4 minute read

1.3.2. Đặc điểm của môn Vật lí ở trường THPT

1.2.1.2. Động cơ

Có nhiều quan điểm khác nhau của động cơ: - Theo thuyết hành vi: Với mô hình “kích thích – phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng hay gọi là động cơ [23]. - Theo thuyết tâm lí xã hội: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động [8]. - Theo J.Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động, là cái vì đó mà HS thực hiện hoạt động học. Động cơ học tập của HS được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là ở tri thức, kỹ năng, thái độ mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ [24]. - Theo các nhà tâm lí học L.I. Boozovik và A.K. Dusaviski thì động cơ học tập của HS được chia làm hai loại: + Những động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên trong): HS có ý thức khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê vào những quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập. Tất cả những biểu hiện này đều do sự hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân tri thức cũng như những phương pháp dành lấy tri thức đó [25]. + Những động cơ có quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài): HS say sưa hoạt động học tập vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một cái ở ngoài mục đích học tập như: thưởng và phạt, đe dọa và yêu cầu, thi đua và áp lực, lòng hiếu danh, sự hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè... Trong trường hợp này mối quan hệ của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập [24].

Advertisement

Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong. Có thể có những khó khăn ttrong quá trình học đòi hỏi phải có nỗ lự ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân. Do đó chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lí. Hơn nữa, động lực nội tâm

còn chứng tỏ được khả năng “tự quyết định”, làm phát sinh tinh thần độc lập, tự giải quyết các trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến. Nên hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ). Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lí, không đóng góp nhiều cho óc tạo và khả năng giải quyết các trở ngại. Hơn nữa nó đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân nên học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học,... [8].

Động cơ có vai trò quan trọng trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của HS. Vì vậy, nếu làm cho HS thấy được ý nghĩa của việc học tập qua việc chỉ ra những ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức được thu nhận thì sẽ góp phần hình thành động cơ học tập cho HS. Qua đó HS sẽ thấy kiến thức vật lí mà các em học rất cần thiết trong đời sống và kỹ thuật. 1.2.1.3. Hứng thú

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí của nhân cách, là một hiện tượng phức tạp được thể hiện rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, theo một số nhà tâm lí học: - I.PH.Shecbac: Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan [9]. - Annoi: Hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào [22]. - A.G.Côvaliốp: Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó [8]. - A.Kosakowski: Hứng thú hướng tâm lí vào những đối tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng tiếp thu những tri thức và nắm vững những hành

This article is from: