7 minute read

Bảng 5: So sánh đơn phối liệu kem dưỡng da mặt

Sơ đồ 6 - Thuyết minh quy trình: Cho pha A vào cốc thủy tinh chịu nhiệt, đã khử trùng và đun nóng đến 75°C, cho đến khi Vitamin C và Creammaker CA-20 tan hoàn toàn.

Đun nóng pha B trong cốc thủy tinh đã khử trùng khác đến cùng nhiệt độ. Thêm pha A vào pha B và khuấy đều. Ngưng gia nhiệt. Thêm pha C và trộn rất kỹ, cho đến khi đồng nhất. Thêm pha D vào pha A / B / C và trộn đều. Điều chỉnh pH đến 5 – 5.5.  So sánh hai đơn:

Advertisement

Ưu điểm Nhược điểm Kem dưỡng trắng da - Sử dụng nhiều chiết xuất, thành phần từ tự nhiên nên lành tính cho da nhạy cảm. - Quy trình đơn giản dễ làm. Mắc tiền.

Kem dưỡng ẩm Sử dụng nhiều loại vitamin để giúp da tránh bị oxy hóa và dưỡng ẩm cho da. - Khi đun nóng vitamin dễ bay hơi, mất tác dụng và biến tính. - Sử dụng nhiều thành phần hóa học tổng hợp.

Bảng 5: So sánh đơn phối liệu kem dưỡng da mặt 2.4 Đánh giá chất lượng kem dưỡng da mặt dành cho da nhạy cảm từ dịch chiết quả chuối và tinh bột nghệ: - Đánh giá bằng phương pháp Draize: kem dưỡng da mặt được pha với nồng độ 0.1% trong dung dịch sinh lý, dầu parafin hoặc polyethylen glycol. Tiêm 0.1mL dung dịch đã pha vào da của chuột lang đã cạo sạch lông, 3 lần trong 1 tuần, tổng số chuột thử là 10. Sau 2 tuần, giảm liều xuống còn 0.05mL như lần thứ hai với nhóm thử. Sau khi tiêm đợt thứ hai 24 giờ, bắt đầu quan sát và nhận xét độ tấy đỏ và phù nề gây ra bởi lần tiêm thứ hai. Kết quả so sánh với lần tiêm ban đầu. [1] - Ngoài ra còn các phương pháp đánh giá chất lượng như: thử nghiệm hàm lượng kim loại nặng; thử nghiệm timg tác nhân gây ung thư; thử nghiệm khả năng đột biến và khả năng quái thai; … [1]

2.5 Quy trình chiết rót và đóng gói bao bì:

2.5.1 Khối lượng chiết rót: Tùy theo mục đích sử dụng kem dưỡng da mặt ta có từng khối lượng chiết rót khác nhau: thường thì dạng full size có khố lượng là 50g một hủ kem, dạng nhỏ dùng thử thì có khối lượng khoảng 10g.

2.5.2 Quy cách đóng gói sản phẩm: Quy trình chiết rót và đóng gói mỹ phẩm gồm những bước sau: - Bước 1: Sử dụng máy xoay nắp chai để xoáy nút chai, các chai được đưa vào hệ thống băng tải, trước tiên chai được cho qua hệ thống rửa. Chai dùng trong hệ thống đóng chai thường là chai thành phẩm, nên tại khâu này chỉ qua súc rửa để làm sạch bụi. - Bước 2: Sau khi được rửa sạch, các chai được băng tải đưa đến hệ thống rót nguyên liệu. Tại đây, chất lỏng được chiết vào chai theo các phương pháp khác nhau, chiết đẳng áp, chiết đẳng tích, chiết định lượng… - Bước 3: Khi chiết xong, chai được băng tải vận chuyển đến vị trí đóng nút hoặc đóng nắp. Khâu đóng nút bao gồm cơ cấu cấp phôi và đóng nút. Cơ cấu đóng có thể là xi lanh khí nén (với nút dập) hoặc motor (với nút nút vặn). - Bước 4: Sau khi đóng nút xong là khâu dán nhãn, sử dụng máy dán nhãn chai để dán nhãn. Cơ cấu bôi keo dính được gắn ngay trên băng tải và bố trí tiếp tuyến sao cho tì vào mặt chai, ngoài chuyển động thẳng trên băng tải, chai còn chuyển động quay tròn do lực tì của cơ cấu bôi keo. Tương tự với cơ cấu cấp nhãn, chai sau khi bôi keo, quay tròn, cuốn băng giấy nhãn 1 vòng quanh chai. - Bước 5: Khâu cuối cùng là khâu kiểm tra và đóng gói sản phẩm. Khâu kiểm tra bao gồm 1 loạt các cảm biến để kiểm tra chất lượng sản phẩm (đủ định mức, đóng nút, dán nhãn đạt yêu cầu…). Sau khi kiểm tra sẽ qua cơ cấu phân loại, 1 tay gạt sẽ loại bỏ chai sang 1 băng tải khác. Các chai đạt tiêu chuấn sẽ qua khâu đóng gói, chai được xếp thành khối nhờ các tay máy gạt và nâng hạ.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Theo báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, nhu cầu về mỹ phẩm thiên nhiên đang có xu hướng tăng. Nếu như trước đây các công nghệ làm đẹp được ưa chuộng với các loại hóa mỹ phẩm nhờ những hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại, thì gần đây, xu hướng làm đẹp với các sản phẩm chiết xuất thiên nhiên lại được ưa chuộng hơn cả. Các hợp chất hóa học dần được thay thế bằng nguyên liệu tự nhiên, thuần khiết như: Tinh dầu thảo mộc, trái cây, nhụy hoa nghệ tây, ngọc trai, tảo biển, mật ong… Các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên không qua xử lý hóa chất, không chứa thành phần nhân tạo, chất tạo màu, chất cồn nên đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Dịch chiết quả chuối có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa da, làm trắng da, trị mụn, … nhưng nó lại chưa được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm nói chung cũng như trong sản phẩm kem dưỡng da mặt nói chung. Tinh bột nghệ cũng có tác dụng kháng viêm, trị mụn, dưỡng ẩm, chống lão hóa, … cũng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm nhưng trong sản phẩm kem dưỡng da mặt thì chưa. Và sự kết hợp của dịch chiết quả chuối và tinh bột nghệ vào một sản phẩm mỹ phẩm nào đó thì chưa từng có trước đây vì chưa có nhiều nghiên cứu về chúng cũng như chưa có doanh nghiệp nào kếp hợp chúng trong một sản phẩm cả. Tóm lại, sau bài này em muốn mọi người hiểu rõ hơn về dịch chiết quả chuối, tinh bột nghệ cũng như cách kết hợp chúng vào một sản phẩm cụ thể là một sản phẩm kem dưỡng da mặt. Và em cũng mong sau này sẽ có những sản phẩm từ sự kết hợp này có mặt trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt 1. Nguyễn Thanh Tú (2016). Giáo trình Mỹ phẩm bộ môn Phân tích – Kiểm nghiệm trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Tiếng anh 2. Draelos, Zoe Diana, et al. "Clinical Evaluation of a Nature-Based Bakuchiol Anti-Aging Moisturizer for Sensitive Skin." Journal of Drugs in Dermatology: JDD 19.12 (2020): 1181-1183. 3. Komalatha Nakkala, Shilpa Godiyal và KS Laddha. (2020). I solation of strarch from curcuma Longa L. and its characterization. International journal of pharmacuetical sciences and research, Volume 12, Page No: 5712-5717. DOI: 10.13040/IJPSR.0975-8232.11(11).5712-17. 4. Loganayaki, Nataraj, Dharmar Rajendrakumaran, and Sellamuthu Manian. "Antioxidant capacity and phenolic content of different solvent extracts from banana (Musa paradisiaca) and mustai (Rivea hypocrateriformis)." Food Science and Biotechnology 19.5 (2010): 1251-1258. 5. Nisbet, Stephanie J. "Skin acceptability of a cosmetic moisturizer formulation in female subjects with sensitive skin." Clinical, cosmetic and investigational dermatology 11 (2018): 213. 6. Noysang, Chanai, Wiphupat Buranasukhon, and Monsicha Khuanekkaphan. "Phytochemicals and pharmacological activities from banana fruits of several Musa species for using as cosmetic raw materials." Applied Mechanics and Materials. Vol. 891. Trans Tech Publications Ltd, 2019. 7. Rafiee, Zahra, et al. "Application of curcumin-loaded nanocarriers for food, drug and cosmetic purposes." Trends in Food Science & Technology 88 (2019): 445458.

8. Robin, Nyamweha Bruce, and Alituha Mesearch. "Evaluating various food preservation measures in prolonging shelf life of banana juice." 9. Santana, Ádina L., et al. "Starch recovery from turmeric wastes using supercritical technology." Journal of food engineering 214 (2017): 266-276. 10. Tanada‐Palmu, Patrícia, José Jardine, and Virginia Matta. "Production of a banana (Musa cavendishii) extract containing no polyphenol oxidase by ultrafiltration." Journal of the Science of Food and Agriculture 79.5 (1999): 643-647. 11. Waghmare, Priyanka R., et al. "Turmeric as Medicinal Plant for the Treatment of Acne vulgaris." PharmaTutor 5.4 (2017): 19-27. Trang web 12.Minh Trí (2017). Vấn đề về da nhạy cảm, 25/04/2021, từ <http://khoahoclanda.com/van-de-da-nhay-cam/>

13. Minh Trí (2019). Chăm sóc da nhạy cảm, 25/04/2021, từ <http://khoahoclanda.com/cham-soc-da-nhay-cam/> 14.https://en.wikipedia.org/wiki/Lotion 15. Martina (2021). The History of Lotion, 28/04/2021, từ <https://www.glovesinabottle.com/blogs/news/the-history-of-lotion> 16. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BB%91i 17. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87 18. https://tatacosmetic.vn/cac-phuong-phap-kiem-nghiem-my-pham-9025.html 19. https://nguyenlieulammyphamhcm.com/cach-lam-son-handmade/cach-lamkem-duong-da-handmade/cach-lam-kem-duong-sang-da-cho-da-nhay-cam.html 20. https://www.makingcosmetics.com/formulas/formula-1091-MoisturizingLotion-Gel-Cucumber-Extract.pdf

This article is from: