![](https://static.isu.pub/fe/default-story-images/news.jpg?width=720&quality=85%2C50)
3 minute read
3.5.2. Phân tích số liệu thực nghiệm
from TỔ CHỨC DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH THỰC TIỄN CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÍ 12
Kết luận chương 2 Vận dụng cơ sử lý luận của việc dạy học gắn với thực tiễn kết hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tôi đã tiến hành soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong chương “Dòng điện xoay chiều” theo hướng gắn với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Các tiến trình dạy học được thiết kế có những ưu điểm sau: - Đưa vào bài học các trnh ảnh, video, thí nghiệm mô phỏng gắn với thực tiễn giúp bài học trở nên gần gũi, sinh động, dễ hiểu. - Các hiện tượng và bài tập vật lí được đưa ra mang tính thực tế làm cho HS hứng thú học tập, tiết học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. - Các vấn đề mang tính thực tiễn làm cho kiến thức có ý nghĩa hơn với cuộc sống của HS, HS dễ dàng vận dụng đồng thời kích thích tư duy, sáng tạo của HS khi đưa ra các giải pháp. Vận dụng việc dạy học theo hướng gắn với thực tiễn kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực vào xây dựng tiến trình dạy học đã tích hợp được một số nội dung vào các bài học như: Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, gióa dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, … làm cho giờ học sôi nổi hơn, các kiến thức của bài học được gắn liền với thực tế cuộc sống, HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Advertisement
3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Kiểm tra giả thuyết khoa học của để tài : Nếu vận dụng hợp lí, có hiệu quả dạy học các kiến thức về dòng điện xoay chiều theo hướng gắn với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT. Phân tích kết quả TNSP, xử lí các số liệu thu thập được, đối chiếu kết quả thực nghiệm với kết quả điều tra ban đầu để từ đó đưa ra những đánh giá về mức độ khả thi và hiệu quả của đề tài. 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - Điều tra cơ bản khảo sát đặc điểm, tình hình dạy và học vật lí ở các trƣờng THPT nơi chọn làm TN, thông qua cán bộ quản lý giáo dục các trường chọn TN. - Chuẩn bị các bài soạn thiết kế theo hướng nghiên cứu của đề tài và phương pháp dạy học cần thiết. - Lựa chọn các lớp TN và lớp ĐC, đồng thời tìm hiểu các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thực nghiệm sư phạm. - Tổ chức triển khai nội dung thực nghiệm theo phương án đã chuẩn bị. - Thống nhất với giáo viên dạy thực nghiệm về phương pháp và nội dung thực nghiệm. - Thực hiện các giờ thực nghiệm sư phạm và thu thập những thông tin làm căn cứ phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Rút kinh nghiệm những vấn đề đã thực hiện, xử lí và phân tích các kết quả TN và đánh giá các tiêu chí theo mục tiêu nghiên cứu. Từ đó rút ra nhận xét và kết luận về tính khả thi của đề tài. 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Học sinh lớp 12 trường THPT Lê Lợi (Thị Xã Ba Đồn – Quảng Bình). Cụ thể là lớp 12A3 và 12A7 năm học 2015 - 2016.