3 minute read
1.4 . Bài tập Vật lí và phân loại bài tập Vật lí
đặc trưng của tư duy sáng tạo: Tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo, tính nhạy cảm vấn đề, tính hoàn thiện. Ngoài năm thành phần cơ bản đó còn có những yếu tố quan trọng như tính chính xác năng lực định giá trị, năng lực định nghĩa lại…
1.4 . Bài tập Vật lí và phân loại bài tập Vật lí 1.4.1. Khái niệm về bài tập Vật lí , [15], [32,tr7]
Advertisement
Theo X.E. Camenetxki và V.P.Oorrekhop « Trong thực tế dạy học, bài tập Vật lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi những suy luận logic, những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lí ... ». Thực ra, trong các giờ học Vật lí, mỗi một vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa trong các tiết học chính là một bài tập đối với học sinh. Hiểu theo nghĩa rộng thì sự tư duy định hướng một cách tích cực luôn luôn là việc giải bài tập. Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn người ta thường hiểu bài tập Vật lí là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy Vật lí của học sinh và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn. Với định nghĩa trên, cả hai ý nghĩa khác nhau của bài tập Vật lí là vận dụng kiến thức và hình thành kiến thức mới đều có mặt. Do đó, bài tập Vật lí với tư cách là một phương pháp dạy học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông.
1.4.2. Mục đích, ý nghĩa của việc giải bài tập .Cấu trúc của hệ bài tập Vật lí, [19] , [29]
Quá trình giải một bài tập vật lý là quá trình tìm hiểu điều kiện của bài toán, xem xét hiện tượng vật lý đề cập, dựa vào kiến thức vật lý để tìm ra những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết. Thông qua hoạt động giải bài tập, học sinh không những củng cố lý thuyết và tìm ra lời giải một cách chính xác, mà còn hướng cho học sinh cách suy nghĩ, lập luận để hiểu rõ bản chất của vấn đề, và có cái nhìn đúng đắn khoa học.
Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập được thể hiện như sau
BÀI TẬP
Những điều kiện NGƯỜI GIẢI
Phép giải
Những yêu cầu Phương tiện giải
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ bài tập
1.4.3. Phân loại bài tập Vật lí ,[15], [32, tr.15]
Số lượng các bài tập Vật lí sử dụng trong thực tiễn dạy học hiện nay rất nhiều, vì vậy cần có sự phân loại sao cho có tính tương đối thống nhất về mặt lí luận cũng như thực tiễn để người dạy lựa chọn và sử dụng hợp lí các bài tập Vật lí trong dạy học. Các bài tập vật lí khác nhau về nội dung và mục đích dạy học, trong dạy học vật lí có thể phân loại chúng theo các cách sau: - Phân loại theo nội dung. - Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải. - Phân loại theo yêu cầu luyện tập kĩ năng, phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, các phương án phân loại như trên không hoàn toàn tách biệt, một bài tập cụ thể có thể đồng thời thuộc một vài nhóm khác nhau.