XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG CÁC DUNG MÔI TRONG NƯỚC THẢI BẰNG GC

Page 1

PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG CÁC DUNG MÔI

vectorstock.com/2358396

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG CÁC DUNG MÔI TRONG NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÁI PHÉP MET VÀ MDMA BẰNG GC WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


OF FI

CI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

AL

BỘ Y TẾ

NH ƠN

LƯU THỊ NGỌC HÂN

XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG CÁC DUNG MÔI TRONG

QU

Y

NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÁI PHÉP MET VÀ MDMA BẰNG GC

DẠ Y

KÈ M

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2021


LƯU THỊ NGỌC HÂN

OF FI

Mã sinh viên : 1706003

CI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

AL

BỘ Y TẾ

XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

NH ƠN

DƯ LƯỢNG CÁC DUNG MÔI TRONG NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÁI PHÉP MET VÀ MDMA BẰNG GC

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn : 1. TS. Trần Nguyên Hà 2. ThS. Hà Hoàng Linh Nơi thực hiện : 1. Trung tâm giám định ma túy Viện khoa học hình sự

HÀ NỘI - 2021


AL

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Nguyên Hà, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

CI

thực hiện khóa luận. Xin chân thành cám ơn cô vì đã luôn tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

OF FI

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm giám định ma túy - Viện khoa học hình sự Bộ Công An đã tạo điều kiện và môi trường cho tôi thực hiện nghiên cứu. Xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, ThS. Hà Hoàng Linh, ThS. Nguyễn Đức Linh và các cán bộ của trung tâm tôi đã giúp đỡ rất nhiều trong thời gian qua.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt

NH ƠN

những kiến thức quý báu và hỗ trợ cho tôi hoàn thành chương trình đào tạo dược sĩ. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp tại Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội đã luôn tạo điều kiện, cổ vũ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực, nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được những đóng góp từ các thầy cô để tôi tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu.

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 7 tháng 6 năm 2021 Sinh viên Lưu Thị Ngọc Hân


MỤC LỤC

AL

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH

CI

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 3

1.1.

Methaphetamin…………………………………………………………………..

3

1.1.1. Khái niệm và thông tin cơ bản ……………….……………….……………..….

3

1.1.2. Cấu trúc hóa học……………….……………….……………….…………..…..

4

1.1.3. Một số quy trình điều chế MET …………….……………….………………..…

4

MDMA ………………………………………………………………………….

6

1.2.1. Khái niệm và thông tin cơ bản ……………………………………….………….

6

1.2.2. Cấu trúc hóa học……………….……………….…………………..….………..

7

1.2.3. Một số quy trình điều chế MDMA …………….……………….………..………

7

1.3.

Một số loại tạp thường xuất hiện trong quy trình điều chế MET và MDMA …….

9

1.4.

Một số thông tin và đặc tính lý hóa của các dung môi lựa chọn phân tích………. 10

1.5.

Tổng quan về phương pháp sắc ký khí khối phổ, tiêm mẫu không gian hơi……… 12

NH ƠN

1.2.

OF FI

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………….

1.5.1. Sắc ký khí khối phổ …………….…………………….…………………….…… 11

Y

1.5.2. Tiêm mẫu không gian hơi …………….…………………….…………………… 13

1.6.

QU

1.5.3. Ứng dụng của sắc ký khí khối phổ và tiêm mẫu không gian hơi…………….…… 14 Tình hình nghiên cứu tồn dư dung môi trong nước thải …………….…………… 15

2.1.

17

KÈ M

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………….…

Đối tượng và phương tiện nghiên cứu ……………………………………….…. 17

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………..…………….… 17 2.1.1.1. Trong thẩm định phương pháp phân tích ……………………………………. 17 2.1.1.2. Trong nghiên cứu trên mẫu thực …………………………………………..… 17

DẠ Y

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………….…………... 17 2.1.2.1. Chuẩn dung môi ………………………………….…………….………….… 17 2.1.2.2. Dung môi hóa chất …………………………………………………………... 17 2.1.2.3. Thiết bị, dụng cụ …………….…………………….…………………….…… 18


Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích…………….…………………… 18

AL

2.2.

2.2.1. Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc ……………………………………………….… 18

CI

2.2.2. Tối ưu hóa điều kiện sắc ký …………….…………………….………………… 19 2.2.3. Thẩm định quy trình phân tích…………….…………………….………………. 19 2.2.3.1. Độ đặc hiệu ………………………………………………….………………. 19

OF FI

2.2.3.2. Độ thích hợp hệ thống ………………………………..…………….………... 20 2.2.3.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn …………….…………………….……… 20 2.2.3.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) …………….…….. 21 2.2.3.5. Độ đúng …………….…………………….…………………….……………. 21 2.2.3.6. Độ chính xác …………….…………………….…………………….………. 22

NH ƠN

2.2.4. Ứng dụng phương pháp phân tích …………….…………………….………….. 22 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………. 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………….………… 23 3.1. Xây dựng quy trình phân tích …………….…………………….…………………. 23 3.1.1. Tối ưu hóa điều kiện sắc ký ………………………………….…………….…… 23

Y

3.2. Thẩm định quy trình phân tích …………………………………………….……… 26

QU

3.2.1. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn và mẫu…………….…………………….……… 26 3.2.1.1.

Chuẩn bị chuẩn hỗn hợp …………….…………………….………………… 26

3.2.1.2.

Chuẩn bị mẫu …………….…………………….…………………….……… 26

3.2.2. Độ đặc hiệu …………………………………………………….…………….…. 26 Thời gian lưu …………….…………………….…………………….………. 26

3.2.2.2.

Tính điểm IP đối với các phổ khối trong mẫu thêm chuẩn …………….…….. 29

KÈ M

3.2.2.1.

3.2.3. Độ thích hợp của hệ thống …………………………………….…………….….. 30 3.2.4. Khoảng tuyến tính …………………………………………….…………….…... 31

DẠ Y

3.2.5. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)……..…………….…

33

3.2.6. Độ đúng …………………………………………………………………….…... 35 3.2.7. Độ chính xác …………………………………………………...…………….…

38

3.3. Ứng dụng phương pháp phân tích …………….…………………….……………. 41


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………....…………. 42

AL

4.1. Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu ………………………..……………… 42 4.2. Về thẩm định phương pháp ……………………………….…………….……….. 43

CI

4.3. Về phân tích mẫu thực tế ……………………………….…………….………….. 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………….…………………….……………………… 46

OF FI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

NH ƠN

PHỤ LỤC


Ký hiệu

Tiếng Anh

AL

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt

3,4-methylenedioxyphenyl-2-propanone

AOAC

Association Community

AS

Abudance Sensitivity

ATS

Amphetamin Type Stimulants

CI

Chemical ionization

DMA

Dimethylacetamide

DMF

Dimethylformamide

DMI

1,3-Dimethyl-2-imidazolidinone

DMSO

Dimethyl sulfoxide

EI

Electron ionization

Ion hóa điện tử

FID

Flame ionization detector

Đầu dò ion hóa ngọn lửa

FT-MS

Fourier Transform Ion Cyclotron Đầu dò khối phổ cộng Resonance Mass Spectrometry hưởng cyclotron sử dụng phép biến đổi Fourier

GC

Gas chromatography

GC/MS

Gas chromatography/Mass spectrometry

GC/MS-HS

Sắc ký khí khối phổ kết Gas chromatography/Mass spectrometryhợp tiêm mẫu không gian headspace hơi

Analytical Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống

Y

QU

KÈ M

Đơn vị đo cường độ tín hiệu của thiết bị

OF FI

Official

NH ƠN

of

CI

3,4-MDP-2-P

Chất kích thích dạng amphetamin

Ion hóa hóa học

Sắc ký khí Sắc ký khí khối phổ

Good laboratory practice

Thực hành tốt phòng thí nghiệm

Good manufacturing practice

Thực hành tốt sản xuất

Identification point

Điểm nhận dạng

Internal standard

Chuẩn nội

IT

Ion trap

Bẫy ion

IUPAC

International Union of Pure and Applied Liên minh Quốc tế về Chemistry Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng

LOD

Limit of detection

GLP GMP IP

DẠ Y

IS

Giới hạn phát hiện


Limit of quantification

MDMA

3,4-methylenedioxy-ethamphetamine

MEK

Methyl ethyl keton

MET

Methamphetamin

Giới hạn định lượng

AL

LOQ

Chế độ quét phản ứng chọn lọc đa ion

MS

Mass Spectrometry

Khối phổ

NIST

The National Institute of Standards and Viện Tiêu chuẩn và Kĩ Technology thuật Quốc gia Hoa Kỳ

NMP

N-Methyl-2-Pyrrolidone

P2P

1-phenyl-2-propanone

ppm

part per milions

RSD

Relative standard deviation

RSDr

Repeatability relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối lặp lại

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

SIM

Selected Ion Monitoring

Chế độ quét ion chọn lọc

Selected Reaction Monitoring

Chế độ quét phản ứng ion

Time of flight

Y

TOF

OF FI

Đơn vị phần triệu

NH ƠN

SRM

CI

Multiple Reaction Monitoring

MRM

Độ lệch chuẩn tương đối

chọn lọc Đầu dò khối phổ thời gian bay

WILEY

Wiley Spectral Libraries

DẠ Y

KÈ M

QU

UNODC

United Nations Office on Drugs and Văn phòng liên hợp quốc Crime về chống Ma túy và tội phạm Thư viện phổ Wiley


AL

DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng

Trang 11

CI

Bảng 1.1. Một số thông tin về các dung môi cần phân tích Bảng 2.1. Bảng thông tin chuẩn dung môi

17

Bảng 2.2. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn gốc

18

ở các nồng độ khác nhau Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thời gian ủ mẫu Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nhiệt độ ủ mẫu Bảng 3.3: Kết quả khảo sát nhiệt độ khởi đầu

OF FI

Bảng 2.3. Độ thu hồi chấp nhận, độ lệch chuẩn tương đối lặp lại (RSDr)

22 23 24 25 27

Bảng 3.5. Kết quả độ đặc hiệu - Điểm nhận dạng (IP)

29

Bảng 3.6. Kết quả độ thích hợp hệ thống

30

NH ƠN

Bảng 3.4. Kết quả độ đặc hiệu - Thời gian lưu

Bảng 3.7. Kết quả thẩm định khoảng tuyến tính của phương pháp Bảng 3.8. Kết quả thẩm định LOD, LOQ

31,32 34 35,36,37

Bảng 3.10. Kết quả độ lặp lại

38,39,40

DẠ Y

KÈ M

QU

Y

Bảng 3.9: Kết quả độ thu hồi của phương pháp


AL

DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình

Trang

Hình 1.1: Cấu trúc hóa học và hình ảnh 3D của MET Hình 1.2: Tóm tắt các quy trình tổng hợp MET

CI

4 4

Hình 1.3: Quy trình tổng hợp MET từ P2P

5

OF FI

Hình 1.4: Quy trình tổng hợp MET từ ephedrine/pseudoephedrine

6 7

Hình 1.6: Quy trình khử amin hóa điều chế MDMA từ 3,4-MDP-2-P

8

Hình 1.7: Quy trình Leuckart điều chế MDMA từ 3,4-MDP-2-P

8

Hình 1.8: Quy trình bromopropane điều chế MDMA từ safrole

8

Hình 1.9: Hệ thống sắc ký khí khối phổ với bộ phận tiêm không gian hơi

15

Hình 3.1. Sắc ký đồ tại thời gian ủ mẫu 10 phút

24

Hình 3.2. Sắc ký đồ tại nhiệt độ ủ mẫu 1100C

25

Hình 3.3. Sắc ký đồ chuẩn hỗn hợp với điều kiện sắc ký được lựa chọn

26

Hình 3.4. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ mẫu trắng (nước deion)

27

Hình 3.5. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ mẫu nền

28

Hình 3.6. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ mẫu thêm chuẩn

28

Y

NH ƠN

Hình 1.5: Cấu trúc hóa học và hình ảnh 3D của MDMA

QU

Hình 3.7. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ chuẩn hỗn hợp Hình 3.8a. Đồ thị biễu diễn mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích pic so với nội chuẩn của Aceton, Isopropanol và Acetaldehyd

28 32

Hình 3.8b. Đồ thị biễu diễn mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ và tỷ

KÈ M

lệ diện tích pic dung môi cần phân tích so với nội chuẩn của Ethyl acetat,

32

MEK và Methylen clorid 33

Hình 3.10. Sắc ký đồ mẫu 1

41

Hình 3.11. Sắc ký đồ mẫu 2

41

Hình 3.12. Sắc ký đồ mẫu 3

41

DẠ Y

Hình 3.9. Sắc ký đồ mẫu thêm chuẩn thẩm định LOD, LOQ


ĐẶT VẤN ĐỀ

AL

Nhóm ma túy kích thích dạng amphetamine (ATS) gồm 2 loại ma túy chính là amphetamine và methamphetamine (MET). Ngoài ra, một loạt các chất khác cũng thuộc

nhóm này, chẳng hạn như methcathinone, fenetylline, methylphenidate và 3,4-

CI

methylenedioxy-methamphetamine (MDMA hoặc ‘Ecstasy’ - thuốc lắc). Việc sản xuất, buôn bán và lạm dụng ATS với sự tham gia của các nhóm tội phạm có tổ chức quy mô

FI

lớn đang gia tăng trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, và Bắc Mỹ. Các lô hàng bị bắt được ngày càng lớn đòi hỏi cơ quan thực thi pháp luật

OF

phải nâng cao năng lực để xác định nguồn cung cấp, các tuyến đường buôn bán, mô hình phân phối và các khu vực sản xuất trái phép. Theo báo cáo 2020 về ma túy tổng hợp tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Văn phòng liên hợp quốc về chống Ma túy và tội

ƠN

phạm (UNODC), xu hướng sản xuất và số người sử dụng methaphetamin ở Việt Nam gia tăng nhanh so với các loại ma túy khác trong 5 năm gần đây, từ 10,8 % lên 60,7 % (2015-2019), đồng thời trong năm 2019, cơ quan chức năng đã triệt phá và thu giữ rất

NH

nhiều các lô hàng Ecstacy. Đây chính là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan chức năng Việt Nam nhằm phát hiện và giảm thiểu các cơ sở sản xuất và lưu thông hai loại ma túy này.

Phân tích các dấu vết hóa học trong chất thải liên quan đến cơ sở sản xuất ma

Y

túy là một công cụ khoa học có giá trị hỗ trợ góp phần giúp cho các cơ quan thực thi

QU

pháp luật thu thập thông tin cần điều tra. Thành phần trong chất thải nói chung, nước thải nói riêng của các phòng thí nghiệm bất hợp pháp, các cơ sở sản xuất ma túy cung cấp thông tin xác định chủng loại, phương pháp, công suất sản xuất ma túy. Do đó, công

M

cụ này có thể cung cấp thông tin hữu ích về tiền chất thường sử dụng cũng như lập bản đồ xác định các khu vực sản xuất trái phép. Trong các phương pháp phân tích tồn dư

trong nước thải không thể không kể đến các phương pháp sắc ký. Đây là phương pháp hữu ích và phổ biến nhất thường được sử dụng do có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác cao, có thể phân tích xác minh đồng thời nhiều loại tạp. Đối với các loại dung môi

DẠ Y

thường được sử dụng trong tổng hợp ma túy thì lựa chọn phân tích lượng tồn dư bằng sắc ký khí được ưu tiên do đây là nhưng chất này có khả năng bay hơi tốt. Bên cạnh đó, với nền mẫu nước thải phức tạp thì detector khối phổ là sự lựa chọn tối ưu. Từ những yêu cầu cấp thiết của việc xác định dư lượng dung môi hữu cơ đặc trưng trong nước thải sản xuất MET và MDMA chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Xây dựng và thẩm

1


định phương pháp phân tích dư lượng các dung môi trong nước thải cơ sở sản xuất

AL

trái phép MET và MDMA bằng phương pháp sắc ký khí” với các mục tiêu sau: 1. Khảo sát các điều kiện, xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích các dung môi Aceton, Ethyl acetat, MEK, Acetaldehyd, Methylen clorid, Isopropanol tồn dư trong

CI

nước thải cơ sở sản xuất trái phép MET và MDMA bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ.

DẠ Y

M

QU

Y

NH

ƠN

OF

FI

2. Áp dụng phương pháp trên để phân tích các mẫu nước thải thực tế thu được.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Methamphetamin

AL

1.1.

1.1.1. Khái niệm và các thông tin cơ bản

Methamphetamine (MET hoặc MA) là một loại chất gây nghiện tổng hợp được

CI

nhà khoa học Nagai Nagayoshi tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1983 tại Nhật Bản. Đây là một chất nằm trong nhóm ma túy ATS bao gồm các hợp chất có nguồn gốc tổng hợp,

FI

dựa trên cấu trúc của β-phenethylamin [31].

MET là một chất kích thích mạnh, gây nghiện cao, ảnh hưởng đến hệ thần kinh

OF

trung ương. Methamphetamine ở Việt Nam được biết đến dưới nhiều cái tên: Hồng phiến (viên màu đỏ), ma túy đá (tinh thể), có thể nuốt (cắn thuốc) hoặc đun chảy trên giấy bạc hoặc dụng cụ thuỷ tinh để hít. Ban đầu MET được sử dụng như thuốc thông

ƠN

mũi và thuốc hít giãn phế quản. MET có dạng bột kết tinh màu trắng, không mùi, có vị đắng, dễ dàng hòa tan trong nước hoặc rượu. Những đặc điểm này làm cho MET trở thành một loại thuốc có khả năng bị lạm dụng rộng rãi [3].

NH

Theo báo cáo mới nhất năm 2020 của Văn phòng liên hợp quốc về chống Ma túy và tội phạm (UNODC), tình trạng sử dụng amphetamine, đặc biệt là MET, đang ngày càng gia tăng ở các khu vực của Châu Á và Bắc Mỹ. Tại khu vực Đông và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, số lượng người sử dụng amphetamine (9,9 triệu người) chiếm

Y

hơn một phần ba so với tổng ước tính số người sử dụng chất này trên toàn cầu. Trong

QU

đó báo cáo tại các tiểu vùng cho thấy, các trường hợp sử dụng MET gia tăng nhanh chóng ở cả dạng viên nén và dạng tinh thể [37]. Dạng viên là dạng phổ biến nhất ở Việt Nam trước năm 2008 nhưng sau đó MET tinh thể đã trở nên phổ biến hơn. Các viên

M

MET chủ yếu được buôn lậu vào phía bắc Việt Nam từ khu vực biên giới Lào –Việt Nam. MET dạng tinh thể được buôn lậu chủ yếu từ Campuchia vào phía nam Việt Nam

tới các thành phố [38]. Tình trạng quản lý pháp luật của MET tại Việt Nam: Số thứ tự: 151 - Bảng II các

chất bị kiểm soát, là các chất ma túy độc hại được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm

DẠ Y

nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ [3].

3


1.1.2. Cấu trúc hóa học

AL

Tên gọi chính: Methamphetamin Tên IUPAC: (2S)-N-methyl-1-phenylpropan-2-amine Công thức hóa học: C10H15N

FI

CI

Cấu trúc hóa học:

OF

Hình 1.1: Cấu trúc hóa học và hình ảnh 3D của MET [45] 1.1.3. Một số quy trình điều chế MET

MET có thể được điều chế bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu theo 2 quy

ƠN

trình được nêu ở hình 1.2. Ba tiền chất chính được sử dụng trong sản xuất MET bao

M

QU

Y

NH

gồm 1-phenyl-2-propanone (P2P), epherdrine và pseudoephedrine như hình 1.2.

Hình 1.2: Tóm tắt các quy trình tổng hợp MET [24]

Với tiền chất P2P, Leuckart và khử amin là hai quy trình được sử dụng phổ biến

DẠ Y

nhất. Phản ứng khử amin với tiền chất P2P tạo thành MET với sự tham gia của các tổ hợp xúc tác và khử hóa bao gồm Pd/H2/NH2CH3, NaBH4/NH2CH3, NaBH3CN/NH2CH3, HCl/H2O, Pt/H2/NH2CH3, và Hg/Al/NH2CH3 (Hình 1.3). Tuy nhiên hỗn hống nhôm/thủy ngân (Al/Hg) trong môi trường acid yếu được ghi nhận là phương pháp phổ tổng hợp biến nhất ở châu Âu và Mỹ [43]. Mặc dù đã có lịch sử lâu đời nhưng phương

4


pháp khử trực tiếp từ tiền chất P2P vẫn giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu truy vết

AL

tạp của MET. Bên cạnh khử amin hóa, quy trình Leukart cũng thường sử dụng đối với tiền chất P2P trong tổng hợp MET. N-methylformamide, methylamine hoặc acid formic sẽ phản

ƠN

OF

FI

CI

ứng với P2P trong acid H2SO4 và HCl để tạo thành MET. (Hình 1.3)

NH

Hình 1.3: Quy trình tổng hợp MET từ P2P [24] Đối với hai tiền chất còn lại là epherdrine và pseudoephedrine, MET được sản xuất thông qua các quy trình Nagai, Emde, Hypo, Moscow, Rosenmund và Birch/Nazi. Quy trình Nagai (Hình 1.4.I) liên quan đến phospho đỏ và acid hydroiodic (HI).

Y

Ephedrin/pseudoephedrine được iod hóa bởi HI để tạo thành iodoephedrin/

QU

iodopseudoephedrin. Sau đó phosphor đỏ sẽ loại iod để tạo thành phospho triiodide từ đó hình MET. Phương pháp này thường cho sản phẩm MET có độ tinh khiết gần 95%. Quy trình Emde (Hình 1.4.II) được sử dụng phổ biến nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ephedrin/pseudoephedrine sẽ phản ứng với thionyl chloride (SOCl2) theo cơ chế thế

M

ái nhân để hình thành nên hỗn hợp racemic chloroephedrin/ chloropseudoephedrine

trước khi clo bị khử bằng hỗn hợp Pd/BaSO4 để tạo nên MET. Quy trình Hypo (Hình 1.4.III) và Moscow (Hình 1.4.IV) có cơ chế đều liên quan

đến phospho và iod giống như quy trình Nagai, tuy nhiên có sự khác nhau về các bước phản ứng và sản phẩm trung gian.

DẠ Y

Quy trình Rosenmund (Hình 1.4.V) là quy trình khử hóa trực tiếp nhóm (-OH)

trong phân tử ephedrin/pseudoephedrine bằng chất khử hóa mạnh là Pt/H2 để tạo thành MET.

Quy trình Birch/Nazi (Hình 1.4.VI) là phản ứng của ephedrin/pseudoephedrine

với các kim loại kiềm như liti hoặc natri trong môi trường ammoniac để cho ra MET.

5


Quy trình này thường được để yên cho đến khi amoniac bay hơi hết và được đánh giá

AL

nguy hiểm hơn các quy trình khác vì có thể xảy ra phản ứng của các kim loại kiềm và

ƠN

OF

FI

CI

amoniac.

Hình 1.4: Quy trình tổng hợp MET từ ephedrine/pseudoephedrine: (I) Quy trình Nagai; (II) Quy trình Emde; (III) Quy trình Hypo;

1.2.

NH

(IV) Quy trình Moscow; (V) Quy trình Rosemund; (VI) Quy trình Birch/Nazi [24] MDMA

1.2.1. Khái niệm và thông tin cơ bản

Y

MDMA là một loại ma túy tổng hợp nằm trong nhóm ATS, hoạt động như một chất kích thích và gây ảo giác. MDMA sau khi được phát hiện 2 năm được công ty dược

QU

phẩm Merck (Đức) sở hữu vào năm 1912. Ban đầu được gọi là “Methylsafrylaminc”, nó được sử dụng như một hợp chất gốc để tổng hợp các loại thuốc kiểm soát chảy máu. MDMA đã thu hút được một số ít các bác sĩ tâm thần để sử dụng ở người vào cuối những

M

năm 1970 và đầu những năm 1980, mặc dù chưa trải qua các thử nghiệm lâm sàng chính thức cũng như không nhận được sự chấp thuận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược

phẩm Hoa Kỳ (FDA) [30]. Ecstasy “thuốc lắc” thường được dùng để chỉ MDMA ở dạng viên nén hoặc viên

nang, đây là cách phổ biến nhất mà người dùng sử dụng thuốc. Các nhà nghiên cứu đã

DẠ Y

xác định rằng nhiều viên thuốc lắc không chỉ chứa MDMA ở các nồng độ khác nhau, mà còn chứa một số loại thuốc khác hoặc kết hợp thuốc có thể gây hại. Các chất kích thích được tìm thấy trong các viên thuốc lắc bao gồm methamphetamine, ketamine, caffeine, ephedrine, thuốc giảm ho không kê đơn dextromethorphan, heroin, phencyclidine (PCP) và cocaine [30].

6


Tại Việt Nam, Ecstasy đứng thứ 3 trong các loại ma túy về mức độ sử dụng chỉ

AL

sau heroin và MET. Các mẫu Ecstasy thu giữ được chủ yếu xuất hiện ở dạng viên nén hoặc viên nang nhộng với thành phần chứa từ 3-32% MDMA (3-32%), kích thước lớn

hơn một chút so với viên methamphetamine. Ecstasy chủ yếu được phân phối ở các

CI

thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và Hải Phòng. Từ năm 2005 Ecstasy ngày càng trở nên sẵn có nhưng cũng chưa phổ biến bằng

FI

methamphetamine dạng viên [3].

Tình trạng quản lý pháp luật: Số thứ tự: 28 - Bảng I (các chất ma túy rất độc,

OF

tuyệt đối cấm sử dụng trong lĩnh vực y tế; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học và điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền) theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính

ƠN

phủ [3]. 1.2.2. Cấu trúc hóa học Tên gọi chính: MDMA

NH

Tên IUPAC: 1-(1,3-benzodioxol-5-yl)-N-methylpropan-2-amine Công thức hóa học: C11H15NO2

QU

Y

Cấu trúc hóa học:

Hình 1.5: Cấu trúc hóa học và hình ảnh 3D của MDMA [45]

M

1.2.3. Một số quy trình điều chế MDMA Tương tự như MET, quá trình điều chế MDMA cũng liên quan đến hai quy trình

Leuckart (Hình 1.7) và khử amin (Hình 1.6). Tuy nhiên tiền chất của hai trình này với MET là P2P còn đối với MDMA sẽ sử dụng 3,4-methylenioxyphenyl-2-propanone (3,4MDP-2-P). Đây là những quy trình đơn giản về mặt kỹ thuật và không đòi hỏi nhiều

DẠ Y

kiến thức về hóa học, chính vì vậy nó rất phổ biến và hay được sử dụng khi điều chế MET và MDMA trái phép. Có bốn phương thức có thể điều chế MDMA bằng phản ứng khử amin, tất cả đều sử dụng methylamine làm dung môi phản ứng tuy nhiên các chất xúc tác lại khác nhau. Bốn chất xúc tác đó bao gồm: NaBH3CN, NaBH4, hỗn hống Al/HgCl2, Niken Raney (Ni-Al)/H2. Phản ứng Leuckart là phản ứng phổ biến nhất được

7


dùng trong các phòng thí nghiệm sản xuất trái phép các ma túy ATS trong đó có MDMA.

AL

Để điều chế MDMA, phản ứng Leuckart có thể dùng hai dung môi phản ứng là formamide hoặc N-methylformamide, sau đó khử hóa bằng LiAlH4 hoặc thủy phân để

OF

FI

CI

cho ra sản phẩm cuối cùng [19].

NH

ƠN

Hình 1.6: Quy trình khử amin hóa điều chế MDMA từ 3,4-MDP-2-P [19]

Hình 1.7: Quy trình Leuckart điều chế MDMA từ 3,4-MDP-2-P [19]

Ngoài hai quy trình phổ biến trên, MDMA còn một quy trình tổng hợp riêng khác

Y

với MET đó là quy trình sử dụng safrole làm tiền chất hay còn gọi là quy trình

QU

bromopropane (Hình 1.8). Đây cũng là quy trình không đòi hỏi chi phí quá cao và có thể được tinh chế tiền chất từ các loại tinh dầu bán sẵn như tinh dầu xá xị (tinh dầu de vàng). Sau khi được cộng hợp brom, sản phẩm trung gian có thể phản ứng với

M

methylamine để tạo thành MDMA. Safrole cũng thường được sử dụng để sản xuất 3,4-

DẠ Y

MDP-2-P sau khi được đồng phân hóa để tạo ra isosafrole [19]

Hình 1.8: Quy trình bromopropane điều chế MDMA từ safrole [19]

8


1.3.

Một số loại dung môi thường xuất hiện trong quy trình điều chế MET và

AL

MDMA Ma túy sản xuất trái phép thường chứa các tạp chất ở dạng vi lượng. Khi phản ứng hóa học diễn ra, các tạp chất khác nhau có thể được hình thành và tồn dư từ nguyên

CI

liệu và hóa chất ban đầu do thiếu kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất bất hợp pháp. Tạp chất có hai nguồn gốc: tự nhiên (thành phần của ma túy tự nhiên như thuốc

FI

phiện và lá coca), và tổng hợp (thành phần trong nguyên liệu ban đầu, dung môi và chất trung gian của sản phẩm tiền chất). Việc xác định và định lượng các tạp chất này cung

OF

cấp rất nhiều thông tin cho các cơ quan chức năng để xác định đặc tính và so sánh mức độ sản xuất trái phép các chất ma túy [3].

Như đã nêu ở mục 1.1.3 và 1.2.3, MET và MDMA có thể được sản xuất bằng

ƠN

nhiều quy trình với dung môi và hóa chất đặc trưng cho mỗi quy trình nên thông tin về tạp chất của mỗi chất cũng như mỗi con đường điều chế là khác nhau. Có hai loại tạp chính trong điều chế MET và MDMA đó là tạp hữu cơ và tạp vô cơ.

NH

Tạp vô cơ là dư lượng kim loại được sử dụng làm chất xúc tác, chất khử, thành phần của chất độn hoặc là các chất thôi nhiễm từ phụ gia và tá dược trong quá trình sản xuất các viên ma túy tổng hợp.

Tạp hữu cơ là các chất hữu có thể được tìm thấy trong tiền chất, chất độn hoặc

Y

có thể được tạo ra trong quá trình tổng hợp MET và MDMA. Ngoài ra, các tạp này còn

QU

có thể chính là các dung môi hữu được sử dụng cho việc tổng hợp và điều chế hoặc là tiền tiền chất để tổng hợp nên tiền chất gốc. Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các loại tạp hữu cơ điển hình sinh ra trong các quá trình tổng hợp

hai

loại

M

MET và MDMA. Ví dụ như đối với con đường Leuckart khi tổng hợp MET sẽ sinh ra tạp

điển

hình

như

α,α’-dimethyldiphenethylamine

N,α,α’-

trimethyldiphenethylamine [24] hoặc khi tổng hợp MDMA sẽ hình thành nên N-formylMDMA.

Nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu vào các dung môi được sử dụng trong quá

DẠ Y

trình sản xuất MET và MDMA. Các chất này có thể được sử dụng trong quá trình tổng hợp ma túy hoặc cũng có thể là các chất tồn dư trong quá trình tổng hợp và tinh chế tiền chất. Vì lý do an ninh, các tài liệu công bố chính thức sẽ không cho phép đưa ra chi tiết qui trình sản xuất ma túy hoặc điều kiện, hiệu suất từng phản ứng tổng hợp để xác định các dung môi hữu cơ sử dụng, khả năng tồn dư và thải bỏ. Vì vậy tác giả sẽ tổng hợp

9


các dung môi thường gặp thông qua các tài liệu đánh giá từ tổ chức chính phủ và thống

AL

kê các dung môi xuất hiện trong khi sản xuất hoặc dòng thải theo từng loại ma túy. Theo báo cáo của chương trình kiểm soát thuốc của Liên Hợp Quốc (1998), các

dung môi thường xuất hiện trong sản xuất MET là Aceton, Benzen, Cloroform, Ethyl

CI

ether, Ethanol, Isopropanol, Ethyl acetat, Pyridin, Tetrahydrofuran, Ether dầu hỏa.

Các dung môi thường xuất hiện trong quá trình sản xuất MDMA là Aceton, Benzen,

FI

Ethanol, DMF, Ethyl ether, Isopropanol, Methanol, Toluen, MEK [39].

Ngoài ra, một số nghiên cứu đánh giá môi trường của các cơ sở sản xuất trái phép

OF

ma túy ATS cũng khẳng định sự có mặt nhiều dung môi hữu được sử dụng trong quy trình sản xuất MET và MDMA như: Acid acetic, Anhydrid acetic, Aceton, Benzaldehyd, Benzyl clorid, Methylen clorid, Benzen, Cloroform, Diethyl ether, Methnol, Ethanol,

ƠN

Cyclohexan, Isopropanol, Methyl ethyl keton, Ethyl acetat, Acetaldehyd, Toluen, … [41].

Tuy nhiên các tài liệu trên chỉ đưa ra tên các dung môi nhưng không đề cập đến

NH

nồng độ hay tần suất xuất hiện của các loại dung môi này trong các mẫu nước thải hay các mẫu môi trường. Với đối tượng là dung môi trong nước thải, đề tài đã tiến hành lựa chọn 6 loại dung môi hòa tan và phân tán tốt trong nước thường gặp trong các quy trình sản xuất MET và MDMA để tiến hành phân tích là: Aceton, Ethyl acetat, Methyl ethyl

Y

keton, Methylen clorid, Isopropanol và Acetaldehyd. Các dung môi này được xác định

QU

có mặt trong các quy trình sản xuất MET và MDMA nhưng tần suất sử dụng và quy trình thực tế sử dụng chưa được công bố. Nhóm tác giả đã lựa chọn các dung môi này do đây là những dung môi phổ biến trên thị trường hóa chất nên các đối tượng sản xuất

M

sẽ dễ sử dụng hoặc một số dung đặc thù được coi là tiền chất như MEK [39]. Bên cạnh đó, đây cũng là các loại dung môi có sẵn chuẩn tại phòng thí nghiệm của nhóm tác giả,

1.4.

thuận lợi cho quá trình nghiên cứu. Một số thông tin và đặc tính lý hóa của các dung môi lựa chọn phân tích Aceton, Ethyl acetat, Methyl ethyl keton, Methylen clorid, Isopropanol và

DẠ Y

Acetaldehyd là các dung mỗi được lựa chọn để phân tích. Trong đó aceton, Isopropanol được ghi nhận là có mặt trong quy trình sản xuất của cả MET và MDMA, Ethyl acetat, Methylen clorid, Acetaldehyd là các dung môi được tìm thấy sử dụng trong các cơ sở sản xuất MET, dung môi còn lại là MEK thường được sử dụng để sản xuất MDMA [39,41,43].

10


Bảng 1.1. Một số thông tin về các dung môi cần phân tích [45] Tên thường gọi

Công thức và cấu trúc

lượng

Điểm

trọng

Tên IUPAC

hóa học

phân

sôi

tại

200C

tử

58,08

Ethyl acetat

C4H8O 3

NH

Methyl ethyl keton

0,902

72,11

250C) nước (64g/L Hơi tan trong

800C

0,805

nước (27,5g/L tại 200C)

QU

trong 84,93

methylen clorid

M

6

nước (tại

Hơi tan

Methylen clorid

400C

1,325

nước (13g/L tại 250C) Tan vô

C3H8O

Isopropanol

60,10

propan-2-ol

DẠ Y

5

hạn trong

tại 250C)

CH2Cl2

4

nước

Tan trong

Y

butan-2-on

770C

0,785

ƠN

88,11

ethyl acetat

560C

OF

propan-2-on

FI

Aceton

C4H8O2 2

trong

Tan vô

C3H6O 1

Độ tan

CI

STT

Tỷ

AL

Khối

830C

0,768

hạn trong nước (tại 250C) Tan vô

C2H4O

Acetaldehyd

44,05

acetaldehyd

20,20C

0,788

hạn trong nước (tại 250C)

11


1.5.

Tổng quan về phương pháp sắc ký khí khối phổ, tiêm mẫu không gian hơi

AL

1.5.1. Sắc ký khí khối phổ Sắc ký khí là phương pháp phân tích nhờ vào khả năng tách các chất trong một mẫu hỗn hợp dựa trên tính phân cực của các chất đó. Quá trình tách trong sắc ký khí chỉ

CI

áp dụng cho các chất có khả năng bay hơi hoặc có thể tạo thành dẫn xuất có khả năng bay hơi. Pha động được sử dụng trong sắc ký khí là các khí trơ như: nitơ, heli, hydro…

FI

Hai loại cột sắc ký (pha tĩnh) của sắc ký khí bao gồm cột nhồi và cột mao quản, trong đó cột mao quản có nhiều ứng dụng phổ biến hơn. Hệ thống sắc ký khí bao gồm các

detector và hệ thống phân tích xử lý dữ liệu [1].

OF

thành phần cơ bản: khí mang (pha động), cột sắc ký (pha tĩnh), hệ thống tiêm mẫu, Phương pháp khối phổ (Mass Spectrometry-MS) là phương pháp nghiên cứu các

ƠN

chất bằng cách đo, phân tích chính xác khối lượng phân tử của chất đó dựa trên sự chuyển động của các ion nguyên tử hay ion phân tử trong một điện trường hoặc từ trường nhất định. Tỉ số giữa khối lượng và điện tích (m/z) có ảnh hưởng rất lớn đối với chuyển

NH

động này của ion. Nếu biết được điện tích của ion thì ta dễ dàng xác định được khối lượng của ion đó. Như vậy, trong nghiên cứu khối phổ của bất kỳ chất nào, trước tiên nó phải được chuyển sang trạng thái bay hơi, sau đó được ion hoá bằng các phương pháp thích hợp. Các ion tạo thành được đưa vào nghiên cứu trong bộ phân tích khối của máy

Y

khối phổ. Hiện nay, có bốn kiểu detector khối phổ chính đang được sử dụng bao gồm:

QU

detector khối phổ bẫy ion (Ion Trap, IT), detector khối phổ cộng hưởng cyclotron sử dụng phép biến đổi Fourier (Fourier Transform Ion Cyclotron Resonance Mass Spectrometry, FTICR hay FT-MS), detector khối phổ thời gian bay (Time-of-Flight,

M

TOF), detector khối phổ tứ cực (Quadrupole). Detector phổ biến nhất hiện này là detector tứ cực (một hoặc ba tứ cực) do có độ nhạy cao trong phân tích định lượng một

chất đã biết, tạo được nhiều phân mảnh trong chế độ MS/MS như Scan, SIM, SRM, MRM, ngoài ra MS/MS còn có thể làm được kiểu đo mất phân tử trung hòa (neutral loss), thích hợp cho phân tích vi lượng các chất [46].

DẠ Y

GC-MS là sự kết hợp của 2 kỹ thuật GC (sắc ký khí) và MS (khối phổ) vì các hợp chất thích hợp để phân tích bằng phương pháp GC (khối lượng phân tử thấp, độ phân cực trung bình hoặc thấp, ở nồng độ ppb – ppm) cũng tương thích với các yêu cầu của phương pháp MS và đều thực hiện quá trình phân tích ở pha hơi (cùng trạng thái). Điểm “mâu thuẫn” duy nhất giữa GC và MS là áp suất làm việc khác nhau, áp suất ở lối

12


ra cột GC là áp suất khí quyển còn áp suất trong buồng ion hóa lại là áp suất thấp (10-5–

AL

10-6 Torr). Nhược điểm này đã được khắc phục bằng kỹ thuật sử dụng bơm chân không hiệu suất cao vào và các cột sắc ký mao quản (đường kính trong từ 0,18 tới 0,32mm) được đặt trực tiếp vào buồng nguyên tử hóa của đầu dò khối phổ [46]. Các chất phân

CI

tích sẽ được tiêm vào cột và được phân tách bằng hệ thống sắc ký khí. Sau khi ra khỏi cột các chất này sẽ bị ion hóa bằng nguồn ion, các kỹ thuật ion hóa chính được sử dụng

FI

trong GC-MS là EI (ion hóa điện tử) và CI (ion hóa hóa học). EI là kỹ thuật ion hóa phân tử hữu cơ đầu tiên và là kỹ thuật phổ biến nhất, có số lượng ứng dụng nhiều nhất.

OF

Quá trình ion hóa xảy ra khi có sự tương tác bắn phá một electron với electron của chất phân tích. Nếu năng lượng truyền đến đủ lớn tương tác của một electron được gia tốc với chất phân tích sẽ dẫn đến sự kích thích các electron của chất phân tích để hình thành

ƠN

ion phân tử. Khối lượng phân tử của ion được tạo ra bằng về mặt “số lượng” so với khối lượng của phân tử bởi vì khối lượng của một điện tử là không đáng kể. Đối với các phân tử dễ bay hơi, bền nhiệt nhưng không ổn định khi đó kỹ thuật ion hóa hóa học (CI) có

NH

thể sử dụng thay thế cho EI do ít tạo ra các mảnh phân tách hơn [46]. 1.5.2. Tiêm mẫu không gian hơi HS (headspace) Headspace là kỹ thuật tiêm mẫu ở trạng thái hơi thay vì ở dạng lỏng như kỹ thuật tiêm khác. Hiện nay, có 02 hình thức tiêm mẫu headspace phổ biến: headspace tĩnh và

Y

headspace động. Tiêm mẫu headspace tĩnh là hệ thống bao gồm buồng chứa có khả năng

QU

ổn định và kiểm soát nhiệt độ. Ngoài ra thiết bị còn được gắn các lọ chứa mẫu rắn hoặc lỏng được đặt trong buồng đến khi thành phần bay hơi đạt cân bằng giữa các pha với nhau thì mới nạp mẫu khí vào máy sắc ký. Tiêm mẫu headspace động là hệ thống chứa

M

các bộ phận thực hiện công đoạn nhúng chìm buồng chứa mẫu trong hỗn hợp các chất bay hơi trong cột hấp phụ ở điều kiện nhiệt thấp; sau đó tiến hành giải hấp các chất lưu

giữ vào pha động thông qua việc làm nóng nhanh cột hấp phụ [36]. Tiêm mẫu headspace tĩnh là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Yếu

tố quan trọng nhất của kỹ thuật là hệ số phân bố giữa pha lỏng và pha khí trong quá trình

DẠ Y

gia nhiệt ủ mẫu. Có nhiều thông số ảnh hưởng đến hệ số phân bố giữa pha lỏng và pha khí trong bộ phân headspace như: thời gian ủ mẫu, nhiệt độ ủ mẫu, thể tích của vial, thể tích mẫu… Trong đó thời gian ủ mẫu và nhiệt độ ủ mẫu là hai thông số quan trọng ảnh hưởng đến nồng độ pha khí và tín hiệu thu được. Thông thường nhiệt độ ủ mẫu càng lớn và thời gian ủ mẫu càng dài thì tín hiệu pic sắc ký thu được càng cao, tuy nhiên điều này

13


không phải đúng với tất cả các chất phân tích, đặc biệt trong một hỗn hợp các chất bay số nên được lựa chọn để khảo sát. 1.5.3. Ứng dụng của sắc ký khí khối phổ và tiêm mẫu không gian hơi

AL

hơi khác nhau [36]. Chính vì vậy khi tiến hành xây dựng phương pháp đây là hai thông

CI

GC-MS là phương pháp có độ nhạy cao và hiệu quả vì vậy đây là một trong những phương pháp có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Một số ứng dụng bao gồm:

FI

Phân tích tồn dư dung môi, định tính các nhóm chức, xác định độ tinh khiết của hoạt chất, định tính, định lượng hoạt chất, phân tích tinh dầu, phân tích tồn dư hóa chất bảo

OF

vệ thực vật trong dược liệu, phân tích quá liều thuốc, dùng trong nghiên cứu và phát triển để xác định hỗn hợp các chất có trong các sản phẩm tự nhiên, nghiên cứu chuyển hóa [29].

ƠN

Hiện này có hai phương pháp định tính thường được áp dụng trong GC-MS. Phương pháp thứ nhất là so sánh dữ liệu sắc ký đồ (thời gian lưu và phổ khối) của chất cần chất tích với chất chuẩn có chứng chỉ. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường

NH

hợp rất khó để tìm được chất chuẩn phù hợp. Phương pháp thứ hai là sự kết hợp của nhiều tố: thời gian lưu trên pha tĩnh dựa trên độ phân cực, cùng với phổ khối đã được thực nghiệm bằng kỹ thuật EI, thế đặt là 70 eV và so sánh với các dữ liệu đã được công bố trên các thư viện như NIST, WILEY.... Phương pháp này có thể được dùng để dự

Y

đoán, thăm dò và có thể dùng để khẳng định sự có mặt của chất phân tích. Tuy nhiên

QU

phần lớn các trường hợp để đưa ra sự khẳng định chắc chắn vẫn cần đến chất chuẩn có chứng nhận. Nguyên nhân là do sự trùng hợp ngẫu nhiên của thời gian lưu và các mảnh phổ đặc biệt trong định tính hỗn hợp nhiều thành phần có thể gây ra dương tính giả [29].

M

Phân tích tồn dư dung môi là một trong những ứng dụng tiêu biểu của phương pháp GC-HS. Trong ngành dược cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, chỉ tiêu tồn dư

dung môi thường để chỉ quá trình phân tích các tạp hữu cơ bay hơi được hình thành trong quá trình tổng hợp, sản xuất và đóng gói sản phẩm. Trong sản xuất thuốc, theo yêu cầu của GMP, GLP các chất này phải được loại bỏ hoặc chỉ được tồn tại trong giới hạn

DẠ Y

cho phép. Đối với lĩnh vực khoa học hình sự đây cũng là một trong nhưng chỉ tiêu quan trọng góp phần xác định và truy vết các cơ sở sản xuất trái phép các chất ma túy. Detector chính hay được sử dụng là detector ion hóa ngọn lửa (FID) hoặc detector khối phổ (MS). Hầu hết các mẫu phân tích được đưa vào hệ thống phân tích bằng bộ phận tiêm mẫu không gian hơi (headspace). Một số trường hợp sử dụng bộ vi chiết pha rắn hoặc tiêm

14


trực tiếp mẫu dung dịch chứa hoạt chất. Khi sử dụng bộ phận tiêm mẫu không gian hơi

AL

mẫu sẽ được cho vào một vial được hàn kín và gia nhiệt. Mẫu dạng khí sẽ được hút và tiêm vào hệ thống sau khi có sự cân bằng giữa pha khí và pha lỏng (hoặc rắn). Quá trình tách sẽ dựa trên độ phân cực của các chất và được phát hiện bằng detector FID hoặc MS.

CI

Phương pháp thường được áp dụng cho các mẫu dược phẩm tan trong các dung môi như nước, DMSO, DMA, DMF, DMI, NMP hoặc benzyl alcol. Kỹ thuật tiêm mẫu không

FI

gian hơi là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất khi phân tích tồn dư dung môi. Sắc ký khí khối phổ cho phép định tính và định lượng đồng thời nhiều dung môi tồn dư và các

Y

NH

ƠN

OF

chất bay hơi trong quá trình phân tích sau khi được tối ưu hóa phương pháp.

1.6.

QU

Hình 1.9: Hệ thống sắc ký khí khối phổ với bộ phận tiêm mẫu không gian hơi [29]

Tình hình nghiên cứu tồn dư dung môi trong nước thải Như đã trình bày mục 1.5.3. phân tích tồn dư dung môi là một trong những ứng

M

dụng tiêu biểu của phương pháp GC-HS. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam và nhóm tác giả chỉ tìm được thông tin về 1 nghiên cứu trên thế giới sử

dụng phương pháp GC-HS đối với đối tượng là nước thải là của F. An (2012) và cộng sự, nhưng nghiên cứu này chỉ cung cấp phần tóm lược nên không có nhiều các thông tin cụ thể về phương pháp và kết quả đối với từng loại dung môi. Hầu hết các nghiên cứu

DẠ Y

tồn dư dung môi tập trung chủ yếu trong ngành dược do đây là chỉ tiêu yêu cầu trong dược điển các nước. Chính vì vậy khi xây dựng phương pháp nhóm nghiên cứu đã tham khảo một số tài liệu về phân tích tồn dư dung môi trong dược phẩm để lựa chọn các thông số về điều kiện sắc ký. Phương pháp chủ yếu được áp dụng là GC-HS với detector FID. Nghiên cứu của Carla M.T (2015) và cộng sự xây dựng phương pháp phân tích 15

15


dung môi trong đó Aceton và Ethyl acetat bằng GC-FID đã sử dụng cột DB-624 (30m

AL

× 0,53mm, 3µm) với dung môi pha mẫu là DMSO, mẫu được ủ ở 1050C/45 phút và được tiêm 2,5 ml vào cột, nhiệt độ lò cột khởi đầu là 400C giữ 20 phút sau đó tăng đến 2400C với tốc độ 100C/phút [11]. Một nghiên cứ khác cũng sử dụng GC-FID là của

CI

Abida L (2017) và cộng sự, DMSO vẫn là dung môi được lựa chọn tuy nhiên cột sắc ký

được sử dụng là HP-Innowax (30m × 0,25mm, 0,25µm) để phân tách các dung môi như

FI

Methylen clorid, methanol, n-hexan, toluene, nhiệt độ ủ mẫu là 800C nhưng thiếu thông tin thời gian ủ mẫu và chương trình lò cột [7]. Chỉ có một số ít các nghiên cứu trên thế

OF

giới phân tích tổn dư dung môi trong dược phẩm sử dụng detector MS, trong đó có thể kể đến nghiên cứu của John S. khi phân tích đồng thời 30 dung môi hữu cơ bao gồm cả Aceton và Isopropanol bằng GC/MS-HS, nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp

ƠN

DMSO:DMAC (1:1) làm dung môi pha mẫu, cột sắc ký với đường kính trong nhỏ DB624 (20m × 0,18mm, 1µm), chương trình lò cột bắt đầu với nhiệt độ 400C giữ 5,3 phút, tăng 200C/phút đến 1300C và 400C/phút đến 2400C, tác giả sử dụng chế độ SCAN và

NH

SIM kết hợp trong khoảng 15-350 m/z [25].

Nghiên cứu của chúng tôi xây dựng phương pháp GC-HS kết nối với detector MS hướng tới phân tích đồng thời một số dung môi trên đối tượng nước thải phù hợp với điều kiện của cơ quan chức năng trong truy vết ma túy. Từ đó hướng tới hỗ trợ công

Y

tác điều tra và truy vết các cơ sở sản xuất ma túy tổng hợp trái phép. Tuy nhiên khi xây

QU

dựng phương pháp nhóm tác giả cũng đã gặp một số khó khăn do không có tài liệu tham khảo nào phù hợp về đối tượng nền mẫu. Các phân tích trong dược phẩm chủ yếu sử dụng dung môi hữu cơ để pha mẫu như DMSO, DMAC, DMF … không có nghiên cứu

M

nào sử dụng nước (nền mẫu chính của nghiên cứu) làm dung môi. Bởi vậy nhóm tác giả đã xây dựng phương pháp dựa trên những thông tin về các loại dung môi, đồng thời

khảo sát các thông số sắc ký dựa trên kết quả tham khảo các nghiên cứu tồn dư dung

DẠ Y

môi trong dược phẩm kết hợp với lựa chọn các điều kiện sẵn có tại phòng thí nghiệm.

16


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

AL

2.1. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1.1. Trong thẩm định phương pháp phân tích

CI

- Các dung môi hữu cơ trong nước: Aceton, Ethyl acetat, MEK, Methylen clorid, Isopropanol, Acetaldehyd.

FI

- Mẫu nền: Mẫu nước hồ Bảy Mẫu đã được xử lý và kiểm tra không có các dung môi cần phân tích.

2.1.1.2. Trong nghiên cứu trên mẫu thực

OF

- Mẫu thêm chuẩn: Các chuẩn dung môi được thêm ở nồng độ đích vào mẫu nền. - Mẫu thực: Một số mẫu nước hồ, nước thải thu thập được ở một số địa điểm trên địa

ƠN

bàn thành phố Hà Nội 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 2.1.2.1. Chuẩn dung môi

STT

NH

Bảng 2.1. Bảng thông tin chuẩn dung môi Tên chuẩn

Loại hóa

dung môi

chất

Hãng sản xuất

Code

Merck - Đức

1096341000

ACS

Merck - Đức

1000142500

Isopropanol

2

Aceton

3

Methylen clorid

ACS

Merck - Đức

1060501000

4

Acetaldehyd

ACS

Sigma - Mỹ

40278-8

5

Ethyl acetat

ACS

Merck - Đức

1096231000

7

QU

M

Methyl ethyl keton (MEK) Iso amyl alcol

DẠ Y

6

(IS)

ACS

Y

1

ACS ACS

Mallinckrodt Chemicals - Mỹ Merck - Đức

2.1.2.2. Dung môi, hóa chất - Nước cất hai lần được lọc qua hệ thống deion.

17

6240-06 1009791000

Số lô Hạn dùng K51356534920 30/04/24 K51483014924 30/06/24 K5016650819 30/04/23 S27919-455 K51753923938 31/08/2023 E33H06 K51428979928 31/07/2014


2.1.2.3. Thiết bị, dụng cụ hệ thống tiêm mẫu không gian hơi Agilent CTC Analytics G6500

AL

- Thiết bị: Hệ thống sắc ký khí khối phổ Agilent 7000 GC/MS Triple Quad kết nối với

- Cột sắc ký: Cột mao quản Agilent DB-WAX 30m × 0,250 mm × 0,25 µm

CI

- Máy lắc siêu âm Elma Sonic S120H (Đức). - Máy lọc nước deion Simplicity UV Merck (Đức)

2.2. Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích 2.2.1.

Chuẩn bị dung dịch chuẩn gốc

OF

- Bình định mức, pipet thủy tinh class A, ISOLAB (Đức)

FI

- Micropipet Labopette Hirschmann loại 20-200µl, 100-1000µl, 500-5000µl (Đức).

- Chuẩn bị các dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm của từng dung môi: Hút chính xác một

ƠN

lượng dung môi chuẩn vào bình định mức 100,0 ml, phân tán đều dung môi và pha loãng bằng nước deion đến vạch theo bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn gốc Tỷ trọng

Lượng dung

Bình định

Nồng độ gốc

môi chuẩn (µl)

mức (ml)

(ppm)

NH

Tên dung môi

1

Isopropanol

0,786

127

100,0

1000

2

Aceton

0,785

127

100,0

1000

3

Methylen clorid

Y

STT

75

100,0

1000

4

Acetaldehyd

0,788

127

100,0

1000

5

Ethyl acetat

0,902

111

100,0

1000

0,805

124

100,0

1000

0,810

123

100,0

1000

7

QU

M

Methyl ethyl keton (MEK)

6

Iso amyl alcol (IS)

1,325

DẠ Y

- Chuẩn bị các dung dịch chuẩn làm việc: pha loãng dung dịch chuẩn gốc bằng nước deion đến nồng độ thích hợp.

- Dung dịch nội chuẩn làm việc (25 ppm): Hút 5,0 ml dung dịch chuẩn gốc Iso amyl alcol vào bình định mức 200 ml và pha loãng bằng nước deion đến vạch.

18


2.2.2.

Tối ưu hóa điều kiện sắc ký

AL

Tham khảo tài liệu [3,7,11,35,36,44] và điều kiện thực tế tại phòng thí nghiệm, tiến hành khảo sát với các điều kiện sắc ký như sau: - Điều kiện headspace:

CI

+ Thời gian ủ mẫu: Khảo sát trên mẫu thêm chuẩn hỗn hợp nồng độ 5 ppm đối với mỗi dung môi, tiến hành ủ mẫu trong các khoảng thời gian 10 phút - 20 phút - 30 phút

FI

và phân tích trong cùng điều kiện sắc ký.

+ Nhiệt độ ủ mẫu: Khảo sát trên mẫu thêm chuẩn hỗn hợp nồng độ 5 ppm đối với mỗi

OF

dung môi, tiến hành ủ mẫu tại các nhiệt độ 900C - 1000C - 1100C và phân tích trong cùng điều kiện sắc ký.

Lựa chọn thời gian ủ mẫu và nhiệt độ phù hợp đáp ứng được thời gian ngắn và tín

ƠN

hiệu của các pic lớn. - Điều kiện chương trình lò cột

+ Nhiệt độ khởi đầu: Khảo sát trên mẫu thêm chuẩn hỗn hợp nồng độ 5 ppm đối với

NH

mỗi dung môi, tiến hành phân tích mẫu với nhiệt độ ban đầu 300C - 350C giữ 6 phút. + Tốc độ tăng nhiệt: Khảo sát trên mẫu thêm chuẩn hỗn hợp nồng độ 5 ppm đối với mỗi dung môi, tiến hành phân tích mẫu với nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút sau đó tăng lên 900C với tốc độ 150C/phút - 200C/phút.

Y

Lựa chọn nhiệt độ khởi đầu và tốc độ nhiệt độ phù hợp đáp ứng được thời gian ngắn

2.2.3.

QU

đồng thời độ phân giải đạt yêu cầu.

Thẩm định quy trình phân tích

2.2.3.1. Độ đặc hiệu

M

- Mẫu trắng : Mẫu nước deion dùng để pha mẫu, tiến hành phân tích lặp lại 6 lần. - Mẫu nền : Mẫu nước hồ Bảy mẫu, tiến hành phân tích lặp lại 6 lần.

- Mẫu thêm chuẩn : Thêm chuẩn hỗn hợp tại nồng độ LOQ vào mẫu nền và tiến hành phân tích lặp lại 6 lần. - Mẫu chuẩn : Pha các chuẩn đơn có nồng độ Isopropanol 10 ppm và các dung môi còn

DẠ Y

lại là 5 ppm trong nước deion và tiến hành phân tích. - Mẫu chuẩn hỗn hợp : pha hỗn hợp chuẩn trong nước deion từ các chuẩn gốc 1000 ppm : Aceton 2 ppm, Ethyl acetat 1 ppm, MEK 2 ppm, Methylen clorid 1 ppm, Isopropanol 6 ppm, Acetaldehyd 2 ppm

19


* Yêu cầu:

AL

+ Sắc ký đồ mẫu trắng và mẫu nền không có các pic tại thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của các pic chuẩn tương ứng trong các mẫu chuẩn đơn và chuẩn hỗn hợp [5].

CI

+ Sắc ký đồ của mẫu thêm chuẩn phải cho các pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của các pic chuẩn trong các mẫu chuẩn đơn và mẫu chuẩn hỗn hợp [5].

FI

+ Tính điểm IP của các pic trong mẫu thêm chuẩn theo quy định của hội đồng châu Âu [33]. Yêu cầu điểm IP ≥ 3.

OF

2.2.3.2. Độ thích hợp của hệ thống

- Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn hỗn hợp 5 ppm mỗi dung môi.

- Ghi lại các sắc ký đồ và xác định thời gian lưu, diện tích pic của các dung môi cần

ƠN

phân tích và nội chuẩn.

- Yêu cầu: Độ phân giải giữa các pic ≥ 1,5. Độ lệch chuẩn tương đối của:

NH

+ Tỷ lệ diện tích pic dung môi cần phần tích với diện tích pic nội chuẩn: RSDS/IS ≤ 7,3% [10]

+ Thời gian lưu: RSDthời gian lưu ≤ 2,0 % đối với mỗi dung môi cần phân tích. 2.2.3.3. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn [5,10,18]

Y

- Khoảng tuyến tính được khảo sát bắt đầu từ khoảng LOQ ước lượng đến nồng độ cao

QU

nhất mà vẫn đảm bảo độ tuyến tính. - Tiến hành với mẫu chuẩn hỗn hợp từ 5-6 mức nồng độ của từng chất (mỗi nồng độ tiêm lặp lại 3 lần)

M

- Xác định đường biểu diễn tương quan giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích pic cần xác định so với nội chuẩn.

- Đường chuẩn được xây dựng từ khoảng tuyến tính để đảm bảo khoảng nồng độ bao trùm vùng nồng độ trong mẫu thực tế. - Yêu cầu:

DẠ Y

+ Hệ số tương quan tuyến tính (r): r ≥ 0,995 hay R2 ≥ 0,99. + Độ chệch của các điểm cho tất cả các nồng độ không quá ± 15 %, không được quá ± 20 % ở nồng độ LOQ [18].

20


2.2.3.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) [5,10,12]

AL

- Dựa vào độ lệch chuẩn trên nền mẫu thêm: Ước lượng LOD của phương pháp. Tạo mẫu thêm chuẩn hỗn hợp khoảng 5-7 lần LOD ước lượng của từng chất. Phân tích mẫu đã tạo 10 lần lặp lại, tính giá trị trung bình x và độ lệch chuẩn SD.

CI

LOD = 3SD

SD 

-

i

 x)2

n 1

OF

Với

 (x

FI

LOQ = 10SD

Tính R = x /LOD:

+ Nếu 4 ≤ R ≤ 10 thì nồng độ dung dịch thử là phù hợp và LOD tính được là đáng tin

ƠN

cậy.

+ Nếu R < 4 thì phải tiến hành lại với dung dịch thử đặc hơn. + Nếu R > 10 thì phải dùng dung dịch thử loãng hơn hoặc pha loãng dung dịch thử

NH

đã dùng và tiến hành làm lại thử nghiệm. 2.2.3.5. Độ đúng [5,10]

Tiến hành với 09 mẫu thử thêm chuẩn trong khoảng tuyến tính đã xây dựng, tương

Y

ứng với 03 mức nồng độ LOQ, trung bình và cao của khoảng tuyến tính (mỗi mức nồng

QU

độ 03 mẫu) (n = 9), xác định độ thu hồi của các chất phân tích độ thu hồi phải đạt yêu cầu theo quy định của AOAC [10]

M

Độ thu hồi được tính theo công thức sau:

Độ 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖 (%) =

𝐶𝑚𝑐 × 100% 𝐶𝑙𝑡

 Cmc: Nồng độ dung môi cần phân tích trong mẫu thêm chuẩn

DẠ Y

 Clt: Nồng độ dung môi cần phân tích theo lý thuyết

21


Bảng 2.3. Độ thu hồi chấp nhận, độ lệch chuẩn tương đối lặp lại (RSDr)

TT

Hàm lượng (%)

Tỷ lệ chất

Đơn vị

1

100

1

100%

2

10

10-1

10%

3

1

10-2

1%

97-103

2,7

4

0,1

10-3

0,1%

95-105

3,7

5

0,01

10-4

100 ppm

5,3

6

0,001

10-5

10 ppm

7

0,0001

10-6

1 ppm

OF

Độ thu hồi

AL

ở các nồng độ khác nhau [10]

8

0,00001

10-7

100 ppb

9

0,000001

10-8

10

0,0000001

10-9

CI

RSDr (%)

ƠN

FI

98-102

90-107

80-110

1,3 1,9

7,3 11 15

10 ppb

60-115

21

1 ppb

40-120

30

NH

2.2.3.6. Độ chính xác [5,10]

(%)

- Độ lặp lại: Chuẩn bị mẫu thử ở 3 mức nồng độ như độ đúng, tiến hành phân tích lặp lại 06 đối với mỗi mức nồng độ theo quy trình đã xây dựng. Xác định RSD đối với

Y

mức nồng độ.

2.2.4.

QU

Yêu cầu: Giá trị RSD phải đạt yêu cầu theo bảng 2.3. Ứng dụng phương pháp phân tích

- Ứng dụng phương pháp đã xây dưng tiến hành thử trên 3 mẫu nước hồ thu thập được. Phương pháp xử lý số liệu

M

2.2.5.

DẠ Y

- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 để xử lý số liệu và trình bày kết quả.

22


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1.

AL

3.1. Xây dựng quy trình phân tích Tối ưu hóa điều kiện sắc ký

CI

- Điều kiện cố định ban đầu: Tham khảo các tài liệu [3,7,11,35,36] và thông số máy.

+ Thiết bị: Hệ thống sắc ký khí khối phổ Agilent 7000 GC/MS Triple Quad kết nối

FI

với bộ tiêm mẫu không gian hơi Agilent CTC Analytics G6500

+ Cột sắc ký: Cột mao quản Agilent DB-WAX 30m × 0,250 mm × 0,25 µm

OF

+ Chế độ lắc mẫu trong buồng headspace: Thời gian: lắc 5 giây nghỉ 2 giây, tốc độ lắc 500 vòng/phút. + Thể tích tiêm mẫu: 1000 µl

+ Nhiệt độ bơm tiêm mẫu: 850C

+ Chế độ tiêm: chia dòng (Split) 10:1

+ Nhiệt độ inlet: 2000C

ƠN

+ Khí mang: Heli. Chế độ khí: đẳng dòng. Tốc độ khí mang: 1,0 ml/phút + Detector EI. Nhiệt độ nguồn ion: 2300C. Nhiệt độ transfer line: 2600C. + Chế độ MS: Full scan trong khoảng 29-110 m/z

NH

- Kết quả các điều kiện cần khảo sát:

+ Khảo sát trên mẫu thêm chuẩn hỗn hợp nồng độ 5 ppm đối với mỗi dung môi. + Thời gian ủ mẫu: Tiến hành ủ mẫu trong 3 khoảng thời gian: 10 phút, 20 phút và

Y

30 phút. Trong khoảng thời gian ủ mẫu 10 phút, 4/7 pic dung môi cần phân tích

QU

cho tín hiệu cao nhất, tín hiệu của 3 pic còn lại không quá khác biệt so với pic của hai điều kiện còn lại như bảng 3.1 và hình 3.1. Do vậy, lựa chọn thời gian ủ mẫu là 10 phút (600s) để giảm thời gian phân tích.

Tên dung môi

STT

M

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thời gian ủ mẫu Tín hiệu (AS)

Thời gian lưu (phút)

10 phút

20 phút

30 phút

Aceton

2,615

2068843,58

2080350,38

2158282,72

2

Ethyl acetat

3,635

7022556,51

7014867,71

7075496,44

3

MEK

3,829

3223679,84

3680081,19

3099065,12

4

Methylen clorid

4,644

9161261,23

9137775,39

9063517,06

5

Isopropanol

4,836

2092387,34

1985174,37

1968408,65

6

Acetaldehyd

9,021

2671311,63

2138795,92

2026529,96

7

Iso amyl alcol (IS)

10,725

2085923,31

1976088,56

1896848,28

DẠ Y

1

23


AL CI FI OF

Hình 3.1. Sắc ký đồ tại thời gian ủ mẫu 10 phút

ƠN

+ Nhiệt độ ủ mẫu: Lựa chọn khảo sát 3 mức nhiệt độ ủ mẫu: 900C, 1000C và 1100C khi ủ mẫu 10 phút. Với thời gian đó, tại nhiệt độ 1100C, 4/7 pic cho tín hiệu cao nhất, đặc biệt pic có tín hiệu thấp nhất là Isopropanol tăng tín hiệu lên 1,8 lần so

NH

với thời gian ủ 900C và tăng 1,2 lần so với thời gian ủ 1000C. Lựa chọn nhiệt độ ủ mẫu là 1100C để thu được các pic có tín hiệu tốt nhất như bảng 3.2. Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nhiệt độ ủ mẫu

Y

STT

Thời gian

lưu (phút)

Tín hiệu (AS)

900C

1000C

1100C

2,603

1979072,91

2068843,58

2306134,81

3,623

6793259,28

7022556,51

6508512,69

3,826

2757108,5

3223679,84

3104393,71

QU

Tên dung môi Aceton

2

Ethyl acetat

3

MEK

4

Methylen clorid

4,630

9095600,32

9161261,23

8747977,88

5

Isopropanol

4,831

1419589,51

2092387,34

2486335,28

Acetaldehyd

9,029

2388999,29

2571311,63

2574523,81

Iso amyl alcol (IS)

10,720

1688606,06

2085923,31

2270759,9

DẠ Y

7

6

M

1

24


AL CI FI

OF

Hình 3.2. Sắc ký đồ tại nhiệt độ ủ mẫu 1100C

+ Nhiệt độ khởi đầu: Khi tiến hành phân tích mẫu với nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút, độ phân giải giữa các pic liền kề đều đạt yêu cầu (Rs ≥ 1,5). Đối với nhiệt độ

ƠN

ban đầu 350C giữ 6 phút, 5 pic đầu tiên cho độ phân giải giữa các pic thấp hơn so với nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút và độ phân giải giữa Methylen clorid và Isopropanol thấp hơn 1,5. Lựa chọn nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút để tăng độ

NH

phân giải giữa các pic. Kết quả khảo sát này được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Kết quả khảo sát nhiệt độ khởi đầu

Y

Tên dung môi

Độ phân giải

300C

350C

Aceton

2

Ethyl acetat

8,98

7,22

3

MEK

1,75

1,56

4

Methylen clorid

6,83

5,33

5

Isopropanol

1,59

1,14

6

Acetaldehyd

46,72

51,98

7

45,38

43,46

QU

1

M

STT

Iso amyl alcol (IS)

+ Tốc độ tăng nhiệt: Phân tích mẫu với nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút sau đó tăng

DẠ Y

lên 900C với tốc độ 150C/phút - 200C/phút làm thay đổi thời gian lưu, độ phân giải của 2 pic Acetaldehyd và Iso amyl alcol. Tuy nhiên hai pic trên có độ phân giải lớn nên ít chịu tác động từ việc tăng nhiệt. Vậy lựa chọn nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút sau đó tăng lên 900C với tốc độ 200C/phút để rút ngắn thời gian phân tích như hình 3.3.

25


AL CI FI

OF

Hình 3.3. Sắc ký đồ chuẩn hỗn hợp với điều kiện sắc ký được lựa chọn + Sắc ký đồ cho thấy tất cả các dung dịch cho pic phụ không xác định tại thời điểm dưới 2 phút, nên tối ưu hóa sắc ký đồ sử dụng chương trình cắt dung môi 2 phút.

ƠN

Kết luận các điều kiện đã khảo sát tối ưu: - Headspace: Thời gian ủ mẫu: 10 phút

NH

Nhiệt độ ủ mẫu: 1100C

- Chương trình nhiệt độ: Nhiệt độ ban đầu 300C giữ 6 phút, sau đó tăng lên 900C với tốc độ 200C/phút không giữ, tăng 400C/phút đến 1850C. Tổng thời gian phân tích là

Y

11,375 phút. - Thời gian cắt dung môi: 2 phút

3.2.1.

QU

3.2. Thẩm định quy trình phân tích Chuẩn bị các dung dịch chuẩn và mẫu

- Hút chính xác 4,0 ml dung dịch mẫu chuẩn đơn hoặc chuẩn hỗn hợp hoặc mẫu thêm

M

chuẩn, thêm 1,0 ml dung dịch nội chuẩn 25 ppm vào trong vial 20 ml, đậy nắp kín, sau đó tiến hành phân tích sắc ký Độ đặc hiệu

3.2.2.

3.2.2.1. Thời gian lưu - Chuẩn bị các dung dịch như trong mục 2.2.2.1 và tiến hành sắc ký theo quy trình đã

DẠ Y

xây dựng. Kết quả thu được theo bảng sau:

26


Thời gian lưu

Dung môi Mẫu

Mẫu

Mẫu

Mẫu

trắng

nền

thêm

chuẩn

chuẩn

đơn

hỗn hợp

2,615 3,628

3,602

-

-

2,607

2

Ethyl acetat

-

-

3,633

3

MEK

-

-

4

Methylen clorid

-

-

5

Isopropanol

-

-

6

Acetaldehyd

-

7

Iso amyl alcol (IS)

-

3,832

3,827

3,802

4,631

4,623

4,592

4,823

4,847

4,789

8,653

8,662

8,645

-

9,989

10,001

9,981

QU

Y

NH

-

M KÈ DẠ Y

chuẩn

2,598

Hình 3.4. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ mẫu trắng (nước deion)

27

Mẫu

CI

Aceton

ƠN

1

OF

phân tích

FI

STT

AL

Bảng 3.4. Kết quả thẩm định độ đặc hiệu - Thời gian lưu


AL CI FI OF

QU

Y

NH

ƠN

Hình 3.5. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ mẫu nền

DẠ Y

M

Hình 3.6. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ mẫu thêm chuẩn

Hình 3.7. Độ đặc hiệu - Sắc ký đồ chuẩn hỗn hợp

28


Nhận xét:

AL

- Trên sắc ký đồ của mẫu thêm chuẩn (Hình 3.6) xuất hiện các pic có thời gian lưu tương ứng với các pic trên sắc ký đồ của chuẩn hỗn hợp (Hình 3.7) và có thời gian lưu tương ứng với pic chính trên sắc ký đồ của các chuẩn đơn (Phụ lục 1).

CI

- Trên sắc ký đồ của mẫu trắng (Hình 3.4) và mẫu nền (Hình 3.5) không cho pic có thời gian lưu trùng với các pic trên sắc ký đồ của chuẩn hỗn hợp (Hình 3.7) và sắc ký đồ của

FI

các chuẩn đơn (Phụ lục 1).

3.2.2.2. Tính điểm IP đối với các phổ khối trong mẫu thêm chuẩn :

OF

- Phân tích phổ khối thu được với từng chất trong mẫu thêm chuẩn, đánh giá và tính điểm nhận dạng (IP) dựa vào sự xuất hiện của các mảnh phổ, đối chiếu với dữ liệu trong phổ thư viện NIST [47]. Đối với kỹ thuật khối phổ một lần phân giải thấp 1 ion đạt được 1,0

ƠN

điểm. Sau khi phân tích phổ khối của các chất trong mẫu thêm chuẩn (Phụ lục 2) thu được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Kết quả độ đặc hiệu - Điểm nhận dạng (IP) Ion đặc trưng theo

Ion xuất hiện

Điểm IP

phân tích

thư viện phổ NIST

trong mẫu thử

đạt được

43,58,42,39,38

5

NH

Dung môi cần

43,58,15,42,27,

1

Aceton

2

Ethyl acetat

3

MEK

4

Methylen clorid

5

Isopropanol

6

Acetaldehyd

26,39,14,29,38

43,61,45,70,88,

88,27,15,73,42

73,42

43,72,29,27,57,

43,72,57,42,44,

15,28,42,44,39

39

49,84,86,51,47,

49,84,86,51,47,

48,88,35,41,50

48,88,41

45,43,27,29,19,

45,43,29,41,39,

15,41,31,39,42

42

QU

M

DẠ Y 7

43,61,45,29,70,

Y

STT

Iso amyl alcol (IS)

29,44,43,15,42, 14,16,26,41,27

44,43,41

55,42,43,41,70,

55,42,43,41,70,

31,27,29,39,57

39,57

7 6 8 6 3 7

Nhận xét: Tất cả các chất đều có điểm IP ≥ 3, như vậy phương pháp có tính đặc

hiệu đáp ứng được yêu cầu. [33]

29


3.2.3.

Độ thích hợp của hệ thống

AL

Tiến hành sắc ký lặp lại 5 lần dung dịch chuẩn hỗn hợp 5 ppm mỗi dung môi. Bảng 3.6. Kết quả độ thích hợp hệ thống

Methylen clorid

M

Isopropanol

Acetaldehyd

DẠ Y

Iso amyl alcol (IS)

0,15

0,22

0,14

0,15

0,03

0,03

30

CI

Độ phân giải

FI

0,9345 0,8437 0,8786 0,8241 0,8855 1,8696 1,7665 1,7183 1,6909 1,6902 1,3625 1,2836 1,3449 1,2914 1,3633 2,4968 2,4321 2,3055 2,4179 2,6076 0,3849 0,3616 0,3880 0,3507 0,3676 0,4802 0,5001 0,4742 0,5116 0,5170

RSD tỷ lệ diện tích pic

OF

0,26

Tỷ lệ diện tích pic

ƠN

MEK

2,612 2,601 2,611 2,620 2,611 3,630 3,628 3,624 3,638 3,633 3,832 3,825 3,822 3,839 3,841 4,634 4,628 4,632 4,645 4,636 4,847 4,837 4,831 4,848 4,843 8,655 8,654 8,654 8,661 8,655 9,989 9,993 9,994 9,986 9,989

NH

Ethylacetat

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

RSD thời gian lưu

Y

Aceton

STT

Thời gian lưu

QU

Dung môi cần phân tích

4,86

4,30

8,98

2,92

1,75

4,52

6,83

4,26

1,59

3,80

46,72

45,32


Nhận xét:

AL

Độ phân giải giữa tất các pic đều > 1,5. Độ lệch chuẩn tương đối của:

+ Tỷ lệ diện tích các pic dung môi cần phân tích so với diện tích pic nội chuẩn: 2,9 -

CI

4,9 ≤ 7,3 %.

+ Thời gian lưu: RSDthời gian lưu < 0,5 % đối với mỗi dung môi cần phân tích.

FI

Độ thích hợp của hệ thống đạt yêu cầu độ phân giải theo Dược điển Việt Nam V và RSD đạt theo giới hạn độ chính xác của AOAC. Khoảng tuyến tính

OF

3.2.4.

Xây dựng các mẫu chuẩn hỗn hợp tại các dãy nồng độ từ 0,5 ppm đến 100 ppm từ chuẩn gốc 1000 ppm dựa trên LOQ ước tính và phân tích theo quy trình. Mỗi nồng độ

ƠN

tiêm 3 lần và xác định giá trị trung bình của tỷ lệ diện tích pic dung môi cần phân tích so với diện tích nội chuẩn. Xác định sự tương quan giữa nồng độ dung môi cần phân tích có trong mẫu và tỷ lệ diện tích pic giữa dung môi cần phân tích và nội chuẩn tương

NH

ứng thu được trên sắc ký đồ bằng phương pháp hồi qui tuyến tính. Kết quả xác định mối tương quan này được trình bày ở Bảng 3.7 và Hình 3.8. Bảng 3.7. Kết quả thẩm định khoảng tuyến tính của phương pháp

DẠ Y

M

QU

Y

Dung môi C1 C2 C3 C4 C5 C6 2 5 10 50 100 Nồng độ (ppm) Tỷ lệ diện tích pic 0,2872 0,8886 1,464 9,125 18,336 20 13,1 -12,3 0,4 -0,03 Độ chệch (%) Aceton Phương trình hồi quy: y = 0,1850x - 0,1572 R² = 0,9997 0,5 1 2,5 5 50 100 Nồng độ (ppm) Tỷ lệ diện tích pic 0,1504 0,3116 0,9551 1,6632 20,6200 40,2990 Ethyl 17,3 -1,6 2,8 -13,7 2,1 -0,5 Độ chệch (%) acetate Phương trình hồi quy: y = 0,4058x - 0,0877 R² = 0,9998 1 2 5 10 50 100 Nồng độ (ppm) Tỷ lệ diện tích pic 0,2565 0,5324 1,4567 2,5203 12,5384 25,9035 1,0 5,0 13,9 -1,7 -2,5 0,6 Độ chệch (%) MEK Phương trình hồi quy: y = 0,2575x - 0,0098 R² = 0,9997 0,5 1 2,5 5 50 100 Nồng độ (ppm) Tỷ lệ diện tích pic 0,2838 0,5627 1,5546 2,4908 26,0986 52,2262 Methylen -9,9 -1,1 14,6 4,7 0,02 0,2 Độ chệch (%) clorid Phương trình hồi quy: y = 0,5216x + 0,0466 R² = 1

31


Tỷ lệ diện tích pic Isopropanol

Độ chệch (%)

6

15

30

50

100

0,5285 1,3141 2,4380 3,6644 -16,8

6,1

4,4

7,4721

-3,7

0,4

Tỷ lệ diện tích pic Độ chệch (%)

0,2190 0,4297 0,9947 4,3776 -11,4

-14,9

8,5

8,6209

FI

Acetal dehyde

CI

Phương trình hồi quy: y = 0,0729x + 0,154 R² = 0,9988 2 5 10 50 100 Nồng độ (ppm)

AL

Nồng độ (ppm)

0,6

-0,2

NH

ƠN

OF

Phương trình hồi quy: y = 0,0857x + 0,0651 R² = 0,9998

Y

Hình 3.8a. Đồ thị biễu diễn mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích

DẠ Y

M

QU

pic so với nội chuẩn của Aceton, Isopropanol và Acetaldehyd

Hình 3.8b. Đồ thị biễu diễn mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích

pic dung môi cần phân tích so với nội chuẩn của Ethyl acetat, MEK và Methylen clorid

32


Kết quả cho thấy trong khoảng tuyến tính đã xây dựng cho từng dung môi phân

AL

tích với hệ số R2 từ 0,9988 đến 1,000. Các giá trị độ chệch so với điểm chuẩn ban đầu đều nằm không nằm ngoài khoảng giới hạn ± 15% và ± 20 % tại mức nồng độ ở giới hạn định lượng theo yêu cầu của nhiều tổ chức tại Mỹ, Canada, Châu Âu [18]. Như vậy,

CI

đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ dung môi phân tích và tỷ lệ diện tích pic của các chất phân tích so với diện tích nội chuẩn đạt yêu cầu và được

Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ):

OF

3.2.5.

FI

chấp nhận.

Đánh giá LOD, LOQ của phương pháp dựa vào độ lệch chuẩn trên mẫu thêm chuẩn. Tạo mẫu thêm chuẩn có nồng độ lần lượt như sau: Aceton 5ppm, Ethyl acetat 1,5 ppm, MEK 3,5 ppm, Methylen clorid 1,5 ppm, Isopropanol 12 ppm, Acetaldehyd 3,5

ƠN

ppm. Tiến hành phân tích theo quy trình đã xây dựng (hình 3.9). Tính toán tỷ lệ diện tích pic giữa dung môi cần phân tích (r) và nồng độ của các chất (Ct) theo các đường chuẩn đã xây dựng trong khoảng tuyến tính mục 3.1.2.3 và xác định kết quả LOD, LOQ

M

QU

Y

NH

và R theo mục 2.2.2.4.

Hình 3.9. Sắc ký đồ mẫu thêm chuẩn thẩm định LOD, LOQ

Kết quả thẩm định LOD, LOQ được trình bày trong Bảng 3.8

DẠ Y

Nhận xét : Giá trị R của tất cả các mẫu thêm chuẩn hỗn hợp đều nằm trong khoảng 4-10 nên nồng độ dung dịch là phù hợp và LOD tính được là đáng tin cậy. [12]

33


L A

Bảng 3.8. Kết quả thẩm định LOD, LOQ Dung môi

T1

T2

T3

phân tích

r1

Ct1

r2

Ct2

r3

Ct3

r4

Aceton

0,8566

5,48

0,8430

5,41

0,7870

5,10

0,8326

Ethyl acetat

0,4933

1,43

0,5363

1,54

0,4745

1,39

0,5130

MEK

0,8401

3,30

0,8751

3,44

0,8345

3,28

0,8612

Methylen clorid

0,7487

1,35

0,8310

1,50

0,7829

1,41

Isopropanol

1,0175

11,85

0,9804

11,34

1,1176

Acetaldehyd

0,3442

3,26

0,3527

3,36

0,3450

T6 r6

T7 Ct6

r7

T8 Ct7

0,8435

5,41

0,8839

5,63

0,4768

1,39

0,5058

1,46

0,8220

3,23

0,8471

3,33

0,7391

1,33

0,8398

1,0623

12,46

Y Ạ

0,3655

3,51

r8

T9

Ct8

Y U

r9

Ct4

I F F

Ct5

5,00

1,48

0,5466

1,56

3,38

0,9280

3,64

0,7768

1,40

0,8827

1,60

13,22

1,0872

12,80

1,0465

12,24

3,27

0,3512

3,34

0,3238

3,02

Ct9

5,35

r5

T5

0,7681

N Ơ

H N

I C

T4

O T10

r10

Kết quả Ct10

Sd

LOD

LOQ

(ppm)

(ppm)

R

0,9220

5,83

0,8969

5,70

0,9821

6,16

0,341

1,022

3,407

5,4

0,5151

1,49

0,4806

1,40

0,5544

1,58

0,071

0,214

0,714

6,9

0,8631

3,39

0,8104

3,19

0,8672

3,41

0,128

0,384

1,280

8,8

1,52

0,8060

1,46

0,7391

1,33

0,8253

1,49

0,092

0,277

0,923

5,2

1,0123

11,77

0,9995

11,60

1,0602

12,43

0,9678

11,16

0,657

1,970

6,567

6,1

0,3511

3,34

0,3139

2,90

0,3404

3,21

0,3573

3,41

0,180

0,540

1,801

6,0

K

M È

Q

D

34


3.2.6.

Độ đúng

AL

Độ đúng của phương pháp được đánh giá bằng phương pháp xác định độ thu hồi của mẫu thêm chuẩn. Thêm chuẩn hỗn hợp ở 03 mức nồng độ: LOQ, trung bình và cao

vào mẫu nền, tiến hành theo quy trình phân tích thử, mỗi mức thực hiện 03 lần. Tiến

CI

hành phân tích theo quy trình đã xây dựng. Tính toán tỷ lệ diện tích pic giữa dung môi cân phân tích (r) và nồng độ của các chất (Ct) theo các đường chuẩn đã xây dựng trong

FI

khoảng tuyến tính mục 3.1.2.3 và xác định độ thu hồi theo mục 2.2.2.5. Sắc ký đồ đại

OF

diện cho phần độ đúng được trình bày ở phụ lục 1.

- Mẫu nồng độ LOQ: Từ dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm thêm vào 100,0 ml mẫu nền một lượng chính xác để có nồng độ hỗn hợp như sau: Aceton 3,5ppm, Ethyl acetat 0,72 ppm, MEK 1,3 ppm, Methylen clorid 0,9 ppm, Isopropanol 6,5 ppm,

ƠN

Acetaldehyd 1,8 ppm (chuẩn bị 3 mẫu). Tiến hành theo quy trình thử đã xây dựng. - Mẫu nồng độ trung bình: Từ dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm thêm vào 100,0 ml mẫu nền một lượng chính xác để có nồng độ hỗn hợp như sau: Aceton 5ppm, Ethyl acetat

NH

2 ppm, MEK 5 ppm, Methylen clorid 2,5 ppm, Isopropanol 15 ppm, Acetaldehyd 5 ppm (chuẩn bị 3 mẫu). Tiến hành theo quy trình thử đã xây dựng. - Mẫu nồng độ cao: Từ dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm thêm vào 100,0 ml mẫu nền

Y

một lượng chính xác để có nồng độ 50 ppm đối với từng dung môi (chuẩn bị 3 mẫu).

QU

Tiến hành theo quy trình thử đã xây dựng. Kết quả độ thu hồi được trình bày trong bảng 3.9 Bảng 3.9: Kết quả độ thu hồi của phương pháp Lượng thêm

tích

diện tích

vào

thêm

pic

vào (µl)

(r)

350

0,5337

3,73

106,7

350

0,5498

3,82

109,2

350

0,5161

3,64

104,9

môi

Tỷ lệ

M

Dung

Thể

(ppm)

DẠ Y

Aceton

3,5

Lượng

Độ thu hồi

tìm lại

(%)

(ppm)

35

TB = 106,6 % RSD = 2,4 %

Yêu cầu theo AOAC

80-110%


Lượng

Thể

Tỷ lệ

Dung

thêm

tích

diện tích

môi

vào

thêm

pic

(ppm)

vào (µl)

(r)

500

0,8503

5,54

108,9

500

0,8397

5,39

107,8

500

0,8550

5,47

109,4

5000

8,3822

46,16

92,3

5000

8,3499

45,98

92,0

5000

8,9667

49,32

98,6

72

0,1787

0,66

91,2

72

0,1727

0,58

89,1

Ehyl acetat

2

1,3

M

5

MEK

50

DẠ Y

Methylen clorid

0,9

72

0,1616

0,61

85,3

200

0,6465

1,81

90,5

200

0,6466

1,81

90,5

200

0,6645

1,85

92,7

5000

17,6742

43,77

87,54

5000

17,9075

44,34

88,69

5000

19,1591

47,43

94,86

130

106,9

1,39

130

0,3263

1,31

100,4

130

0,3331

1,33

102,5

500

1,3304

5,20

104,1

500

1,2874

5,04

100,8

500

1,3096

5,12

102,5

5000

12,3210

47,9

95,7

5000

11,4103

44,35

88,7

5000

12,3492

48,00

96,0

90

0,4842

0,84

93,2

90

0,5271

0,92

102,4

90

0,4804

0,83

92,4

0,3481

QU

50

36

AL CI

AOAC

TB = 108,7%

RSD = 0,78 %

FI

(ppm)

TB = 94,3 %

RSD = 4,0 %

OF

0,72

theo

(%)

ƠN

50

tìm lại

NH

Aceton

Yêu cầu

Độ thu hồi

Y

5

Lượng

TB = 88,6 %

RSD = 3,4 %

TB = 91,2 % RSD = 1,4 %

TB = 90,4 % RSD = 4,4 %

TB = 103,3 % RSD = 3,2 %

TB = 102,4 % RSD = 1,7 %

TB = 93,5 % RSD = 4,4 %

TB = 96,0 % RSD = 5,7 %

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%


Lượng

Thể

Tỷ lệ

Dung

thêm

tích

diện tích

môi

vào

thêm

pic

(ppm)

vào (µl)

(r)

250

1,2594

2,33

93,0

250

1,3678

2,53

101,3

Methylen

250

1,3545

2,51

100,3

clorid

5000

25,2210

48,26

96,5

5000

23,1942

44,38

88,80

5000

25,2286

48,28

96,6

650

0,5853

5,92

91,0

650

0,6067

6,21

95,5

650

0,5683

5,68

87,4

1500

1,3264

16,08

107,2

1500

1,2715

15,33

102,2

1500

1,2765

15,40

102,7

5000

3,5084

46,01

92,0

5000

3,6321

47,71

95,4

5000

3,5040

45,95

91,9

180

0,2008

1,58

88,0

Iso propanol

15

1,8

Acetal

5

M

dehyd

AL CI

AOAC

TB = 98,2 %

FI

RSD = 4,6 %

TB = 94,0 %

RSD = 4,8 %

OF

0,2126

1,72

95,6

180

0,2022

1,60

88,9

500

0,5008

5,08

101,7

500

0,5153

5,25

105,1

500

0,5093

5,18

103,7

5000

4,1166

47,28

94,6

5000

4,1426

47,58

95,2

TB = 91,3 %

RSD = 4,5 %

TB = 104,0 % RSD = 2,7 %

TB = 93,1 % RSD = 4,6%

TB = 90,8 % RSD = 4,6 %

TB = 103,5 % RSD = 1,6 %

TB = 96,1 % RSD = 2,3 %

5000

4,2898

49,30

DẠ Y

50

(ppm)

180

QU

50

theo

(%)

ƠN

6,5

tìm lại

NH

50

Yêu cầu

Độ thu hồi

Y

2,5

Lượng

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

80-110%

98,6

Kết quả thẩm định độ đúng cho thấy ở các mức nồng độ đối với từng dung môi đều đạt độ thu hồi theo yêu cầu theo AOAC [10].

37


L A

Độ chính xác:

3.2.7.

Tiến hành tạo mẫu thêm chuẩn ở 3 nồng độ tương tự như độ đúng. Mỗi nồng độ làm lặp lại 06 lần. Tiến hành phân tích theo quy

I C

trình đã xây dựng. Tính toán tỷ lệ diện tích pic giữa dung môi cân phân tích (r) và nồng độ của các chất (Ct) theo các đường chuẩn đã

I F F

xây dựng trong khoảng tuyến tính mục 3.1.2.3 Tính giá trị RSD của từng nồng độ đối với từng dung môi. Sắc ký độ đại diện cho từng nồng độ được trình bày trong phụ lục. Kết quả độ lặp lại được trình bày trong Bảng 3.10. Bảng 3.10. Kết quả độ lặp lại LOQ

N Ơ

Trung bình

Dung Tỷ lệ môi phân

Mẫu

tích

thêm

(Nồng độ

Nồng

Tỷ lệ Yêu cầu

diện

độ

Trung bình

tích

trong

(ppm)

diện RSD tích

chuẩn

theo pic

mẫu

Y U

RSD (%)

pic

ppm)

AOAC (r)

(ppm)

1

0,5847

4,01

2

0,5696

3,93

3

0,5747

3,96

4

0,5457

Aceton (3,5-550)

Y Ạ

K

M È

3,80

Q

TB = 3,87

RSD = 3,12

≤ 7,3%

Nồng

H N

Cao Tỷ lệ

Nồng

diện tích

độ

Trung bình

cầu

pic

trong

(ppm)

RSD

(r)

mẫu

RSD (%)

theo

Yêu cầu

độ

Trung bình

trong

(ppm)

mẫu

O

Yêu

RSD theo

RSD (%) AOAC

(r)

(ppm)

(ppm)

0,8220

5,29

8,3504

45,99

0,8341

5,36

8,3620

46,05

0,8330

5,35

TB = 5,37

8,3415

45,94

TB = 46,93

0,8582

5,49

RSD = 1,24

9,0182

49,60

RSD = 3,05

≤ 7,3%

5

0,5568

3,86

0,8365

5,37

8,6309

47,50

6

0,5230

3,68

0,8282

5,33

8,4494

46,52

D

38

AOAC

≤ 5,3%


L A

1

0,1842

0,67

0,6855

1,91

17,6995

43,83

Ethyl

2

0,1703

0,64

0,6214

1,75

18,0225

44,63

acetat

3

0,1855

0,67

TB = 0,63

0,6629

1,85

TB = 1,91

17,8910

44,30

TB = 44,42

(0,72-2-

4

0,1648

0,62

RSD = 5,01

0,7407

2,04

RSD = 5,52

17,5817

43,54

RSD = 1,66

50)

5

0,1607

0,61

0,6847

1,90

18,4415

45,66

6

0,1534

0,59

0,7238

2,00

1

0,3691

1,47

1,3252

5,18

2

0,3573

1,43

1,3789

5,39

3

0,3554

1,42

TB = 1,40

4

0,3295

1,32

RSD = 3,92

5

0,3460

1,38

6

0,3396

1,36

1

0,5231

0,91

Methylen

2

0,5094

0,89

clorid

3

0,4764

0,82

4

0,4677

≤ 11,0%

≤ 11,0%

44,35

11,6938

45,45

11,9991

46,64

TB = 45,67

11,6048

45,11

RSD = 1,89

5,50

11,8867

46,20

1,3440

5,26

11,9127

46,30

1,3374

2,47

23,7929

45,53

1,2983

2,38

22,9965

44,00

1,3580

2,51

TB = 2,46

23,1774

44,35

TB = 45,36

1,4011

2,60

RSD = 3,77

23,1699

44,33

RSD = 3,06

1,3357 1,3937

(0,9-2,550)

Y Ạ

K

Y U

0,81

TB = 0,85

RSD = 4,90

≤ 11,0%

O

11,4110

1,4077

M È

I F F

44,53

50)

Q

I C

17,9825

MEK (1,3-5-

≤ 11,0%

N Ơ

H N 5,23

TB = 5,34

5,45

RSD = 2,46

≤ 7,3%

≤ 11,0%

5

0,4802

0,83

1,2655

2,34

24,2837

46,47

6

0,4797

0,83

1,3440

2,46

24,8068

47,47

D

39

≤ 5,3%

≤ 5,3%

≤ 5,3%


L A

1

0,5927

6,02

1,3416

16,29

3,3337

43,62

Iso

2

0,5903

5,98

1,3519

16,43

3,6291

47,67

propanol

3

0,5513

5,45

TB = 5,95

1,2802

15,45

TB = 15,98

3,5317

46,33

TB = 46,04

(6,5-15-

4

0,5923

6,01

RSD = 4,32

1,3656

16,62

RSD = 4,18

3,5046

45,96

RSD = 4,16

50)

5

0,5951

6,05

1,3343

16,19

3,3727

44,15

6

0,6058

6,20

1,2395

14,89

1

0,2088

1,68

0,5101

5,19

Acetal

2

0,2168

1,77

0,5060

5,14

dehyde

3

0,2219

1,83

TB = 1,71

(1,8-5-

4

0,2084

1,67

RSD = 4,14

50)

5

0,2070

1,66

6

0,2081

1,67

≤ 7,3%

≤ 11,0%

0,5049 0,5028 0,5248

Y U

0,5249

I C

I F F

≤7,3%

O

3,6913

48,52

4,1429

47,58

3,9348

45,15

3,9647

45,50

TB = 46,34

3,9153

44,93

RSD = 2,75

5,36

4,1292

47,42

5,37

4,1342

47,48

H N

N Ơ

5,13

TB = 5,22

5,11

RSD = 2,25

Q

≤ 7,3%

≤ 5,3%

≤ 5,3%

Từ kết quả thu được và so sánh theo quy định của AOAC, các dung môi ở mỗi nồng độ đều có độ lặp lại trong giới hạn cho phép. Như vậy phương pháp có độ lặp lại đạt yêu cầu của AOAC [10]

Y Ạ

K

M È

D

40


3.3. Ứng dụng phương pháp phân tích

L

Thu mẫu: 5 lít tại mỗi khu vực vào ngày 15/5/2021: hồ Văn Chương (mẫu 1), hồ Thiền

FI CI A

Quang (mẫu 2) và hồ Thành Công (mẫu 3). Tiến hành phân tích các mẫu trên (mỗi mẫu phân tích lặp lại 3 lần) theo quy trình phân tích. Sắc ký đồ thu được của các mẫu đều không

ƠN

OF

cho thấy sự có mặt của các dung môi cần phân tích.

Hình 3.11. Sắc ký đồ mẫu 2

DẠ

Y

M

QU Y

NH

Hình 3.10. Sắc ký đồ mẫu 1

Hình 3.12. Sắc ký đồ mẫu 3

41


CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

L

Dựa trên các thông tin và đặc tính lý hóa của 06 dung môi : Aceton, Ethyl acetat,

FI CI A

MEK, Methylen clorid, Isopropanol và Acetaldehyd, những lý thuyết cơ bản về sắc ký khối phổ và tiêm mẫu không gian hơi, nghiên cứu đã xây dựng và thẩm định được quy trình phân tích tồn dư của 06 dung môi trên trong mẫu nước thải. Tuy nhiên từ quá trình thực nghiệm và phân tích tôi xin đưa ra một số bàn luận sau : 4.1. Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu

OF

Đối tượng nghiên cứu của đề tài đều là các dung môi được sử dụng khá phổ biến trong các quy trình sản xuất MET và MDMA. Tuy nhiên đây cũng là những dung môi được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm cũng như trong một số sinh hoạt hàng ngày, ví

ƠN

dụ: Isopropanol trong nước rửa tay sát khuẩn nhanh, Aceton được sử dụng như chất tẩy móng tay … Các công bố trước đây cũng chỉ ra rằng dòng thải cơ sở sản xuất MET hoặc MDMA sẽ xuất hiện cùng lúc nhiều dung môi hữu cơ khác nhau nên thực tế phải xác định

NH

đồng thời có mặt nhiều dung môi, trong đó có một số dung môi thường gặp và một số hiếm gặp hơn [39,41]. Chính vì vậy, nếu các mẫu phân tích có sự xuất hiện của các dung môi này thì vẫn cần kết hợp cùng các phân tích hóa học khác về sự có mặt của các chất ma túy,

QU Y

các tạp vô cơ và chất độn để góp phần thu hẹp địa điểm điều tra. Cũng với lý do trên, để lựa chọn nền mẫu không có dung môi phân tích trong nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn mẫu nền là mẫu nước hồ Bảy mẫu vì đây là khu vực tương đối biệt lập với khu dân cư, được nhân viên vệ sinh dọn dẹp thường xuyên, ít nước thải sinh hoạt đổ vào đây hơn so với các sông hồ khác trong thành phố nên dung môi hữu cơ hòa tan ít hơn.

M

Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là GC/MS-HS là phương pháp phù hợp đặc

biệt khi đối tượng phân tích là các dung môi tồn dư. Hiện nay phương pháp chủ yếu để phân tích tồn dư dung môi là GC-FID/HS, tuy nhiên sử dụng GC/MS-HS có thể đánh giá độ đặc hiệu không chỉ dựa vào thời gian lưu mà còn nhờ vào điểm nhận dạng để tăng tính

Y

chọn lọc của phương pháp. Nhược điểm của GC/MS-HS là thiết bị không phổ biến và để

DẠ

phân tích được điểm nhận dạng cần người phân tích nắm được cách phân tích phổ khối. Đối với phân tích tồn dư dung môi có hai loại cột thường được sử dụng là cột 624

(6% Cyanopropylphenyl 94% dimethylpolysiloxane) hoặc cột Wax (Polyethylene glycol) trong khi tiến hành thực nghiệm, do các cột nhóm nghiên cứu hiện có đều có chiều dài 30m

42


và không phải loại dùng cho detector MS. Để khắc phục điều này nhóm đã dựa vào các

L

khuyến cáo về đường kính cột của hãng để lựa chọn cột. Cột có đường kính nhỏ thường

FI CI A

phù hợp hơn với detector MS, ngoài ra đường kính càng nhỏ thì hiệu lực cột càng cao. Các dung môi lựa chọn phân tích có nhiệt độ sôi xấp xỉ nhau nên khi rửa giải các pic có thể rất sát nhau, vì vậy cần lựa chọn cột có hiệu lực cao để phân tách tốt hơn. Chính vì những lí do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn cột DB-WAX đường kính 0,25 mm thay vì cột DB624 đường kính 0,53 mm.

OF

Quá trình khảo sát đã tối ưu được nhiệt độ ủ mẫu và thời gian ủ mẫu đối với buồng headspace, tuy nhiên ngoài hai thông số trên thể tích vial tiêm mẫu hoặc thể tích mẫu cũng là những thông số có thể ảnh hưởng đến hệ số phân bố pha khí và pha hơi trong quá trình kiện này để phát triển phương pháp.

ƠN

ủ mẫu, vì vậy khi nghiên cứu mở rộng có thể tiếp tục tiến hành khảo sát thêm những điều Chương trình nhiệt độ lò cột chỉ tập trung vào khảo sát nhiệt độ ban đầu và khoảng

NH

tăng nhiệt để rửa giải hai chất còn còn lại. Ở nhiệt độ 300C là nhiệt độ tương đương với nhiệt độ phòng khi cài đặt hệ thống GC 7000, 5/7 pic đã được rửa giải, nguyên nhân có thể do các dung môi phân tích đều có nhiệt độ sôi thấp và xấp xỉ nhau nên được rửa giải liên

QU Y

tiếp nhau. Đối với các dung môi được lựa chọn trong nghiên cứu, nhiệt độ này vẫn đảm bảo quá trình phân tích tuy nhiên khi mở rộng phương pháp với nhiều dung môi hơn thì có thể xảy ra hiện tượng trùng pic. Để khắc phục điểm này có để sử dụng cột dài 60m để tăng độ phân giải hoặc sử dụng phần mềm tách phổ khối. 4.2. Về thẩm định phương pháp

M

Phương pháp đã được thẩm định đáp ứng yêu cầu AOAC nhưng trong quá trình thực

nghiệm vẫn còn một số vấn đề cần bàn luận. Các thiết bị sắc ký khí có gắn detector MS thường so sánh phổ của chất phân tích với phổ chuẩn có sẵn trong thư viện đi kèm hoặc phổ của chất tương ứng. Tuy nhiên trong độ đặc hiệu, nghiên cứu đã không sử dụng việc so sánh với phổ thư viện chuẩn do thiết bị phân tích chưa có bộ phận chống phân mảnh

Y

(lens 6mm thay vì lens 3 mm để giảm khả năng phân mảnh của các chất) nên phổ khối bị

DẠ

ảnh hưởng bởi sự phân tán các mảnh, đây là nguyên nhân dẫn đến sự sai khác giữa phổ của chuẩn dung môi và phổ của thư viện. Bên cạnh đó độ nhạy của detector MS của thiết bị trong nghiên cứu khó ghi nhận được các mảnh nhỏ hơn 30 m/z, nên đối với một số dung

43


môi có các mảnh dưới 30 m/z sẽ bị thiếu mảnh khi so sánh với phổ của thư viện chuẩn.

FI CI A

dung môi chuẩn để thay thế cho việc so sánh với phổ thư viện.

L

Chính vì vậy nghiên cứu đã sử dụng việc tính điểm nhận dạng IP và thời gian lưu so với Khoảng tuyến tính của cả 06 dung môi đều có hệ số tuyến tính và độ chệch của từng điểm nồng độ đều đạt yêu cầu. Nhưng độ chệch ở các điểm đầu đường chuẩn Aceton và Ethyl acetat đều tương đối cao (20 % và 17,3 %) do đây là điểm dựa trên LOQ ước tính và có sự chênh lệch nhiều so với LOQ thực nghiệm. Các dung môi còn lại LOQ ước tính đều

OF

tương đương LOQ thực nghiệm nên độ chệch thấp hơn hai dung môi trên. LOQ ước tính của aceton là 2 ppm, trong khi LOQ thực nghiệm gấp 1,7 lần (3,4 ppm). Đối với Ethyl acetat LOQ thực nghiệm (0,7) gấp 1,4 lần LOQ ước tính (0,5 ppm). Như vậy khi xây dựng

ƠN

đường chuẩn làm việc để tiến hành phân tích nên xây dựng lại từ LOQ thực nghiệm để giảm độ chệch các điểm của khoảng tuyến tính.

Hiện nay nhóm nghiên cứu chưa tìm được các nghiên cứu về phân tích dung môi

NH

trong nước thải nên chưa thể so sánh nhằm đánh giá độ nhạy của phương pháp dựa trên LOD và LOQ tuy nhiên khi xây dựng phương pháp, tỷ lệ chia dòng đang được áp dụng là 10:1, như vậy phương pháp có thể được phát triển để tăng độ nhạy bằng việc khảo sát các

QU Y

tỷ lệ chia dòng thấp hơn như 5:1, 2:1 hay không chia dòng. Độ đúng và độ chính xác của phương pháp đều đáp ứng tiêu chuẩn AOAC. Ở phần độ đúng nếu như nồng độ LOQ và trung bình dao động khá nhiều thì ở nồng độ cao 50 ppm tất cả các dung môi đều có độ thu hồi khoảng 90%-95%. Aceton ở hai nồng độ LOQ và trung bình có tỷ lệ thu hồi dương tính cao 106-109 % nguyên nhân có thể xuất phát do điểm

M

LOQ ước tính thấp hơn LOQ thực nghiệm, ngoài ra có thể tại nồng độ thấp có sự dao động

4.3.

lớn về hệ số cân bằng pha hơi và pha lỏng giữa Aceton và nội chuẩn. Về phân tích mẫu thực tế

Do tình hình dịch bệnh, nên nhóm nghiên cứu chưa thu thập được nhiều các mẫu

trong thực tế để đánh giá được chính xác tình trạng thôi nhiễm của các dung môi đối với

Y

các mẫu nước trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên sự không có mặt có các dung môi trong

DẠ

03 mẫu nước hồ thu được tại gần các khu dân cư cũng cho thấy nếu như không liên quan nhiều đến việc sử dụng hóa chất trong sản xuất hoặc thí nghiệm thì tỷ lệ thôi nhiễm của các dung môi ra nước hồ là không cao.

44


Ngoài ra mục tiêu chính của đề tài là phân tích mẫu nước thải của các cơ sở sản xuất

L

ma túy MET và MDMA nhằm hỗ trợ phục vụ công tác điều tra, khoanh vùng và lập bản đồ

FI CI A

nhưng địa điểm sản xuất trái phép. Chính vì vậy việc có được các mẫu thực thu được từ các sơ sở sản xuất để khẳng định tính khả thi và khả năng ứng dụng của phương pháp hoàn toàn phụ thuộc điều kiện bên ngoài : mẫu do các cơ quan điều tra cung cấp. Trong khoảng thời gian nghiên cứu xây dựng phương pháp, nhóm tác giả không thuận lợi nhận được mẫu thực

DẠ

Y

M

QU Y

NH

ƠN

OF

tế nào.

45


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

FI CI A

L

KẾT LUẬN Mục tiêu đặt ra của khóa luận đã được thực hiện đầy đủ và tin cậy 1. Xây dựng và thẩm định phương pháp

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và xây dựng được phương pháp xác định tồn dư của

OF

06 dung môi trong nước thải bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ kết nối bộ phận tiêm mẫu không gian hơi để hỗ trợ trong trong công tác điều tra truy vết các cơ sở sản xuất trái phép MET và MDMA. Sắc ký đồ cho thấy các pic dung môi cần phân tích đạt yêu cầu độ phân giải, pic cân xứng, quá trình chuẩn bị mẫu đơn giản, dễ thực hiện có thể áp dụng được ở tất cả các phòng thí nghiệm có hệ thống GC/MS-HS.

NH

ƠN

Phương pháp đã được thẩm định đầy đủ các chỉ tiêu theo qui định của AOAC. Kết quả thẩm định cho thấy phương pháp đảm bảo độ đặc hiệu, độ thu hồi và độ chính xác ở cả 3 mức nồng độ khảo sát đáp ứng yêu cầu theo AOAC. Khoảng tuyến tính rộng (0,5 -100 ppm) cho phép phân tích được nhiều nồng độ. LOD và LOQ thấp (LOD: 0,2 ppm - 2,0 ppm; LOQ: 0,7 - 6,6 ppm) thể hiện độ nhạy tốt của phương pháp. 2. Ứng dụng

QU Y

Đã sử dụng phương pháp phân tích trên phân tích 6 dung môi trên trong 03 mẫu nước hồ của thành phố Hà Nội thu thập được và đều không ghi nhận sự xuất hiện của các dung môi cần phân tích.

M

KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu mở rộng đối tượng phân tích là các dung môi khác cũng thường được sử dụng trong các quy trình sản xuất MET và MDMA.

DẠ

Y

2. Kéo dài thời gian nghiên cứu để mở rộng cỡ mẫu hoặc thu thập được mẫu nước thải từ những địa điểm có liên quan tới các cơ sở sản xuất trái phép MET và MDMA để ứng dụng phương pháp.

46


TÀI LIỆU THAM KHẢO

FI CI A

1. Trần Tử An (2007), Hóa phân tích 2, NXB Y học, Hà Nội.

L

Tài liệu tiếng Việt: 2. Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam V, tập 2, NXB Y học, Hà Nội.

3. Cơ quan Phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc, Văn phòng tại Việt Nam (2012), Các chất kích thích dạng amphetamine ở Việt Nam - Một số đánh giá về mức độ sẵn có, sử dụng và tác động đối với sức khỏe và an toàn xã hội ở Việt Nam, Hà Nội.

OF

4. Nguyễn Xuân Trường (2007), Nghiên cứu xác định tạp chất, góp phần truy tìm nguồn gốc heroin ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Dược học, Trường đại học Dược hà Nội, Hà Nội, tr 112-118.

ƠN

5. Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (2010), Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh:

NH

6. Abdulhameed M.R (2000), Characterisation and Profiling of Ecstasy Tablets, A thesis submitted for the Degree of Doctor of Philosophy, Department of Forensic Medicine & Science - University of Glasgow, Scotland.

QU Y

7. Abida L, Humera S.M et al (2017), “Determination of Organic Volatile Impurities in Twenty-Three Different Coated Tablet Formulations Using Headspace Gas Chromatography with Flame Ionization Detection Technique”, Pharmaceutica Analytica Acta, 8(8).

M

8. Amir J, Amir H et al (2016), “Impact of Pharmaceutical Impurities in Ecstasy Tablets: Gas Chromatography-Mass Spectrometry Study”, Iranian Journal of Pharmaceutical

Research, 15 (1), pp. 221-229. 9. Ana P.P, Jelena A et al (2016), “Optimization of HS-GC–FID–MS Method for Residual Solvent Profiling in Active Pharmaceutical Ingredients Using DoE”, Journal of

Y

Chromatographic Science, 54(2), pp. 103–111.

DẠ

10. Association of Official Analytical Chemists (2016), “Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements”, AOAC Official Methods of Analysis.

11. Carla M.T, Milagros M et al (2015), “Multiple responses optimization in the development of a headspace gas chromatography method for the determination of


residual solvents in pharmaceuticals”, Journal of Pharmaceutical Analysis, 5, pp. 296–

L

306.

FI CI A

12. Ministère de l’environnement et de la lute contre les changements climatiques (2021), Protocole pour la validation d’une méthode d’analyse en chimie, Programme d’accréditation des laboratoires d’analyse.

13. Chandrakant S, Ajay T et al (2019), “Development and validation of residual solvent

Applied Sciences, 1-233.

OF

determination by headspace gas chromatography in Imatinib Mesylate API”, SN 14. Christopher C, Kyle R.D (2009), “A review of the clinical pharmacology of methamphetamine”, Addiction, 104, pp. 1085–1099.

ƠN

15. Christopher M.P, Thomas W et al (2016), “The synthesis and characterisation of MDMA derived from a catalytic oxidation of material isolated from black pepper reveals potential route specific impurities”, Science and Justice, 56, pp. 223–230.

NH

16. Clyde V.O, Mark M.M, David M (2017), “Remediation of Manufactured Methamphetamine in Clandestine Laboratories. A Literature Review”, Journal of Chemical Health and Safety, 24(5), pp. 23–37.

QU Y

17. Emanuele A.A, Bruno D.S (2013), “Chemical Profile of Ecstasy Tablets – a Review”, Brazilian Journal of Forensic Sciences, Medical Law and Bioethics, 2(2), pp. 165-178. 18. European Medicines Agency (2015), Guideline on bioanalytical method validation, EU. 19. Fabien P, Sophie B et al (2002), “Impurity profiling of seized MDMA tablets by

281.

M

capillary gas chromatography”, Analytical and Bioanalytical Chemistry, 374, pp. 274-

20. Frank Michel (2012), Dedicated solvents for Headspace GC, Sigma-Aldrich, USA. 21. Hilary A.S.B, William J et al (2011), “Organic impurities, stable isotopes, or both: A comparison of instrumental and pattern recognition techniques for the profiling of 3,4-

Y

methylenedioxymethamphetamine”, Analytical Methods, 3, pp. 2279–2288.

DẠ

22. Hiroki S, Yuko T.I et al (2019), “Simultaneous chiral impurity analysis of methamphetamine and its precursors by supercritical fluid chromatography–tandem mass spectrometry”, Forensic Toxicology, 37, pp. 145–153.


Methamphetamine seizures”, Journal of Health Science, 54(6), pp. 615-622.

L

23. Hiroyuki I, Yuko T.I, Kenji K (2008), “Characterization and profling of

in methamphetamine seizures”, Synergy 2, pp. 194-205.

FI CI A

24. Isaac O, Andrew T.B et al (2020), “A review of the newly identified impurity profiles

25. John S, Lukas V et al (2019), Determination of Residual Solvents in Hemp-Based MatricesUsing Headspace GC-MS, North American Chemical Residue Workshop.

26. Khaleel N, Abdul R.S (2021), “Determination of residual solvents in paclitaxel by

OF

headspace gas chromatography”, Future Journal of Pharmaceutical Sciences, 7(40). 27. Laurent K, Aviv W et al (2009), “Pharmacological approaches to methamphetamine dependence: a focused review”, British Journal of Clinical Pharmacology, 69(6), pp.

ƠN

578-592.

28. Masoom R.S, Rajkumar R et al (2013), “Determination of residual solvents in docetaxel

2484.

NH

by headspace gas chromatography”, Arabian Journal of Chemistry, 10(2), pp. 247929. Mohamed A.J (2019), “Pharmaceutical Applications of Gas Chromatography”, Applied Sciences, 9, pp. 683-690

QU Y

30. National Institute on Drug Abuse (2017), MDMA (Ecstasy) Abuse Research Report, USA.

31. National Institute on Drug Abuse (2019), Methamphetamine Research Report, USA. 32. Neda A, Afshar EA, Maryam A (2015), “Impurity Profiling of Street Methamphetamine

M

Samples Seized in Kermanshah, Iran with Special Focus on Methamphetamine Impurities Health Hazards”, Journal of Clinical Toxicology 5(4).

33. Official Journal of the European Communities (2002), Commission decision of 12 August 2002 implementing Council Directive 96/23/EC concerning the performance of analytical methods and the interpretation of results, (2002/657/EC)

Y

34. Roger L.F (2004), The determination of residual solvent in Pharmaceuticals using the

DẠ

Agilent G1888 Network headspace sampler, Agilent, USA.

35. Saurabh P, Preeti P et al (2011), “Residual solvent determination by head space gas chromatography with flame ionization detector in omeprazole API”, Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences, 47(2), pp. 379-384.


36. Simon Jone (2020), Head in the right direction with headspace analysis, Agilent, USA.

L

37. United Nation Office on Drug and Crimes (2020), “Drug supply”, World Drug Report

FI CI A

3, pp.37-66

38. United Nation Office on Drug and Crimes (2020), “Drug use and health consequences”, World Drug Report 2, pp.18-24.

39. United Nations International Drug Control Programme (1998), Clandestine manufacture of substances under international control, ST/NAR/10/REV.2, USA

OF

40. United Nations International Drug Control Programme (2000), A practical guide to methamphetamine characterization / impurity profiling: Method procedures, mass spectral data of selected impurities, and literature references, USA.

Chemicals

Associated

ƠN

41. United State Environmental Protection Agency (2013), Appendix C: Properties of with

Methamphetamine,

Voluntary

Guidelines

for

Methamphetamine Laboratory Cleanup, USA.

NH

42. Vanitha K, Niamh N.D (2009), “Characterization of Route Specific Impurities Found in Methamphetamine Synthesized by the Leuckart and Reductive Amination Methods”, Analytical Chemistry, 81(17), pp. 7342-7348.

QU Y

43. Visser H.A.A.H, Visser-van Leeuwen M, HuizerH (2005), “Residual solvents in methylenedioxymethamphetamine tablets as asource of strategic information and as a tool for comparative analysis: the developmentand application of a static headspace gas chromatography/mass spectrometry method”, Bulletin on Narcotics, LVII (1,2),

M

pp.167-182

44. Xinghua Guo (2014), Advances in Gas Chromatography, Chapter 1,2.

45. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov 46. https://case.vn/

DẠ

Y

47. https://www.nist.gov


PHỤ LỤC 1

FI CI A

PL 1.1. Độ đặc hiệu

L

Sắc ký đồ thẩm định phương pháp

ƠN

OF

Chuẩn đơn Aceton

QU Y

NH

Chuẩn đơn Ethyl acetat

DẠ

Y

M

Chuẩn đơn MEK


OF

FI CI A

L

Chuẩn đơn Methylen clorid

QU Y

NH

ƠN

Chuẩn đơn Isopropanol

DẠ

Y

M

Chuẩn đơn Acetaldehyd


OF

FI CI A

L

Chuẩn đơn Iso amyl alcol

ƠN

PL 1.2. Khoảng tuyến tính

QU Y

NH

C1

DẠ

Y

M

C2


Y

DẠ M

C5

QU Y ƠN

NH

C4

FI CI A

OF

L

C3


OF

FI CI A

L

C6

PL 1.3. Độ thu hồi

DẠ

Y

M

Mức trung bình

QU Y

NH

ƠN

Mức LOQ


Y

DẠ M

KÈ QU Y ƠN

NH

FI CI A

OF

L

Mức cao


Phổ khối của các chất trong mẫu thêm chuẩn - Độ đặc hiệu

NH

ƠN

OF

FI CI A

Aceton

Y

M

QU Y

Ethyl acetat

DẠ

L

PHỤ LỤC 2


Y

DẠ M

KÈ QU Y

Methylen clorid

ƠN

NH

FI CI A

OF

L

MEK


NH

ƠN

OF

FI CI A

L

Isopropanol

DẠ

Y

M

QU Y

Acetaldehyd


Y

DẠ M

KÈ QU Y ƠN

NH

FI CI A

OF

L

Iso amyl alcol


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.