4 minute read

1.5.3. Liên hệ kiến thức vật lí qua các bài tập mang tính thực tiễn

Đối với người học:

Trong các giờ học vật lí, học sinh còn thờ ơ và thường “ngại” trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống.

Advertisement

Trong quá trình làm bài tập vật lí, hầu hết HS chỉ quan tâm đến các bài tập tính toán mà không quan tâm đến bài tập định tính và câu hỏi thực tế. HS đồng nhất việc giải bài tập vật lí như giải một bài toán, chỉ quan tâm đến các con số mà chưa chú ý đến đơn vị, đến bản chất của các đại lượng vật lí.

Học sinh thường chú trọng học để thi hơn là học để biết, do đó loay hoay tính toán nhiều hơn là tìm tòi khám phá để hiểu biết. Bởi các em thường tâm niệm, thi cái gì học cái đấy.

Đối với chương trình:

Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, song Giáo dục – Đào tạo nước ta vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Một trong những hạn chế đó là nội dung chương trình còn thiên về lí thuyết, ít nhều còn mang tính hàn lâm, nặng về thi cử, ít gắn với thực tế đời sống.

Sách giáo khoa vật lí hiện nay tuy đã chú trọng đến tính thực tiễn của môn học thông qua các bài đọc thêm nhưng như thế vẫn là còn quá ít. Số lượng câu hỏi bài tập mang tính ứng dụng vào thực tế cuộc sống trong các bài kiểm tra ở trường phổ thông cũng như trong các kì thi còn rất khiểm tốn.

Tại trường THPT Lê Lợi qua tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo trong tổ vật lí – kỹ thuật thì dạy học gắn với thực tiễn đặc biệt là chương “Dòng điện xoay chiều” gắn với thực tiễn chưa được các thầy cô áp dụng thường xuyên trong các tiết học. Điều này có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là một số nguyên nhân sau: - Do có ít thời gian: Theo các thầy cô giáo thời gian cho mỗi tiết học là 45 phút mà lượng kiến thức và nội dung của bài học cần đạt được theo chuẩn kiến

thức, kỹ năng là quá nhiều vì vậy không còn thời gian để GV liên hệ với thực tiễn. - Do tư tưởng GV ít coi trọng vai trò, tác dụng của tính thực tiễn trong bài

học.

Tính thực tiễn của bài học đã bị “bỏ sót” ngay trong khâu thiết kế bài giảng, nội dung giáo án còn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, điều này làm cho HS khá thụ động trong việc lĩnh hội tri thức, nhất là vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Do áp lực và cách đánh giá trong thi cử , kết hợp với bệnh thành tích của nền giáo dục phổ thông nước ta trong một thời gian dài, HS học xong lớp 12 thì phải thi đại học đang là một tồn tại trong xã hội ta hiện nay, dẫn đến tình trạng dạy để “phục vụ thi cử”, chỉ chú ý những gì cần thiết để HS đi thi. - Do ở các trường THPT hiện nay, tuy đã có phòng thí nghiệm nhưng dụng cụ thí nghiệm, các phương tiện kĩ thuật,… chưa thực sự đầy đủ hoặc nếu có thì chất lượng không đảm bảo, cho kết quả thiếu chính xác. Hầu hết các trường phổ thông chưa có giáo viên chuyên trách thiết bị để hỗ trợ cho việc lắp ráp, sửa chữa nên việc sử dụng thiết bị dạy học còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả.

Từ kết quả khảo sát, tôi cũng thấy được mức độ quan tâm và những khó khăn mà các thầy cô gặp phải khi dạy học gắn với thực tiễn. Từ việc điều tra cùng với việc nghiên cứu lý luận tôi đã có những cơ sở để xây dựng tiến trình dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Tại trường THPT một cách có hiệu quả.

Phiếu điều tra được trình bày trong phụ lục của luận văn. 1.5. Một số biện pháp nhằm tăng cường tính thực tiễn trong hoạt động dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT 1.5.1. Sử dụng các phương tiện trực quan mang tính thực tiễn.

Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau

This article is from: