7 minute read

Hình 3: Các loại chuối

1.2.5 Công dụng và thời gian sử dụng: - Công dụng của kem dưỡng da mặt: tùy vào thành phần hoạt chất có trong kem mà từng loại kem có công dụng khác nhau. Cụ thể kem dưỡng da có thể làm tắng sáng da, dưỡng ẩm, chống nắng, chống lão hóa cho da. - Thời gian sử dụng: thời gian sử dụng tốt nhất cho một lọ kem dưỡng da mặt là 1 năm.

1.2.6 Những điểm nổi bật và hạn chế của kem dưỡng da mặt:  Những điểm nổi bật của kem dưỡng da mặt: - Dễ sử dụng, có thể thực hiện tại nhà và tương đối tiết kiệm chi phí. - Khi lựa chọn kem dưỡng chiết xuất từ thiên nhiên, phù hợp cơ địa của da sẽ cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết. - Giúp da mặt mềm mịn và chống lão hóa hiệu quả.  Hạn chế: - Kem dưỡng da thường chỉ cho hiệu quả dưỡng da rất hạn chế, đòi hỏi áp dụng thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. - Có khả năng chứa các chất hóa học tổng hợp.

Advertisement

1.2.7 Xu hướng mới hiện nay: Nếu như trước đây hầu hết loại kem dưỡng da mặt đều có chứa các thành phần hóa học tổng hợp(như polyethylene glycol, propylene glycol, triclosan,…), những chất này sẽ gây hại khi sử dụng trên da trong một thời gian dài thì xu hướng hiện nay người ta đang hướng tới các sản phẩm chăm sóc da từ tự nhiên, từ chiết xuất của các loại thực vật (như chiết xuất nha đam, dầu dừa, chiết xuất hạt chia,…), các sản phẩm kem dưỡng da mặt từ tự nhiên này lành tính và không gây kích ứng trên da khi sử dụng, ngoài ra nó còn không có tác dụng phụ trên da như các thành phần hóa học tổng hợp.

1.3 Dịch chiết từ quả chuối:

1.3.1 Giới thiệu về quả chuối:

Hình 3: Các loại chuối

 Danh pháp và phân loại: - Danh pháp: [16] + Tên khoa học: Musa paradisiaca L. + Tên khoa học của chuối tiêu: Musa acuminata Cavendish Subgroup. + Tên gọi khác của chuối tiêu: chuối già, ba thư, bản tiêu, tiêu tử, ba quả… - Phân loại khoa học: Giới: Thực vật (Plantea) Ngành: thực vật có hoa (Magnoliophyta) Bộ: Gừng (Zingiberales) Họ: Chuối (Musa troglodytarum) Loài: Musa spp.  Nguồn gốc, phân bố:[16] - Chuối được thuần hoá ở Đông Nam Á. Nhiều loại chuối dại còn được mọc lên ở New Guinea, Malaysia, Indonesia và Philippines. Hiện nay chuối được trồng ít nhất ở 107 quốc gia. - Ngày nay, người ta ước lượng có đến 200 – 300 giống chuối được trồng trên thế giới. Hầu hết chuối ăn quả đều thuộc loài Musa Parasiaca L. với 11 phụ loài khác nhau bởi hình dạng quả, màu sắc và vị của thịt quả. - Ở Việt Nam, chuối được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy trái. Vỏ chuối là phần bao bọc bên ngoài phần thịt mềm, ngọt được gọi là thịt chuối. Ở các nước phương Tây, vỏ chuối được xem là rác thải hữu cơ. Còn ở các nước phương Đông, một phần vỏ chuối được dùng làm thức ăn cho gia súc, một phần được xem như rác thải.  Đặc điểm sinh thái: - Nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-350C. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm. Chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô. Như vậy, ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ, bình quân nhiệt độ hàng năm lớn hơn 240C, nên có lượng nhiệt rất tốt cho chuối phát triển. - Nước: Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%. Độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50 mg/dm2/phút. Với giống chuối tiêu lùn, cần từ 15-20 Lít nước/ngày tuỳ theo trời râm hay trời nắng. Chú ý vào mùa đông ở nước ta thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối. - Ánh sáng: Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.  Phân loại giống chuối: Có 5 nhóm giống chuối phổ biến:

- Nhóm chuối Tiêu (Canvendish): gồm 3 giống chuối là chuối Tiêu lùn, chuối Tiêu nhỏ và chuối Tiêu cao. Năng suất quả từ trung bình đến rất cao, đạt từ 13–14 kg/buồng, năng suất trung bình đạt 12–15 tấn/ha, mùi vị thơm ngon, thích hợp cho xuất khẩu quả tươi và thích hợp cho vùng có khí hậu lạnh. - Nhóm chuối Tây (chuối Sứ, chuối Xiêm): được trồng phổ biến ở nhiều nơi, cây cao sinh trưởng khoẻ, không kén đất, chịu hạn tốt, quả to, ngọt. - Nhóm chuối Bom (Bôm): được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ, trọng lượng buồng thấp, chỉ đạt 6–8 kg/buồng, thời gian sinh trưởng ngắn nên hệ sản xuất cao, năng suất có thể đạt 25–40 tấn/ha. Quả được dùng làm ăn tươi, chuối sấy. - Nhóm chuối Ngự: gồm chuối Ngự Tiến, chuối Ngự Mắn. Cây cao 2,5–3m. Cho quả nhỏ, màu vỏ sáng đẹp, thịt quả chắc, vị thơm đặc biệt. Tuy nhiên năng suất thấp. - Nhóm chuối Ngốp: gồm Ngốp cao, Ngốp thấp. Là nhóm có chiều cao cây từ 3–5m. Cây sinh trưởng khoẻ, chịu bóng, ít sâu bệnh, chịu hạn khá, thích hợp với vùng đồi. Quả tương đối lớn, vỏ dầy, nâu đen khi chin, thịt quả nhão, hơi chua.  Công dụng của chuối tiêu: - Chuối tiêu không chỉ cung cấp nguồn Vitamin dồi dào cho cơ thể mà chuối tiêu còn đem lại sự mịn màng cho làn da và sự khỏe mạnh cho đôi mắt, đồng thời chuối có tác dụng hạ huyết áp. Người huyết áp cao dùng thường xuyên rất tốt. Ăn chuối tiêu thường xuyên còn có thể đề phòng được bệnh rụng tóc, vỏ chuối tiêu cũng là một vị thuốc. Chuối có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc. Chủ yếu dùng cho bệnh nhân thể nóng, khát nước, táo bón, chảy máu trĩ, cao huyết áp... - Chuối tiêu còn có tác dụng giúp giảm béo vì chuối có hàm lượng tinh bột cao nên dễ gây no bụng, vì khi tinh bột được hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành đường cần một khoảng thời gian nhất định, nên năng lượng không bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều. Chính vì lý do này, chuối tiêu đã được các nhà dinh dưỡng xếp vào nhóm thực phẩm giảm béo hiệu quả. - Giảm lượng cholesterol trong máu, trong thân cây chuối tiêu có một chất có thể khống chế được cholesterol trong máu. Chuối còn chữa bệnh cao huyết áp do người bị cao huyết áp trong cơ thể thường thừa natri nhưng lại thiếu kali. Trong chuối tiêu lại có nhiều kali. Chuối giúp điều trị loét đường tiêu hóa, trong quả chuối tiêu chứa một chất có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày để bảo vệ thành dạ dày nên hạn chế được khả năng chảy máu dạ dày. Chuối còn điều trị bệnh mẩn ngứa da và cắt cơn ho, thực tế đã chứng minh vỏ của quả chuối tiêu có một hợp chất khống chế được vi khuẩn và nấm gây ngứa da, trị mụn cơm.

1.3.2 Các phương pháp sản xuất dịch chiết quả chuối từ quả chuối tươi: - Phương pháp dùng để trích ly dịch chiết quả chuối là phương pháp chưng cất lôi cuống hơi nước. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là một quá trình phân tách bao gồm chưng cất nước cùng với các thành phần dễ bay hơi và không bay hơi khác. Các hơi từ nước sôi mang hơi của các chất bay hơi vào một bình ngưng; cả hai đều được làm lạnh

This article is from: