2 minute read
1.1.3. Một số mô hình của lớp học đảo ngược
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Mô hình LHĐN này có tính khả thi cao đối với những HS có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. Hiệu quả của phương pháp đã được kiểm chứng từ lâu ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ như Australia, Mỹ và các nước châu Âu…Mô hình này không cho phép HS ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những giáo trình e-Learning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được HS không xao nhãng mà tập trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương pháp e-Learning. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những nhược điểm khi vận dụng vào quá trình dạy học do đặc thù của giáo dục và tính cách, kỹ năng của HS. Nó làm mất nhiều thời gian và công sức cho việc soạn giảng của GV. Và cần có phương pháp đánh giá phù hợp với nội dung giảng dạy, chứ không quá phụ thuộc vào các đợt thi cử. Ngoài ra, muốn thực hiện các bài giảng e-Learning và sử dụng các công cụ khác để tổ chức hoạt động học tập trong lớp thì đòi hỏi GV phải giỏi về công nghệ và vững về phương pháp. Mặc dù vậy, không phải HS nào cũng hứng thú hợp tác hoặc do đường truyền Internet kém sẽ gây gián đoạn việc học tập ở nhà. Cuối cùng GV, bộ môn phải có một kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học vì không phải bài học nào cũng phù hợp với mô hình này. 1.1.3. Một số mô hình của lớp học đảo ngược. Theo tác giả Nguyễn Quốc Vũ [13]có một số mô hình “Lớp học đảo ngược” như sau: + Lớp học đảo ngược căn bản: HS được giao “bài tập về nhà” là xem video bài giảng, đọc tài liệu nào liên quan đến buổi học sau. Trên lớp học, HS thực hành và làm bài tập liên quan đến kiến thức đã xem ở nhà. + Lớp học đảo ngược chú trọng thảo luận: GV giao các video bài giảng, các tài liệu tham khảo như Youtube videos, TED talks… Khi đó, thời gian trên lớp được giành cho thảo luận và khám phá chủ đề môn học.
Advertisement