4 minute read

1.2.2. Thực trạng sử dụng vỏ sầu riêng ở Việt Nam

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Quả có màu xanh lợt đầy gai bên ngoài, gai rất nhọn nhưng ngắn khi chín thì vỏ nứt ra có mùi thơm sực nức. Mỗi ngăn có chứa từ hai đến ba múi hạt lép lớp cơm rất dày khi ăn vào có vị béo, ngọt, thơm, xơ dính vào hạt. - Vỏ sầu riêng là phần bỏ đi từ quả sầu riêng. Trong 1 quả sầu riêng phần vỏ chiếm tới 60 – 70% khối lượng quả. -Công dụng của vỏ quả sầu riêng: + Trong y học: Theo Đông y vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí, tiêu thực, cầm mồ hôi, làm ấm phổi để chữa ho, thường được dùng làm thuốc bổ khí, chữa đầy bụng, khó tiêu, ho do hàn, cảm sốt. Ngày dùng 15 - 20g, thái nhỏ nấu nước uống. + Ngoài ra vỏ sầu riêng còn có thế ứng dụng phần Cellulose trong vỏ để chế tạo các hộp đựng thức ăn, cốc đĩa. 1.2.2. Thực trạng sử dụng vỏ sầu riêng ở Việt Nam. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho cây sầu riêng phát triển mạnh và có năng xuất khá cao. Lượng sầu riêng sản xuất ra lớn tuy nhiên phần được sử dụng chỉ có múi thịt và hạt sầu riêng. Trong khi đó vỏ sầu riêng chiếm phần lớn khối lượng, nhưng không được sử dụng do đó tạo ra một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp. Ở nước ta, theo số lượng thống kê năm 2016, diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam khoảng 32,3 nghìn ha, sản lượng 336,9 nghìn tấn là thời điểm sầu riêng có giá nhất. Từ năm 2016, các hộ nông dân bắt đầu có xu hướng phá tiêu, cà phê để trồng sầu riêng. Các sản phẩm chủ yếu từ sầu riêng như sầu riêng đông lạnh, bột sầu riêng, sầu riêng sấy, nguyên liệu làm bánh, chè,... Hạt sầu riêng để ươm cây, ngoài ra còn được dùng trong thực phẩm. Vỏ sầu riêng là phế phẩm nông nghiệp chiếm phần lớn quả sầu riêng. Nó vừa làm ô nhiễm môi trường, vừa chưa được tận dụng về mặt giá trị kinh tế. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra quy trình sản xuất hộp đựng thực phẩm, chén đĩa và

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL công dụng của nó. Kết quả ban đầu này sẽ góp phần giúp phổ biến sản phẩm này hơn và góp phần sử lí phế phẩm nông nghiệp mang lại một phần hiệu quả trong kinh tế. Hộp đựng thực phẩm rất phổ biến trên thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với giá thành rẻ và tiện lợi, hộp xốp, túi nilon được sử dụng phổ biến để đựng thức ăn, đồ uống. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại bận rộn, nhiều người đã chọn ăn ở hàng quán hoặc mua đồ ăn sẵn mang về, hộp xốp, ly xốp lại càng được dùng nhiều. Tại nhiều quán ăn, cơm canh nóng được đựng trong túi hộp xốp, cầm tay trên nửa tiếng mà vẫn thấy nóng bỏng. Các loại hộp nhựa, hộp xốp, túi nilon chỉ được sử dụng để đựng thực phẩm nguội. Bên cạnh đó, không dùng các vật liệu này để chứa thực phẩm có tính axit như: dưa muối, các thực phẩm ngâm chua. Hộp xốp tuy rẻ, khá tiện dụng nhưng trong đó lại chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏa người tiêu dùng. Và đặc biệt với ý thức của người dân xả rác bừa bãi thì hộp xốp sẽ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Thống kê về thực trạng rác thải nhựa trên toàn thế giới lượng rác thải đổ ra môi trường: Đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỷ tấn là rác thải nhựa. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển. Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28– 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). ... Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Theo tìm hiểu thực tế, trên thị trường đã có các sản phẩm vận dụng bã mía để làm hộp xốp sản xuất đại trà. Tuy nhiên sác sản phẩm đó sử dụng chất kết dính hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. TS Cao Anh Đương cho biết, nếu không trộn thêm chất keo, bột dính thì gần như không thể làm được hộp xốp từ bã mía. Nếu hộp chỉ có thành phần là bã mía thì nó giống như một loại thực phẩm, chỉ có chất hữu cơ, đương nhiên tốt cho sức khỏe. Còn

Advertisement

This article is from: