7 minute read
1.1.2. Đặc điểm của lớp học đảo ngược
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Với mô hình giảng dạy truyền thống thì trong lớp GV đóng vai trò là người phổ biến chính thông tin trong suốt thời gian học. Nhưng lớp học đảo ngược lại cố ý chuyển sự hướng dẫn học tập sang mô hình lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề và tạo ra cơ hội học tập tích cực và hiệu quả với điều kiện HS đã tự tìm hiểu trước nội dung bài học. Mô hình lớp học đảo ngược: Hình 1.1: Mô hình lớp học đảo ngược Ở mô hình LHĐN, người học ở vị thế hoàn toàn chủ động, tự tìm hiểu, học tập, phân tích, tổng hợp, đánh giá và vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tế. Thay vì chỉ lắng nghe rồi ghi nhớ, thông hiểu sau đó vận dụng. Cách học chủ động sẽ giúp học sinh tiếp thu, tận dụng kiến thức học tập một cách hiệu quả hơn so với cách học thụ động truyền thống. 1.1.2. Đặc điểm của lớp học đảo ngược - Lớp học đảo ngược sử dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy học Trong mô hình lớp học đảo ngược, HS chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết, tài liệu mà GV cung cấp, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe GV giảng dạy trên lớp) ở ngoài giờ học. Thời gian ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã
Advertisement
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL tìm hiểu và vận dụng kiến thức làm các bài tập nâng cao hơn. Phương tiện dạy học bao gồm các dịch vụ đa phương tiện mang thông tin về nội dung học tập đến người học như email, diễn đàn, wed, mạng xã hội… Với mô hình này thì phương tiện dạy học vừa truyền tải nội dung học tập vừa thay thế chức năng truyền tải nội dung của giáo viên tới người học và ngược lại. - Lớp học đảo ngược giúp thực hiện tốt quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm Trong dạy học truyền thống phương pháp chủ yếu là thuyết trình giảng giải, thày nói trò ghi. HS tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ những điều GV đã giảng, trả lời những câu hỏi GV nêu ra về những vấn đề đã dạy. Giáo án được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp học. Trong mô hình LHĐN ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhóm như xem video bài giảng, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, hoàn thiện các phiếu bài tập… thông qua đó HS vừa tự lực nắm các kiến thức, kĩ năng mới, đồng thời HS được rèn luyện về phương pháp tự học và đặc biệt HS được tập dượt phương pháp nghiên cứu. GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân HS và của tập thể HS để xây dựng bài học. Những dự kiến tổ chức dạy học của GV tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS và cách tổ chức các hoạt động đó, GV dự đoán các khả năng diễn biến các hoạt động của HS để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, tạo điều kiện thuận lợi cho HS bộc lộ và phát triển tiềm năng của mình. Ta thấy với mô hình này học sinh ở vị trí trung tâm, là chỗ giao thoa của mọi con đường kiến thức. Kiến thức hướng đến người học không chỉ đến từ GV mà nó còn đến từ hệ thống mạng máy tính, qua các bài giảng elearning, sách vở, từ môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình. - Lớp học đảo ngược hướng vào dạy học cá thể, cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân HS chưa hiểu kỹ bài giảng . Thời gian ở lớp được dành để thực hiện các bài tập chuyên sâu hơn, thực hiện
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL những nội dung phức tạp khó hiểu hơn. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau (thậm chí có thể sử dụng nội dung của đơn vị cung cấp phía ngoài) - Giảm thời gian tiếp thu thụ động, tăng thời gian cho việc đào sâu suy nghĩ, phát triển năng lực sáng tạo cho HS Ở lớp học cổ điển, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là ‘’Low thinking’’. Sau đó các em về nhà làm bài tập và quá trình này sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Lúc này cha mẹ các em sẽ phải đóng vai người thầy bất đắc dĩ để giúp con mình làm bài và hầu hết đều không thành công trong vai trò này, hoặc rất vất vả vì phụ huynh không có chuyên môn. Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc về người thầy, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết” và “Hiểu”). Còn nhiệm vụ của học sinh là làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”). Điều trở ngại ở đây đó là nhiệm vụ bậc cao lại do học sinh và phụ huynh là những người không có chuyên môn đảm nhận. Mô hình LHĐN đã đảo ngược quá trình này lại. HS tự chiếm lính kiến thức mới, thực hiện các bài tập ở mức nhận biết thông hiểu thông qua việc xem các video bài giảng, thông qua hoạt động nghiên cứu sách vở và các tài liệu liên quan, trong quá trình này vai trò giám sát và giúp đỡ của phụ huynh là rất phù hợp và hiệu quả. Trên lớp với sự hướng dẫn, gợi ý của GV, của bạn học các em sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện những bài tập nâng cao, bài tập khó và các em có thời gian nghiên cứu mở rộng thêm kiến thức . Với mô hình LHĐN, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình eLearning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em
DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn cùng nhóm. Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò. Lớp học đảo ngược mô hình nhận thức: Hình 1.2: Mô hình nhận thức LHĐN Phương pháp này đặc biệt phù hợp trong những lớp học mà HS đến từ nhiều ban, có nhận thức và trình độ khác nhau. HS với vốn kiến thức chuyên môn của riêng mình bổ sung những góc nhìn đa chiều làm phong phú thêm nội dung giảng dạy. GV cũng có cơ hội đi sâu sát giải quyết những vấn đề khúc mắc cụ thể của từng HS.
Lớp học truyền thống Lớp học Flipped 6 Sáng tạo Học viên tự mình đào sâu, làm bài tập để có thể đạt đến các 5 Đánh giá 4 Phân tích 3 Ứng dụng Tài nguyên khóa học Giảng viên dành chủ yếu thời 2 Hiểu được tổ chức trên Elearning, học viên gian để giới thiệu nội dung 1 xem trước và tự mình Nhớ
Lớp học truyền thống với lớp học theo Flipped Giảng viên và học viên cùng đào sâu thực hành, làm bài tập để đạt đến các