13 minute read

PHẦN C- KẾT LUẬN

Ví Dụ: + Trẻ nhỏ, người cao tuổi dạng viên sẽ khó nuốt, Dược sĩ Nhà thuốc đã tư vấn cho họ sử dụng dạng thuốc siro, dạng hỗn dịch pha, uống sẽ dễ hơn mà vẫn đạt hiểu quả điều trị. + Phụ nữ có thai tự ra mua thuốc khi bị ho đau họng, nhân viên sẽ tư vấn cho họ nên gặp bác sĩ để được tư vấn rõ hơn, không nên tự ý mua thuốc và dùng thuốc gì…. - Nhà thuốc luôn bán thuốc theo đúng đơn, đối với thuốc kê đơn, không tự ý đổi thuốc trong đơn. Đọc kỹ trước khi bán, nếu có vấn đề gì có thể không bán hoặc liên hệ với Bác sĩ kê đơn để hỏi lại, tư vấn cho bệnh nhân. - Khi người bệnh cần tư vấn, thì tìm hiểu kỹ thông tin: Tuổi tác, công việc, tiểu sử bệnh lý, tình trạng bệnh hiện tại để tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, hiểu quả. Tránh tình trạng phản ứng phụ ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc. - Khi lấy thuốc cho người bệnh, nhân viên nhà thuốc hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận về công dụng, cách dùng, ghi rõ liều dùng, số lần dùng, và nói rõ một số tác dụng phụ có thể gặp để người bệnh nắm rõ và yên tâm sử dụng. Phải dặn họ khi sử dụng thuốc có tác dụng phụ phải dừng thuốc và hỏi bác sĩ kê đơn hoặc mang ra Nhà thuốc để được tư vấn. - Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và tập thể dục thể thao để sức khỏe cải thiện rõ hơn. Dặn người bệnh phải kiêng ăn đồ cay nóng, các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có ga…) khi sử dụng thuốc. -Trong quá trình bán, Nhân viên Nhà thuốc sẽ tiến hành lưu đơn với các thuốc kê đơn, ghi vào sổ sách bán hàng, lưu lại thông tin bệnh nhân, ghi lại tác dụng phụ của bệnh nhân khi dùng thuốc vào sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc` và theo dõi quá trình sử dụng thuốc của người bệnh. * Tình huống hướng dẫn sử dụng thuốc

Khi bệnh nhân đến mua đơn thuốc trên, DSPTCM nhà thuốc đã bán và hướng dẫn sử dụng từng loại thuốc: Dược sỹ Nhà thuốc đã tìm hiểu bệnh nhân đã nằm viện điều trị tiêm Cefotaxim và khi xuất viện được kê tiếp đơn này. Dược sỹ trao đổi với bệnh nhân nhà thuốc có đủ tên thuốc và số lượng thuốc theo đơn của bác sỹ. Bệnh nhân yêu cầu thuốc số 3 là thuốc ngoại nên dược sỹ đã tư vấn thuốc của hãng nước ngoài có cùng hoạt chất, hàm lượng và dạng bào chế là Uroso 300mg của Hàn Quốc. dược sỹ báo giá để bệnh nhân biết và bệnh nhân đã đồng ý. Bệnh nhân có hỏi về tác dụng của thuốc tiêm Philpovil 5g. Dược sỹ đã tư vấn thuốc tiêm Philpovil 5g có thành phần là L-ornithine L-aspartate điều trị chứng tăng amoniac huyết trong các bệnh gan cấp hoặc mãn tính như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan siêu virus. Bệnh nhân có thể gặp cảm giác nóng ở thanh quản, buồn nôn.

Advertisement

Dược sỹ Nhà thuốc ghi rõ cách dùng lên trên vỉ thuốc và dặn dò bệnh nhân chu đáo: Với thuốc tiêm, bệnh nhân được truyền cùng với Glucose 5% nội trú có sự trợ giúp của điều dưỡng. Với thuốc uống, bệnh nhân uống sau khi ăn, uống nhiều nước, thấy bất thường nên thông báo cho Bác sỹ điều trị. Dược sỹ Nhà thuốc đã có cảnh báo cho bệnh nhân những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như đau bụng, khó tiêu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ho, viêm họng, sổ mũi. 9.2. Giám sát phản ứng có hại của thuốc tại Nhà thuốc Trong quá trình bán thuốc, Nhà thuốc Việt Pháp I có những trường hợp bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Nặng có người khó thở, tức ngực. Trường hợp này Dược sĩ phụ trách Phan Thị Hằng tư vấn, đưa ngay đến cơ Sở Y tế gần nhất để cấp cứu. Với những trường hợp nhẹ, có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, nôn, đi ngoài, mẩn ngứa…Thì DSĐH Phan Thị Hằng sẽ phân tích tư vấn cho người bệnh, để sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý hơn. - Với trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, Nhà thuốc sẽ lưu lại tên tuổi bệnh nhân, thuốc dùng bị phản ứng phụ vào sổ theo dõi tác dụng phụ có tại Nhà thuốc. Để có thể tiếp tục theo dõi quá trình sử dụng thuốc của người bệnh.

Ví dụ: Trong thời gian em thực tập có bệnh nhân uống kháng sinh Cefixim loại có hàm lượng 200mg theo đơn của bác sỹ đã bị dị ứng toàn thân. DSPTCM nhà thuốc đã khuyên bệnh nhân dừng thuốc và ghi vào sổ theo dõi ADR của nhà thuốc.

X. VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC 10.1. Niêm yết giá thuốc - Nhà thuốc Việt Pháp I niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc, và không bán giá cao hơn giá niêm yết. Giá thuốc được niêm yết bằng cách dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng, và không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc. - Sử dụng đơn vị tiền là: Việt Nam đồng để niêm yết giá trên từng sản phẩm. Thuốc bán theo viên thì ghi bao nhiêu tiền/1 viên, thuốc bán theo vỉ thì bao nhiêu tiền/1 vỉ. Thuốc bán cả hộp thì bao nhiêu tiền một hộp phải ghi rõ ràng không dùng ký hiệu, hay dùng dấu khó hiểu để niêm yết giá. Ví Dụ: Azicine 250mg: giá niêm yết 4.000đ/gói Farinceft -500 (cefuroxim 500mg): giá niêm yết 8.000đ/viên Piroxicam 20mg: giá niêm yết 10.000đ/vỉ Hapacol 150mg: giá niêm yết 1500đ/gói

10.2. Số điện thoại đường dây nóng của cơ Sở Y tế Tỉnh/Thành phố - Nhà thuốc Việt Pháp I có bảng thông tin được treo cạnh cửa ra vào, có ghi số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế Hà Nội: 0439985765. Phía dưới có ghi các thông tin thuốc bị đình chỉ lưu hành hoặc hết hạn sử dụng. - Nhà thuốc Việt Pháp I còn thực hiện niêm yết chứng chỉ hành nghề Dược của Dược sĩ chuyên môn Nhà thuốc và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của Nhà thuốc: Đóng khung, treo cạnh bảng thông tin thuốc, để khách hàng dễ thấy.

10.3. Việc đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn của Nhà thuốc Dược sĩ phụ trách chuyên môn tại Nhà thuốc đào tạo NVBH rất bài bản từ các khâu: Khi nhập hàng phải kiểm soát hóa đơn, kiểm tra chất lượng thuốc mới nhập, đến khâu sắp xếp thuốc trên tủ, ghi chép sổ sách và nhập thuốc vào phần mềm, khâu tiếp đón khách hàng, lấy thuốc và quản lý các điều kiện bảo quản của thuốc… Dược sĩ phụ trách chuyên môn tại Nhà thuốc thường xuyên cập nhật các văn bản mới liên quan đến thực hành tốt Nhà thuốc, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các khóa đào tạo nâng cao, do Sở Y tế tổ chức. Sau đó Dược sĩ phụ trách chuyên môn Phan Thị Hằng sẽ chỉ bảo, truyền đạt bổ sung, cập nhật các kiến thức về Luật Dược, các Thông tư hướng dẫn văn bản pháp luật mới cho Nhân viên nắm rõ. Nhân viên Nhà thuốc sẽ tiếp thu, học tập làm theo những chỉ dẫn của Dược sĩ phụ trách chuyên môn. Nhân viên của Nhà thuốc còn được tham gia các khóa hội thảo về thuốc do các hãng thuốc tổ chức, để nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Tại Nhà thuốc Việt Pháp I còn có hệ thống máy vi tính kết nối internet để Nhân viên Nhà thuốc cập nhật thông tin, cũng như tra cứu các loại thuốc. Phục vụ cho công tác chuyên môn. Dược sĩ Phan Thị Hằng đã học và được cấp chứng nhận cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược. 10.4. Hoạt động Marketing của các hãng thuốc tại Nhà thuốc Các Công ty, hãng thuốc đã có những chiến lược về giá rất tốt dành cho Nhà thuốc: Chia về giá cuối khi mua với số lượng lớn, mua 10 hộp tặng 02 hộp… Ngoài chiết khấu phần trăm, còn có thêm các mặt hàng khuyến mại kèm theo cho Nhà thuốc: (bút viết, áo mưa, mũ bảo hiểm…) có in hình thuốc của các hãng thuốc. Vào các dịp lễ tết, sinh nhật của chủ Nhà thuốc, Nhân viên tại Nhà thuốc, các hãng thuốc còn có những món quà (hoa, thiệp …) để chúc mừng. Với sự quan tâm như vậy Nhà thuốc sẽ tích cực bán và lấy thuốc của Công ty đó. Thường xuyên cho các bạn trình dược viên đến tận Nhà thuốc hỏi thăm Nhà thuốc cũng như các sản phẩm bên mình, có sản phẩm mới thì giới thiệu. Khi Nhà thuốc gần hết mặt hàng nào thì sẽ tư vấn các gói hàng, các đợt khuyến mại của Công ty để Nhà thuốc nhập thêm hàng.

Ngoài ra các Công ty, các hãng thuốc tiến hành đặt kê hàng mẫu, dán poster quảng cáo về hình ảnh sản phẩm thuốc của Công ty mình, tại các tủ quầy Nhà thuốc… Điều này cũng hỗ trợ cho việc tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc của Nhân viên dễ dàng hơn. Ví dụ: Công ty Trapaco đã dán poster với hình thức trả thưởng hàng tháng nhằm đưa hình ảnh, thuốc và Công ty mình đến gần với người tiêu dùng hơn. Công ty có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Hoạt huyết dưỡng não, muối nhỏ mắt Natriclorid 0,9%, Boganic…

Công ty Nam Dược cũng tiến hành dán poster quảng cáo sản phẩm của công ty mình tại nhà thuốc, sau đó trả thưởng nhà thuốc bằng sản phẩm của công ty mình như: Thuốc ho Ích nhi (Siro, viên ngậm) …

Các Công ty, hãng thuốc còn tổ chức các cuộc hội thảo khoa học giới thiệu sản phẩm, mời Dược sĩ chuyên môn Nhà thuốc và các Nhân viên tham dự. Điều này cũng hỗ trợ cho các Nhân viên bán hàng nắm được các tiêu chí về thuốc. Hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng, chống chỉ định tác dụng phụ…của thuốc bán. Để có cách tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho từng người bệnh một cách an toàn, hiệu quả.

58

PHẦN C: KẾT LUẬN

Qua gần 3 năm học tập ở Trường Đại học Đại Nam, cũng như qua đợt thực tập tại Nhà thuốc Việt Pháp I. Em đã học tập được rất nhiều kiến thức bổ ích. Đó là những kiến thức mà người học ngành dược phải có: Học được các tổ chức hoạt động, buôn bán tại Nhà thuốc. Biết được các giấy tờ pháp lý phải có của một Nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Đồng thời nắm rõ những Quy định cần phải thực hiện được để trở thành một Nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Cũng thấy được những điểm thiếu sót thường gặp tại các Nhà thuốc trong quá trình hoạt động. Học được cách sắp xếp nhân sự, phân chia công việc của từng thành viên tại Nhà thuốc, để công việc diễn ra hiểu quả. Cách quản lý việc nhập thuốc và bán thuốc, cách ghi chép sổ sách, ghi giá trên mỗi hộp, vị thuốc. Biết cách cập nhật tất cả các số liệu vào phần mền quản lý của Nhà thuốc. Nắm được quy tắc sắp xếp, bố trí các nhóm thuốc một cách khoa học, gọn gàng, giúp cho việc quản lý, mua bán được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Đặc biệt quan trọng là học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn, cách phối hợp thuốc điều trị các bệnh đơn giản hay gặp. Học được nhiều loại thuốc, nắm rõ được cách dùng, tác dụng của thuốc. Từ đó nâng cao khả năng giao tiếp có thể tự tin tư vấn, bán thuốc cho người bệnh. Để tạo được niềm tin với khách hàng, Nhà thuốc luôn phải đề cao sức khỏe của người bệnh lên hàng đầu. Phải nhập thuốc từ các nguồn, Công ty tin cậy, có hóa đơn chứng từ đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Điều trị tư vấn đúng bệnh thì khách hàng mới tin tưởng, hoạt động kinh doanh mới bền vững. Qua đây em rút ra được bài học. Để để trở thành một Dược sĩ giỏi, một Nhân viên chăm sóc sức khỏe giỏi là điều không dễ dàng. Để có thể đứng trong Nhà thuốc, tư vấn điều trị tốt cho người bệnh thì đó là cả một quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm lâu dài. Nó đòi hỏi người Dược sĩ phải có kiến thức thật vững, linh hoạt, nhạy bén trong viêc trau dồi, nâng cao kiến thức hiểu biết. Đặc biệt phải có tâm với nghề, yêu nghề mới có thể phát triển. Luôn luôn ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “ Lương y như từ mẫu’’.

Hiện tại em không có kiến nghị gì thêm đối với Nhà thuốc Việt Pháp I, vì công tác hoạt động của Nhà thuốc đang rất tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn của một Nhà thuốc GPP. Mong rằng sau đợt thực tập của em, sẽ có nhiều bạn hơn nữa đến xin thực tập tại đây, bởi Nhà thuốc Việt Pháp I thực sự là một môi trường tốt để học tập, trau dồi kiến thức. Cũng mong rằng Trường Đại học Đại Nam sẽ tổ chức cho sinh viên Dược nhiều đợt thực tập thực tế tại Nhà thuốc hơn nữa trong quá trình học tập. Để các bạn có thể tiếp xúc trực tiếp, học hỏi các kiến thức thực tế, trao đổi cho mình kinh nghiệm, để sau khi ra trường trở thành những Dược sĩ giỏi phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Với em quá trình thực tập tại Nhà thuốc đã giúp em học được nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, học được nhiều kiến thức quan trọng. Làm nền tảng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp ra trường sắp tới, cũng như cho công việc sau này. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới Nhà trường, cô giáo hướng dẫn thực tập TS. Lê Thị Kim Loan và cảm ơn Dược sỹ phụ trách chuyên môn Phan Thị Hằng cùng các anh chị tại Nhà thuốc Việt Pháp I đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Ngày…..tháng…..năm 2020 Đơn vị thực tập

(Ký tên, xác nhận)

This article is from: