6 minute read
Thị Xã ba Đồn – Quảng Bình
from TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÍ 12
+ Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học không chỉ thể hiện ở chỗ họ được quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để học tập. HS được giải quyết một phần hay toàn bộ chiến lược học tập, đồng thời HS cũng phải chịu một phần trách nhiệm với kết quả học tập của mình (sự hiểu biết, phát triển cá nhân). + Quan tâm đến sự phát triển hiểu biết, sự phát triển tư duy bậc cao, rèn luyện kỹ năng sống và làm việc thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Do đó hầu hết các chương trình hiện nay cũng đã chú ý đến việc liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau vào thực tiễn của xã hội nhằm giúp HS phát triển những ý tưởng trọng yếu và toàn diện.
Advertisement
Thực tế chúng ta cần nhìn nhận rằng ở một số trường học, đặc biệt là các trường ở nông thôn và miền núi còn có những khó khăn sau: + Đời sống vật chất còn thiếu thốn, nhiều nơi HS còn dành đa số thời gian để lao động và kiếm sống giúp đỡ gia đình. + Xa các trung tâm, thông tin chậm, sách vở, phòng thí nghiệm còn thiếu thốn. + Không được tiếp cận và trau dồi thông tin kể cả GV và HS, tuy nhiên trong thời gian gần đây đã được đề cập nhưng vẫn còn hạn chế.
Dạy học gắn với thực tiễn còn phụ thuộc vào vùng miền, điều kiện cụ thể của nhà trường, khả năng của HS và mối quan tâm của xã hội trong từng giai đoạn. Do vậy mỗi GV cần nghiên cứu để ứng dụng dạy học gắn với thực tiễn cho phù hợp. 1.3. Dạy học Vật lí gắn với thực tiễn 1.3.1. Khái niệm thực tiễn
“Thực tiễn” là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội [19].
Theo đại từ điển Tiếng Việt thì “thực tiễn” là hoạt động thực tế của con người: ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn [25].
Còn từ điển học sinh thì định nghĩa : ”Thực tiễn” là toàn bộ những hoạt
động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội bao gồm các hoạt đông sản xuất, đấu tranh giai cấp và thực nghiệm khoa học; không có thực tiễn thì không có lí luận khoa học [13].
Phạm trù thực tiễn đã được Lút vích Phoi-ơ-bắc nhà duy vật lớn nhất trước Mác đề cập đến. Song ông không nhận thức được “hoạt động cảm giác của con người là thực tiễn” nên còn quá coi trọng hoạt động lí luận và chưa thấy hết được vai trò, ý nghĩa của thực tiễn đối với nhận thức con người.
Các nhà duy tâm cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần chứ không hiểu nó như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người. Ngay cả Heeghen – nhà triết học duy tâm lớn nhất trước Mác, mặc dù đã có những tư tưởng hợp lí sâu sắc (bằng thực tiễn, chủ thể tự “nhân đôi” mình, đối tượng hóa bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài [4]) nhưng cũng chỉ giới hạn thực tiễn ở ý niệm, ông cho rằng thực tiễn là một “suy lí lôgic”.
Kế thừa những yếu tố hợp lí, chỉ rõ và khắc phục những thiếu sót trong quan niệm của các nhà triết học đi trước. Mác và Ăngghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn: Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội [4].
Như vậy, thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất – hoạt động đặc trưng, có mục đích, có ý thức, năng động, sáng tạo. Hoạt động này có sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và được tiến hành bởi đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. con người sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất, sức mạnh vật chất của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để làm biến đổi chúng trong hiện thực cho phù hợp với nhu cầu của mình và làm cơ sở để bến đổi hình ảnh sự vật trong nhận thức.
Ở đây chúng ta có thể hiểu thực tiễn trong dạy học là hoạt động của GV và
HS, những kiến thức được cụ thể hóa bằng hiện tượng, những số liệu thực tiễn, ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm tạo điều kiện cho HS thích thú và học tốt môn học.
Trong quá trình dạy học, thực tiễn là điều kiện tất yếu để hình thành ở HS những kỹ năng, kỹ xảo, thông qua việc tham gia vào các hoạt động sáng tạo dưới hình thức vừa sức, HS tiếp thu những kinh nghiệm của xã hội, góp phần vào sự tiến bộ xã hội. 1.3.2. Đặc điểm của môn Vật lí ở trường THPT
Vật lí học ở trường THPT chủ yếu là vật lí thực nghiệm. Nhằm trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có hệ thống, bao gồm: các khái niệm vật lí, các định luật vật lí cơ bản, nội dung chính của các thuyết vật lí và các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và trong sản xuất.
Vật lí học là một khoa học chính xác, đòi hỏi vừa phải có kỹ năng quan sát tinh tế, khéo léo tác động vào tự nhiên khi làm thí nghiệm, vừa phải có lôgic chặt chẽ, biện chứng, vừa phải trao đổi thảo luận để khẳng định chân lí.
Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm vì nội dung của nó gắn bó với các sự kiện thực tế và có ứng dụng rông rãi trong sản xuất, đời sống và kỹ thuật. Vì vậy có thể nói con đường nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn là con đường phổ biến và quan trọng nhất trong quá trình nhận thức các hiện tượng, các quá trình, các quy luật tự nhiên… nói chung và trong dạy học nói riêng [22].
Dạy học gắn với thực tiễn là yêu cầu đặt ra đối với các GV, quá trình dạy học không còn là những bài dạy cụ thể để xây dựng kiến thức mới cho HS nữa. Cũng chính vì lối giảng dạy thiên về xây dựng tiến trình, xây dựng kiến thức mới mang đậm tính hàn lâm, khô khan, xa rời thực tiễn và nhu cầu của người học là do hoạt động học tập được phỏng theo hoạt động nhận thức khoa học. Đứng trước kiến thức vừa mới xây dựng được HS không biết vận dụng nó như thế nào? Dẫn tới HS chán học, việc học tập không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Ngày nay quá trình dạy học phải hướng vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới và