BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NAM

Page 1

BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN

vectorstock.com/20938731

Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NAM SVTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN WORD VERSION | 2021 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594


Báo cáo thực tập

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TÊN ĐỀ TÀI

:

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN

Quế Sơn, ngày 29 tháng 9 năm 2019 Bình Định 2019


Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU Sắn là một trong những loại cây lương thực quan trọng ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, sắn được trồng tại trên dưới 100 quốc gia trên thế giới với các quy mô canh tác khác nhau. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau lúa và ngô. Sản xuất sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các bộ nông dân do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Trong thành phần của củ sắn chứa rất nhiều tinh bột vì vậy sắn là nguồn thức ăn cho con người và gia súc. Tinh bột sắn là sản phẩm được chế biến từ sắn. Hiện nay, thực phẩm được chế biến từ tinh bột sắn rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Nó được biết đến và sử dụng rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng cao: tinh bột (chiếm tỉ lệ lớn nhất), Vitamin, Protein, Lipit,... Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ tinh bột sắn như: sản xuất mì ăn liền, sản xuất mì chính, bánh xốp,..... là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Với ưu thế là nằm ở vùng nguyên liệu dồi dào, chất lượng sắn tốt công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam đã được hình thành và phát triển đến nay đã đáp ứng được một cổ phần lớn nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Được sự đồng ý và giúp đỡ nhiệt tình của công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam cũng như từ phía trường Đại học Quy Nhơn đã tạo cơ hội cho em được thực tập tại công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam với sản phẩm chính là tinh bột sắn. Tại nhà máy, em đã được tìm hiểu về qui trình sản xuất, thiết bị cũng như hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và các qui trình khác liên quan. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo công ty, các cán bộ kĩ thuật, công nhân vận hành máy và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn thực tập, em đã tích luỹ cho mình những vốn kiến thức về công nghệ sản xuất tinh bột sắn. Trong thời gian thực tập tại nhà máy sẽ không tránh những thiếu sót và hạn chế về mặt kiến thức, kĩ năng ứng xử,... nên rất mong được sự thông cảm và quan tâm đóng góp từ công ty cổ phần tinh bột sắn Quảng Nam và nhà trường để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Quảng Nam, ngày 29 tháng 09 năm 2019


Báo cáo thực tập

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP (Dành cho Thực tập tổng hợp và Thực tập tốt nghiệp)

THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN Họ tên:

Chức vụ:

Bộ phận:

Điện thoại:

Email: THÔNG TIN SINH VIÊN Họ tên:

MSSV:

Lớp:

Ngành:

Ngày bắt đầu thực tập:

Ngày kết thúc thực tập:

Vị trí thực tập (mô tả ngắn gọn nhiệm vụ của SV): Đề tài:

NHẬN XÉT Vui lòng đánh giá sinh viên thực tập theo các nội dung sau bằng cách đánh dấu “X” vào cột tương ứng Nội dung đánh giá 1 Mức độ hoàn thành công việc 2

Năng lực chuyên môn sử dụng vào công việc được giao

3

Tinh thần, thái độ đối với công việc được giao

4 Đảm bảo kỷ luật lao động 5

Thái độ đối với cán bộ công nhân viên trong cơ quan

6 Kỹ năng giao tiếp

Tốt

Khá

Trung bình

Cần cải thiện

Khôn g đạt


Báo cáo thực tập

Lưu ý: Tùy theo yêu cầu chuyên môn của từng ngành, Bộ môn điều chỉnh các nội dung đánh giá sinh viên thực tập theo 3 nhóm tiêu chí: ý thức trách nhiệm, thái độ và chuyên môn cho phù hợp. KẾT LUẬN: (Vui lòng ghi rõ đánh giá cuối cùng về kết quả thực tập của sinh viên) .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. ĐIỂM THỰC TẬP: ( Vui lòng ghi rõ bằng số và bằng chữ) .................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................

KIẾN NGHỊ (nếu có): (Vui lòng ghi rõ những kiến nghị, đề xuất để cải tiến chương trình thực tập của Trường ĐH Quy Nhơn được tốt hơn)

.............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................

...............ngày ...........tháng ............năm ............ Xác nhận của cơ quan

Người nhận xét

((Thủ trưởng ký tên đóng dấu)

(ký và ghi rõ họ tên)


Báo cáo thực tập


Báo cáo thực tập

MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NAM ....................................... 1 1.1 Quá trình hình thành nhà máy ...................................................................................................... 1 1.2 Quá trình phát triển của Công ty .................................................................................................. 1 1.3 Mục tiêu xây dựng và hoạt động kinh doanh ............................................................................... 2 1.3.1 Mục tiêu kinh tế - xã hội ........................................................................................................ 2 1.3.2 Nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh ....................................................................................... 2 1.4 Một số thuận lợi và khó khăn của nhà máy ................................................................................. 2 1.4.1 Thuận lợi ................................................................................................................................ 2 1.4.2 Khó Khăn ............................................................................................................................... 3 1.5 Mặt bằng tổng thể nhà máy .......................................................................................................... 4 1.6 Tổ chức quản lí nhà máy .............................................................................................................. 4 1.6.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. ............................................................................................................. 4 1.6.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban...................................................................................... 5 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẮN .......................................................................... 6 2.1 Cấu tạo về nguyên liệu: ................................................................................................................ 6 2.1.1 Vỏ gỗ...................................................................................................................................... 7 2.1.2 Vỏ cùi ..................................................................................................................................... 7 2.1.3 Thịt sắn .................................................................................................................................. 7 2.1.4 Lõi sắn.................................................................................................................................... 7 2.2 Tính chất hóa học và ứng dụng: ................................................................................................... 7 2.2.1 Tính chất hóa học của củ sắn. ................................................................................................ 7 CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN .......................................... 9 3.1

Qui trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn: .............................................................................. 9

3.1.1

Qui trình công nghệ:.......................................................................................................... 9

3.1.2 Thuyết minh qui trình: ......................................................................................................... 11 3.2 Quá trình tạo không khí nóng .................................................................................................... 16 3.2.1. Sơ đồ .................................................................................................................................. 16 3.2.2. Thuyết minh ....................................................................................................................... 16 3.3. Cơ chế chống vi sinh vật xâm nhập gây biến màu dịch sữa và quá trình tạo H2SO3 .............. 17 3.3.1. Cơ chế chống vi sinh vật xâm nhập gây biến màu dịch sữa .............................................. 17


Báo cáo thực tập

3.4 Quy trình sử dụng khí biogas ..................................................................................................... 18 3.4.1 Sơ đồ công nghệ .................................................................................................................. 18 3.4.2 Thuyết minh công nghệ ....................................................................................................... 20 3.5 Qui trình xử lý nước cấp: ........................................................................................................... 21 3.5.1 Sơ đồ bể xử lý nước cấp: ..................................................................................................... 21 3.5.2 Thuyết minh: ........................................................................................................................ 21 Chương 4: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT .................................................................................................................................................. 23 4.1 Phễu nạp liệu: ............................................................................................................................. 23 4.1.1 Cấu tạo: ................................................................................................................................ 23 4.1.3 Nguyên lí hoạt động............................................................................................................. 24 4.1.4 Sự cố và cách khắc phục ...................................................................................................... 24 4.2 Băng tải nghiêng ........................................................................................................................ 25 4.2.1 Cấu tạo ................................................................................................................................. 25 4.2.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................................ 26 4.2.3

Nguyên tắc làm việc ........................................................................................................ 26

4.2.4

Sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục .............................................................................. 26

4.3.2 Thông số kỹ thuật. ............................................................................................................... 28 4.3.3.

Nguyên tắc hoạt động...................................................................................................... 28

4.3.4

Sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục........................................................................... 28

4.4 Bể rửa củ .................................................................................................................................... 29 4.4.1 Cấu tạo ................................................................................................................................. 29 4.4.2 Thông số kỹ thuật: ............................................................................................................... 30 4.4.3

Nguyên tắc hoạt động...................................................................................................... 30

4.4.4. Sự cố, cách khắc phục......................................................................................................... 30 4.5 Máy băm..................................................................................................................................... 31 4.5.2 Thông số hoạt động ............................................................................................................. 32 4.5.3.

Nguyên lí làm việc .......................................................................................................... 32

4.5.4 Sự cố và cách khắc phục. ..................................................................................................... 32 4.6 Máy mài ..................................................................................................................................... 33 4.6.1 Cấu tạo ................................................................................................................................. 33 4.6.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................................ 34


Báo cáo thực tập

4.6.3

Nguyên lí hoạt động ........................................................................................................ 34

4.6.4

Sự cố và cách khắc phục ................................................................................................. 34

4.7 Máy trích ly ................................................................................................................................ 35 4.7.1 Cấu tạo ................................................................................................................................. 35 4.7.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................................ 36 4.7.3

Nguyên tắc hoạt động: .................................................................................................... 36

4.7.4

Sự cố và cách khắc phục ................................................................................................. 36

4.8 Sàn cong ..................................................................................................................................... 37 4.8.1 Cấu tạo ................................................................................................................................. 37 4.8.2 Thông số kỹ thuật: ............................................................................................................... 38 4.8.3

Nguyên lý làm việc ......................................................................................................... 38

4.8.4

Sự cố và cách khắc phục ................................................................................................. 38

4.9 Máy phân ly................................................................................................................................ 39 4.9.1 Cấu tạo ................................................................................................................................. 39 4.9.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................................ 40 4.9.3

Nguyên tắc hoạt động...................................................................................................... 40

4.9.4.

Sự cố và cách khắc phục. ................................................................................................ 40

4.10 Máy ly tâm ............................................................................................................................... 41 4.10.1 Cấu tạo ............................................................................................................................... 41 4.10.2 Thông số kĩ thuật ............................................................................................................... 42 4.10.3 Nguyên lý hoạt động ....................................................................................................... 42 4.10.4 Sự cố và cách khắc phục ................................................................................................. 42 4.11 Hệ thống sấy ............................................................................................................................. 43 4.11.1 Cấu tạo ............................................................................................................................... 43 4.11.2 Thông số kỹ thuật: ............................................................................................................. 44 4.11.3 Nguyên tắc hoạt động: ....................................................................................................... 44 Chương 5: QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ...................................................................... 46 5.1 Mục đích..................................................................................................................................... 46 5.2 Phạm vi áp dụng ......................................................................................................................... 46 5.3. Định nghĩa và các từ viết tắt .................................................................................................... 46 5.4. Nội dung kiểm tra nguyên liệu đầu vào. .................................................................................. 46 5.4.1 Tiếp nhận ............................................................................................................................. 46


Báo cáo thực tập

5.4.2 Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra ........................................................................................... 46 5.4.3 Tiến hành xác định hàm lượng tinh bột ............................................................................... 47 5.4.4

Cách xác định lượng tạp chất, hư thối, chạy chỉ đổi màu. .............................................. 47

5.5 Nước công nghệ ......................................................................................................................... 49 5.5.1 Đo pH ................................................................................................................................... 49 5.5.2 Đo độ cứng của nước ........................................................................................................... 49 5.6 Kiểm soát bán thành phẩm. ........................................................................................................ 49 5.6.1 Dịch sữa bột ....................................................................................................................... 49 5.6.2 Dung dịch H2SO3.............................................................................................................. 50 5.6.3 Đo độ ẩm của bột ướt........................................................................................................... 50 5.6.4 Xác định tinh bột sót trong nước thải .................................................................................. 50 5.6.5 Xác định bột sót trong bã ..................................................................................................... 50 5.6.6 Xác định độ ẩm bã ............................................................................................................... 51 5.7 Kiểm soát Thành phẩm. ........................................................................................................... 51 5.7.1 Đo pH của tinh bột thành phẩm ........................................................................................... 51 5.7.2 Đo hàm lượng SO2 trong tinh bột thành phẩm ................................................................... 51 5.7.3 Đo độ ẩm tinh bột thành phẩm ............................................................................................ 52 5.7.4 Tạp chất- xơ trong tinh bột thành phẩm .............................................................................. 52 5.7.5 Xác định Acid Factor ........................................................................................................... 52 5.7.6 Xác định độ mịn của bột thành phẩm .................................................................................. 53 5.7.7 Kiểm tra đóng bao thành phẩm ............................................................................................ 53 5.7.8 Xác định hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Bertrand ................................................. 53 5.8 Định mức chất lượng.................................................................................................................. 55 5.8.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu:....................................................................................................... 55 5.8.2 Định mức kiểm soát bán thành phẩm: ................................................................................. 56 5.8.3 Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm...................................................................................... 56 5.8.4 Tiêu Định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất. ............................................................... 58 6.1 Quy trình xử lí chất thải rắn ....................................................................................................... 59 6.1.1 Quy trình xử lí bã sắn tươi ................................................................................................... 59 6.1.2 Xử lí vỏ lụa, cùi sắn ............................................................................................................. 61 6.1.3. Công trình thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại .................................................... 61 6.2 Xử lí nước thải. .......................................................................................................................... 62


Báo cáo thực tập

6.2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất. .......................................................................... 62 6.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ: ............................................................................................ 64 Chương 7: AN TOÀN - KỶ LUẬT LAO ĐỘNG............................................................................... 68 7.1 An toàn lao động ........................................................................................................................ 68 7.1.1 Các nguyên nhân gây ra các tai nạn..................................................................................... 68 7.1.2 Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động.......................................................................... 68 7.1.3 Những yêu cầu về an toàn lao động..................................................................................... 68 7.2 Vệ sinh phân xưởng ................................................................................................................... 70 7.3 Vệ sinh cá nhân .......................................................................................................................... 70 7.4 Vệ sinh công nghiệp ................................................................................................................... 70 7.5 Cấp thoát nước ........................................................................................................................... 70 7.6 Hệ thống phòng chống cháy nổ.................................................................................................. 70 7.7 Nội quy an toàn lao động ........................................................................................................... 71


Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NAM 1.1 Quá trình hình thành nhà máy Quảng Nam là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, sản lượng hoa màu chiếm đáng kể trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là củ sắn. Hơn nữa, chất lượng củ sắn tươi ở vùng làm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh được đánh giá cao, tuy nhiên nguyên liệu sắn chưa được chế biến đúng yêu cầu để đáp ứng đúng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do đó việc đầu tư một nhà máy chế biến tinh bột sắn với công nghệ sản xuất hiện đại tại tỉnh Quảng Nam là một yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực. Nhận thức được điều đó ban lãnh đạo công ty thực phẩm miền trung trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Nhà Máy Tinh Bột Sắn Quảng Nam tại xã Quế cường – huyện Quế Sơn – tỉnh Quảng Nam. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạch toán phụ thuộc tổng công ty theo quyết định số 438/QĐ cấp ngày 01/03/2001, với vốn đầu tư ban đầu là 30 tỷ đồng và 90 công nhân. Sau đó, với quá trình phát triển ổn định và hiệu quả của Nhà máy cùng với nhu cầu đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của thị trường, theo quyết định số 2808/QĐ BTM ngày 28/11/2005 của Bộ Thương Mại, Nhà máy được Cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Fococev Quảng Nam. Công ty chính thức hoạt động vào ngày 30/03/2007 tại Quế Cường, Quế Sơn, Quảng Nam với tổng diện tích mặt bằng sử dụng là 17 ha. Đến tháng 8 năm 2015 Công ty được đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Tinh Bột Sắn Quảng Nam. 1.2 Quá trình phát triển của Công ty Công ty chính thức đi vào hoạt động năm 2001 với nguồn vốn kinh doanh là 30 tỷ đồng. Trong giai đoạn đầu, có thể nói công ty gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ, máy móc thiết bị trong khi nguyên vật liệu lại không ổn định do yếu tố mùa vụ nên nhìn chung năng suất lao động chưa cao. Trong quá trình hoạt động, công ty đã khắc phục được hầu hết các khó khăn từ đầu vào, chủ yếu là đưa máy móc hiện đại hơn vào dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thu mua các nguồn sắn từ khắp nơi và khuyến khích nông dân trong vùng trồng sắn nhằm ổn định nguồn nguyên vật liệu. Nhờ vậy, năng suất sản xuất ngày càng tăng, sản lượng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong vùng mà còn tiến xa các vùng lân cận, đời sống công nhân được cải thiện, đáp ứng giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân. Ngoài ra, công ty còn quan tâm đến điều kiện của công nhân thông qua việc bố trí chỗ ăn, ở cho cán bộ công nhân viên ngay trong công ty nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân viên. Bằng chứng là chỉ trong vòng có hơn 4 năm, công ty đã hoạt động rất hiệu quả và ổn định, đến khi chuyển sang Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 6 tỷ, công ty đã có các kế hoạch sản xuất, tài chính lâu dài nhằm phát triển Công ty một cách rất thuyết phục. Không chỉ hoàn thành kế hoạch sản xuất, nâng công suất từ 80 tấn/ngày năm 2001 lên tới 100 tấn/ngày năm 2008 và hiện nay đã sản xuất

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 1


được 150 tấn tinh bột/ngày, hoạt động liên tục ngày đêm với mục tiêu tiếp cận thị trường nước ngoài, xuất khẩu ngày một tốt hơn. Với phương châm lấy chất lượng sản phẩm làm tiêu chí đẩy mạnh tính cạnh tranh trong thị trường nông phẩm, công ty không ngừng nổ lực để duy trì những gì đạt được và hứa hẹn nhiều thành công mới. Công ty hi vọng việc phát triển sản xuất một cách ổn định và hiệu quả có thể là nền tảng để công ty có thể phát triển nhiều hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần giải quyết việc làm cho người dân Quảng Nam và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế tỉnh Quảng Nam nói riêng và GDP Việt Nam nói chung trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam. 1.3 Mục tiêu xây dựng và hoạt động kinh doanh 1.3.1 Mục tiêu kinh tế - xã hội Tận dụng hết đất trồng, đồi trọc, đất màu để trồng sắn phục vụ sản xuất. Đóng góp giá trị hàng hóa cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời đóng góp vào ngân sách nhà nước. 1.3.2 Nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch trong đó chủ yếu là kế hoạch nguyên liệu. Quản lí và sử dụng vốn một cách hợp lí chính xác, phát triển vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Mở rộng thị trường kinh doanh hàng năm có tỉ suất lợi nhuận cao. Đời sống của cán bộ nhân viên cao. Bổ sung nguồn vốn đề nhà máy chủ động được nguồn tài nguyên chính. 1.4 Một số thuận lợi và khó khăn của nhà máy 1.4.1 Thuận lợi - Tinh bột sắn trên thị trường càng có những chuyển biến tốt cho quá trình tiêu thụ nhanh, tránh bị động vốn. - Sự thống nhất trong cả nhà máy về sản xuất và xây dựng chiến lược phát triển. - Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình, hết mình vì sự phát triển chung của Công ty. - Được theo dõi chặt chẽ dưới nhiều bộ phận nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác. - Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý Biogas qua thiết bị kỵ khí CIGAS để tạo ra sản phẩm là khí CH4 cung cấp cho quá trình sấy của Công ty. - Xây dựng hệ thống sản xuất phân hữu cơ và hệ thống sấy bã tiết kiệm chi phí vừa giảm ảnh hưởng cho người dân và giảm ô nhiễm đến môi trường.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 2


1.4.2 Khó Khăn - Nguồn nguyên liệu mang tính thời vụ nên việc sản xuất còn bị phụ thuộc, chưa chủ động. Hơn nữa diễn biến thời tiết ngày càng thất thường ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất vùng nguyên liệu sắn của Công ty và vận tải khó khăn do nhiều trạm cân lắp đặt dẫn đến khó mua nguyên liệu sắn ngoài vùng. - Công tác quản lý các trang thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ; công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế định kỳ vẫn chưa thật sự tốt. Trên thực tế, có nhiều máy móc đã cũ, hoạt động không ổn định làm tốn nhiều chi phí khi sản xuất. - Công tác thu hồi chất thải của công ty chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn xảy ra tình trạng thất thoát và không kiểm soát được việc thu hồi và thanh lý. - Hệ thống xử lý nước thải của Công ty hiện vẫn chưa đảm bảo được đầu ra theo QCVN 63:2017/BTNMT (cột B).

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 3


1.5 Mặt bằng tổng thể nhà máy

Hình 1.1 Mặt bằng tổng thể nhà máy 1.6 Tổ chức quản lí nhà máy 1.6.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Giám đốc

Phó giám đốc

Trang 4


1.6.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban  Giám đốc Ban giám đốc có trách nhiệm quản lý tổng thể công ty, là người có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh.  Phó giám đốc SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 5


Phó giám đốc có nhiệm vụ chiệu trách nhiệm các vấn đề kĩ thuật, sản xuất.  Phòng tài chính kế toán Tổ chức hoạch toán bộ quy trình sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích hoạt động kinh tế xác định kết quả kinh doanh.  Phòng tổng hợp Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác bồi dưỡng quy hoạch sử dụng đội ngũ nhân viên. Ban hành quy chế hoạt động của công ty và người lao động.  Phòng KCS – Môi trường Thực hiện công việc của ban giám đốc công ty giao về công tác quản lý điều hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tổ chức thực hiện về các măt: - Công tác quản lý số lượng, chất lượng nguyên liệu, chất lượng thực phẩm. - Công tác giám sát dây chuyền công nghệ sản xuất tinh bột sắn. - Tổ chức công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ kiểm tra liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng và môi trường đúng nguyên tắc. - Quản lý giám sát chất lượng sản phẩm, đảm bảo mục tiêu, tránh thất thoát trong quá trình sản xuất để đạt hiệu suất thu hồi. - Thực hiện công tác hiệu chỉnh bảo dưỡng các thiết bị đo lường để đảm bảo chất lượng thành phẩm. - Thực hiện công tác xử lý môi trường, hồ biogas và công tác giám sát môi trường hằng năm theo quy định của nhà nước. - Xin ý kiến chỉ đạo và tham mưu cho ban giám đốc về các vấn đề phát sinh.  Phòng kỹ thuật sản xuất Điều hành 3 ca sản xuất, lên kế hoạch bảo dưỡng giám sát sửa chữa sự cố thiết bị. Xin ý kiến chỉ đạo và tham mưu cho ban giám đốc các vấn đề mới phát sinh. Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU SẮN 2.1 Cấu tạo về nguyên liệu: Cây sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng các đây khoảng 5000 năm. Tùy giống, vụ trồng, thổ nhưỡng và mục đích sử dụng mà sắn có kích thước khác nhau. Đường kính của củ sắn không đồng đều theo chiều dài của củ, phần đầu cuống có đường kính to hơn phần chuôi. Củ sắn được chia là 4 phần chính: vỏ gỗ, vỏ cùi, thịt sắn và lõi sắn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 6


Hình 2.1 Cấu tạo củ sắn 2.1.1 Vỏ gỗ Chiếm 0,5 – 3% khối lượng củ. Gồm các tế bào có cấu tạo từ cellulose và hemicellulose, hầu như không có tinh bột. Vỏ gỗ là lớp ngoài cùng, sần sùi, màu nâu thẫm, chứa các sắc tố đặc trưng. Có tác dụng giữ cho củ rất bền, không bị tác động cơ học bên ngoài. 2.1.2 Vỏ cùi Dày hơn vỏ gỗ, chiếm khoảng 8 – 20% trọng lượng củ. Gồm các tế bào được cấu tạo bởi cellulose và tinh bột (5 – 8%). Giữa các lớp vỏ là mạng lưới ống dẫn nhựa củ, trong mủ có nhiều tanin, enzyme và các sắc tố. 2.1.3 Thịt sắn Là thành phần chiếm chủ yếu của củ, bao gồm các tế bào có cấu tạo từ cellulose và pentozan, bên trong là các hạt tinh bột và nguyên sinh chất. Hàm lượng tinh bột trong ruột củ phân bố không đều. Kích thước hạt tinh bột koảng 15-80mm. Khoai mì càng để già thì càng có nhiều xơ. 2.1.4 Lõi sắn Thường nằm ở trung tâm dọc theo thân củ, nối từ thân đến đuôi củ. Lõi chiếm từ 0,3 – 1% khối lượng củ. Thành phần cấu tạo chủ yếu là cellulose và hemicelluloses. 2.2 Tính chất hóa học và ứng dụng: 2.2.1 Tính chất hóa học của củ sắn. Bảng 2.1: Thành phần hóa học của của sắn tươi STT

Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị

1

Nước

70.25

%

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 7


2

Tinh bột

21.45

%

3

Lipid

0.4

%

4

Protein

1.12

%

5

Đường

5.13

%

 Độc tố: Trong nhựa củ sắn có hợp chất phazeolunatin (C10H17NO6), bản thân nó không có độc nhưng dưới tác dụng của enzyme hay môi trường acid nó phân hủy thành glucose, acetone và giải phóng ra acid HCN là hợp chất rất độc khi ngửi hoặc ăn.

Tuy nhiên HCN là chất dễ bay hơi, dễ tan trong nước và môi trường acid, mặc khác chất độc này chủ yếu nằm ở lớp vỏ cùi nên Trong chế biến ta có thể hạn chế sự tạo acid này hoặc loại bỏ acid này dễ dàng bằng quá trình rửa sắn, mài và trích li dịch sữa tinh bột.  Hệ enzyme: Hệ enzyme trong sắn hoạt động yếu khi chưa đào nhưng sau khi sắn đã được đào thì hệ enzyme hoạt động mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chế biến và bảo quản. Chủ yếu là enzyme polyphenoloxydase xúc tác chuyển hóa polyphenol thành octoquinone, sau đó trùng hợp với các hợp chất acidamin hoặc amin để tạo ra các polymer có màu gây sẫm màu cho sắn. Đây là những nguyên nhân làm cho thịt sắn có màu đen thường gọi là sắn chảy nhựa. Vì enzyme tập trung trong mủ ở vỏ cùi nên các vết đen cũng xuất hiện trong thịt củ bắt đầu từ lớp ngoại vi. Khi sắn chảy nhựa thì lúc mài khó làm vỡ tế bào để giải phóng ra tinh bột, nên hiệu suất lấy tinh bột thấp, màu của tinh bột không trắng.  Vitamin Vitamin trong củ sắn chủ yếu thuộc nhóm B, trong đó vitamin B1 khoảng 0,03mg; Vitamin B2: 0,03 mg; Vitamin PP: 0,6%. 2.2.2 Ứng dụng Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric,

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 8


xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm.

CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN 3.1

Qui trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn:

3.1.1 Qui trình công nghệ:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 9


SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 10


3.1.2 Thuyết minh qui trình: 3.1.2.1 Nguyên liệu: Nguyên liệu là củ sắn tươi được nhà máy thu mua từ các hộ thu mua sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận trong khu vực miền trung và Tây Nguyên. Sắn nguyên liệu được xe chở đến nhà máy, xếp theo thứ tự xe đến trước xếp trước xe đến sau xếp sau. Xe vận chuyển sắn đi qua cân điện tử để xác định khối lượng trước khi vào bãi nhập liệu. Sắn được tháo xuống bãi nguyên liệu nhờ công nhân và hệ thống cào bằng động cơ. Xe chở sắn đi theo hình chữ C để tránh chà cán lên sắn gây dập nát. Tại bãi nguyên liệu, nhân viên KCS tiến hành lấy mẫu sắn của mỗi xe đi kiểm tra hàm lượng tinh bột để định giá mua, đồng thời xác định lượng tạp chất trong nguyên liệu. 3.1.2.2 Phễu nạp liệu: Mục đích: Chứa nguyên liệu, điều tiết lượng sắn cấp lên băng tải một cách vừa phải và cấp liệu một cách dễ dàng, tạo điều kiện dây chuyền hoạt động liên tục, chủ động. Thực hiện: Xe xúc đưa sắn từ bãi nguyên liệu vào phễu nạp liệu. Phễu được thiết kế dạng đáy hình côn dưới đáy có cửa thoát, có bộ phận sàng rung đặt ngay dưới cửa thoát, sàng rung chuyển động tịnh tiến nhờ động cơ, 5 giây dao động một lần giúp phân phối nguyên liệu lên băng tải nghiêng một cách đều đặn với khối lượng thích hợp. 3.1.2.3 Băng tải nghiêng 1: Mục đích: vận chuyển sắn từ phễu nạp liệu đến lồng bóc vỏ. Thực hiện: Băng tải được đặt nghiêng so với mặt đất, nối giữa phễu nạp liệu và lồng bóc vỏ, chuyển động nhờ động cơ truyền động cho tang dẫn động và tang căng giúp đưa nguyên liệu lên lồng bóc vỏ. 3.1.2.4 Lồng bóc vỏ Mục đích: Loại bỏ phần vỏ gỗ chứa chủ yếu cellulose, hemicellulose không có giá trị trong sản xuất tinh bột và phần lớn đất đá, tạp chất dính trên củ sắn, nhằm tăng hiệu quả cho công đoạn rửa và tăng chất lượng tinh bột thành phẩm. Thực hiện: Sắn được băng tải chuyển từ phễu nạp liệu đến lồng bóc vỏ, lồng bóc vỏ có thiết kế một khe hở nhỏ hơn củ sắn để loại một phần tạp chất nhỏ. Lồng bóc vỏ có dạng hình trống bên trong có cánh xoắn, trống quay được nhờ động cơ. Tại đây, một phần vỏ lụa sẽ được tách ra khỏi củ sắn nhờ lực ma sát giữa củ sắn với nhau, giữa củ với thành của lồng bóc vỏ và với các cánh xoắn bên trong lồng. Vỏ lụa và tạp chất sẽ lọt qua thành của lồng bóc vỏ và rơi xuống máng chứa tạp chất. Sau khi qua lồng bóc vỏ sắn được làm sạch 50 – 55% vỏ lụa.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 11


3.1.2.5 Rửa củ: Mục đích: Tách phần vỏ lụa còn sót lại, làm sạch củ sắn, loại những tạp chất còn sót lại trên nguyên liệu Thực hiện: Sau khi qua lồng bóc vỏ, sắn được đưa đến bể rửa. Tại đây, sắn được làm sạch nhờ tác dụng khuấy đảo của cánh khuấy và nước. Sắn được khuấy đảo tạo lực ma sát giữa sắn với cánh khuấy, giữa sắn với thành bể và giữa sắn với nhau giúp loại bỏ vỏ lụa còn lại và tạp chất. Nước được cung cấp liên tục vào bể và các vòi nước được bố trí phía trên phun xuống bể rửa giúp tăng hiệu quả làm sạch. Sau khi qua máy rửa, sắn được loại bỏ 90% vỏ gỗ và phần lớn tạp chất. 3.1.2.6 Chặt cùi Mục đích: Loại bỏ những phần cùi cứng của củ sắn, cùng một số thành phần tạp chất lớn sót lại, tạo điều kiện cho máy băm hoạt động hiệu quả hơn. Thực hiện: Sau khi được rửa sạch sắn được đưa lên băng tải nghiêng 2, trên đường đi của băng tải nghiêng 2 có bố trí hai công nhân ngồi bên cạnh để chặt bỏ cùi sắn, loại các tạp chất còn sót lại. 3.1.2.7 Máy băm: Mục đích: Làm nhỏ củ sắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn chế biến tiếp theo, tránh tắc nghẽn khi mài, giảm chi phí năng lượng đáng kể và nâng cao hiệu suất của máy mài. Thực hiện: Nguyên liệu được chuyển đến máy băm nhờ băng tải nghiêng 2. Tại đây, nguyên liệu được băm thành những đoạn ngắn khoảng 5cm nhờ hệ thống dao tĩnh và dao động của máy băm. 3.1.2.8 Máy mài Mục đích: Phá vỡ cấu trúc củ sắn, giải phóng tinh bột vào nước để tạo hỗn hợp sau mài gồm tinh bột, nước và bã. Hiệu suất mài càng cao thì lượng tinh bột thu hồi càng lớn. Tại công đoạn này còn bổ sung dung dịch acid H2SO3 nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật gây biến màu tinh bột. Thực hiện: Sau khi qua máy băm, sắn được mài trong hệ thống 4 máy mài nhờ ma sát với trục mài. Để tránh sự cố và giảm trở lực nên bổ sung nước (nước bổ sung ở đây lấy chủ yếu là dịch của trích li tận dụng và trích li thu hồi). Lượng nước được bổ sung phải phù hợp để dịch sữa không quá đặc hay quá loãng. Nếu lượng nước bổ sung ít thì dịch sữa đặc sẽ gây nghẽn bơm và tổn thất tinh bột theo bã, nhưng nếu nước bổ sung nhiều thì thùng chứa của máy mài sẽ bị quá tải và tốn năng lượng để loại nước ở công đoạn sau. 3.1.2.9 Trích ly thô Mục đích: Tách riêng phần bã ra khỏi dịch sữa. Quá trình này có bổ sung acid H2SO3 để chống sự xâm nhập của vi sinh vật nhằm giữ độ trắng cho dịch tinh bột

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 12


Thực hiện: Dịch sữa hỗn hợp từ thùng chứa của máy mài được bơm đến hệ thống trích ly thô gồm 10 máy. Tại đây xảy ra sự tách pha lỏng - rắn dựa vào lực ly tâm và lưới lọc tạo thành 2 phần: phần dịch sữa sau trích ly và phần bã đi ra khỏi máy trích ly theo 2 đường khác nhau. Dịch sữa về thùng chứa sau đó được bơm đến sàng cong 1, phần bã ra máng chứa bã được cánh vít vận chuyển đến thiết bị trích ly tận dụng. 3.1.2.10 Trích ly tận dụng: Mục đích: Tiếp tục trích ly lượng tinh bột còn sót trong bã sau trích ly thô, nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi bột. Thực hiện: Bã sau trích ly thô ở máng chứa được đưa vào hệ thống trích ly tận dụng gồm 10 máy. Tương tự như trích ly thô, tại đây cũng bổ sung H2SO3 vào, dưới tác dụng lực ly tâm và lưới lọc xảy ra sự tách pha rắn chia làm 2 phần: phần dịch lỏng được dùng để cấp cho máy mài, phần bã đưa qua trích ly thu hồi. 3.1.2.11 Trích ly thu hồi: Mục đích: Lấy tối đa lượng bột sót trong bã. Thực hiện: Bã sau trích ly tận dụng sẽ qua hệ thống trích ly thu hồi gồm 3 máy, dạng trích ly ngang. Tại đây, cũng dưới tác dụng của lực ly tâm và lỗ lưới xảy ra sự tách pha rắn – lỏng. Phần dịch lỏng trích ly được sẽ được bổ sung vào máy mài, phần bã rắn đươc đưa đi xử lý bã. 3.1.2.12 Sàng cong: Mục đích: Tách tạp chất có kích thước lớn hơn hạt tinh bột. Thực hiện: Gồm có 2 hệ thống sàng cong: sàng cong cấp 1 có kích thước 50μm và sàng cong cấp 2 có kích thước 75μm. Dịch sữa sau trích ly thô được bơm đến sàng cong cấp 1 (gồm 7 máy) và sàng cong cấp 2 (gồm 6 máy), tại đây dưới tác dụng của áp lực vòi phun và lỗ lưới, xảy ra sự tách pha rắn - lỏng: phần qua lưới sàng cong cấp 1 sẽ về thùng chứa để đến sàng cong cấp 2, phần qua lưới sàng cấp 2 sẽ đi đến công đoạn phân ly; phần không qua ở sàng cong cấp 1 sẽ quay lại trích ly thô và phần không qua lưới ở sàng cong cấp 2 thì sẽ quay trở lại sàng cong cấp 1. 3.1.2.13 Phân ly: Mục đích: Tách mủ chứa các hợp chất hữu cơ không mong muốn như protein, lipid, các hợp chất kết tụ ra khỏi dịch sữa tinh bột giúp nâng cao chất lượng bột thành phẩm. Thực hiện: Quá trình phân ly được thực hiện nhờ lực ly tâm và chênh llệch khối lượng, qua 2 giai đoạn bằng máy phân ly cao tốc: + Phân ly giai đoạn 1: Gồm 3 máy, số vòng quay 4500 vòng/phút. Dịch tinh bột được bơm từ thùng chứa sau sàng cong cấp 2, qua cyclon tách đất đá, vào máy phân ly cấp 1. Tại đây, dưới tác dụng của lực ly tâm và sự khác nhau về khối lượng xảy ra sự tách pha lỏng - lỏng. Các thành phần tạp chất hữu cơ nhẹ và nước chuyển động lên trên và nhờ bơm hút ra ngoài. Phần nặng chứa tinh bột SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 13


sẽ đi xuống dưới về thùng chứa theo kênh riêng. Dịch sữa tinh bột sau phân ly 1 đạt nồng độ 7-14ºBe thì được bơm qua phân ly cấp 2. Nếu không đạt nồng độ trên thì phải phân ly lại đến khi đạt yêu cầu. + Phân ly giai đoạn 2: Gồm 3 máy, vận tốc quay 5700 vòng/phút. Hoạt động với nguyên lý tương tự như phân ly giai đoạn 1. Sau phân ly 2, dịch sữa đạt nồng độ 17- 20º Be sẽ đưa về thùng chứa đến ly tâm, nếu không đạt yêu cầu thì hồi lưu về thùng chứa sau phân ly 1 để tiếp tục quá trình phân ly 2 nhằm nâng cao độ Be. Quá trình phân ly có bổ sung một lượng lớn nước nhằm tách triệt để mủ và các thành phần hữu cơ không mong muốn. Nước thải của giai đoạn phân ly được đưa ra ngoài theo mương dẫn nước thải đến hồ kị khí. 3.1.2.14 Ly tâm: Mục đích: Tách phần lớn nước ra khỏi dịch tinh bột để thu hồi bột ẩm ( có độ ẩm từ 30-40%), tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho giai đoạn sấy. Thực hiện: Dịch sữa tinh bột sau phân ly giai đoạn 2 được bơm đến hệ thống ly tâm tách nước gồm 4 máy. Tại đây, dưới tác dụng của lực ly tâm và lỗ lưới, xảy ra sự tách pha lỏng - rắn: phần bột rắn sẽ đươc trục vít và băng tải đưa qua sấy, phần nước ly tâm hồi lưu về thùng chứa sau phân ly 1, hoặc thùng chứa sau sàng cong 1 nếu thùng chứa phân ly 1quá tải. 3.1.2.15 Sấy và làm nguội: Mục đích: Làm khô tinh bột sắn đến độ ẩm yêu cầu (11-13%). Thực hiện: Sấy khí động: bột ẩm sau ly tâm được vít tải đưa xuống băng tải đến thùng chứa, tại đây bột được đánh tơi nhờ các vít đánh tơi. Sau đó, bột vào hệ thống sấy nhờ vít tải, và quạt hút chân không, vít tải vừa có nhiệm vụ cấp bột vừa định lượng, đưa bột vào hệ thống sấy một cách vừa phải ổn định. Bột được sấy khô nhờ hệ thống sấy khí động. Trên đường đi, bột tiếp xúc trực tiếp với không khí nóng trao đổi nhiệt với không khí nóng làm bay hơi ẩm và được làm khô đến độ ẩm yêu cầu. Sau sấy, bột được thu hồi nhờ hệ thống cyclone, bột theo không khí nóng đi vào tiếp tuyến với thành cyclone, va đập vào thành cyclone mất động năng và rơi xuống đáy của cyclone sau đó được vít gom bột gom lại dưới đáy hệ thống cyclone và được đưa qua hệ thống rây – bao gói. Trên đường đi bột sẽ được làm nguội nhờ trao đổi nhiệt gián tiếp với không khí bên ngoài thông qua thành ống. Không khí nóng sau khi qua cyclone đã được tách hết lượng bột và được thải ra ngoài nhờ quạt hút.

3.1.2.16 Rây và bao gói:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 14


Mục đích: Rây bột để thu bột đạt kích thước đồng nhất, loại các tạp chất còn sót, tăng chất lượng thành phẩm. Đóng gói để bảo quản bột tránh các tác nhân gây hư hỏng từ bên ngoài và thuận tiện cho vận chuyển phân phối. Thực hiện: Tinh bột sau khi được làm nguội sẽ được đưa vào các cyclon thu hồi đặt trên máy rây - đóng gói. Tương tự như các cyclone ở hệ thống sấy hạt tinh bột được gom lại dưới hệ thống cyclone và được rơi vào hệ thống rây. Tại đây, các hạt tinh bột lọt lưới rây sẽ xuống máng phía dưới và được phân phối vào các đường ống đến hệ thống đóng gói. Cân và đóng gói bằng hệ thống bán tự động, khối lượng tịnh mỗi bao là 50kg hoặc 20kg tùy theo yêu cầu. 3.1.2.17 Xử lý bã: Bã sắn công nghệ sau quá trình trích ly có độ ẩm W= 90% được chia làm 2 phần:  Một phần nhỏ (khoảng 5% khối lượng) được đưa qua bộ phận thu gom bên ngoài để đóng bao và bán cho công ty sản xuất thức ăn gia súc Tân Lợi.  Một phần (95% khối lượng) được băng chuyền đưa vào máy ép cấp 1 và máy ép cấp 2 có kích thước lỗ nhỏ hơn để loại bớt nước và giảm độ ẩm xuống còn khoảng 65%-70%. Sau khi đạt đến độ ẩm 65%-70%, bã được băng tải đưa vào thiết bị sấy thùng quay. Quá trình sấy bã thì bã sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí nóng. Ở đây, bã sắn được cấp nhiệt vừa đủ để giảm độ ẩm của bã một cách chậm rãi nhằm tránh hiện tượng hồ hoá bã (bã sắn bị vón cục) nhiệt độ lò đốt ở đây là trên 400ºC tùy vào lượng bã cấp vào, nhờ hệ thống cánh xoắn trong trống quay mà bã vừa được đánh tơi vừa giúp bã di chuyển. Bã từ trống quay ra theo 2 đường, nếu bã có kích thước nhỏ, nhẹ được hút vào bộ phận cyclone làm mất động năng và xuống máy đánh tơi, nếu bã có kích thước to hơn và nặng hơn thì rơi xuống máy gom đi qua sàng để loại bỏ sạn to, bã dính cục và xuống máy đánh tơi, tiếp theo bã được vít tải đưa vào máy vung và qua hệ thống sấy khí động lần 1 có nhiệt độ của lò đốt là 220-240OC, bã cùng không khí nóng di chuyển theo ống nhờ quạt hút và được cyclone thu gom lại còn không khí nóng thì quạt hút ra ngoài. Bã xuống máy gom và đưa sang hệ thống sấy khí động 2 có nhiệt độ lò đốt là 200-220ºC, máy vung bã lên và bã cùng với không khí nóng di chuyển theo đường ống, bã nặng hơn nên gặp hệ thống cyclone sẽ rơi xuống còn không khí được quạt hút ra ngoài. Bã tiếp tục di chuyển theo đường ống để làm nguội và được cyclone thu lại còn không khí nóng nhờ có quạt hút không khí ra ngoài. Sau đó bã được đưa đi đóng bao để bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua. Khi hết bã trong trống sấy thì hạ nhiệt độ lò đơn điều chỉnh để bã đi ra hết trống, không dính vào thành trống và chạy quạt trống làm nguội dưới 50ºC và dừng trống. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ trong 2 hệ thống sấy khí động bằng hệ thống van quạt cấp gas và cửa chính gió để hết lượng bã trong đường ống sấy và độ ẩm bã thành phẩm đạt yêu cầu.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 15


3.2 Quá trình tạo không khí nóng: 3.2.1. Sơ đồ:

Hình 3.2 Sơ đồ quá trình tạo không khí nóng 3.2.2. Thuyết minh: Hệ thống lò đốt sử dụng nhiên liệu là khí sinh học thu từ hồ kị khí, sử dụng dầu dẫn nhiệt làm tác nhân trao đổi nhiệt gián tiếp với không khí vào hệ thống sấy. Khí sinh học được sinh ra trong hồ kị khí được thu gom ở 4 đường ống nhựa Ø 200mm, và nối với ống chính dẫn vào lò đốt. Ống dẫn khí được chôn dưới đất ở độ sâu 0.3m. Khí sinh học trước khi đưa vào lò đốt được hút qua bể nước vôi để loại bỏ bớt khí CO2 và H2S. Sau đó khí sinh học được dẫn vào lò đốt bằng ống Ø 60mm. Quá trình đốt lò làm tăng áp suất đẩy khí vào lò đốt. Dầu dẫn nhiệt nguội được bơm tuần hoàn đến lò đốt, tại đây dầu dẫn nhiệt được chạy trong hệ thống ống xoắn kiểu ruột gà và nhận nhiệt từ khí gas đốt cháy và nóng lên đến nhiệt độ t = 270oC, được bơm tuân hoàn đến hệ thống calorife trao đổi nhiệt với không khí nguội.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 16


Không khí được quạt hút hút qua bộ phận lọc gió trở thành không khí sạch đến bộ phận Calorife trao đổi nhiệt với dầu dẫn nhiệt. Tại đây dầu dẫn nhiệt đi trong các ống, không khí đi bên ngoài ống, trao đổi nhiệt với nhau làm không khí nóng lên. Hệ thống Calorife được thiết kế dạng ống chùm, thành ống dẫn nhiệt có các cánh để tăng diện tích tiếp xúc của không khí với bề mặt ống. Sau khi không khí nhận nhiệt trở thành không khí nóng được quạt hút hút lên cột sấy, còn dầu dẫn nhiệt sau khi trao đổi nhiệt, nhiệt độ dầu giảm xuống theo ống dẫn được bơm tuần hoàn về lò đốt tiếp tục được đốt nóng lên, sau đó được bơm về bộ phận trao đổi nhiệt, quá trình cứ tiếp diễn liên tục thành một chu kỳ tuần hoàn. 3.3. Cơ chế chống vi sinh vật xâm nhập gây biến màu dịch sữa và quá trình tạo H2SO3: 3.3.1. Cơ chế chống vi sinh vật xâm nhập gây biến màu dịch sữa: Phần lớn những chất màu là những chất hữu cơ cao phân tử và trong phân tử có nối đôi, có tính oxy hóa. Khi cho H2SO3 vào nó sẽ phân ly ra ion H+ sẽ tác dụng với chúng tạo thành chất không màu.

H2 SO3 → H+ + HSO-3 HSO-3 + H2 O → HSO-4 +2H (H mới sinh)

2H mới sinh ra đóng vai trò chất khử kết hợp với nối đôi trong hợp chất hữu cơ tạo hợp chất không màu, ngăn được quá trình tẩy màu. H2SO3 có tính acid ngăn sự xâm nhập của vi sinh vật, ngăn chặn được quá trình biến màu do enzym rừ vi sinh vật. 3.3.2 Quá trình tạo H2SO3: 3.3.2.1 Sơ đồ:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 17


Không khí

Buồng đốt

Bột lưu huỳnh

Hỗn hợp khí cháy

Nước sạch

Tháp hấp thụ

Thùng soda

Quạt hút

Khí thải

Dung dịch H2SO3

Điều chỉnh pH

Đưa vào sử dụng

Hình 3.3 Sơ đồ qui trình tạo H2SO3 3.3.2.2 Thuyết minh: Không khí đưa vào buồng đốt và được trộn chung với bột lưu huỳnh, công suất buồng đốt tương đối nhỏ 2kg/h. Khối lượng lưu huỳnh sử dụng trong quá trình đốt khoảng 24kg/ngày. Sản phẩm của phản ứng hỗn hợp cháy được đưa qua tháp hấp thụ bằng nước sạch. Tháp hấp thụ làm băng thép không gỉ, phía trên có bố trí giàn phun nước từ trên xuống, hỗn hợp khí được bơm từ dưới lên. Bên trong thân tháp có thiết kế các lớp vật liệu đệm nằm ngang nhằm tăng diện tích tiếp xúc và phân bố đều giữa nước và khí SO2, tại đây SO2 sẽ được hấp thụ vào nước tạo dung dịch H2SO3 Dung dịch H2SO3 sau khi được tạo thành thu gom dưới phần đáy tháp và đưa ra ngoài. Hỗn hợp được điều chỉnh pH = 2.3 – 2.8 trước khi đưa vào sử dụng. Hiệu suất trao đổi hấp thụ của tháp đạt 95%. 3.4 Quy trình sử dụng khí biogas: Việc thu hồi khí metan từ bể yếm khí được thực hiện như sau: 3.4.1 Sơ đồ công nghệ:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 18


Hình 3.4 Sơ đồ sử dụng khí biogas

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 19


3.4.2 Thuyết minh công nghệ: Bể yếm khí được phủ lớp trên băng tấm bạt HDPE dày 1,5 mm, lớp này có nhiệm vụ ngăn cảng không cho lương nước thải tiếp xúc với oxi không khí, tạo điều kiện phân hủy hợp chất hữu cơ trong bể là sự phân hủy yếm khí. Đây là nguyên lý chính của công nghệ nhằm tăng tốc độ chuyển đổi chất hữu cơ trong nước thải và thu được lượng khí metan dùng làm nhiên liệu đốt lò thay cho việc sử dụng than làm chất đốt, hạng chế đến mức thấp nhất sự phát thải khí metan ra môi trường gây nên hiện tượng ô nhiểm không khí và hiệu ứng nhà kính. Khí sinh học sinh ra trong hồ phân hủy khị khí sẽ được lấy ra ở 4 đường ống nhựa Ф 200mm, bố trí xung quanh hồ, nối với ống dẫn chính vào lò. Ống dẫn được chôn dưới đất với độ sau 300mm tính từ dáy ống, mục đích là tránh hư hỏng do tác động của bên ngoài và võng xuống. Bố trí 01 quạt hút 2000m3/h, hút lượng khí đi qua bể nước vôi trong để loại bớt khí CO2 và H2S trước khi đi vào lò, mục đích đảm bảo chất lượng khí đốt được tốt hơn, theo phản ứng sau: CO2 + Ca (OH )2 = CaCO3 + H2O H2S + Ca(OH)2 = CaS + H2O CaCO3 và CaS kết tủa, lắng xuống đáy và được xả ra ngoài bằng ống xả đáy. Từ bình lọc, thành phần khí metan không bị hấp thụ sẽ tiếp tục đi vào lò đốt bằng đường ống thép tráng Inox Ф 76 mm. Từ bình chứa nước khí được dẫn vào lò bằng đường ống thép tráng Inox Ф 76 mm. Quá trình đột thu này sẽ làm tăng áp suất đẩy khí vào lò khi đốt.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 20


3.5 Qui trình xử lý nước cấp: 3.5.1 Sơ đồ bể xử lý nước cấp:

Hình 3.5 Sơ đồ xử lý nước cấp 3.5.2 Thuyết minh: Mục đích của việc xử lý nước là tách các tạp chất trong nước, làm mềm nước và xử lý mùi hôi bằng hoá chất để tạo nguồn nước sạch cho nhà máy. Nước từ sông Ly Ly và kênh Phú Ninh chảy về hai hồ gom nước. Tại hai hồ gom này có đặt 2 trạm bơm C1 tại hồ gom nước kênh và trạm bơm sông Ly Ly. Sau khi nước đủ tại hồ gom nước, khởi động bơm ở các trạm bơm, chủ yếu lấy nước từ sông Ly Ly, khi nào thiếu thì lấy thêm nước ở kênh Phú Ninh. Nước được bơm vào bể lắng 1, trên đường đi có bổ sung phèn chua để kết lắng các tạp chất như Fe2+, Al3+... và clorin để tiêu diệt các VSV. Tại bể lắng 1, một số tạp chất được lắng xuống đáy và nước trong được chảy tràn sang bể 2. Tương tự như bể 1, nước trong tràn từ bể

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 21


2,3,4,5,6,7,8,9,10 chảy theo hình ziczac. Nước tại bể 10 được bơm đến 3 bể lọc, từ 3 bể lọc nước được bơm đến bể nước công nghệ. Trên đường đi đến bể nước công nghệ bổ sung Ca(OH)2 để trung hoà nước về pH trung tính. Sau đó nước được bơm lên tháp nước, từ đây nước chảy vào nhà máy không cần bơm mà dựa vào chênh lệch độ cao. Nước sau khi xử lý đạt chỉ tiêu là: + pH: 6 - 8,5 + Độ cứng: Max: 15ºdH

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 22


Chương 4: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT BỊ TRONG SẢN XUẤT 4.1 Phễu nạp liệu: 4.1.1 Cấu tạo:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 23


4.1.2 Thông số kĩ thuật Công suất của động cơ: 3-7 Kw/h Năng suất làm việc: 10-20 tấn/h 4.1.3 Nguyên lí hoạt động Phễu này được thiết kế kiểu hình côn (2) đáy phễu có sàng rung (5) và cửa để tháo liệu (6). Khi nguyên liệu sắn được đưa vào phễu thì động cơ (1) hoạt động làm sàng rung chuyển động vì thế sắn được điều tiết đều đặn ra cửa tháo liệu và đi vào băng tải (3). Tại đây sắn cũng được tách đi một phần đất đá nhờ vào sàng rung này. 4.1.4 Sự cố và cách khắc phục Lượng đất đá nhiều làm mắc tại sàng rung, Không điều tiết được lượng sắn. Cần dừng máy làm sạch đất đá. Kiểm tra hoạt động của sàng rung.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 24


4.2 Băng tải nghiêng: 4.2.1 Cấu tạo

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 25


4.2.2 Thông số kỹ thuật: Tốc độ băng tải: 20-40 m/h Năng suất 10-20 tấn/h 4.2.3 Nguyên tắc làm việc: Băng tải gồm một băng bằng cao su được mắc vào hai tang ở hai đầu là tang dẫn (5) và tang căng (4). Tang dẫn được nối với động cơ nhờ hộp giảm tốc và gối trục. Bên dưới băng là các con lăn đỡ giúp cho băng không bị chùng khi mang tải. Băng tải được đặt trên một khung bằng thép vững chắc, đặt nghiêng so với mặt đất để vận chuyển sắn từ phễu nạp liệu ở dưới đất lên lồng bóc vỏ ở độ cao hơn 3m. Nguyên liệu được đưa vào băng tải tại đầu tang căng (4) từ phễu nạp liệu nhờ bộ phận sàng rung. Khi làm việc động cơ điện sẽ truyền động qua hộp giảm tốc đến các gối trục và làm cho tang dẫn (5) quay làm xuất hiện lực ma sát giữ tấm băng và tang dẫn, làm tăng băng chuyển động trên các trục lăn (2) mang theo nguyên liệu đến cửa tháo liệu ở đầu tang dẫn (5). 4.2.4 Sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục: 4.2.4.1 Sự cố: Băng tải không chuyển động được Nguyên liệu bị rớt ra ngoài Băng tải bị chùng 4.2.4.2 Nguyên nhân: Bộ phận truyền động không hoạt động Nguyên liệu trên băng tải quá nhiều Bộ phận tang căng có sự cố 4.2.4.3 Cách khắc phục: Kiểm tra động cơ bộ phận truyền động Kiểm tra lượng nguyên liệu trên băng tải Điều chỉnh mức cấp liệu cho hợp lí Kiểm tra bộ phận tang căng

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 26


4.3 Cấu tạo lồng bóc vỏ: 4.3.1 Cấu tạo

Hình 4.3: Lồng bóc vỏ 1. Khung giá đỡ

5. Thanh thép

2. Trục lăn, con lăn

6. Cửa ra nguyên liệu

3. Bánh răng

7. Cửa vào nguyên liệu

4. Dây xích

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 27


4.3.2 Thông số kỹ thuật: Công suất: 3.7kw Năng suất làm việc 10-20 tấn/h 4.3.3. Nguyên tắc hoạt động: Lồng bóc vỏ được làm bằng các thanh thép ghép lại, có các khe hở để tạp chất có thể rơi ra ngoài. Thành trong của lồng có cánh xoắn giúp tăng ma sát với củ nhằm loại bỏ vỏ tốt hơn, đồng thời cánh xoắn có tác dụng chuyển nguyên liệu dần về phía máy rửa củ. Nguyên liệu sắn vào lồng bóc vỏ cửa nạp liệu (7), khi làm việc, động cơ hoạt động truyền chuyển động cho lồng bóc vỏ qua hộp giảm tốc bánh vít, lồng bóc vỏ chuyển động trên trục (2) nhờ bánh răng (3) và dây xích (4). Nhờ vào lực ma sát của sắn với sắn, sắn với thanh lồng (5) và sắn với rãnh xoắn mà phần vỏ lụa của sắn được bóc ra, tại đây sắn được làm sạch 55 – 65% vỏ lụa, sắn từ đầu của lồng bóc vỏ dần được chuyển đến cửa tháo liệu (5). 4.3.4 Sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục: 4.3.4.1 Sự cố: Lồng không quay được Tỷ lệ vỏ sót cao 4.3.4.2 Nguyên nhân: Động cơ bị hỏng. Lượng sắn vào lồng quá nhiều. Đất bám vào thanh sắt quá nhiều. Thanh do lực ma sát nên bị mài mòn. 4.3.4.3 Cách khắc phục: Giám soát lượng sắn trong bể. Vệ sinh các khe bên trong máng để nước và tạp chất thoát ra dễ dàng. Kiểm trang các cánh khuấy, thành máng có thể bị ăn mòn do va đạp mạnh với sắn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 28


4.4 Bể rửa củ 4.4.1 Cấu tạo

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 29


4.4.2 Thông số kỹ thuật: Công suất: 10 HP Vận tốc quay trục dẫn: 6 vòng/phút. 4.4.3 Nguyên tắc hoạt động: Bể rửa củ gồm có hai ngăn, mỗi ngăn có một trục dẫn động, trên trục có các cánh khuấy. Khi làm việc, động cơ hoạt động truyền động qua bộ giảm tốc làm cho bộ phận truyền động hoạt động kéo theo trục dẫn động (2) quay làm cho cánh khuấy (3) quay, cánh khuấy được đặc nghiêng 45°, có tác dụng tạo ma sát giữa cánh khuấy với củ, giữa củ với củ làm cho các tạp chất, vỏ lụa được rửa sạch nhờ nước. Ngoài ra, cánh khuấy còn có tác dụng là vận chuyển sắn từ đầu máng đến cuối máng và đẩy sắn ra ngoài. Nước rửa củ thoát ra ngoài qua các cửa (4), và các khe bên trong của máng (1). 4.4.4. Sự cố, cách khắc phục: 4.4.4.1 Sự cố: Trục không quay. Nước không thoát ra ngoài được. Sắn không sạch, có thể sắn bị vỡ nhiều. 4.4.42 Nguyên nhân: Lượng nước vào ít Trục bị hỏng 4.4.4.3 Cách khắc phục: Giám soát lượng sắn trong bể. Vệ sinh các khe bên trong máng để nước, tạp chất thoát dễ. Kiểm tra các cánh khuấy, thành máng có thể bị ăn mòn do va đập mạnh với sắn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 30


4.5 Máy băm 4.5.1 Cấu tạo

Hình 4.5: Dao băm 1. Vỏ máy

4. Dao động

2. Trục

5. Dao tĩnh

3. Bộ phận truyền động

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 31


4.5.2 Thông số hoạt động: Công suất : 11,2 kw Vận tốc vòng quay: 250 vòng/phút Năng suất

: 10-20 tấn/h

4.5.3. Nguyên lí làm việc: Máy băm gồm hệ thống dao tĩnh và dao động, dao động được gắn trên một trục quay, trục được truyền động nhờ động cơ. Đầu tiên nguyên liệu sắn cho vào cửa nạp liệu, trục số (2) của máy quay với vận tốc vòng quay 250 vòng/phút. Khi làm việc, động cơ quay làm cho bộ phận truyền động (3) hoạt động kéo theo trục (2) quay làm do thanh dao hoạt động. Trên trục có gắn các dao, mỗi thanh dao cách khoảng 2-3 cm, thanh dao thứ nhất lệch so với thanh dao thứ hai là 60°, so với thanh dao thứ ba là 120° và được gọi là các thanh dao động (4) gồm có 21 thanh dao. Các thanh dao tĩnh (5) đặt xen kẽ với thanh dao động (4). Khi sắn được đi vào he của hai dao này thì sắn chặt thành các đoạn dài 5cm rồi được phân phối xuống máy mài. 4.5.4 Sự cố và cách khắc phục: 4.5.4.1 Sự cố: Kích thước sau khi băm không đạt yêu cầu. Gãy dao do các đá, kim loại cứng. Dao bị mòn do thời gian sử dụng. 4.5.4.2 Cách khắc phục: Kiểm tra và vệ sinh thiết bị. Giảm sát nguyên liệu trước khi cho vào máy. Khi có vấn đề thì dừng hoạt động để kiểm tra. Kiểm tra và thay dao băm khi bị ăn mòn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 32


4.6 Máy mài 4.6.1 Cấu tạo

Hình 4.6: Máy mài 1. Vỏ máy

6. Động cơ

2. Trục mài

7. Cửa tháo liệu

3. Bộ phận truyền động

8. Cửa nạp liệu

4. Trục máy

9. Lưỡi dao trục mài

5. Giá đỡ

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 33


4.6.2 Thông số kỹ thuật: Công suất động cơ P = 120 HP. Vận tốc quay: 1000-2000 vòng/phút. Trục mài có đường kính: 600 mm. Số lưỡi dao răng cưa: 120 lưỡi. Năng suất làm việc: Q = 10-15 tấn củ/h. 4.6.3 Nguyên lí hoạt động: Nguyên liệu sắn vào cửa (8), khi làm việc động cơ (6) hoạt động kéo theo bộ phận truyền động (3) hoạt động qua đai truyền. Trục mài (2) quay nhờ gắn với trục máy (4), trên trục mài có gắn lưỡi dao (9). Khoảng cách của trục mài và đệm mài nhỏ hơn nhiều so với kích thước của nguyên liệu nên dưới tác dụng của lực ép và lực ma sát lớn làm cho nguyên liệu bị mài sát. Trong công đoạn mài có bổ sung thêm nước để giảm trở lực, thuận lợi cho quá trình mài tạo hỗn hợp dịch sữa và được tháo ra cửa (7). Ở thùng chứa có bổ sung thêm H2SO3 chống sự oxy hóa. 4.6.4 Sự cố và cách khắc phục: 4.6.4.1 Sự cố: Máy bị nghẽn. Kích thước bột mài không đạt yêu cầu. Các lưỡi dao mài bị ăn mòn. 4.6.4.2 Cách khắc phục: Kiểm tra lượng nước vào máy mái cho hợp lí. Kiểm tra lưỡi dao mài. Kiểm tra lượng nguyên liệu vào.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 34


4.7 Máy trích ly 4.7.1 Cấu tạo

Hình 4.7: Máy trích ly 1. Vỏ máy

5. Cửa tháo dịch sữa

2. Cửa nạp liệu

6. Cửa tháo bã

3. Cửa dd H2SO3 vào

7. Động cơ

4. Cửa nước vào

8. Cửa vệ sinh

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 35


4.7.2 Thông số kỹ thuật: Năng suất 0,75 tấn/ h. Tốc độ 600 vòng/ phút. Kích thước lỗ lưới: + Máy trích ly thô 0,4mm. + Máy trích ly thu hồi 0.6 mm. + Máy trích ly tận dụng (A2) 0,6 mm. 4.7.3 Nguyên tắc hoạt động: Dịch sữa của thùng chứa của máy mài được bơm vận chuyển đến máy trích ly qua cửa nạp liệu (2), nước được cho vào cửa (4), cho H2SO3 vào (3). Khi máy làm việc, động cơ (7) hoạt động, làm trục quay với tốc độ 600 vòng/ phút. Nhờ lực ly tâm các chất lỏng có xu hướng văng mạnh ra, và những hạt có kích thước nhỏ sẽ qua các lỗ lưới xuống thùng chứa dịch, còn những hạt tinh bột có kích thước lớn sẽ trượt trên thành và thoát ra ngoài qua cửa (6) chảy về máng chứa bã. 4.7.4 Sự cố và cách khắc phục: 4.7.4.1 Sự cố: Nghẹt bơm do dịch sữa từ máy mài quá đặc. Điều tiết lượng dung dịch sữa bột. Hỏng bi do bị nóng ổ bi, ma sát lớn. Đứt dây đai truyền dây curoa. Bị rách lưới. 4.7.4.2 Cách khắc phục: Điều chỉnh lượng nước trong máy mài hoặc tháo bơm vệ sinh. Dừng máy thay ổ bi. Thay dây curoa. Kiểm tra lưới và thay hoặc hàn lưới.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 36


4.8 Sàn cong 4.8.1 Cấu tạo

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 37


4.8.2 Thông số kỹ thuật: Kích thước lỗ sàng cong 1: 0.55 μm Kích thước lỗ sàng cong 2: 0.75 μm 4.8.3 Nguyên lý làm việc: Dịch sữa sẽ được bơm vận chuyển từ thùng chứa trích ly thô. Dựa vào lực phun và kích thước của lỗ lưới những hạt có kích thước nhỏ sẽ đi qua lỗ lưới để đến giai đoạn tiếp theo, còn phần không qua lưới (nằm phía trước) chưa đạt yêu cầu sẽ về lại máy mài. 4.8.4 Sự cố và cách khắc phục: Do lực phun quá mạnh nên một thời gian sẽ bi rách lưới: cần dừng máy thay lưới. Năng suất làm việc không cao. Vì thế, cần vệ sinh lưới sạch.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 38


4.9 Máy phân ly

4.9.1 Cấu tạo

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 39


4.9.2 Thông số kỹ thuật: Công suất: 37 kw. Năng suất:10 m3/h Vận tốc quay: 4500-5200 vòng/phút Đồng hồ đo lưu lượng phân ly 1: 10000 lít/h Đồng hồ đo lưu lượng phân ly 2: 9000-10000 lít/h 8 lỗ béc thiết bị phân ly 1: ϕ =2,0mm; thiết bị phân ly 2: ϕ =2,25 mm 4.9.3 Nguyên tắc hoạt động: Dịch sữa từ thùng chứa của sàng cong cấp 2 bơm qua phân ly 1 nhờ vào bơm vận chuyển vào cửa nạp (1) lúc này công nhân vận hành điều chỉnh dịch sữa và lưu lượng nước vào bằng các van điều chỉnh. Thùng quay quay với tốc độ 4500 vòng/phút (phân ly 1), 5200 vòng/phút (phân ly 2) nhờ động cơ điện qua đai truyền động. Thùng quay có các đĩa xếp chồng lên nhau trên bề mặt đĩa có các lỗ bec, khi xếp chồng lên sẽ tạo ra các kênh dẫn, dịch sữa sẽ được phân phối vào chồng đĩa, lấp đầy các kênh dẫn quá trình phân ly diễn ra trong không gian trong đĩa. Khi thùng quay làm cho dòng nguyên liệu ở dạng huyền phù chuyển động xoay tròn tạo nên lực ly tâm. Dưới tác dụng của lực ly tâm, pha nhẹ di chuyển giữa các khe của chồng đĩa đi vào phía trong của trống lọc và được xả ra qua vòng thu hồi năng lượng (4), còn pha nặng sẽ được tích tụ ở phía ngoại biên của trống ly tâm và được xả ra ngoài qua các vòi phun. Nước rửa được cấp tới các vòi phun qua các lỗ rỗng trong trục đứng (6), các ống phân phối (5) dẫn nước rửa từ khoang được thiết kế đặc biệt tới khu vực có vòi phun, ở đó các phần tử rắn được tích tụ và được rửa sạch khỏi các chất hòa tan và các phần lơ lửng khác. Pha nhẹ được thải ra ngoài mương nước thải vào hồ kị khí. 4.9.4. Sự cố và cách khắc phục: 4.9.4.1 Sự cố: Dịch sữa không đạt yêu cầu Lỗ béc bị kín Hàm lượng bột còn xót trong nước thải 4.9.4.2 Cách khắc phục: Kiểm tra độ đặc của phân ly thường xuyên Vệ sinh thiết bị, lỗ béc thường xuyên

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 40


4.10 Máy ly tâm 4.10.1 Cấu tạo

Hình 4.10: Máy ly tâm 1. Vỏ máy

5. Bộ phận bơm thủy lực

2. Ống nạp liệu

6. Thùng quay

3. Bộ phận vít tải

7. Cửa tháo liệu

4. Bộ phận truyền động

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 41


4.10.2 Thông số kĩ thuật: Công suất: 60 HP. Năng suất: 1,5 tấn/h. Tốc độ: 880 vòng/phút. Độ ẩm bột ra: 32-38%. 4.10.3 Nguyên lý hoạt động: Dịch sữa từ thùng chứa của phân ly được bơm vận chuyển vào ống dẫn nguyên liệu (2) và được hồi lưu về thùng. Ở ống dẫn có van điều chỉnh lượng dịch sữa vừa đủ vào thùng quay (6), trên bề mặt của thùng ly tâm có các lỗ và được lắp thêm một tấm vải tấm có kích thước rất nhỏ để khi quay với tốc độ 880 vòng/phút tinh bột trong dịch sữa chứa trong thùng quay ly tâm sẽ không thoát ra ngoài theo nước tách. Khi quay, nước sẽ lọt qua lưới vải ra ngoài còn tinh bột sẽ được lưới giữ lại. Để tránh hiện tượng rung mạnh, thì lượng dịch sữa vào vừa đủ và các tấm lưới được làm sạch, không bị gấp nếp. Sau thời gian khoảng 3 – 5 phút thì bộ phận thủy lực (5) hoạt động làm cho dao cào bột nâng lên cào bột rơi xuống máng chứa, giữa dao và lưới cách nhau khoảng nhất định sao cho có thể cào bột ra khỏi bề mặt vải mà không bị rách. Chế độ làm việc của bơm thủy lực được cài tự động hay tay, tùy vào dịch sữa đặc hay loãng mà thời gian lưu bột trong thùng ly tâm dài hay ngắn. Tại máng chứa bột ẩm có bộ phận vít tải (3) vận chuyển bột ẩm qua cửa thoát liệu (7) và nhờ băng tải nghiêng vận chuyển đến công đoạn tiếp theo. Để thùng ly tâm quay thì người ta có thiết kế một động cơ điện truyền động cho thùng quay nhờ bộ phận truyền động (4). Để thay vải không tốn thời gian trong lúc chờ máy dừng hẳn thì bên cạnh có bộ phận phanh hãm máy khi đã tắt tự động. Nước sau khi ly tâm về thùng chứa phân ly 1 hay thùng chứa của sàng cong 1 nếu thùng chứa phân ly 1 quá tải. 4.10.4 Sự cố và cách khắc phục: Vải lọc bị thủng: dừng máy thay vải. Bị hổng bi do nóng: dừng máy thay ổ bi. Rơi vật lạ (sắt, thép ...) trong máy: dừng máy nhặt vật thể lạ và kiểm tra các bộ phận bên trong, nếu thủng lưới inox thì hàn lại. Trong khi hoạt động rung mạnh: dừng lại và kiểm xem vải có cọ xát vào thành thùng không. Tắt điện: đóng van cấp, hãm phanh cào bột mang đi hồi lưu.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 42


4.11 Hệ thống sấy: 4.11.1 Cấu tạo:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 43


4.11.2 Thông số kỹ thuật: Công suất quạt hút không khí nóng- bột khô: P=100 Hp. Công suất quạt hút không khí nóng- bột nguội: P=60 Hp. Nhiệt độ hỗn hợp bột khô- không khí nóng: 55,5-55,8°C. Nhiệt độ không khí sấy: t= 160-190°C. Nhiệt độ dầu: 242-425 °C. Nhiệt độ sấy vào: 170-190°C. Nhiệt độ sấy ra: 55-59°C. Áo suất vào: 0,5 bar. Áp suất ra: 0,2 bar. Độ ẩm bột trước khi sấy: 31 – 35% Độ ẩm bột ra sau khi sấy: 12.5%. Công suất vít đánh tơi: 15Hp Công suất vít cấp: 20Hp Công suất quạt vung bột: 40Hp 4.11.3 Nguyên tắc hoạt động: 4.11.3.1 Giai đoạn nung nóng dầu sơ bộ: Dầu dẫn nhiệt được nung nóng lên nhờ hệ thống lò đốt bằng khí biogas, khởi động bơm tuần hoàn bơm dầu dẫn nhiệt vào hệ thống ống xoắn bên trong lò đốt. Tiến hành khởi động lò đốt, khởi động bơm hút không khí nóng để hút hết khí gas còn sót lại trong đường ống thoát khí tránh gây cháy nổ, sau đó đóng quạt hút lại. Mở van bơm khí gas qua bình phân phối vào lò đốt, mở cửa lò và mồi lửa. Khi khí bốc cháy tỏa nhiệt khoảng 270oC, bật quạt hút khí nóng để thải không khí nóng ra ngoài đồng thời nhiệt độ được phân phối đều trong lò, nhờ hệ thống nước làm mát mà nhiệt độ ổn định ở 270oC. Tại đây, không khí nóng sẽ trao đổi nhiệt với dầu dẫn nhiệt làm dầu nóng lên và được bơm tuần hoàn bơm đến calorife để trao đổi nhiệt với không khí đi vào cột sấy. 4.11.3.2 Giai đoạn sấy bột ẩm: Không khí được gia nhiệt nống lên nhờ bộ phận trao đổi nhiệt calorife (1), không khí có nhiệt độ môi trường 25 – 30 Oc và được làm sạch các tạp chất nhờ hệ thống lọc bụi. Sau khi trao đổi nhiệt

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 44


với dầu dẫn nhiệt, tạo thành không khí nóng có nhiệt độ từ 100 oC đến 220Oc. Bột ẩm sau khi ly tâm nhờ băng tải vận chuyển vào thùng chứa bột ẩm (9) được cánh vít đánh tơi (10) đánh tơi bột nhằm giảm độ kết dính cửa bột và bột ẩm được vít định lượng (11) vận chuyển tới vít vung bột (12).Vít định lượng vừa tải bột vừa cấp bột vào vít vung bột đảm bảo lượng bột vào phù hợp. Vít vung bột (11) có nhiệm vụ vung bột làm cho bột phân tán trong cột sấy và hòa trộn với không khí nóng từ hệ thống trao đổi nhiệt được bơm hút vào cột sấy. Lúc này bột và không khí nóng tiếp xúc với nhau tại ống sấy (2), quá trình trao đổi nhiệt xảy ra, ẩm bay hơi làm cho hàm ẩm của bột giảm xuống. Quá trình sấy diễn ra rất nhanh trong vòng vài phút, sau đó, quạt hút hỗn hợp không khí nóng và bột qua hệ thống Cyclone (3) để tách bột ra khỏi không khí nóng. Tại đây bột và không khí nóng đi vào tiếp tuyến với thành cyclone, hạt tinh bột nặng va vào thành mất động năng và rơi xuống được vít gom gom bột dưới đáy hệ thống cyclone và được hút qua cột làm nguội. Không khí nóng nhẹ được thải ra ngoài môi trường nhờ quạt hút. 4.11.3.3 Giai đoạn làm nguội – đóng bao: Quạt hút không khí qua bộ phận lọc không khí cuốn theo bột khô được vít gom tại đường ống dưới đáy hệ thống cyclone. Không khí nguội đã được lọc sẽ trao đổi nhiệt với bột nóng làm nguội bột. Hỗn hợp này được quạt hút đến hệ thống Cyclone tách bột làm nguội, bột có kích thước lớn có xu hướng va chạm vào thành nên trượt xuống, còn không khí nhẹ hơn sẽ bay lên và tiếp tục qua một cyclone nữa để thu lại các hạt tinh bột còn sót lại trong dòng không khí nóng trước khi được quạt hút ra ngoài. Bột rơi xuống được vít tải gom bột lại và đưa xuống bộ phận rây, đóng bao. Mỗi bao nặng 50kg hoặc 20kg tùy theo yêu cầu.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 45


Chương 5: QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 5.1 Mục đích: Đảm bảo nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm đạt yêu cầu phục vụ cho quá trình sản xuất và yêu cầu của khách hàng. 5.2 Phạm vi áp dụng: Sắn tươi, than, vật tư hoá chất, bao bì, dịch sữa bột, bột ướt, bột thành phẩm, bã sắn… 5.3. Định nghĩa và các từ viết tắt: + Lô hàng đồng nhất: Gồm những sản phẩm cùng tên gọi, cùng một loại phẩm chất, quy theo một quy trình sản xuất. + Từ viết tắt: NC: Nước cấp

NT: Nước thải

HLTB: Hàm lượng tinh bột

TP: Thành phẩm

SX: Sản xuất

dd: Dung dịch

P1: Phân ly 1

P2: Phân ly 2

Max: Tối đa

Min: Tối thiểu

Bé: Độ bonme

ppm: phần triệu

KCS: Kiểm tra chất lượng

NBH: Ngày ban hành

TC: Tạp chất 5.4. Nội dung kiểm tra nguyên liệu đầu vào: 5.4.1 Tiếp nhận: Khi xe vào sân bãi phải có sự giám sát hướng dẫn xuống hàng của nhân viên KCS cùng nhân viên bảo vệ. Đồng thời nhân viên KCS ghi số phiếu lên sơ đồ nhập liệu để theo dõi. Chỉ được xoá số kí hiệu trên bảng đối với những lô hàng đã đưa vào sản xuất. Cuối ngày phải kiểm tra các lô hàng đã nhập trên sân bãi để cắm số thứ tự đưa vào sản xuất. Không được để lô hàng đã nhập trên sân nhập liệu quá 3 giờ mà chưa lấy mẫu để xác HLTB và TC. Hạn chế sự thối, dập nát, vươn vãi nguyên liệu trên sân bãi. 5.4.2 Phương pháp lấy mẫu, kiểm tra: Mẫu được lấy trong suốt quá trình xuống hàng và được lấy ngẫu nhiên từ vị trí khác nhau của lô hàng, mẫu phải là đại diện cho cả lô hàng. SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 46


Quy định số mẫu của một lô hàng: Dưới 5 tấn thì lấy 2 mẫu, trên 5 tấn thì 3 mẫu. Khi khách hàng không chấp nhận thì nhân viên KCS có thể lấy thêm 1 mẫu nữa, kết quả lấy giá trị trung bình, thực hiện tối đa 4 mẫu/ lô hàng. 5.4.3 Tiến hành xác định hàm lượng tinh bột: Thực hiện bằng cân chuyên dụng. Củ sắn phải được làm sạch đất, cát, loại bỏ cùi, gốc, rễ. Sau đó, mẫu được chặt thành từng đoạn khoảng 5cm, bỏ vào giỏ cân khô đến 5kg. Khi máy tính bàn cân hiện chữ “cân nước” thì đổ giõ mẫu xuống giỏ cân ướt. Khi đổ cần nhẹ nhàng, tránh đè mạnh lên giỏ làm sai lệch cân. Đọc giá trị cân ướt so sánh với giá trị độ bột trên máy tính bàn cân rồi ghi vào sổ bột của mẫu. 5.4.4 Cách xác định lượng tạp chất, hư thối, chạy chỉ đổi màu:  Tạp chất Xác định tạp chất bằng cảm quan: Khi xe xuống hàng thì nhân viên KCS sẽ đánh giá tạp chất lô hàng bằng cảm quan, nếu khách hàng không chấp nhận thì tiến hành đo hàm lượng tạp chất theo phương pháp sau: Lấy ngẫu nhiên 3 vị trí trong lô hàng, khoảng cách giữa các vị trí lấy mẫu trên một mét với khối lượng mẫu là 20-30kg, tiến hành chặt cùi, gốc, rễ, tạp chất rồi cân lại để xác định phần tạp chất. Theo qui định của Bộ Nông Nghiệp, phần tạp chất sẽ được tính cộng thêm 3,5% là lượng tạp chất có sẵn trong củ sắn như tim sắn, vỏ lụa. Khi lô hàng có nhiều cùi, gốc, rễ thì chủ hàng phải làm sạch, tách khỏi lô hàng, vận chuyển ra khỏi công ty rồi mới tiến hành làm thủ tục nhập hàng.  Hư thối Khi phát hiện sắn hư thối thì tiến hành xác định lượng hư thối bằng cách: Lấy ngẫu nhiên 3 vị trí trong lô hàng, khoảng cách giữa các vị trí lấy mẫu trên 1m với khối lượng khoảng 20 - 30 kg (đã làm sạch đất, cát, cùi, rễ…) rồi dùng dao chặt hết phần hư thối, rồi cân lại để xác định phần trăm hư thối. Khi lô hàng có sắn hư thối với lượng hư thối dưới 3% thì được trừ vào tạp chất của lô hàng, nếu lượng hư thối trên 3% thì trừ HLTB theo bảng và lượng hư thối sẽ được chuyển qua phần tạp chất của lô hàng. Nếu lượng hư thối trên 16% thì không nhập (trừ trường hợp bất khả kháng).

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 47


Trừ HLTB

Lượng hư

Lượng hư

Trừ HLTB

thối (%)

(%)

thối (%)

(%)

3,0-4,0

1,5

10,1-11,0

2,9

4,1-5,0

1,7

11,1-12,0

3,1

5,1-6,0

1,9

12,1-13,0

3,3

6,1-7,0

2,1

13,1-14,0

3,5

7,1-8,0

2,3

14,1-15,0

3,7

8,1-9,0

2,5

15,1-16,0

3,9

9,1-10,0

2,7

>16,0

Không nhập

Bảng 5.1: Lượng sắn hư thối trừ vào HLTB  Xác định chạy chỉ đổi màu Sắn chạy chỉ đổi màu gây ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu, ảnh hưởng đến quá trình bảo quản, chế biến, chất lượng sản phẩm. Khi lô hàng xác định là chạy chỉ đổi màu thì xác định và trừ tạp chất như sau: Cân khoảng 30 - 100 kg sắn tươi ở các vị trí khác nhau của lô hàng và tiến hành chặt củ ra làm 5 đoạn nhỏ, nếu củ nào bị chạy chỉ đổi màu thì để riêng và cân xác định lượng (%) chạy chỉ đổi màu của lô hàng đó, rồi tiến hành trừ tạp chất của lô hàng theo lượng sắn chạy chỉ đổi màu:

Chạy chỉ đổi màu của lô

Trừ tạp chất của lô hàng (%)

hàng (%) 10-20

1,0

21-40

1,5

41-60

3,0

Trên 60

4,5 Bảng 5.2: Lượng sắn chạy chỉ đổi màu trừ vào HLTB

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 48


5.5 Nước công nghệ: 5.5.1 Đo pH Tiến hành 8 lần/ca sản xuất, bắt đầu từ giờ thứ nhất tại đầu vào của dây chuyền sản xuất. Lấy mẫu nước cho vào cốc thuỷ tinh 250 ml, đo bằng máy đo pH, giới hạn cho phép là 6,0-8,5 (thường thì pH > 8.5). Kết quả ghi vào BM/17.06-QMKT và ghi trên bảng theo dõi. Chú ý: Nước tại vòi nước cấp cần để chảy liên tục với lưu lượng nhỏ để đo được pH đúng với pH nước cấp thực tế vào dây chuyền vào thời điểm đó 5.5.2 Đo độ cứng của nước Tiến hành 1 lần/ngảy vào giờ thứ 2 của ca 1. Độ cứng tổng cộng được xác định bằng tổng lượng Canxi, Magie và được biểu thị bằng mg CaCO3 có trong 1 lít nước. • Lấy nước tại đầu vào của dây chuyền sản suất, cho vào bình tam giác 250ml. • Nước lấy mẫu kiểm tra: 50ml. • Dung dịch đệm Amoni 0,3 ml (1 giọt). • Dung dịch KOH 20%: 0,2ml (1 giọt). • Chỉ thị màu EdenT: 0,2 ml (1 giọt). Cho lần lượt vào và lắc đều tạo thành dung dịch màu hồng vàng. Chuẩn bằng dung dịch EDTA 0,01N đến khi màu hồng vàng chuyển sang màu xanh nhạt thì dừng, đọc n (ml) dung dịch EDTA tiêu tốn. Độ cứng = n*0,56 (ºdH). Giới hạn cho phép: max 15 ºdH. 5.6 Kiểm soát bán thành phẩm: 5.6.1 Dịch sữa bột. Thường xuyên kiểm tra các đường ống dẫn và thùng chứa dịch sữa bột, nếu có mủ nhựa, cặn bẩn… thì phải thông báo cho trưởng ca sản xuất để làm vệ sinh ngay. Dùng Bôme kế để đo dịch sữa bột tại các vị trí với mức giới hạn như sau: Sàng cong: Bé = 3-7. Phân ly 1: Bé = 7-14. Phân ly 2: Bé = 17-20. Dịch sữa đặc: Bé = 18-20. Tiến hành 8 lần/ca. Nếu sữa bột có Bôme thấp (loãng) thì sẽ có ít bột sót trong nước thải nhưng xơ trong bột thành phẩm nhiều và ngược lại, nếu dịch sữa bột có Bôme cao (đặc) thì sẽ có nhiều bột sót trong thải nhưng xơ trong bột thành phẩm ít hơn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 49


5.6.2 Dung dịch H2SO3. Tiến hành 4 lần/ca, lấy mẫu tại van nước xuống mấy trích ly thô. Dùng giấy quỳ và thang đo pH theo màu để xác định. Giới hạn cho phép pH= 2,3 - 2,8. 5.6.3 Đo độ ẩm của bột ướt. Tiến hành 4 lần/ca, tại băng tải bột ẩm. Xác định độ ẩm bằng cân phân tích độ ẩm OHAUSMB25. Lượng mẫu đưa vào xác định khoảng từ 3 - 5 g. Giới hạn cho phép Max= 36%, kết quả được ghi trên bảng để theo dõi. 5.6.4 Xác định tinh bột sót trong nước thải. Tiến hành 1giờ/ lần tại các van xả của các máy phân ly số 1,2,3,6. Dùng máy ly tâm HETTICH để xác định. Dùng ống nghiệm có chia vạch, bằng nhựa dung tích 12 ml, lấy nước thải cho vào ống nghiệm đến vạch 10 ml rồi cho vào máy ly tâm, bật máy cho máy chạy khoảng 3-5 phút rồi dừng, đọc kết quả ghi vào bảng. Giới hạn cho phép: max= 0,1%. 5.6.5 Xác định bột sót trong bã.  Xác định bột sót không cần máy xay sinh tố (phương pháp nhanh) Tiến hành 3 lần/ca. Giới hạn cho phép: max = 1% (nếu kết uqr vượt quá giới hạn cho phép thì báo với trưởng ca và lập biên bản, đồng thời tăng cường kiểm tra đến khi đạt thì thôi). Ghi tất cả kết quả vào bảng. • Phương pháp thực hiện Cân chính xác 100g bã lấy tại băng tải bã trước khi ép cho vào cốc nhựa rồi dùng nước sạch khuấy đều, cho qua 2 rây 60 micromet và 140 micromet và hứng lấy phần nước chảy qua 2 rây vào cốc nhựa. Để nước trong cốc nhựa lắng trong khoảng 15- 20 phút rồi đổ bớt phần nước ở trên (khi đổ cần cẩn thận để bột sót không trôi ra ngoài). Lọc phần nước còn lại qua giấy lọc bằng máy hút chân không (giấy lọc đã được sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC và cân được trọng lượng A). Đem giấy lọc có bột sót sấy khô bằng tủ sấy tự động đến khối lượng không đổi ở 105oCvà cân được trọng lượng B. Lượng bột sót được xác định bằng công thức: % bột sót= B – A.  Xác định bột sót qua máy xay sinh tố Tiến hành 2 lần/ca, khi ca có hai nhân viên hoá nghiệm. Công việc này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của máy mài. • Phương pháp thực hiện Cân chính xác 100g bã lấy tại băng tải bã trước khi qua máy ép cho vào cốc xay sinh tố, cho thêm lượng nước vừa đủ rồi xay trong khoảng 4-6 phút, sau đó cho vào cốc nhựa khác và thực hiện các bước tiếp theo giống như xác định bột sót không qua sinh tố. Bột sót qua xay sinh tố được xác định bằng công thức: % bột sót qua xay sinh tố= B – A.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 50


5.6.6 Xác định độ ẩm bã. Tiến hành 2 lần/ca, mẫu được lấy tại băng tải bã trước khi qua ép. Giới hạn cho phép: max = 87%. Kết quả được ghi trên bảng theo dõi.  Phương pháp thực hiện Cân khoảng 3-5g bã cho vào máy xác định độ ẩm OHAUS-MB25. Khi cho bã vào máy cần tách thành các viên nhỏ để cho kết quả nhanh hơn. Đậy nắp máy và bấm nút để bắt đầu đo. 5.7 Kiểm soát Thành phẩm: 5.7.1 Đo pH của tinh bột thành phẩm. Tiến hành 8 lần/ca, trong trường hợp pH lên xuống đột ngột cần tăng tần suất thành 16 lần/ca. Dùng máy đo pH để đo. Phương pháp thực hiện: Cân 25g tinh bột cho vào cốc thuỷ tinh sạch (đã tráng qua bằng nước cất) và thêm vào khoảng 75ml nước cất (cốc thuỷ tinh có dung tích 200ml), khuấy đều và tiến hành đo. Giới hạn cho phép là pH= 5-7 (nếu kết quả nằm ngoài giới hạn tách riêng bột thành phẩm, cho tái chế lại, đồng thời báo với trưởng ca để có biện pháp khắc phục, tăng tần suất kiểm tra đến khi đạt thì thôi). 5.7.2 Đo hàm lượng SO2 trong tinh bột thành phẩm. Tiến hành một lần trong một ca (thường vào giờ thứ tư của ca sản xuất). Dụng cụ: Cân kỹ thuật, cốc thuỷ tinh, bình thuỷ tinh, bình tam giác, buret chuẩn độ, pipet, ống đong, bơm hút chân không, phểu thuỷ tinh, giấy lọc, phễu lọc. Dịch thử: Dung dịch I2 0,01N: Cân 1,27g I2 và khoảng 40g Ki hoà tan trong nước cất và định lượng đến 1 lít. Các bước tiến hành: Lấy 20g tinh bột cho vào cốc, định lượng nước cất cho đến vạch 200ml, sau đó khuấy đều, đem lọc qua hệ thống lọc chân không, lấy phần nước trong vào bình tam giác vừa đủ 100ml đem chuẩn với dung dịch I2 0,01 N với chỉ thị hồ tinh bột (3 giọt) chuẩn đến khi đổi màu xanh thì dừng lại đọc trị số ml dung dịch I2 tiêu tốn (V). Hàm lượng: SO2 = 32*V (ppm). V: thể tích I2 0,01N tiêu tốn khi chuẩn độ. 32: Hệ số SO2 tương ứng 1 ml dung dịch I2 0,01N. Giới hạn cho phép ≤ 30ppm.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 51


5.7.3 Đo độ ẩm tinh bột thành phẩm. Tiến hành 8 lần/ca, khi cần thiết kiểm tra liên tục tại vị trí đóng bao để điều chỉnh độ ẩm về giới hạn cho phép (15-20 phút/lần). Độ ẩm được xác định bằng cân phân tích độ ẩm Sartorius – MA150. Giới hạn cho phép: max= 13% nhưng theo quy định hiện hành thì giới hạn là max= 12,8 % (nếu kết quả vượt giới hạn cho phép thì lập tức báo với trưởng ca hoặc công nhân vận hành sấy để có biện pháp khắc phục, tách bột thành phẩm có độ ẩm cao để cho đi sấy lại đồng thời tăng tần suất kiểm tra cho đến khi đạt thì thôi).  Phương pháp thực hiện Dùng cốc nhựa lấy bột ở khu đóng bao thành phẩm, sau khi lấy bột xong phải đậy nắp kĩ tránh không khí làm ẩm bột. Khởi động máy đo độ ẩm, bấm nút Enter để máy trở về giá trị 0 rồi cho bột vào khoảng 3-5g, trải mỏng lớp bột trên cân, đậy nắp và nhấn nút để bắt đầu đo. 5.7.4 Tạp chất- xơ trong tinh bột thành phẩm. Mỗi khi bắt đầu khởi động dây chuyền hoặc thanh toán của mỗi đợt sản xuất, nhân viên hoá nghiệm cùng kỹ thuật ca sản xuất kiểm tra liên tục để loại riêng số bột không đạt yêu cầu về tạp chất- xơ và cho tái chế lại. Bình thường tiến hành 8 lần/ca, mẫu được lấy tại khâu đóng bao. Giới hạn cho phép: max=0,15% (nếu kết quả vượt quá giới hạn thì báo với trưởng ca, đồng thời tách riêng bột và cho tái chế lại, tăng tần suất kiểm tra đến khi đạt thì thôi).  Phương pháp thực hiện Cân chính xác 100g tinh bột thành phẩm cho vào cốc thuỷ tinh, cho thêm một lượng nước vừa đủ và khuấy đều, lọc qua rây 200 micromet. Phần còn lại trên rây cho vào phểu lọc và lọc bằng giấy lọc (giấy lọc đã sấy đến khối lượng không đổi ở 105oC, cân được trọng lượng a). Đem giấy lọc có tạp chất-xơ sấy bằng tủ sấy tự động đến khối lượng không đổi ở 105oC cân được trọng lượng b. Tạp chất- xơ được xác định bằng công thức. % tạp chất- xơ = b-a. 5.7.5 Xác định Acid Factor. Tiến hành 8 lần/ca, khi cần thiết thì tăng tần suất thành 16 lần/ca để đảm bảo tách được bột thành phẩm có chỉ tiêu Axit Factor phù hợp xuất bán cho các khách hàng. Giới hạn cho phép: max= 2,5 ml HCl 0,1N. Nếu chỉ số Axit Factor lớn hơn 2,5 ml thì vẫn nhập bột loại 1 nhưng tách riêng cho nhập kho riêng.  Phương pháp thực hiện Cân chính xác 25g bột thành phẩm lấy tại khâu đóng bao cho vào cốc thuỷ tinh sạch (đã tráng qua nước cất) có dung tích 100ml. Cho thêm 50 ml nước cất và khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Cho đầu dò pH vào cốc, vừa khuấy vừa nhỏ từ từ dung dịch HCl 0,1N (được hút bằng pipet 1 ml có vạch

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 52


chia 0,1ml) cho đến khi dung dịch có pH =3 thì dừng. Chỉ số axit Factor chính là số ml dung dịch HCl 0,1N đã tiêu tốn để đưa dung dịch bột về pH=3. 5.7.6 Xác định độ mịn của bột thành phẩm. Tiến hành 4 lần/ca, mẫu được lấy tại khâu đóng bao. Giới hạn cho phép là min= 97%. Nếu kết quả vượt quá giới hạn thì báo với trưởng ca, tách bột và tái chế lại.  Phương pháp thực hiện Cân chính xác 100g bột thành phẩm rây qua lưới rây 150 micromet, phần còn lại trên rây đem đi cân rồi tính tỷ lệ phần trăm. 5.7.7 Kiểm tra đóng bao thành phẩm. Kiểm tra liên tục tại vị trí đóng bao khi cần thiết, kiểm tra khối lượng đóng bao 1giờ/lần. • Giới hạn sai số cho phép về khối lượng: ±0,005 kg đối với loại bao 25kg, 50kg, 100kg. • Giới hạn sai số cho phép về khối lượng: ± 0,2 kg đối với loại bao 500kg đến 1000 kg. Kiểm tra chỉ may, nhãn in, vệ sinh an toàn thực phẩm… của bao bì. Cách tiến hành kiểm tra 100% số bao thành phẩm đã đóng gói trong 1 giờ: bao thành phẩm không phù hợp không được >2% của lô hàng (khối lượng bột đóng gói có sẵn trong lô), trong đó không có bao thành phẩm có lượng thiếu > 2 lần giới hạn thiếu cho phép. Mỗi bao thành phẩm phải có tem hoặc đóng dấu kiểm tra trước khi nhập kho theo quy định của công ty. 5.7.8 Xác định hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Bertrand: 5.7.8.1 Dụng cụ, hoá chất • Cân phân tích cs độ chính xác 0,002g. • Máy chưng cất cách thuỷ. • Máy hút chân không hoặc bộ hút chân không bằng vòi nước. • Bình định mức 200 ml, 250ml. • Bình cầu 200ml hoặc 250ml. • Ống sinh hàn dài 30-40cm. • Phễu xốp số 4. • HCl đậm đặc d= 1,19. • Dung dịch Na2SO4 bão hoà. • Dung dịch Fehling A: cân 40g CaSO4.5H2O hoà trong 1lits nước cất. SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 53


• Dung dịch Fehling B: cân 200g Kali Natri Tarat và 15g Natrihydroxit (NaOH) tinh thể hoà trong 1000ml nước cất. • Dung dịch sắt sunfat: Cân 50g Fe2(SO4)3.9H2O và 200g H2SO4 đậm đặc (96-98%). Tất cả hoà tan trong nước cất để đủ 1 lít dung dịch. • Dung dịch KMnO4 0,1N. 5.7.8.2 Tiến hành thử Cân 2g mẫu chính xác đến 0,002g cho vào bình cầu 250ml thêm vào bình 50ml nước cất và 5ml HCl đậm đặc, phía trên bình cầu lắp ống sinh hàn thẳng đứng, bình cầu được ngâm chìm trong máy cách thuỷ và đun sôi trong 3h để thuỷ phân gluxit của mẫu, để nguội và trung hoà lượng acid dư bằng NaOH 20% với chỉ thị phenolphthalein. Chuyển toàn bộ lượng mẫu được thuỷ phân vào bình định mức dung dịch 250 ml, thêm vào bình định mức 5 đến 10 ml dung dịch chì acetat Pb(COOH)3 sao cho đủ khả năng kết tủa hoàn hoàn dung dịch đã thuỷ phân, lắc đều và đẻ yên cho dung dịch lắng trong hoàn toàn, cho dung dịch bão hoà Na2SO4 vào bình để khử lượng chì dư (kiểm tra bằng cách cho chảy theo thành bình 1 giọt Na2SO4 bão hoà mà không làm đục lớp trên của dung dịch mẫu là được). Thêm nước cất đến vạch định mức lắc đều và đẻ lắng trong. Lọc dung dịch mẫu sang một bình tam giác khô sạch đậy kín để tiến hành phân tích. Dùng pipet hút chính xác 20ml dung dịch mẫu cho vào bình tam giác có sẵn 20 ml dung dịch Fehling A và 20 ml dung dịch Fehling B. Lắc đều và đun sôi trên bếp điện trong 3 phút, nếu thấy dung dịch bên trên mất màu xanh của đồng II Sunfat thì phải làm lại với lượng mẫu thử nhỏ hơn, sao cho dư thừa lượng dung dịch Fehling A, B để kết tủa qua phễu xốp số 4, sao cho kết tủa oxit đồng theo lên phễu lọc càng ít càng tốt (chú ý khi lọc luôn giữ một lượng dung dịch bên trên lượng oxit đông cả trên phễu và trong bình lọc, để tránh lượng oxit đồng I tiếp xúc với oxy bến thành đồng II. Nước lọc dùng là nước cất đun sôi cho hết lượng kiềm dư). Hoà tan lượng đồng I trong bình và trên phễu bằng dung dịch Fe2(SO4)3 (khoảng 15-20 ml Fe2(SO4)3. Chuẩn độ dung dịch bằng KMnO4 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt và ổn định trong 15 giây. 5.7.8.3 Tính kết quả Hàm lượng gluxit tính theo % khối lượng (X10): X10 = (ܽ ܽ∗ܸ0∗ ∗0,9∗ ∗100)/(ܸ ܸ1∗ ∗݉∗1000) a: số mg đường khử tra theo bảng dựa trên số ml dung dịch KMnO4 0,1 N dùng để chuẩn độ. Chú ý khi tra bảng phải nhân số ml dung dịch KMnO4 0,1 N dùng đẻ chuẩn độ với hệ số F của nó. Vo: thể tích định mức dung dịch mẫu tính theo khối lượng mẫu. V1: thể tích dung dịch đã thuỷ phân Gluxit tính bằng ml.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 54


m: khối lượng mẫu tính bằng (g). 0,9: hệ số chuyển đổi Monosaccarit thành Gluxit. 100: hệ số tính chuyển thành (%). 1000: hệ số chuyển đổi đơn vị g sang mg. Tiến hành thử 2 lần và lấy kết quả trung bình. 5.8 Định mức chất lượng: 5.8.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu: a. Mục đích sử dụng -

Sử dụng cho sản xuất tinh bột sắn. b. Mô tả nguyên liệu củ sắn tươi:

-

Sắn tươi còn vỏ, nguyên vẹn được chất đống trên sân. c. Chỉ tiêu vi sinh:

Theo QĐ 46/2007-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm. d. Chỉ tiêu vật lý: STT

Chỉ tiêu

Mức giới hạn

1

Tạp chất

≤ 10%

e. Chỉ tiêu hóa học (QCVN 8-2:2011/BYT) STT

Chỉ tiêu

Mức giới hạn

1

Độ bột

≥ 20%

2

Cd

≤ 0.1 mg/kg

3

Pb

≤ 0.2 mg/kg

4

As

<0.5mg/kg

5

Hg

KPH

f. Chỉ tiêu chất lượng: -

Nguyên liệu có trộn lẫn tạp chất, đất đá nhiều

-

Nguyên liệu có độ bột > 18%

-

Nguyên liệu không bị hư thối nhiều (lượng hư thối < 20%)

-

Nguyên liệu ít bị chạy chỉ đổi màu nhiều, lượng bị chạy chỉ đổi màu <40%

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 55


g. Xuất xứ: Trong nước: Quảng Nam và các tỉnh lân cận. h. Phương thức vận chuyển: Vận chuyển xe tải vận chuyển từ nơi thu hoạch đến Công ty i.

Bảo quản & hạn sử dụng:

Bảo quản trên sân nguyên liệu, thời gian lưu trên bãi không quá 48 giờ. 5.8.2 Định mức kiểm soát bán thành phẩm: TS kiểm tra STT 1

Độ cứng nước cấp

Giới hạn cho phép Max 15odH

2

pH nước cấp

6,0-8,5

3

pH H2SO3

2,3-2,8

4

Tinh bột sót của bã

Max 1%

5

Tinh bột sót của nước thải

6

Bôme PL1

Max 0,3% 7-14oBe

7

Bôme PL2

8

Bôme sàng cong

17-20oBe 3-7oBe

9

Be sữa đặc

18-20oBe

10

Độ ẩm bã

Max 87%

11

Độ ẩm bột ướt

Max 36%

12

Hàm lượng Fe2O3 của nước cấp

<0,3 mg/l

Bảng 5.4 giới hạn cho phép của các chỉ tiêu

5.8.3 Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm. + Chỉ tiêu cảm quan. CHỈ TIÊU

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

MỨC CHẤP NHẬN

Trang 56


1.Trạng thái

Bột mịn tơi, không vón cục.

2. Màu sắc

Màu trắng

3.Mùi

Không mùi

4.Vị

Không có vị lạ

5.Tạp chất

Không có tạp chất.

+ Chỉ tiêu kiểm soát. TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

1

Độ ẩm

%

≤ 13

2

Độ trắng

%

≥ 96

3

Độ mịn

%

≥ 99,0

4

pH

-

5.0 – 7.0

7

Hàm lượng SO2

ppm

≤ 30

8

Hàm lượng xơ

%

≤ 0,15

9

Hàm lượng tinh bột

%

≥ 85

10

Hàm lượng tro

%

≤ 0.2

11

Độ dẻo

BU

>700

12

Acid factor

ml

<2,5

+ Chỉ tiêu vi sinh. TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1

Tổng số vi sinh vật hiếu khí

CFU/g

< 106

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 57


2

Coliforms

MPN/g

< 103

3

E.Coli

MPN/g

< 102

4

Staphylococcus aureus

CFU/g

< 102

5

Clostridium perfringens

CFU/g

< 102

6

B. cereus

CFU/g

< 102

7

Tổng số bào tử nấm men – mốc

CFU/ g

< 103

+ Hàm lượng kim loại nặng: TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1

Hàm lượng Cadmi (Cd)

mg/kg

< 0.1

2

Hàm lượng Chì (Pb)

mg/kg

< 0.2

3

Hàm lượng Asen (As)

mg/kg

<0.5

4

Hàm lượng thủy ngân (Hg)

mg/kg

KPH

+ Hàm lượng hóa chất không mong muốn: TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1

Acid xyanhydric tổng số

mg/kg

<10

+ Độc tố nấm mốc: TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1

Aflatoxin B1

µg/kg

<2

2

Aflatoxin tổng số

µg/kg

< 4

5.8.4 Tiêu Định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất: MỤC TIÊU VẬT TƯ TT

TÊN VẬT TƯ

ĐVT

MTCL

01

Nguyên liệu củ sắn

Tấn

3,5 – 3,8

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 58


02

Điện

kWh

180

03

PAC

kg

0.2

04

Vôi

Kg

0.5

05

Clorin

Kg

0.05

06

Lưu huỳnh

kg

0.4

07

NaOH

Kg

0.1

08

Dầu DO

lít

0.8

09

Chỉ may bao

Kg

0.03

10

Nhiên liệu đốt lò(gas)

%

99.7

Chương 6: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI, NƯỚC THẢI. 6.1 Quy trình xử lí chất thải rắn: 6.1.1 Quy trình xử lí bã sắn tươi. 6.1.1.1 Tính chất của bã sắn. Bã sắn tươi là phế phẩm có tính nhớt và độ ẩm khá cao, hàm lượng tinh bột thừa và chất sơ trong bã là nguồn cacbon thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học cho các loại vi sinh tự nhiên và tạo thành sản phẩm có mùi chua, thối…gây ô nhiễm môi trường không khí. 6.1.1.2

Sơ đồ công nghệ: Bã sắn sau trích ly (W = 90%)

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

95 %

Trang 59

5%


Đóng Bao

Hình 6.1 Sơ đồ công nghệ xử lý bã 6.1.1.3 Thuyết minh dây chuyền công nghệ: Bã sắn công nghệ sau quá trình trích ly có độ ẩm W = 90% được chia làm 02 phần: Một phần nhỏ (khoảng 5% khối lượng) được đưa qua bộ phận thu gom bên ngoài để đóng bao và bán cho công ty sản xuất thức ăn gia súc Tân Lợi. Một phần (95% khối lượng) được băng chuyền đưa vào máy ép cấp 1 và máy ép cấp 2 để loại bớt tinh bột thừa và giảm độ ẩm xuống còn khoảng 65%. Sau khi đạt đến độ ẩm 65%, bã được đưa vào thiết bị sấy thùng quây. Ở đây, bã sắn được cấp nhiệt vừa đủ để giảm độ ẩm của bã một cách chậm rải nhằm tránh hiện tượng hồ hóa bã (bã sắn bị vón cục). Sau đó bã sắn được đưa lần lượt qua thiết bị sấy khí động 1 và sấy khí động 2 rồi đưa vào thiết bị làm nguội trước khi đóng bao để bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 60


6.1.2 Xử lí vỏ lụa, cùi sắn: Khối lượng vỏ, cùi thải phát sinh khi nhà máy hoạt động với công suất tối đa khoảng 18 tấn/ngày, và được xử lý như sau. 6.1.2.1 Sơ đồ công nghệ: Chế phẩm từ nông sản (Bã sắn, vỏ sắn…)

Than bùn, cặn lắng tại hệ thống xử lý nước thải Phơi khô Xay mịn Phối trộn Vo viên Sàng phân loại

Dạng hạt

Dạng bột

Thành phẩm dạng hạt

Thành phẩm dạng bột Hình 6.2 Sơ đồ xử lý vỏ lụa

6.1.2.2 Thuyết minh công nghệ: Nguyên liệu gồm than bùn, bã sắn, vỏ sắn và cặn lắng hút từ hệ thống xử lý nước thải được phối trộn theo tỉ lệ quy định ban đầu và phơi khô (độ ẩm 25%), pH = 6,5-7, sau đó được xay mịn và chuyển vào dây chuyền phối trộn với Ure, lân, kali. Hỗn hợp sau phối trộn đều được vo viên (độ ẩm 25%) rồi đưa qua máy sàng phân loại để chia ra 2 dạng: Dạng hạt và dạng bột tương ứng với hai loại thành phẩm (thành phẩm dạng hạt và thành phẩm dạng bột). Các loại thành phầm được đưa vào kho chứa tạm để đưa đến thị trường tiêu thụ. Công suất sản xuất phân vi sinh: 0,5 tấn/h. 6.1.3. Công trình thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải nguy hại: - Biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 61


Hiện tại nhà máy đã xây dựng kho chứa chất thải nguy hại theo quy định để thu gom và chứa chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy. Kho có chiều dài 4m, rộng 3m, cao 3m. Mái lợp tôn, tường xây gạch, nền láng xi măng. Kho được chia ngăn để lưu giữ các loại chất thải nguy hại khác nhau. - Biện pháp vận chuyển, xử lý: Nhà máy đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam theo đúng Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và nhà máy đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam, để đơn vị này thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định. 6.2 Xử lí nước thải: 6.2.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất:

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 62


Nước thải sản xuất Song chắn rác

Kênh dẫn nước thải công nghệ

Kênh dẫn nước thải rửa củ

Nước vôi

Bể lắng cát

Bể điều hòa (điều tiết pH) Thu khí biogas

Hồ kỵ khí (công nghệ CIGAR) Qua các hồ sinh học số 2,3,4,5

Bồn chống cháy ngược

Hồ sinh thái Lò đốt

Hóa chất trợ lắng

Bể keo tụ, tạo bông

Bể lắng 2 Bể lắng 1

Bơm bùn Bể khử trùng Hồ chứa bùn Hồ chứa nước Sân phơi bùn Bơm tái sử dụng 700 m3/ngày (700m3)

Thải ra mương tiêu 800 m3/ngày (800m3)

Hình 6.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 63


6.2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Quá trình sản xuất tinh bột sắn phát sinh 2 loại nước thải: Nước thải rửa củ và nước thải công nghệ. Vì tính chất và thành phần khác nhau, nên được thu gom theo 2 hệ thống cống thoát nước riêng biệt. - Nước thải rửa củ: Nước thải rửa củ có chứa một lượng lớn đất, cát (chiếm từ 2-5% lưu lượng thể tích); sau khi tách rác tại các song chắn, nước rửa củ được dẫn qua bể lắng cát để tách cát sau đó dẫn vào bể kỵ khí để xử lý cùng với nước thải công nghệ. Lưu lượng nước rửa củ phát sinh khoảng 537 m3/ng.đ. - Nước thải công nghệ: Sau khi tách rác tại các song chắn được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ; tại bể điều hòa có bổ sung nước vôi trong để điều chỉnh pH. Nước thải sau bể điều hòa được dẫn qua bể kị khí. Lưu lượng nước công nghệ phát sinh khoảng 963 m3/ng.đ + Phân hủy chất hữu cơ bằng bể kỵ khí (theo công nghệ Cigas): Do đặc điểm loại hình nước thải có chứa thành phần các chất hữu cơ cao nên việc áp dụng phương án xử lý nước thải sản xuất trong điều kiện kỵ khí để thu hồi khí sinh học (khí CH4) cung cấp cho lò đốt cấp nhiệt có hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu tác động tiêu cực do đốt than đá. Khí biogas sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí có thành phần chính là khí methan (60-65%) nên nó là khí sinh nhiệt. Vì thế, khí biogas được thu hồi làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Hồ kị khí được cải tạo lại từ hồ sinh học số 1 (hiện nay được ký hiệu là hồ số 1). Diện tích bề mặt 174m×86m, độ sâu từ 3,6m, dung tích chứa nước thực tế 53.870 m3 (đảm bảo thời gian lưu nước >35 ngày). Phía trên phủ kín bằng bạt HDPE để tạo môi trường yếm khí, đáp ứng yêu cầu cho vi sinh vật kị khí phát triển. Bạt HDPE phủ mặt hồ kị khí còn là nơi lưu trữ khí biogas sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí, sau đó, lượng khí biogas này được dẫn vào lò đốt làm nhiên liệu đốt (phục vụ quá trình sản xuất - sấy bột sắn) thay thế cho than đá. Tại hồ kị khí, vi sinh vật sẽ tiêu thụ chất hữu cơ để tăng trưởng và phát triển, tạo ra năng lượng mới (các sản phẩm khí) và tế bào mới. Quá trình phân hủy kị khí có thể được biểu diễn đơn giản dưới phương trình phản ứng sinh hóa sau: Vi sinh vật Chất hữu cơ

CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + Tế bào mới

Sau khi qua hồ kị khí, tính chất nước thải có sự thay đổi lớn, nồng độ chất hữu cơ giảm từ 7080%. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật phải sử dụng một phần chất dinh dưỡng (N, P) để tổng hợp tế bào, nhờ đó, làm giảm một phần hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước thải. - Phân hủy chất hữu cơ bằng hệ thống các hồ sinh học: Nước thải sau khi phân hủy chất hữu cơ tại bể kỵ khí được dẫn vào hệ thống các hồ sinh học. Hệ thống này gồm 5 hồ sinh học (hồ số 2, hồ số 3, hồ số 4, hồ số 5, hồ số 7), công tác vệ sinh, nạo vét các hồ sinh học hiện hữu (2,3,4,5,7) để tăng cường thể tích làm việc của các hồ sinh học, hỗ trợ

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 64


xử lý nước thải trong trường hợp phát sinh sự cố mà phương pháp cưởng bức, keo tụ không xử lý triệt để được nước thải như yêu cầu. Kích thước các hồ sinh học hiện nay như sau: Bảng 6. 2.2 Kích thước các hồ sinh học hiện nay Kích thước STT

Hồ sinh học

(dài x rộng x cao) (m x m x m)

Thể tích (m3)

Thời gian lưu (ngày)

1

Hồ sinh học số 2

191,6 x (30,7-110,5) x 3,4

45.991,66

30,7

2

Hồ sinh học số 3

105,4 x 47,3 x 3,9

19.443,14

13,0

3

Hồ sinh học số 4

58,1 x 49,2 x 3,8

10.862,38

7,2

4

Hồ sinh học số 5

49,2 x 36,9 x 3,8

6.898,82

4,6

5

Hồ sinh học số 7

45,3 x 35,4 x 2,5

4.009,05

2,7

- Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý. Như đã trình bày ở trên, công trình xử lý nước thải bằng mương oxy hóa chưa thật sự phù hợp với thực tế sản xuất nên Công ty điều chỉnh sang phương án xử lý nước thải theo công nghệ cưỡng bức bằng phương pháp hóa lý. Nước thải từ hồ sinh học số 7 Công ty bố trí mương thu gom và máy bơm để bơm nước thải lên hệ thống xử lý bằng phương pháp hóa lý tiếp theo. Đầu tiên nước thải được bơm lên bể phản ứng để keo tụ tạo bông, tại đây nước thải được bổ sung hóa chất keo tụ PAC đồng thời motor khuấy trộn sẽ đảo đều hóa chất và nước thải thúc đẩy quá trình phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bể keo tụ tạo bông gồm 02 ngăn, ở đầu mỗi ngăn có một ngăn nhỏ (được hình thành nhờ vách ngăn hướng dòng đặt ở đầu mỗi ngăn như hình dưới) để bổ sung chất keo tụ và trợ keo tụ, giúp việc phân phối, hòa trộn hóa chất với nước được tốt hơn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 65


Hình 6.4. Cụm bể keo tụ tạo bông Hóa chất keo tụ (PAC) được châm vào ngăn thứ nhất với liều lượng nhất định và được kiểm soát bởi bơm định lượng, đồng thời nước thải cũng được bơm vào với lưu lượng thiết kế (Q = 1500 m3/ng.đ). Hóa chất trợ keo tụ (PAM) được bổ sung ở ngăn hòa trộn thứ hai với liều lượng được điều chỉnh bởi bơm định lượng hóa chất để hòa trộn với dòng nước từ ngăn thứ nhất chảy vào. Các vách ngăn hướng dòng điều chỉnh nước thải và hóa chất keo tụ đi xuống đáy trước khi vào ngăn phản ứng. Cánh khuấy hoạt động với tốc độ quay 25 vòng/ph tạo ra dòng chảy rối giúp hóa chất keo tụ tiếp xúc với các hạt keo tốt hơn, đẩy nhanh quá trình trung hòa điện tích các hạt keo, giúp việc liên kết tạo bông keo tụ được thuận lợi và hiệu quả hơn. Nước thải sau khi qua bể keo tụ, tạo bông sẽ tự chảy qua bể lắng, công ty xây dựng 02 bể lắng đứng chạy song song nhau. Tại bể lắng nước thải đã hình thành các bông bùn được phân phối thông qua ống trung tâm ở giữa bể và nước thải được phân phối đều từ trung tâm ra thành bể, toàn bộ bông bùn, các chất lơ lửng, các chất vô cơ có trong nước thải sẽ lắng xuống đáy. Nước sau lắng theo

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 66


đường ống chảy qua bể khử trùng để xử lý thành phần vi khuẩn gây bệnh trong nước. Bể khử trùng được thiết kế theo kiểu dích dắc đảm bảo trộn đều hóa chất khử trùng. Nước thải ra khỏi bể khử trùng đạt loại B QCVN 63:2017/BTNMT được chảy qua hồ chứa nước. Tại đây, một phần lượng nước thải được bơm để tuần hoàn sử dụng sản xuất khoảng 700m3/ngày. đêm. Lượng nước thải còn lại được thoát ra mương tiêu nước rồi chảy ra sông Ly Ly.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 67


Chương 7: AN TOÀN - KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 7.1 An toàn lao động: An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuât. Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm và phổ biến rộng rãi để cho mọi thành viên trong nhà máy hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần đưa các nội quy, biện pháp chặt chẽ đề phòng một cách hiệu quả. 7.1.1 Các nguyên nhân gây ra các tai nạn. • Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ. • Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn. • Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao. • Vận hành máy móc không đúng quy trình kỹ thuật. • Trình độ thao tác của công nhân còn yếu. • Các thiết bị không có hệ thống bảo vệ hoặc bảo vệ không an toàn. 7.1.2 Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động. • Tại các phân xưởng phải có sơ đồ quy trình vận hành của từng loại thiết bị. • Các ống dẫn hơi, nhiệt phải có lớp bảo ôn, van giảm áp, áp kế. • Bố trí lắp đặt các thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất, các thiết bị có động cơ như: Bơm cao áp, bơm dịch sữa, máy lọc, ly tâm, ép… cần phải có lưới che chắn. • Kho dầu thành phẩm phải đặt xa nguồn nhiệt. Trong các phân xưởng cần thiết phải có bình CO2, vòi nước. Ngăn cấm các đối tượng không phận sự vào trong nhà máy. Không được hút thuốc trong các kho và phân xưởng sản xuất. • Công nhân vận hành phải luôn luôn có mặt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của nhà máy. • Cần có những kỹ luật nghiêm đối với những trường hợp không tuân thủ những nội quy nhà máy. 7.1.3 Những yêu cầu về an toàn lao động: 7.1.3.1 Đảm bảo ánh sáng. Phải đảm bảo độ sáng tối thiểu trong nhà máy. Ban ngày cần tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, khi sử dụng các loại ánh sáng về ban đêm cần đảm bảo đủ tiêu chuẩn. 7.1.3.2 Thông gió.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 68


Phân xưởng sản xuất cần phải được thông gió tốt, nếu cần bố trí thêm máy quạt để tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc. 7.1.3.3 An toàn về điện. • Về chiếu sáng: Số bóng đèn, vị trí treo, đặt công tắc, cầu dao phải phù hợp với thao tác. Các mạch điện phải kín, đặt nơi khô ráo, thường xuyên kiểm tra độ sáng của bóng đèn. • Về thiết bị điện: Mỗi thiết bị có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có rowle tự ngắt khi quá tải. Các phần cách điện phải liền không được để ăn mòn. Mọi thiết bị đều phải nối đất. Khi sửa chữa các thiết bị điện phải cách ly mạng điện, phải treo biển báo và mang dụng cụ bảo hiểm. 7.1.3.4 An toàn về sử dụng thiết bị. Thiết bị phải được sử dụng đúng chức năng, công suất. Mỗi loại thiết bị cần phải có hướng dẫn vận hành. Sau mỗi ca làm việc phải bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý. Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy, có chế độ vệ sinh, vô dầu mỡ định kì. 7.1.3.5 Phòng chống ồn và rung. Với đặc điểm của nàh máy lương thực là cao tầng thì việc chống ồn và rung sẽ rất quan trọng. Nó không những ảnh hưởng đến hiệu suất của máy, tuổi thọ công trình, mà quan trọng hơn nó sẽ tác động đến cơ quan thần kinh của công nhân vận hành, sinh ra nhức đầu, mệt mỏi, làm giảm khả năng lao động và dễ gây tai nạn lao động. Để hạn chế và giảm đến mức thấp nhất tiếng ồn và chống rung cần: • Lắp ráp thiết bị phải cân đối, các bulong phải bắt chặt. • Cần có thiết bị cách âm tốt tại những nơi có độ ồn cao phải có chế độ giảm tiếng ồn. • Khi xử lý móng phân xưởng phải tính toán kĩ lưỡng. Để lao động an toàn và đạt hiệu quả cao cần bố trí lao động một cách hợp lý. Những người yếu tim, phụ nữ có thai không nên làm việc ở những nơi có độ ồn cao. Phải có chế độ khám sức khoẻ định kì cho công nhân. 7.1.3.6 An toàn hoá chất. Các hoá chất phải để đúng nơi quy định, xa kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Khi sử dụng các hoá chất độc hại cần tuân thủ tốt các biện pháp an toàn. 7.1.3.7 Chống sét. Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc cũng như các thiết bị trong nhà máy cần phải có một thu lôi tại các vị trí cao.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 69


7.2 Vệ sinh phân xưởng. Vấn đề vệ sinh phân xưởng có vai trò quan trọng đối với các nhà máy thực phẩm. Nếu công tác vệ sinh không đảm bảo thì đó chính là điều kiện tốt cho các vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Tại Công ty áp dụng quy trình SSOP trong quá trình sản xuất để kiểm soát quá trình vệ sinh, ngăn ngừa sự nhiễm chéo, đảm bảo an toàn thực phẩm. 7.3 Vệ sinh cá nhân. Vấn đề này là cực kì cần thiết cho công nhân lao động trực tiếp, khi vào nhà máy phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang, không được ăn uống trong sản xuất, thực hiện khám sức khoẻ định kì cho công nhân. 7.4 Vệ sinh công nghiệp. Xí nghiệp phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, cần có thảm cỏ và hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà máy nhằm tạo môi trường không khí trong lành. Các thảm cỏ cây xanh phải được cắt xén thường xuyên. Phải định kì khử trùng toàn nhà máy, đặc biệt là các kho nguyên liệu thực phẩm, chống sự xâm nhập của mối, mọt, chuột. Các mương rãnh thoát nước phải luôn luôn thông. 7.5 Cấp thoát nước. Nhà máy sử dụng nguồn nước chính được lấy từ hố gom nước Phú Ninh và trạm bơm sông Ly Ly. Nước sử dụng trong nhà máy đòi hỏi độ tinh khiết cao nên cần xử lý lại. Lượng tạp chất trong nước thải của nhà máy cao do đó cần phải xử lý nước thải, yêu cầu hệ thống xử lý kiên cố và khoa học. 7.6 Hệ thống phòng chống cháy nổ. Các sự cố có thể gây hoả hoạn như: các mảnh kim loại không được loại bỏ khi vào các thiết bị gia công sẽ gây ra các tia lửa điện, hệ thống cao áp bị hở gây chập điện. Để đảm bảo an toàn cháy nổ trong sản xuất cần thực hiện tốt nội quy của nhà máy: • Thường xuyên kiểm tra các mạch điện, các hệ thống dây dẫn. Các loại phế liệu, nguyên liệu dễ cháy phải thu dọn gọn gang. Sau giờ làm việc công nhân không được bỏ quần áo lao động tại nơi sản xuất. • Các ống nước phục vụ cho công nghiệp chữa cháy luôn có nước, kiểm tra định kì và có sự diễn tập về công tác chữa cháy. Trong nhà kho, nhà sản xuất chính có trang bị các bình khí CO2 chữa cháy. Có hệ thống báo động khi có hoả hoạn.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 70


7.7 Nội quy an toàn lao động: Để đảm bảo an toàn lao động cho người và tài sản trong quá trình sản xuất, yêu cầu CBCNV phải chấp hành nghiêm chỉnh một số quy định sau: 1. Phải kiểm tra dụng cụ phòng hộ lao động được đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Trong khi sử dụng bị hỏng phải sửa chữa mới được làm tiếp. 2. Phải kiểm tra máy móc thiết bị, nguyên vật liệu ở điều kiện an toàn mới vận hành, sử dụng. Khi vận hành phải đúng qui trình kỹ thuật. 3. Những máy móc, thiết bị…ở điều kiện kê kít, treo, nâng thì yêu cầu xác định đảm bảo an toàn, người công nhân mới được làm việc. 4. Không được tùy tiện sử dụng máy móc, thiết bị mà mình chưa biết sử dụng hoặc không thuộc phần quản lý của mình. 5. Trong quá trình làm việc, nguyên vật liệu…phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Sau khi tan ca phải dọn vệ sinh nơi làm việc, kiểm tra lại các điều kiện an toàn, đảm bảo cho ca sau tiến hành thuận lợi. Bàn giao tình trạng thiết bị cho ca sau và hiện tượng mất an toàn nếu có. 6. Bất cứ công việc nào thấy không đảm bảo an toàn lao động thì không được làm và báo cáo gấp lên cấp trên để giải quyết, kịp thời ngăn chặn công việc của người khác nếu thấy không đảm bảo an toàn lao động. 7. Trong lúc làm việc không được uống Rượu, Bia, các chất kích thích khác, không được đùa nghịch, nói chuyện không cần thiết, không hút thuốc, không để tia lửa phát ra nơi dễ cháy, nổ. Không mang hộp quẹt ga vào nơi vận hành máy. 8. Vật dễ cháy, nổ, độc hại, phá hoại kim loại không được tồn chứa nơi làm việc, khi sử dụng phải có sự theo dõi, quản lý của người có trách nhiệm. 9. Mỗi bộ phận sản xuất phải có đầy đủ các dụng cụ PCCC, có kế hoạch phòng ngừa, chữa cháy khi có sự cố xảy ra. 10. Mỗi bộ phận sản xuất phải có lực lượng cùng các địa phương phòng chống bão lụt và giải quyết hậu quả có thể xảy ra. 11. Khi có sự cố về điện phải nhanh chóng cắt cầu dao khu vực đó và báo cho người phụ trách đến kiểm tra sửa chữa. Những người không có trách nhiệm quản lý điện không được tự tiện sửa chữa.

SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 71


SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 72


SVTT: Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 73


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.