7 minute read

ở trường trung học phổ thông

vốn quí của nước nhà ”. Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Bí thư trung ương Đảng đã từng nói : "Về nhân tài một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt” . Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã nói : "Không có nền có gốc thì không có cây cao bóng cả" Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghiệp hiện đại. Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng HSG, Bộ giáo dục và đào tạo cũng có những chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đó là tiếp tục chú trọng xây dựng hệ thống các trường chuyên một cách hoàn thiện hơn, khuyến khích và tôn vinh các học sinh xuất sắc đạt thành tích cao. Các em học sinh có năng khiếu có thể được học với chương trình có tốc độ cao hơn học sinh bình thường. Hiện nay công tác bồi dưỡng tuyển chọn HSG diễn ra ở tất cả các cấp học từ tiểu học, THCS, THPT đến Đại học cũng đã tổ chức những kì thi olympic cho sinh viên, nhiều học sinh Việt Nam tham gia các kì thi HSG khu vực và quốc tế đã đạt nhiều thành tích tích xuất xắc, điều đó chứng tỏ vai trò của của bồi dưỡng HSG ở nước ta hiện nay đang được quan tâm, khích lệ.

1.8. Khảo sát và phân tích thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí ở trường trung học phổ thông 1.8.1. Những khó khăn

Advertisement

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau: - Nội dung bồi dưỡng: Vì không phải là trường chuyên nên không có chương trình dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu , đôi khi đề thi HSG đề cập đến kiến thức quá rộng nên GV không xác định rõ được giới hạn kiến thức cần giảng dạy cho học sinh . Căn cứ vào các tài liệu đã xuất bản hay các đề thi hàng năm ở các cấp thì có nhiều phần , bài tập đề cập đến kiến thức quá rộng , nằm ngoài chương trình quá xa không phù hợp

- Giáo viên : GV dạy bồi dưỡng HSG vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký hội đồng giáo dục, công đoàn… đó là một thực tế do ban giám hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính - Học sinh: Một số HS không yên tâm khi được chọn bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt trong kì thi tuyển tốt nghiệp và đại học hiên nay môn Vật lí được thi dưới hình thức trắc nghiệm nên HSG không cảm thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng HSG. Cũng chính vì điều này mà hiện nay một số tỉnh, thành phố đã ra đề thi HSG Vật lí cũng dưới hình thức trắc nghiệm , hay một phần trắc nghiệm. HS và phụ huynh HS chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách của HS đạt giải chưa ổn định , chưa thỏa đáng. Theo các em và gia đình thì việc ôn thi đại học mới là cần thiết, thực tế còn việc HSG chỉ là để sát hạch thử hay lấy danh hiệu. - Chế độ : Hiện nay các nhà trường PT đều coi việc bồi dưỡng HSG là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy kinh phí dành cho bồi dưỡng theo qui định còn quá bất cập, hạn chế. Do đó có nhiều GV đầu tư quan tâm nhiều đến luyện thi đại học hơn là bồi dưỡng HSG, bên cạnh đó việc tổ chức bồi dưỡng HSG ở cả ba khối lớp thì có tình trạng có GV năm nào cũng gánh trách nhiệm bồi dưỡng HSG, với áp lực về thời gian và thành tích như hiện nay thì sẽ gây nhiều vất vả và ức chế với giáo viên.

1.8.2. Một số khuyến nghị trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi + Về nội dung chương trình

- Nên có giới hạn kiến thức thông báo trước trong đề thi của mỗi năm

- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối, lớp ,về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.

- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lập. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền (từ lớp 10 đến lớp 12 )

- Trường nên mua bổ sung kịp thời những tài liệu nâng cao mới để giúp giáo viên cập nhật những nội dung mới để đưa vào giảng dạy.

- Sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề

+ Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học v.v … - Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .Tổ chức các buổi trao đổi , học hỏi giữa các GV bồi dưỡng HSG trong phạm vi cấp tỉnh hay cụm tỉnh - Cần đầu tư một cách đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học như: Phòng học bộ môn, thiết bị thực hành ,thí nghiệm, phương tiện công nghệ thông tin , máy chiếu, loa trợ giảng ….

+ Về chế độ đãi ngộ với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi

- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng cao đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi như: Ưu tiên khi xét các danh hiệu thi đua, giảm tiết dạy chính khóa, ưu tiên trong các các đợt xét nâng bậc lương sớm, lấy thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi làm một trong các tiêu chí đánh giá danh hiệu giáo viên giỏi các cấp…. - Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên

+ Về quyền lợi , chế độ với học sinh giỏi

- Với học sinh ,giáo viên cần hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức. - Có những chính sách ưu tiên, động viên , khuyến khích thích hợp để các em

This article is from: