XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC MÔN KHTN – LỚP 6

Page 1

XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC MÔN KHTN – LỚP 6 WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

ĐỖ THỊ HỒNG NỞ

DẠ

Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG 

Đà Nẵng - 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Sinh viên

Mã số

M

Chuyên ngành

QU Y

NH

ƠN

OF

FI

CI

AL

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG 

: ĐỖ THỊ HỒNG NỞ : SƯ PHẠM SINH : 3150117016

DẠ Y

Người HD Khoa Học : TS. TRƯƠNG THỊ THANH MAI

Đà Nẵng – 2021


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA L

LỜI CAM ĐOAN

OF FI C

Tôi cam đoan đề tài “ Xây dựng các bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng trong môn khoa học tự nhiên – Lớp 6 “ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

Tác giả

I

Đỗ Thị Hồng Nở


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA L

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ to lớn từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã đồng hành và cổ vũ tôi trong suốt thời gian qua.

Cảm ơn cô Trương Thị Thanh Mai, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong khóa luận này.

OF FI C

Chính cô là người đã hỗ trợ tôi, cho tôi những lời khuyên tốt nhất, những kinh nghiệm

không chỉ ở đề tài này mà còn là cả quảng đường nhà giáo mà tôi sắp phải bước đi. Đó thật sự là một hành trang quý giá.

Cảm ơn tất cả các thầy cô ở các trường THCS thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi, Quảng Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát sư phạm.

Cảm ơn các thầy cô giảng dạy tại khoa Sinh-Môi trường, trường Đại học Sư phạm Đà

ƠN

Nẵng. Nhờ các thầy cô, tôi đã biết thêm rất nhiều kiến thức vô cùng lớn, tạo một nền tảng vững chắc để tôi thực hiện khóa luận này và tương lai sau này. Cảm ơn tập thể lớp 17SS đã bên tôi suốt 4 năm, ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ khi tôi

NH

cần, cho tôi những kỷ niệm đẹp đẽ trong thời sinh viên.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, những người đã luôn ở bên tôi, đã yêu thương và che chở, tạo cho tôi môi trường tốt nhất để tôi có thể trưởng thành mạnh mẽ. Cảm ơn gia đình đã luôn là chỗ dựa, niềm động viên lớn lao của tôi.

QU

Y

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người!

KÈ M

Tác giả

DẠ

Y

Đỗ Thị Hồng Nở

II


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA L

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. v

OF FI C

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. vi

PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 PHẦN 2. NỘI DUNG ...................................................................................................... 4

ƠN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................... 17 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC .................................................................................................................... 4 1.1.1 Trên thế giới............................................................................................................ 4 1.1.2 Ở Việt Nam ............................................................................................................. 5 1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 6 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 16

NH

2.1 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ ................................................................................... 16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 16 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 16 2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 16

Y

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 16

QU

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................................ 16 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................ 16 2.3.3. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm ..................................................................... 17

KÈ M

2.3.3.1. Mu ̣c đích khảo nghiê ̣m ...................................................................................... 17 2.3.3.2. Phương pháp khảo nghiệm .................................................................................. 17 2.3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 18 2.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 18

Y

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHTN- LỚP 6 .. 19

DẠ

3.1 Phân tích chương trình môn KHTN- lớp 6 ( chủ đề vật sống ) .................................. 19 3.2 Quy trình xây dựng bài tập ....................................................................................... 21 3.4. Khảo nghiệm sư phạm............................................................................................. 27 III


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ......................................................................................... 27

IA L

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.......................................................................................... 28 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................... 29 CHƯƠNG 1: PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 31

OF FI C

1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 31 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 31

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 32

IV


Ý nghĩa chữ viết tắt

BT

Bài tập

ĐH

Đại học

ĐG

Đánh giá

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KT, KN

Kiến thức, kĩ năng

KHTN

Khoa học tư nhiên

KN

Khảo nghiệm

NL

Năng lực

NLSH

Năng lực sinh học

PC

Phẩm chất

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

STT

Số thứ tự

THCS

Trung học cơ sở

QU

Y

NH

ƠN

Các chữ viết tắt

Trung học phổ thông

DẠ

Y

KÈ M

THPT

OF FI C

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

V

IA L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng

Trang

IA L

Bảng

Bảng so sánh giữa đánh giá kết quả học tập, đánh giá vì học

1.2.

tập và đánh giá là học tập

OF FI C

Bảng nội dung của chủ đề vật sống trong bộ sách chân trời

3.1

sáng tạo 3.3

21

Bảng nội dung của những vấn đề hướng tới vận dụng KT,

24

Bảng các bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN chủ

25

KN 3.4

13

ƠN

đề vật sống trong dạy học môn KHTN – Lớp 6

Bảng các ví dụ minh họa về các loại bài tập đánh giá năng

3.5

27

lực vận dụng KT, KN chủ đề vật sống trong dạy học môn KHTN

NH

– Lớp 6

Bảng kết quả xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng

3.6

28

KT, KN được sử dụng để khảo nghiệm ý kiến GV

Y

Bảng thống kê kết quả khảo nghiệm về ý kiến nhận xét của

3.7

DẠ

Y

KÈ M

QU

GV

VI

28


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Tên hình vẽ

Hình

1.5

1.6

OF FI C

Tần xuất sử dụng bài tập trong dạy học và KTĐG lĩnh vực sinh học

Mục đích về việc sử dụng bài tập trong dạy học và ĐG của GV

Quan điểm của GV trong quá trình KT-ĐG môn sinh học

Sơ đồ quy trình đánh giá năng lực vận dụng KT,KN

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

3.2

môn KHTN

ƠN

1.4

Tính phổ biến của chương trình giáo dục PT 2018-

NH

1.3

Trang

Quan điểm hiện đại về đánh giá PC, NL, KN HS

1.1

IA L

DANH MỤC HÌNH ẢNH

VII

12 17

17

18

18 23


IA L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

OF FI C

1. 1 Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo định huống phát triển năng lực

Hiện nay, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Điều đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nước ta những thách thức và cơ hội to lớn, với những đòi hỏi rất lớn trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mà giáo dục là nền tảng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu nâng cao ý thức dân tộc, trách nhiệm, năng lực của các thế hệ

ƠN

hiện nay và mai sau. Đòi hỏi việt Nam muốn phát triển thì phải đào tạo những con người của thời đại mới, không chỉ nắm vững tri thức mà còn trang bị đầy đủ năng lực và phẩm chất; khả năng tư duy phân tích, biết tổng hợp kiến thức và vận dụng các kiến thức được

NH

học để làm việc hiệu quả trong môi trường luôn biến đổi không ngừng. Đây là vấn đề cấp bách không phải riêng đối với nước ta mà là vấn đề chung của tất cả các quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con người phục vụ cho các mục tiêu xã hội. Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016- 2020,

Y

Nghị quyết đại hội XII của Đảng đã đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là:

QU

“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao.” Đồng thời, trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã xác định: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng

KÈ M

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”[1]. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết mang tính thời sự với sự nghiệp giáo dục nước nhà, đổi mới phương pháp dạy học phải trở thành một ưu tiên chiến lược để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Y

1.2 Xuất phát từ thực trạng sử dụng và tập sinh học hiện nay

DẠ

Thực tế giảng dạy các môn khoa học tự nhiên nói chung và lĩnh vực sinh học nói

riêng ở nhà trường hiện nay, phần lớn GV còn sử dụng các bài tập chưa thực sự được GV chú trọng đúng mức, giáo viên còn tập trung vào kĩ năng giải bài tập sinh học để đáp ứng yêu cầu thi cử, chưa chú ý đến việc sử dụng BT để phát triển năng lực cho HS. Thực tiễn 1


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community hiện nay đòi hỏi HS học trên lớp cần dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu vận dụng

IA L

kiến thức đã học vào thực tế, gắn lý thuyết với thực hành để biến kiến thức sách vở thành kiến thức áp dụng vào thực tế.

Tuy nhiên, từ việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực sinh học đến giải quyết các

OF FI C

vấn đề thực tiễn cần tư duy tổng hợp, khái quát hóa. Đồng thời sáng tạo rất cao.

1.3 Xuất phát từ vai trò của các bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN trong dạy học Sinh học 6

Khi giải BT, HS phải nhận biết được vấn đề, huy động kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, HS sẽ khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn hoạt động sản xuất, xã hội…

ƠN

Trong quá trình thực hiện BT, HS sẽ phát triển được các kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để giải thích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong những tình huống thực tiễn. Khi đó, HS sẽ tạo được thói quen luôn tự đặt ra câu hỏi về các vấn đề xung quanh

NH

và tìm câu trả lời hợp lí nhất, điều đó góp phần giúp HS linh hoạt, nhạy bén và thích ứng nhanh với xã hội năng động trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, kích thích HS hứng thú, yêu thích môn học hơn, đồng thời hình thành và phát triển lòng say mê nghiên cứu khoa học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của HS.

Y

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: “ XÂY DỰNG

QU

BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC MÔN KHTN – LỚP 6“ nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, đồng thời rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích – tổng hợp cho HS và vận dụng kiến thức vào giải thích

KÈ M

các kiến thức thực tiễn.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6.

- Đề xuất biện pháp sử dụng bài tập trong dạy học môn Khoa học tự nhiên – Lớp 6

Y

góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

DẠ

3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nếu xây dựng và đề xuất được biện pháp sử dụng hệ thống bài tập một cách đa dạng, phù hợp thì sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6. 2


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA L

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Thực trạng tình hình sử dụng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6.

- Hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn

OF FI C

KHTN – lớp 6.

- Các biện pháp sử dụng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

dạy học môn KHTN – Lớp 6.

3


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community PHẦN 2. NỘI DUNG

IA L

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

OF FI C

1.1.1 Trên thế giới Vào những năm 1990 tại các quốc gia Anh , New Zealand, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ… xu

hướng đào tạo theo năng lực được hình thành và phát triển rộng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng chương trình, mục tiêu, phương pháp, cách đánh giá theo hướng tiếp cận NL hành động.

Ở Hoa Kì, đào tạo luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Nội dung chương trình đào tạo dựa

ƠN

trên kết quả phân tích nghề theo các modul NL hành động và NL hoạt động được trình bày cụ thể trong nội dụng chương trình. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được phối hợp lí thuyết và thực hành tích hợp dựa trên công việc và dạy học tại nơi làm việc; coi

NH

trọng tính chủ động và kinh nghiệm thực tế của sinh viên . Đánh giá kết quả dựa trên chuẩn NL hành động và mục tiêu đã xác định [7].

Ở CHLB Đức, dạy học theo tiếp cận NL là một định hướng cơ bản trong đào tạo

Y

GV. Quốc gia này đã xây dựng bộ chuẩn NL đối với từng chuyên ngành đào tạo. Các chuẩn

QU

đó được lồng ghép khoa học và mục tiêu đào tạo trong chương trình đào tạo và công bố công khai cho người học trước khi dạy học. Phương pháp và hình thức tổ chức là xemina: chủ yếu là xemina các nội dung và xemina chuyên ngành. Đánh giá kết quả học tập có tham chiếu các chuẩn nghề nghiệp đã ban hành và đươc thực hiện trên hai phương thức

KÈ M

đánh gía. Đánh giá người học theo các công việc của người hành nghề và đánh giá tại nơi làm việc của người hành nghề [7]. Ở nước Anh, hầu hết các chương trình đào tạo đề được xây dựng dựa trên kết quả của quá trình phân tích nghề và tham vấn các bên liên quan đến vị trí việc làm. Khi ban

Y

hành chương trình đào tạo, họ kèm theo sơ đồ phân tích nghề và hệ thống tiếu chuẩn NL của người hành nghề. Nội dung chương trình theo cấu trúc modul, mỗi modul tương ứng

DẠ

với nhiệm vụ người hành nghề phải thực hiện trong thực tế. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng chú trọng đến thực hành. GV đánh giá kết quả học tập thông qua tiến hành thu thập bằng chứng về kiến thức, sự thực hiện, thái độ của người học. Sau đó, đối 4


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community chiếu với tiêu chuẩn nghề nghiệp. Thường các kết luận đánh giá chỉ gồm 2 mức độ: Có

IA L

năng lưc hành động và chưa có năng lực hành [7]. Như vậy, dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL trên thế giới bắt đầu từ

những năm cuối thế kĩ XIX và phát triển mạnh mẽ vào những năm 90 của thế kĩ XX. Và

OF FI C

cho đến nay xu hướng đó đã phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia. 1.1.2 Ở Việt Nam

Cùng với sự đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa và định hướng phát triển năng lực HS trong quá trình học thì bài tập đánh giá năng lực cũng đang ngày càng được biết đến và sử dụng vào trong dạy học. Những năm cuối thế kĩ XX và những năm đầu thế kĩ XXI, giáo dục Việt Nam đang triển khai đổi mới chương trình, thực chất là thực hiện

ƠN

sự thay đổi trong từng thành tố của quá trình giáo dục, từ mục tiêu tới nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả học tập của người học. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều định hướng cho “ công tác đổi mới này”. Qua đó, đã có nhiều tác giả nghiên cứu phát triển năng

NH

lực cho HS như: Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2010) đã xây dựng tài liệu học tập theo hướng tích hợp. Trong đó có nhấn manh các quan điểm giáo dục định hướng NL và vấn đề đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực; Tác giả Đỗ Ngọc Thống ( 2011) đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận NL và có nhiều nghiên cứu NL trên

Y

các diễn đàn giáo dục; Tác giả Nguyễn Trọng Khanh ( 2011) đã nghiên cứu phát triển Nl

QU

và tư duy kĩ thuật; Tác giả Nguyễn Hồng Thuận ( 2013 ) đã đề cập đến khái niệm , các thành tố của NL. Theo đó NL được cấu thành từ bộ phận cơ bản tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ đó; kỹ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó; Những điều kiện tâm lí.

KÈ M

Ngoài ra, đã có các báo cáo, luận văn viết về bài tập đánh giá năng lực như: Trịnh Lê Hồng Phương, Lưu Thị Hồng Duyên (2014) - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dùng bài tập thực nghiệm để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho HS Phổ thông giúp HS nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học

Y

và các biểu tượng hóa học, viết và biểu diễn đúng công thức hóa học. Đồng thời, trình bày và vận dụng được các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý nghĩa của

DẠ

chúng; Phạm Thị Kiều Duyên (2015) - Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh đã xác định các nguyên tắc, quy trình và xây dựng một số bài 5


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community tập thực tiễn dùng trong dạy học Hóa học 11 Nâng cao THPT. Đồng thời đã đưa ra các

IA L

cách sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS; Trần Thị Hải Yến (2015) - Đại học quốc gia Hà Nội đã sử dụng bài tập hóa học phát triể năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua dạy học chương kim loại

OF FI C

kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Hóa học 12 đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với đối tượng HS THPT, các bài tập vận dụng, bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh thực tiễn. Tuy nhiên việc sử dụng kiến thức hóa học , kiến thức có liên quan để giải quyết vấn đề còn hạn chế, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống còn chưa thường xuyên.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học nhưng việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lĩnh vực sinh học môn

ƠN

KHTN – Lớp 6 vẫn chưa được phổ biến. 1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

NH

1.2.1. Đánh giá năng lực a. Khái niệm Đánh giá

- Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin

Y

về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, KN, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; tượng [2].

QU

chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối - Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và

KÈ M

làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS [2]. - Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn [2].

Y

Đánh giá năng lực

DẠ

Đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ trong một bối cảnh có ý

nghĩa (Leepil, 2011). Đánh giá theo NL là đánh giá khả năng HS áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học được vào trong các tình huống thực tiễn của cuộc sống hằng ngày. Thang 6


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community đo trong đánh giá NL được quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học, vào mục đích đánh giá sự tiến bộ của người học.

NH

ƠN

OF FI C

Quan điểm hiện đại về đánh giá năng lực phẩm chất HS

IA L

do đó, thay vì phân loại, xếp hạng giữa các người học với nhau, đánh giá NL tập trung

Y

Hình 1.1. Quan điểm hiện đại về đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực HS

QU

- Đánh giá là học tập: Nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. Người học cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính lcông việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập của người học. Đánh giá kết quả như là việc học tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá

KÈ M

của người học dưới sự hướng dẫn, kết hợp với sự đánh giá của GV với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, người học học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào. Ở đây, người học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá. Họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo

Y

những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giá ấy để điều chỉnh cách học. Kết

DẠ

quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để người học tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo. 7


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Đánh giá vì học tập: Diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá

IA L

trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của người học, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và người học cải thiện chất lượng dạy học.

Việc chấm điểm (cho điểm và xếp loại) không nhằm để so sánh giữa các người học với

OF FI C

nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi người học và cung cấp cho họ thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GV vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng người học cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Người học có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó họ tự đánh giá được khả năng.

- Đánh giá kết quả học tập: Đánh giá kết quả học tập học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. Có mục tiêu chủ yếu là đánh giá tổng kết, xếp loại, lên lớp

ƠN

và chứng nhận kết quả. Đánh giá này diễn ra sau khi người học học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem các mục tiêu dạy học có được thực hiện không và đạt được ở mức nào. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và người học không được tham gia vào

NH

các khâu của quá trình đánh giá. Có thể tóm tắt những điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá kết quả của việc học, đánh giá kết quả vì việc học và đánh giá kết quả như là việc học qua bảng sau:

Bảng 1.2 Bảng so sánh giữa đánh giá kết quả học tập, đánh giá vì học tập và

Tiêu chí so sánh

QU

Y

đánh giá là học tập

Đánh giá kết quả Đánh giá vì học tập Đánh giá là học tập học tập

Xác nhận kết quả Cung cấp thông tin Sử dụng kết quả

KÈ M

Mục tiêu đánh giá

học tập của người cho các quyết định đánh giá để cải học để phân loại, dạy học tiếp theo thiện việc học của đưa ra quyết định về của GV; cung cấp chính người học việc lên lớp hay tốt thông tin cho người học nhằm cải thiện

DẠ

Y

nghiệp Căn cứ đánh giá

thành tích học tập So sánh giữa các So sánh với các So sánh với các người học với nhau

chuẩn đánh giá bên chuẩn đánh giá bên ngoài. 8

ngoài


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Trọng tâm ĐG

Kết quả học tập

Thời điểm ĐG

Thường thực hiện Diễn ra trong suốt Trước, trong và sau cuối quá trình học quá trình học tập tập Chủ đạo

Chủ đạo hoặc giám Hướng dẫn sát

Vai trò của HS

quá trình học tập

Đối tượng của đánh Giám sát giá

OF FI C

Vai trò của GV

Quá trình học tập

IA L

Quá trình học tập

Chủ đạo

Người sử dụng kết Giáo viên

Giáo viên, người Người học

quả đánh giá

học

ƠN

b. Nguyên tắc đánh giá năng lực

Khi đánh giá năng lực HS, người đánh giá các đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt: Việc đánh giá NL hiệu quả nhất khi phản

NH

ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. NL là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói

Y

quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn

QU

chỉnh hơn và chính xác NL của người được đánh giá. - Đảm bảo tính phát triển: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình đánh giá, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm dục.

KÈ M

chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo - Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh người học có NL ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, đánh giá theo hướng phát triển, NLHS chú trọng việc xây

Y

dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

DẠ

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về

NL đặc thù cần phát triển ở HS, vì vậy, việc đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học. 9


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 1.2.2. Bài tập

IA L

a. Khái niệm bài tập

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000): “Bài tâ ̣p là bài giao cho HS

OF FI C

làm để vận dụng những điều đã học được”.

Bài tập trong đánh giá phát triển NLHS là những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, trong đó chứa đựng những vấn đề mà HS cần phải quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục. Bài tập có hai phần:1

- Phần cho biết: tranh ảnh, đoạn thông tin, thí nghiệm,…

ƠN

- Phần cần tìm: câu hỏi, yêu cầu (nhiệm vụ học tập mà HS phải thực hiện). Bài tập có thể sử dụng để đánh giá các NL chung như NL tự học, NL GQVĐ & ST, NL giao tiếp và hợp tác, và đánh giá NL KHTN.

NH

b. Phân loại bài tập2

- Bài tập khai thác kênh chữ: Yêu cầu HS đọc thông tin và tóm tắt, lập dàn ý, vẽ sơ đồ, trả lời câu hỏi,...

Y

- Bài tập khai thác kênh hình: Yêu cầu HS xem hình ảnh, video, sơ đồ, biểu đồ để

QU

trả lời câu hỏi, viết tóm tắt, giải thích,...

- Bài tập tìm kiếm thông tin: Thông tin chưa được đưa ra đầy đủ, HS thu thập thông tin cho việc giải quyết vấn đề

KÈ M

- Bài tập phát hiện vấn đề: Các vấn đề chưa được nêu rõ trong mô tả tình huống và HS phải phát hiện vấn đề ẩn chứa trong tình huống. - Bài tập tìm phương án giải quyết vấn đề: Trọng tâm là tìm phương án giải quyết

DẠ

Y

vấn đề có trong tình huống.

1

Herried, C.F (1994), Case studies In Science: A novel Method forscience Education, Journal of college science teaching, p.221-229 2

Nguyễn Văn Cường, B. Meier, Lí luận dạy học hiện đại, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội 2015

10


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Bài tập phân tích và đánh giá: Trọng tâm là đánh giá các phương án giải quyết đã

IA L

cho - Bài tập khảo sát, nghiên cứu: HS phải thu thập thông tin, nghiên cứu giải quyêt vấn đề có trong tình huống.

OF FI C

- Bài tập ra quyết định: Yêu cầu HS đưa ra các quyết định và lập luận cho các quyết định đó trên cơ sở các thông tin đã có.

Sự phân loại trên mang tính tương đối vì trong thực tiễn đánh giá NL của HS, các loại bài tập có sự tích hợp với nhau để tạo nên một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp. Ví dụ: bài tập tìm phương án giải quyết vấn đề sẽ tích hợp trong đó yêu cầu tìm kiếm thông tin, yêu cầu phát hiện vấn đề, yêu cầu ra quyết định lựa chọn phương án giải

ƠN

quyết vấn đề.

Ngoài ra, trong dạy học môn KHTN có 2 loại bài tập đặc thù như sau:

NH

❖ Bài tập thực tiễn

Theo tác giả Lê Thanh Oai (2016) , “Bài tập thực tiễn là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học, đồng thời

QU

❖ Bài tập thực nghiệm

Y

phát triển năng lực người học”[3].

Theo tác giả Trương Xuân Cảnh (2015), “Bài tập thực nghiệm là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực

KÈ M

hiện bằng hoạt động thực nghiệm, qua đó phát triển năng lực thực nghiệm cho người học”[4].

Bài tập thực nghiệm được xây dựng trong nội dung chương trình từ các bài thực

hành, các thí nghiệm có sẵn hay tự thiết kế nhằm rèn luyện NL cho HS hay đánh giá NL của HS.

Y

c. Vai trò của bài tập

Bài tập tồn tại dưới dạng các câu hỏi đã có sự gợi ý, có ý nghĩa giúp người học tìm

DẠ

ra những kiến thức mới, những chân lí mà trước đây người học chưa nhận ra hoặc nhận ra nhưng chưa được tỏ tường, sâu sắc.

11


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bài tập ở đây giữ vai trò là cầu nối của quá trình hiện thực hoá những nhu cầu, ý

IA L

tưởng của con người. Làm bài tập sẽ giúp người học có những kĩ năng. Bài tập được như là một điều kiện của kết quả học tập ở người học. Bài tập sẽ đánh thức được tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của người học.

OF FI C

Bài tập là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học, là phương tiện quan trọng để tích cực hoá hoạt động của người học. Bài tập có vị trí trong tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ khâu làm quen với tài liệu học tập, lĩnh hội tri thức mới, hình thành kỹ năng kỹ xảo, củng cố tri thức, vận dụng tri thức.

Bài tập được hiểu là đối tượng của hoạt động học, mang những đặc điểm cuốn hút được chủ thể của hoạt động học, khiêu khích được trí tò mò của người học và kích thích họ giải quyết.

ƠN

Bài tập được xem là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, giải bài tập là quá trình đưa học sinh đến với tri thức mới, đồng thời vừa củng cố những tri thức đã học, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

NH

d. Quá trình xây dựng bài tập

- Khi xây dựng bài tập GV phải tuân thủ một số yêu cầu sau : + Cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của HS.

Y

+ Có thể diễn giải theo cách nhìn của HS và để mở nhiều hướng giải quyết.

QU

+ Chứa đựng mâu thuẫn và vấn đề có thể liên quan đến nhiều phương diện. + Cần vừa sức và có thể giải quyết trong những điều kiện cụ thể. + Cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.

KÈ M

+ Có tính giáo dục, có tính khái quát hóa, có tính thời sự. + Cần có những tình tiết, bao hàm các trích dẫn. - Nguyên tắc xây dựng bài tập: + Nguyên tắc 1: Thiết kế bài tập dựa trên tính vừa sức phù hợp với mục tiêu đề ra. Tính vừa sức được hiểu là bài tập đưa ra phải phù hợp với trình độ tri thức cũng như phù

Y

hợp với trình độ nhận thức của HS Đảm bảo bài tập đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.

DẠ

+ Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính thừa kế của chương trình môn khoa học tự nhiên

Để xây dựng bài tập vào dạy học môn KHTN một cách có hiệu quả, GV cần nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác những bài tập phù hợp vào dạy học các nội dung môn KHTN trong dạy học chính khóa hay hoạt động ngoại khóa. Hệ thống bài tập, ví dụ được xem là cơ sở quan 12


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community trọng trong việc lồng ghép những bài tập thực tiễn vào dạy học. Tuy nhiên phải đảm bảo

IA L

sự kế thừa chương trình môn KHTN bằng cách: Các bài tập phải phù hợp với nội dung chương trình môn KHTN; Mỗi bài tập phải cho thấy mối quan hệ, ý nghĩa của nó với nội dung sinh học mà sách KHTN đề cập tới, phải cho thấy tính thực tiễn của bài tập.

OF FI C

+ Nguyên tắc 3: Tăng cường đưa những tình huống nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức toán học trong thực tiễn. GV cần nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các bài tập có nội dung thực tế vào dạy học cũng như tạo ra động cơ học tập tích cực cho HS. - Quy trình xây dựng bài tập gồm 4 bước:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề dựa vào yêu cầu cần đạt. + Bước 2: Xác định ma trận câu hỏi cho chủ đề.

ƠN

+ Bước 3: Thiết kế các câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực dựa theo mục tiêu của chủ đề.

. Bước 3.1. Tìm kiếm các hình ảnh, đoạn thông tin liên quan đến nội dung

NH

cần đánh giá.

. Bước 3.2. Thiết kế các câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực dựa trên các hình ảnh và đoạn thông tin và bảng ma trận các yêu cầu cần đạt.

Y

+ Bước 4: Kiểm định các câu hỏi, bài tập và xây dựng các gợi ý đáp án.

QU

1.3. CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Để tìm hiểu tình hình xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng chủ đề vật sống trong giảng dạy môn KHTN – Lớp 6 ở các trường THCS, chúng tôi

KÈ M

đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của 30 giáo viên môn Sinh học trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Kết quả điều tra đã cho thấy tình hình thực tế của việc xây dựng bài tập đánh giá trong dạy học môn sinh học ở các trường THCS hiện nay như sau: Khi được hỏi về đã tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông 2018 - môn KHTN

Y

các giáo viên đã có sự lựa chọn và được thể hiện thông qua biểu đồ bên dưới. Qua đó, có

DẠ

thể thấy được rằng hầu hết các giáo viên đều đã tìm hiểu về chương trình môn KHTN. - 100% GV đã tìm hiểu về CTGDPT 2018 – môn Khoa học tự nhiên. Tuy nhiên,

mức độ tìm hiểu, cũng như kết quả đã hiểu sâu sắc hay chưa sâu sắc là khác nhau. Trong đó chỉ có 25% GV là tìm hiểu sâu sắc về những vấn đề khái quát trong CTGDPT 2018 như 13


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community các đặc trưng, nội dung, năng lực KHTN… theo mô tả của bản chương trình. Còn lại 43%

IA L

GV có tìm hiểu chương trình nhưng chỉ mới sơ lược.

50%

OF FI C

45% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% Tìm hiểu tương đối

Có tìm hiểu nhưng chưa kĩ

ƠN

Tìm hiểu kĩ

Hình 1.3 Tính phổ biến của chương trình giáo dục phổ thông 2018 - môn KHTN

NH

- Qua khảo sát, 100% GV đã sử dụng bài tập trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, tỉ lệ tập trung nhiều ở dạng bài tập trắc nghiệm và bài tập kênh hình (90%). Loại bài tập GV ít sử dụng nhất là bài tập tình huống với tỉ lệ 20%. Kết quả cụ

Y

thể được thể hiện theo biểu đồ sau: 100%

QU

90% 80%

70% 60%

40% 30% 20% 10% 0%

KÈ M

50%

Bài tập thực tiễn

Bài tập tình huống

Y

Bài tập khai thác kênh Bài tập khai thác kênh Bài tập trắc nghiệm chữ hình

DẠ

Hình 1.4 Tần xuất sử dụng bài tập trong dạy học và kiểm tra đánh giá lĩnh vực Sinh học - Điều tra mục đích về việc sử dụng bài tập trong dạy học và KTĐG của GV ở các trường THCS như sau: 14


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Về mục tiêu đánh giá, đa số GV sử dụng bài tập trong việc đánh giá kiến thức

IA L

(100%) và đánh giá kĩ năng, thái độ. Mức độ sử dụng bài tập trong đánh giá năng lực cũng rất cao ( 78% ).

OF FI C

120% 100% 80% 60% 40%

0% Năng lực

Thái độ

ƠN

20%

Kĩ năng

Năng lực

NH

Hình 1.5 Mục tiêu sử dụng bài tập trong dạy học và KTĐG của GV 90% GV cho rằng đánh giá chủ yếu là nhằm thu nhận kết quả của quá trình học tập chỉ 15% GV nhìn nhận đánh giá là học tập và 45% GV cho rằng đánh giá là học tập. Điều này cho thấy việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học như là một khía cạnh của

90% 80% 70%

QU

100%

Y

phương pháp dạy học còn hạn chế.

KÈ M

60% 50% 40% 30% 20%

10%

Y

0% Đánh giá vì kết quả học tập

Đánh giá vì học tập

Đánh giá là học tập

DẠ

Hình 1.6 Quan điểm của GV trong quá trình kiểm tra, đánh giá môn sinh học

15


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IA L

2.1 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu KHTN– Lớp 6. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn khoa học tự nhiên – lớp 6. 2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

OF FI C

Các bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn

Các bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy hoc môn KHTN

tập PISA, bài tập thực nghiệm. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ƠN

– Lớp 6. Chủ yếu tập trung ở dạng bài tập như: Bài tập thực tiễn, bài tập tình huống, bài

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp.

NH

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp phân tích và tổng hơp lý thuyết được sử dụng để chọn lựa,

Y

thu thập, phân tích các vấn đề lý thuyết có liên quan đến việc rèn luyện KNDH cho SV

QU

ngành SPSH bằng DHVM. Phương pháp tổng hợp lý thuyết được sywr dụng để tổng kết từng bộ phân , từng vấn đề đã qua phân tích , đánh giá để phát hiện ra những nét độc đáo riêng và xu hướng chung của việc rèn luyện KNDH bằng DHVM cho SV một số cách đầy dủ , có hệ thống và toàn diện. Từ đó, vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc và quy

KÈ M

trình rèn luyện KNDH bằng DHVM để rèn luyện một số KNDH thuộc nhóm KN tổ chức bài lên lớp môn Sinh học cho SV trường ĐHSP có hiệu quả. 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.3.2.1 Phỏng vấn bằng và điều tra bằng bảng hỏi - Điều tra thực trạng rèn luyện KNDH cho SV đại học ngành SPSH tại các cơ swor

Y

đào tạo GV thông qua phiếu hỏi và phỏng vấn.

DẠ

- Điều tra về nhu cầu rèn luyện KNDH của SV ngành SPSH thông qua phiếu hỏi

(Phiếu hỏi in ra giấy và phiếu hỏi trên phần mềm Google). - Điều tra sự phản hồi và ý kiến đóng gớp của GV trường THPT về KNDH của SV 16


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community ngành SPSH trong quá trình thực tập.

IA L

2.3.2.2 Quan sát sư phạm Quan sát quá trình thưc hiện KNDH của SV Đại học ngành SPSH trong các giờ tập giảng và thực tập sư phạm tại trường phổ thông qua dự giờ, ghi hình.

OF FI C

2.3.2.3 Phương pháp chuyên gia

- Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về giáo dục học, lý luận và PPDH Sinh học, chuyên gia kiểm định chất lượng về các vấn đề liên quan đen KNDH, DHVM và kết quả.

- Xây dựng rubric hướng dẫn đánh giá KNDH thông qua bảng hỏi và trao đổi trực tiếp.

- Trao đổi xin ý kiến đóng góp của các GV tham gia hướng dẫn học tập Sư phạm tại

ƠN

các trường Trung học phổ thông về thực trạng KNDH của SV đại học ngành SPSH, về những KNDH cần tập trung rèn luyện cho SV thông qua bảng hỏi. - Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia về Lý luận và phương pháp giảng

NH

dạy Sinh học; GV giỏi môn Sinh học tại các trường THCS về hệ thống thao tác và yêu cầu sư phạm của một số KNDH trong phạm vi nghiên cứu thông qua bảng hỏi và trao đổi trực tiếp.

2.3.3.1. Mục đích khảo nghiê ̣m

Y

2.3.3. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

QU

Khảo nghiệm nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả và khả thi của hệ thống các bài tập đánh giá NL vận dụng KT, KN chủ đề vật sống môn KHTN – Lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

KÈ M

2.3.3.2. Phương pháp khảo nghiệm Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm sư phạm với nội dung sau: - Tiến hành khảo nghiệm tại các trường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi và Quảng Nam.

Y

Cách tiến hành:

DẠ

- Chuẩn bị phiếu khảo nghiệm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của chủ đề. - Tham khảo ý kiến của GV hướng dẫn về bài tập đánh giá NL vận dụng KT, KN chủ

đề vật sống để được hoàn chỉnh trước khi tiến hành khảo nghiệm. 17


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Liên hệ với các GV ở THCS để khảo nghiệm.

IA L

2.3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học dùng trong khoa học giáo dục (Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010).

OF FI C

- Phân tích kết quả khảo sát và khảo nghiệm (định tính, định lượng) để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài.

+ Về mặt định lượng: Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học: sử dụng một số công thức toán học để xử lí các kết quả điều tra và khảo nghiệm sư phạm.

+ Định tính: Đánh giá, phân tích chất lượng câu trả lời để thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng hệ thống các bài thí nghiệm chủ đề Động vật học trong giảng dạy ở THCS.

ƠN

2.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về sơ sở lý luận về năng lực tìm hiểu tự nhiên và bài tập đánh giá năng

NH

lực.

- Nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Sinh học. - Xây dựng hệ thống bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN 6.

Y

- Đề xuất biện pháp sử dụng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học môn KHTN 6.

DẠ

Y

KÈ M

QU

- Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề.

18


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA L

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHTN- LỚP 6 3.1 Phân tích chương trình môn KHTN- lớp 6 ( chủ đề vật sống )

OF FI C

Trong chương trình môn KHTN-lớp 6 phát hành gồm 4 chủ đề chính: Chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lương và sự biến đổi, trái đất và bầu trời. Trong đó, chủ đề vật sống gồm 3 chương: + Chủ đề 5: Tế bào ( 9 tiết). + Chủ đề 6:Tế bào đến cơ thể ( 8 tiết). + Chủ đề 7:Đa dạng thế giưới sống ( 41 tiết).

Nội dung của chủ đề vật sống trong bộ sách chân trời sáng tạo được trình bày cụ thể

ƠN

trong bảng sau:

Bảng 3.1 Bảng nội dung của chủ đề vật sống trong bộ sách chân trời sáng tạo Chủ đề/ bài

Nội dung

(1)

(2)

(3)

Năng lực vận dụng kiến thức,

NH

STT

V. TẾ BÀO

kĩ năng (4)

sống.

không sống dựa vào đặc điểm đặc

QU

vị của sự sống.

Y

18. Tế bào – đơn Tế bào đơn vị của sự - Giải thích được vật sống và vật

1

19. Cấu tạo và - Khái niệm tế bào.

trưng.

chức năng của - Hình dạng và kích - Thực hành sử dụng kính lúp và thành tế bào.

thước tế bào .

kính hiển vi quang học.

KÈ M

20. Sự lớn lên và - Cấu tạo và chức - Vận dụng để giải thích được màu sinh sản của tê năng tế bào bào.

21.Thực

xanh của thực vật là do đâu và tại sao

- Sự lớn lên và sinh thực vật có khả năng quang hợp.

hành: sản của tế bào.

- Vận dụng kiến thức về sự lớn lên và

Quan sát và phân - Tế bào là đơn vị cơ sinh sản của tế bào để chăm sóc cở

DẠ

Y

biệt một số tế bản của sự sống. bào

VI. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ 2

Từ tế bào đến cơ thể 19

thể.


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community 22. Cơ thể sinh - Từ tế bào đến mô.

- Từ mô đến cơ quan. sinh vật để giải thích một số hiện

IA L

vật.

- Vận dụng được kiến thức về cơ thể

23. Tổ chức cơ Từ cơ quan đến hệ cơ tượng trong tự nhiên hoặc có hành thể đa bào.

đông chăm sóc và bảo vệ sinh vật phù

quan.

OF FI C

24. Thực hành: - Từ hệ cơ quan đến hợp. Quan sát và mô cơ thể. tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào. VII. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG 25.

3

Hệ

thống Đa dạng thế giới - Xây dựng được khóa lưỡng phân để

vật.

phân loại sinh vật.

ƠN

phân loại thực sống

- Phân loại thế giới - Ứng dụng được vai trò của vi khuẩn

26. Khóa lưỡng sống

có lợi vào đời sống.

- Sự đa dạng nhóm - Đề xuất một số cách phòng và tránh

27. Vi khuẩn.

sinh vật

NH

phân.

28. Thực hành: + Vi khuẩn và virus

bệnh do vi khuẩn gây ra. - Thực hiện các bước làm sữa chua và

Làm sữa chua và + Đa dạng nguyên sản phẩm tạo ra đạt chất lượng. - Ứng dụng được vai trò của virus vào

thái vi khuẩn.

+ Đa dạng nấm

đời sống.

29. Virus.

+ Đa dạng thực vật

- Đề xuất một số cách phòng và tránh

QU

Y

quan sát hình sinh vật

30.Nguyên sinh + Đa dạng động vật

KÈ M

vật.

31. Thực hành:

bệnh do virus gây ra.

- Vai trò của đa dạng - Vận dụng kiến thức đề phòng tranh sinh học trong tựu bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Tuyên truyền và thực hiện các hành

Quan sát nguyên nhiên sinh vật.

- Bảo vệ đa dạng sinh động giữ gìn vệ sinh môi trường.

32. Nấm.

học

- Đề xuất các phòng và chống bệnh do

DẠ

Y

33. Thực hành - Tìm hiểu sinh vật nấm gây nên. quan sát các loại ngoài thiên nhiên

- Vận dụng kiến thức vào giải thích

nấm.

các hiện tượng như: Kĩ thuật trồng

35. Thực vật.

nấm, phân biệt nấm ăn và nấm độc

20


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community - Ứng dụng những lợi ích của thực vật

Quan sát và

vào đời sống.

phân biệt một số

- Vận dụng kiến thức để phòng và

nhóm thực vật.

chống một số bệnh do động vật gây ra

37. Đông vật

- Nâng cao lòng yêu thiên nhiên và ý

38. Thực hành:

thức bảo vệ động vật.

Quan sát và nhận

- Đề xuất và thực hiện biện pháp bảo

biết

vệ đa dạng sinh học.

OF FI C

một

IA L

36. Thực hành:

số

nhóm động vật ngoàithiên nhiên 39.

Tìm

hiểu

ƠN

sinh vật ngoài thiên nhiên 3.2 Quy trình xây dựng bài tập

NH

Quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ sau:

Y

Bước 1: Xác định mạch kiến thức chủ đề.

QU

Bước 2: Xác đinh những vấn đề hướng tới vận dụng KT-KN.

KÈ M

Bước 3: Thu thập dữ liệu.

Bước 4: thiết kế BT.

Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BT.

DẠ

Y

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng

21


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Cụ thể các bước như sau:

IA L

Bước 1: Xác định Yêu cầu cần đạt và mạch kiến thức chủ đề Trong bước này, GV cần xác định yêu cầu cần đạt và sắp xếp các đơn vị nội dung của chủ đề/ bài học theo mạch logic. Điều này thuận lợi cho việc xác định mục tiêu và

OF FI C

nội dung của bài tập dùng trong đánh giá. Chủ đề “ Nấm”. - Yêu cầu cần đạt:

+ Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). + Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

+ Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng

ƠN

làm thức ăn, dùng làm thuốc, ...).

+ Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

NH

+ Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ...

+ Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).

QU

+ Sự đa dạng của nấm.

Y

- Mạch kiến thức của chủ đề gồm:

+ Vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn. + Một số bệnh do nấm gây ra.

KÈ M

+ Phòng và chống bệnh do nấm. Bước 2: : Xác đinh những vấn đề hướng tới vận dụng KT, KN

Từ YCCĐ và nội dung, GV xác định được những yêu cầu và nội dung liên quan đến việc vận dụng kiến thức, kĩ năng. GV cần lựa chọn các đơn vị kiến thức có thể xây dựng BT có thể hướng tới năng lực vận dụng KT, KN.

Y

- Ví dụ: Từ YCCĐ và mạch nội dung của chủ đề Nấm, GV xác định được các vấn

DẠ

đề có thể xây dựng được bài tập. Bảng 3.3. Bảng nội dung những vấn đề hướng tới vận dụng KT-KN

Nội dung

Bài tập 22


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Sự đa dạng của nấm

Bài tập về phân biệt nấm độc/không độc

IA L

Nấm ăn và nấm làm thuốc… Xây dựng cẩm nang đi rừng (phân biệt nấm).

OF FI C

Cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. BT về bệnh lang beng/phòng chống bệnh lang ben (và 1 số bệnh về da do nấm gây ra). Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải

Đề xuất các phòng và chống bệnh do nấm

thích một số hiện tượng trong đời sống

gây nên.

như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện độc, ..

tượng như: Kĩ thuật trồng nấm, phân biệt

NH

Bước 3: Thu thập dữ liệu

ƠN

nấm ăn và nấm độc.

Dựa vào những vấn đề hướng tới vận dụng KT-KN ở bước 2 để định hướng cho việc thu thập dữ liệu liên quan đến thực tiễn. GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức

Y

thực tiễn. Mô hình hóa tình huống nhận thức đó bằng BT dưới dạng câu hỏi, tình huống,

QU

dự án, đề tài,… Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (các hình ảnh, các đoạn video, các thí nghiệm, các bài báo, đoạn văn… trên các

KÈ M

trang web tin cậy, các sách, báo, tạp chí…). Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu, , sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và sẽ tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác nhau. - Ví dụ: Chủ đề: “ Nấm” Thu thập các thông tin, hình ảnh, video liên quan đến chủ đề: “ Nấm “ như: Các loại

Y

nấm, các bệnh do nấm gây ra, vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn, các thông tin

DẠ

liên quan đến những vấn đề nói trên. Bước 4: Thiết kế bài tập

Từ YCCĐ, đặc điểm nội dung kiến thức, đồng thời dựa vào nguồn tư liệu thu được.

GV xác định dạng bài tập. Từ đó thiết kế bài tập theo dạng bài tập được xác định. 23


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Ví dụ: ở chủ đề “Nấm”, GV dựa vào nguồn dữ liệu có thể xây dựng bài tập PISA về

IA L

cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. Nấm da đầu là một loại bệnh ngoài da do chủng nấm Trichophyton và

Microsporum gây nên. Bệnh này hay xuất hiện ở trẻ em tuy nhiên rất nhiều người lớn

OF FI C

cũng mắc phải.

Triệu chứng của bệnh nấm da đầu ban đầu thường là xuất hiện gàu nhiều. Sau đó da đầu bị nổi sẩn hoặc mảng lớn ngoài rìa và bên trong có vảy mỏng.

Khi bệnh trở nặng, những mảng này dần trở nên dày hơn và đỏ tía, điều này khiến tóc ngày càng giòn và dễ gãy rụng, gây ra hói. Nấm da đầu gây ra cảm giác ngứa ngáy và đau đớn, bên cạnh đó còn gây mất thẩm mỹ khiến mái tóc suy yếu. Hãy đọc thông tin trên và trả lời câu hỏi:

ƠN

(Nguồn: BỆNH NẤM DA ĐẦU | ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM DA (bacsiviemda.blogspot.com)) 1) Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nấm da đầu. 2) Trình bày những hậu quả do bệnh nấm da dầu gây ra.

NH

3) Hãy tìm hiểu và trình bày các biện pháp để bảo vệ và chăm sóc da đầu nhằm tránh

Y

các bệnh ngoài da

QU

Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BT Các BT đó đang ở dạng “công cụ” nên khi sử dụng để tổ chức dạy học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất,…). Vì vậy, GV có thể

KÈ M

phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, “gia giảm” thông tin, yêu cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành,…

3.3 Kết quả xây dựng bài tập Từ quy trình được mô tả ở hình 3.2 (sơ đồ), kết quả nghiên cứu của đề tài đã thiết kế được các bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN chủ đề “ Vật sống” trong dạy học

Y

môn KHTN – Lớp 6 , gồm 25 bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN. Kết quả được

DẠ

thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.4 Bảng các bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT, KN chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN – Lớp 6 24


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

lượng

Tế bào

1

Từ tế bào đến cơ

3

Loại bài tập PISA

21

1

1

1

6

1

2

Thực

Thực

Tình

nghiệm

tiễn

huống

thể Đa dạng thế giới

1

IA L

Số

1

2

sống

Kênh thông tin/hình

OF FI C

Chủ đề

ƠN

Các dạng bài tập được ví dụ minh họa cụ thể ở bảng 3.5. Những bài tập khác được trình bày trong phần Phụ lục.

Bảng 3.5. Bảng các ví dụ minh họa về các loại bài tập đánh giá năng lực vận dụng KT,

NH

KN chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN – Lớp 6 Loại bài

Nội dung bài tập

tập

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2,

Y

PISA

QU

trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019. Một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ

KÈ M

Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng. Sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. virus corona có kính thước siêu hiển vi Covid 19 có khả năng lây từ người sang người qua đường hô hấp. Nó có tính biến chủng rất nhanh vì vậy rất khó khăn trong việc điều chế vaccxin. Biểu hiện của bệnh

DẠ

Y

thường là ho, gồm sốt trong, mệt mỏi và ho khan, bị khó thở và suy hô hấp a) Em hãy phân biệt cúm thông thường và cúm do corona? b) Em cần làm gì để bảo về bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh? Giải thích vì sao phải cần làm như vậy? 25


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA L

c) Vì sao phải phòng chống dịch bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài ?

Thực

GV cho học sinh ra một góc sân trường lấy những chiếc lá già, úa trên cây,

nghiệm

sau đó đưa cho học sinh vuốt thẳng rồi cho vào quyển sách ép chặt. Học

OF FI C

sinh cả bày những chiếc lá khô với đầy đủ kích thước cùng kéo và keo dán lên bàn. Sau đó, GV cho học sinh thỏa thích làm tranh từ lá khô Thực tiễn

Hùng là một người rất lười nhát trong việc ngủ bỏ mùng. Thế là như mọi hôm, Hùng đặt mình xuống rồi ngủ. Hôm đó, đột nhiên trong nhà có rất nhiều muỗi. Bọn chúng thay phiên nhau đốt Hùng. Sáng hôm sau, Hùng thấy nóng râm trong người và hơi mệt mỏi. Hùng nghĩ chắc do tối qua không ngủ được nên mới vậy, nghỉ ngơi sẽ không sao. Đến trưa bỗng người

ƠN

Hùng có triệu chứng sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi. Gia đình liền đưa Hùng vào viện, bác sĩ chẩn đoán là bệnh sốt rét

NH

a) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến bạn Hùng bị bệnh sốt rét? b) Tác nhân dẫn tới bệnh sốt rét?

c) Ngoài bệnh sốt rét do nguyên sinh vật gây ra, em hãy kể tên các bệnh

Y

khác do nguyên sinh vật gây ra?

QU

d) Qua các thông tin trên, em cần làm gì để phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra?

Tình huống GV cho 2 nhóm học sinh trong lớp lên diễn kịch mà GV đã cho sẵn nội

KÈ M

dung từ trước, HS đã phân công chuẩn bị ở nhà. - Học sinh nhóm 1 lên diễn kịch A có 1 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ về chả lụa, giò thủ khu chế biến không đảm bảo vệ sinh, rửa thực phẩm qua loa từ đó thực phẩm làm ra không an toàn, mà chính người thân của A phải bị ngộ

DẠ

Y

độc thực phẩm do ăn phải sản phẩm làm từ cơ sở sản xuất của gia đình, cùng với sự tác động của B - cộng tác viên y tế mà Tâm đã ăn năn hối cãi và hứa sửa lỗi của mình. -Học sinh nhóm 2 lên diễn kịch Một nhóm 4 học sinh đi ăn bánh canh tại 1 quán hàng rong gần trường . Lúc mới ăn xong cả 4 bạn đều bị đau bụng 26


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community tiêu chảy phải nhập viện. Sau khi được các bác sĩ và các cô y tá kịp thời được bài học cho bản thân. - Sau khi mỗi nhóm diễn kịch xong, giáo viên đặt câu hỏi:

IA L

cứu chữa và đưa ra lời khuyên nên ăn chín uống sôi thì các bạn cũng rút ra

OF FI C

a) Qua 2 vỡ kịch vừa rồi, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy?

b) Từ đó, em có biện pháp gì để phòng tránh?

Kênh thông a) Em hãy điền thông tin và vẽ hình ảnh vào các ô trống trong poster sao tin/hình

cho phù hợp nhất?

b) Tại sao cần phải lạc quan, đồng lòng, thành thật, tự giác, chọn lọc thông

ƠN

tin trong quá trình phòng chống covid-19?

KÈ M

QU

Y

NH

c) Bản thân em cần phải làm gì để đẩy lùi dịch covid-19?

3.4. Khảo nghiệm sư phạm

Y

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm KNSP nhằm mục đích:

DẠ

- Đánh giá mức độ hiệu quả của việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến

thức, kĩ năng chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN- Lớp 6. - Xác định tính khả thi của việc sử dụng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, 27


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community kĩ năng chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN- Lớp 6.

IA L

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm Trên cở sở phân tích nội dung của chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTNLớp 6 và quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng,

OF FI C

chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm 25 bài tập để sử dụng trong giảng dạy nội dung kiến

thức chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN- Lớp 6 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.6 Bảng kết quả xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng được sử dụng để khảo nghiệm ý kiến của GV Nội dung

Bài tập

1 Bài tập tình huống: Giải thích được vật

ƠN

Chủ đề: Tế bào

sống và vật không sống dựa vào đặc điểm đặc trưng.

NH

1 Bài tập tình huống: Thực hành sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. 1 Bài tập tình huống: Giải thích mối quan

KÈ M

QU

Chủ đề: Từ tế bào đến cơ thể

Y

hệ giữa hệ cơ quan và cơ thể. 1 Bài tâp khai thác thông tin/ hình ảnh: Biết cách gọi tên địa phương và tên khoa học một số sinh vật. 1 Bài tập thực tiễn: Xây dựng khóa lưỡng phân.

Chủ đề: Đa dạng thế giới sống

6 Bài tập thực tiễn: Đề xuất một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Vận dụng được hiểu biết về virus

DẠ

Y

và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. 1 Bài tập PISA: Đề xuất một số cách phòng và chống bệnh do virus gây ra. Vận

28


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community dụng được hiểu biết về virus vào giải thích

L

một số hiện tượng trong thực tiễn.

IA

2 Bài tập thực nghiệm: Biết cách làm sữa chua. Làm tranh từ lá.

OF FI C

10 Bài tập tình huống: Đề xuất một số

cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

1 Bài tập tìm kiếm thông tin/ hình ảnh: Ứng dụng lợi ích của thực tiễn vào cuộc

ƠN

sống. Đề xuất các biện pháp phòng chống do tác hại của thực vật gây ra.

NH

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Qua kết quả khảo nghiệm ý kiến của 10 giáo viên tại các trường THCS và trên địa bàn thành phố Quảng Nam và một số trường tại thành phố Quảng Ngãi về hiệu quả xây

Y

dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng như sau: Bảng 3.7 Bảng thống kế kết quả khảo nghiệm về ý kiến nhận xét của GV Tên chủ đề

2

Hoàn toàn phù

Tương đối phù

hợp

hợp

Không phù hợp

SL

%

SL

%

SL

%

Tế bào

9

90%

1

10%

0

0%

Từ tế

10

100%

0

0%

0

0%

9

90%

0

0%

1

10%

KÈ M

1

Mức độ phù hợp

QU

STT

bào đến cơ thể

DẠ

Y

3

Đa dạng thế giới sống

29


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Qua số liệu thể hiện trong bảng, có thể nhận thấy đa số các chủ đề và bài tập ĐG NL

L

vận dụng KT, KN ở mức độ phù hợp, cụ thể như sau:

IA

Với chủ đề : “Tế bào”, đa số giáo viên đánh giá là bài tập ĐG NL vận dụng KT, KN

phù hợp với chương trình môn KHTN – Lớp 6, có tính sáng tạo và phù hợp với khả năng việc phát triển năng lực vận dụng KT,KN của học sinh.

OF FI C

của học sinh, kích thích và phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh. Đồng thời giúp cho

Với chủ đề: “ Từ tế bào đến cơ thể ”, 100% giáo viên đánh giá là phù hợp với nội dung chương trình môn KHTN – Lớp 6. Bài tập gần gũi với thực tiễn, học sinh chủ động việc học tập của mình, dẫn đến có sự tìm tòi, sáng tạo, từ đó có niềm say mê, hứng thú trong học tập.

ƠN

Với chủ đề: “ Đa dạng thế giới sống ”, 90% giáo viên đánh giá BT đánh giá NL vận dụng KT, KN phù hợp với nội dung chương trình môn KHTN – Lớp 6. Việc sử dụng những BT đánh giá NL vận dụng KT, KN trong nội dung kiến thức này có thể giúp học sinh vận

NH

dụng KT đã học vào trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề, tháo gỡ những thắc mắc trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó các em thấy đượcc tầm quan trọng trong quá trình học môn KHTN.

Tuy nhiên, 10% giáo viên cho rằng khi xây dựng yêu cầu bài tập, giáo viên cần hướng

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

dẫn học sinh cụ thể để học sinh có thể đúng yêu cầu mà giáo viên đưa ra.

30


L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN - Đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ đề tài cũng như giả thuyết khoa hoc đã đề ra,

OF FI C

đến nay đề tài căn bản đã hoàn thành. Qua đó chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN- Lớp 6, phân tích các nhóm kiến thức và xác định các kiến thức phù hợp để xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng; Thu thâp tài liệu; Thiết kế bài tập;

- Căn cứ vào quy trình xây dựng bài tập, chúng tôi đã đề xuất được quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực. Quy trình này được thực hiện theo 5 bước, đó là: Xác

ƠN

định yêu cầu cần đạt và mạch kiến thức chủ đề; Xác đinh những vấn đề hướng tới vận dụng KT, KN; Thu thập dữ liệu; thiết kế BT; Chỉnh sửa, hoàn thiện các BT - Dựa vào mô hình thiết kế quy trình xây dựng bài tập đánh giá năng lực đã đề xuất,

NH

chúng tôi đã tiến hành thiết kế được 25 bài tập theo từng bài trong chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN- Lớp 6

- Kết quả phân tích các thông tin thu nhận được từ sau kết quả khảo nghiệm bước đầu chứng tỏ được tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và

QU

2. KIẾN NGHỊ

Y

học trong quá trình dạy học trong chủ đề “ Vật sống” trong dạy học môn KHTN- Lớp 6.

- Từ những kết quả thu được và qua phân tích ý kiến chuyên gia, chúng tôi có môt số đề xuất sau: Để việc sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ

KÈ M

năng môn KHTN cho HS trong dạy học chủ đề “ Vật sống” – lớp 6 nói riêng và các phần khác trong chương trình môn KHTN THCS nói chung mang lại hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ GV sinh học ở các trường

DẠ

Y

THCS.

31


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community TÀI LIỆU THAM KHẢO

L

1. Nguyễn Phú Trọng (2013), Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị

IA

quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Hà Nội.

2. Phan Thị Thanh Hội và nnk., ( 2020 ) Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết

OF FI C

quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh THCS ( tr.17-22), Hà Nội

3. Lê Thanh Oai (2016). Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy Học Sinh học 11 trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 396, tr 52-55.

4. Trương Xuân Cảnh (2015). Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học sinh học Cơ thể thực vật - Sinh học 11 trung học phổ thông ( Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)

ƠN

5. Lưu Thị Hồng Duyên (2015) Dùng bài tập để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh lớp 10 THPT chuyên ( Luận văn thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh )

NH

6. Phạm Thị Kiều Duyên (2015) Sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh ( Luận văn tiến sĩ, Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội). 7. Trần thị Hải Yến (2015) Sử dụng bài tập hóa học phát triể năng lực giải quyết vấn

Y

đề cho HS thông qua dạy học chương kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm – Hóa

QU

học 12 (Luận văn tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội) 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội

KÈ M

9. Nguyễn Thị Việt Nga (2016), Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận NL HS các môn học, Hà Nội.

Y

11. Herried, C.F (1994), Case studies In Science: A novel Method for science

DẠ

Education, Journal of college science teaching, p.221-229

12. Nguyễn Văn Cường, B. Meier (2015), Lí luận dạy học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

32


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community PHỤ LỤC

L

PHỤC LỤC 1: PHIẾU KHÁO SÁT THỰC TRẠNG

IA

PHIẾU THẮM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Số phiếu:……

Ngày khảo sát:....../…../2021

PHIẾU KHẢO SÁT

OF FI C

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

(V/v: Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6) Kính gửi quý thầy cô!

Hiện tại em đang thực hiện đề tài “Xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng

ƠN

kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN – lớp 6”. Để có được những thông tin cần thiết, làm nền tảng cho việc thực hiện đề tài, em tiến hành khảo sát giáo viên tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là những dữ liệu cơ sở cho việc thực

NH

hiện và triển khai đề tài, vì vậy em rất mong quý thầy cô chia sẻ đầy đủ những thông tin dưới đây. Em xin cam đoan những thông tin trả lời trong Phiếu hỏi của thầy (cô) chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu.

QU

Phần A: Thông tin chung

Y

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy (cô)!

Họ và tên: (có thể không ghi)………………………………………………… Đơn vị công tác: ………………………………………………………...

KÈ M

Thâm niên công tác: ………………………………………………………... Phần B. Nội dung khảo sát Thầy/Cô vui lòng khoanh tròn và bổ sung, nêu ý kiến của mình vào ô tương ứng.

Y

Câu 1. Thầy/cô giáo đã tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông 2018 - môn

DẠ

khoa học tự nhiên chưa? A. Tìm hiểu kĩ

B. Tương đối

C. Có tìm hiểu nhưng chưa kĩ

33


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 2. Những dạng bài tập nào dưới đây được sử dụng trong dạy học và kiểm tra

L

đánh giá lĩnh vực Sinh học?

IA

A. Bài tập khai thác kênh chữ

OF FI C

B. Bài tập khai thác kênh hình C. Bài tập trắc nghiệm D. Bài tập thực tiễn

E Bài tập dạng khác: .............................................................................................. Một số dạng bài tập Dạng 1. Bài tập viết một đoạn văn Dạng 2: Bài tập khai thác PISA

ƠN

Dạng 3: Bài tập ra quyết định Dạng 4: Bài tập thực nghiệm

Dạng 6. Bài tập dự án

NH

Dạng 5. Bài tập tình huống Dạng 7. Bài tập khảo sát, nghiên cứu

Y

Dạng 8. Bài tập tìm kiếm thông tin

A. Kiến thức B. Kĩ năng C. Thái dộ

QU

Câu 3. Việc sử dụng bài tập trong dạy học và KTĐG nhằm mục đích đánh giá

KÈ M

D. Năng lực

D1. Nhận thức KHTN D2. Tìm hiểu tự nhiên D3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng Câu 4. Quan điểm của GV về KTĐG:

Y

A. Đánh giá vì kết quả học tập

DẠ

B. Đánh giá vì học tập C. Đánh giá là học tập

34


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Câu 5. Thầy cô gặp khó khăn gì khi xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học và

L

KTĐG?

IA

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

OF FI C

...............................................................................................................................

............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã góp ý kiến cho bài khảo sát này. Chúc quý thầy cô có một ngày vui vẻ.

PHỤC LỤC 2: PHIẾU KHẢO NGHIỆM

ƠN

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN (Về xây dựng bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN- Lớp 6)

NH

PHẦN A: Thông tin chung

Trường :……………………………………………………………………… Giảng dạy môn:………………………………………………………………

PHẦN B: Nội dung khảo sát

Y

Thâm niên công tác:……………………………………………………….....

QU

Quý thầy cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào mục mà thầy cô đồng ý.

Dưới đây là một số bài tập đánh giá năng lực do chúng tôi thiết kế để đánh giá

KÈ M

năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong dạy học môn KHTN- Lớp 6. Xin quý thầy cô vui lòng nhận xét về mức độ phù hợp của từng bài tập. (Qui ước câu trả lời theo mức độ từ 1 – mức thấp nhất, đến 3- Mức cao nhất. cụ thể như sau:

1- Không hợp lí/ phù hợp

Y

2- Tương đối hợp lí/ phù hợp

DẠ

3- Hoàn toàn hợp lí/ phù hợp

Phiếu khảo nghiêm 1 Bài tập 1: Chủ đề: Vật sống 35


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Loại bài tập: Bài tập tình huống

L

Mục tiêu: Giải thích được vật sống và vật không sống dựa vào đặc điểm đặc trưng

IA

Nội dung bài tập: : Hôm nay, Thành và Sang mới học xong phần vật sống và vật

không sống. Đột nhiên, Thành quay qua nói với sang:” Thế con người là vật sống, đúng

OF FI C

không”. Sang liền trả lời: “ Ừ. Đúng rồi.” Thành quay sang hỏi tiếp: “ Thế chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot có phải vật sống không? - Nếu em là Sang, em sẽ trả lời như thế nào? Vì sao?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

Hoàn toàn phù hợp

ƠN

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

NH

………………………………………………………………………………………… Bài tập 2: Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập tình huống

QU

Y

Mục tiêu: Giải thích mối quan hệ giữa hệ cơ quan và cơ thể. Nội dung bài tập: Bạn An lần đầu tập thể dục chạy bộ/ cử tạ… chỉ vận động tay chân nhưng tim đập nhanh, thở hổn hển.

KÈ M

- Vì sao tập thể dục chạy bộ/ cử tạ… chỉ vận động tay chân nhưng tim lại đập nhanh, thở hổn hển?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Y

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

DẠ

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

36


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bài tập 3:

L

Chủ đề: Vật sống

IA

Loại bài tập: Bài tập PISA

Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn

OF FI C

gây ra.

Nội dung bài tập: Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2. Trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019, một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng. Sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Virus corona có kính thước siêu hiển vi

ƠN

Covid 19 có khả năng lây từ người sang người qua đường hô hấp. Nó có tính biến chủng rất nhanh vì vậy rất khó khăn trong việc điều chế vaccxin. Biểu hiện của bệnh thường là

NH

ho, gồm sốt trong, mệt mỏi và ho khan, bị khó thở và suy hô hấp a) Em hãy phân biệt cúm thông thường và cúm do corona? b) Em cần làm gì để bảo về bản thân và gia đình trước tình hình dịch bệnh? Giải thích vì

Y

sao phải cần làm như vậy?

QU

c) Vì sao phải phòng chống dịch bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài ? Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Tương đối phù hợp

KÈ M

Không phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

Y

…………………………………………………………………………………………

DẠ

Bài tập 4 :

Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập thực tiễn

37


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn

L

gây ra.

IA

Nội dung bài tập: Học sinh chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 tìm hiểu về cách chế biến thực phẩm quanh trường. Nhóm thứ 2 tìm hiểu về hậu quả của tiêu thụ thực phẩm bẩn. Sau khi quan sát dưới kính hiển vi.

OF FI C

hoàn thành xong nhiệm vụ giáo viên cho học sinh lấy mẫu bánh tráng trộn gần trường

a) Theo em, vì sao trong mẫu bánh trộn này lại chứa nhiều vi khuẩn? b) Tác hại của việc sử dụng thực phẩm bẩn?

c) Các em có biện pháp gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?

ƠN

d) Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo quản thực phẩm ở gia đình em?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

NH

Không phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

QU

Bài tập 5:

Y

………………………………………………………………………………………… Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập tình huống Mục tiêu: Phân biệt nấm độc và nấm không độc. Nấm ăn và nấm làm thuốc. Xây

KÈ M

dựng cẩm nang đi rừng.

Nội dung bài tập: Hôm qua Lan đi lượm củi trong rừng thì tình cờ thấy rất nhiều nấm rất giống nấm mèo. Lan liền hái về nấu cho gia đình ăn. a) Em có đồng tình với cách làm của bạn Lan không? Vì sao?

Y

b) Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?

DẠ

c) Làm cách nào để xây phân biệt nấm độc và nấm không độc? d) Em hãy xây dựng quyển cẩm nang để phân loại các loại nấm?

38


IA

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Giáo viên gợi ý câu d:

OF FI C

Các em liệt kê các loại nấm độc thường ở Việt Nam sau đó cắt dán và ghi tên nấm dưới hình ảnh.

Qua các loài nấm độc đó chúng có chung đặc điểm gì để nhận dạng: + Màu sắc như thế nào? + Sống ở đâu?

ƠN

+ Ngửi thì thường như thế nào? Tương tự làm 3 loại nấm còn lại.

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến

NH

thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

Y

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

QU

…………………………………………………………………………………………

KÈ M

Phiếu khảo nghiệm 2 Bài tập 1:

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tâp tìm kiếm thông tin Mục tiêu: Biết cách gọi tên địa phương và tên khoa học một số sinh vật.

Y

Nội dung bài tập: Em hãy tìm tên khoa học của các loài thực vật, động vật có tên

DẠ

địa phương sau đây:

39


OF FI C

IA

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

Cây bắp

NH

ƠN

Cá trê

Y

Cây bùm bụp

QU

Cây chết giả

Ngoài những loài trên, em hãy nêu tên địa phương và tên khoa học của một số loài mà

KÈ M

em biết?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Y

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

DẠ

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 40


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Bài tập 2:

L

Chủ đề: Vật sống

IA

Loại bài tập: Bài tập tình huống Mục tiêu: Biết bảo vệ bản thân trước tác hại của động vật trong đời sống.

OF FI C

Nội dung bài tập: Lớp An đi cắm trại trên đường. Buổi tối mấy bạn đi chơi đùa

quanh đó thì An không may giẫm phải rắn và bị nó cắn ở chân. Cả nhóm cuốn quá không biết xử lí thế nào? a) Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì để giúp An?

b) Có ý kiến cho rằng “Chỉ cần lấy miệng hút máu là xong”. Em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao?

ƠN

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

NH

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

Hoàn toàn phù hợp

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

QU

Bài tập 3:

Y

…………………………………………………………………………………………

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập thực tiễn

gây ra.

KÈ M

Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn

Nội dung bài tập: Đóng vai một tuyên truyền viên, em hãy giải thích thông điệp 5K

DẠ

Y

( Giải thích rõ mỗi K ) của phòng chống dịch dịch corona như thế nào?

41


OF FI C

IA

L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

ƠN

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

NH

Không phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

Bài tập 4 :

QU

Y

…………………………………………………………………………………………

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập tình huống

KÈ M

Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

Nội dung bài tập: Hôm nay trời nắng nóng. Nam và Trang rủ nhau làm sữa chua. Nam cho sữa tươi và sữa đặc vào cùng 1 xoong. Quấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi. Sau đó tắt bếp, để hỗn hợp nguội bớt. Múc 1 cốc hỗn hợp sữa ấm, hòa cũng với hũ

Y

sữa chua cái, khuấy đều. Đem hỗn hợp sữa ấm đi ủ trong khoảng 5-8 tiếng. Lúc này,

DẠ

Nam và trang cùng lấy sữa chua ra. Sữa chua sau khi ủ sánh lại ở trạng thái sệt, có vị chua và có mùi thơm dễ chịu. Nam thấy vậy liền quay qua hỏi Trang: “Vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng chuyển qua trạng thái sệt và có vị chua?” 42


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

L

- Nếu em là Trang em sẽ trả lời như thế nào?

IA

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

Hoàn toàn phù hợp

OF FI C

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập thực nghiệm

ƠN

Bài tập 5:

Mục tiêu: Biết được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

NH

Nội dung bài tập: GV cho học sinh ra một góc sân trường lấy những chiếc lá già, úa trên cây, sau đó đưa cho học sinh vuốt thẳng rồi cho vào quyển sách ép chặt. Học sinh cả bày những chiếc lá khô với đầy đủ kích thước cùng kéo và keo dán lên bàn. Sau đó,

QU

GV chia lớp thành 2 nhóm.

Y

GV cho học sinh thỏa thích làm tranh từ lá khô.

GV chia trên bảng thành các cột vai trò của thực vật và phát cho học sinh hàng loạt ảnh thực vật.

KÈ M

a) Em hãy dán các hình ảnh đúng vị trí thích hợp? Giải thích? b) Kể tên một số loài thực vật với vai trò tương ứng mà em biết? Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Y

Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

DẠ

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 43


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

IA

L

Phiếu khảo nghiệm 3 Bài tập 1:

Loại bài tập: Bài tâp thực tiễn Mục tiêu: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân Nội dung bài tập: Tên 7 bộ

Đặc điểm

OF FI C

Chủ đề: Vật sống

Đặc điểm

côn trùng

Cánh Không có.

Bộ không

NH

ƠN

cánh

Miệng

Bộ cánh

Có dạng nửa.

hút.

Bộ hai cánh

QU

Y

nửa

Kiểu vòi

Có 1 đôi cánh.

Kiểu nhai

Bộ cánh

Có 2 đôi cánh,

Kiểu nhai

Y

KÈ M

nghiền.

cánh trước

nghiền.

DẠ

cứng

dạng sừng ( cứng ).

44

Bụng


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Có 2 đôi cánh,

Kiểu nhai

vảy

cánh trước

nghiền.

L

Bộ cánh

IA

dạng màng, có

OF FI C

vảy.

Bộ cánh

Có 2 đôi cánh,

Kiểu nhai

Cuối bụng

mạng

cánh trước

nghiền.

con cái

dạng màng,

không có

không có vảy.

kim chích.

Có 2 đôi cánh,

Kiểu nhai

Cuối bụng

màng

cánh trước

nghiền.

con cái có

ƠN

Bộ cánh

kim chích.

NH

dạng màng,

không có vảy

Y

Từ những thông tin trên, em hãy xây dựng khóa lưỡng phân bảy loại côn trùng trên?

QU

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

KÈ M

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Bài tập 2:

Chủ đề: Vật sống

Y

Loại bài tập: Bài tập tình huống

DẠ

Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện

tượng trong thực tiễn.

45


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nội dung bài tập: Minh là một học sinh mới chuyển trường, cách đó một năm

L

Minh bị tai nạn cần phải truyền máu gấp. Lần truyền máu đó đã khiến Minh bị nhiễm

IA

HIV. Ở trường cũ không một bạn nào trong lớp nói chuyện với Minh, Minh thường bị

miệt thị và bị bạn bè xa lánh. Rồi Minh chuyển trường mới, lúc đầu cũng có nhiều bạn

OF FI C

chơi với Minh nhưng bỗng một ngày Minh bước vào lớp học thì nghe tiếng xì xào: Hoa: Mình mới biết một chuyện kinh khủng, thằng Minh lớp mình bị HIV

Lan: Ôi. Thế thì nguy hiểm quá thằng Minh có thể lây cho chúng ta mất thôi

Tuấn: Thật nguy hiểm, mình phải chuyển chỗ ngồi và đi nói với mấy đứa khác tránh xa nó ra kẻo bị lây

ƠN

Nam: Mọi người bình tĩnh, HIV không lây qua tiếp xúc thông thường đâu.

a) Theo em, ý kiến bạn Nam đúng không? Vì sao? HIV lây qua những con đường nào?

NH

b) Nếu một người muốn xét nghiệm HIV hay không xét nghiệm lúc nào là hợp lí nhất?

c) Hiện nay rất nhiều người trả thù xã hội bằng cách lấy kim tiêm dính máu của mình rồi tiêm vào người khác. Em hãy dự đoán hành động tiếp theo của Minh?

Y

d) Nếu em là Minh , em sẽ làm gì?

QU

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

KÈ M

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Y

Bài tập 3:

DẠ

Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập khai thác kênh ảnh/ thông tin Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn

gây ra

46


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nội dung bài tập:

L

a) Em hãy điền thông tin và vẽ hình ảnh vào các ô trống trong poster sao cho phù hợp

IA

nhất?

b) Tại sao cần phải lạc quan, đồng lòng, thành thật, tự giác, chọn lọc thông tin trong quá

OF FI C

trình phòng chống covid-19?

QU

Y

NH

ƠN

c) Bản thân em cần phải làm gì để đẩy lùi dịch covid-19?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

KÈ M

Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

Y

………………………………………………………………………………………… Bài tập 4 :

DẠ

Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập thực tiễn Mục tiêu: Hiểu được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên 47


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nội dung bài tập: Thủy triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện

L

tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu

Y

NH

ƠN

OF FI C

đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước.

IA

đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo... Hiện tượng "nở hoa" thường

QU

a) Theo em hiện tượng” Thủy triều đỏ” có lợi hay có hại? Giải thích? b) Qua thông tin trên, em có biện pháp gì hạn chế tác hại của hiện tượng “ Thủy triều đỏ”?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng

KÈ M

kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: …………………………………………………………………………………………………………

Y

…………………………………………………………………………………………………………

DẠ

………………………………………………………………………………………… Bài tập 5: Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập tình huống 48


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Mục tiêu: Biết bảo vệ bản thân trước tác hại của động vật trong đời sống

L

Nội dung bài tập: Nhà Hà có nuôi một con chó. Nó gắn bó bó với nhà Hà cũng

IA

được 2 năm rồi và Hà cũng rất yêu mến nó. Mỗi lần về nhà Hà thường ôm nó lên mình, chơi cùng với nó. Hà chăm sóc nó rất tốt, tắm sửa sạch sẽ nhưng nó vẫn bị bọ ve rất

OF FI C

nhiều. Quét nhà lúc nào cũng thấy. Mẹ Hà đọc báo thì mới hay bò chéc là trung gian

truyền bệnh dịch hạch. Mẹ Hà thấy vậy lên có ý định bán con chó đi nhưng Hà nhất quyết không đồng ý. a) Nếu em là Hà, em sẽ làm thế nào? Vì sao?

b) Nếu muốn giữ con chó để lại nuôi, theo em Hà cần phải làm gì?

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến

ƠN

thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

Hoàn toàn phù hợp

NH

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Y

Bài tập khảo nghiêm 4

QU

Bài tập 1: Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tâp thực tiễn

Mục tiêu: Biết cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

KÈ M

Nội dung bài tập: Các chủng vi khuẩn gây bệnh kí sinh cho người ( Cả động vật và thực vật), nhiều chủng vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn vì chúng gây ôi thiu hoặc thối rửa. Các rác rưởi có nguồn gốc hữu cơ, các xác động vật, thực vật chết để lâu ngày bị vi khuẩn phân hủy gây mùi thối làm ô nhiễm môi trường.

Y

- Vậy chúng ta có nên diệt trừ tất cả các chủng vi khuẩn trong tự nhiên không? Vì sao?

DẠ

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng

kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Không phù hợp

Tương đối phù hợp 49

Hoàn toàn phù hợp


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

L

…………………………………………………………………………………………………………

IA

…………………………………………………………………………………………………………

OF FI C

…………………………………………………………………………………………

Bài tập 5: Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập tình huống

Mục tiêu: Nêu một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra

Nội dung bài tập: Bạn Nam bị bệnh lang ben cũng đã được 1 năm. Sau lưng bạn

ƠN

nổi các đốm trắng chi chít. Nhưng vì không thuận tay bôi thuốc cộng với da bạn trắng nên cũng ít để ý. Bạn lên mạng tra cứu bệnh cũng không nguy hiểm gì mấy nên cứ để vậy không tìm cách chữa trị.

NH

a) Em có đồng tình với ý kiến của bạn Nam không? Vì sao? b) Nếu em là Nam, em sẽ làm gì?

c) Em hãy nêu biện pháp phòng chống bệnh lang ben?

Y

Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng

Không phù hợp

QU

kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

KÈ M

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Bài khảo nghiệm 5 Bài tập 1:

Y

Chủ đề: Vật sống

DẠ

Loại bài tập: Bài tâp tình huống Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện

tượng trong thực tiễn. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi

khuẩn gây ra. 50


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nội dung bài tập: Hưng làm việc cho một công ty cung cấp suất ăn. Một vài ngày

L

trước, anh phục vụ thức ăn nóng từ lò hâm ở một tiệc ngoài trời. Anh không mang găng

IA

do dùng muỗng và kẹp để phục vụ thức ăn. Người quản lý chú ý rằng Hưng nhiều lần đi tới nhà tắm trong ca làm việc bốn giờ. Những lần này không làm gián đoạn sự phục vụ

OF FI C

khách hàng do có nhiều nhân viên. Nhà vệ sinh gần nhất có xà phòng, vòi nước nóng và lạnh và máy sấy bằng không khí nóng, nhưng không có khăn giấy. Mỗi lần Hưng dùng nhà vệ sinh, anh rửa tay nhanh sau đó lau khô bằng tạp dề. Trong những tuần sau đó, nhà quản lý công ty cung cấp suất ăn nhận nhiều cuộc điện thoại từ những người tham gia bữa tiệc và đã ăn thức ăn của họ. Họ than phiền về chứng tiêu chảy, sốt và nóng lạnh. Có một cuộc gọi từ mẹ của một cậu bé đã nằm bệnh viện do mất nước. Bác sỹ cho rằng cậu

ƠN

bé bị nhiễm khuẩn Shigella.

a) Theo em, nguyên nhân dẫn đến những người tham gia bữa tiệc bị chứng tiêu chảy, sốt và nóng lạnh từ đâu?

NH

b) Qua đây, em hãy cho biết giải pháp nào có thể được áp dụng để ngăn ngừa? Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Y

Không phù hợp

QU

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

KÈ M

Bài tập 2:

Chủ đề: Vật sống

Loại bài tập: Bài tập tình huống Mục tiêu: Thực hành sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

Y

Nội dung bài tập: Bạn An muốn quan sát tế bào trứng cá và tế bào biểu bì vảy hành. Bạn An đang phân vân không biết nên sử dụng kính lúp hay kính hiển vi quang học

DẠ

để quan sát. Theo em, bạn An nên tiến hành quan sát như thế nào?

51


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến

Hoàn toàn phù hợp

IA

Tương đối phù hợp

Không phù hợp

L

thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không?

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

OF FI C

………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Bài tập 3: Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập tình huống

ƠN

Mục tiêu: Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng

NH

trong thực tiễn.

Nội dung bài tập: Nam lúc 5 tuổi vô tình bị chó cắn vào tay. Tối hôm sau người nhà phát hiện con chó bị chết. Mẹ nam nghi ngờ chó bị dại nên cho đi tiêm vacxin. Nhưng bố Nam không cho đi tiêm vì “ sợ sẽ bị giảm trí nhớ”.

Y

a) Theo em, ai đúng ai sai? Vì sao?

QU

b) Có ý kiến cho rằng: “ Bệnh do virut gây ra thường nguy hiểm hơn bệnh do tác nhân khác. Theo em đúng hay sai? Vì sao? Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến

KÈ M

thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Không phù hợp

Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: …………………………………………………………………………………………………………

Y

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

DẠ

Bài tập 4 :

Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập thực tiễn 52


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện

L

tượng trong thực tiễn. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi

IA

khuẩn gây ra.

Nội dung bài tập: GV cho 2 nhóm học sinh trong lớp lên diễn kịch mà GV đã cho

OF FI C

sẵn nội dung từ trước, HS đã phân công chuẩn bị ở nhà.

- Học sinh nhóm 1 lên diễn kịch A có 1 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ về chả lụa, giò thủ khu chế biến không đảm bảo vệ sinh, rửa thực phẩm qua loa từ đó thực phẩm làm ra không an toàn, mà chính người thân của A phải bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải sản phẩm làm từ cơ sở sản xuất của gia đình, cùng với sự tác động của B - cộng tác viên y tế mà Tâm đã ăn năn hối cãi và hứa sửa lỗi của mình.

ƠN

- Học sinh nhóm 2 lên diễn kịch Một nhóm 4 học sinh đi ăn bánh canh tại 1 quán hàng rong gần trường . Lúc mới ăn xong cả 4 bạn đều bị đau bụng tiêu chảy phải nhập viện. Sau khi được các bác sĩ và các cô y tá kịp thời cứu chữa và đưa ra lời khuyên nên

NH

ăn chín uống sôi thì các bạn cũng rút ra được bài học cho bản thân. - Sau khi mỗi nhóm diễn kịch xong, giáo viên đặt câu hỏi: a) Qua 2 vỡ kịch vừa rồi, em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Y

và tiêu chảy?

QU

b) Từ đó, em có biện pháp gì để phòng tránh? Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Tương đối phù hợp

Hoàn toàn phù hợp

KÈ M

Không phù hợp

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………

Y

Bài tập 5:

DẠ

Chủ đề: Vật sống Loại bài tập: Bài tập tình huống Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện

tượng trong thực tiễn. 53


www.youtube.com/c/daykemquynhon/community Nội dung bài tập: Buổi trưa, Lan đi học về, nhìn quanh không ai ở nhà. Lan liền

L

chạy xuống bếp kiếm đồ ăn mà không thấy gì cả. Lan mở nồi cơm điện ra thì thấy còn

IA

một ít cơm. Lan nghĩ thầm chắc là cơm hôm qua còn lại. Ngửi không nghe mùi gì chắc vẫn chưa ôi thêu. Lan dắt cơm ra đi chiên cơm ăn đỡ cho kịp giờ đi học. Đến chiều thì không được ăn đồ ôi thêu

OF FI C

Lan đau bụng và chở vô bệnh viện. Bác sĩ nói Lan bị ngộ độc thực phẩm và khuyên Lan

- Vì sao không nên ăn thức ăn ôi thêu? Tác hại của việc ăn phải thức ăn ôi thêu? Theo quý thầy cô, bài tập trên có phù hợp để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng trong chủ đề vật sống không? Tương đối phù hợp

Không phù hợp

ƠN

Xin quý thầy cô vui lòng cho biết lí do:

Hoàn toàn phù hợp

………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………

NH

………………………………………………………………………………………… Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý thầy cô giáo! Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Đỗ Thị Hồng Nở, Lớp 17SS, Khoa: Sinh – Môi trường, Trường ĐH Sư phạm,

DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

Đại học Đà Nẵng.

54


DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

IA L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

55


DẠ

Y

KÈ M

QU

Y

NH

ƠN

OF FI C

IA L

www.youtube.com/c/daykemquynhon/community

56


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.