4 minute read
Trang Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập ………………………………………9 Hình 1.2. Phân loại bài tập vật lí
1.4.3.1. Phân loại bài tập theo nội dung
BÀI TẬP VẬT LÍ
Advertisement
Phân loại theo nội dung
Phân loại theo yêu cầu phát triển tư duy Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải
Bài tập theo đề tài vật lí
Bài tập có nội dung cụ thể hoặc trừu tượn Bài tập Kĩ thuậ t tổng hợp
Bài tập có nội dung lịch sử
Bài tập vật lí vui
Bài tập luyệ n tập Bài tập sáng tạo Bài tập định tính
Bài tập định lượng
Bài tập thí nghiệm Bài tập đồ thị
Trắc nghiêm khách quan
Cơ Nhiệt Điện Quang
Hình 1.2. Phân loại bài tập vật lí
Nên chia các bài tập theo các đề tài của tài liệu vật lí của chúng. Theo đó, người ta phân thành các bài tập về Cơ học, Vật lí phân tử, Điện học...sự phân chia này mang tính quy ước, bởi vì kiến thức sử dụng trong giả thiết một bài tập thường không phải chỉ lấy trong một chương mà có thể lấy từ các chương, các phần vật lí khác nhau trong chương trình vật lí đã học. Theo nội dung, bài tập vật lí cũng có thể phân chia thành các bài tập có nội dung trừu tượng và bài tập có nội dung cụ thể. Ở các bài tập có nội dung trừu tượng, các dữ kiện đều cho dưới dạng các kí hiệu, lời giải cũng sẽ biểu diễn dưới dạng một công thức chứa đựng ẩn số và dữ kiện đã cho Ngược lại, với các bài tập có nội dung cụ thể, các dữ kiện đều cho dưới dạng các con số cụ thể. Ưu điểm của bài tập trừu tượng là nhấn mạnh bản chất vật lí
của hiện tượng mô tả trong bài tập, còn ưu điểm của các bài tập cụ thể mang đặc trưng trực quan gắn liền với thực tiễn, với kinh nghiệm sống của học sinh. 1.4.3.2. Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải Theo đó, người ta sẽ phân ra thành các dạng: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị, bài tập trắc nghiệm khách quan. - Bài tập định tính: Có hai loại bài tập định tính là: Giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng. + Giải thích hiện tượng thực chất là cho biết một hiện tượng và lí giải xem vì sao hiện tượng lại xảy ra như thế. Trong các bài tập này, bắt buộc phải thiết lập được mối quan hệ giữa hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay với một số định luật vật lí. + Dự đoán hiện tượng thực chất là căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đề bài, xác định những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán được hiện tượng gì xảy ra và xảy ra thế nào. Ta thực hiện suy luận lôgic,thiết lập luận ba đoạn, trong đó ta mới biết tiền đề thứ hai (phán đoán khẳng định riêng), cần phải tìm tiền đề thứ nhất (phán đoán khẳng định chung) và kết luận (phán đoán khẳng định riêng). - Bài tập định lượng (bài tập tính toán): Đó là các bài tập khi giải phải sử dụng các phương pháp Toán học, bằng cách dựa trên các định luật, các quy tắc và công thức Vật lí. Đây là dạng bài tập phổ biến, thường được soạn thảo cho chương trình Vật lí phổ thông. Các bài tập này có thể giải trên lớp, trong giờ luyện tập, giao về nhà cho học sinh tập vận dụng kiến thức (sau đó có sự kiểm tra của giáo viên). Dạng bài tập này có ưu điểm làm sâu sắc các kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh vận dụng phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lí, đặc biệt phương pháp suy luận Toán học. Tuỳ theo phương pháp Toán học được vận dụng, bài tập tính toán được quy về các bài tập số học, đại số và hình học. - Bài tập thí nghiệm: là loại bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải bằng lí thuyết hoặc tìm những số liệu cần thiết cho bài tập. Bài tập thí nghiệm có nhiều tác dụng về mặt giáo dục và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn: trong các bài tập thí nghiệm thì trong thí nghiệm chỉ cho các số liệu để giải bài tập, chứ không cho biết tại sao hiện