2 minute read
1.1.4. Thành phần hóa học
from NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT CÁC HỢP CHẤT STEVIOL GLYCOSIDE TỪ CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana B.)
− Tạp chất: không có lá mốc và đen, các tạp chất khác nhỏ hơn 5%[9] .
1.1.4. Thành phần hóa học
Advertisement
Cây cỏ ngọt (chủ yếu là lá) chứa những diterpene glycoside đặc biệt, tạo ra vị ngọt nhưng không tạo ra hay tạo ra rất ít năng lượng. Steviol glycoside, tên gọi chung cho các diterpene glycoside ngọt chiết xuất từ cỏ ngọt, là một hứa hẹn tái tạo những thứ thực phẩm sống mới trên thị trường thế giới và thực vật không calorie, vị ngọt tự nhiên có thể được sử dụng như một loại đường thay thế hoặc thay thế cho các chất làm ngọt nhân tạo [10] .
Hiện nay, cỏ ngọt được biết nhiều đến về nồng độ diterpene ngọt cao khoảng 5-20% khối lượng lá khô [11], khoảng 0.9-1% khối lượng trong hoa[12]. Trong 240 loài thuộc chi Stevia, chỉ có loài rebaudiana và phlebophylla chứa các steviol glycoside [13]. Những hợp chất ngọt trong lá cỏ ngọt là nhóm các dẫn xuất diterpene glycoside, ngày nay đã ghi nhận hơn 30 chất trong tài liệu khoa học [14]. Hợp chất chính trong lá cỏ ngọt là stevioside (4-13% khối lượng lá khô), và tiếp theo có nhiều nhất là rebaudioside A (24%). Một số steviol glycoside khác như dulcoside A (0.3%), rebaudioside B, C (1-2%), D và F và steviolbioside cũng được xác định nhưng nồng độ thấp [15]. Các glycoside tìm thấy chủ yếu trong lá của cây, nồng độ lên đến 15% , tùy thuộc vào giống [16]. Nồng độ của các glycoside ngọt trong lá cỏ ngọt các nguồn khác nhau không giống nhau, nhiều nghiên cứu [17] cho thấy nồng độ của nó phụ thuộc vào điều kiện phát triển [18], cũng như về việc áp dụng các kỹ thuật nông học hiện đại [19, 20] . Đa số các giống cỏ ngọt đều chứa lượng rebaudioside A ít hơn nhiều so với stevioside [18] . Ở Việt Nam đã có vài nghiên cứu về nồng độ steviol glycoside trong cây cỏ ngọt Việt Nam. Năm 2001, Nguyễn Kim Cẩn và Lê Nguyệt Nga đã định lượng stevioside trong lá cỏ ngọt khô là từ 3% đến 6%. Năm 2009, Phạm Thành Lộc và Lê Ngọc Thạch cũng đã xác được định hàm lượng stevioside trong lá cỏ ngọt khô là 3,38%. Năm 2014, Trương Hương Lan đã xác định hàm lượng stevioside trong các giống cỏ ngọt của nước ta dao động từ 2,13% đến 7,72% và rebaudioside A thay đổi từ 2,05% đến 9,32%, trong đó lá cỏ ngọt S77 của Việt Nam có hàm lượng steviol glycoside lớn nhất 11,53%[21] .
Tuy nhiên, cũng có một số công bố của các bằng sáng chế nước ngoài cho thấy một số giống cỏ ngọt có hàm lượng rebaudioside A lớn hơn stevioside. Các giống cỏ ngọt này
18