Tạp chí Nhà Nông Quý 2/2017

Page 1

0 2 17

Gặp gỡ De Heus

16 2

Phỏng vấn cùng “Soái Ca” Jackie Thạch Văn Chán

Đại Lý Lưu Văn Hợi Khi tinh thần kinh doanh được tiếp thêm sức mạnh

Hiệu quả kinh tế cao từ con Ếch 1


ỨNG DỤNG MIỄN PHÍ TRÊN DI ĐỘNG

DE HEUS SMART FARMINGTM

De Heus Smart Farming

- ISA Bovans Brown

- Ross 308 - Cobb 500

16

De Heus Việt Nam chính thức ra mắt phiên bản Smart Farming™ Mobile App cho hệ điều hành iOS và Android. Ứng dụng cho phép bạn cập nhật nhanh các tin tức chọn lọc mới nhất cũng như các chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi từ đội ngũ chuyên gia của De Heus.


06 18 ● ●

● ● ● ●

Ngành nông nghiệp “chạy đua” cùng công nghệ cao Thuỷ sản rất nóng Chăn nuôi gia cầm còn nhiều diễn biến khó lường Phối hợp truy xuất nguồn gốc thịt heo

● Hiệu quả kinh tế cao từ con Ếch ● Dòng sản phẩm mới dành cho tôm

An toàn sinh học và vệ sinh chuồng nuôi cho các trại nuôi heo Bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà (infectious coryza)

38

● ● ● ● ●

42

30 ● Đại lý Lưu Văn Hợi Khi tinh thần kinh doanh được tiếp thêm sức mạnh

Hội nghị Bò Thịt và Bò Sữa châu Á Hội chợ thương mại nông nhiệp hàng đầu khu vực Châu Á Hội nghị khoa học Chăn nuôi và Thú y toàn quốc – AVS 2017 Dự án hợp tác giữa De Heus và Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Khánh thành trung tâm nghiên cứu thuỷ sản Vĩnh Long

● Phỏng vấn cùng “soái ca” Jackie - Thạch Văn Chán

48 52

● Gieo một ánh sáng, gặt nhiều tương lai

Nói về sự kiện De Heus đạt cột mốc sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi một triệu tấn trong năm vừa qua, ông Gabor Fluit, Tổng Giám Đốc De Heus Châu Á chia sẻ: “Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển vượt bậc của De Heus sau hơn 8 năm ra mắt sản phẩm đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào về thành quả này và muốn gửi lời cám ơn đến toàn thể Quý khách hàng, Quý đối tác và Nhân viên đã tin tưởng và đồng hành cùng De Heus trong thời gian qua. De Heus cam kết sẽ tiếp tục sứ mệnh của một đối tác độc lập: đồng hành cùng bà con chăn nuôi thông qua việc cung cấp những sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng; kiến thức quản lý trang trại và dinh dưỡng vật nuôi giúp người nông dân trở thành những doanh nhân thực thụ. Đó cũng chính là động lực thôi thúc chúng tôi không ngừng tiến triển trong những năm qua và cả trong tương lai.”

Chịu trách nhiệm nội dung

TRẦN ĐỨC HƯNG NGUYỄN THÁI VÂN ● Về với lễ hội Đền Đô - Kinh Bắc

Biên tập nội dung

TRUYỀN THÔNG DE HEUS Thiết kế

NGUYỄN PHÚC

16 0 4

0 5


Tại Bình Định, tập đoàn Kato (Nhật Bản) đang hợp tác thực hiện một dự án hơn 770.000 USD về đánh bắt cá ngừ, kéo dài đến năm 2020; Công ty Shudensha triển khai dự án trị giá 820.000 USD nhằm cải thiện chất lượng nuôi trồng thủy sản, được thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020… Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh này cũng cho biết, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang được tỉnh ưu tiên phát triển để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh là 680 ha; trong đó, 460 ha ở xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), 220 ha ở xã Cát Thành và Cát Hải (huyện Phù Cát), với sản lượng tôm khoảng 11.000 tấn.

DE HEUS BỐN PHƯƠNG ▪ ĐIỂM TIN DE HEUS TỪ NGÀY 8/3 - 5/5 ▪ DE HEUS HÔM NAY

NGÀNH NÔNG NGHIỆP “CHẠY ĐUA” CÙNG CÔNG NGHỆ CAO Với những ưu ái trong hỗ trợ phát triển và trước những khó khăn của ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang rất được chú trọng. Với thủy sản, ngành này đang thể hiện sự nhập cuộc rất mạnh mẽ. ■■Linh Anh (Theo Thủy sản Việt Nam)

Thủy sản rất “nóng” Trong nuôi trồng thủy sản, ngành này đã chủ động nghiên cứu công nghệ sản xuất giống hầu hết đối tượng thủy sản nuôi như: tôm sú, tôm càng xanh, cá rô phi…; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn tạo đàn giống bố mẹ có tính tăng trưởng nhanh đối với cá tra, cá rô phi, tôm thẻ chân trắng, tôm sú… Trong chế biến thủy sản, đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ làm lạnh nước biển, bể ngâm hạ nhiệt, khay chứa đựng, các phương tiện bốc dỡ. Làm chủ công nghệ bảo quản và vận chuyển sống đối với một số loài hải sản như cá, nhuyễn thể, giáp xác… Còn tại địa phương, các tỉnh, thành cũng đang nhập cuộc rất khẩn trương. Đơn cử, Bạc Liêu vừa đề xuất và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm, với diện tích giai đoạn 1 là 200 ha, trở thành địa phương đầu tiên ở Việt Nam có khu nông nghiệp công nghệ cao cho con tôm.

Tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cũng định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Trước mắt, huyện tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi trồng, chuyển giao cho nông dân, nhất là về giống, kỹ thuật mới, thú y thủy sản, vừa nâng cao năng suất, giá trị chất lượng sản phẩm, vừa thay thế phương pháp nuôi trồng truyền thống. Phấn đấu đến năm 2020, Phú Quốc đạt sản lượng nuôi trồng thủy sản trên 1.700 tấn, tăng gần gấp đôi so năm 2016; sản lượng ngọc trai 133.400 viên. Ở tỉnh Cà Mau, “vựa” thủy sản của cả nước, tỉnh cũng đang chú trọng phát triển, nhất là với con tôm. Cụ thể, Cà Mau tiếp tục nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao hiện đã triển khai có hiệu quả như: Nuôi tôm lót bạt ứng dụng quy trình công nghệ cao, nuôi tôm công nghiệp có hố xi phông, nuôi tôm công nghiệp hai giai đoạn (mô hình nuôi tôm sú quản canh cải tiến ít thay nước và mô hình nuôi tôm thẻ

06

thâm canh năng suất cao), mô hình tôm thẻ ương trong ao lót bạt… Tháo gỡ “rào cản” Theo Bộ NN&PTNT, phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm ít nhất 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Chủ trương đã có, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận với lĩnh vực công nghệ cao. Bởi, mặc dù hiện đã có nhiều ưu đãi để ngành nông nghiệp hoàn thành “giấc mơ” này. Thế nhưng, vẫn còn nhiều khó khăn đang bủa vây. Trong đó, quy mô và vốn là “nóng” nhất. Theo ông Ngô Tiến Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội các Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Việt Nam chỉ khoảng hơn 20 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao trên tổng số hàng nghìn công ty nông nghiệp. Hiện, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn về vốn và ưu đãi đầu tư, trong khi lĩnh vực này lại cần nhiều vốn và mất thời gian để có lợi nhuận. Qua khảo sát cho thấy, có tới 90% doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng; quy mô nhỏ nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi mở rộng sản xuất. Trong khi, để đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có những khoản đầu tư lớn. Để giải quyết bài toán này, theo các doanh nghiệp, thứ nhất là các địa phương cần tạo cơ chế rộng hơn để doanh nghiệp mở rộng diện tích sản xuất. Cùng đó, các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn về cơ chế và thủ tục để doanh nghiệp có thể vay số vốn tương đối với thời gian dài để họ yên tâm sản xuất. Bởi như tâm sự của một doanh nhân ngành nông nghiệp thì đến nay “với nông nghiệp, ngân hàng chỉ hoạt động theo kiểu tiệm cầm đồ”. Trước tình thế này, họ đang rất trông chờ vào gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã hứa trong thời gian cách đây không lâu. Nếu được triển khai với cùng những ưu đãi cụ thể, thủ tục thông thoáng, có lẽ ngành nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp công nghệ cao hơn nữa và kéo theo đó, năng suất và chất lượng ngành cũng sẽ thay đổi.

Chăn nuôi gia cầm Còn nhiều diễn biến khó lường

Nông nghiệp công nghệ cao đang có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển. Mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo dành gói tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cùng đó, nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng đang “để ý” vấn đề này. Theo Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JACA), số doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng.

Đầu năm 2017, giá trứng gia cầm xuống thấp nhưng gà thịt ổn định hoạt động tái đàn tương đối chậm. Cùng với đó, dịch cúm gia cầm có nhiều diễn biến khó lường đòi hỏi người chăn nuôi cảnh giác cao độ Giá trứng gà giảm mạnh Từ sau Tết Đinh Dậu, giá cả một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực có sự biến động khá rõ. Trong khi giá heo hơi đã tăng lên nhiều thì giá trứng lại liên tục giảm mạnh.

0 7


Đầu năm 2017, giá trứng gia cầm xuống thấp nhưng gà thịt ổn định hoạt động tái đàn tương đối chậm. Cùng với đó, dịch cúm gia cầm có nhiều diễn biến khó lường đòi hỏi người chăn nuôi cảnh giác cao độ

Thông tin với báo chí, ông Chamnan Wangakkarangkul, Phó TGĐ Công ty C.P Việt Nam cho biết, giá trứng gà tại trại đầu tuần này chỉ còn 1.050 đồng/ quả. Nếu so với giá thành trứng tại các trang trại của C.P hiện vào khoảng 1.300 đồng/ quả, thì với mỗi quả trứng bán ra, các chủ trang trại nuôi gà lấy trứng đang bị lỗ 250 đồng. Đó là giá thành ở những trang trại nuôi tốt. Còn ở những trang trại khác, giá thành trứng gà vào khoảng 1.500 - 1.600 đồng/quả, thì với giá trứng hiện tại, người chăn nuôi còn lỗ nặng hơn nữa. Như vậy, từ đầu năm 2017 đến nay, giá trứng gà đã liên tục giảm mạnh. Những ngày cuối cùng của năm 2016, giá trứng gà tại trại còn ở mức tốt là 1.750 đồng/kg. Sang đầu tháng 1, giá trứng gà tại trại giảm mạnh còn 1.550 - 1.600 đồng/quả. Giá trứng liên tục giảm ở những ngày tiếp theo đó, cho dù đó là thời điểm giáp Tết Đinh Dậu

16

08

và đà giảm giá đã kéo dài đến tận bây giờ. So với đầu tháng 2 năm ngoái, giá trứng gà hiện tại ở ĐNB thấp hơn 23,6%. Lượng trứng tồn đọng đang quá nhiều là nguyên nhân chính khiến cho giá trứng sụt giảm mạnh. Những ngày trước và sau tết, các bếp ăn công nghiệp đóng cửa do công nhân về quê ăn tết, các trường học bán trú cũng nghỉ tết, các cơ sở sản xuất bánh có sử dụng trứng làm nguyên liệu cũng giảm mạnh nhu cầu mua trứng do đã tập trung sản xuất bánh bán tết từ cuối năm ngoái…Đó là những yếu tố khiến cho nhu cầu tiêu thụ trứng giảm mạnh. Trong khi đó, gà lấy trứng ở các trang trại vẫn tiếp tục đẻ trong các ngày nghỉ tết, thành ra, lượng trứng tồn kho gia tăng ngày một nhiều. Mặc dù các trang trại lớn đều gửi trứng vào các kho lạnh nhằm kéo dài thời gian bảo quản lên vài

tháng, chờ nhu cầu tăng trở lại, nhưng với lượng trứng tồn kho quá lớn từ trước tết, cộng với lượng trứng mới trong những ngày tết, đã tạo áp lực lớn khiến cho giá trứng giảm sâu xuống dưới giá thành. Dự báo trong vài tuần tới, giá trứng có thể vẫn ở mức thấp và sẽ bắt đầu tăng trở lại khi các nhà sản xuất dùng trứng làm nguyên liệu, các bếp ăn, trường học phục hồi nhu cầu sử dụng trứng. Gà thịt ổn định, hoạt động tái đàn chưa mạnh Còn đối với giá gia cầm, ông Nguyễn Văn Đoan, chủ một trang trại chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn ở xã Đông Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội), cho biết, so với cuối năm 2016 thì hiện giá gà vẫn bình ổn và có phần tăng nhẹ. Ví như gà ta ngon người nuôi vẫn bán được giá trên 100.000 đồng/kg, gà trống thiến có giá từ 140.000 đồng đến trên dưới 160.000 đồng/kg.

Tại Hải Dương, ông Lục Văn Nhàn, trang trại gà đồi 5.000 con TX Chí Linh cho biết, đợt trong Tết, gia đình ông đã bán được 80 - 85% lượng gà trong năm. Số còn lại tới Rằm tháng Giêng đã xuất bán và hiện tại đang tái đàn bằng 60% trước Tết. Đợt tới, theo ông Nhàn, giá cả gia cầm cũng sẽ ổn định vì lượng xuất bán ra cũng chưa nhiều.

Ông Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng: “Việc giá gà đầu năm tăng nhẹ cũng phần nào đó giúp cho người chăn nuôi vơi bớt gánh nặng thua lỗ. Tuy nhiên theo tôi, dù giá đã tăng song người nuôi không được chủ quan, tăng đàn tự phát quá nhiều. Bởi trong thời gian tới thị trường sẽ còn biến động rất khó lường”.

Anh Vũ Công Trường, một chủ trang trại nuôi lợn, gà lớn ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) cho biết: “Đối với thị trường gà đầu năm cũng khá sôi động, nhu cầu phục vụ đám, lễ, hội nhiều cũng khiến cho giá gà nhích lên ở mức khá khoảng 65.000 đồng/kg gà ta lai, 63.000 đồng/kg gà lai chọi…” – anh Trường chia sẻ.

Dịch cúm gia cầm xuất hiện Tại Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 2 này đã xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm. Đáng lo hơn lúc này nông dân đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa đông xuân, trong khi tình trạng thả nuôi vịt chạy đồng cũng diễn ra rầm rộ với các nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch cúm gia cầm…

Đối với gà giống, anh Nguyễn Văn Quý, Giám đốc Kỹ thuật công ty gia cầm Lượng Huệ cho biết, thời điểm ra Tết, lượng giống xuất bán ra chậm do người chăn nuôi còn đắn đo, đợi diễn biến thị trường,

Trước Tết Nguyên đán vừa qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang đã phát hiện và tiêu hủy hơn 800 con gà nhiễm cúm H5N1 của ông Nguyễn Văn Thành ở ấp 6,

xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ. Gần đây nhất, vào cuối tháng 1/2017, ngành thú y tỉnh Bạc Liêu cũng đã tiêu hủy toàn bộ đàn gà 1.700 con, nuôi được hơn 1 tháng tuổi của hộ ông Võ Thanh Tùng (ngụ ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long). Trước đó, đàn gà của ông Tùng đã bị bệnh và chết hàng loạt. Kết quả xét nghiệm cho thấy đàn gà của ông Tùng bị dương tính cúm A /H5N1. Ông Trương Ngọc Trưng - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết: Mặc dù ổ dịch đã được khống chế, nhưng ngành chăn nuôi và thú y xác định không thể lơ là trong công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh tại nơi xảy ra ổ dịch nói chung và công tác phòng, chống dịch bệnh toàn tỉnh nói riêng. Hiện, chúng tôi đã rà soát đàn nuôi mới, đàn hết hạn miễn dịch trên địa bàn xã Long Trị A để khẩn trương tiêm vắc xin

0 9


phòng bệnh cúm gia cầm. Đồng thời, kết hợp các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi nhằm triệt tiêu mầm bệnh. Mặt khác, tăng cường giám sát ổ dịch và vùng lân cận, theo dõi chặt tình hình chăn nuôi trên địa bàn…”.

H5N1, H5N6 và một số chủng virus cúm có thể lây sang người như virus H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Tại tỉnh Nghệ An, theo thông tin từ UBND tỉnh, từ ngày 15/01/2017 đến ngày 2/2/2017 đã xảy ra 03 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại huyện Đô Lương và huyện Diễn Châu làm nhiều gia cầm ốm, chết buộc phải tiêu hủy. UBND tỉnh cũng đã có công điện khẩn tập trung triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Ngấm cảnh thua lỗ, người nuôi heo dè dặt Giá heo hơi sau một thời gian rớt xuống mức thấp kỷ lục đã bắt đầu tăng nhẹ, từ 26.000 đồng/kg lên 31.000 - 33.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi vẫn lỗ, do đó chưa có nhiều hộ nuôi heo mạnh dạn đầu tư tái đàn.

Với diễn biến phức tạp của thời tiết, Cục Thú y cho rằng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm độc lực cao

16

10

■■Tâm An (theo Thủy Sản Việt Nam)

Vừa cho xuất chuồng 10 con heo với giá 31.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, chị Nguyễn Thị Hằng (khu phố 1, phường Long Tâm, TP.Bà Rịa) bị lỗ trung bình 500 ngàn đồng/con heo. Chị Hằng cho biết, theo chu kỳ nuôi, đáng lẽ ra đàn heo này phải xuất

chuồng từ trước Tết, nhưng do giá xuống thấp, thương lái chỉ mua với giá 26.000 đồng/kg nên chị không bán. Sau Tết Nguyên đán giá heo tăng nhẹ nên chị Hằng bắt đầu bán dần để chuẩn bị tái đàn. Theo chị Hằng, do nuôi heo bằng thực phẩm thô có sẵn như bắp, cám gạo, thức ăn thừa xin ở các quán ăn nấu cùng với rau, củ phế phẩm nên chị bị lỗ ít. Nếu nuôi heo bằng cám công nghiệp thì người nuôi sẽ lỗ từ 1-1,2 triệu đồng/con heo với trọng lượng trung bình 1 tạ/con. Trong khi đó, các trang trại chăn nuôi heo với số lượng từ 500-1.000 con trở lên cũng đang cố gắng cầm cự chờ giá lên. Dù heo đã quá trọng lượng để xuất bán nhưng giá vẫn còn thấp nên các chủ trang trại đang “nghe ngóng” thị trường để bán giảm lỗ. Ông Nguyễn Thanh Đính, chủ một trang trại nuôi heo ở xã Láng Lớn (huyện Châu Đức) cho biết, nếu như trước Tết thương lái mua với giá 27.000 đồng/kg, với

680 con heo ước tính ông lỗ hơn 500 triệu đồng, vì vậy ông quyết định để lại nuôi thêm chờ giá cả thị trường sau Tết. “Giữ heo lại nuôi chúng tôi rất hồi hộp vì không biết giá cả thị trường sẽ tăng giảm thế nào. Nếu giá heo không tăng lên thì chúng tôi chịu lỗ thêm tiền thức ăn nuôi thêm trong gần 1 tháng qua. Tuần qua, khi giá heo tăng lên 33.000 đồng/kg, tôi bán hết, tính ra lỗ khoảng 272 triệu đồng. Tuy biết lỗ nhưng vẫn phải bán vì heo trong chuồng đã đến lứa, nếu để nuôi thêm vượt trọng lượng, thương lái không mua thì còn lỗ nặng hơn”, ông Đính nói. So với mọi năm, tình hình chăn nuôi heo thời điểm này rất ảm đạm. Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi đã giải phóng đàn heo tồn đọng từ trước Tết cũng chỉ tái đàn “nhỏ giọt”. Trung bình mỗi lứa heo, chị Nguyễn Thị Thủy, người nuôi heo tại xã Suối Rao (huyện Châu Đức)

duy trì từ 60-70 con heo thịt, nhưng lứa này trong chuồng của chị chỉ còn 25 con. Chị Thủy cho biết, khoảng 28 Tết chị đã cho xuất bán hết đàn heo 60 con trong chuồng, trọng lượng từ 1-1,1 tạ/con với giá 27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chị Thủy lỗ nặng với hơn 1 triệu đồng/con heo. “Giá heo xuống thấp như thời gian qua khiến người nuôi heo chán nản, chỉ muốn treo chuồng không có động lực nuôi tiếp. Tuy nhiên, đây là nghề cho thu nhập chính trong gia đình, nếu không nuôi thì không biết làm gì, chuồng thì không thể để trống, nên tôi chỉ bắt khoảng 20 con heo cùng 5 con heo ở nhà mới đẻ nuôi cầm chừng. Chỉ hy vọng giá cả tăng lên để người nuôi như chúng tôi có thể tái đàn”, chị Thủy cho biết thêm. ■■Theo Sang Nguyễn & Ngô Thanh (Báo Bà Rịa Vũng Tàu)

Giảm mở rộng quy mô đàn heo Nhằm đảm bảo cho ngành chăn

nuôi phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản về “Chăn nuôi heo và thức ăn chăn nuôi công nghiệp”, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện các nội dung như: Rà soát quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường chung và tiềm năng của từng địa phương. Hạn chế mở rộng quy mô đầu heo trên địa bàn, nhất là đàn heo nái, mà chuyển hướng nhanh sang thay đổi cơ cấu giống, khuyến khích phát triển các giống cao sản và giống đặc sản phục vụ các loại hình chăn nuôi theo các phân khúc thị trường khác nhau... ■■(Theo Tuấn Khang – Người Chăn Nuôi)

Phối hợp truy xuất nguồn gốc thịt heo Mới đây, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã làm việc với Sở Công thương, Sở NN&PTNT Bến Tre và

1 1


các cơ sở chăn nuôi, thương lái thu mua heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre về vấn đề quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết từ ngày 1/3, chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền đã triển khai mua thịt heo có gắn vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc thịt từ các tỉnh về; trong đó có Bến Tre. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 60% các cơ sở chăn nuôi đăng ký và khai báo thông tin, trong thực tế còn 40% cơ sở chưa đăng ký thông tin. TP Hồ Chí Minh chưa áp dụng chế tài và biện pháp để không cho nhập thịt heo chưa qua truy xuất nguồn gốc. Vì thế, các cơ sở chăn nuôi heo, cơ sở giết mổ, thương nhân không đăng ký quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt heo vẫn được đưa vào chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ siết chặt lại hoạt động này. Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng yêu

16

1 2

cầu các hộ chăn nuôi ở Bến Tre khi tham gia vào đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo cung cấp thông tin như: Được nuôi từ trang trại nào, đường đi của heo. Sau khi ra khỏi trang trại được đi đến địa điểm giết mổ nào. Đây là việc làm khó vì việc này từ trước đến nay chưa ai làm, nhưng nếu có quyết tâm làm thì sẽ làm được. Hiện nay, tỉnh Bến Tre có khoảng 660.000 con heo, tập trung ở các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Châu Thành. Từ cuối tháng 11/2016 đến nay, giá heo trên địa bàn tỉnh Bến Tre tụt giảm sâu. Giá heo chỉ dưới 30.000 đồng/kg. Nhiều hộ chăn nuôi hy vọng khi tham gia truy xuất nguồn gốc sẽ giúp giá bán được cao hơn. Thời gian tới, tại Bến Tre, để người chăn nuôi có lợi nhuận tốt hơn, những cơ sở chăn nuôi 100 con heo trở lên được ưu tiên tham gia truy xuất nguồn gốc. Những cơ sở,

hộ chăn nuôi dưới 100 con chưa được tham gia, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các huyện tạo tổ hợp tác, hợp tác xã để thành lập một mã code chung. ■■(Theo Hương Ly – Người Chăn Nuôi)

1 3


DE HEUS ĐIỂM TIN

DỰ ÁN HỢP TÁC GIỮA DE HEUS VÀ TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THUỶ SẢN VĨNH LONG

Ngày 21/3/2017

Ngày 5/5/2017

De Heus và Tập đoàn thủy sản Minh Phú ký kết thỏa

Trung tâm R&D cho phép ngành Nuôi trồng Thủy sản

thuận hợp tác “Chiến lược phát triển Chuỗi Sản xuất

phát triển các giải pháp pháp bền vững và hiệu quả

– Chế biến Tôm Hữu Cơ” dưới sự chứng kiến của bà

hơn cho sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá.

Marjolijin Sonnema, Thứ trưởng phụ trách nông nghiệp

Nó giúp tăng cường kiến ​​thức của người nuôi cá, cơ

của Bộ Kinh tế Hà Lan, cùng đại diện Lãnh Sự Quán và

sở chế biến cá và các nhà phân phối thức ăn cho cá.

Đại Sứ Quán Hà Lan tại Việt Nam.

Trung tâm R&D này sẽ được De Heus sử dụng để tiến

Với thỏa thuận hợp tác được ký kết này, De Heus và

hành hoạt động nghiên cứu & thực nghiệm trong lĩnh

Minh Phú hướng đến xây dựng một chuỗi liên kết khép

vực thủy sản. Trung tâm mới này cũng có thể được

kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản

thuê, sử dụng bởi các tổ chức công cộng cũng như các

phẩm Tôm Hữu Cơ, thúc đẩy sự phát triển nền nông

công ty khác cho các hoạt động nghiên cứu.

nghiệp xanh, sạch, an toàn, bền vững của người nuôi

Cơ sở này nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long

Từ ngày 8 đến 9/3/2017

Tôm sinh thái cũng như vì mục tiêu lâu dài bảo vệ môi

với đầy đủ các thiết bị hiện đại có thể giúp kiểm tra

Hội nghị Bò Thịt và Bò Sữa châu Á đã được tổ chức

trường rừng ngập mặn. Theo đó, De Heus sẽ góp vốn

đánh giá, giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu, các

tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Gem Center – Thành

vào Doanh nghiệp xã hội Minh Phú cũng như đóng vai

công thức thức ăn thủy sản chất lượng cũng như thực

phố Hồ Chí Minh. Hội nghị do Bộ NN-PTNT giao cho

trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn tôm hữu

nghiệm ứng các giải pháp nuôi trồng tiên tiến.

Cục Chăn nuôi phối hợp với Hiệp Hội Xuất Khẩu Thịt

cơ cho Minh Phú, phối hợp nghiên cứu sản xuất tôm

Trung tâm R&D sẽ chuyên sâu phát triển nhằm cải tiến

và Gia Súc của Úc đồng tổ chức, là cơ hội tốt để các

giống sạch bệnh, kháng bệnh và tăng trưởng nhanh.

công thức thức ăn; thực hiện thí nghiệm trên nhiều

nhà quản lý, nhà khoa học, các hiệp hội, doanh nghiệp,

Ngoài ra, De Heus còn góp phần quảng bá tôm sinh

chủng loại khác nhau và sẽ tập trung vào các loài cá và

người chăn nuôi bò thịt, bò sữa, các đối tác liên quan

thái trong nước và thế giới, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật,

tôm như: Tra, Điêu Hồng, Lóc, Rô Phi, Rô Đồng, Trê,

của Úc, các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là Việt

năng suất, sản lượng tôm sinh thái để giúp người dân

Chim Trắng, Chép, Tai Tượng, Ếch, Tôm thẻ chân trắng

Nam có dịp trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sản

nuôi tôm thành công.

và Tôm sú

xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ

Dự án hợp tác giữa De Heus và Minh Phú thành công

cũng như kỹ năng quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi bò

sẽ mang lại những giá trị và lợi ích lớn cho ngành Tôm

thịt, bò sữa. Gian hàng triển lãm của De Heus trong

Việt Nam cũng như cho các hộ nuôi Tôm khi giải bài

khuôn khổ Hội nghị đã giới thiệu đến cho khách tham

toán Chuỗi giá trị và tái cơ cấu ngành Thủy sản.Dự án

■■TRUYỀN THÔNG DE HEUS

Trong tháng 3, De Heus Việt Nam đã tham gia nhiều sự kiện quan trọng trong ngành: Triển lãm và Hội nghị Bò thịt và Bò Sữa Châu Á 2017, Hội nghị Khoa Học Chăn nuôi và Thú y toàn quốc (AVS 2017), Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp Châu Á (VIV 2017)…với mong muốn đồng hành và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.

HỘI NGHỊ BÒ THỊT VÀ BÒ SỮA CHÂU Á

quan những giải pháp dinh dưỡng tối ưu cũng như các dịch vụ hỗ trợ tiên tiến giúp nâng cao năng suất chăn nuôi bò thịt và bò sữa tại Việt Nam.

HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP HÀNG ĐẦU KHU VỰC CHÂU Á

này sẽ hỗ trợ Hộ dân nuôi Tôm trong việc: Khắc phục tập tục sản xuất manh mún nhỏ lẻ, Hộ dân bán tôm nguyên liệu giá cao hơn 12-20%, Hộ dân vẫn canh tác trên mảnh đất của chính mình.

Từ ngày 15 đến 17/3/2017 HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TOÀN QUỐC – AVS 2017

Từ ngày 15 -17/3/2017, Hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu khu vực Châu Á (VIV Asia 2017) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. VIV Asia 2017 thu hút hơn 1087 doanh nghiệp đến từ 55 quốc gia tham dự.

Từ ngày 11 đến 12/3/2017

Trong khuôn khổ Hội nghị VIV, De Heus cũng tổ chức

Hội nghị khoa học Chăn nuôi và Thú y toàn quốc – AVS

buổi hội thảo với các đề tài đang là những vấn đề

2017 đã diễn ra tại Cần Thơ do Trường Đại học Cần

“nóng” của nghành chăn nuôi và nhận được sự quan

Thơ tổ AVS 2017 là cơ hội gặp gỡ trao đổi thông tin về

tâm cũng như phản hồi tích cực từ các quan khách

tình hình, định hướng thị trường và mở rộng hợp tác

tham dự như: “De Heus Châu Á – Xây dựng các chuỗi

cũng như định hướng ngành chăn nuôi, thú y; Thức ăn

hợp tác để hỗ trợ các trang trại độc lập”, “De Heus tiến

và dinh dưỡng vật nuôi; Công nghệ sinh học trong chăn

tới việc kiểm soát chất kháng sinh trong sản xuất thịt

nuôi và thú y; Bệnh động vật; Quản lý chăn nuôi và an

heo sạch”, Chiến lược chăn nuôi và dinh dưỡng để gia

toàn thực phẩm

tăng lợi nhuận cho sản xuất sữa tại các nước có khi hậu

Với tư cách là nhà Tài trợ Vàng cho Hội nghị AVS 2017,

nhiệt đới”, “Tương lai của ngành chăn nuôi gia cầm đẻ

De Heus cũng đã có cơ hội để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ

và điều gì thúc đẩy sự cải tiến tại các nước Châu Á”…

kiến thức cũng như tiếp xúc với các bạn sinh viên trường

đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng tham quan

Đại học Cần Thơ tại gian hàng triển lãm của mình.

hội chợ triển lãm.

14

1 5


16

17


HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO TỪ CON ẾCH THỨC ĂN DÀNH CHO ẾCH – CHẤT LƯỢNG ỔN ĐỊNH MANG ĐẾN HIỆU QUẢ CAO CHO NGƯỜI NUÔI. ■■TRUYỀN THÔNG DE HEUS

Việt Nam có nguồn lợi từ ếch hết sức phong phú và đang mang lại giá trị kinh tế lớn.Trong đó ếch Thái là loài có giá trị hơn cả. Ếch Thái có tên khoa học là Rana tigrina, có kích cỡ lớn (200 - 400 gram/con), ăn mồi tĩnh và thích nghi với điều kiện nuôi công nghiệp có mật độ cao. Đây là loài vật nuôi giúp người chăn nuôi cải thiện cuộc sống và có nguồn thu nhập ổn định. đáp ứng linh hoạt với nhu cầu của thị trường, De Heus nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chất lượng cao dành cho ếch, giúp người chăn nuôi tăng năng suất. Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng hộ nuôi ếch ngày càng gia tăng, đặc biệt là Tỉnh Đồng Tháp, đây cũng là tỉnh mà De Heus có mặt và nhận được sự tin tưởng

16

1 8

cao từ người nuôi. Tìm đến các hộ chăn nuôi ếch tại Cao Lãnh, chúng tôi được giới thiệu tham quan các mô hình nuôi ếch được áp dụng khá phổ biển tại các địa bàn chăn nuôi ếch trong tỉnh. Anh Lê Minh Sỹ, một hộ nuôi ếch ở huyện Tháp Mười cho biết: Anh nuôi ếch đã được 5 -6 năm nay, cũng đã áp dụng nhiều mô hình nhưng hiệu quả nhất vẫn là mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới. “ Đây là mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá dưới ao, đem lại rất nhiều lợi nhuận cho gia đình tôi. Ngoài ra, việc làm lồng bằng lưới nilon thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch, đặc biệt là giúp người nuôi giảm chi phí nhiều lần so với làm ao bằng bể xi măng”. Đối với kỹ thuật ao nuôi, anh Sỹ khuyên nên dùng dèo lưới với các vỉ lưới

được đặt ở một độ cao thích hợp so với đáy dèo để không ảnh hưởng đến độ bắt mồi của ếch. Độ cao thích hợp là 0,5m. Đây là những kỹ thuật mà anh học hỏi được từ thực tế tham quan các mô hình nuôi ếch tốt trong vùng, tham dự các buổi huấn luyện của các trường Đại học và từ kinh nghiệm tích lũy bao

1 9


nhiêu năm nay của anh. Với cách làm như vậy, khi kết hợp nuôi cá tra và cá trê cùng với ếch, anh có thể tận dụng chất thải của ếch để làm thức ăn cho cá. Khoảng 3 lứa ếch thì có thể xuất bán 1 lứa cá. Khi được hỏi lý do vì sao nuôi ếch, anh Sỹ thành thật trả lời: “Vì am hiểu, yêu thích việc nuôi ếch và đặc biệt là nuôi ếch đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho gia đình tôi”. Theo anh, ếch có chu kỳ nuôi ngắn, chỉ mất khoảng 2,5 – 3,0 tháng là có thể thu hoạch được. Tuy nhiên, khi nuôi ếch, để đạt được hiệu quả cao, ngoài việc xây dựng ao nuôi khoa học, người nuôi cũng cần chú ý nhiều đến những đặc điểm sinh học của ếch để có chế độ chăm sóc tốt, kiểm soát được dịch bệnh và tốc độ tăng trưởng của ếch.

Công thức thành công: Thức ăn De Heus Đối với anh Sỹ, thức ăn cũng đóng một vai trò rất quan trọng quyết định năng suất. “Từ khi bắt đầu nuôi ếch đến nay, anh đã sử dụng thức ăn của nhiều công ty khác nhau. Nhưng thực ra, lúc đó, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của việc nuôi ếch chưa cao như hiện giờ. Anh đi tìm hiểu các ao nuôi xung quanh và được bạn bè tư vấn nên sử dụng thức ăn De Heus ” – Anh Sỹ chia sẻ “Đối với người nuôi như anh, không phải là tai nghe mà là mắt phải thấy mới tin. Quả thật, thức ăn dành cho ếch của De Heus rất tốt: có mùi thơm, kích thích ếch bắt mồi tốt, độ sấy khô của viên đạt chuẩn, các kích cỡ viên phù

hợp với từng giai đoạn sinh trưởng ( 2 – 4 – 6 – 8 – 10 – 12) kích thích sự tăng trưởng của ếch. Ngoài ra, thức ăn của De Heus có độ đạm phù hợp và ổn định.” Là một đại lý lớn của De Heus tại khu vực Tháp Mười đồng thời cũng là người nuôi ếch, anh Nguyễn Văn Hiệp là người am hiểu về thị trường thức ăn nuôi ếch cũng như các sản phẩm dành cho ếch: “Anh làm De Heus được gần 4 năm. Trước đây, vùng này nuôi ếch rất nhiều. Khi De Heus có mặt tại thị trường này, khách hàng dễ dàng tiếp nhận thức ăn dành cho ếch của thương hiệu đến từ Hà Lan này.Tất nhiên, người chăn nuôi ngày càng khó tính, vì thế yếu tố quyết định để cho họ đồng ý sử dụng thức ăn của mình, đó là chất lượng. Và thực tế,

thương hiệu De Heus cũng đã ăn vô tim vô máu của người ta rồi.” Tiếp tục tìm hiểu mô hình và hiệu quả nuôi ếch tại Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi được anh Lê Văn Trung ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp – cũng là một hộ nuôi ếch, cho hay “ Tôi nuôi ếch được 3 năm, cũng đã sử dụng thức ăn của 3 công ty khác nhau, vì thế, tôi thấy rõ sự khác biệt giữa thức ăn của De Heus và các công ty khác.Thức ăn dành cho ếch phải chú ý đến yếu tố rất quan trọng đó là giữ đầu con ở giai đoạn ếch còn nhỏ, tăng trọng lượng cơ thể khi ếch ở giai đoạn lớn và chuẩn bị thu hoạch. FCR phải thấp để giảm giá thành chăn nuôi, tăng hiệu quả kinh tế. Vùng anh thì FCR trung bình khoảng 1.2. Tất cả những yếu tố trên đều có

trong thức ăn dành cho ếch của De Heus. Ngoài ra, khi nuôi ếch, nước đóng vai trò quan trọng vì ếch hô hấp qua da nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nước, đòi hỏi nguồn nước phải luôn sạch. Thức ăn De Heus có độ cứng viên phù hợp, ếch bắt mồi tốt, không làm ô nhiễm môi trường nước, độ tiêu hóa cao nên người nuôi có thể cho ếch ăn 3-4 cữ/ngày. Hiện tại ao của anh Trung gồm 16 dèo, 1 dèo nuôi 7000 con. Giống tự gieo, giá bán ếch thương phẩm khoảng 40,000 đ/ kg. Thời gian nuôi ếch thịt: 50 - 65 ngày tùy mẫu ếch giống thả, độ đạm của thức ăn, thời tiết mùa vụ, dịch bệnh, giá cả thị trường…

16 20

2 1


1. Tốc độ tăng trưởng nhanh

2. Giữ đầu con tốt, giảm hao hụt số lượng ếch lúc thu hoạch

3. FCR thấp 5. Chất lượng thức ăn ổn định

4. Không gây ô nhiễm môi trường nước

Nên chọn đúng cỡ ly phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của ếch. Ếch mới thả: ăn thức ăn cỡ 2 ly, trung bình 5 - 6 ngày sẽ chuyển cỡ ly 1 lần, ếch nuôi được 25 – 30 ngày, sẽ ăn được cỡ 8 ly. Ếch khoảng 45 – 50 ngày ăn cỡ 12 ly thì có thể xuất bán. Và lưu ý, khi chuyển cỡ ly, nên trộn giữa cỡ ly nhỏ và lớn để giúp ếch bắt mồi tốt hơn. Tham quan một vòng các hộ nuôi ếch trong tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi nhận thấy người nuôi ếch đang hài lòng với hiệu quả mà việc nuôi ếch mang lại. Đa phần các chủ trại đều cho rằng nuôi ếch rất nhàn, có thể kết hợp nuôi cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí. Ngoài ra, ếch đang là vật nuôi được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và có thị trường xuất khẩu nên rất nhiều hộ nuôi vẫn đang cố gắng để đầu tư mở rộng thêm quy mô. Chất lượng ổn định của thức ăn De Heus giúp người nuôi yên tâm khi sự cạnh tranh của thị trường tiềm năng này đang ngày càng gay gắt.

16 22

“Điều làm anh thấy rất hài lòng là thức ăn dành cho ếch của De Heus có đủ các cỡ ly, đảm bảo cho nhu cầu thức ăn từng giai đoạn sinh trưởng của ếch” ■■Anh Trung hào hứng chia sẻ.

2 3


CHỌN GIỐNG LÀ KHÂU QUAN TRỌNG! Ếch Thái: nuôi từ cỡ ếch giống 3-5gram/con, sau một tháng có thể đạt từ 50-70gram/con, sau 2,5-3 tháng ếch đạt từ 150-300g/con, lúc này có thể xuất bán ếch thương phẩm. Nên chọn mua ếch giống tại những cơ sở có uy tín để đảm bảo chất lượng. Ếch cạnh tranh thức ăn rất cao dẫn đến phân đàn mạnh và ăn thịt lẫn nhau. Nên chọn đàn ếch cùng ngày tuổi và cùng kích thước, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, dị tật. Mật độ thả hợp lý rất quan trọng và quyết định năng suất sau này. “ Với kích thước của dèo là 4 -10 m nên thả khoảng 6500 con ếch”. - Ếch 5-70 gram/con: thả 150-200 con/m2. - Ếch 70-150 gram/con: thả 100-150 con/m2. - Ếch > 150 gram/con: thả 80-100 con/m2.

16 24

2 5


DÒNG SẢN PHẨM MỚI DÀNH CHO TÔM Trong tháng 4/2017 De Heus ra mắt 2 dòng sản phẩm mới dành cho Tôm: Hi Nutri-Tom và Sea-Tom bên cạnh các dòng sản phẩm khác đang dần tạo được uy tín với người nuôi tôm. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tối ưu hóa công thức cùng với những am hiểu về thị trường của De Heus. Kể từ khi có mặt trên thị trường, dòng sản phẩm thức ăn dành cho Tôm của De Heus đã mang đến cho người nuôi tôm những giải pháp dinh dưỡng tốt, giúp cải thiện năng suất và gia tăng hiệu quả kinh tế. 3 thương hiệu thức ăn tôm của De Heus đang có mặt trên thị trường là: Hi -Tom, Pro-Tom, Super-Tom.

26

Hiện nay, do nhu cầu của thị trường xuất khẩu tôm đang có xu hướng gia tăng. Một số thị trường khó tính trên thế giới sẽ gia tăng tỷ trọng nhập khẩu tôm sau khi Việt Nam áp dụng các biện pháp hiệu quả đảm bảo kiểm soát hóa chất kháng sinh cao. Ngoài ra, Việt Nam đang phát huy lợi thế nuôi tôm, đặc biệt là tôm sú đáp ứng cho nhu cầu ở phân khúc cao. Để làm được điều đó, nguồn dinh dưỡng trong quá trình nuôi tôm là một yếu tố cần thiết, đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng và năng suất mà người nuôi tôm cần chú ý. De Heus luôn muốn đồng hành và phát triển bền vững cùng người chăn nuôi bằng cách luôn phát triển những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của người chăn nuôi. Hi Nutri-Tom và Sea-Tom là những sản phẩm như thế.

2 7


16 28

2 9


ĐỒNG HÀNH CÙNG

NHÀ NÔNG AN TOÀN SINH HỌC VÀ VỆ SINH CHUỒNG NUÔI CHO CÁC TRẠI NUÔI HEO BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM TRÊN GÀ (INFECTIOUS CORYZA)

AN TOÀN SINH HỌC VÀ VỆ SINH CHUỒNG NUÔI CHO CÁC TRẠI NUÔI HEO Vật chủ

Mầm bệnh

Vật mang bệnh

1. THỰC HIỆN CÙNG VÀO – CÙNG RA, CÁCH LY

- Chỉ di chuyển heo con và heo nái sang những ô chuồng khác sau khi rửa sạch và khử trùng ô chuồng. - Nhốt heo cùng lứa/tuổi cùng một ô. - Khi nhập đàn mới vào một trại, người nông dân cần đảm bảo đàn mới được giữ cách ly, không tiếp xúc với các đàn khác trong trại trong 6 tuần.

2. VỆ SINH CHUỒNG

- Chú trọng vệ sinh và sát trùng chuồng định kì. Đặc biệt, trong mùa dịch, cần tăng cường vệ sinh và sát trùng chuồng 2 lần/ngày bằng các sản phẩm sát trùng chuyên dụng. - Nên rửa chuồng với áp lực nước cao, sử dụng xà phòng để loại chất béo, mầm bệnh bám trên bề mặt chuồng trại, dụng cụ, sau đó mới phun thuốc sát trùng.

3. KHỬ TRÙNG

- Bất cứ ai trước khi bước vào khu vực chuồng heo đều phải tắm qua và mang quần áo và dụng cụ bảo hộ riêng của trại. - Trại nên hạn chế khách tham quan, chỉ mang máy chụp hình và máy quay khi thực sự cần thiết. - Đảm bảo các dụng cụ tại chuồng cũng sẽ được khử trùng sau khi rửa sạch. - Sử dụng dung dịch chuyên dụng để rửa ủng sau mỗi dãy chuồng.

4. CHUỒNG TRỐNG

Vật chủ: Tất cả các loại heo đang được nuôi ở trại Vật mang bệnh: Heo mang vi trùng, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, động vật gây hại, động vật hoang dã, thức ăn thừa, chất thải của heo, bụi, nguồn nước, kể cả con người Mầm bệnh: Vi trùng, vi rút, kí sinh trùng, ấu trùng, động vật nguyên bào. Khi có sự tiếp xúc giữa các nhóm này thì sẽ dẫn đến sự lây nhiễm bệnh. An toàn sinh học là cách li mầm bệnh, tiêu diệt mầm bệnh, làm sạch nhóm vật mang vi trùng thông qua việc vệ sinh và sát trùng chuồng trại, xử lí tốt chất thải của vật nuôi.

3 0

- Sau khi vệ sinh và khử trùng, cần giữ cho ô chuồng trống ít nhất 48 giờ.

5. KHÍ HẬU

- Giữ cho heo ở vùng có nhiệt độ dễ chịu, thoải mái, không có gió lùa. - Người chăn nuôi cần cẩn thận khi thời tiết, nhiệt độ hoặc gió thay đổi, nên đặc biệt quan tâm thời điểm giao mùa.

31


11. MẬT ĐỘ

- Mật độ càng thoáng, heo càng ít bị lây nhiễm bệnh

6. NGĂN CHẶN ĐỘNG VẬT GÂY HẠI

+ Heo con

Ít nhất 0,3 m2/con

+ Heo thịt

Ít nhất 0,7 m2/con Ít nhất 2,25 m2/con

+ Heo nái (nhóm) - Ngăn chặn động vật gây hại, động vật hoang dã xâm nhập vào chuồng nuôi. - Không để các vật nuôi khác như chó, mèo… ra vào

10. THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG

chuồng trại.

7. TẮM NÁI TRƯỚC KHI LÊN CHUỒNG ĐẺ - Ngăn chuồng đẻ phải được khử trùng khi đưa nái vào chờ đẻ. - Nái phải được tắm rửa sạch sẽ và xử lí các vết thương nhỏ (nếu có) trước khi được đưa vào chuồng đẻ.

8. DIỆT KÍ SINH TRÙNG - Tẩy giun cho nái mỗi 3 tháng/lần.

- Cung cấp đầy đủ thức ăn mới và ngon. - Cho ăn đúng loại thức ăn cho từng giai đoạn heo. - Cung cấp đủ thức ăn chất lượng tốt và nước sạch mát. - Kiểm soát núm uống: + Heo con Ít nhất 0,8 lít/phút + Heo thịt Ít nhất 1,0 lít/phút + Nái mang thai, nuôi con Ít nhất 2,5 lít/phút

13. SỰ TIẾP XÚC GIỮA CÁC NHÓM

- Nhóm càng nhỏ, càng ít bị lây bệnh

- Tẩy giun cho heo khi chúng được khoảng 20 kg, sau đó 6 – 12 tuần thì tiến hành tẩy thêm một lần nữa. - Tẩy giun cho heo con 10 ngày trước khi chuyển heo

14. GHÉP ĐÀN HEO CON

con sang ô chuồng khác. - Chú ý ngăn bệnh ghẻ lở cho nái 10 ngày trước khi chuyển nái vào chuồng đẻ.

- Chuyển heo con đến ở với nái khác nếu cần, 24 tiếng sau khi sinh ra, vì lúc đó heo con đã bú được sữa đầu từ chính mẹ của nó.

9. SỮA MẸ 15. GHÉP BẦY

- Cho heo con bú sữa mẹ ngay sau sinh ra để heo con

17. TIÊM PHÒNG VACCINE 19. KIỂM SOÁT

có hệ miễn dịch tốt nhất. Đây gọi là sữa đầu và việc cho heo con bú sữa đầu chỉ có giá trị trong vòng 24

- Không nên ghép bầy heo khác giai đoạn.

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.

giờ sau sinh.

- Nên giữ cho heo ở cùng nhóm lứa với nhau.

- Một chương trình vaccine hợp lí có thể giúp ngăn

- Khi chăn nuôi ở quy mô trang trại, luôn bắt đầu với

ngừa nhiều vấn đề về sức khoẻ cho heo.

những nhóm heo lứa nhỏ trước, thay vì nhóm heo lứa lớn.

16. CHUYỂN ĐỔI

10. THIẾN VÀ CẮT ĐUÔI

18. QUAN SÁT THEO DÕI

20. THUỐC ĐIỀU TRỊ

- Thiến heo con trong vòng 4 ngày sau sinh.

- Đối với heo đang phát triển kém, tốt nhất nên cho ở

- Khử trùng dao trước mỗi lần thiến heo con.

chuồng riêng.

- Khi nhận thấy heo có vấn đề về sức khoẻ, cần quan

- Bảo quản thuốc điều trị nơi thoáng mát.

- Cắt đuôi heo con bằng dao nóng, cũng trong vòng 4

- Tránh không bao giờ cho heo lứa lớn ở cùng với lứa

sát và theo dõi chặt chẽ tình trạng của heo trước khi

- Nếu thuốc đã bị hở miệng thì không nên sử dụng.

ngày sau sinh.

nhỏ hơn.

bắt đầu chữa trị.

16 3 2

33


biến động, lạnh hay ẩm ướt làm bệnh trầm trọng hơn.

BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM TRÊN GÀ (INFECTIOUS CORYZA) Bệnh sổ mũi truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh Coryza. Là một bệnh đường hô hấp cấp tính ở mọi lứa tuổi trên gà: gà thịt (bao gồm cả gà ta và gà lông màu), gà đẻ (thương phẩm và giống). Chim trĩ, gà lôi và chim cút cũng thường nhiễm bệnh.

IV. Bệnh tích: Gà mắc bệnh có biểu hiện sưng mặt, yếm và xoang hàm dưới. Mổ xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu. Tổ chức dưới da, đầu và tích dịch nhầy màu vàng. ■■Xoang mặt chứa casein (bã đậu).

■■Phạm Mạnh Hưng – Quản lý sản phẩm gia cầm De Heus miền Bắc ■■Lê Quang Khải, Kỹ thuật gia cầm De Heus miền Nam

I. Nguyên nhân gây bệnh: ▪ Do Haemophilusparagallinarum (HG) hay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum gây ra với đặc trưng là chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, sưng phù mặt và yếm. Đây là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, không di động, không có bào tử và có 3 chủng A, B và C có tương quan về các receptor. Trong đó, serotype A và C gây bệnh chủ yếu. ▪ Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, bệnh xảy ra quanh năm và gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi do tăng tỷ lệ loại thải và giảm đẻ từ 10 – 40%. II. Dịch tễ học: ▪ Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, bệnh được lây từ gà bệnh sang gà khỏe, gà lớn mắc bệnh nặng hơn gà nhỏ. Hay bị nhất là gà thịt từ 2 – 3 tuần tuổi và gà hậu bị mới bắt đầu đẻ trứng. ▪ Bệnh xảy ra do các loài chim hoang dã mang mầm bệnh hay gia cầm mắc bệnh thể mãn tính hoặc ở thể mang trùng là nguồn lây nhiễm bệnh chính. ▪ Bệnh thường lây qua đường

16

3 4

không khí hoặc vi khuẩn lưu trú trong môi trường và nguồn nước uống có chứa mầm bệnh nhưng không lây truyền qua trứng. ▪ Vi khuẩn có thể tồn tại 2 – 3 ngày ngoài môi trường, nhưng dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt, các chất khử trùng thông thường. ▪ Bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các trang trại lớn, đặc biệt là trang trại nuôi gà có nhiều độ tuổi trong cùng thời điểm. ● Bệnh chủ yếu xảy ra trên gà đẻ, đặc biệt là gà đẻ nuôi nền và nuôi lồng: giảm đẻ nhanh chóng, ban đầu 5 – 10% sau tăng lên 40%, để lâu gà sẽ ngưng đẻ. ● Sau khi điều trị thành công, tỷ lệ đẻ tăng lên rất chậm, cần phải mất 3 - 4 tuần thì đàn gà mới lấy lại tỷ lệ đẻ như ban đầu. ● Gà thịt: thiệt hại chủ yếu tới tốc độ tăng trọng, chưa ghi nhận con số cụ thể. III. Triệu chứng lâm sàng Thời gian ủ bệnh từ 24 – 72 giờ, tất cả các gà khác trong đàn sẽ có triệu chứng bệnh từ 7-10 ngày sau khi có gà nhiễm bệnh. Mức độ nhiễm bệnh phụ thuộc vào mùa,

lứa tuổi, giống gà và môi trường chuồng trại. ▪ Triệu chứng điển hình của bệnh là phù mặt, sưng yếm thường thấy nặng trên gà trống. ▪ Dịch viêm chảy ra từ mũi bắt đầu trong sau đặc và đóng cục thành mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to. ▪ Nếu viêm đường hô hấp dưới thì xuất hiện âm rale (ran) trong đàn gà. ▪ Mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ. Do đó, gà không ăn uống được và chết. ▪ Tỷ lệ mắc bệnh có thể 100% nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi khỏi bệnh có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây lan sang những đàn mới. ▪ Giai đoạn cuối của ổ dịch, một số con thở khó và ho (do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở). Tỷ lệ chết tăng nhanh chóng do nhiễm trùng kế phát. ▪ Bệnh có thể trở nên mãn tính và trầm trọng hơn khi kết hợp với các bệnh khác (tỷ lệ chết có thể lên đến 20%): Đậu, Viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), Mycoplasma spp., Pasteurella spp. hay thời tiết

■■Gà nhiễm bệnh phù mặt.

■■Khí quản xuất huyết và chứa dịch nhầy.

■■Tích (yếm) gà bị viêm sưng phồng.

■■Buồng trứng gà đẻ nhiễm bệnh.

■■Mí mắt bị sưng và có nhiều mủ.

V. Phòng và điều trị bệnh 1. Quản lý nguồn bệnh Để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan trong đàn gà và trong trại nên thực hiện biện pháp: ▪ Vệ sinh và sát trùng trong và ngoài trại chặt chẽ ▪ Thực hiện “cùng ra cùng vào”. ▪ Mua gà con từ đàn gà bố mẹ sạch bệnh và có nguồn gốc rõ ràng. ▪ Sau mỗi lứa nuôi phải sát trùng dụng cụ và chuồng trại, để trống chuồng ít nhất từ 2 – 3 tuần thì mới nuôi lứa gà mới. Hạn chế nuôi gà có nhiều lứa tuổi trong cùng một

trại. ▪ Phun thuốc sát trùng định kỳ trong trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Trước cửa ra vào của từng ô chuồng nuôi cần bố trí hố sát trùng. 2. Phòng bệnh bằng vắc-xin ▪ Tiêm phòng vắc-xin: vắc-xin chết, tiêm dưới da S/C hay tiêm bắp I/M lần đầu ở 4-6 tuần tuổi (tùy theo áp lực dịch bệnh tại vùng chăn nuôi có thể làm sớm hoặc trễ hơn) và lần 2 trước khi gà lên đẻ, tốt nhất là tiêm đủ 2 lần ở gà đẻ. ▪ Hiện tại, có nhiều chương trình chủng ngừa, tùy thuộc vào đặc điểm dịch tễ của từng trại và từng khu vực ví dụ như: ● 8 tuần tuổi và 14 tuần tuổi ● 6 tuần tuổi và 12 tuần tuổi ● 7 tuần tuổi và 15 tuần tuổi ▪ Các loại vắc-xin Coryza được lưu hành ở Việt Nam như: ● Nobilis Coryza, Nobilis Coryza + ND, Nobilis® Covac - 4 (INTERVET) ● Medivac Coryza B, Medivac Coryza T (P.T. MEDION), ● Poulvac Coryza ABC IC3, Poulvac Mix 6 (FORT DODGE ANIMAL HEALTH) ● Gallimune 503 ND+IB+EDS+IC2 (MERIAL), ● Coripravac – AH (LABORATO RIES HIPRA S.A.). 3. Điều trị bệnh ▪ Dùng các nhóm kháng sinh: ● Nhóm aminoglycoside (strepto mycin, gentamycine…), ● Nhóm phenicol (florfenicol) ● Nhóm macrolide (erythromycin, tylosin, tilmicosin...) ● Nhóm quinolone (enrofloxacine). ▪ Kết hợp các kháng sinh với sulfonamide cho kết quả tốt như: Chlortetracycline + sulfadimethoxine, sulfadimethoxine + trimethoprime, lincomycine + spectinomycine. Trộn thức ăn hay nước uống hoặc dạng chích dưới da cổ để điều trị bệnh. ▪ Đặc biệt lưu ý là nhóm sulfonamide gây giảm tỷ lệ đẻ trong một thời gian ngắn và tránh dùng quá liều. Tương tự, streptomycin gây stress cho gà

35


trong vòng 24 giờ. Trong thực tế có chủng vi khuẩn đề kháng với một số loại kháng sinh. Những con gà trong đàn bị bệnh nặng cần tách riêng ra và có chế độ điều trị đặc biệt. ▪ Điều trị hỗ trợ bệnh bằng: ● Các hoạt chất có tác dụng

16

3 6

tiêu đờm như alpha-chymotrypsin hoặc Bromhenxine do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên gây kích thích tiết dịch nhờn làm cho gà khó thở. ● Hạ sốt cho đàn gà: Paracetamol 500mg. ● Vitamin tổng hợp (A, D, E, nhóm B, khoáng

chất…, acid amin). ● Ngoài ra cần bổ sung các chất điện giải, vitamin C nhằm nâng cao khả năng miễn dịch để chống chịu tốt hơn với bệnh này. ● Kết hợp tăng cường phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường, định kỳ 3 ngày/lần.

VI. Tài liệu tham khảo 1. http://www.cabi.org/isc/datasheet/79285.

37


ĐỒNG HÀNH CÙNG DE HEUS ĐẠI LÝ LƯU VĂN HỢI

KHI TINH THẦN KINH DOANH ĐƯỢC TIẾP THÊM SỨC MẠNH ■■TRUYỀN THÔNG DE HEUS

Đến với làng quê quan họ Bắc Ninh, chúng tôi nhận thấy những đổi mới theo hướng chăn nuôi công nghệ cao của người dân nơi đây. người chăn nuôi đang hướng đến áp dụng những kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, con giống, đặc biệt là đầu tư vào thức ăn chăn nuôi chất lượng cao. Anh Lưu Văn Hợi (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) là một trong những người tiên phong đem đến sản phẩm thức ăn tốt nhất cho người chăn nuôi tại quê hương. Ước nguyện tốt đẹp đó đã có cùng điểm giao với De Heus. chỉ chưa đầy một năm, đại lý Lưu Văn Hợi đã đạt sản lượng 200 tấn/tháng và vinh dự hơn, là đại lý góp phần giúp De Heus cán mốc sản lượng tiêu thụ 1 triệu tấn năm 2016.

38

39


De Heus mang đến cho tôi thêm một con đường Là chủ một đại lý thức ăn chăn nuôi uy tín ở Lương Tài, cũng đã gắn bó với nghề cám gần 20 năm, anh Hợi vốn từng có ý định “nghỉ hưu” sớm. Không phải là bỏ nghề, mà là “làm như không làm”, không có nhiều tham vọng trong kinh doanh ngành cám. Nhưng từ khi tiếp xúc với De Heus, một công ty chuyên nghiệp, luôn mong muốn phát triển ổn định và bền vững cùng với khách hàng chăn nuôi, lại được các anh em thương mại của De Heus truyền cho ngọn lửa tinh thần kinh doanh, sự tâm huyết với nghề được thắp sáng trở lại. Cái duyên của anh và De Heus bắt đầu từ đó, và với anh, đó là một con đường dài, thật đầy ý nghĩa. “Người chăn nuôi khi quen với một loại thức ăn, bảo họ thay đổi với cái mới không phải chuyện dễ. Tôi cũng như De Heus, mong muốn đưa những sản phẩm thức ăn chất lượng cao đến với người chăn nuôi và De Heus, một thương hiệu thức ăn chăn nuôi uy tín đến từ Hà Lan, tôi lại càng quyết tâm cao hơn. Vì hơn ai hết, tôi hiểu người chăn nuôi cần gì..” – Anh Hợi chia sẻ. Giữa tiết trời se lạnh và mưa phùn những ngày cuối xuân, bên chén chè bắc ấm tình, anh kể cho chúng tôi nghe về sự bén duyên giữa anh và De Heus. Giữa năm 2016, anh biết đến De Heus một cách khá tình cờ. Một đại lý cấp 2 của anh chuyển sang bán cám De Heus và phát triển thị trường rất tốt. Anh nghĩ thành tựu có được là một phần nhờ vào chất lượng của thức ăn De Heus. Kinh doanh một thương hiệu thức ăn trong nhiều năm, bản thân anh cũng ngại thay đổi. Nhưng nếu đã biết một loại thức ăn tốt, mang lại hiệu quả cao hơn cho người chăn nuôi, vậy tại sao mình lại không thử làm. Nghĩ là làm, anh quyết

16

40

định hợp tác và trở thành đại lý cấp 1 của De Heus. Với bản tính thận trọng, anh Hợi muốn bước đi phát triển một cách từ từ, không vội vàng. Vì anh nghĩ nếu bùng nổ nhanh, thì có thể cũng sẽ tàn nhanh. “Tôi đưa De Heus đến với người chăn nuôi bằng một cách rất riêng và rất chắc chắn chứ không ồ ạt, đồng loạt. Có những người, tôi để họ tự tìm đến với De Heus. Đó là cách thuyết phục hùng hồn nhất. Nhưng để họ tự tìm đến với De Heus đó là một nghệ thuật, một cách làm riêng của tôi.” Anh Quý là khách hàng lâu năm của anh Hợi. Nhưng phải sau mấy tháng, anh mới được anh Hợi bán thức ăn chăn nuôi của De Heus.“Không phải ai cũng dễ dàng được sử dụng thức ăn tốt như De Heus đâu, phải qua thời gian thử thách thì mới được sử dụng đấy.” – Anh Quý vui vẻ nói đùa – “Thức ăn của De Heus có chất lượng tốt. Heo tăng trọng tốt, mà thịt lại chắc. Tốt như vậy nhưng tôi mới mua được 7 tháng. Trước đó, anh Hợi đã bán ầm ầm rồi, nhưng không nói cho tôi biết.

Sau này anh ấy giải thích vì tôi khá khó tính, nên để người khác nuôi thành công đã, thì mới thuyết phục được tôi.” Chậm mà chắc nhưng phải biết linh hoạt và ứng biến với từng khách hàng. Có khách hàng thì anh để tiếng lành tự đồn xa, có người thì anh mang trực tiếp thức ăn chăn nuôi của De Heus vào trang trại cho họ dùng thử, anh cam kết về chất lượng, số còn lại, từ chính uy tín của mình, anh dễ dàng thuyết phục họ chuyển sang loại thương hiệu thức ăn mới. Cứ như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng, anh đã đạt sản lượng 200 tấn/tháng, góp phần giúp De Heus đạt cột mốc sản lượng tiêu thụ 1 triệu tấn trong năm 2016. “Đây là một vinh dự cho riêng bản thân tôi. De Heus là một công ty có tốc độ phát triển nhanh đến kinh ngạc. Chỉ trong vòng 8 năm có mặt ở Việt Nam thôi mà sản lượng tiêu thụ đã đạt đến 1 triệu tấn, đây là điều mà không phải công ty thức ăn chăn nuôi nào tại Việt Nam cũng có thể làm được. Khi đồng hành cùng với De Heus, tôi lại càng hiểu vì sao

mà De Heus lại có thể đi nhanh được đến như vậy. Ngoài chất lượng của thức ăn, đó còn là sự uy tín của thương hiệu, là cách làm bền vững và tất cả đều hướng đến vì người chăn nuôi.” Khi biết mình là Đại lý đầu tiên giúp De Heus chạm cột mốc 1 triệu tấn, anh Hợi rất xúc động xen lẫn niềm tự hào. Ngoài sự tin tưởng, quý trọng của khách hàng trong nhiều năm qua thì đây là niềm vui lớn mà anh nhận được. “Cảm giác được đồng hành cùng một thương hiệu thức ăn chăn nuôi quốc tế, có uy tín, mình cảm thấy rất vinh dự. De Heus cho mình một con đường phía trước, với nhiều kế hoạch, để phát triển bền vững cùng công ty.” – Anh Hợi nói trong niềm vui không che giấu được trên khuôn mặt hiền lành của anh. Bán hàng: Cái Tâm rất quan trọng Để có sự thành công như ngày hôm nay, anh Hợi cũng đã trải qua nhiều tháng năm thăng trầm. Sau khi lập gia đình, hai vợ chồng anh xây dựng kinh tế với nghề bán hàng ăn, rồi chăn nuôi thêm lợn. Trong quá trình chăn nuôi, anh nhận thấy rằng người nuôi phải chịu chi phí cho thức ăn chăn nuôi quá lớn, nên anh quyết định lấy cám về kết hợp vừa chăn nuôi vừa cung cấp cho những hộ nuôi khác. Những ngày đầu chuyển sang nghề cám, bằng chiếc xe đạp cọc cạch anh đi giới thiệu sản phẩm khắp nơi trong làng. Từ thôn này, tới thôn khác, từ xã này đến xã khác. Cái cảm giác của người mới đặt chân vào nghề bán cám với chiếc xe đạp cà tàng, đi đến từng hộ nuôi để giới thiệu sản phẩm cứ đọng mãi trong tâm trí anh. Dần dần, với sự chân thành và uy tín của mình, cửa hàng nhỏ của anh đã trở thành đại lý lớn. Từ bán trực tiếp cho người chăn nuôi, anh dần dần gây dựng cho nhiều người trở thành đại lý cấp 2 của mình. “Ngay cả khi họ nói

không có vốn, nếu thấy họ có tiềm năng, tôi vẫn đưa cám cho họ bán trước. Cứ cho như là tôi đầu tư vậy. Nhưng sau đó, rất mừng là họ cũng đã thành công.” – Anh Hợi kể lại. Xuất thân từ người chăn nuôi, nên anh Hợi hiểu những khó khăn của nghề. Kinh doanh nhưng anh cho rằng lợi nhuận của người chăn nuôi mới là cái gốc. Anh không lấy lãi cao, mà muốn bán được cho càng nhiều khách hàng càng tốt. Anh cũng thường xuyên quan tâm tình hình chăn nuôi của bà con, có vấn đề gì, anh sẽ kịp thời hỗ trợ. Có nhiều trường hợp, khách hàng chưa có tiền trả, nhưng anh vẫn cung cấp thức ăn cho họ. Và đúng như câu nói “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”, đến khi cuối vụ nuôi, người chăn nuôi bán được giá cao, lại gửi trả anh tiền cám và tiếp tục mua thức ăn của anh. Vì sự chân thành và cái tâm trong sáng ấy, anh Hợi có nhiều khách hàng “ruột”, đồng hành cùng anh trong mọi hoàn cảnh. Đó là “những trái ngọt anh nhận được” cho những nỗ lực của mình mà anh sẽ không thể nào quên cũng như phụ tấm lòng của họ được. Anh Hợi quan niệm, “Đối với tôi, cái tâm rất quan trọng. Kiếm tiền là cần thiết nhưng không vì nó mà bất chấp, lừa lọc, gian dối. Làm cái gì phải có chữ tín và không nên quá cứng nhắc, liệu thực tế mà làm, sao cho hợp tình, hợp lý.” Khó khăn là điều khó tránh, quan trọng là có tinh thần kinh doanh Với quan điểm về kinh doanh như vậy, từ năm 2000 -2006, anh Hợi đã có thị trường khắp huyện Lương Tài. Nhưng vào cuối năm 2006, một biến cố đã xảy ra, khiến anh đã từng phải tạm ngưng nghề bán cám một thời gian. Đó là khi đại dịch tai xanh xảy ra

tại khu vực, lợn chết hàng loạt, cám không bán được, tiền thu về lại không có. Anh đành bỏ nghề, vào miền Nam làm về bất động sản cho một người bạn. Nhưng rồi nơi đất khách quê người, công việc bán thức ăn chăn nuôi vẫn cứ quanh quẩn trong đầu anh, nghề đã trở thành nghiệp rồi. Anh nhớ nghề, anh nhớ nhà, nhớ miền Bắc. Và cuối cùng anh nghĩ, quan trọng nhất vẫn giữ lại được cái nghề, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua. Anh trở về quê, cũng thời điểm đó dịch bệnh đã qua đi, ngành chăn nuôi dần dần hồi phục. Đại lý Lưu Văn Hợi lại tiếp tục phát triển nghề cám của mình. Trải qua nhiều khó khăn anh Hợi đúc kết rằng, nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi, không thể tránh khỏi những rủi ro, dịch bệnh, thiên tai,..Kiểm soát và dự đoán các khó khăn trong kinh doanh, bằng sự chân tình và luôn luôn lấy chữ tín làm đầu đối với khách hàng, đại lý Lưu Văn Hợi hiện nay đã trở thành địa chỉ tin cậy về thức ăn chăn nuôi của huyện Lương Tài và các địa phương lân cận. Bằng sự tin tưởng vào De Heus, anh Hợi muốn hợp tác lâu dài với công ty, cùng phát triển xa thêm nữa trên con đường kinh doanh. “Tôi có niềm tin. Bởi De Heus là một thương hiệu lớn. De Heus có định hướng phát triển bền vững, nên yếu tố chất lượng và làm hài lòng khách hàng luôn đặt lên hàng đầu. Khi có những điều đó, thì khách hàng sẽ luôn tìm đến. Và tôi sẵn sàng làm cầu nối giữa De Heus và người chăn nuôi.” Chào tạm biệt Anh với cái bắt tay ấm nồng và nụ cười hạnh phúc, chúng tôi cám ơn anh Hợi đã có lòng tin vào De Heus. Và De Heus cũng tin rằng đại lý Lưu Văn Hợi, một đại lý có bước phát triển nhanh, mạnh mẽ sẽ tiếp tục đồng hành thành công cùng với De Heus trên bước đường phía trước.

4 1


GẶP GỠ

DE HEUS PHỎNG VẤN CÙNG “SOÁI CA” JACKIE THẠCH VĂN CHÁN ■■TRUYỀN THÔNG DE HEUS

- - - - -

Nhà em có chăn nuôi không? Muốn đỡ đẻ cho heo phải làm gì? Em có uống bia hay rượu được không? Uống được nhiều không? Làm nghề kinh doanh này khổ lắm. Phải đi suốt, nhậu suốt, thất bại nhiều. Em có chịu nổi không? Em quê ở đâu? À, ở Hậu Giang à, anh đang tuyển nhân viên kinh doanh cho Bình Thuận. Em đi làm được không? - Em có bạn gái chưa? Làm sao mà “dụ” được bạn gái em? Đó là một trong những câu hỏi làm chúng tôi ấn tượng nhất khi được tham dự buổi phỏng vấn của ông giám đốc kinh doanh Thạch Văn Chán, tên thường gọi ở công ty là Jackie Quan sát anh trong suốt quá trình anh phỏng vấn sinh viên trường Đại học Cần Thơ sắp ra trường cho vị trí nhân viên kinh doanh, chúng tôi thấy nét mặt anh không một chút thay đổi dù câu trả lời của ứng viên như thế nào. Có những câu trả lời ngô nghê của ứng viên làm chúng tôi suýt bật cười nhưng nét mặt anh vẫn bình thản, khiến chúng tôi phải thầm nghĩ Jackie “không phải dạng vừa đâu”. Giữ chân được anh sau buổi phỏng vấn, chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với anh để hiểu thêm về con người “không đơn giản” này. Xin cho phép chúng tôi được sử dụng phương pháp “hỏi xoáy đáp xoay” của anh dành cho ứng viên để trò chuyện cùng anh. - Chào anh, rất cảm ơn anh đã cho phép tôi được tham dự buổi phỏng vấn này và cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện ngắn này. Xin hỏi, anh cảm thấy buổi phỏng vấn ngày hôm nay thế nào?

16

42

Anh cảm thấy điều mà anh kỳ vọng ở cuộc phỏng vấn này vẫn chưa đạt được. Các em ứng viên còn thiếu rất nhiều điều mà anh cần cho một người làm trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thức ăn chăn nuôi. - Vậy anh cần điều gì ở một nhân viên kinh doanh? Anh cần gặp được một số người nhạy bén. Nhạy bén có nghĩa là anh đưa ra rất nhiều câu hỏi trong một thời gian ngắn để quan sát phản xạ của bạn đó. Anh chưa yêu cầu sự đúng/ sai, anh chỉ yêu cầu ở độ nhanh nhạy giải quyết được vấn đề anh đặt ra. Đúng/ sai cần có thời gian nhưng sự nhanh nhạy thì có thể định đoán được. Anh cố tình đặt ra các câu hỏi khó, một số em vẫn trả lời được rất nhanh, nhanh trong cách suy nghĩ và câu trả lời. - Theo anh, câu trả lời nhanh/ chậm thì được xét vào sự nhạy bén. Và đó là những người làm nghề kinh doanh cần có. Vậy nếu những người họ suy nghĩ thật cẩn thận để đưa ra câu trả lời, chậm nhưng chắc chắn. Đó là những người thận trọng, điềm tĩnh và biết tính toán. Vậy thì có cần cho người làm nghề kinh doanh không? (Cười). Câu hỏi xoáy nhỉ. Thực ra cần chứ em. Người làm kinh doanh thì yếu tố thận trọng, điềm tĩnh và biết tính toán rất quan trọng, nhiều lúc nó quyết định thành/ bại của người đó. Nhưng để có được những phẩm chất trên, em phải cần có thời gian, sự va chạm với nghề với đời mới có thể trau dồi được. Anh vẫn quan niệm, những người làm kinh doanh là những người có đầu óc phải cực kỳ nhạy bén để nhìn nhận, phân tích và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng. Vì dụ, khi em đi làm việc với một đại lý, khách hàng chăn nuôi, nếu em không có sự nhanh nhạy, nhạy bén, em rất dễ phạm sai lầm hoặc mất thời gian để xử lý vấn đề cho khách hàng. Như vậy, rất có thể, em sẽ mất những khách hàng tiềm

năng đó vào tay đối thủ khác. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi là một thị trường cạnh tranh khốc liệt, không có chỗ cho những ai chần chừ, chậm bước hoặc không có đầu óc quyết định cũng như sự nhanh nhạy nắm bắt mọi sự thay đổi của thị trường và đối thủ. Đó là lý do vì sao anh đề cao sự nhạy bén của những người làm kinh doanh. - Khi phỏng vấn, so với kì vọng ở thực tế, các ứng viên đó đáp ứng được bao nhiêu %? Cuộc phỏng vấn diễn ra trong 5 -10 phút, em không thể đánh giá hết con người, tính cách cũng như năng lực của ứng viên. Tất nhiên, sau khi tuyển vào, các bạn sẽ có một khoảng thời gian để thử thách, đó là thời gian thử việc. Tuy nhiên, sau khi qua được vòng này, mức độ đáp ứng công việc của các bạn ứng viên mà anh tuyển vào nằm ở khoảng 60 – 70%. - Đó không phải là con số nhỏ. Vậy kỹ năng gì trong lúc phỏng vấn làm anh có thể đạt được con số này? Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm đánh giá của anh. Khuôn mặt và tướng tá của con người rất quan trọng, đặc biệt lại là những người làm kinh doanh thì lại càng quan trọng hơn. Khuôn mặt biểu hiện tính người. Anh không phải là thầy bói, nhưng anh chọn những người thực sự có khuôn mặt phù hợp với nghề kinh doanh. Mặt sáng, ngoại hình cũng “nhìn được” một chút. Ít nhất cũng hiền hiền, khờ khờ như anh (Cười lớn). Tất cả những “ngoại quan” đó sẽ cho chúng ta một cái nhìn cơ bản về tính cách một con người. Là một người lãnh đạo, bạn cần phải biết đọc vị người khác. Ngoài ra, mình chỉ có một thời gian ngắn để tiếp xúc với ứng viên, vì thế, việc đặt câu hỏi để khai thác các thông tin cần thiết là điều rất quan trọng. Một trong những tính cách mà người làm kinh doanh cần phải có là mức độ chịu khó, chịu cực. Anh thường đưa ra các câu

hỏi về những khó khăn, tiêu cực trong nghề để thử thách các ứng viên. Việc các bạn ứng viên giải quyết nó như thế nào sẽ đánh giá được mức độ chịu khó của bạn đó. Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn trong ngành nghề chăn nuôi cũng rất quan trọng. Vì các bạn học chuyên ngành chăn nuôi – thú y nên những kiến thức cơ bản phải nắm được. Đây cũng là điểm khiến anh quyết định chọn các bạn. - Ngày đầu đi phỏng vấn của anh? Có gian truân như các bạn ngày hôm nay không? Anh chắc chắn cũng có chung cảm nhận với các bạn ứng viên ngày hôm nay, đó là run và lo lắng. Không biết người phỏng vấn sẽ hỏi mình những gì. Lúc đó anh mới ra trường, chưa có kinh nghiệm gì, tưởng tượng ra hết các tình huống có thể bị hỏi để trả lời. Đó là lần tuyển dụng rất khó khăn và cạnh tranh rất cao. Các ứng viên phải trải qua 3 vòng phỏng vấn. Vòng sơ tuyển, người phỏng vấn anh là một giám đốc kinh doanh. Những người khác phỏng vấn lâu lắm, anh thì chỉ bị “quay “ trong một thời gian ngắn. Có lẽ họ nhìn Tướng tá. Ngay từ thời đi học, nhìn anh đã “mướt” rồi. Không quá đẹp trai nhưng hiền hiền, nhìn có thiện cảm ( Cười thật lớn). Người làm kinh doanh thì cần như vậy mà phải không bạn? Thứ 2, họ tìm hiểu về mức độ nhạy bén của anh. Họ hỏi 1-2 câu ngắn gọn. Câu đầu tiên là: “ Anh có bồ lúc nào?”. Lúc đó anh ngạc nhiên lắm, nhưng chỉ thoáng qua trong đầu. Anh nghĩ, có lẽ họ đang thử thách anh. Anh trả lời thật lòng: có bồ từ năm lớp 9. Câu hỏi thứ 2, đề cập đến vấn đề chuyên môn. Câu hỏi dành cho anh là “ Muốn can thiệp sản khoa thì phải làm gì?”. Ngay sau khi họ hỏi câu đó, anh nhìn thẳng vào móng tay anh, vì lúc đó anh để móng tay dài. Lúc đó, anh thấy ông ấy cười. Có lẽ, họ vừa muốn kiểm tra kiến thức chuyên môn vừa muốn thử độ nhạy bén của anh.

4 3


TIỂU SỬ: 1. Jackie Chán vào De Heus ngày 07/04/2009 với lịch sử làm việc như sau: 2009 - 2012 : Phụ trách nhãn hiệu De Heus 1/2 Miền Tây với sản lượng bắt đầu từ 0 tấn - 2.000 tấn/tháng, được thăng chức từ Giám sát kinh doanh thành Giám đốc kinh doanh vùng. 2013 - 2016 : Phụ trách nhãn hiệu Windmill toàn Miền Tây với sản lượng bắt đầu từ 0 tấn - 10.000 tấn/tháng, từ Giám đốc thương hiệu được thăng chức thành Giám đốc kinh doanh. Đầu 2017 đến nay phụ trách 3 nhãn hiệu: De Heus, Windmill, Koudijs toàn Miền Tây với sản lượng từ 20.000-25.000 tấn/tháng. 2. Jackie Chán tên đầy đủ là Thạch Văn Chán, sinh năm 1979, ở Trà Vinh. Tốt nghiệp đại học năm 2004, chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Cần Thơ.

16

44

Trả lời xong 2 câu đó, anh được “ mời” ra ngoài. Anh nghĩ bụng: vậy là “tiêu” luôn rồi. Anh vượt qua được vòng sơ tuyển. Vòng 2 là do người nước ngoài phỏng vấn anh. Vừa mới bước vào phòng, anh được người ta quăng cho một cái máy tính. Rất bất ngờ. Vừa quăng vừa hỏi: con 4 chân, con 2 chân, bó lại cho tròn là 20 chân, vậy có bao nhiêu con 4 chân, có bao nhiêu con 2 chân? Anh không chịu tính. Anh nói, không đủ dữ liệu, tôi không tính được. Sau khi trả lời như vậy, họ ngưng không phỏng vấn anh nữa. Lần này anh chắc chắn là mình bị loại rồi. Anh vẫn thấy không hiểu, từ đầu đến giờ, không có câu nào nằm trong sự chuẩn bị của anh cả, cũng không giống như anh hình dung. Anh thấy họ đọc hồ sơ của anh, sau đó, kêu anh nói vài câu tiếng Khơ – me. Có lẽ họ thấy anh họ Thạch, lại là người Khơ – me Anh trúng tuyển đi làm. Và đó là công ty đầu tiên của anh. - Đúng là một câu chuyện thú vị về những ngày đầu đi phỏng vấn. Tôi nghĩ, không phải do anh may mắn đâu. Mà thứ nhất, do ngoại hình của anh rất “mướt”, thứ hai, do anh rất nhạy bén trả lời tất cả các câu hỏi của họ bằng cách rất riêng của anh. Tất cả những điều đó, như anh nói, đều là những yếu tố tiên quyết mà người kinh doanh cần phải có. Vậy những công ty tiếp theo, anh có phải phỏng vấn như thế này nữa không? Có lẽ do anh may mắn và nỗ lực nên trong thời gian làm công ty đầu tiên, anh đã chứng minh được năng lực của mình. Đến nay anh làm 3 công ty nhưng 2 công ty còn lại, anh được người ta mời về làm. - Anh nói 3 công ty anh làm đều là những công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Vậy đó có phải là định hướng ban đầu của anh không? Anh thích kinh doanh ngay từ nhỏ.

Cũng do gia đình anh rất nghèo, lại là người dân tộc nên anh muốn làm mọi cách để thoát nghèo. Và anh biết, chỉ có làm kinh doanh, anh mới có thể thực hiện được điều đó. Anh đến với ngành cám cũng là một cái duyên, không phải có kế hoạch ngay từ đầu. Bản thân anh thích kiếm tiền, lại có điểm mạnh về kinh doanh, nên anh nghĩ, có lẽ, nghề chọn anh. - Điểm yếu của anh là gì? Khi làm một chuyện gì đó làm ảnh hưởng đến người khác hoặc gây ra lỗi, anh thường day dứt hoài. Nếu anh có thể cải thiện được và bất chấp mọi thứ thì có lẽ anh đã thành công hơn. Em biết không, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Làm kinh doanh, nhiều lúc cần phải bất chấp, thậm chí cả thủ đoạn. Nhưng anh không làm được. - Vậy điều gì đã làm anh thành công như ngày hôm nay, trong lĩnh vực thức ăn gia súc này. Mục tiêu của anh luôn là kiếm được nhiều tiền để thoát nghèo, vì thế, Anh đã đạt được thành công bằng mọi giá. Bằng mọi giá ở đây là sử dụng hết chiêu trò, chiến lược có thể để đạt được thành công mà không làm ảnh hưởng đến người khác. Riêng cách sống, cách đối nhân xử thế, anh vẫn không thủ đoạn được đâu nhé. ( Cười hiền). - Chiêu bài bán cám nào anh đã sử dụng? Anh là người rất giỏi nắm tâm lý của người khác và dùng nó để “ phản đòn”. Người miền Tây có một đặc điểm trong tính cách là họ sống rất tình nghĩa. Anh hay lợi dụng yếu tố tình cảm để có thể thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của mình. Thêm vào đó, có lẽ vì xuất thân từ dân tộc thiểu số, cái bản tính thật thà, chân tình nó đã thấm vào người nên cũng dễ gây thiện cảm. - Khi nói chuyện với anh, sự tự tin của anh có thể truyền được cảm hứng cho người đối diện. Sự tự tin đó có phải là xuất phát từ sự thành công của anh không? Cũng đúng. Nhưng em không biết

đâu, ngày xưa anh nhút nhát lắm. Thời đi học, anh thường mất tự tin và run khi nói chuyện trước đám đông hoặc trò chuyện cùng mọi người. Đến khi đi làm thì anh đã vượt qua được điều đó do người quản lý trước đây của anh đã đặt anh vào thử thách. Sau khi được trúng tuyển vào làm ở công ty, anh phải đi thực tập 2 tháng ở trong trại để biết được những kiến thức thực tế về chăn nuôi rồi mới được ra thị trường. Sau 2 tháng, anh “ra khỏi trại”, lúc đó, có một hội thảo gần 30 khách. Sếp anh bất ngờ gọi anh lên thuyết trình. Em không hiểu được cảm giác lúc đó của anh đâu. Vừa run vừa sợ vừa lo lắng. Nhưng anh tự nhủ với bản thân: mục đích cao nhất của mình là gì? Vậy để đạt được mục đích đó, thì cần phải làm tốt trong cái nghề này. Nếu anh cứ không tự tin thế này, anh sẽ không còn phù hợp với nghề nữa. Vậy thì cơ hội kiếm tiền và khẳng định bản thân mình cũng không còn. Đó cũng là lần đầu tiên anh “bất chấp” đám đông và vượt qua được nỗi sợ hãi để tự tin vào chính mình khi nói chuyện trước đám đông. Và dần dần, cùng với những thành công trong sự nghiệp, bản thân anh cũng tự tin và tự hào hơn với những gì mình đã làm. - Ai cũng có những điểm yếu. Quan trọng là có nhìn nhận ra nó để khắc phục không. Vậy sự thiếu tự tin ngày xưa – nhấn mạnh chữ “ ngày xưa”- của anh có cất giấu một bí mật gì không? Có chứ. Bí mật nằm ở cái tên của anh. Khi trò chuyện với mọi người hay thuyết trình trước đám đông, anh rất sợ người ta sẽ hỏi anh tên gì. Thực sự đến bây giờ anh cũng không lấy gì làm tự hào với cái tên của mình. Tên thật của anh là Tâm. Thạch Văn Tâm. Hồi đó không có điều kiện để làm được giấy khai sinh dễ dàng như bây giờ. Mãi đến khi anh đến tuổi đi học, gia đình anh mới phải nhờ người quen đi làm giấy khai sinh cho anh. Đến bây giờ

45


anh vẫn không hiểu sao người ta lại khai sinh cho anh tên là Thạch Văn Chán. Cái tên đó đeo theo anh đến bây giờ. Lúc đó, anh rất ham học, nên có giấy khai sinh để được đi học thì vui mừng lắm, không để ý đến việc mình được đặt tên gì. - Cái gì cũng có duyên của nó. Cái tên của anh cũng là một sự độc đáo rất riêng không trộn lẫn với ai của anh. Anh đã làm việc ở 3 công ty thức ăn chăn nuôi khác nhau, vậy sự khác biệt ở De Heus là gì? Công ty đầu tiên giúp anh học hỏi được rất nhiều về nghề chăn nuôi và am hiểu phần nào về ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực này. Công ty thứ 2 dạy anh lớn lên và trưởng thành hơn trong nghề này. Riêng De Heus chính là nơi để anh phát huy tất cả năng lực của bản thân trên cơ sở những gì anh đã học được từ các công ty trước đó. De Heus mang lại cho anh những gì anh mong muốn: đó là tiền và thương hiệu bản thân. - Vừa qua, tại vùng anh đã có một cuộc “ chuyển giao quyền lực”. Hiện tại, anh đã nắm hết toàn bộ thị trường miền Tây của De Heus với cả 3 thương hiệu. Đây là một thách thức hay là cơ hội cho anh? Đây hoàn toàn là một cơ hội tốt để anh chứng minh bản thân và làm những gì anh muốn. Trong lĩnh vực này, một khi bạn đã được đứng đầu một miền, thương hiệu của bạn sẽ được đẩy lên cao hơn. Thương hiệu gắn liền với thu nhập. Đây không phải là một cơ hội tốt hay sao? - Là một người quản lý rất thành công, anh có thể chia sẻ những kinh nghiệm của anh không? Chia sẻ kinh nghiệm,, cách quản lý công việc, quản lý con người. Không cao siêu. Anh lấy từ nhu cầu của anh ra để quản lý họ. Mình đi làm mục tiêu phải làm gì? Đó là kiếm tiền. Muốn kiếm được nhiều tiền thì phải làm cho tốt, tạo được uy tín phải tạo được thương hiệu.

16

46

Muốn tạo dựng được thương hiệu phải bắt đầu từ việc tạo được uy tín, niềm tin cho người đối diện. Bất kì việc gì được giao phó cũng phải làm tới nơi tới chốn, có mục đích rõ ràng. Anh đã truyền đạt cho nhân viên của anh như vậy. Bên cạnh đó, anh dùng chính sách thưởng phạt rất rõ ràng để khuyến khích nhân viên. De Heus là một công ty có chế độ rất tốt. Nhưng bên cạnh chính sách của công ty, anh cũng có những chế độ riêng. - Nghe nói anh có một món rất đặc sản, đó là món “chửi”. Chửi có phải là một nghệ thuật trong cách quản lý của anh? Bạn nói đúng, chửi là một nghệ thuật. Không phải là chửi cho có mà là chửi để hướng dẫn nhân viên mình làm tốt hơn. Cách quản lý của anh vẫn là làm sao để kích thích tính chủ động của mỗi nhân viên. Anh quản lý rất đông nhân viên, mỗi nhân viên là một tính cách khác nhau. Người quản lý phải là người tác động và khuyến khích được tinh thần làm việc của họ, thậm chí phải biết cách truyền lửa cho nhân viên của mình. Anh tin, nhân viên của anh hiểu được những gì anh làm. - Ngọn lửa nhiệt huyết với nghề có thể thấy nó hừng hừng trong con người anh. Với một người có niềm đam mê lớn với nghề như vậy, anh cân bằng cuộc sống gia đình như thế nào? Cảm ơn bạn. Đây là điều anh trăn trở nhất. Mục tiêu công việc của anh đã thành công nhưng mục tiêu gia đình chưa hoàn hảo. Anh hi sinh tình cảm gia đình rất nhiều để chu toàn cho công việc. Do đặc thù công việc nên thời gian dành cho gia đình không nhiều. Anh cố gắng bù đắp lại bằng cuộc sống vật chất thoải mái nhưng làm sao có thể bù đắp hết được cho vợ, cho con. Nhưng cũng may, vợ anh thấu hiểu và chấp nhận điều đó. Không chấp nhận thì cũng đâu biết làm gì nữa, bạn nhỉ, vì cái nghề của

anh như vậy rồi. ( Cười). Tuy phải hi sinh nhiều thứ, nhưng anh chắc chắn, anh vẫn không bao giờ hối hận về con đường anh đã lựa chọn. Và chắc chắn, anh còn phải làm được nhiều hơn thế, vì mục tiêu của anh vẫn còn đang ở phía trước. - Cảm ơn anh vì cuộc chia sẻ thân tình, chúc cho anh luôn anh thành công trên con đường sự nghiệp anh đã chọn và tiến xa hơn cùng De Heus. Kết thúc cuộc trò chuyện với anh, chúng tôi vẫn không dứt ra được cái cảm giác được truyền ngọn lửa đam mê với nghề từ một người đàn anh rất thành công như anh.

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ngắn với những người “giấu mặt” cho câu hỏi: Sếp Jackie Chán là người thế nào? - Rất “ ngầu” - Đôi mắt sáng làm cuốn hút người đối diện - Vui tính và tình cảm - Mình học được rất nhiều từ anh Jackie: sự cần cù, quyết tâm và phấn đấu không ngừng. Cá tính của anh Jackie mạnh mẽ, đã đề ra mục tiêu là phải làm cho bằng được, quyết không để thua ai trong công việc. - Mình thích cách anh Jackie lãnh đạo. Anh rất am hiểu nhân viên, luôn chịu lắng nghe, hoàn toàn tin tưởng vào nhân viên. Đó cũng là động lực để nhân viên tự tin làm việc tốt hơn. - Mình thích cách sếp Chán “chửi”. Rất hay, rất thuyết phục. - Sếp Jackie Chán là một người tuổi trẻ, tài cao, luôn làm việc hết mình và là động lực thúc đẩy nhân viên phát triển. - Nếu phải dùng 1 từ để hình dung về sếp Jackie thì phải dùng chữ TÂM có tâm với nghề nghiệp và anh em đồng nghiệp.


GIEO MỘT ÁNH SÁNG, GẶT NHIỀU TƯƠNG LAI ■■TRUYỀN THÔNG DE HEUS

“Chúng ta sống nhờ vào những gì nhận được, nhưng chúng ta chỉ làm nên cuộc sống bằng những gì trao đi.” ■■Winston Churchill

De Heus hiểu rằng một doanh nghiệp sẽ không tồn tại bền vững nếu không gắn mình với các trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Bởi thế, bên cạnh cố gắng thực hiện các triết lí kinh doanh để đóng góp cho sự phát triển của khách hàng chăn nuôi, De Heus còn không ngừng nỗ lực để tiếp sức cho sự phát triển của cộng đồng. Một trong những nỗ lực đó là dự án chăm sóc sức khỏe mắt ‘Powering Progress with Eye Care’ với quan niệm thị lực là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống tốt đẹp của mỗi con người khi họ có thể sinh hoạt và lao động hiệu quả. Gần một năm xây dựng và triển khai, chương trình đã giúp chăm sóc thị lực cho hơn 700 người dân

16

48

trên địa bàn tỉnh, cấp gần 300 kính khúc xạ và phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho 80 người nghèo. De Heus tìm thấy được niềm vui và sự tự hào khi giúp sức cho từng cá nhân tìm lại được ánh sáng và có các thay đổi tích cực trong cuộc sống. Câu chuyện dưới đây là một trong những thành quả tốt đẹp mà chương trình đã đạt được. Nhân vật chính của câu chuyện ngày hôm nay là cô Lê Thị Bảy, 58 tuổi. Cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 6 anh chị em tại ấp Phú Thạnh 3 - một vùng quê nghèo của huyện Long Hồ, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 30 phút chạy xe. Ngay từ nhỏ, cô Bảy đã thấm thía cái cảnh nghèo cứ đeo đẳng.

Không có điều kiện để đến trường do hoàn cảnh khó khăn, các anh chị cô đã phải sớm bươn chải với đời để san sẻ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền với ba má. Gia đình cô không có đất đai, ruộng vườn hay một gia sản gì quý giá, chỉ có thể dùng sức lao động, đi làm thuê kiếm kế sinh nhai. Nhưng nơi vùng quê không có gì nhiều hơn sông nước và cây cỏ, người trong vùng không mấy khi thuê ai nên thu nhập của gia đình cô rất bấp bênh, bữa no bữa đói. Bản thân cô sức khỏe tốt không tốt, hay đau ốm trong người nên không lao động được nhiều, phần lớn nương nhờ vào ba má và các anh chị. Hiện tại, cô đang sống cùng gia đình anh Ne một người cháu trong gia đình. Cả

hộ sống bằng nghề lột nhãn với thu nhập không quá 100.000 đồng/ ngày. Giai đoạn nhãn chưa vào mùa, cô ở nhà lo việc nhà và giúp trông bốn bé Thiều, Thiệu, Ý, Mi để anh Ne đi làm thuê bên ngoài. Cuộc sống của cô cứ trôi qua như vậy, tuy còn thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn ấm áp với những tình cảm đến từ người thân trong gia đình và hàng xóm xung quanh. Nhưng cuộc đời đôi lúc thích trêu ngươi người khốn khó. Vào giữa năm 2016, cô Bảy cảm thấy mắt có dấu hiệu bị lòa. Ngại đường xá xa xôi, cô chần chừ không đi khám. Mãi cho đến vài tháng sau, khi thị lực kém hơn, được sự động viên của người thân và bà con hàng xóm, cô mới đến khám tại Bệnh

viện Mắt Vĩnh Long. Cô được chẩn đoán mắt trái bị đục thủy tinh thể, cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể mới. Dẫu biết rằng mắt kém sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc, nhưng do chi phí phẫu thật vượt quá khả năng của gia đình, cô đành quay trở về nhà và chịu đựng thị lực càng ngày càng suy giảm. Dần dà, mắt cô chỉ còn nhìn thấy những gì trong bán kính một sải tay, công việc lột nhãn trở nên khó khăn, đến cả gương mặt các bé Thiều, Thiệu, Ý, Mi thân thương cũng không còn rõ đường nét. Cô hy vọng sẽ có một đợt phẫu thuật miễn phí để giúp cô nhìn rõ hơn và cũng lo rằng nếu không kịp mổ, chứng đục thủy tinh thể sẽ khiến cô hoàn toàn mất đi

ánh sáng và cô sẽ trở thành gánh nặng của gia đình. May mắn thay, một cuộc điện thoại từ vào đầu năm 2017 cho cô biết mắt cô có cơ hội được mổ miễn phí. Nằm trong các hoạt động phẫu thuật đục thủy tinh thể từ thiện trực thuộc dự án ‘Powering Progress with Eye Care’, cô Bảy được khám sàng lọc một lần nữa tại Bệnh viện Mắt Vĩnh Long và đủ điều kiện và sức khỏe để được thay thủy tinh thể. Một ngày trước khi ca mổ diễn ra, cả gia đình cô ai nấy đều phấn khởi; nhưng cô lại cảm thấy lo sợ. Cũng phải thôi, bởi từ trước đến nay cô hiếm khi đi xa, cuộc sống của cô chỉ quẩn quanh nơi vùng quê nghèo với sông nước, cây cỏ đã thành thân quen hàng chục

4 9


năm nay; thế nhưng giờ, cô sắp lên thành phố cách đó hàng chục cây số, mà lại đi phẫu thuật. Cô lo lắng không biết thành phố ra sao, phẫu thuật có đau không, và liệu mắt cô có sáng trở lại để cô còn tiếp tục làm việc, tiếp tục chăm lo cho các bé. Những câu hỏi như vậy cứ xoay vần, khiến cả đêm hôm đấy cô không ngủ được. Tâm trạng lo lắng đó theo cô đến tận cửa phòng mổ dẫu cho đã có nhiều người thân động viên. Ca mổ của cô kéo dài 20 phút, do bác sĩ Lương Hữu Thiện, PGĐ Bệnh viện Mắt Vĩnh Long thực hiện thành công. Mổ xong, cô nằm lại tại khoa điều trị nội trú của Bệnh viện với tâm trạng hồi hộp. Mặc dù tỉ lệ thất bại của những ca mổ đục thủy tinh thể là không đáng kể, nhưng hy vọng lấy lại ánh sáng đè nặng vẫn khiến cô lo sợ. Vậy nên lúc tháo băng mắt và kiểm tra thị lực hậu phẫu, cô đã vỡ òa trong sung sướng khi có thể nhìn rõ đường nét từng chữ cái trên bảng chữ. Nụ cười rạng rỡ và nhẹ nhõm của cô khiến mọi người có thể cảm nhận được niềm vui đang lan tràn. Từ thị lực 1/10, từ giờ, mắt cô đã có thể nhìn xa 8/10, khiến mọi việc sinh hoạt và lao động đã trở nên dễ dàng trở lại. Cô hào hứng: “Bây giờ ngồi trong nhà, cô đã có thể nhìn thấy đượt tuốt qua hàng rào cây xanh mướt bên kia đường rồi!” Từ khi có lại thị lực tốt, cuộc sống của cô Bảy chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Trước hết, cô sẽ có thể

chăm sóc các bé tốt hơn để anh Ne yên tâm đi làm, công việc lột nhãn của cô cũng sẽ suôn sẻ hơn, tạo thêm nguồn thu cho gia đình. Nhưng trên hết, cô đã nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe mắt đối với chất lượng cuộc sống của mỗi người. Giờ đây, cô mang kinh nghiệm trải qua từ cuộc phẫu thuật thành công, nhanh và không đau chia sẻ với người thân, bà con hàng xóm xung quanh mắc bệnh suy giảm thị lực và trở thành nguồn động lực của họ, khuyến khích họ nên đi thăm khám để có hướng điều trị ngay khi nhận thấy mắt có vấn đề. Cô vui vẻ chia sẻ: “Từ ngày mổ xong trở về, cô đã động viên được ba người đi khám đó! Cô rất cảm ơn chương trình đã giúp mắt cô sáng trở lại, cô mong chương trình cũng sẽ giúp được cho nhiều người khác giống như cô.” Gieo một ánh sáng, gặt nhiều tương lai - Đây chính là một trong những kết quả đáng tự hào mà De Heus mong mỏi đạt được qua dự án chăm sóc thị lực ‘Powering Progress with Eye Care’. Đối với người làm chương trình, không gì hạnh phúc hơn khi nỗ lực chăm sóc cộng đồng được hồi đáp bằng những biến chuyển tích cực trong cuộc sống của nhiều người, để rồi chính họ lại là người lan tỏa, nhân rộng những điều tốt đẹp đó đến cho nhiều người hơn nữa bằng cách góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe mắt. Hy vọng rằng cô Bảy, cũng như

nhiều trường hợp khác của chương trình sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi được phẫu thuật. Chương trình tin rằng, tất cả những gì họ cần chỉ là được nhìn thấy ánh sáng trở lại để tiếp tục làm việc, chăm lo cho gia đình vì không gì quý giá hơn việc được sống và làm việc với chính sức lao động của mình.

Tính đến năm 2016, ở Việt Nam 4 triệu người mắc các bệnh suy giảm thị lực và 1,2 triệu người bị mù lòa, trong đó, Vĩnh Long được ghi nhận là một trong những địa phương có số bệnh nhân về mắt cao nhất cả nước. Với mong muốn thể hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, tháng 4 năm 2016, De Heus đã quyết định thực hiện dự án ‘Powering Progress with Eye Care’ với thời gian 10 năm tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long, hướng đến việc chăm sóc sức khỏe mắt cho cộng đồng, đồng thời nâng cao ý thức của mọi người về tầm quan trọng của sức khỏe mắt đối với cuộc sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày của mỗi cá nhân. Trong tương lai, chương trình sẽ tiếp tục các hoạt động chăm sóc mắt cho người già trên địa bàn tỉnh, đồng thời hỗ trợ chăm sóc thị lực học đường và thành lập các đơn vị thị lực tại các huyện để gia tăng cơ sở vật chất y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc mắt của người dân trong vùng tốt hơn.

16 50

5 1


VỀ VỚI LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ - KINH BẮC “Bao giờ về bên kia Sông Đuống Anh lại tìm em Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trảy hội non sông Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.” Những vần thơ đẹp trong bài thơ “Bên Kia Sông Đuống” của thi sĩ Hoàng Cầm đã nói lên một nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương Kinh Bắc, là các lễ hội. Lễ hội Đền Đô là một trong những lễ hội nổi tiếng ở nơi đây. Từ lâu, lễ hội không chỉ được tổ chức bó hẹp trong địa phương mà còn thu hút hàng nghìn du khách về “với nguồn” của người dân đất Việt. Đền Đô ở làng Đình Bảng, hương Cổ Pháp xưa, nay thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh). Đây là quê hương của nhà Lý – triệu đại khai mở nền văn minh Đại Việt. Lễ hội Đền Đô diễn ra trong 3 ngày (từ 14 – 16 tháng 3 âm lịch) nhưng chính hội là ngày 15/3 - ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng. Ðám rước với hàng vạn người tham gia từ chùa Kim Ðài đến đền Ðô (khoảng 3 km). Ði đầu đám rước gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm chuỳ đồng và hàng trăm quân sĩ đi theo. Tiếp đến là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, mũ đen. Đầu tiên là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau rồi đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu một con ngựa và có 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước là các vị mặc sắc phục lễ hội, hương lão và dân làng dự hội, cờ lọng che rợp đồng nội, tiếng trống vang trời. Bên cạnh phần lễ, phần hội trong lễ hội Đền Đô có nhiều trò chơi dân gian đậm bản chất vùng quê Kinh Bắc như đấu vật, cờ tướng, cờ người, thả chim bồ câu, thi nấu cơm niêu đất, gói bánh phu thê,…Trong tất cả những ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức những làn điệu quan họ Bắc Ninh trên thuyền nước mượt mà, đằm thắm. Du khách về dự hội Đền Ðô, vừa được dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa được ghé thăm, vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc. Với những giá trị văn hoá lịch sử truyền thống, lễ hội Đền Đô như tiếng gọi cội nguồn nhắn nhủ các thế hệ mai sau hãy biết trân trọng và gìn giữ tinh hoa cha ông bao đời xây đắp.

16

5 2

5 3


5 4

5 5


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.