12
phần đúng của nó, bổ sung các thành phần còn thiếu, phân biệt nó với các đối tượng ghi nhớ khác, tìm ra các mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại của đối tượng với các sự vật, sự việc, đối tượng khác. Đây là quá trình nhận thức lý tính, nhận thức bằng tư
FF IC IA L
duy. Nó phân biệt với nhận thức cảm tính là nhận thức không có tư duy. Nhận thức lý tính giúp cho sự hiểu biết và ghi nhớ về đối tượng nhiều hơn những cái mà đối
tượng cung cấp cho sự ghi nhớ của hệ thần kinh, đối tượng được hiểu sâu hơn, được xem xét, đánh giá toàn diện hơn và kĩ càng hơn, được nhận thức đúng đắn hơn. Tư
duy bổ sung những cái còn thiếu trong quá trình hệ thần kinh ghi nhớ về đối tượng”[27].
O
1.1.2. Khái niệm tư duy sáng tạo
N
1.1.2.1. Sáng tạo
Ơ
Theo từ điển tiếng Việt: “Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết cái mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có (cái mới, cách giải quyết mới phải
H
có ý nghĩa, có giá trị xã hội)”[35].
N
Theo bách khoa toàn thư Xô-Viết (1976): “Sáng tạo là hoạt động của con
Y
người trên cơ sở các quy luật khách quan của thực tiễn, nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với mục đích và nhu cầu của con người. Sáng tạo là hoạt
U
động được đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất”.
Q
“Như vậy sự sáng tạo cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của xã hội loài
M
người, sáng tạo thường được nghiên cứu trên nhiều phương diện như là một quá trình phát sinh cái mới trên nền tảng cái cũ, như một kiểu tư duy, như là một năng
KÈ
lực của con người”[27].
D
ẠY
1.1.2.2. Khái niệm tư duy sáng tạo Có nhiều quan điểm không giống nhau về tư duy cũng như sáng tạo: “Tính linh hoạt, tính độc lập và tính phê phán là những điều kiện cần thiết
của tư duy sáng tạo, là những đặc điểm về những mặt khác nhau của tư duy sáng
tạo. Tính sáng tạo của tư duy thể hiện rõ nét ở khả năng tạo ra cái mới, phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. Nhấn mạnh cái mới không có nghĩa là coi nhẹ cái cũ” [15].