên thể duy nhất con người đã từng
Q
đặt chân lên. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất mất khoảng
M È
27,3 ngày bằng với chu kỳ tự quay quanh trục, do đó ở trên Trái Đất chúng ta luôn chỉ nhìn được một mặt của Mặt Trăng.
K
Chuyển động của hệ Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời là
Y Ạ D
nguyên nhân tạo nên các pha Mặt Trăng lặp lại sau mỗi chu
77
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
kỳ 29,5 ngày (≈ 1 tháng), đây chính là cơ sở cho việc hình thành lịch Mặt Trăng (âm lịch).
I C
Mặt Trăng cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều trên Trái Đất. Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất 1 lực hấp dẫn khiến cho chất lỏng ở đại dương trên bề mặt Trái Đất bị kéo về phía Mặt Trăng, trong khi đó Trái Đất tự quay quanh trục gây ra 1 lực li tâm khiến chất lỏng ở bán cầu đối diện bị đẩy ra và cân bằng với lực
Y U
hướng tâm của Mặt Trăng. Do đó, sẽ xuất hiện thủy triều cao ở 2 bán cầu đối diện
N Ơ H N
F O
Q
nhau và 2 bên hông của Trái Đất sẽ xuất hiện thủy triều thấp (như hình vẽ). Trái Đất
M È
không chỉ chịu tác dụng lực hấp dẫn của
K
Mặt Trăng mà còn bị ảnh hưởng bởi lực hấp
Y Ạ D
dẫn của Mặt Trời. Trong 1 chu kỳ quay quanh Trái Đất của Mặt Trăng, sẽ có 2 lần
Các pha của Mặt Trăng
Mặt Trăng và Mặt Trời gần thẳng hàng là 78
L A
I F
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
L A
I C
lúc “trăng mới” và “trăng tròn”, khi đó lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tăng cường lẫn nhau khiến cho thủy triều
I F
trên Trái Đất đạt cực đại. Ngược lại, tại vị trí “trăng thượng huyền” và “trăng hạ huyền” lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng tác động lên Trái Đất vuông góc với nhau, khi đó thủy triều trên Trái Đất sẽ đạt cực tiểu. 4.
Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực Nhật thực và nguyệt thực
là hiện tượng Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên 1 đường thẳng. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng
Y U
nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất (xảy ra khi Mặt Trăng ở pha trăng mới). Khi đó, ánh sáng từ
M È
Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất
N Ơ H N
F O
Q
sẽ bị Mặt Trăng che bớt, tại các
K
vị trí khác nhau trên Trái Đất
Y Ạ D
Hiện tượng nhật thực
chúng ta sẽ quan sát được hiện
tượng nhật thực khác nhau. Tại vị trí vùng tối trên Trái Đất chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt Trăng che hết toàn bộ hoặc gần 79
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
L A
I C
hết đĩa Mặt Trời khi đó chúng ta gọi đó là nhật thực toàn phần. Tại vùng nửa tối trên Trái Đất chúng ta sẽ quan sát được nhật thực một phần do Mặt Trăng chỉ che khuất được 1 phần đĩa Mặt Trời.
I F
Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời (xảy ra khi Mặt Trăng ở pha trăng
F O
tròn). Khi Mặt Trăng đi vào vùng nửa tối, chúng ta rất khó để quan sát hiện tượng nguyệt thực do ánh sáng của Mặt Trăng chỉ giảm đi không đáng kể. Tuy nhiên, khi Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng tối chúng ta có hiện tượng nguyệt thực một phần và dễ dàng quan sát được hiện tượng này bằng mắt thường. Khi Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối chúng
Y U
ta có hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi đó Mặt Trăng sẽ có ánh sáng hơi đỏ nâu (một số người còn gọi đó là hiện tượng
M È
N Ơ H N
Q
trăng máu) do ánh sáng Mặt
K
Trời bị tán xạ bởi bầu khí quyển
Y Ạ D
ở phần rìa của Trái Đất.
Hiện tượng nguyệt thực
80
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
L A
I C
Một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao nhật thực, nguyệt thực không xảy ra hàng tháng vào mỗi lúc trăng non và trăng
I F
tròn mà chỉ xảy ra vài lần trong một năm? Câu trả lời nằm ở quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất. Mặt Trăng
chuyển động quanh Trái Đất với một quỹ đạo nằm trên một mặt phẳng nghiêng 5 độ so với mặt phẳng của quỹ đạo
F O
chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Vì vậy, hầu hết thời gian trăng non hay trăng tròn, Mặt Trăng sẽ ở bên trên hoặc bên dưới mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và chỉ có vài lần trong năm Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời mới thực sự thẳng hàng nhau.
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
Hầu hết thời gian Mặt Trăng không thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời 81
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
F O
I F
Q
K
Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời chỉ thằng hàng nhau vài lần trong 1 năm 82
I C
L A
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
5.
Nhiệm vụ học tập
I C
Nhiệm vụ 1: Hoàn thành các bài tập sau 1. Điền vào các ô trống tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
83
F O
L A
I F
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
I C
2. Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt Trời là: A. Sao Kim
B. Sao Thủy
C. Sao Hỏa
Câu 2: Hành tinh sáng nhất trong Hệ Mặt Trời là do: A. Gần Mặt Trời nhất
B. Gần một ngôi sao khác
Câu 3: Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất là:
Y U
B. Sao Thiên Vương
A. Sao Thổ
N Ơ H N
F O
I F
D. Sao Mộc
C. Hiệu ứng nhà kính
D. Hành tinh tự phát sáng
C. Sao Hỏa
D. Sao Mộc
C. 3
D. Vô số
Câu 4: Trong vũ trụ có bao nhiêu Hệ Mặt Trời? A. 1
B. 2
M È
Q
Câu 5: Nguyên nhân chính nào gây ra hiện tượng thủy triều?
K
A. Do Trái Đất tự quay quanh trục.
C. Do lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất.
B. Do lực hấp dẫn giữa Trái Đất với các hành tinh khác.
D. Cả A và C
Y Ạ D
L A
84
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Câu 6: Thủy triều đạt cực đại hoặc cực tiểu bao nhiêu lần trong 1 tháng? A. 1
B. 2
C. 3
Câu 7: Vì sao vào ngày rằm hàng tháng Mặt Trăng lại tròn và sáng trên bầu trời?
N Ơ H N
D. 4
F O
L A
I C
I F
A. Do Mặt Trăng đang ở pha trăng non, phần Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng hoàn toàn. B. Do khi đó Mặt Trăng gần Mặt Trời nhất.
C. Do khi đó Mặt Trăng nằm ở vị trí vuông góc với Mặt Trời.
D. Do Mặt Trăng đang ở pha trăng tròn, phần Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng hoàn toàn.
Y U
Câu 8: Hiện tượng nhật thực xảy ra vào pha nào của Mặt Trăng? A. Trăng non
Q
B. Trăng thượng huyền
M È
C. Trăng tròn
D. Trăng hạ huyền
Câu 9: Tại sao hiện tượng nhật thực và nguyệt thực không xảy ra thường xuyên mỗi tháng 1 lần?
K
A. Do chuyển động tự quay của Trái Đất.
Y Ạ D
B. Do quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng 5 độ so với quỹ đạo của TĐ quanh MT.
85
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
C. Thực tế có xảy ra thường xuyên mỗi tháng nhưng khó quan sát được trên Trái Đất.
I C
D. Do chuyển động tự quay của Mặt Trăng. Câu 10: Hiện tượng “trăng máu” là:
F O
A. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần, ánh sáng Mặt Trời bị tán xạ qua khí quyển Trái Đất.
N Ơ H N
B. Do sự thay đổi bầu khí quyển khiến cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất bị đổi màu. C. Do ánh sáng Mặt Trời có màu đỏ. D. Do đám mây bụi vũ trụ bao phủ Mặt Trăng.
Y U
Y Ạ D
M È
Q
K
86
L A
I F
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
I C
Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy đặc điểm về kích thước, địa hình và chuyển động của 4 hành tinh đất đá.
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
87
F O
L A
I F
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
I C
Nhiệm vụ 3: Thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời Các nhóm hãy thảo luận và thiết kế một mô hình Hệ Mặt Trời với những nguyên vật liệu sau: STT
Nguyên vật liệu
1
Quả cầu xốp kích thước khác nhau
2
Bóng đèn + bộ đui bóng
3
Dây thép
4
Ống nhựa
5
Màu nước
6
Bìa carton
7
Kìm, kéo, dao, cọ vẽ, thước kẻ, súng bắn keo, găng tay, bảng cắt…
Y Ạ D
Y U
M È
N Ơ H N
Q
K
88
F O
L A
I F
Đơn vị tính
Số lượng
Quả
8
Bộ
1
Mét
5
Cái
1
Bộ
1
Tấm
5
Bộ
1
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
89
F O
I F
I C
L A
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
I C
Nhiệm vụ 4: Lên kế hoạch chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời theo bản vẽ
I F
Dựa vào bản vẽ đã thiết kế, các nhóm lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm Tên thành viên
Nhiệm vụ
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
90
F O
L A
Ghi chú
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
L A
I C
Nhiệm vụ 5: Báo cáo sản phẩm nhóm
I F
Các nhóm lên kịch bản giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình, về quy trình thực hiện, những điểm đặc biệt lưu ý; giải thích các hiện tượng thiên văn dựa trên mô hình đã chế tạo. 6. Tiêu chí đánh giá sản phẩm nhóm Tiêu chí
Thực hiện
N Ơ H N
Mô tả
F O
Các thành viên trong nhóm làm việc tích cực, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau; không có thành viên ngồi chơi, biết cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm.
Y U
Sản phẩm hoạt động đúng nguyên lý chuyển động và đúng tỷ lệ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Q
Sản phẩm Hệ Nối đúng mạch điện với bóng đèn, bóng đèn tượng trưng cho Mặt Trời hoạt động được. Mặt Trời Sản phẩm đẹp, chắc chắn, có tính thẩm mỹ cao.
M È
K
Điểm tối đa
10
15
10 10
Sản phẩm có yếu tố sáng tạo, đặc sắc.
10
Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của sản phẩm.
10
Y Ạ D
91
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Dựa vào mô hình giải thích được đặc điểm chuyển động của các hành tinh và các hiện Báo cáo sản phẩm
tượng thiên văn đặc biệt. Trả lời được chính xác các câu hỏi phản biện. Phong cách thuyết trình tự tin, hấp dẫn.
Tổng điểm tối đa
Y U
Y Ạ D
M È
N Ơ H N
Q
K
92
F O
L A
I F
I C
15
10 10 100
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
2.3. Kết luận chương 2
Ở chương 2, tác giả đã nghiên cứu nội dung kiến thức chuyên đề “Trái đất
CI
và bầu trời” trong chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lý năm 2018. Từ đó, tác giả đã xây dựng tài liệu hướng dẫn học tập và tiến trình dạy học các nội
OF FI
dung trong chuyên đề. Ba nội dung trong chuyên đề là: Xác định phương hướng; Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao và Một số hiện tượng thiên văn. Các nội dung được xây dựng thành 2 chủ đề dạy học là: Thiết kế bản đồ sao quay (4 tiết) và Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời (6 tiết).
NH ƠN
Để xác định tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế, tác
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
giả tiến hành thực nghiệm sư phạm ở chương 3.
93
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
CI
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
OF FI
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra độ chính xác, phù hợp của tiến trình dạy học đã xây dựng với mục tiêu dạy học. Đồng thời, thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, tác giả kiểm nghiệm giả thuyết khoa học: “Dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10 theo định hướng STEM
NH ƠN
sẽ phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh”. 3.1.2. Quy trình tổ chức thực nghiệm sư phạm
Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến các giảng viên, giáo viên THPT có kinh nghiệm về việc xây dựng chủ đề dạy học và các tiến trình dạy học trong chuyên đề “Trái đất và bầu trời”. Đồng thời, từ giáo án đã xây dựng, tác giả tiến hành dạy học sinh để đánh giá hiệu quả. Phân tích các
QU
nghiên cứu.
Y
kết quả thu được, tác giả làm cơ sở để điều chỉnh và khẳng định giả thuyết
Thực nghiệm sư phạm sẽ được thực hiện qua các bước: Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm; lựa chọn phương pháp thực nghiệm; xác định
KÈ M
nội dung thực nghiệm; thu thập và đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.2. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá Căn cứ vào kết quả thu được từ “Phiếu xin ý kiến chuyên gia”, tác giả sử
dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả, lập biểu đồ, phân tích
DẠ Y
các câu trả lời để đưa ra kết luận về tính phù hợp của các tiến trình dạy học đã xây dựng.
94
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Để đánh giá tính tích cực của học sinh trong quá trình diễn ra tiết học thực nghiệm, tác giả dựa trên những biểu hiện được xác định ở chương 1 như sau:
CI
• Hăng hái tham gia vào mọi hoạt động học tập, thể hiện ở việc hăng hái
phát biểu ý kiến, ghi chép, hăng hái trả lời câu hỏi, tích cực bổ sung ý kiến cho
OF FI
bạn.
• Luôn chú ý học tập, lắng nghe, ghi nhớ tốt những kiến thức đã được học; hiểu được bản chất của bài học.
• Hay có những thắc mắc, tò mò xung quanh các vấn đề chưa rõ, luôn muốn đi sâu vào bản chất của vấn đề.
NH ƠN
• Trình bày lại được vấn đề theo ngôn ngữ riêng. • Chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới.
• Kiên trì hoàn thành các nhiệm vụ học tập, không ngại khó ngại khổ. • Luôn hào hứng và sáng tạo trong quá trình học tập.
Y
3.3. Nội dung thực nghiệm
QU
3.3.1. Tài liệu và cách thức thực nghiệm Để quá trình thực nghiệm diễn ra một cách chính xác nhất, tác giả chuẩn bị những tài liệu sau:
KÈ M
- Các tiến trình dạy học đã xây dựng trong chuyên đề “Trái đất và bầu
trời”.
- Phiếu khảo sát, xin ý kiến chuyên gia.
DẠ Y
- Các công cụ, thiết bị dạy học cần thiết.
95
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm ❖ Xin ý kiến chuyên gia
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
- Bước 1: Thiết kế phiếu xin ý kiến chuyên gia dựa trên những sản phẩm
OF FI
đã làm được ở chương 2.
- Bước 2: Chuyển phiếu xin ý kiến chuyên ra vào google form. - Bước 3: Thu thập ý kiến của các chuyên gia.
- Bước 4: Phân tích kết quả, xử lý số liệu và rút ra kết luận và điều chỉnh
❖ Dạy học thực nghiệm
NH ƠN
giáo án.
- Bước 1: Điều tra cơ bản; khảo sát đặc điểm, tình hình dạy và học Vật lý ở trường THPT nơi chọn làm TN.
- Bước 2: Lựa chọn lớp TN, đồng thời tìm hiểu các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thực nghiệm sư phạm.
QU
chuẩn bị.
Y
- Bước 3: Tổ chức triển khai nội dung thực nghiệm theo phương án đã
- Bước 4: Thực hiện các giờ thực nghiệm sư phạm và thu thập những thông tin làm căn cứ phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
KÈ M
3.4. Đối tượng, thời gian và phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Đối tượng thực nghiệm ❖ Xin ý kiến chuyên gia Tác giả xin ý kiến của các chuyên gia là những giáo viên, giảng viên có
DẠ Y
kinh nghiệm giảng dạy tại các trường phổ thông và đại học ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
96
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
❖ Dạy học thực nghiệm
40 học sinh lớp 10A2 trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
CI
3.4.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm
OF FI
- Thời gian thực nghiệm: từ tháng 6/2021 đến tháng 10/2021.
- Địa điểm thực nghiệm: Trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. 3.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
NH ƠN
3.4.3.1. Phương pháp điều tra
Điều tra HS và GV giảng dạy Vật lý ở lớp thực nghiệm của trường TNSP thông qua phỏng vấn để thu thập các thông tin về thực trạng dạy và học môn Vật lý.
3.4.3.2. Phương pháp quan sát
Chúng tôi quan sát các giờ dạy học vật lý chính khóa trên lớp đối với lớp
Y
thực nghiệm sư phạm để theo dõi tác động của các tiến trình dạy học STEM
QU
đến tính tích cực, chủ động của HS. 3.4.3.3. Phương pháp thống kê toán học Thống kê các câu trả của các chuyên gia cũng như kết quả điều tra GV và
KÈ M
HS về thực trạng để đưa ra những kết luận cần thiết về tính phù hợp của tiến trình dạy học cũng như hiệu quả của các tiến trình dạy học STEM lên tính tích cực chủ động của học sinh. 3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
DẠ Y
Để việc thực nghiệm sư phạm diễn ra thuận lợi, tác giả đã tiến hành điều
tra về thực trạng dạy và học môn Vật lý tại trường THPT Kỳ Sơn thông qua việc phỏng vấn giáo viên và học sinh. Kết quả thu được như sau:
97
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Việc dạy và học môn Vật lý tại trường thường diễn ra dưới hình thức truyền thống, giáo viên truyền thụ kiến thức, học sinh là người tiếp nhận kiến
CI
thức.
- Trong các bài học, học sinh thường được xem các clip, hình ảnh của các
OF FI
hiện tượng, mô hình Vật lý chứ chưa được trực tiếp tham gia chế tạo một mô hình vận dụng kiến thức đã được học.
- Các giáo viên tại trường hầu như có biết tới STEM, trường cũng có phòng STEM tuy nhiên còn ít sử dụng.
NH ƠN
- Các học sinh được hỏi đều cho rằng nếu như được vận dụng kiến thức vào việc thiết kế các mô hình ứng dụng thực tế thì các em sẽ cảm thấy rất hứng thú.
Sau khi tiến hành điều tra khái quát về thực trạng, tác giả gặp gỡ và trao đổi với giáo viên giảng dạy trực tiếp để trao đổi ý tưởng, thống nhất mục đích,
hành thực nghiệm.
Y
nội dung, phương pháp giảng dạy, lựa chọn lớp thực nghiệm, thời gian tiến
QU
Trước khi diễn ra tiết học thực nghiệm, tác giả tiến hành quan sát 3 tiết dạy Vật lý tại lớp thực nghiệm và ghi chép lại những biểu hiện của học sinh trong quá trình học và rút ra được những đặc điểm khái quát của lớp học như
KÈ M
sau:
- Đây là một trong những lớp tương đối ngoan của trường với kết quả học
tập của năm học 2019 – 2020 là: 13 học sinh giỏi (32,5%); 21 hoc sinh khá (52,5%); 6 học sinh trung bình (15%) và không có học sinh yếu.
DẠ Y
- Trong giờ học, khi giáo viên đặt vấn đề, đưa ra các câu hỏi, học sinh
hăng hái trả lời nhưng các câu trả lời hầu hết đến từ một số gương mặt quen thuộc. Trong quá trình diễn ra 3 tiết học, không xảy ra tình huống tranh luận giữa các thành viên trong lớp xoay quanh 1 vấn đề.
98
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Học sinh đa phần chú ý lắng nghe và tập trung vào bài giảng.
thắc mắc mở rộng, xoay quanh những vấn đề được học.
CI
- Ngoài những kiến thức được giáo viên cung cấp, học sinh ít có những
- Không khí lớp học còn chưa sôi nổi, vui vẻ, tinh thần học tập của học
OF FI
sinh còn chưa hăng hái.
- Khi giáo viên tiến hành kiểm tra miệng, kiểm tra nhanh, học sinh còn cầm sách đọc, học thuộc lòng mà chưa hiểu được bản chất vấn đề để trình bày theo cách hiểu của mình.
NH ƠN
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua:
- Quan sát hoạt động và trao đổi với học sinh, quan sát trực tiếp thông qua quá trình học sinh thảo luận, hoạt động nhóm; ghi chép, chụp ảnh quá trình học sinh làm sản phẩm và báo cáo sản phẩm.
- Các sản phẩm của chủ đề: quan sát, đánh giá các sản phẩm của dự án,
QU
Y
các poster, sản phẩm đa phương tiện, kế hoạch thực hiện... Từ các dữ liệu thực nghiệm, tác giả phân tích và đối chiếu với các tiêu chí được đưa ra để kiểm tra giả thuyết của đề tài.
KÈ M
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ❖ Kết quả xin ý kiến chuyên gia Tác giả thiết kế phiếu xin ý kiến chuyên gia (phụ lục 2) gửi đến các chuyên
gia kèm theo nội dung các tiến trình dạy học đã được thiết kế tại chương 2.
DẠ Y
Kết thúc quá trình thực nghiệm, tác giả thu được ý kiến của 40 chuyên gia
công tác ở nhiều đơn vị khác nhau trên cả nước, kết quả về thông tin cá nhân của các chuyên gia cụ thể như sau:
99
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
Bảng 3.1: Thông tin cá nhân của các chuyên gia tham gia khảo sát
tin cá
Kết quả
OF FI
nhân
Giới
40 chuyên gia đến từ 36 đơn vị công tác khác nhau.
Y
công tác
NH ƠN
tính
Đơn vị
KÈ M
công tác
QU
Tỉnh/ thành
CI
Thông
Trình
DẠ Y
độ đào tạo
100
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
Thâm niên
OF FI
giảng dạy
NH ƠN
Công việc hiện tại
Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm, thâm niên làm việc, trình độ đào
Y
tạo của các chuyên gia được trải đều theo nhiều cấp bậc khác nhau; ngoài ra
QU
các chuyên gia cũng đến từ nhiều địa phương trên cả nước, nắm giữ những vai trò khác nhau trong công tác, điều này cho thấy góc nhìn của các chuyên gia sẽ đa dạng khi đánh giá vấn đề vì thế khảo sát sẽ có độ tin cậy cao.
KÈ M
Kết quả xin ý kiến chuyên gia được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2: Kết quả xin ý kiến chuyên gia
1. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của việc vận dụng quy trình dạy học theo định hướng STEM vào dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu
DẠ Y
trời” • Bước 1: Xác định vấn đề; định hướng, hướng dẫn học sinh thực hiện vụ học tập.
101
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
• Bước 2: Nghiên cứu kiến thức nền về các chòm sao, Hệ Mặt Trời, các hành tinh, các đặc điểm chuyển động, các hiện tượng thiên văn… và củng
CI
cố kiến thức thông qua các bài tập.
Mặt Trời. • Bước 4: Chế tạo và thử nghiệm mô hình.
OF FI
• Bước 3: Vận dụng thiết kế các mô hình: bản đồ sao quay, mô hình Hệ
• Bước 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh, tổng kết kiến thức.
NH ƠN
Nhận định của CG
+ 39 chuyên gia nhận định rằng quy trình này là phù hợp/rất phù hợp.
Y
Góp
QU
ý của + 1 chuyên gia cho rằng: “giữa bước 3 và 4 nên có thảo luận” CG 2. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của việc hình thành chủ đề STEM
KÈ M
trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” Phân chia chuyên đề “Trái đất và bầu trời” thành 2 chủ đề STEM với thời lượng dạy học như sau: 1. Chủ đề "thiết kế bản đồ sao quay"
DẠ Y
• Kiến thức STEM trong chủ đề: (xem phiếu xin ý kiến chuyên gia tại phụ lục 2) • Nội dung kiến thức bao hàm trong chủ đề theo CTGDPT mới: Xác định
102
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
phương hướng
2. Chủ đề "mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời"
CI
• Thời lượng dạy học: 2 buổi học, mỗi buổi 2 tiết (tổng 180 phút)
OF FI
• Kiến thức STEM trong chủ đề: (xem phiếu xin ý kiến chuyên gia tại phụ lục 2)
• Nội dung kiến thức bao hàm trong chủ đề theo CTGDPT mới: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao; Một số hiện tượng thiên văn.
NH ƠN
• Thời lượng dạy học: 3 buổi, mỗi buổi 2 tiết (tổng 270 phút)
Nhận định của
QU
Y
CG
Có 3 chuyên gia có góp ý như sau: + “Thiết kế bản đồ sao quay có mục tiêu kỹ thuật: “Hiểu được nguyên
KÈ M
lý cơ bản của bản đồ sao quay, đọc được tài liệu hướng dẫn” chưa phù Góp
ý của CG
hợp (thuộc ND khoa học). Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời có nội dung phù hợp.” + “Yếu tố công nghệ thiên về kỹ thuật hơn”.
DẠ Y
+ “Xem lại nội dung liên quan đến công nghệ: một số việc liệt kê quá đơn giản, chưa cần đến yếu tố T”.
103
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
AL
Còn lại các chuyên gia khác đều có ý kiến là hợp lý, tốt hay là phù
CI
3. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của các hoạt động trong tiến trình
OF FI
dạy học chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay”. • Hoạt động 1 (15p): Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ • Hoạt động 2 (30p): Thực hiện nhiệm vụ cá nhân • Hoạt động 3 (30p): Báo cáo nhiệm vụ cá nhân
• Hoạt động 4 (15p): Kết luận, đánh giá buổi học 1
NH ƠN
• Hoạt động 5 (40p): Thực hiện nhiệm vụ nhóm • Hoạt động 6 (35p): Báo cáo nhiệm vụ nhóm • Hoạt động 7 (15p): Kết luận và đánh giá
Nhận định
QU
CG
Y
của
Ở nội dung này, 34 chuyên gia có ý kiến tán đồng với tiến trình dạy
KÈ M
học, 6 chuyên gia có góp ý bổ sung như sau:
Góp
+ “Hoạt động 6 quy định thời gian thuyết trình mỗi nhóm, đưa ra tiêu
ý của chí rõ ràng.”
DẠ Y
CG
+ “Thêm các video thực tế”. + “Trong tiến trình dạy học chưa đề cập đến việc phân chia nhóm như thế nào cho học sinh. Một vài nhiệm vụ như đọc tài liệu thì học sinh
104
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
nên có thêm điểm đánh giá đồng đẳng của học sinh.”
CI
+ “Phần xác định vấn đề hơi khó khi chỉ có 15 phút”.
AL
có thể tìm hiểu trước ở nhà. Về điểm số, ngoài điểm của GV đánh giá
OF FI
+ “Hoạt động 1 thời gian nhiều”.
+ “Ở bước 1, các vấn đề đặt ra nên để ở dạng câu hỏi cần giải quyết thay vì nhiệm vụ”.
4. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của các hoạt động trong tiến trình dạy học chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời”.
NH ƠN
• Hoạt động 1 (10p): Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ • Hoạt động 2 (30p): Thực hiện nhiệm vụ cá nhân • Hoạt động 3 (20p): Báo cáo nhiệm vụ cá nhân • Hoạt động 4 (30p): Thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời • Hoạt động 5 (10p): Lên kế hoạch
Y
• Hoạt động 6 (75p): Chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời
QU
• Hoạt động 7 (5p): Tổng kết, dọn dẹp vệ sinh • Hoạt động 8 (20p): Hoàn thiện sản phẩm • Hoạt động 9 (50p): Báo cáo sản phẩm
DẠ Y
KÈ M
• Hoạt động 10 (20p): Kết luận, đánh giá
105
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Nhận định của
NH ƠN
CG
Có 34 chuyên gia nhất trí, tán đồng và không có ý kiến bổ sung, còn
Y
lại 6 chuyên gia có ý kiến góp ý như sau:
QU
+ “Học sinh có thể đa dạng cách trình bày, không nhất thiết theo sơ đồ tư duy. Quy định thời gian cho các nhóm trình bày sản phẩm có số cụ thể”. Góp
+ “Ở HĐ5, việc học sinh lên kế hoạch và phân chia nhiệm vụ cần
KÈ M
ý của nhiều thời gian hơn (đùn đẩy công việc, chưa nắm rõ được các CG
bước…) thời gian này có thể lấy ở 75p làm mô hình do vẫn còn 20p của buổi sau để học sinh hoàn thiện (sửa lỗi, tô màu…)”.
DẠ Y
+ “Tiến trình dạy học chi tiết. Về điểm số, ngoài điểm của GV đánh
giá nên có thêm điểm đánh giá đồng đẳng của học sinh”. + “Tiến trình rất hợp lý, có thể thêm các tiêu chí cao hơn cho học sinh lớp 10”.
106
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
+ “Ở bước 1, các vấn đề đặt ra nên để ở dạng câu hỏi cần giải quyết thay vì nhiệm vụ”.
CI
+ “Tiến trình chi tiết, đầy đủ, có thể cho HS đánh giá giữa các nhóm
OF FI
với nhau”.
Phân tích ý kiến chuyên gia cho thấy, có 97,5% chuyên gia thấy rằng quy trình dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo định hướng STEM gồm 5 bước như luận văn đề cập là phù hợp hoặc rất phù hợp. Việc phân chia chuyên đề thành 2 chủ đề STEM là “Thiết kế bản đồ sao quay” và “Mô hình chuyển
NH ƠN
động của Hệ Mặt Trời” được 100% chuyên gia tán đồng trong đó 17,5% chuyên gia cho rằng việc xây dựng chủ đề như vậy là “rất phù hợp”. Về tính phù hợp của tiến trình dạy học, có 1 ý kiến nhận định cho rằng hoạt động 1 của chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay”; hoạt động 1 và hoạt động 3 của chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời” là chưa phù hợp còn lại các chuyên gia đều cho rằng các hoạt động là phù hợp/rất phù hợp để phát huy tính tích cực chủ động
Y
trong học tập của học sinh.
QU
Sau khi phân tích các ý kiến góp ý của chuyên gia, tác giả đã điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp: chỉnh sửa lại mục tiêu, kiến thức STEM trong các chủ đề; thay đổi cách đặt vấn đề; đưa ra tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các hoạt động; thiết kế lại hình thức giáo án theo công văn 5512 của bộ Giáo dục
KÈ M
và đào tạo.
❖ Kết quả tiết học thực nghiệm Qua quan sát tiết học thực nghiệm, tác giả thu được kết quả về mặt định
DẠ Y
tính như sau:
Trong quá trình diễn ra các tiết học thực nghiệm, học sinh luôn hào hứng,
vui vẻ trong quá trình học. Khi giáo viên đưa ra vấn đề, học sinh rất tích cực
107
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
NH ƠN
OF FI
CI
sinh đều tích cực tham gia và thu được các kết quả rất tốt.
AL
trả lời và thảo luận xung quanh vấn đề. Khi làm việc nhóm, hầu hết các học
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
Hình 3.1: Học sinh tích cực làm việc nhóm trong giờ học
Hình 3.2: Học sinh trình bày hoạt động của Bản đồ sao quay 108
NH ƠN
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
Hình 3.3: Học sinh thảo luận thiết kế bản đồ sao quay
Hình 3.4: Học sinh chế tạo bản đồ sao quay
109
NH ƠN
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
KÈ M
QU
Y
Hình 3.5: Học sinh giới thiệu về các hành tinh đất đá
DẠ Y
Hình 3.6: Học sinh chế tạo "Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời”
110
NH ƠN
OF FI
CI
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Hình 3.7: Học sinh báo cáo sản phẩm "Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời"
Tiết học diễn ra thoải mái, sôi nổi và tích cực, hiểu bản chất và trình bày lại được các kiến thức theo ngôn ngữ riêng của mình thông qua việc thiết kế các sơ đồ tư duy, trình bày được cách hoạt động của “bản đồ sao quay” một
Y
cách chính xác. Qua quan sát, khi giáo viên đưa ra các câu hỏi liên quan đến
QU
bài học, có tới 90% học sinh trả lời đúng, điều này cho thấy việc tiếp thu kiến thức của học sinh rất hiệu quả, hầu như học sinh có thể tiếp thu được kiến thức ngay trong giờ học.
KÈ M
3.7. Kết luận chương 3
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, tác giả đã rút ra được các kết luận
sau:
- Việc xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo
DẠ Y
định hướng STEM là phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới và các công văn của bộ Giáo dục và đào tạo.
111
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
- Việc thiết kế các chủ đề STEM và các hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu và đối tượng học sinh, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông
CI
mới.
- Thông qua việc xử lý, thu thập ý kiến từ các chuyên gia, bước đầu có thể
OF FI
khẳng định việc tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” theo định hướng giáo dục STEM phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của
DẠ Y
KÈ M
QU
Y
NH ƠN
học sinh; khẳng định giả thuyết nghiên cứu ban đầu là đúng đắn.
112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.
Kết luận
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tác giả đã rút ra được
OF FI
những kết luận sau:
- Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về giáo dục STEM trên thế giới và tại Việt Nam từ đó nhận thấy việc cần thiết của việc triển khai giáo dục STEM tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng việc dạy học STEM tại các
NH ƠN
trường phổ thông ở một số tỉnh, thành trên cả nước và rút ra kết luận: “Nhìn chung hiện nay giáo viên và các trường phổ thông hầu hết đều có nhận thức đúng đắn trong việc triển khai các hình thức dạy học tích cực đặc biệt là dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về tần suất triển khai giữa các trường và các khu vực. Các trường học cũng đã tích cực triển khai các hoạt động giáo dục STEM tuy nhiên còn gặp nhiều hạn chế về cơ
Y
sở vật chất, chương trình và tài liệu hướng dẫn”.
QU
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu và xây dựng các tiến trình dạy học trong chuyên đề “Trái đất và bầu trời” – Vật lý 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng STEM. - Tác giả tiến hành xin ý kiến chuyên gia là những giáo viên, giảng viên
KÈ M
có kinh nghiệm ở nhiều trường phổ thông, đại học trên toàn quốc để đánh giá mức độ phù hợp của các tiến trình dạy học đã xây dựng đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Hầu hết các chuyên gia cho rằng cách triển khai bài dạy và tiến trình được xây dựng là phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có
DẠ Y
một số chi tiết cần điều chỉnh và tác giả đã điều chỉnh để tiến trình phù hợp hơn.
- Tác giả tổ chức dạy thực nghiệm dựa trên những giáo án đã xây dựng
tại trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả thực nghiệm
113
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
bước đầu cho phép khẳng định việc triển khai dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời” – Vật lý 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng
CI
giáo dục STEM phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Có thể nói nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết khoa học là
OF FI
đúng đắn. Việc triển khai dạy học Vật lý theo định hướng STEM giúp học sinh tích cực, chủ động và có thể đem lại hiệu quả học tập cao hơn. 2.
Khuyến nghị
Để việc triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM môn Vật lý
NH ƠN
tại trường phổ thông hiệu quả hơn, tác giả khuyến nghị:
- Bộ Giáo dục và đào tạo cần có những văn bản, tài liệu hướng dẫn chi tiết việc triển khai các bài giảng Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng STEM để giáo viên có thể triển khai hiệu quả để đạt được mục tiêu giáo dục tốt nhất.
- Các nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian, không gian, cơ sở vật
Y
chất, kinh phí cần thiết trong việc triển khai các dự án/chủ đề STEM tại trường.
QU
- Khuyến khích giáo viên tự học hỏi, trau dồi, tích cực vận dụng và rút kinh nghiệm. Ngoài việc triển khai dạy học STEM theo môn học, giáo viên cần hợp tác tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia các dự án chung của toàn trường, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới sáng tạo phương pháp
DẠ Y
KÈ M
dạy học trong giai đoạn mới.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
CI
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
lý.
OF FI
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Công văn 3089 về việc triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), Công văn 5512 về việc xây dựng và tổ
NH ƠN
chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. 5. Hoàng Văn Chính (2012), Dạy học dự án một số kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang” - Vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. 6. Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Hương (2020), “Nghiên Cứu Tổng Quan
Y
Về Chiến Lược Phát Triển Giáo Dục Stem Tại Hoa Kì Và Bài Học Kinh
QU
Nghiệm Cho Giáo Dục Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 17(2), tr. 270 – 281. 7. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI.
KÈ M
8. Trần Hải Đăng (2018), Tổ chức dạy học theo chuyên đề trong dạy học môn Vật lí theo STEM cho học sinh trung học phổ thông tại trường Cao đẳng cơ giới Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Hà Nội.
DẠ Y
9. Nguyễn Mậu Đức, Dương Thị Ánh Tuyết (2018), “Dạy học chủ đề axit bazơ (Hóa học 11) theo định hướng giáo dục STEM”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8, tr 214 – 218, 228.
115
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.
AL
10. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM: Từ trải nghiệm thực hành
CI
11. Lê Huy Hoàng (chủ nhiệm đề tài, 2020) và các cộng sự, Nghiên cứu mô hình giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông Việt Nam đáp ứng yêu
OF FI
cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết 29 – NQ/TW, Đề tài NCKH cấp quốc gia, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
12. Hoàng Phước Muội và Nguyễn Thanh Nga (2017), “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” – Vật lý 10 theo định
NH ƠN
hướng giáo dục STEM”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới, (12), NXB ĐHSP TPHCM, tr. 93 – 105.
13. Đào Sỹ Nam, Đào Ngọc Chính, Phan Thị Bích Lợi (2018), “Một số vấn đề về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr. 25-29.
Y
14. Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang
QU
Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2018), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TPHCM, Hồ Chí Minh.
KÈ M
15. Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2018), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TPHCM, Hồ Chí Minh.
DẠ Y
16. Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Hoàng Phước Muội (2017), Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TPHCM, Hồ Chí Minh.
116
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
17. Lê Hải Mỹ Ngân (2020), “Thiết kế tổ chức dạy học chủ đề STEM Hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình
CI
trung học cơ sở”, Tạp chí khoa học trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 17(2), tr. 1859–3100.
OF FI
18. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
19. Thủ tướng chính phủ (2020), chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
NH ƠN
20. Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh - quyển 1 Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Hồng Thoa, Nguyễn Thị Huệ, Đào Kim Quế. (2019). “Phát triển năng lực học sinh thông qua dạy học chủ đề “trái đất và bầu trời” chương trình môn khoa học tự nhiên lớp 6”. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Trường Đại Học Hùng Vương, 16 (3), tr.56–58.
Y
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
QU
22. Brown, J. (2012). The current status of STEM education research. Journal of STEM Education, 13(5), 7–12. 23. Brown, R., Brown, J., Reardon, K., & Merrill, C. (2011). Understanding
KÈ M
STEM: Current perceptions. Publications, 70(6), 5.
24. Ejiwale, J. A., Kennedy, T. J., Odell, M. R. L., & Moore, L. K. (2014). CRS Report for Congress Specialist in Telecommunications Policy. Journal of Education and Learning (EduLearn), 7(2), 246–258.
DẠ Y
25. English, L. D. (2016). STEM education K-12: perspectives on integration. International Journal of STEM Education, 3(1), 1–8.
26. Gonzalez, H. B., & Kuenzi, J. (2012). What Is STEM Education and Why Is It Important? Congressional Research Service, 1(August), 1–15.
117
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
27. H.Gonzalez, J.Kuenzi (2012), What is STEM Education and Why is it important?, Congressional Research Service.
CI
28. Honey, M., Pearson, G., & Schweingruber, H. (2014). National Academy
of Engineering and National Research Council (2014). STEM integration
OF FI
in K-12 education: Status, prospects, and an agenda for research. In Washington, DC: National Academies Press. doi (Vol. 10).
29. Kelley, T. R., & Knowles, J. G. (2016). A conceptual framework for integrated STEM education. International Journal of STEM Education, 3(1)
NH ƠN
30. M.K. Daugherty (2013). The Prospect of an “A” in STEM Education. Journal of STEM Education: Innovations and Research, Vol. 14(2), pp. 10-16.
31. Radloff, J., & Guzey, S. (2016). Investigating Preservice STEM Teacher Conceptions of STEM Education. Journal of Science Education and Technology, 25(5), 759–774.
Y
32. Rodger W. Bybee (2010). What Is STEM Education?. Science 27 Aug
33. Sanders,
QU
2010: Vol. 329, Issue 5995, pp. 996-1004. M.
(2009).
STEM,STEMEducation,STEMmania.
The
Technology Teacher, 20, 20–27.
KÈ M
34. Tsupros, N., Kohler, R., and Hallinen, J. (2009). STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1 and
DẠ Y
Carnegie Mellon, Pennsylvania.
118
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
PHỤ LỤC Phụ lục 1
CI
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ THEO
OF FI
ĐỊNH HƯỚNG STEM TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Để có cơ sở thực tiễn cho đề tài: “Tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, vật lý 10 theo định hướng STEM”, nhóm tác giả rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô để có thể khai thác được những dữ liệu quan trọng về thực trạng dạy và học môn Vật lý theo định hướng giáo dục
NH ƠN
STEM tại trường phổ thông. Những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của thầy/cô sẽ giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu này. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin, ý kiến của thầy/cô sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. I. Phần thông tin cá nhân
Thầy/cô vui lòng cho biết 1 số thông tin sau:
Y
1. Số năm công tác của thầy cô là:
2. Giới tính
C. Trên 10 năm
□ Nữ
KÈ M
□ Nam
B. 5 – 10 năm
QU
A. Dưới 5 năm
3. Bằng cấp A. Tiến sĩ
B. Thạc sĩ
C. Cử nhân
D. Cao đẳng
4. Bậc giảng dạy
DẠ Y
A. THPT
B. THCS
C. THPT & THCS
5. Tỉnh, thành nơi thầy cô giảng dạy là:……………………………………
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
II. Phần khảo sát
1. Thầy/cô đánh giá mức độ hiểu biết của mình về giáo dục STEM như thế
CI
nào?
B. Chỉ biết sơ qua về STEM, chưa tìm hiểu sâu C. Hiểu biết về STEM ở mức khá D. Hiểu rất sâu, rất kỹ về STEM
OF FI
A. Chưa nghe nói bao giờ
NH ƠN
2. Do đâu mà thầy/cô có được những hiểu biết về STEM?
A. Tự tìm hiểu nghiên cứu qua sách vở, internet, học hỏi đồng nghiệp… B. Tham gia các khóa tập huấn (tự tham gia hoặc do trường tổ chức) C. Thông qua triển khai dạy học STEM từ Nhà trường 3. Trường của Thầy/cô đã từng tổ chức các hoạt động nào theo định hướng
Y
giáo dục STEM?
học.
QU
A. Vận dụng STEM để giảng dạy nội dung, dự án học tập trong một số môn
B. Tổ chức chuyên đề, ngoại khóa theo khối, theo lớp.
KÈ M
C. Tổ chức các hội thi, ngày hội STEM cho học sinh. D. Tổ chức câu lạc bộ ngoại khóa về STEM. 4. Trong quá trình dạy học, ngoài những mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thầy cô thường quan tâm đến những năng lực nào của học sinh nhất? (có thể chọn nhiều
DẠ Y
đáp án)
A. Năng lực giải quyết vấn đề B. Năng lực hợp tác
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
C. Năng lực tự học D. Năng lực giao tiếp
CI
E. Năng lực sáng tạo
G. Năng lực sử dụng CNTT và Truyền thông
OF FI
F. Năng lực tính toán
5. Thầy/cô đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của những hoạt động giáo dục STEM trong việc hình thành và phát triển kỹ năng của thế kỷ 21 cho học
NH ƠN
sinh?
B. Bình thường
A. Quan trọng
D. Chưa đánh giá được
C. Không quan trọng
6. Trong quá trình dạy học môn Vật lý, thầy/cô có thường xuyên hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong
QU
A. Chưa bao giờ
Y
thực tiễn hay không?
C. Thỉnh thoảng
B. Hiếm khi D. Thường xuyên
7. Thầy cô có thường xuyên tổ chức cho học sinh hợp tác làm ra sản phẩm
KÈ M
(mô hình, poster, báo cáo…) trong quá trình dạy học không? A. Chưa bao giờ
B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng
D. Thường xuyên
8. Thầy cô có thường kết nối những kiến thức Toán học, Hóa học, Sinh học,
DẠ Y
Công nghệ, Kỹ thuật… trong các tiết học của mình không? A. Chưa bao giờ
B. Hiếm khi
C. Thỉnh thoảng
D. Thường xuyên
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
AL
9. Đánh giá của thầy cô về mức độ thuận lợi/khó khăn của các yếu tố dưới đây
Thuận
Rất khó
Khó
thuận lợi
lợi
khăn
khăn
sách giáo khoa Cơ sở vật chất,
NH ƠN
thiết bị
OF FI
Rất
Chương trình,
Nguồn tài liệu, hướng dẫn về STEM Trình độ, nhận
Y
thức của lãnh đạo
QU
trường Trình độ, nhận
thức của giáo viên
KÈ M
Trình độ, nhận
thức của học sinh Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý thầy/cô!
DẠ Y
CI
trong việc triển khai dạy học theo định hướng STEM tại trường của mình.
Khó
đánh giá
Phụ lục 2 PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
CI
Kính gửi: Quý thầy/cô!
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ thuộc
OF FI
chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý với tên đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”, Vật lý 10 theo định hướng STEM”. Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy/cô trả lời phiếu xin ý kiến chuyên gia dưới đây. Những ý kiến góp ý của thầy/cô sẽ vô cùng có giá trị cho đề tài.
NH ƠN
Những thông tin của quý thầy/cô góp ý chỉ với mục đích sử dụng cho nghiên cứu luận văn và chúng tôi xin hứa mọi thông tin sẽ được bảo mật. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy/cô. Phần A: THÔNG TIN CÁ NHÂN ☐ Nam
1. Giới tính:
☐ Nữ
Y
2. Trường:………………………………………………………………….
QU
3.Quận/ Huyện ………………..…………………………………………... 4. Tỉnh/Thành phố:…………………………………………………………
KÈ M
5. Trình độ đào tạo: ☐ Cử nhân
☐ Thạc sỹ
☐ Tiến sĩ
☐ Khác
6. Chuyên ngành đào tạo:…………………………………………………. 7. Số năm giảng dạy Vật lý:
DẠ Y
☐ < 5 năm
☐ 5 – 10 năm
☐ > 10 năm
8. Công việc hiện tại (có thể đánh dấu nhiều hơn một lựa chọn): ☐ Cán bộ quản lý kiêm cán bộ giảng dạy tại trường đại học
☐ Cán bộ giảng dạy tại trường đại học ☐ Cán bộ nghiên cứu thuộc chuyên ngành LL&PPDH Vật lý
CI
☐ Cán bộ giảng dạy tại trường THPT
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
OF FI
Phần B: TỰ ĐÁNH GIÁ
Hướng dẫn: Với mỗi nhận định dưới đây về nội dung chúng tôi xin ý kiến, thầy/cô hãy cho biết mức độ đồng ý của mình và đánh dấu vào mức độ mà thầy cô cho là phù hợp nhất: M1: Không phù hợp
NH ƠN
M2: Phù hợp M3: Rất phù hợp
Nội dung xin ý kiến
Nhận định của Góp ý chuyên gia của CG M1 M2 M3
Y
1. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của việc vận dụng quy trình dạy học theo định hướng STEM vào dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”
DẠ Y
KÈ M
QU
• Bước 1: Xác định vấn đề; định hướng, hướng dẫn học sinh thực hiện vụ học tập. • Bước 2: Nghiên cứu kiến thức nền về các chòm sao, Hệ Mặt Trời, các hành tinh, các đặc điểm chuyển động, các hiện tượng thiên văn… và củng cố kiến thức thông qua các bài tập. • Bước 3: Vận dụng thiết kế các mô hình: bản đồ sao quay, mô hình Hệ Mặt Trời. • Bước 4: Chế tạo và thử nghiệm mô hình. • Bước 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh, tổng kết kiến thức.
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
1. Chủ đề “ Thiết kế bản đồ sao quay”
OF FI
• Kiến thức STEM:
- Khoa học (S): Xác định được hình dạng của một số chòm sao trên bản đồ sao; vận dụng bản đồ sao xác định được vị trí của một số chòm sao và sao Bắc Cực trên bầu trời.
NH ƠN
- Công nghệ (T): Sử dụng thành thạo các công cụ, dao, kéo, súng bắn keo, đinh ghim… trong quá trình thiết kế bản đồ sao. - Kỹ thuật (E): Hiểu được nguyên lý cơ bản của bản đồ sao quay, đọc được tài liệu hướng dẫn; thiết kế được bản đồ sao quay theo đúng quy trình.
Y
- Toán học (M): Đo đạc được chính xác tỷ lệ của các vật liệu trong quá trình thực hành; tính toán nguyên vật liệu phù hợp; thiết kế bản đồ sao quay chính xác.
QU
• Nội dung bao hàm (theo CTGDPT): Xác định phương hướng. • Thời lượng:
2 buổi học, mỗi buổi 2 tiết (tổng 180p)
KÈ M
2. Chủ đề: “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời” • Kiến thức STEM:
- Khoa học (S): Nhận biết được các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và vị trí, đặc điểm của chúng; giải thích được đặc điểm chuyển động của các hành tinh, thiên thể trên nền trời sao; Xác định được một số hiện tượng thiên văn và giải thích được nguyên nhân hình thành.
DẠ Y
CI
Phân chia chuyên đề “Trái đất và bầu trời” thành 2 chủ đề STEM với thời lượng dạy học như sau:
AL
2. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của việc hình thành chủ đề STEM trong dạy học chuyên đề “Trái đất và bầu trời”
OF FI
- Kỹ thuật (E): Thiết kế mô hình theo quy trình thiết kế kỹ thuật, đọc được tài liệu hướng dẫn; thiết kế được mô hình Hệ Mặt Trời từ những nguyên liệu cho trước.
CI
- Công nghệ (T): Sử dụng thành thạo các công cụ, dao, kéo, súng bắn keo, khoan… trong quá trình thiết kế và chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời.
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
- Toán học (M): Đo đạc, thiết kế tỷ lệ các hành tinh phù hợp; sử dụng nguyên vật liệu hợp lý; giải thích được các hiện tượng thiên văn dựa trên mô hình Toán học.
NH ƠN
• Nội dung bao hàm (theo CTGDPT):
- Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao. - Một số hiện tượng thiên văn. • Thời lượng:
3 buổi học, mỗi buổi 2 tiết (tổng 270 phút)
Y
3. Ý kiến của thầy/cô về sự phù hợp của các hoạt động trong các tiến trình dạy học theo định hướng STEM chuyên đề “Trái đất và bầu trời”
QU
Tiến trình dạy học chủ đề “Thiết kế bản đồ sao quay” Hoạt động 1 (15p): Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ
KÈ M
• Đặt vấn đề: Giáo viên nêu vấn đề xác định phương hướng trong điều kiện không có các thiết bị khoa học kỹ thuật, thiết kế thiết bị đơn giản giúp xác định phương hướng. • Giao nhiệm vụ: Học sinh đọc tài liệu hướng dẫn và hoàn thành các nhiệm vụ đi kèm: 3. Nhiệm vụ cá nhân:
DẠ Y
+ Nhiệm vụ 1: Xác định 1 số chòm sao trên bản đồ sao.
4. Nhiệm vụ nhóm: + Nhiệm vụ 3: Thiết kế bản đồ sao quay (vẽ bản thiết kế).
OF FI
+ Nhiệm vụ 4: Chế tạo bản đồ sao quay (dự thảo nguyên vật liệu, kế hoạch làm việc và thực hiện chế tạo).
CI
+ Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt những đặc điểm chính của 1 số chòm sao.
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
+ Nhiệm vụ 5: Báo cáo sản phẩm nhóm. Hoạt động 2 (30p): Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
NH ƠN
Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 của tài liệu hướng dẫn học tập (khái quát về các chòm sao và đặc điểm của 1 số chòm sao phổ biến); hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân (nhiệm vụ 1 và 2) Hoạt động 3 (30p): Báo cáo nhiệm vụ cá nhân
QU
Y
• Giáo viên chiếu bản đồ sao lên bảng và gọi bất kỳ học sinh nào lên tìm vị trí các chòm sao. • Giáo viên gọi học sinh giới thiệu và trình bày sơ đồ tư duy về các chòm sao. • Sau khi học sinh báo cáo, giáo viên nhận xét và tổng kết kiến thức về lịch sử các chòm sao, đặc điểm của một số chòm sao và sao Bắc Cực, cách xác định phương hướng bằng các chòm sao.
KÈ M
Hoạt động 4 (15p): Kết luận, đánh giá buổi học 1 Giáo viên tổng kết kiến thức về: các chòm sao, đặc điểm của các chòm sao, cách xác định phương hướng bằng các chòm sao; đánh giá, nhận xét hoạt động của học sinh. Hoạt động 5 (40p): Thực hiện nhiệm vụ nhóm
DẠ Y
Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh, cho học sinh thực hiện nhiệm vụ 3 trước (vẽ bản thiết kế); hoàn thiện vào trong tài liệu học tập.
Hoạt động 6 (35p): Báo cáo nhiệm vụ nhóm
CI
OF FI
Giáo viên cho học sinh thực hiện nhiệm vụ 4 (hoàn thiện bảng dự kiến nguyên vật liệu, kế hoạch làm việc nhóm vào tài liệu học tập); giáo viên triển khai cho học sinh lấy vật tư theo bảng dự kiến vật tư của học sinh và cho học sinh bắt đầu chế tạo (lưu ý học sinh về thời gian thực hiện).
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Giáo viên cho các nhóm 10 phút chuẩn bị kịch bản báo cáo sản phẩm của nhóm mình (nhiệm vụ 5). Mời lần lượt các nhóm lên báo cáo (lưu ý giới hạn thời gian báo cáo cho từng nhóm).
NH ƠN
Hoạt động 7 (15p): Kết luận và đánh giá
Giáo viên tổng kết các kiến thức trong chủ đề.
Giáo viên cho điểm các nhóm theo tiêu chí đã cho trong tài liệu hướng dẫn học tập. Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà: vận dụng bản đồ sao quay để xác định các vị trí của các chòm sao trên bầu trời đêm.
Y
Yêu cầu học sinh dọn dẹp trước khi ra về.
QU
Tiến trình dạy học chủ đề “Mô hình chuyển động của Hệ Mặt Trời” Hoạt động 1 (10p): Xác định vấn đề và giao nhiệm vụ
KÈ M
5. Đặt vấn đề: Giáo viên đưa ra vấn đề về vị trí của con người trong vũ trụ; thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời để tìm hiểu Hệ Mặt Trời 1 cách trực quan. 6. Giao nhiệm vụ: Học sinh đọc tài liệu hướng dẫn và hoàn thành các nhiệm vụ đi kèm: 3. Nhiệm vụ cá nhân:
DẠ Y
+ Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập (các câu hỏi liên quan đến Hệ Mặt Trời). + Nhiệm vụ 2: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt những đặc điểm chính của các hành tinh đất đá. 4. Nhiệm vụ nhóm:
+ Nhiệm vụ 5: Báo cáo sản phẩm nhóm.
OF FI
+ Nhiệm vụ 4: Chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời (lên kế hoạch phân công nhiệm vụ nhóm và triển khai chế tạo mô hình theo bản thiết kế). Nhiệm vụ 1, 2, 3 thực hiện trong buổi 1; nhiệm vụ 4 thực hiện trong buổi 2; nhiệm vụ 5 thực hiện trong buổi 3. Hoạt động 2 (30p): Thực hiện nhiệm vụ cá nhân
NH ƠN
Giáo viên cho học sinh đọc tài liệu học tập (giới thiệu khái quát về Hệ Mặt Trời và đặc điểm của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời) và hoàn thành nhiệm vụ 1, 2. Hoạt động 3 (20p): Báo cáo nhiệm vụ cá nhân
Giáo viên cho học sinh chữa phiếu bài tập và bổ sung kiến thức.
QU
Y
Gọi học sinh giới thiệu và trình bày sơ đồ tư duy về đặc điểm của các hành tinh đất đá. Giáo viên nhận xét, tổng kết khái quát những kiến thức về Hệ Mặt Trời. Hoạt động 4 (30p): Thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời
KÈ M
Trong tài liệu học tập đã cho sẵn các nguyên vật liệu, học sinh suy nghĩ, thảo luận vẽ bản thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời có thể làm được từ những nguyên vật liệu đã cho. Giáo viên nhận xét, gợi ý học sinh trong quá trình thực hiện.
DẠ Y
Hoạt động 5 (10p): Lên kế hoạch Giáo viên nhắc lại 1 số lưu ý ở buổi học trước.
CI
+ Nhiệm vụ 3: Thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời (vẽ bản thiết kế mô hình Hệ Mặt Trời dựa trên những nguyên liệu cho sẵn đã cho trong tài liệu học tập).
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community
Hoạt động 6 (75p): Chế tạo mô hình Hệ Mặt Trời Cho học sinh lấy dụng cụ, nguyên liệu.
OF FI
Hướng dẫn học sinh an toàn khi sử dụng các thiết bị. Cho học sinh thực hiện chế tạo mô hình theo bản thiết kế. Hoạt động 7 (5p): Tổng kết, dọn dẹp vệ sinh
NH ƠN
Giáo viên tổng kết lại buổi học, yêu cầu học sinh dọn dẹp trước khi ra về. Hoạt động 8 (20p): Hoàn thiện sản phẩm
Giáo viên cho học sinh hoàn thiện, chỉnh sửa sản phẩm trước khi báo cáo. Hoạt động 9 (50p): Báo cáo sản phẩm
QU
Y
Giáo viên cho học sinh lên kịch bản báo cáo sản phẩm, trình bày đầy đủ được cấu tạo của Hệ Mặt Trời, đặc điểm chuyển động của các hành tinh, giải thích được một số hiện tượng thiên văn thông qua mô hình… Sau khi hết thời gian chuẩn bị, giáo viên cho các nhóm lần lượt lên báo cáo (có giới hạn thời gian). Hoạt động 10 (20p): Kết luận, đánh giá
KÈ M
Giáo viên tổng kết kiến thức trong chủ đề. Nhận xét quá trình làm việc của các nhóm và cho điểm theo tiêu chí đã cho trong tài liệu học tập.
DẠ Y
Yêu cầu học sinh dọn dẹp trước khi ra về.
CI
Cho các nhóm thảo luận, lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ hoạt động nhóm và điền vào bảng kế hoạch ở nhiệm vụ 4 trong tài liệu học tập.
AL
www.youtube.com/c/daykemquynhon/community