22 minute read

1.5.2. Kết quả điều tra CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH LHĐN TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

Next Article
phẳng”

phẳng”

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL 1.5.2. Kết quả điều tra. 1.5.2.1 Đối với học sinh a. Tình hình học tập của học sinh: - Mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp Bảng 1.1: Mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp stt Mức độ Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Cần thiết 258 86(%) 2 Bình thường 42 14(%) 3 Không cần thiết 0 0(%) Khảo sát 300 HS thì có 86% HS cho ý kiến là việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp cần thiết, có 14% HS có cho ý kiến việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là bình thường và đặc biệt là không có HS nào ý kiến việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp là không cần thiết. Điều này chứng tỏ HS tất cả HS đều biết việc chuẩn bị bài, tìm hiểu bài học trước khi đến lớp là bắt buộc, các em đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài học trước giờ lên lớp. - Thái độ HS với phương pháp tự tìm hiểu kiến thức bài học ở nhà và đến lớp thảo luận. Bảng 1.2: Thái độ HS với phương pháp tự tìm hiểu kiến thức bài học ở nhà và đến lớp thảo luận. stt Thái độ Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Yêu thích 126 42% 2 Bình thường 84 28% 3 Không thích 90 30% Thông qua khảo sát ta có kết quả là 126 HS(42%) thích phương pháp này, 84 HS (28%) có thái độ bình thường tức là các em không thích cũng không ghét phương pháp trên và 90 HS (30%) có thái độ không yêu thích cách làm đó.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Để tìm hiểu lí do tại sao, chúng tôi đã trao đổi thêm với một số em HS. Kết quả sau trao đổi là hầu hết các em chuẩn bị bài chỉ là làm bài tập về nhà của buổi trước và đọc lại lý thuyết buổi học trước, các em đọc bài mới chỉ tham khảo qua tài liệu là SGK lên không hiểu được nội dung kiến thức điều đó khiến các em cảm thấy băn khoăn khi lựa chọn phương pháp mới này. Một số em việc làm bài tập về nhà và ôn kiến thức cũ với các em còn khó khăn dù đã được GV làm mẫu và giải thích cặn kẽ trên lớp, lên các em có thái độ e sợ mình không thích hợp với phương pháp học tập này. Việc các em còn băn khoăn là vì nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vì kiến thức toán có phần khó đối với các em, lượng kiến thức nhiều, có liên đới nhiều phần với nhau khiến các em khi bị mất gốc khó tiếp cận kiến thức mới nếu không thực sự có quyết tâm và phương pháp học tập phù hợp. - Phương pháp học tập Toán hiệu quả. Bảng 1.3: Phương pháp học tập hiệu quả STT Phương pháp Số lượng

Advertisement

Tỉ lệ(%) 1 Chỉ học trên lớp là đủ 41 13,7 % 2 Chỉ có hiệu quả khi tự nghiên cứu SGK 45 15 % 3 Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu 72 24 % 4 Phải nghiên cứu SGK, tự tìm hiểu thêm tài liệu tham khảo và có GV hướng dẫn 142 47,3 %

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy có 214 HS (71,3%) hiểu được rằng bản thân phải có ý thức tự học, các em nhận thức rỗ tầm quan trọng của việc tự học. Xong các em chưa biết cách tự học như thế nào cho hiệu quả. Vì vậy GV cần phải có các biện pháp định hướng, phải hướng dẫn cho các em và rèn luyện cho các em năng lực tự học.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL - Mức độ tham gia các hoạt động học tập khi học Toán Bảng 1.4: Mức độ tham gia các hoạt động trong học tập môn Toán. STT Nội dung khảo sát Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ 1 Có xem bài mới khi đến lớp. 27 (9,1%) 82 (27,3%) 191 (63,6%) 2 Có chủ động phát biểu ý kiến trong giờ học. 21 (7 %) 80 (26,7%) 199 (66,3%) 3 Có tham gia các hoạt động thực hành. 18 (6% ) 60 (20%) 222 (74%) 4 Có tham gia hoạt động nhóm. 45 (15%) 127(42,3%) 128 (42,7%) 5 Chủ động nêu câu hỏi thắc mắc với bạn học và GV. 21 (7%) 51 (17%) 228(76%) Thông qua khảo sát trên ta thấy số HS có xem bài trước khi đến lớp chỉ có 27 em ứng với 9,1%, trong khi đó số HS không bao giờ xem bài trước khi đến lớp là 191 em ứng với 63,6%, điều này cho chúng ta thấy rất nhiều HS không có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, mặc nhiên cho rằng kiến thức mới là do GV truyền thụ, bản thân chưa có ý thức tự giác tìm hiểu . Vì vậy cho nên xảy ra tình trạng HS đa phần chỉ ngồi nghe GV giảng bài (93%), chỉ khi nào GV yêu cầu mới phát biểu. Số lượng HS chủ động có ý kiến chỉ chiếm 7% trong tổng số HS. Điều này chứng tỏ trên thực tế rất nhiều HS còn thụ động trong hoạt động học tập, quá trình học tập là lên lớp ngồi nghe giảng, về nhà làm bài tập, gặp bài tập khó cũng ít phản hồi lại với GV, phần kiến thức chưa hiểu cũng không chủ động thắc mắc. Trong các hoạt động thực hành, hoạt động nhóm cũng còn 42,7% HS không tham gia, hoặc tham gia cho có, chưa thực sự tích cực, tham gia do GV yêu cầu.Việc chủ động đưa ra câu hỏi đối với bạn hoặc GV chỉ có được ở 7% HS mà chủ yếu là những HS có lực học tốt, còn lại là 76% số HS không bao giờ đưa ra bất kì câu hỏi thắc mắc

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL nào. Chính vì sự thụ động trong hoạt động học tập của các em dẫn đến việc cá em tỏ ra lúng túng khi diễn đạt và xắp xếp lại các vấn đề đã học, chỉ số ít là mạnh dạn bộc lộ quan điểm cả nhân của mình một cách rõ ràng. Một số nguyên nhân của sự thụ động này là vì ngôn ngữ toán học của các em còn hạn chế, vì thiếu mạnh dạn, vì chưa có kĩ năng nói trước đám đông, vì sợ sai, vì xấu hổ lên ngại phát biểu, vì thói quen. b. Tình hình vận dụng công nghệ thông tin trong học Toán. - Trang thiết bị của học sinh: Do tình hình dịch bệnh kéo dài, HS liên tục phải học online vì vậy 100% HS có các thiết bị CNTT để đảm bảo cho việc học tập trực tuyến, 100% các em có địa chỉ zalo, facebook… để chuyển tải tài liệu. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc triển khai mô hình LHĐN. - Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin của HS Bảng 1.5: Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin. STT Mức độ và mục đích sử dụng.

Thường xuyên Thỉnh thoảng

Rất ít Không sử dụng 1 Đọc tin tức, giải trí. 215(71,7%) 55(18,3%) 30(10%) 0(0%) 2 Trao đổi gmail, facebook, zalo. 255(85 %) 42 (14%) 3 (1%) 0(0%) 3 Tra cứu tài liệu học tập. 74 (24,7% ) 152(50,7%) 39(13%) 35(11,6%) 4 Tham gia khóa học trực tuyến. 40 (13,3%) 56 (18,7%) 98(32,7%) 106(35,3%) 5 Tìm kiếm tài liệu để mở rộng hiểu biết, những hiện tượng thực tế liên quan . 4 (1,3%) 15 (5%) 66 (22%) 215(71,7%)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Từ bảng số liệu trên ta thấy có 71,7% HS thường xuyên lên mạng đọc tin tức, xem phim, xem ca nhac, xem các đoạn video giải trí, số lượng HS ít khi hoặc không lên mạng đọc tin tức giải trí là rất ít chỉ chiếm 10%. Có 85% HS thường xuyên trao đổi zalo, facebook … để giao lưu, tán gẫu, tâm sự qua lại với nhau. Trong khi đó số lượng HS sử dụng internet để phục vụ cho việc học tập thì lại rất ít, cụ thể có 24,7% HS lên mạng để tra cứu tài liệu học tập thường xuyên, có 13,3% HS thường xuyên lên mạng tham gia các lớp học trực tuyến và chỉ có 1,3% HS thường xuyên lên mạng để mở rộng hiểu biết, tìm hiểu khoa học, bên cạnh đó có tới 71,7% HS không bao giờ lên mạng để tìm kiếm tài liệu mở rộng kiến thức bản thân, đào sâu kiến thức khoa học liên quan. Từ phân tích số liệu nhận thấy việc lên mạng của các em chủ yếu nhằm vào mục đích giải trí và giao lưu bạn bè, mục đích học tập thì chỉ có ở một bộ phận nhỏ các em có ý thức tự giác. - Kĩ năng học tập trên video trục tuyến, âm thanh, hình ảnh. Bảng 1.6: Khảo sát KN học tập trên video trực tuyến, âm thanh, hình ảnh của HS. ST T

Nội dung khảo sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý

1 Tôi nghĩ có thể hiểu thông tin liên quan đến bài học khi nó được trình bày dưới dạng video 128 (42,7%) 139 (46,3%) 33 (11%) 0 (0%)

2 Tôi nghĩ có thể làm các bài tập đơn giản sau khi xem video bài giảng. 126 (42 %) 141 (47%) 26 (8,7%) 7 (2,3%)

3 Tôi nghĩ có thể ghi chép được nội dụng bài học khi xem video bài giảng. 125 (41,7% ) 135 (45%) 28 (9,3%) 12 (4%)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nhận xét: Có thể hiểu thông tin liên quan đến khóa học khi nó được trình bày dưới dạng video có 128 HS (42,7%) hoàn toàn đồng ý, 139 HS (46,3%) đồng ý, 33 HS (11%) đồng ý một phần và đặc biệt không có HS nào không đồng ý. Điều này chứng tỏ các em hoàn toàn tự tin có thể tiếp thu bài thông qua việc xem các video trực tuyến. Chỉ có 7 HS( 2,3%) là cho rằng mình không thể làm các bài tập đơn giản sau khi xem video và có 12 HS(4%) các em nghĩ rằng mình không thể ghi được bài khi xem video bài giảng. Kỹ năng học tập trên Video trực tuyến, âm thanh, hình ảnh là kỹ năng rất cần thiết trong dạy học theo mô hình LHĐN. Vì vậy kết quả khảo sát trên khẳng định HS hoàn toàn có thể tham gia học tốt với mô hình LHĐN. - Điều tra hiệu quả sử dụng CNTT trong giảng dạy Bảng 1.7: Điều tra hiệu quả sử dụng CNTT trong giảng dạy STT Hiệu quả Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Hiệu quả cao 224 74,7 % 2 Bình thường 58 19,3 % 3 Không hiệu quả 18 6 % Nhận xét: Số lượng HS cho ý kiến việc áp dụng CNTT trong giảng dạy giúp việc học đạt hiệu quả cao là 224 HS (74,7%) , Có 58 HS (19,3%) cho nhận xét hiệu quả bình thường, tức là theo các em thì việc áp dung CNTT trong học tập chưa thấy sự khác biệt lớn với việc không áp dụng , 18 HS (6%) cho rằng việc áp dụng CNTT vào trong học tập là không có hiệu quả. Qua đây ta thấy đại đa số các em đều đã nhận thức được hiệu quả của việc áp dụng CNTT vào việc học tập, chỉ còn một số ít HS chưa nhận thấy hiệu quả của yếu tố này. - Kĩ năng tìm kiếm tài liệu

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bảng 1.8: Khảo sát kĩ năng tìm kiếm tài liệu của HS. STT Nội dung khảo sát Thành thạo

Biết nhưng chưa thành thạo Nếu HD sẽ làm được Không làm được 1 Kĩ năng cơ bản về vận hành máy tính: soạn thảo văn bản, lưu bài….

153 (51%) 97 (32,3%) 50 (16,7%) 0 (0%) 2 Kĩ năng gửi tập tin bằng gmail, zalo, facebook…

145 (48,3 %) 121 (40,3%) 34 (11,4%) 0 (0%) 3 Kĩ năng sử dụng một phần mềm trực tuyến đơn giản có GV hướng dẫn.

97 (32,3% ) 95 (31,6%) 88 (29,3%) 20 (6,8%) 4 Kĩ năng học bài giảng trực tuyến thông qua video, audio mà GV gửi .

136 (45,3%) 104 (34,7%) 48 (16%) 12 (4%) 5 Kĩ năng sử dụng các công cụ trực tuyến để làm các bài tập với các bạn ở những nơi khác nhau.

78 (26%) 95 (31,7%) 107 (35,7%) 20 (6,6%)

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Số liệu khảo sát cho kết quả đa số HS đều có kỹ năng cơ bản để vận hành máy tính cụ thể là có 153 HS (51%) thành thạo và 97 HS (32,3%) biết làm. Kỹ năng gửi email với tập tin đính kèm có 145 HS (48,3 %) thành thạo và 121 HS (40,3%) làm được, số còn lại khi GV hướng dẫn là có thể làm được, không có HS nào không thực hiện được kĩ năng này. Với việc sử dụng một phần mềm trực tuyến bất kì (nếu có GV hướng dẫn) thì có 97 HS (32.3%) thành thục, 95 HS (31.6%) biết cách làm, 88 HS (29,3%) nếu được hướng dẫn sẽ làm được nhưng vẫn có 20 HS (6,8%) không thực hiện được. Việc học các bài trực tuyến thông qua các bài giảng hoặc Video/Audio GV gửi có 136 HS (45,3%) thành thục, 104 HS (34,7%) biết làm và chỉ 12 HS (4%) là không biết làm. Về kĩ năng sử dụng các công cụ trực tuyến để làm các bài tập với các sinh viên ở những nơi khác nhau thì kết quả thu được là 78 HS (26%) thành thục, 95 HS (31,7%) biết làm nhưng chưa thành thạo, 107 HS (35.7%) làm được nếu được hướng dẫn và 20 HS (6,6%) hoàn toàn không làm được. Từ kết quả khảo sát trên ta thấy rằng kỹ năng tìm kiếm tài liệu của HS là tương đối tốt, điều này có được nhờ việc các em đã được học trực tuyến trong thời gian tương đối dài do tình hình dịch bệnh covit-19. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với nó là rất nhiều các trang wet học tập, các diễn đàn học tập, các phần mềm làm bài online tự chấm điểm, các bài giảng e-learning có tính tương tác cao, các lớp học online về tất cả các lĩnh vực …đã mở ra cho người học một không gian học tập không giới hạn, đáp ứng như cầu học tập trực tuyến của người học. Với xu hướng học tập như hiện nay yêu cầu HS phải có khả năng tìm kiếm lài liệu, khả năng sử dụng công cụ trực tuyến để làm bài tập, đặc biệt là làm các bài kiểm tra trực tuyến trên một số trang wet. Với kết quả khảo sát trên cho ta kết luận HS hoàn toàn sẵn sàng cho việc học tập theo mô hình LHĐN. 1.5.2.2. Đối với GV: - Khảo sát năng lực sử dụng CNTT hỗ trợ trong giảng dạy

4 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Bảng 1.9: Thực trạng năng lực sử dụng CNTT trong dạy học. STT Công cụ

Mức độ Thành thạo Khá Trung bình Yếu 1 Word 10 18 0 2 Power point 8 16 8 0 3 Excel 5 9 14 4 4 Phần mềm vẽ đồ thị, vẽ hình . 0 5 20 7 5 E-learning 0 2 5 25

Từ kết quả điều tra trên cho ta thấy đa phần GV đều có khả năng sử dụng các công cụ CNTT phục vụ cho việc dạy học. Nhưng hầu hết đều tập trung ở mức khá và trung bình. Bên cạnh đó có một số ít GV trả lời còn yếu trong việc làm bài giảng e-learning. - Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học. Bảng 1.10: Thực trạng áp dụng CNTT vào dạy học.

STT Công cụ Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không dùng 1 Word 32 0 0 0 2 Power point 8 10 14 0 3 Excel 0 3 25 4 4 Phần mềm vẽ đồ thị, vẽ hình . 2 10 20 0 5 E-learning 0 0 5 27

Kết quả khảo sát cho thấy 100% GV áp dụng phần mềm soạn thảo văn bản word vào dạy học một cách rất thường xuyên. Với phần mềm trình chiếu power point cũng được 100% GV áp dụng phục vụ giảng dạy với tùy mức độ

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khác nhau. Tuy nhiên việc đưa bài giảng e-learning vào trong giảng dạy thì còn rất ít GV quan tâm và áp dụng. - Khảo sát mức độ hiểu biết và nhu cầu của GV về lớp học đảo ngược.

Bảng 1.11: Thực trạng hiểu biết và nhu cầu về LHĐN. STT Nội dung khảo sát Câu trả lời 1 Đã biết về LHĐN Có 28 GV có nghe nói về LHĐN. 2 Mức độ sử dụng LHĐN Có 2 GV đã áp dụng mô hình LHĐN ở một, hai chủ đề dạy học. Số còn lại chỉ sử dụng ở mức giao nhận tài liệu qua mạng 3 Nhu cầu vận dụng LHĐN vào dạy học. 25 GV trả lời có nhu cầu về dạy học đảo ngược. Trên thực tế GV đã sử dụng một phần mô hình này dù chưa biết cụ thể, chính xác và bước đầu đã có hiệu quả. Khi được hỏi ý kiến về hiệu quả, ưu nhược điểm của các mô hình trong số 6 mô hình của LHĐN. GV cho ý kiến:

Với lớp học đảo ngược căn bản: HS có nhiều thời gian cho việc làm bài tập trên lớp, GV có điều kiện quan sát và bổ khuyết kiến thức cho HS. Tuy nhiên mô hình này sẽ gặp khó khăn khi HS không chuẩn bị kĩ bài tập về nhà, hoặc HS không hiểu được nội dung bài học mà các em được giao. Để khắc phục nhược điểm này, khi dạy học với mô hình lớp học đảo ngược căn bản GV phải lưu ý lựa chọn bài dạy mà nội dung kiến thức không quá phức tạp hàn lâm, nội dung kiến thức mang tính thuật toán và đặc biệt GV phải kiểm soát chặt chẽ việc học bài ở nhà của HS.

Với lớp học đảo ngược chú trọng thảo luận,lớp học đảo ngược theo nhóm: Phù hợp hơn với những môn học xã hội như văn, sử, địa… Với môn toán mô hình này chỉ phù hợp với những bài có nhiều lý thuyết với nội dung bài dài như bài ‘’ Mệnh đề ” của đại số lớp 10…

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Với lớp học đảo ngược chú trọng làm mẫu: Đa số GV nhận định mô hình này rất phù hợp với môn toán, vì đặc điểm về bài tập trong môn toán yêu cầu HS phải ghi nhớ công thức để làm bài tập, phải áp dụng công thức một cách chính xác, HS phải thực hiện giải bài tập theo trình tự, theo thứ tự các bước giải. Vì vậy một số GV cho biết đã vận dụng mô hình này trong việc dạy học của mình dù chưa biết đến mô hình lớp học đảo ngược. Với học đảo ngược ảo: Đa số các GV được khảo sát cho rằng không thể áp dụng mô hình này cho HS trung học phổ thông. Vì với HS trung học các em chưa thể thoát li khỏi sự kèm cặp của GV và phụ huynh. Với mô hình đảo ngược vai trò của GV: Các GV được khảo sát cho ý kiến đã sử dụng phương pháp giảng dạy này trong quá trình dạy học vì phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như phát huy tính tự giác tích cực của HS một cách tối đa, phát huy năng lực của bản thân, rèn luyện cho các em khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng hoạt động nhóm…. Khi được hỏi về so sánh LHĐN và lớp học truyền thống GV đưa ra những ưu điểm của lớp học truyền thống như sau: GV chủ động tương tác với HS từ đó hình thành tư tưởng tình cảm tốt đẹp. GV và HS được tương tác qua nhiều hình thức khác nhau trên lớp. Tuy nhiên, lớp học truyền thống cũng chứa đựng nhiều khó khăn không kém như là: Khó chia sẻ tài liệu cho HS, không giải được hết các bài tập trên lớp, khối lượng kiến thức nhiều trong khi thời gian trên lớp ít, khó minh họa các ví dụ có sử dụng video hoặc thực hành cụ thể và khó giúp các HS gặp khó khăn khi vắng mặt trên lớp. Khi được hỏi về LHĐN thì trong 32 GV được khảo sát có 25 GV có nhu cầu về việc áp dụng LHĐN trong giảng dạy môn toán, có được tỉ lệ này vì GV nhìn thấy rất nhiều ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên các GV được khảo sát cũng đưa ra một số thuận lợi khó khăn khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược như sau:

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Về phía HS: Các em rất hào hứng vì được tiếp cận một phương pháp học mới, đa số các em chủ động hoàn thành nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp, các em thảo luận nhóm sôi nổi, mạnh dạn, tự tin tranh luận đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Mức độ tiếp thu bài thông qua các video bài giảng gửi trước là không đều nhau. Một số HS còn chưa có kĩ năng về CNTT và internet lên gặp vấn đề về nguồn tài liệu học tập. Một số HS gặp vấn đề về đường truyền mạng lên làm ảnh hưởng đến tiến độ học tập của bản thân. Những HS không chuẩn bị bài về nhà không theo kịp tiến độ học tập của lớp học. Về phía GV: Rất khó để thiết kế video bài giảng đúng với ý tưởng sư phạm, thực hiện được đúng PPDH, có tính toán hỗ trợ người học phù hợp để HS tự học và học cách tự học. Việc vận hành lớp học đảo ngược nhìn thì có vẻ như giảm tải thời gian đứng lớn và truyền tải kiến thức một cách truyền thống, nhưng thực tế lại vô tình sẽ làm tăng thêm lượng công việc cho GV. Bởi lẽ, nó đòi hỏi sự tích hợp rất cẩn thận để lớp học được duy trì và phát triển. Mặt khác, các nhiệm vụ như ghi âm, edit và đăng tải các bài giảng đều là những công việc cần thời gian và kỹ năng mà không phải GVnào cũng có chuyên môn trong việc này. Đó là chưa kể đến việc GV cần giới thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào để thúc đẩy HS tham gia và chuẩn bị trước khi học. Đó là một áp lực rất lớn, cần nhiều thời gian thích ứng và không ít sự nỗ lực. Tóm lại sự thành công của mô hình LHĐN chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiếp cận tài nguyên và khả năng hợp tác của người học cùng với sự chuẩn bị của GV. Vì vậy để khắc phục những khó khăn trên thì GV xây dựng nội dung bài giảng phù hợp mức độ nhận thức của HS, GV phải chọn phần mềm được thiết kế với giao diện cực kỳ đơn giản và trực quan với giao diện thân thiện giúp HS có thể tiếp cận và làm quen nhanh chóng, đơn giản nhất. Video bài giảng xây dựng tinh gọn và có thể vận hành mượt mà trên các thiết bị phổ

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL thông, bài giảng được xây dựng bằng nhiều định dạng khác nhau như video, trò chơi tương tác,….. giúp bài giảng sinh động phong phú, HS tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên thoải mái.

DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tôi đã nghiên cứu và trình bày một số vấn đề về cơ sở lí luận có liên quan trực tiếp đến đề tài đó là: Tìm hiểu về mô hình LHĐN bao gồm khái niệm lớp học đảo ngược, đặc điểm của lớp học đảo ngược, các mô hình của lớp học đảo ngược. Tìm hiểu về năng lực của HS THPT và tìm hiều những năng lực HS có thể phát triển với mô hình LHĐN. Tìm hiểu về tâm lí của HS THPT. Điều tra thực trạng dạy học môn toán theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường trung học phổ thông thông qua 32 GV toán ở 4 trường THPT ở Vĩnh Bảo và 300 em HS ở trường THPT Cộng Hiền. Qua đó tôi nhận thấy lí do thực sự của việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược là tập trung vào người học, tạo ra môi trường học tập, sử dụng các hoạt động hướng tới nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết vấn đề, biến lớp học thành phòng thí nghiệm, thay đổi vai trò của GV từ việc cung cấp thông tin trở thành người hướng dẫn, giải đáp và tổ chức các hoạt động, do đó HS cần tích cực, chủ động, và sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế việc áp dụng mô hình LHĐN vào trong việc giảng dạy là rất cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Từ những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn trên là cơ sở để chúng tôi tiếp tục triển khai nghiên cứu nội dung chương 2.

This article is from: