10 minute read

Hình 2: Phân loại da

1.1.2 Phân loại: Có 5 loại da - Da thường: Đây là loại da lý tưởng khi có lỗ chân lông nhỏ, vùng chữ T có một chút dầu nhưng không quá nhờn, hay quá khô. Da hồng hào, đều màu, kết cấu mềm, mịn. - Da khô: Bề mặt thô ráp, sần sùi, xỉn màu, có thể xuất hiện những vảy nhỏ, lỗ chân lông nhỏ. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy những nếp nhăn li ti. - Da dầu: Toàn khuôn mặt sẽ bị bóng, nhiều dầu, lỗ chân lông to, nhất là ở hai bên cánh mũi. Và thường da dầu dễ bị nổi mụn trứng cá, mụn bọc. - Da hồn hợp: Đặc điểm của làn da này là hai vùng má bị khô, vùng da chữ T thường tiết dầu nhờn, bị bóng lưỡng, lỗ chân lông to. - Da nhạy cảm: Là loại da mỏng, có thể nhìn thấy các mạch máu trên da, dễ gây mụn nếu bị tác động.

Advertisement

Hình 2: Phân loại da

1.1.3 Các vấn đề về da nhạy cảm: - Da nhạy cảm là sự giảm ngưỡng dung nạp của da đối với những sản phẩm chăm sóc da thông thường. Đó là những biểu hiện như nổi ban đỏ, đau, rộp da, ngứa… do nhiều yếu tố tác động: mỹ phẩm, nhiệt độ, độ ẩm, stress, sự thay đổi hormon…. [12] - Tình trạng không dung nạp với mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng, mề đay và các nguyên nhân thuộc về thần kinh. Sau khi các nguyên nhân không dung nạp mỹ phẩm đã được loại bỏ, nhưng vẫn còn một số lượng đáng kể gặp khó khăn trong việc đáp ứng tốt với các sản phẩm mỹ phẩm. Những người gặp tình trạng này thường có “làn da nhạy cảm” và họ thường rơi vào nhóm những người gặp hội chứng không dung nạp mỹ phẩm. Một trong những định nghĩa rõ ràng hơn về “làn da nhạy cảm” là “ngứa,

bỏng hoặc rát mà không có dấu hiệu viêm nhiễm”. Tuy nhiên, những người có làn da nhạy cảm cũng có thể cho thấy những dấu hiệu rõ rệt của viêm da kích thích. [12] - Nhạy cảm da không tuân theo cơ chế miễn dịch của cơ thể. Đó là xậm nhập của các yếu tố ngoại lai làm kích hoạt các chất có thể gây dị ứng do có những thay đổi chức năng của hàng rào bảo vệ. Đây được xem là yếu tố chính gây ra những khó chịu trên da, phụ thuộc vào độ dày lớp sừng và lipid nội bào. Ceramid là nhân tố chính trong vai trò giữ nước trong lớp sừng. Những rối loạn như dị ứng da, viêm da tiết bã làm thay đổi thành phần lipid và làm giảm ngưỡng chịu đựng của da dẫn đến tăng nhạy cảm với các kích thích bên ngoài. Ngay cả những kích thích rất nhỏ cũng đủ gây ra phản ứng viêm. Sự chuyển hóa acid arachidonic gây tăng PGE2 và PGF2, leucotrien là những hóa chất viêm. [12] - Phân loại da nhạy cảm: [12] +Da rất nhạy cảm: da khô, đầy đặn phản ứng mạnh với các yếu tố ngoại sinh. Những biểu hiện lâm sàng có thể cấp tính hay trường diễn và được tác động bởi yếu tố tâm lý. + Da nhạy cảm môi trường: thường biểu hiện rõ, da khô, mỏng, phản ứng với các yếu tố ngoại cảnh như: sự thay đổi nhiệt đô gây ra cơn đỏ bừng trên da. + Da nhạy cảm mỹ phẩm: bị tác động bởi mỹ phẩm, thường nhẹ và chỉ xảy ra đối với một số loại mỹ phẩm. - Những yếu tố tác động lê da nhạy cảm: + Ngoại sinh: Việc sử dụng xà phòng hay những chất diệt khuẩn, kem chống nắng, chất tẩy tế bào chết không phù hợp với loại da. Một số chất như: cồn, propylene glycol, cocamidorpropylbetaine, triethanolamine có thể là những tác nhân gây kích ứng được tìm thấy trong rất nhiều các sản phẩm mỹ phẩm. Những chất tẩy tế bào chết như resorcine, TCA, AHA tùy vào nồng độ, pH có thể gây kích ứng và gây hậu quả nghiêm trọng hơn trên da nhạy cảm. + Nội sinh: Vai trò của các yếu tố nội sinh vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Nó có thể được che dấu đi bởi việc sử dụng corticoid trị liệu hoặc trầm trọng hơn bởi những phương pháp trị liệu tại chỗ không phù hợp. Theo đó, da sẽ trở nên dễ bị nhạy cảm với mỹ phẩm hay các sản phẩm chăm sóc da. Sự có mặt sẵn của các yếu tố: tạng tăng tiết bã nhờn, rosacea, viêm quanh miệng, viêm da dị ứng cần được xem xét.

1.1.4 Các biện pháp chăm sóc bảo vệ da nhạy cảm:  Các thành phần cần tránh: Việc xác định các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm thích hợp, dung nạp với những người có làn da nhạy cảm với các chất kích thích rất khó. Các đặc tính mong muốn trong các sản phẩm sử dụng trên da nhạy cảm được cập nhật trong nhiều tài liệu. Những sản phẩm này không chứa các thành phần đã được chứng minh làm trầm trọng thêm tình trạng nhạy cảm của da. Các thành phần này bao gồm các dung môi không bay hơi (ví dụ: ethanol, khí dung không bay hơi), hợp chất có vòng thơm (ví dụ: menthol, benzyl alcohol), chất thấm (ví dụ: các glycol trọng lượng phân tử thấp, acid -hydroxy, retinoid), các

chất hoạt động bề mặt thô (lauryl hoặc laureth sulfate, hợp chất amoni bậc bốn), chất mài mòn (mica, silica, bismuth oxychloride, hạt polyethylen), các thành phần chống nắng có vòng thơm (para-aminobenzoic acid, benzophenon, cinnamate) và các hoạt chất kích thích (benzoyl peroxide, urea). Các chất tẩy rửa dạng xà phòng nên sử dụng chất hoạt động bề mặt nhẹ nhàng như betaine, sulfosuccinate, isoethionate, sarcosinate hoặc amphopathic (ví dụ: natri cocoamphoacetate). Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh sự kết hợp giữa một betaine với một lauryl ether sulfate là một sự kết hợp nhẹ nhàng của các chất hoạt động bề mặt. Các đặc điểm được mong đợi trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm là đơn giản, chứa ít hơn 10 thành phần, sử dụng chất chống nắng vật lý (ví dụ: titan dioxid hoặc kẽm oxid), chất bảo quản ít gây kích ứng (như parapen) và kết hợp các chất chống kích ứng (ví dụ: lô hội, hoa cúc, bisabolol).[13]  Cách chăm sóc da nhạy cảm: + Rửa mặt: Rửa mặt là một trong những cách chăm sóc làn da nhạy cảm hiệu quả và an toàn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch cho làn da nhạy cảm không chứa mùi thơm và nhiều chất tẩy rửa. Các sản phẩm rửa mặt tạo bọt thường có Sodium Lauryl Sulfate và các thành phần có độ kích ứng mạnh. Vậy nên bạn hãy dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ không tạo bọt dành cho da nhạy cảm hoặc dung dịch rửa mặt không gây kích ứng da. + Dưỡng ẩm: Làn da nhạy cảm rất cần bổ sung độ ẩm để cho da không bị khô và bong tróc, nhất là vào mùa đông. Do vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc dành riêng cho da nhạy cảm và tránh các loại mỹ phẩm có chứa: Chất kháng khuẩn hoặc chất khử mùi, Chất cồn, Retinoids hoặc axit alpha-hydroxy. + Trang điểm: Các sản phẩm trang điểm dạng bột thường ít gây kích ứng hơn các sản phẩm dạng lỏng (chứa chất nhũ hóa). Với mascara, màu đen thường là màu ít gây kích thích nhất và các sản phẩm tẩy trang được khuyên dùng để ngăn ngừa kích ứng khi mascara được loại bỏ. Chì eyeliner nhìn chung ít gây kích ứng nhất và chì màu đen mềm mại được khuyên dùng. Phấn mắt với tone màu đất không nhũ được biết ít gây kích ứng nhất. Rất khó để tìm được phấn mắt không chứa các thành phần tạo nhũ như mica, silica hoặc bismuth oxychloride. + Chống nắng cho làn da: luôn duy trì việc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 trước khi ra ngoài khoảng 20 phút vào bất kể mùa nào trong năm. Bên cạnh đó, cần tránh đi ra ngoài nắng trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là thời gian các tia UV gây tổn thương da hoạt động mạnh nhất. Nếu phải đi ra ngoài, hãy đội mũ rộng vành và đeo kính mát, mặc quần áo dài che kín tay và chân. Đừng quên bôi lại kem chống nắng mỗi 80 phút sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Vào mùa hè, dù đã thoa kem chống nắng nhưng cũng không nên nằm phơi nắng trực tiếp dưới mặt trời vì da có thể bị cháy nắng và tổn thương.

1.2 Tổng quan về kem dưỡng da mặt:

1.2.1 Khái niệm: Kem dưỡng da là một chế phẩm bôi ngoài da có độ nhớt thấp dùng để bôi lên da. Ngược lại, kem và gel có độ nhớt cao hơn, thường là do hàm lượng nước thấp hơn. Kem được thoa lên da bên ngoài bằng tay không, bàn chải, vải sạch hoặc bông gòn.[14]

1.2.2 Lịch sử ra đời của kem dưỡng da mặt: Lịch sử của kem dưỡng có từ 3000 năm trước Công Nguyên, người Sumer cổ đại và người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên tạo ra kem dưỡng da từ các thành phần tự nhiên như: dầu thầu dầu, mật ong, thảo mộc, … [15] Chăm sóc da và bảo vệ da là rất quan trọng đối với các nền văn minh như người Ai Cập cổ đại, những người sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt, chịu nhiệt và gió cực mạnh. Họ biết tầm quan trọng của việc chăm sóc làn da của mình. [15]

1.2.3 Phân loại kem dưỡng da mặt: có 5 loại - Kem dưỡng dạng gel: kem dưỡng dạng sệt, khá trong suốt, thành phần chính gồm nước, cồn hoặc chất béo dạng lỏng, thường được kết hợp với các thành phần thiên nhiên. - Kem dưỡng dạng lotion: có kết cấu lỏng, thành phần chính là nước và dầu. Thành phần chính của lotion là chất khô ở dạng bột được hòa tan vào nước. - Kem dưỡng da dạng Emulsifier: Đây là một loại kem dưỡng nhẹ, kết cấu lỏng hơn Cream nhưng sánh đặc hơn các loại lotion thông thường. Loại kem dưỡng này rất được ưa chuộng sử dụng vào mùa hè vì nó cung cấp đủ độ ẩm nhưng không gây bí da nhiều. - Kem dưỡng dạng cream: có kết cấu đặc, thường gây cảm giác nhờn rít trên da. Thành phần bao gồm: nước, dầu và dưỡng chất. - Kem dưỡng dạng thuốc mỡ: chứa hàm lượng dầu cực kì cao so với các loại kem dưỡng da khác, có kết cấu cực kì đặc, gây cảm giác kích ứng và dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm.

1.2.4 Các thành phần phối liệu của kem dưỡng da mặt: - Chất nền: là dầu, nước hoặc kết hợp cả hai. Có tác dụng làm dung môi pha loãng. Chiếm thành phần lớn trong đơn. - Chất nhũ hóa, tạo đặc, tạo gel: là các chất hoạt động bề mặt, có tác dụng tạo độ đặc cho kem. Chiếm thành phần nhỏ trong đơn. - Hoạt chất: là các chất chiếm thành phẩn nhỏ trong đơn nhưng là chất tạo ra công dụng chính của sản phẩm. - Phụ gia, hương, màu: các chất tạo nên hình thái của sản phẩm, có thể là chất độn, giúp sản phẩm có hương và màu đẹp hơn. - Chất bảo quản: giúp sản phẩm không bị biến tính và bảo quản sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng.

This article is from: